Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

NGHIÊN cứu lâm SÀNG bài THUỐC TIỀN LIỆT TUYẾN THANH điều TRỊ VIÊM mãn TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.21 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG BÀI THUỐC TIỀN LIỆT TUYẾN THANH ĐIỀU TRỊ
VIÊM MÃN TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
Trần Ích Quân*, Nguyễn Tuấn Bình*, Trần Trọng Dương**
*
Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an
**
Cục Y tế, Tổng cục Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Công an
TÓM TẮT
Viêm mãn tính tuyến tiền liệt thường gặp ở hệ thống tiết niệu nam giới. Ở các nước Âu
Mỹ tỷ lệ bị bệnh từ 9-14%, tại Trung Quốc độ tuổi xấp xỉ 35 tuổi là 35-40%. Nguyên nhân
bệnh chưa rõ ràng, trong đó có tới 90% là vô khuẩn.
- Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của bài thuốc y học cổ truyền qua chuyển biến lâm
sàng và xét nghiệm dịch tiền liệt tuyến.
- Đối tượng và phương pháp: 80 bệnh nhân nam, tuổi từ 20-50 tuổi đã được khám và
điều trị tại phòng khám nam khoa, Bệnh viện Y Dược Quảng Châu, Trung Quốc từ 3/20033/2005. Nghiên cứu so sánh trước và sau điều trị.
- Kết quả: Bài thuốc có tác dụng kháng viêm, lợi niệu, giảm đau, cải thiện tốt các
chứng trạng của người bệnh, đạt hiệu quả 88,8%. Tác dụng phụ: Khi dùng bài thuốc từ 3-5
ngày có 7 bệnh nhân đại tiện phân lỏng, số lượng nhiều lần trong ngày (đa số 1-3 lần/ngày).
Có thể do cơ thể không chấp nhận thuốc hoặc không đúng thể bệnh, sau dừng thuốc bệnh
nhân tự khỏi. Theo dõi khả năng tái phát sau 6 tháng đến 1 năm: Trong số 29 bệnh nhân tái
khám có 3 bệnh nhân do uống rượu nhiều có dấu hiệu tái phát, tỷ lệ 10,3%. Vì vậy, bệnh
nhân sau điều trị cần chú ý hạn chế rượu, bia, các chất cay nóng hay cải thiện điều kiện sinh
hoạt đề phòng khả năng tái phát bệnh.
Từ khóa: Viêm mãn tính tuyến tiền liệt; bài thuốc tiền liệt tuyến thanh điều trị.
STUDY OF CLINICAL MEDICINE TREATMENT OF PROSTATE STICK
PROSTATE CHRONIC INFLAMMATORY
Tran Ich Quan, Nguyen Tuan Binh, Tran Trong Duong
ABSTRACT
Chronic inflammation of the prostate common in male urinary system. In European
and American countries the rate of disease from 9-14%, China at the age of approximately 35
years is 35-40%. Cause unclear disease, while 90% are sterile.


- Objective: To assess the effectiveness of traditional medicine remedies through
clinical transformation and prostate fluid examination.
- Subjects and Methods: 80 male patients, aged 20-50 years were examined and
treated at the clinic male faculties of Medicine Hospital Guangzhou, China from 3/20033/2005. Comparative study before and after treatment.
- Result: all drugs have anti-inflammatory, diuretic, analgesic, improved
documentation of patient status, 88.8% efficiency. Side effects: When used 3-5 days post drug
7 loose bowel patients, the number several times a day (most 1-3 times/day). Because the
body can not accept medication or can not correct the disease, later withdrew from the
patients themselves. Subscribe ability relapse after 6 months to 1 year: In the re-examination
of 29 patients 3 patients due to drink many signs of recurrence, rate of 10.3%. Therefore,

1


patients after treatment Notes limiting alcohol, beer, hot or spicy substances improve the
living conditions of the possibility of relapse.
Keywords: Chronic inflammation of the prostate; Post medicine treatment of prostate
bar.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mãn tính tuyến tiền liệt thường gặp ở hệ thống tiết niệu nam giới. Ở các nước
Âu Mỹ tỷ lệ bị bệnh từ 9-14%, tại Trung Quốc độ tuổi xấp xỉ 35 tuổi là 35-40%. Nguyên nhân
bệnh chưa rõ ràng, trong đó có tới 90% là vô khuẩn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Do đặc điểm giải phẫu tuyến tiền liệt cũng như cơ
chế bệnh sinh phức tạp nên việc điều trị còn nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu đánh giá hiệu
quả của bài thuốc y học cổ truyền qua chuyển biến lâm sàng và xét nghiệm dịch tiền liệt tuyến.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nguồn gốc bệnh nhân: 80 bệnh nhân nam, tuổi từ 20-50 tuổi đã được khám và điều
trị tại phòng khám nam khoa, Bệnh viện Y Dược Quảng Châu, Trung Quốc từ 3/2003-3/2005.

