Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bài thuốc y học cổ truyền điều trị viêm xoang pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.02 KB, 4 trang )





Bài thuốc y học cổ truyền điều trị viêm xoang



Theo y học cổ truyền, viêm xoang gọi là “Ty uyên” (nước mũi chảy ra không dứt
như nước ở suối). Viêm xoang do nhiệt ở kim đởm đi lên não hoặc do phế hư, thận
hư do phong tụ hàn ngưng hỏa uất. Điều trị chủ yếu là lợi thấp, thông khiếu kết
hợp với thanh tiết đởm nhiệt, sơ phong táo hàn, thanh nhiệt ôn bổ phế khí, thận khí.
Y học cổ truyền phân biệt viêm xoang cấp tính do vi khuẩn từ mũi vào xoang (do
cảm cúm, dị ứng) hoặc do răng (sâu răng, nhổ răng hàm) và viêm xoang mạn tính
do viêm xoang cấp tính tái diễn nhiều lần. Những hốc xương ở mặt gọi là xoang,
gồm 4 loại: Xoang hàm, xoang sàng, xoang trán và xoang bướm. Chia làm 2 nhóm:
Nhóm trước gần xoang hàm, xoang trán và xoang sàng trước, nhóm sau gồm xoang
sàng sau và xoang bướm.
Nhóm xoang trước dễ bị viêm hơn nhóm xoang sau và thường do: Cảm cúm, viêm
mũi dị ứng, viêm mũi mạn tính, viêm răng hoặc do chấn thương. Viêm xoang có
nhiều thể: Dày viêm mạc, nhày mủ, polyp và có những biến chứng như: Viêm
họng, viêm thanh quản, nhức đầu, viêm dây thần kinh thị, viêm mí mắt, viêm túi lệ,
viêm nghẽn tĩnh mạch xương hàm, viêm não…
Các loại cỏ quanh ta có thể chữa được bệnh xoang hiệu quả:
- Kim ngân hoa: Có vị ngọt, tính hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn,
dùng chữa viêm xoang. Ngoài ra còn chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, phát ban, thấp
khớp…
- Ké đầu ngựa: Còn gọi là Thương nhĩ tử có vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có
tác dụng tiêu độc, sát khuẩn trừ thấp. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn dùng
chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, đau răng.
- Cây cứt lợn: Còn gọi là Hy thiêm bảo có vị đắng, tính hàn, có tác dụng trừ thấp,


hoạt huyết, bổ huyết. Dùng để chữa viêm xoang ngoài ra còn chữa đau lưng, mỏi
gối, tê liệt tay chân, nửa người.
- Tân di: Vị cay, tính ấm có tác dụng tán phong nhiệt thượng trên, thông khiếu.
Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra còn trị ngạt mũi, nhức đầu phong, ngạt mũi khó
thở, mọc nhọt trong mũi.
- Rau diếp cá: Còn có tên là Ngư tinh thảo có vị chua, mùi tanh, tính mát, có tác
dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, sát khuẩn. Dùng chữa viêm xoang, ngoài ra
còn dùng chữa đinh nhọt, bí tiểu, kinh nguyệt không đều, viêm phổi, đau mắt đỏ…
Các bài thuốc chữa viêm xoang:
- Viêm xoang cấp tính: Phải thanh phế nhiệt, giải độc là chính. Dùng bài thuốc với
các vị thuốc: Kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy
thiên thảo 16g, ngư tinh thảo 16g.
- Viêm xoang mạn tính: Phải dưỡng âm, nhuận táo thanh nhiệt giải độc là chính.
Dùng bài thuốc với các vị thuốc: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch
môn 12g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, trần bì 8g, hoàng cầm 12g.
Các bài thuốc trên cho 750ml nước sạch sắc kỹ cho tới khi còn 250ml, chia đều
thành 3 lần uống lúc thuốc còn ấm trong ngày.


×