Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Đánh giá quá trình lao động thực tế tại doanh nghiệp tư nhân Đức Tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.18 KB, 38 trang )

Lời Mở Đầu
Ngày nay các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể
đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, góp phần
quan trọng vào phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Cùng với
phát triển về số lượng, năng lực của kinh tế tư nhân trong nền kinh
tế cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt, đã xuất hiện nhiều ngành nghề
mới, sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. Vì vậy em đã
chọn doanh nghiệp tư nhân Đức Tùng làm nơi thực tập của mình,
em mong đóng góp một phần nào kiến thức đã học tại trường vào
công việc được giao của mình và hoàn thành tốt công việc. Luôn
luôn học hỏi, trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá
trình làm việc. Đề tài: “Đánh giá quá trình lao động thực tế tại
doanh nghiệp tư nhân Đức Tùng”.
Bài báo cáo gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp tư nhân Đức Tùng
Chương II: Công việc được giao tại cơ quan lao động
Chương III: Đánh giá quá trình lao động thực tế.

1


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN ĐỨC TÙNG
1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
- Doanh Nghiệp Tư Nhân ĐỨC TÙNG
Mã số thuế: 0600336499
Trụ sở: Thôn Cát Đằng, Huyện ý Yên, Tỉnh Nam Định
Giám đốc/ĐDPL: Trương Đức Tùng
Giấy phép số: 0701000719
Ngày cấp: 18/11/2004


Ngày hoạt động: 18/11/2004
Điện thoại: 0350824077
- Hình thức sở hữu: sở hữu tư nhân
- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: dập, cắt, cán sóng các
loại tôn, xà gồ, phôi, thép.
1.1 Lịch sử hình thành doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp tư nhân Đức Tùng được thành lập và đi vào họat
động ngày 18/11/2004. Với tổng số vốn ban đầu là bảy tỷ. Chuyên
sản xuất, và cung cấp tôn các loại.
- Doanh nghiệp tư nhân Đức Tùng hoạt là một pháp nhân kinh
doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam: có con dấu riêng, độc
2


lập về tài sản, có tài khoản tại ngân hàng…trải qua 12 năm hoạt
động doanh nghiệp đã được các bạn hàng trong và ngoài tỉnh biết
đến và tin cậy. Hàng năm doanh nghiệp đã hoàn thành một khối
lượng công việc tương đối lớn và đạt chất lượng cao đã góp phần
vào việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nghành sản xuất vật
liệu xây dựng nói riêng.
1.2 Nhiệm vụ và chức năng của doanh nghiệp:
- Việc kinh doanh của doanh nghiệp là phải kinh doanh theo đúng
ngành nghề đã đăng ký mà ngành nghề sản xuất kinh doanh chính
của doanh nghiệp bao gồm: sản xuất các sản phẩm tôn như thép mạ
kẽm phủ sơn (còn gọi là tôn sơn), thép mạ kẽm (tôn kẽm), tôn lạnh,
thép đen (xà gồ), nhôm mè, thép lá băng….sản phẩm phải đảm bảo
chất lượng tốt để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng trong cũng
như ngoài tỉnh Nam Định.
- Phải kinh doanh theo đúng pháp luật quy định hiện hành đối với
doanh nghiệp tư nhân như:

Điều 141. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng
khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Điều 142. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp

3


1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự
đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác
tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam,
ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác, đối với vốn
bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn
lại của mỗi loại tài sản.
2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử
dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi
chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền
tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh
nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm
vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh
nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan
đăng ký kinh doanh.
Điều 143. Quản lý doanh nghiệp

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau
khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy
định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người
khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư

4


nhân phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh và vẫn phải chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các
tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp.
Điều 144. Cho thuê doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp
của mình nhưng phải báo cáo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp
đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ
quan thuế. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu
doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định
trong hợp đồng cho thuê.
Điều 145. Bán doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình
cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày chuyển giao

doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo
bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu
rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp, tên, địa chỉ của người mua, tổng số
nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp, tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn
thanh toán cho từng chủ nợ, hợp đồng lao động và các hợp đồng
khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp

