Tải bản đầy đủ (.pdf) (222 trang)

Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.17 MB, 222 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN BIÊN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH
TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI – 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN BIÊN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH
TẠI THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 62.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành
PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…
Tác giả luận án

Trần Xuân Biên

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
các Thầy Cô giáo, các nhà khoa học thuộc Khoa Tài nguyên và Môi trường (nay là
Khoa Quản lý đất đai và Khoa Môi trường), Bộ môn Trắc địa Bản đồ thuộc Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân thành
phố Uông Bí đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...
Nghiên cứu sinh

Trần Xuân Biên

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vii


Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

xi

Trích yếu luận án

xii

Thesis abstract

xiv

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu của đề tài


2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

1.4

Những đóng góp mới của luận án

3

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1

4

Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
phục vụ du lịch

4


2.1.1

Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp hàng hóa

4

2.1.2

Cơ sở lý luận về du lịch và tiềm năng du lịch ở Việt Nam

21

2.1.3

Mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa và phát triển du lịch

29

2.2

Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa phục vụ du lịch

2.2.1

31

Kinh nghiệm về nghiên cứu tiềm năng và phát triển sản phẩm nông nghiệp
hàng hóa phục vụ du lịch trên thế giới


2.2.2

Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa phục vụ du lịch ở Việt Nam

2.3

2.3.1

31

36

Các công trình nghiên cứu về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
phục vụ du lịch trên thế giới và ở việt nam

43

Trên thế giới

43

iii


2.3.2

Ở Việt Nam


44

2.4

Nhận xét chung và định hướng nghiên cứu

44

2.4.1

Nhận xét chung

44

2.4.2

Định hướng nghiên cứu

45

PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

47

3.1

Nội dung nghiên cứu

47


3.1.1

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh

47

3.1.2

Thực trạng phát triển nông nghiệp ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

47

3.1.3

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

47

3.1.4

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.1.5

Định hướng sử dụng đất và đề xuất mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.1.6


47

48

Định hướng và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí,
tỉnh Quảng Ninh

48

3.2

Phương pháp nghiên cứu

48

3.2.1

Chọn điểm nghiên cứu

48

3.2.2

Phương pháp thu thập thông tin

52

3.2.3


Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường

53

3.2.4

Phương pháp phân tích, dự báo

55

3.2.5

Phương pháp lấy mẫu và phân tích đất

56

3.2.6

Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, xử lý thông tin số liệu

57

3.2.7

Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai

57

3.2.8


Phương pháp sử dụng công nghệ GIS thành lập bản đồ

57

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

58

4.1

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

58

4.1.1

Điều kiện tự nhiên

58

4.1.2

Điều kiện kinh tế - xã hội

67

4.1.3

Thực trạng hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp


75

iv


4.1.4

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới phát triển
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch trên địa bàn
thành phố Uông Bí

4.2

76

Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở thành phố Uông Bí giai
đoạn 2005 - 2013

78

4.2.1

Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2013

78

4.2.2

Một số sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa


82

4.2.3

Biến động diện tích sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 - 2013

83

4.2.4

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

86

4.3

Thực trạng phát triển du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

96

4.3.1

Tiềm năng phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí

96

4.3.2

Các loại hình du lịch tại thành phố Uông Bí


98

4.3.3

Hiệu quả của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế, xã hội việc làm của
thành phố Uông Bí

102

4.3.4

Diện tích đất di lích lịch sử văn hóa, du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí

103

4.4

Đánh giá tiềm năng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
phục vụ du lịch tại thành phố Uông Bí

4.4.1

104

Đánh giá mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp hàng
hóa trên địa bàn thành phố Uông Bí

104


4.4.2

Nhu cầu sản phẩm nông nghiệp chính của từng loại hình du lịch

108

4.4.3

Đánh giá tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
phục vụ du lịch

4.5

110

Kết quả theo dõi 03 mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa
phục vụ du lịch tại thành phố Uông Bí

116

4.5.1

Kết quả theo dõi mô hình Vải chín sớm Phương Nam

116

4.5.2

Kết quả theo dõi mô hình Thanh long ruột đỏ


121

4.5.3

Kết quả theo dõi mô hình Mai vàng Yên Tử

126

4.5.4

Đánh giá chung hiệu quả của 03 mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp
hàng hóa phục vụ du lịch

4.5.5

129

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển các mô hình sản xuất nông
nghiệp hàng hóa tiêu biểu phục vụ cho du lịch bằng hàm Cobb – Douglas

v

130


4.6

Định hướng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hàng
hóa phục vụ du lịch


