Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực xã Cự Đồng huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.17 MB, 64 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
"Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá của loài, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng,các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh quốc phòng". Như vậy, để đảm bảo tầm quan trọng đậc biệt của đất đai
đối với việc phát triển kinh tế, tạo sự ổn định chính trị và giải quyết các vấn
đề của xã hội, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác Quản lý Nhà nước
về đất đai liên tục được cập nhật, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện
kinh tế, chính trị của đất nước. Trong đó ghi rõ:
Khảo sát, đánh giá, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong
mười ba nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được quy định.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đấtt là nội dung quan trọng, được xây dựng
năm năm một lần gắn liền với việc kiểm kê đất đai . Bản đồ hiện trạng sử
dụng đất cung cấp các thông tin về mặt không gian (vị trí, hình dạng, kích
thước), thuộc tính ( loại đất,....) của thửa đất. Là tài liệu pháp lý cao để Uỷ
ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đất
đai, là cơ sở để phục vụ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .
Ngày nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra
một cách nhanh chóng, sự phát triển của công nghệ thông tin diễn ra rất mạnh
mẽ, có sức lan tỏa vào các ngành, các lĩnh vực và đi sâu vào mọi khía cạnh
của cuộc sống và ngành quản lý đất đai cũng không nằm ngoài sự tác động


đó.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đồng thời được sự phân công của khoa
Trắc địa - Bản đồ Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, chúng
tôi vận dụng trang thiết bị máy vi tính, kết hợp với phần mềm địa chính như

1


MicroStation V8i, phần mềm thành lập bản đồ hiện trạng Viet Map XM,
MapSubject, Autocard. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn của cô Thạc sỹ Vương
Thị Hòe chúng tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp: " Thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất khu vực xã Cự Đồng huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ."
2. Mục tiêu đề tài
- Tập dượt, học hỏi những kiến thức cơ bản, tìm hiểu và nắm bắt quy
trình công nghệ tiên tiến trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất bằng công nghệ số. Qua đó, củng cố và nâng cao kiến thức làm sáng tỏ
thêm nội dung thực tập.
- Xây dựng được báo cáo thuyết minh kèm theo bản đồ hiện trạng sử
dụng đất khu vực xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất của khu vực nghiên cứu
để từ đó xác định được diện tích tự nhiên xã Cự Đồng, hiện trạng quỹ đất
đang sử dụng, quxy đất đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn hoang hóa, quỹ đất
chưa sử dụng, xác định được tình hình biến động đất đai so với các kì trước,
tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, tình
hình thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa
chính.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Nghiên cứu đấnh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai tại khu vực
nghiên cứu.

- Xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Cự Đồng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: thu thập, tổng hợp các thông
tin và tài liệu có liên quan. Xử lý các tài liệu để định hướng giải quyết các vấn
đề đặt ra.

2


- Phương pháp điều tra, thu thập: Điều tra, thu thập các tài liệu.
- Phương pháp tin học: Ứng dụng các phần mềm tin học để thực hiện đề
tài.
5. Cơ sở dữ liệu
Sử dụng dữ liệu từ bản đồ địa chính xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ

3


CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT
1.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của bản đồ sử dụng đất
1.1.1 Khái niệm của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Theo cách hiểu khoa học thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ
chuyên đề được thành lập theo đơn vị hành chính các cấp, các vùng địa lý tự
nhiên, kinh tế- xã hội và cả nước. Trên đó thể hiện chính xác các thông tin về
ranh giới, vị trí, số lượng, diện tích của các loại đất và loại hình sử dụng đất
tại thời điểm nhất định . Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất bao gồm
hai nội dung chính đó là cơ sở địa lý và nội dung chuyên đề.
Trong đó nội dung chuyên đề được hiểu giống như "hiện trạng sử dụng

đất" , nó biều thị các ranh giới của các đơn vị sử dụng đất, phân loại đất, biểu
đồ cơ cấu.
Theo định nghĩa của Bộ Tài nguyên Và Môi trường, Quyết định số
22/2007/QĐ-BTNMT: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự
phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng
đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vị hành chính các cấp,
các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước.
Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy
đủ, trung thực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ.
1.1.2 Vai trò của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu hỗ trợ đắc lực cho công tác
quản lý Nhà nước về đất đai. Vì vậy, vai trò của nó bao gồm:
Nhằm thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng
theo định kỳ hàng năm và 5 năm, được thể hiện theo đúng vị trí, diện tích,