5


đồng đó.
2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải
chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà
doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán
và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.
3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định
của pháp luật về lao động.
4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy
định của Luật này.
(Trích luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29-11-2005
chương V-doanh
nghiệp tư nhân)

2.CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT:
2.1Cơ cấu tổ chức:
2.1.1Sơ đồ tổ chức:

6



Chủ doanh nghiệp

Bộ phận
nhân sự

Bộ phận
kế toán

Bộ phận
kinh
doanh

Bộ phận
chuyên
chở, giao
hàng

Bộ phận
chào hàng

Lao động
sản xuất

Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp rất đơn giản.Vì doanh nghiệp
Đức Tùnglà một doanh nghiệp tư nhân nên sự quản lý hầu hết là do
chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp nắm giữ vai trò như một
người quản lý về nhiều mặt, sản xuất, quản lý nhân viên...Tuy nhiên
bộ phận nhân sự cũng kiêm vai trò quản lý nhân viên, giúp giảm tải
bớt công việc cho chủ doanh nghiệp, góp phần quản lý nhân viên tốt
hơn và có hiệu quả hơn.

2.1.2Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
• Chủ doanh nghiệp:
-

Là người đứng đầu doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp tư nhân là

doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ nên chủ doanh nghiệp có
toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp mà không phải thông qua bất cứ ai và chủ doanh

7


nghiệp cũng là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động
kinh doanh. Chủ doanh nghiệp cũng làm nhiệm vụ như một người
quản lý và nhiều lúc cũng kiêm luôn những nhiệm vụ như nhân viên
kinh doanh, nhân viên nhân sự….
- Ngoài ra chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp theo pháp luật quy định, tuy nhiên chủ doanh nghiệp
không phải đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu không có phát sinh các
khoản thu nhập khác ngoài hoạt động kinh doanh) theo biểu quyết
của quốc hội nhằm khuyến khích người dân trực tiếp đầu tư vốn vào
sản xuất kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới.
• Bộ phận nhân sự:
- Trước hết nhân viên nhân sự có nhiệm vụ tổng hợp nhu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp, đăng tuyển, tiếp nhận, sàng lọc và tổ chức
phỏng vấn, lựa chọn ứng viên phù hợp.
- Lập danh sách, chuẩn bị hồ sơ, hợp đồng lao động cho các ứng
viên đã trúng tuyển.
- Hướng dẫn, giới thiệu cho nhân viên mới về nội quy, quy định

của doanh nghiệp.
- Theo dõi, quản lý hồ sơ của nhân viên, các hợp đồng lao động,
các quyết định thôi việc, nghỉ việc. Thực hiện tính toán lương, đăng
ký vắng, đăng ký ca làm việc theo mỗi ngày, xét thưởng, phạt, nâng
lương cho nhân viên.
- Theo dõi, quản lý nhân viên sản xuất, nhân viên bán hàng.
• Bộ phận tài chính, kế tóan:

8


- Lập chứng từ, kiểm kê, bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán
của doanh nghiệp theo đúng qui định.
- Thực hiện việc chi trả các vấn đề tài chính như mua dụng cụ văn
phòng, dụng cụ vệ sinh… tính toán và chi trả tiền lương, các khoản
phụ cấp và các chế độ khác cho nhân viên theo đúng hợp đồng lao
động.
- Kiểm kê tiền hằng ngày theo quy định của doanh nghiệp.
- Thực hiện báo cáo đúng quy định, kiểm kê thường xuyên theo
yêu cầu của chủ doanh nghiệp.
• Bộ phận kinh doanh:
- Làm nhiệm vụ như một lễ tân văn phòng, giao tiếp với khách
hàng đến với doanh nghiệp hoặc trực điện thoại.
- Tư vấn khách hàng về các loại sản phẩm của doanh nghiệp, để
khách hàng có thể đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.
- Ghi hóa đơn và giao hàng cho khách hàng.
• Bộ phận chào hàng:
- Quảng cáo, phát tờ rơi...để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách
hàng đang có tiềm năng, cũng như mở rộng thị trường kinh doanh.
- Chào hàng qua điện thoại.