4.6.1

132

Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ
du lịch

4.6.2

132

Căn cứ để đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
phục vụ du lịch

4.6.3

134

Đề xuất sử dụng đất cho phát triển 3 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng
hóa phục vụ du lịch

4.6.4

137

Dự báo khả năng đáp ứng 3 loại sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch đã được
lựa chọn đến năm 2020 của thành phố Uông Bí

4.6.5


140

Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa phục vụ du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

141

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

149

5.1

Kết luận

149

5.2

Kiến nghị

150

Danh mục các công trình đã công bố

151

Tài liệu tham khảo

152


Phụ lục

158

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
ATLT
BNN&PTNT
BQ
BTNMT
BVTV
CAQ
CNH
CNNN
CN-TTCN
DL
DV
ĐBSH
ĐBSCL
ĐHNNI
ĐVT
HTX
GTGT
GTSX
KTQD


LUT
MEI

NN
NXB
QL
TCVN
TNHH
TP
UBND
UNESCO
UNWTO
VAC
XD

Chữ viết đầy đủ
An toàn lương thực
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bình quân
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ thực vật
Cây ăn quả
Công nghiệp hóa
Công nghiệp ngắn ngày
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Du lịch
Dịch vụ
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đại học Nông nghiệp I

Đơn vị tính
Hợp tác xã
Giá trị gia tăng
Giá trị sản xuất
Kinh tế quốc dân
Lao động
Loại hình sử dụng đất
Hiệp hội Du lịch sinh thái Indonesia
Nghị định
Nông nghiệp
Nhà xuất bản
Quốc lộ
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên
Hợp Quốc.
Tổ chức Du lịch Thế giới
Vườn ao chuồng
Xây dựng

vii


DANH MỤC BẢNG
TT
2.1

Tên bảng

Biến động đất nông nghiệp của cả nước giai đoạn 2010 - 2014

Trang
9

2.2

Số lượng khách du lịch tại một số địa điểm du lịch điển hình giai đoạn
2009 – 2013

2.3

25

Số lượng khách du lịch tại một số địa điểm du lịch tâm linh điển hình giai
đoạn 2009 - 2013

27

2.4

Mối quan hệ giữa sản xuất nông nghiệp hàng hóa với phát triển du lịch

30

3.1

Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

54


3.2

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

54

3.3

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

55

3.4

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu lý, hóa tính của đất

56

4.1

Các nhóm đất chính trên địa bàn thành phố Uông Bí

60

4.2

Diễn biến khí hậu ở thành phố Uông Bí qua các năm 2010 - 2013

66


4.3

Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản giai đoạn 2005 - 2013

69

4.4

Tình hình biến động dân số qua các năm thành phố Uông Bí

71

4.5

Cơ cấu lao động theo ngành nghề của thành phố Uông Bí giai đoạn 2005-2013

71

4.6

Biến động diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm ở thành
phố Uông Bí, 2005-2013

79

4.7

Thực trạng phát triển cây ăn quả, giai đoạn 2005 - 2013


81

4.8

Hiện trạng sử dụng đất thành phố Uống Bí năm 2013

84

4.9

Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2013

85

4.10

Loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

87

4.11

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (trị
số trung bình 2 năm 2012-2013)

4.12

88

So sánh hiệu quả kinh tế giữa các LUT và theo phân cấp của bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn

4.13

89

Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất (trị số trung bình
2 năm 2012-2013)

4.14

90

So sánh hiệu quả xã hội giữa các LUT theo tiêu chí bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn

91

viii


4.15

Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử
dụng đất

4.16

92


Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính thành phố Uông
Bí (trị số trung bình 2 năm 2012-2013)

4.17

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng chính tại
thành phố Uông Bí (trị số trung bình 2 năm 2012-2013)

4.18

94

Đánh giá chung hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo
phân cấp bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2010

4.19

93

95

Danh mục di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng được xếp hạng của
thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

97

4.20

Thời gian hoạt động của các loại hình du lịch tại thành phố Uông Bí


99

4.21

Thống kê lượng khách du lịch của thành phố Uông Bí theo các loại hình
du lịch giai đoạn 2005 – 2013

4.22

101

Số lượng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng phục vụ du lịch ở thành phố
Uông Bí giai đoạn 2005 – 2013

4.23

102

Diện tích, lượng khách tại các điểm di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng
đã xếp hạng của thành phố Uông Bí

4.24

Diện tích, lượng khách tại các điểm di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng
đã được kiểm kê, phân loại, chưa được xếp hạng