4


đúng loại đất được ghi trong Luật Đất đai 2013 trên các bản đồ thích hợp của
các cấp.
Xây dựng tài liệu cơ bản phuc vụ các yêu cầu cấp bách của công tác
quản lý Nhà nước về đất đai.
Làm tài liệu phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất và việc kiểm
tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.
Làm tài liệu cơ bản và thống nhất các ngành khác sử dụng, xây dựng các
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình,
đặc biệt các ngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp.....
1.1.3 Nhiệm vụ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Có 4 nhiệm vụ chính trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
1. Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất tại một thời điểm nhất định.

2. Đạt được độ chính xác cao về vị trí, hình dạng, kích thước, diện tích
và loại sử dụng của từng khoảnh đất.
3. Việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đạt được độc chính
xác cao. Phải được xây dựng theo tất cả các cấp hành chính với hệ thống lần
lượt từ các cấp dưới lên cấp cao hơn: bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là cấp xã, tiếp
theo là cấp huyện, tiếp đến là cấp tỉnh, cao hơn là cấp vùng và cuối cùng là cả
nước. Phải đảm bảo được tính đồng bộ và hiệu quả với công tác kiểm kê và
quy hoạch sử dụng đất: tên gọi và mã số các loại hình sử dụng đất thể hiện
trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thống nhất với các kết quả của công
tác kiểm kê và quy hoạch sử dụng tại cùng một thời điểm, tỷ lệ bẩn đồ hiện
trạng sử dụng đất phải cùng tỉ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất cùng cấp
(trừ cấp xã) được quy định rõ trong Luật Đất đai năm 2013.
4. Phải đảm bảo được tính đồng bộ và hiệu quả với công tác kiểm kê và
quy hoạch sử dụng đất (tên gọi các loại hình sử dụng đất, mã số), tỉ lệ bản đồ
hiện trạng đất phải cùng tỉ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụng đất cùng cấp.

5


1.1.4 Cơ sở toán học.
- Hệ quy chiếu: Bản đồ nền phải được thực hiện theo quy định tại Quyết
đinh số 83/2000/QĐ-TT ngày 12/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử
dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam; Quyết định số
05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27/2/2007 về sử dụng hệ thống tham số tính
chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam-2000.
- Các tham số của hệ quy chiếu VN-2000:
Hệ quy chiếu tọa độ và cao độ VN-2000 được bắt đầu thành lập từ
năm 1994 và được công bố kết quả vào năm 2000 trên cơ sở được xác định
bằng định nghĩa sau:
Hệ quy chiếu VN-2000 là một hệ quy chiếu có tọa độ và cao độ trắc địa

gồm 2 hệ:
+ Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được
định nghĩa là gốc có độ cao 0.000 mét tại Hòn Dấu- Hải Phòng. Sau đó dùng
phương pháp thủy chuẩn truyền dẫn đến những nơi cần xác định khác, xa
hơn. Cao độ một điểm mặt đất bất kì trong hệ quy chiếu này thể hiện bằng cao
độ chuẩn Hy, theo phương dây dọi từ điểm đó đến mặt QuasiGeoid.
+ Hệ quy chiếu tọa độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thước do WGS84 được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:
Bán trục lớn: a = 6378137.000 m
Độ dẹt: f = 1:298.257223563
Vận tốc góc quay quanh trục : w = 7292115.0 x 10–11 rad/s
Hằng số trọng trường Trái Đất: GM = 3986005.108m3/s-2
Vị trí Ellipsoid quy chiếu quốc gia : Ellipsoid WGS-84 toàn cầu được
định vị phù hợp với lãnh thổ Việt nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài
có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều trên toàn lãnh thổ.
Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện Khoa học Đo đạc-Bản
đồ, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