• Bộ phận chuyên chở, giao hàng:
- Có nhiệm vụ chuyên chở hàng hóa đến địa điểm đã quy định cho
khách hàng. Thu tiền tại nơi giao hàng (nếu khách hàng chưa thanh
toán), đưa tiền thanh toán về cho người bán hàng.
2.1.3 Tình hình nhân sự:

9


Trong một doanh nghiệp, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng
nhất quyết định các nguồn lực khác như vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật,
… Do vậy quản lý và sử dụng lao động là công việc có vị trí quan
trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc nghiên cứu và phân tích quá
trình quản lý, sử dụng lao động trong doanh nghiệp là hết sức cần
thiết. DNTN Đức Tùng cũng đã chú trọng đến vấn đề này trong thời
gian qua, hằng năm doanh nghiệp luôn có bản theo dõi về lao động
trong đó chỉ rõ về tổng số lao động, trình độ lao động.
 Bảng thống kê trình độ của nhân viên tại công ty.
ĐVT:người
Trình độ chuyên môn
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
12/12
Dưới 12
tổng cộng

Số lượng
5
12

23
60
35
135

2.2Quy trình sản xuất:
2.2.1Sơ đồ quy trình sản xuất

10


Tôn, thép
cuộn

Máy xả
cuộn

Máy cán
sóng

Cắt, dập

Thành
phẩm

Sơ đồ quy trình sản xuất tôn bằng máy cán sóng và máy dập
Nguồn: bộ phận sản xuất
Nguyên
vật liệu


Máy xả
cuộn xà gồ

Máy cán
xà gồ

Cắt, dập

Thành
phẩm

Sơ đồ quy trình sản xuất xà gồ bằng máy cán xà gồ
Nguồn: bộ phận sản xuất
2.2.2Diễn giải quy trình sản xuất trải qua các giai đoạn là:
• Sản xuất tôn
- Tôn, thép cuộn được đưa qua máy dỡ cuộn, xả cuộn tự động (là
bộ phận phụ đi kèm máy cán tôn nhằm giúp lăn xả cuộn tôn với tốc
độ phù hợp với tốc độ máy cán tôn, hoặc dùng để sửa chữa những
cuộn tôn bị méo do quá trình vận chuyển).
- Sau đó dựa theo yêu cầu về mẫu mã, quy cách của đơn đặt hàng
mà đưa nguyên vật liệu qua máy cán sóng thích hợp như tôn 5 sóng,
9 sóng, 11 sóng, sóng tròn, sóng vuông, sóng ngói…Hiện tại doanh
11


nghiệp có các loại máy cán sóng là cán 9 sóng, 11 sóng, 11 sóng
vuông, sóng ngói, máy cán tôn hai tầng…tốc độ cán trung bình dao
động từ 12-18m/phút, tuy nhiên tốc độ cán còn phụ thuộc vào bước
dập (độ dài tôn ngắn thì cán nhanh hơn) và độ dày cán từ 0,30,8mm.
- Sau khi tôn qua giai đoạn cán sóng thì tiếp theo là dập hoặc cắt,

dựa theo yêu cầu về độ dài tôn của khách hàng mà dập hoặc cắt để
hoàn thành sản phẩm.
- Với sự đa dạng về máy móc, doanh nghiệp đã đem lại cho người
tiêu dùng nhiều mẫu mã, kích thước để chọn lựa hơn. Góp phần đáp
ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách hàng đồng thời mở rộng thị
trường kinh doanh.
• Sản xuất xà gồ
- Ưu điểm của đòn tay thép (xà gồ) so với đòn tay gỗ là: chiều dài
tùy ý, chất lượng đồng đều, thẳng, ít bị biến dạng khi thời thiết thay
đổi. Vì thế xà gồ thép đen đang rất được ưu chuộng.
- Quy trình sản xuất xà gồ tương tự như quy trình sản xuất tôn.
Nguyên vật liệu sau khi qua máy xả cuộn (tốc độ xả cuộn phù hợp
với máy cán) thì được đưa qua máy cán xà gồ. Hiện doanh nghiệp
có hai loại máy cán xà gồ, máy cán xà gồ C và máy cán xà gồ Z.
Khác với máy cán tôn, mỗi máy cán xà gồ C có thể tạo ra nhiều loại
sản phẩm xà gồ khác nhau, vận tốc cán trung bình từ 8-12m/phút.
Đối với máy cán xà gồ Z, thì có thể tạo ra được tất cả các kích thước
xà gồ khác nhau, vận tốc cán từ 8-12m/phút. Xà gồ được sản xuất
với chiều dài cùng kích thước và vị trí các lỗ đột theo yêu cầu thiết
12