4.25

103


104

Nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa của thị trường du lịch năm
2013 tại thành phố Uông Bí

107

4.26

Tổng hợp nhu cầu nông sản theo các loại hình du lịch năm 2013

108

4.27

Ý kiến của khách du lịch về việc mua hoa quả trong thời gian thăm quan
du lịch tại thành phố Uông Bí

4.28

109

Tổng hợp diện tích đất đai có tiềm năng để phát triển mô hình sản xuất
Vải chín sớm Phương Nam

4.29

113

Tổng hợp diện tích đất đai có tiềm năng để phát triển mô hình sản xuất

Thanh long ruột đỏ

4.30

4.31

115

Danh sách các hộ được lựa chọn để đánh giá mô hình sản xuất vải chín
sớm Phương Nam

116

Kết quả phân tích đất (phẫu diện UB.01)

118

ix


4.32

Hiệu quả kinh tế của mô hình Vải chín sớm Phương Nam (trị số trung
bình của 2 năm 2012-2013)

4.33

119

Hiệu quả xã hội của mô hình Vải chín sớm Phương Nam (trị số trung

bình của 2 năm 2012-2013)

4.34

120

Danh sách các hộ được lựa chọn để đánh giá mô hình sản xuất Thanh
long ruột đỏ ở thành phố Uông Bí

121

4.35

Kết quả phân tích đất (phẫu diện UB.02)

123

4.36

Hiệu quả kinh tế của mô hình Thanh long ruột đỏ (trị số trung bình của 2
năm 2012 - 2013)

4.37

124

Hiệu quả xã hội của mô hình Thanh long ruột đỏ (trị số trung bình của 2
năm 2012 - 2013)

4.38


124

Danh sách các hộ được lựa chọn để đánh giá mô hình sản xuất Mai vàng
Yên Tử

4.39

126

Hiệu quả kinh tế của mô hình Mai vàng Yên Tử (trị số trung bình của 2
năm 2012-2013)

4.40

127

Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của 3 mô hình sản xuất
hàng hóa phục vụ du lịch

4.41

130

Kết quả phân tích hàm Cobb - Douglas cho 3 mô hình sản xuất sản phẩm
hàng hóa phục vụ du lịch

131

4.42


Diện tích đất nông nghiệp của thành phố Uông Bí đến năm 2020

134

4.43

Dự báo thị trường khách du lịch đến thành phố Uông Bí

135

4.44

Dự báo nhu cầu sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch đến
năm 2020

4.45

136

Đề xuất phát triển 3 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du
lịch tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

4.46

137

Dự báo khả năng đáp ứng của 3 sản phẩm đặc thù được lựa chọn phục vụ
du lịch đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Uông Bí


x

140


DANH MỤC HÌNH
TT
2.1

Tên hình
Những tài nguyên du lịch tại tỉnh Quảng Ninh

Trang
28

2.2

Mô hình trồng Cam sành tại huyện Hàm Yên

38

2.3

Mô hình trồng Thanh long ruột đỏ tại huyện Hàm Yên

38

2.4

Mô hình trồng rau sạch ở thành phố Đà Lạt


39

2.5

Vườn hoa Đà Lạt phục vụ cho du lịch

39

2.6

Mô hình trồng dâu tây ở trang trại Biofresh Đà Lạt

40

2.7

Khách du lịch thăm quan vườn dâu tây ở thành phố Đà Lạt

40

2.8

Mô hình trồng quýt hồng Lai Vung tỉnh Đồng Tháp

41

2.9

Mô hình trồng dâu da ở tỉnh Hậu Giang


41

3.1

Sơ đồ vị trí theo dõi các mô hình nông nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ du
lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí

49

4.1

Sơ đồ hành chính thành phố Uông Bí

58

4.2

Tổng GDP của thành phố giai đoạn 2005 – 2013

68

4.3

Sơ đồ mối quan hệ giữa phát triển du lịch với sản xuất nông nghiệp hàng hóa

4.4

Biểu đồ mối quan hệ giữa lượng khách du lịch và tổng sản phẩm nông


105

nghiệp hàng hóa giai đoạn 2009 – 2013

106

4.5

Phẫu diện UB.01

117

4.6

Cảnh quan mô hình Vải chín sớm (chụp 9/2012)

117

4.7

Phẫu diện UB.02

122

4.8

Cảnh quan mô hình Thanh Long ruột đỏ

122


4.9

Vườn ươm giống Mai vàng Yên Tử (chủ hộ: Phạm Văn Sự)