6


Hệ thống toạ độ phẳng: Hệ toạ độ phẳng UTM quốc tế, được thiết lập
trên cơ sở lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc.
- Lưới chiếu bản đồ được quy định như sau:
Sử dụng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc với mũi chiếu 3o có hiệu số
điều chỉnh tỉ lệ biến dạng với chiều dài K0= 0,9999 để thành lập các bản đồ
nền có tỉ lệ từ 1: 10.000 đến 1: 1.000.
- Kinh tuyến trục: bản đồ nền các xã được quy định theo từng tỉnh. Đối
với tỉnh Phú Thọ là 104o45’
- Tỉ lệ bản đồ: Tỉ lệ bản đồ nền được dựa vào: kích thước, diện tích, hình
dạng của đơn vị hành chính, đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung

hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ. Tỉ lệ bản đồ nền cũng là tỉ lệ
của bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định trong bảng sau:
Bảng 01: Tỉ lện bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản
đồ
Cấp xã

Tỷ lệ bản đồ

Quy mô diện tích tự
nhiên (ha)
Dưới 120
Từ 120 đến 500
Từ 500 đến 3.000
Trên 3.000
Dưới 3.000
Từ 3.000 đến 12.000
Trên 12.000
Dưới 100.000
Từ 100.000 đến 350.000
Trên 350.000

1:1 000
1:2 000
1:5 000
1:10 000
1:5 000
Cấp huyện
1:10 000
1:25 000

1:25 000
Cấp tỉnh
1:50 000
1:100 000
Cấp vùng
1:250 000
Cả nước
1:1.000 000
Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của
khoảng giá trị quy mô diện tích trong 3 cột ở Bảng 01 thì được phép chọn tỉ lệ
bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định tại Bảng 01.
1.2 Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

7


Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ngoài các nội dung đã có trên bản đồ nền
là cơ sở địa lý phục vụ cho việc biểu thị các nội dung về phân bố các loại đất.
Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các cấp phải đáp ứng được
các mục đích, yêu cầu đặt ra nhằm cung cấp cho người sử dụng các thông tin
về hiện trạng sử dụng đất được thể hiện lên bản đồ.
Bao gồm 2 nội dung chính là nội dung về cơ sở địa lý và nội dung về
hiện trạng sử dụng đất. Trong đó:
- Nội dung cơ sở địa lý gồm:
+ Dáng đất: được biểu thị bằng được bình độ và điểm ghi chú độ cao,
khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái cuản bản đồ
địa hình cùng tỉ lệ và điểm độ cao đặc trưng.
+ Biểu thị thủy hệ: đường bờ sông, hồ, đường bờ biển. Đường bờ biển
được thực hiện theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.

+ Biểu thị hệ thống giao thông: đường sắt, đường bộ và các công trình
giao thông có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng
sử dụng đất cấp xã như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được biểu thị đến đường trục
chính trong khu dân cư, khu đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém phát
triển, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường mòn.
+ Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính: được xác định theo hồ
sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định
điều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Biểu thị các nội dung khác như: các điểm địa vật độc lập quan trọng
có tính định hướng và công trình kinh tế, văn hóa- xã hội, ghi chú địa danh,
tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú khác cần thiết.
+ Biểu thị lưới kilomet hoặc lưới kinh, vĩ tuyến:

8


Bản đồ nền dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỉ lệ
1:1 000, 1:2 000, 1:5 000, và 1:10000 chỉ biểu thị lưới kilomet là 10 cm x 10
cm.
Nội dung hiện trạng sử dụng đất:
+ Biểu thị các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ
hiện trạng sử dụng đất phải tuân theo các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ’’ do Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất.
Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín. Mỗi khoanh đất
được biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng đất.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có
diện tích trên bản đồ theo quy định trong bảng sau:

Bảng 02: Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ
Diện tích khoanh đất
Từ 1:1 000 đến 1:10 000
≥ 16mm2
Từ 1:25 000 đến 1:100 000
≥ 9mm2
Từ 1:100 000 đến 1:1000 000
≥ 4mm2
Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ
các tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất sang bản đồ nền
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không vượt quá ±0,7 mm tính theo tỉ lệ bản đồ nền.
+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất
không

vượt quá ± 0,5 mm tính theo tỉ lệ bản đồ nền.
Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện được biểu đồ cơ cấu

diện tích các loại đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng đất. Tất cả các ký
hiệu sử dụng để thể hiện nôi dụng bản đồ phải giải thích đầy đủ trong bảng
chú dẫn.
1.3 Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