kế của khách hàng. Với 2 loại máy này thì doanh nghiệp mang đến
nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng.

3.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG HAI NĂM:
3.1 MẶT HÀNG KINH DOANH:
Thống kê mặt hàng kinh doanh của công ty qua 2 năm,theo bảng
sau:

ĐVT: (tỷ đồng)
STT

MẶT HÀNG

NĂM 2014
TỈ
GIÁ TRỊ TRỌNG
(%)

NĂM 20015
GIÁ
TRỊ

TỈ
TRỌNG
(%)

1

Tôn

8,9

36,4%

11,13

40,8%


2

Xà gồ

5,97

24,42%

6,46

27,34%
13


3

Phôi

2,591

10,6%

3,24

11,87%

4

Thép


6,987

28,58%

6,452

19,99%

24,448

100%
27,282
100%
Nguồn:phòng kế toán

TỔNG

Nhận xét:
• Mặt hàng tôn năm 2015 tăng hơn so năm 2014 là 2,23 tỉ tương
tứng tăng 12,51%. Là mặt hàng có doanh thu cao nhất và cũng
chính là ngành hàng chủ lực của công ty đạt 8,9 tỉ chiếm 36,4,1%
trong tổng doanh thu của năm 2014 và đạt 11,13 tỉ chiếm 40,8%
trong tổng doanh thu năm 2015.Nguyên nhân do mặt hàng tôn là
mặt hàng có ngay từ khi công ty thành lập nên các công nhân trong
công ty làm mặt hàng này với tay nghề chuyên môn cao,được ưa
chuộng rất nhiều trên thị trường bởi chất lượng và kiểu dáng
• Mặt hàng xà gồ năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 0,49 tỉ
tương ứng tăng 8,2%.
• Mặt hàng phôi năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 0,649 tỉ
tương ứng tăng 25,04%.

• Mặt hàng thép năm 2015 giảm hơn so với năm 2014 là 0,535 tỉ
tương ứng giảm 8,29%.Nguyên nhân làm doanh thu thép công ty
giảm là do trên thị trường thép nhập khẩu được nhập ồ ạt,làm giá
thép giảm.
3.2 THỊ TRƯỜNG KINH DOANH:

14


Thống kê thị trường kinh doanh (chính) của công ty qua 2 năm,
theo bảng sau:
ĐVT: (tỉ đồng)
STT

THỊ
TRƯỜNG

NĂM 2014
TỶ
GIÁ TRỊ TRỌNG
(%)

NĂM 2015
GIÁ TRỊ

TỶ
TRỌNG
(%)

1


Hà Nam

10,12

41,33%

11,65

42,7%

2

Thái Bình

8,06

33,18%

9,075

33,26%

3

Ninh Bình

4,398

17,96%


4,69

20,12%

4

Các tỉnh
miền bắc

1,87

7,62%

1,867

3,92%

24,448

100%

TỔNG

27,282
100%
Nguồn: phòng kế toán

Nhận xét:
• Thị trường tại tỉnh Hà Nam năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 1,53

tỉ đồng tương ứng tăng 15,12%.
• Thị trường tại tỉnh Thái Bình năm 2015 tăng hơn năm 2014 là
1,015 tỉ đồng tương ứng tăng 12,6%.
• Thị trường tại tỉnh Ninh Bình năm 2015 tăng hơn năm 2014 là
0,292 tỉ đồng tương ứng tăng 6,64%.
• Thị trường tại Các tỉnh miền Bắc năm 2015 giảm nhẹ so năm 2014
là 0,003 tỉ đồng tương ứng tăng 0,16%.