127

4.10

Sản phẩm Mai vàng Yên Tử được bán trên thị trường

127

xi


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Trần Xuân Biên
Tên luận án: Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục
vụ du lịch tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 62.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và một số sản phẩm nông
nghiệp hàng hóa đặc thù phục vụ cho du lịch ở Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Định hướng
và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp, mô hình sản xuất nông nghiệp đặc thù
tạo sản phẩm hàng hóa đáp ứng cho du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực địa, theo dõi thực trạng phát triển 3 mô
hình sản xuất hàng hóa đặc thù của địa phương phục vụ du lịch là mô hình sản xuất Vải
chín sớm Phương Nam, mô hình sản xuất Thanh long ruột đỏ, mô hình sản xuất Mai vàng
Yên Tử và đánh giá hiệu quả sản xuất của 3 mô hình này để làm cơ sở cho việc định hướng
phát triển nhân rộng mô hình sản xuất phục vụ du lịch trong tương lai.
- Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê, dự báo nhu cầu sản phẩm nông
nghiệp phục vụ du lịch, phát triển nông nghiệp để đề xuất sử dụng đất nhằm phát triển 3
mô hình Vải chín sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử phục vụ du
lịch thông qua phần mềm Microsoft Excel, MicroStation, Mapinfo.
Kết quả chính và kết luận
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Uông Bí. Qua nghiên cứu cho thấy Uông Bí được thiên
nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu, thủy văn, vị trí địa lý, con
người của thành phố thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Đặc biệt về phát
triển nông nghiệp và du lịch đa dạng. Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.630,77 ha, diện
tích đất nông nghiệp là 17.600,43 ha, chiếm 68,67% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó
diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.474,54 ha, chiếm 13,56% tổng diện tích đất tự
nhiên. Di tích lịch sử của thành phố Uông Bí gồm có: 02 công trình đã được xếp hạng
cấp Quốc gia (khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử; Đình Điền Công), 03 công
trình được xếp hạng cấp tỉnh và 18 công trình cấp thành phố. Tổng diện tích đất cho các
công trình này khoảng 2.930 ha, chiếm 11,43% tổng diện tích tự nhiên
- Đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Uông Bí trong giai đoạn 2005-2013

xii


- Đánh giá được thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tại thành phố Uông Bí:
Kết quả nghiên cứu cho thấy Uông Bí có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch với 5
loại hình du lịch. Trong đó nổi bật nhất là loại hình du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh với

điểm đến là quần thể khu di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng Yên Tử. Mỗi năm
thành phố Uông Bí đón khoảng hơn 2 triệu lượt khách đến tham quan...tiêu thụ một
lượng lớn sản phẩm nông nghiệp hàng hóa điển hình là loại hình du lịch lễ hội văn hóa
tâm linh với trên 1.400 tấn hoa quả.
- Đánh giá tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch:
Kết quả chỉ ra rằng thành phố Uông Bí có tiềm năng rất lớn về đất đai, thổ nhưỡng, khí
hậu, điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo
hướng hàng hóa phục vụ du lịch. Đặc biệt là 3 loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc
thù của địa phương được khẳng định theo nhu cầu của khách du lịch là Vải chín sớm
Phương Nam, Thanh long ruột đỏ, Mai vàng Yên Tử. Với quỹ đất có tiềm năng để phát
triển mô hình Vải chín sớm Phương Nam khoảng trên 1.300 ha, mô hình Thanh long
ruột đỏ khoảng 795 ha. Kết quả theo dõi 3 mô hình sản phẩm nông nghiệp hàng hóa
phục vụ du lịch cho thấy đều mang lại hiệu quả rất cao.
- Đề xuất sử dụng đất để phát triển 3 mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa phục
vụ du lịch là mô hình sản xuất Vải chín sớm Phương Nam với quy mô 356,5 ha (tăng
63,8 ha so với năm 2013) sản lượng dự kiến khoảng 1.600 tấn (phục vụ cho nhu cầu
khách du lịch tại địa phương khoảng 650 tấn, chiếm 40,6% tổng sản lượng), mô hình
sản xuất Thanh long ruột đỏ với quy mô 100,0 ha (tăng 65,0 ha) sản lượng dự kiến
khoảng 1.300 tấn (phục vụ cho nhu cầu khách du lịch khoảng 1.150 tấn, chiếm 88,5%
tổng sản lượng), mô hình sản xuất Mai vàng Yên Tử với số lượng 45.000 cây (tăng
25.000 cây) diện tích quy đổi là 15,0 ha.
- Đề xuất 5 nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất hàng hóa phục vụ du
lịch tại thành phố Uông Bí, đó là: Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách và nguồn vốn
đầu tư; Nhóm giải pháp về quy hoạch; Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ; Nhóm
giải pháp về tuyên truyền giáo dục cộng đồng và đào tạo nghề; Nhóm giải pháp về thị
trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa phục vụ du lịch.
Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học nghiên cứu về sử dụng đất nông
nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường nói chung và ngành du lịch
nói riêng. Đã đánh giá được một cách hệ thống theo 3 tiêu chí kinh tế, xã hội và môi
trường của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;