- Tiêu chuẩn chẩn đoán (Tham khảo “Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị Trung y ngọai
khoa” (ZY/T001.2-94)).
+ Tiểu tiện bất thường: Số lượng, số lần thay đổi, màu sắc (vàng, đục, đỏ), tiểu tiện
đau hoặc cuối bãi nhỏ giọt.
+ Đau xương mu hoặc thắt lưng, một số trường hợp lan xuống vùng bìu, đùi.
+ Rối loạn chức năng sinh dục: Xuất tinh sớm, di tinh, hoạt tinh, có thể suy giảm tình
dục hoặc khó có con.
+ Rối loạn chức năng thần kinh: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, ngủ mơ.
+ Một số khó chịu ở vùng hậu môn.
+ Khám trong tiền liệt tuyến to hơn bình thường, mật độ chắc, ấn đau.
+ Xét nghiệm dịch tiền liệt tuyến có bạch cầu > 10, tinh thể tiền liệt tuyến giảm (đây là
tiêu chuẩn trong phần chẩn đoán).
- Tiêu chuẩn loại trừ:
+ Tuổi > 50 tuổi hoặc < 20 tuổi.
+ Có bệnh tòan thân kèm theo.
+ Có phản ứng với thuốc nghiên cứu.
+ Không hợp tác với thầy thuốc.
- Tiêu chuẩn phân loại nặng nhẹ: Dựa vào khám lâm sàng và dịch tiền liệt tuyến để
cho điểm. Sau tổng hợp lại ta có kết quả:
+ Loại nhẹ < 14 điểm.
+ Loại vừa 14-25 điểm.
+ Loại nặng > 25 điểm.
- Tiêu chuẩn Y học cổ truyền: Dựa trên chứng trạng lâm sàng, rêu lưỡi, mạch. Có thể chia
làm 6 thể: thấp nhiệt, huyết ứ, tì hư, thận âm hư, thận dương hư, thận âm dương lưỡng hư.

2


- Chúng tôi chỉ nghiên cứu thể thấp nhiệt huyết ứ.
2.2. Bài thuốc nghiên cứu

- Thành phần: Sài hồ, Bại tương thảo, Vương bất lưu hành, Uất kim, Râu ngô, Ngưu tất…
- Cách dùng: 1 ngày 1 thang, 30 ngày liệu trình. Sau dùng 1 liệu trình kiểm tra lại dịch
tiền liệt tuyến. Dùng liều trong 3 liệu trình.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu so sánh trước và sau điều trị.
2.4. Xử lý số liệu
Kết quả thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1: Sự biến đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị
Kết quả
Triệu chứng lâm sàng

Trước điều trị

Sau điều trị T-test

p

Chứng trạng bài niệu

3,76±2,15

1,13±1,07

2,25

<0,05

Chứng trạng về đau


1,96±1,26

0,36±0,23

3,61

<0,01

Chứng trạng tăng áp tiền liệt tuyến

0,82±0,55

0,27±0,21

2,40

<0,05

Chứng trạng thể chất tiền liệt tuyến

0,86±0,71

0,70±0,63

0,39

>0,05

Nhận xét: Các chứng trạng đầu có ý nghĩa thống kê y học (p<0,05). Các chứng trạng
cuối không có ý nghĩa thống kê y học (p>0,05).

Bảng 3.2: Kết quả xét nghiệm dịch tuyến tiền liệt
Kết quả

Trước điều trị

Sau điều trị

T-test

p

Bạch cầu

1,85±0,60

0,95±0,43

3,14

<0,01

Tinh trọc tiền
liệt tuyến

1,32±0,71

0,52±0,44

3,44


#0,05

Loại

Nhận xét: Các kết quả trên đều có ý nghĩa thống kê y học (p<0,05).
Bảng 3.3: Quan sát độ an toàn
n

Số ca tái phát

Tỷ lệ (%)

29

03

10,3

Nhận xét: Sau điều trị có 10,3% bệnh nhân tái phát bệnh.
Bảng 3.4: Quan hệ với mức độ bệnh
Mức độ
bệnh

Kết quả tốt

Có hiệu quả


Có hiệu quả


Không hiệu
quả

Có giá trị
điều trị (%)

Nhẹ

16

12

02

03

90,9

Vừa

10

13

05

04

87,5


Nặng

03

07

03

02

86,7

Nhận xét: Mức độ nhẹ có kết quả điều trị cao nhất.