15


Nguyên nhân làm 2 thị trường Hà Nam và Thái Bình có doanh
thu cao nhất có do nhiều khu công nghiệp nên hay xây dựng nhà
máy,xí nghiệp,cư dân 2 tỉnh này đông,mức lương cao hơn
3.3

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

Tình hình kinh doanh công ty qua 2 năm,theo bảng sau
ĐVT: (tỉ đồng )
THỊ
TRƯỜNG

NĂM
2014

NĂM
2015

1


DOANH
THU

24,448

27,282

2,834

11,59%

2

CHI PHÍ

18,87

20,675

1,805

9,57%

3

LỢI
NHUẬN

5,578


6,607

1,029

18,45%

STT

2014/2015
TỈ
GIÁ TRỊ TRỌNG
(%)

Nguồn:Phòng kế toán
Nhận xét:
 Nhìn chung tất cả chỉ tiêu kinh doanh của năm 2015 đều tăng so
năm 2014,cụ thể:
• Doanh thu năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 2,834 tỉ tương
ứng tăng 11,59%.
• Chi phí năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 1,805 tỉ tương ứng
tăng 9,57%.
• Lợi nhuận năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là 1,029 tỉ tương
ứng tăng 18,45%.

16


 Tóm lại,mặc dù có rất nhiều đối thủ cạnh tranh hàng Việt cũng
như hàng nhập khẩu nhưng công ty vẫn cố gắng ổn định giá cả trên

thị trường,không tăng giá hàng loạt các sản phẩm.Và cùng với sự nỗ
lực của tất cả nhân viên công ty luôn giữ vững ổn định doanh thu và
lợi nhuận tăng của năm sau so với năm trước,luôn cố gắng đạt hoàn
thành mục tiêu,kế hoạch đề ra.

4.CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA
CHÁY, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP, MÔI TRƯỜNG…
4.1Quy định của công ty và bộ phận:
- Trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính, phải tích cực và
chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy
ra và thiệt hại do cháy gây ra.
- Phải chuẩn bị sẵn sàng phương tiện và các điều kiện khác để khi
có cháy xảy ra thì có thể chữa cháy kịp thời, có hiệu quả như trang
bị thiết bị chữa cháy.
- Kiểm tra bảo quản, bảo trì các phương tiện chữa cháy, các
phương tiện chữa cháy phải để ở nơi thuận tiện, dễ thấy, dễ lấy khi
có trường hợp cần đến.

17


- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, phát hiện và sửa chữa kịp
thời các trường hợp hỏng hóc về điện.
- Không để nước tiếp xúc với dây điện, nguồn điện.
- Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ,
nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất
sinh lửa, sinh nhiệt, bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.
- Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về
phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Cách ly thiết bị công nghệ có nguy hiểm cháy ra xa những thiết

bị khác, cách ly chất cháy với nguồn nhiệt.
- Không được mang các vật dụng dễ cháy nổ hay chất gây ô nhiễm
vào nơi làm việc.
- Cấm hút thuốc trong khu vực nhà xưởng để tránh cháy nổ.
- Trước khi ra về phải kiểm tra nơi làm việc và tắt hết các thiết bị
điện, nước…
- Các khu vực làm việc phải được dọn dẹp sạch sẽ, quét rác, lau
bụi bẩn khoảng 2 đến 3 lần. Vứt rác đúng nơi quy định. Các thùng
rác phải được thu gom ngay khi đầy hoặc thu gom theo ngày.
- Nhà vệ sinh phải được lau chùi sạch sẽ. Sau khi sử dụng nước ở
nhà vệ sinh thì phải khóa lại cẩn thận.
4.2Quy định tại công đoạn sinh viên làm việc:
- Đi làm đúng giờ sáng từ 7h30-11h30. chiều từ 1h-5h
- Không có quy định đối với việc mặc đồng phục nhưng khi đi làm
thì ăn mặc lịch sự.