Kết quả nghiên cứu đã xác định và lựa chọn 3 sản phẩm hàng hóa chất lượng cao phục vụ
du lịch góp phần tăng thu nhập cho người dân, tăng hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện
tích sản xuất nông nghiệp; Khẳng định được vị thế của 3 sản phẩm hàng hóa cung cấp cho
khách du lịch tại địa bàn nghiên cứu đó là Vải chín sớm Phương Nam, Thanh long ruột đỏ
và Mai vàng Yên Tử.

xiii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Tran Xuan Bien
Thesis title: Research using agricultural land towards commodity production serving
tourism in Uong Bi City, Quang Ninh province
Major: Land Management

Code: 62.85.01.03

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Ojectives
Assessing the actual situation of land use for agricultural production and some
special agricultural commodities serving tourism in Uong Bi, Quang Ninh province;
Orientation and propose solutions to agricultural land use, special agricultural
production model, creating the products to meet the tourism in Uong Bi City, Quang
Ninh Province.
Materials and Methods
- Using the method of fieldwork survey and investigation, monitoring the actual
situation of the development of 3 models of particular goods production at local serving
tourism, that are: production model of Phuong Nam Early-ripe Litchi; production model
of Red flesh Dragon fruit; production model of Yen Tu Yellow Apricot Blossom.
Evaluating the efficiency production of these 3 models as a basis for orientating the

expanded development of production model serving tourism in the future.
- Applying the methods of statistical analysis, forecasting the need of agricultural
products serving tourism, agriculture development proposing the land to develop 3
models of special commodities production at local site serving tourism, that are,
production model of Phuong Nam Early-ripe Litchi; production model of Red flesh
Dragon fruit; production model of Yen Tu Yellow Apricot Blossom serving tourism by
software such as Microsoft Excel, MicroStation, MapInfo.
Main findings and conclusions
- Assessing the natural, economic and social conditions, which affect the
agricultural production in Uong Bi City. The research result show that Uong Bi has
many advantages of natural resources. Climatic and hydrographical conditions,
geographical position, land scape and human civilization favourable for comprehensive
social and ecoromic development. Especially for the development of agriculture and
tourism diversity. The total natural land area is 25,630.77 hectares, the agricultural land
area is 17,600.43 hectares, accounting for 68.67% of total natural land area. In which,
the area of agricultural land is 3474.54 hectares, accounting for 13.56% of total natural
land area. The historical monuments of Uong Bi City include: 02 works ranked at
national level (Yen Tu historical relics and scenery; Dien Cong Church), 03 works
ranked at provincial level and 18 works at municipal level. The total land area these
works is approximately 2,930 hectares, accounting for 11.43% of the total natural land
area.

xiv


- Assessing the actual situation of the agricultural production development in
Uong Bi City in the period of 2005 – 2013.
- Assessing the actual situation and the potential of tourist development in Uong
Bi city: the findings show that Uong Bi has great potential for tourist development with
five types of tourism. The most prominent of which is the type of festival tourism,