3


Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả điều trị
Số lượng
bệnh nhân

Kết quả tốt

Có hiệu quả


Có hiệu quả

Không hiệu
quả


Có giá trị
điều trị (%)

80

29

32

10

9

88,8

Nhận xét: Kết quả điều trị có 29/80 bệnh nhân có kết quả tốt, 32/80 bệnh nhân có hiệu
quả rõ, 10/80 bệnh nhân có hiệu quả, 9/80 bệnh nhân điều trị không hiệu quả và 88,8% bệnh
nhân điều trị có giá trị.
Bảng 3.6: Tổng hợp theo dõi tái phát
n

Số ca tái phát

Tỷ lệ (%)

29

3


10,3

Nhận xét: Tỷ lệ tái phát sau điều trị là 10,3%.
4. BÀN LUẬN
Viêm mạn tính tiền liệt tuyến y học cổ truyền xếp vào chứng “tinh trọc”, “bạch trọc”.
Bệnh hay gặp ở nam giới lứa tuổi thanh niên, trung niên. Bệnh có thể do nhiều chất cay, nóng:
rượu, bia, ớt, hạt tiêu…sinh thấp nhiệt hoặc do thói quen như ngồi lâu, thủ dâm, hoạt động
tình dục thiếu khoa học gây huyết ứ. Bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến chức năng của thận nên
điều trị càng khó khăn. Qua các tài liệu ở nước ngoài chỉ có 10% là do nhiễm khuẩn (phát
hiện do nuôi cấy vi khuẩn). Việc chọn thuốc điều trị đặc hiệu còn gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian 02 năm nghiên cứu cho thấy, đã có nhiều bệnh nhân trước khi vào
khám tại phòng khám của chúng tôi đã điều trị tại nhiều cơ sở y tế khác, với nhiều chẩn đoán
khác nhau và phương pháp điều trị cũng khác nhau nhưng không có kết quả.
Bài thuốc tiền liệt tuyến thang dựa trên lý luận y học cổ truyền cho rằng “bất thông tắc
thống”, không lưu thông sẽ đau. Bài thuốc tiền liệt tuyến thang có các vị: Đan sâm, ngọc bất
lưu hành, râu ngô, ngưu tất, uất kim, chỉ xác…Có tác dụng hành khí hoạt huyết. Râu ngô có
tác dụng thanh trừ thấp nhiệt qua đường tiểu tiện sơ thông tinh khiếu, tinh trọc tự tiêu. Sài hồ
vào kinh can sơ thông khí cơ, uất nhiệt tự tiêu.
Tuy nhiên, đây là bệnh mãn tính tở chức xơ tăng sinh qua theo dõi chứng trạng về thể
chất ít biến đổi (p>0,05).
Nghiên cứu phân tích y học hiện đại nhận thấy rằng bài thuốc có tác dụng kháng viêm,
lợi niệu, giảm đau, cải thiện tốt các chứng trạng của người bệnh, đạt hiệu quả 88,8%.
Tác dụng phụ: Khi dùng bài thuốc từ 3-5 ngày có 7 bệnh nhân đại tiện phân lỏng, số
lượng nhiều lần trong ngày (đa số 1-3 lần/ngày). Có thể do cơ thể không chấp nhận thuốc
hoặc không đúng thể bệnh, sau dừng thuốc bệnh nhân tự khỏi.
Theo dõi khả năng tái phát sau 6 tháng đến 1 năm: Trong số 29 bệnh nhân tái khám có
3 bệnh nhân do uống rượu nhiều có dấu hiệu tái phát, tỷ lệ 10,3%. Vì vậy, bệnh nhân sau điều
trị cần chú ý hạn chế rượu, bia, các chất cay nóng hay cải thiện điều kiện sinh hoạt đề phòng
khả năng tái phát bệnh.
5. KẾT LUẬN

- Thông qua nghiên cứu nguyên nhân cũng như đặc điểm bệnh, chúng tôi dùng bài thuốc
y học cổ truyền gồm các vị rẻ tiền, dễ kiếm trong nước có tác dụng tốt trong điều trị bệnh.

4


- Đây là một bệnh khá phổ biến nhưng qua tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu trong
nước chúng tôi thấy còn ít được nghiên cứu. Qua đây, xin đóng góp một phần kinh nghiệm
nhỏ để phong phú thêm sự hiểu biết về nhóm bệnh này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế Trung Quốc (1980), Trung dược đại điển, trang: 555.
2. Bộ Y tế Trung Quốc (2002), Bệnh lý Trung y ngoại khoa, trang: 521.
3. Cục Quản lý Trung y Quốc gia (1999), Tiêu chuẩn và chẩn đoán bệnh Trung y.
4. Thuận Phương Lực (2006), Bệnh học tiền liệt tuyến hiện đại, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, trang: 52.
5. Đỗ Tất Lợi (2002), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
6. Vương Hòa (1998), “Phân tích điều tra viêm mãn tính tiền liệt tuyến do vi khuẩn”, Tạp chí
sinh thái học, Nhà xuất bản Bộ Y tế Trung Quốc, trang: 362-364.
7. Lý Quan, Lý Bạch Khánh (1997), Thuốc Trung y mới điều trị bệnh mãn tính tiền liệt
tuyến vô khuẩn trong nghiên cứu lâm sàng, Nhà xuất bản Bộ Y tế Trung Quốc, trang: 523.

5



×