18


- Không ăn uống, hút thuốc, xả rác, khạc nhổ làm mất vệ sinh nơi
làm việc.
- Phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và gọn gàng nơi làm việc của mình.
- Phải bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ được cung cấp để làm
việc.
- Có thái độ lịch sự với khách hàng.
- Khi nghỉ thì phải xin phép trước một ngày.
5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN QUA:
5.1 Thuận lợi:
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có những thuận lợi như:

- Đơn hàng tăng lên do doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất, chất
lượng sản xuất, sản phẩm tốt và giao hàng đúng ngày, đúng thời hạn
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Có vị trí tương đối tốt, thuận lợi việc cho việc giao dịch buôn bán
và chuyên chở hàng hóa đến với khách hàng.
- Hà Nam và Thái Bình hiện nay là hai tỉnh có các khu công
nghiệp lớn, các trường đại học lớn, thu hút nhiều người khắp nơi
đến đầu tư, buôn bán, làm ăn, học hành nên nhu cầu về nhà ở là rất
lớn vì vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng theo đó ngày càng
tăng để phục vụ việc xây dựng, xây dựng nhà riêng cũng như các
công trình khác như nhà liên kế, nhà trọ cho công nhân, sinh viên
tỉnh lẻ, căn hộ cho người có thu nhập thấp, các nhà xưởng, kho
bãi…do đó đơn đặt hàng đã tăng lên.

19


- Doanh nghiệp có một đội ngũ lao động lành nghề, kỹ thuật,
chuyên môn nghề nghiệp khá tốt…tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp phát triển.
5.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì doanh nghiệp cũng gặp
nhiều khó khăn như:
- Có nhiều sự cạnh tranh từ nhiều doanh nghiệp khác, nhất là các
doanh nghiệp, công ty cùng ngành sản xuất kinh doanh.
- Gía cả nguyên vật liệu đột ngột tăng cao, trong khi đã nhận đơn
đặt hàng làm dẫn đến việc giảm lợi nhuận.
- Chỉ sử dụng hệ thống tài chính kế toán cho mục đích báo cáo
thuế, chưa xem hệ thống trên là một công cụ rất hiệu quả, có thể
giúp hiểu biết về cấu thành giá, phân tích tài chính hoặc cho việc

kiểm soát nội bộ…
6.PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA
DOANH NGHIỆP:
- Khắc phục những yếu điểm của việc kinh doanh hiện tại như
không đáp ứng kịp nhu cầu khách hàng trong những lúc cao điểm…
gia tăng lợi nhuận và đồng thời mở rộng thị trường.
- Có một chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể tồn tại vững
vàng hơn, đồng thời phát triển những dịch vụ cộng thêm.
- Khẳng định thương hiệu riêng dù là thương hiệu cá nhân, vì
thương hiệu cá nhân cũng là một phần quan trọng trong việc hoạt
động kinh doanh lớn cũng như nhỏ.
20


- Luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao
cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng hoàn hảo.
- Vì khách hàng luôn hướng đến việc thỏa mãn tối đa các nhu cầu
chưa được đáp ứng của họ theo cách tối ưu và giá thấp nhất có thể
nên phải chứng minh cho khách hàng thấy rằng nhu cầu của họ
được đáp ứng nhanh chóng và tốt hơn nếu họ mua sản phẩm hay
dịch vụ của doanh nghiệp mình thay vì của các doanh nghiệp khác.
- Xây dựng lòng tin nơi khách hàng tiềm năng đồng thời tăng
doanh số bán hàng. Để tiến gần hơn đến việc bán hàng thành công,
cần phải đưa ra những thông tin, dữ liệu chứng minh cho khách
hàng tiềm năng thấy rằng họ không phải là người đầu tiên sử dụng
sản phẩm mà đã có rất nhiều người hài lòng khi chọn sản phẩm này.
Một trong những kỹ năng thuyết phục tối ưu nhất hiện nay là “bằng
chứng xã hội”. Hầu hết mọi người đều bị ảnh hưởng bởi những gì
người khác đã làm hay đang làm. Mọi người không ngần ngại bỏ
tiền ra mua một sản phẩm hay dịch vụ khi biết rằng những người

khác đã từng mua và rất hài lòng về sản phẩm hay dịch vụ .