spiritual culture with the destination is the complex of Yen Tu cultural - historic sites
and beauty spot. Each year, Uong Bi city attracts more than 2 million tourists to visit,
which consumes the large amount of agricultural products, especially with type of
festival tourism and spiritual culture with over 1,400 tons of fruits.
- Assessing the potential of the development of agricultural commodity
production serving tourism. The stydied results indicate that Uong Bi city has a great
potential of land, soils, climate, social and economic conditions for the development of
agricultural commodity production models towards commodity serving tourism,
especially for 3 types of special agricultural products of local confirmed by the needs of
tourists such as Phuong Nam Early-ripe Litchi; Red flesh Dragon fruit; Yen Tu Yellow
Apricot Blossom. The potential land area for development of the models of Phuong
Nam Early-ripe Litchi; Red flesh Dragon fruit is 1,300 hectares and 795 hectares .
Monitoring results of 3 models of agricultural products serving tourism show that they
bring a very high effectiveness.
- Proposing the land use to develop 3 models of agricultural commodity production
serving tourism, that are production model of Phuong Nam Early-ripe Litchi with size of
356.5 ha (increase 63.8 ha compared to 2013), the estimated production is about 1,600
tons (serving the needs of tourists at local in around 650 tons, accounting for 40.6% of
total production), production model of Red flesh Dragon fruit with size of 100.0 ha
(increase 65.0 ha) the estimated production is about 1,300 tons (serving the needs of
tourists about 1,150 tons, accounting for 88.5% of total production); production model of
Yen Tu Yellow Apricot Blossom with the quantity of 45,000 trees (increase 25,000 trees)
the converted area is 15.0 ha.
- Proposing 5 groups of solutions primarily to develop the commodity production
serving tourism in Uong Bi City, namely: Solution group related to the policy
mechanisms and sources of investment capital; Solution group related to planning;
Solutions related to science and technology; Solution group related to the community
education propaganda and vocational training; Solution group related to markets of
agricultural products consumption and commodity serving tourism.
The research results contribute to the scientific research basis on the use of

agricultural land to create the commercial products to meet the needs of the market in
general and the tourism in particular. Assessing systematically according to three criteria
of economy, society and environment of the various types of agricultural land use in
Uong Bi, Quang Ninh province; the research findings contribute to select and determine 3
commodity products with high quality serving tourism, to increase people's income,
increase the economic efficiency on 1 area unit of agricultural production, Affirming the
position of 3 commodity products provided to visitors at the research site, that are
products such as Phuong Nam Early-ripe Litchi, Red flesh Dragon fruit and Yen Tu
Yellow Apricot Blossom.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển mạnh mẽ, phấn đấu
đến năm 2020 về cơ bản nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng tăng gây áp lực rất lớn
đến đất đai, đặc biệt là quỹ đất sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2009 - 2013 sản
xuất nông nghiệp ở nước ta đạt mức tăng trưởng bình quân 3,0% (Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, 2011). Hơn 70% dân số ở nước ta tập trung ở khu vực
nông thôn và trên 55% lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã
góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy,
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp luôn được coi là mặt trận
hàng đầu và quá trình đổi mới của Việt Nam cũng bắt đầu từ lĩnh vực nông nghiệp.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7
Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
khẳng định: “Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu
cầu thị trường và lợi thế từng vùng, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có hiệu

quả, duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia
trước mắt và lâu dài. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với chế biến và thị
trường...” Thực hiện theo chủ trương của Đảng việc khai thác sử dụng quỹ đất
sản xuất nông nghiệp những năm gần đây đã đi vào chiều sâu theo nhu cầu chung
của thị trường. Năm 2000 giá trị sản xuất bình quân đạt 50 triệu đồng/ha đến nay
đã tăng lên 80 triệu đồng/ha nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tới 400-500
triệu đồng/ha (Tổng cục Thống kê, 2012). Sản phẩm nông nghiệp ở nước ta rất
đa dạng và phong phú theo từng miền, từng mùa. Tuy nhiên, khả năng tiêu thụ
sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Để hỗ trợ cho thị trường tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp trong vài năm gần đây xu thế phát triển du lịch gắn kết với sản
phẩm nông nghiệp là một hướng đi mới đã và đang được nhiều địa phương triển
khai thực hiện như Tuyên Quang (với sản phẩm Cam sành), Ninh Thuận (với sản
phẩm Nho), Lâm Đồng (với sản phẩm hoa, quả)... bước đầu mang lại hiệu quả
cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, nơi có hội

1


tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh cho phát triển du lịch như khu danh thắng tâm linh Yên Tử (trung tâm phật
giáo của cả nước đã được xếp hạng cấp Quốc gia), chùa Ba Vàng, thác Lựng
Xanh.... Hàng năm đã thu hút được hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan,
lễ hội tâm linh, nghỉ ngơi, giải trí.... Để hỗ trợ cho dịch vụ du lịch, tỉnh Quảng
Ninh và thành phố Uông Bí đã có những định hướng, chính sách khuyến khích
người dân đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc thù
địa phương nhằm cung cấp sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người
dân thành phố và khách du lịch (Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí, 2014a).
Đến nay thành phố Uông Bí chưa có công trình nghiên cứu cụ thể mang
tính hệ thống trong việc sử dụng đất nông nghiệp nhằm mục đích tạo ra các sản

phẩm hàng hóa đặc thù của địa phương gắn kết với hoạt động du lịch. Chính vì
vậy, để làm rõ những quan điểm trên và giúp cho thành phố Uông Bí có những
cơ sở khoa học trong việc lựa chọn phát triển những sản phẩm nông nghiệp hàng
hóa đặc thù phục vụ du lịch mang lại hiệu quả cao và bền vững là rất quan trọng
và cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và một số sản phẩm
nông nghiệp hàng hóa đặc thù phục vụ cho du lịch ở Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;
- Định hướng và đề xuất giải pháp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa đáp ứng cho du lịch ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Người sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp và các chính sách liên quan đến
sử dụng đất nông nghiệp; Đất sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp, các mô hình sản xuất nông nghiệp đặc thù phục vụ cho
hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thành phố Uông Bí tỉnh
Quảng Ninh từ tháng 4/2011 đến tháng 12/2014.
Thời điểm theo dõi mô hình, điều tra số liệu, điều tra nông hộ được tiến
hành trong 2 năm 2012, 2013.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Đánh giá được lợi thế về tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa
của 3 loại cây đặc thù phục vụ du lịch tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;
- Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển 3 mô hình sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp hàng hóa đặc thù (mô hình Vải chín sớm; mô hình Thanh long ruột đỏ;

mô hình Mai vàng Yên Tử) phục vụ du lịch cho hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi
trường phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu góp phần vào cơ sở khoa học
nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu
của thị trường nói chung và ngành du lịch nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Giúp cho các nhà quản lý, nhà kỹ thuật vạch định chiến lược sử dụng đất
sản xuất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;
+ Kết quả nghiên cứu đã góp phần gia tăng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa
đặc thù đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch, tăng thu nhập cho người dân, tăng
hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA PHỤC VỤ DU LỊCH
2.1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp hàng hóa
2.1.1.1. Cơ sở lý luận về đất nông nghiệp
a. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác
(Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
Theo Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013) ban
hành Luật Đất đai 2013 có quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm:
* Đất sản xuất nông nghiệp: là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích

sản xuất nông nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
- Đất trồng cây hàng năm: là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian
sinh trưởng từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch không quá một (01) năm, kể cả
đất sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên, đất cỏ tự nhiên có cải
tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi. Loại này bao gồm đất trồng lúa, đất
cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm: là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng
trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch kể cả cây có thời gian sinh
trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như Thanh long,
Chuối, Dứa, Nho, v.v.; bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng
cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.
* Đất lâm nghiệp: là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng
đạt tiêu chuẩn rừng, đất đang khoanh nuôi phục hồi rừng (đất đã có rừng bị
khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng), đất để
trồng rừng mới (đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng hoặc đất
đã giao để trồng rừng mới); bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng.
- Đất rừng sản xuất: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp

4


theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có
rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi
rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ: là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn,
bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát,
chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao
gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi
phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ.

- Đất rừng đặc dụng: là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia,
bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái
theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự
nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc
dụng, đất trồng rừng đặc dụng.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản: là đất được sử dụng chuyên vào mục đích
nuôi, trồng thuỷ sản; bao gồm đất nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn và đất
chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
* Đất làm muối: là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
* Đất nông nghiệp khác: là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà
kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng
trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và
các loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu
thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm
tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa
nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông
nghiệp (Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2013).
b. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người
tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Đất đai tham gia
vào tất cả các ngành kinh tế của xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất
đai có vị trí khác nhau (Đoàn Công Quỳ, 2006).
Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí

5


đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đặc
biệt vì đất đai vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai là đối

tượng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong quá trình sản xuất
như: cày, bừa, xới,...để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư
liệu lao động vì đất đai phát huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người
sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản
xuất nông nghiệp. Với sinh vật, đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là
nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ
thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai. Diện tích, chất lượng của đất đai quy định
lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ cấu sản xuất của từng nông trại và của
cả vùng. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất đai nói chung cũng như đất nông
nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu quả, sẽ góp phần làm tăng thu
nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội.
Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh
rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biển, hồ nước nhân tạo,…còn có nhiều
vai trò quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra
các hoạt động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gien quý hiếm.
Ngoài ra, đất nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải,
điều hoà dòng chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hòa khí hậu địa phương, chống
xói lở ở bờ biển, ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích
lũy nước ngầm, là nơi cư trú của các loài chim, phát triển du lịch.
Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác và
hiệu quả sản xuất. Chỉ có thông qua đất, các tư liệu sản xuất mới tác động đến
hầu hết các cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, muốn làm tăng năng suất đất đai, giữ gìn
và bảo vệ đất đai để đảm bảo cả lợi ích trước mắt cũng như mục tiêu lâu dài, cần
sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả, coi việc bảo vệ lâu bền nguồn tài nguyên vô
giá này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách đối với mỗi quốc gia (Đỗ
Kim Chung, 2009).
c. Sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối
quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi
trường. Quy luật phát triển kinh tế - xã hội cùng với yêu cầu bền vững về mặt

môi trường cũng như hệ sinh thái quyết định phương hướng chung và mục tiêu
sử dụng đất hợp lý, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới lợi ích sinh