CHƯƠNG II
CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO TẠI CƠ QUAN LAO ĐỘNG
1. TÊN CÔNG VIỆC:
Công việc ở bộ phận kinh doanh:

21


Tuần đầu em được giao công việc ở phòng nhân sự, nhưng do chủ
doanh nghiệp nhận thấy bộ phận kinh doanh đang cần thêm người
nên sang tuần thứ hai em được giao làm việc như nhân viên kinh
doanh. Công việc kinh doanh bao gồm: Các tỉnh miền bắc
- Đại diện, tiếp xúc với các khách hàng tới mua hàng, đặt hàng.
- Trực điện thoại, tư vấn khách hàng qua điện thoại nếu khách
hàng có nhu cầu.
- Ghi hóa đơn, xuất hóa đơn, nhận tiền thanh toán hóa đơn, yêu cầu
xuất hàng, giao hàng cho khách hàng.
2. MÔ TẢ CÔNG VIỆC:
Quy trình công việc:
Tư vấn cho
khách hàng

Ghi hóa đơn
bán lẻ

Nhận tiền
thanh toán
hóa đơn


Xuất hóa
đơn bán lẻ

Xuất hàng

Giao hàng

Diễn giải quy trình:
- Khi khách hàng đến mua hàng thì tiếp xúc với khách hàng, tư
vấn, giới thiệu cho khách hàng những tính năng của các loại tôn, xà
gồ…làm ở bộ phận bán hàng nên em phải tìm hiểu để biết các loại

22


tôn, tính năng, giá cả…của các mặt hàng mà doanh nghiệp đang
kinh doanh để có thể giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
- Điển hình như giới thiệu về tôn lạnh: tôn lạnh rất dày do đó nhiệt
sẽ không truyền hết hoàn toàn xuống phần không khí bên dưới tấm
tôn, làm cho không khí bên dưới tấm tôn vẫn không bị nóng lên.
Thêm một yếu tố nữa là tôn lạnh không được cấu tạo hoàn toàn bởi
kim loại như những loại tôn bình thường nên nhiệt cũng khó truyền
qua lớp tôn. Tôn lạnh có giá khoảng từ 62.500-65.000đ/m2.
- Hoặc về tôn kẽm như: với một lớp kẽm mỏng được phủ lên trên
bề mặt kim loại bằng quá trình nhúng nóng, các sản phẩm tôn mạ
kẽm được bảo vệ cách ly khỏi môi trường xung quanh để chống rỉ
sét, bảo đảm độ bền cho kim loại nền. Tôn mạ kẽm có nhiều ứng
dụng như tôn lợp mái, kho hàng, nhà xưởng. Sản phẩm 7 sóng
vuông thường có bề rộng 0.82m, sản phẩm 9 sóng vuông thì có bề

rộng 1.07m, sản phẩm 12 sóng tròn thì có bề rộng 1.10m. Hiện nay
doanh nghiệp đang sử dụng tôn mạ kẽm bông thường và bông nhỏ
để sản xuất tôn. Đối với tôn mạ kẽm bông nhỏ thì bề mặt rất lâu
xuống màu nên được ưu chuộng nhiều hơn. Tôn kẽm sẽ được cắt
theo quy cách yêu cầu của khách hàng, cung cấp cho các công trình
lớn nhỏ như dân dụng, công nghiệp…
- Sau khi bộ phận kế toán tộng hợp, tính toán ra giá thành sản
phẩm thì lập bảng báo giá, cập nhập giá thay đổi… Để kịp thời giải
đáp cho khách hàng hoặc cung cấp cho khách hàng bảng báo giá.
- Đưa khách hàng đi tham quan các sản phẩm nếu họ có yêu cầu.

23


- Nếu khách hàng chưa quyết định có mua sản phẩm của doanh
nghiệp hay không thì tiếp tục tư vấn và cho khách hàng số điện
thoại để tiện việc liên lạc khi họ có nhu cầu mua hàng hóa của
doanh nghiệp.
- Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng rồi thì viết hóa đơn bán
hàng (1 xấp giấy ghi hóa đơn gồm 100 tờ, nếu trong khi ghi chép có
sai xót thì xé tờ hóa đơn đó ra, giữ lại và báo cho trưởng bộ phận để
ghi nhận lại, sau đó mới ghi hóa đơn khác cho khách hàng), nhận
tiền thanh toán hóa đơn, thối tiền (đầu mỗi ngày làm việc nhân viên
bán hàng được cấp cho 500.000đ tiền lẻ để thối tiền cho khách),
xuất hóa đơn, đưa tới kho hàng, yêu cầu xuất hàng (quản kho sẽ ký
vào hóa đơn, xác nhận đã xuất hàng) và giao hàng.
- Đối với dơn đặt hàng có số lượng lớn thì nhận đơn đặt hàng và
đưa cho chủ doanh nghiệp kiểm tra để sắp xếp việc sản xuất.
- Sau khi chủ doanh nghiệp đã kiểm tra và ký duyệt thì đưa đơn
hàng đến bộ phận sản xuất để sản xuất theo đơn hàng, trong trường

hợp có nhiều đơn hàng cùng lúc thì đơn hàng nào đặt trước thì giao
trước, hoặc đơn hàng yêu cầu giao gấp thì giao trước…và ghi vào sổ
theo dõi đơn đặt hàng (tên khách hàng, số điện thoại, ngày đặt hàng,
ngày yêu cầu giao hàng, địa điểm giao hàng, đã thanh toán tiền hay
chưa, phương thức thanh toán…) Nếu khách hàng chưa thanh toán
tiền khi đặt hàng thì sẽ nhận tiền thanh toán khi hàng hóa đã được
vận chuyển đến nơi quy định. Nhân viên chuyên chở sẽ nhận tiền,
khách hàng ký tên vào hóa đơn thanh toán, và đưa tiền về doanh
nghiệp. Sau đó người bán hàng nhận tiền thanh toán và hóa đơn đã

24


có chữ ký của khách hàng (đã nhận hàng) từ dịch vụ chuyên chở, và
đánh dấu vào sổ theo dõi đơn hàng, hàng hóa đã được giao và hóa
đơn đã được thanh toán.
- Phải giữ tất cả các hóa đơn, đơn đặt hàng, chứng từ liên quan.
- Cuối ngày làm việc thì kê tiền (kê tiền hóa đơn và tiền lẻ), kiểm
tra, cộng tiền các hóa đơn để cuối cùng tổng tiền mặt thanh toán
phải bằng tổng tiền khách hàng đã thanh toán được ghi trên hóa đơn
và phải dư ra 500.000đ tiền lẻ đầu ngày được giao
3. KIẾN THỨC, CHUYÊN MÔN CẦN ĐỂ LÀM VIỆC:
- Tin học: giúp em nhập các dữ liệu, hóa đơn, liên lạc với khách
hàng qua email…
- Bên cạnh những môn học chuyên nghành thì một số kỹ năng
thường ngày như xử lý tình huống, giao tiếp tốt…cũng rất quan
trọng. Quan trọng và cần thiết vì giao tiếp tốt sẽ tạo các mối quan hệ
tốt với khách hàng. Phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững với
khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có niềm tin nơi khách hàng và
việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.

- Kỹ năng lắng nghe cũng quan trọng không kém, kỹ năng này
nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là thành phần quan trọng
tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa người bán hàng và khách hàng.
- Đoán biết được nhu cầu của khách hàng. Nếu biết được tâm lý và
nhu cầu của khách hàng thì chúng ta sẽ có thể giới thiệu ra những
sản phẩm làm vừa lòng họ. Ngược lại, công việc sẽ không đạt kết
quả gì nếu không đánh trúng vào tâm lý của khách hàng.

25


×