6


thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh
tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất
theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất
đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng
đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh (Đỗ Kim Chung, 2009).
d. Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp cần được sử dụng đầy đủ và hợp lý.
Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp có nghĩa là đất nông nghiệp cần
được sử dụng hết và mọi diện tích đất nông nghiệp đều được bố trí sử dụng phù
hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất để vừa nâng cao năng suất
cây trồng, vật nuôi vừa duy trì được độ phì nhiêu của đất.
- Đất nông nghiệp cần được sử dụng có hiệu quả kinh tế cao.
Đây là kết quả của nguyên tắc thứ nhất trong sử dụng đất nông nghiệp.
Nguyên tắc chung là đầu tư vào đất nông nghiệp đến khi mức sản phẩm thu thêm
trên một đơn vị diện tích bằng mức chi phí tăng thêm trên một đơn vị diện tích đó.
- Đất nông nghiệp cần được quản lý và sử dụng một cách bền vững.

Sự bền vững trong sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa là cả số lượng và chất
lượng đất nông nghiệp phải được bảo tồn không những để đáp ứng mục đích trước
mắt của thế hệ hiện tại mà còn phải đáp ứng được cả nhu cầu ngày càng tăng
của các thế hệ mai sau. Sự bền vững của đất nông nghiệp gắn liền với điều kiện
sinh thái môi trường. Vì vậy, cần áp dụng các phương thức sử dụng đất nông
nghiệp kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài (Thái Phiên, 2000).
e. Loại hình sử dụng đất nông nghiệp
Trong đánh giá đất, FAO (1998) đã đưa ra những khái niệm về loại hình
sử dụng đất, đưa việc xác định loại hình sử dụng đất vào nội dung các bước đánh

7


giá đất và coi loại hình sử dụng đất là một đối tượng của quá trình đánh giá đất.
Loại hình sử dụng đất (land use type – LUT) là bức tranh mô tả thực trạng
sử dụng đất của mỗi vùng với những phương thức sản xuất và quản lý sản xuất
trong điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật được xác định (FAO, 1988).
Yêu cầu của các LUT là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để
bảo vệ mỗi LUT phát triển bền vững. Đó là những yêu cầu sinh trưởng, quản lý,
chăm sóc, các yêu cầu bảo vệ đất và môi trường (FAO, 1988).
Có thể liệt kê một số LUT khá phổ biến trong nông nghiệp hiện nay, như:
- Chuyên trồng lúa: có thể canh tác nhờ nước mưa hay có tưới chủ động,
trồng 1 vụ, 2 vụ hay 3 vụ trong năm;
- Chuyên trồng màu: thường được áp dụng cho những vùng đất cao thiếu
nước tưới, đất có thành phần cơ giới nhẹ;
- Kết hợp trồng lúa với cây trồng cạn, thực hiện những công thức luân
canh nhiều vụ trong năm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu cuộc sống con người, đồng thời còn có tác dụng cải tạo độ phì của đất.
- Trồng cây ăn quả;
- Nuôi trồng thủy sản.

f. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.121,20 nghìn ha, trong đó đất
nông nghiệp năm 2014 là 26.280,5 nghìn ha chiếm 79,35% tổng diện tích đất tự
nhiên. Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế
giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa kèm theo là những quá
trình xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý,
chăn thả quá mức; quá trình chua hoá, mặn hóa, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ
đầu, mất cân bằng dinh dưỡng... Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất
tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5% (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2014).
Một nguyên nhân nữa làm đất nông nghiệp bị thu hẹp là do các quyết định
thu hồi đất nhằm mục đích khác như xây dựng công viên nghĩa trang hiện nay
cũng đáng báo động khi triển khai các dự án này chiếm dụng đất nông nghiệp rất
lớn. Đồng thời các thảm hoạ thiên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho
diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp ở nước ta hiện nay.

8


×