9


Trong quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Cự Đồng
phải tuân thủ hai quy trình sau:

 Quy trình 1: Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo
phương pháp sử dụng bản đồ địa chính được thực hiện theo sơ đồ sau :
Xây dựng Thiết kế kỹ thuật Dự toán công trình
Công tác chuẩn bị
Công tác ngoại nghiệp
Biên tập, tổng hợp
Hoàn thiện và in bản đồ
Kiểm tra, nghiệm thu
Sơ đồ 01: Các bước xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính

Bước 1: Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình
- Khảo sát sơ bộ, thu thập, đánh giá, phân loại tài liệu. Đây là công đoạn
Sở Tài nguyên và Môi trường thu thập các tài liệu như bản đồ, các văn bản
pháp lý liên quan từ đó phân loại để gửi xuống đơn vị thi công
- Xây dựng Thiết kế kỹ thuật – Dự toán công trình tức là đưa ra các
bước cơ bản thành lập bản đồ, từ đó ứng với mỗi bước Sở Tài nguyên Môi

10


trường có trách nhiệm tính chi phí cần thiết để đưa ra số tiền thích hợp cho
hợp đồng thành lập bản đồ hiện trạng với đơn vị thành lập bản đồ.
Bước 2: Công tác chuẩn bị
- Thành lập bản đồ nền từ bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
Là quá trình tổng hợp bản đồ địa chính thành một file tổng thể, chuyển vẽ các
yếu tố nội dung cơ sở địa lý (như giao thông, thủy hệ, địa hình, ghi chú, kí
hiệu…) lên file tổng thể.
- Nhân sao bản đồ nền, bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở.
- Vạch tuyến khảo sát thực địa. Đây là bước tiền đề cho công tác ngoại

nghiệp tiếp theo, đơn vị xây dựng bản đồ có trách nhiệm phác họa sơ đồ điều
tra thực địa để có thể khoanh vẽ các yếu tố hiện trạng sử dụng đất cũng như
chỉnh sửa các yếu tố nội dung cơ sở địa lý được nhanh và chính xác nhất
Bước 3: Công tác ngoại nghiệp
- Điều tra, đối soát, bổ sung, chỉnh lý các yếu tố nội dung cơ sở địa lý
lên bản sao bản đồ nền. Mặc dù dựa vào bản đồ địa chính đã có thể khoanh
vẽ, số hóa được các yếu tố nội dung cơ sở địa lý nhưng để chính xác hơn cần
điều tra thực địa để chỉnh sửa bổ sung lên bản đồ nền.
- Điều tra, khoanh vẽ, chỉnh lý, bổ sung các yếu tố nội dung hiện trạng
sử dụng đất lên bản sao bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Tức là
việc khoanh các loại đất cùng mục đích sử dụng lên bản đồ địa chính.
Bước 4: Biên tập, tổng hợp
- Kiểm tra tu chỉnh kết quả điều tra, bổ sung, chỉnh lý ngoài thực địa.
Sau khi điều tra ngoài thực địa về các yếu tố nội dung hiện trạng sử
dụng đất cũng như các yếu tố nội dung cơ sở địa lý cần phải kiểm traviệc điều
tra đã đầy đủ hay chưa, xem xét còn đối tượng nào cần phải tiến hành điều tra

11


lại hay không, cần loại bỏ những đối tượng nào không cần thiết… Chỉnh sửa
các yếu tố nội dung cơ sở địa lý đã được xây dựng ở bước 2.
- Chuyển các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính
lên bản đồ nền.
- Tổng quát hóa các yếu tố nội dung bản đồ.
- Biên tập, trình bày bản đồ là bước hết sức quan trọng quyết định đến
tính thẩm mỹ của tờ bản đồ. Ở bước này người kỹ thuật viên có trách nhiệm
trình bày các lớp đối tượng sao cho không xảy ra việc trùng lặp, chồng chéo
lên nhau.
Bước 5: Hoàn thiện và in bản đồ

- Kiểm tra kết quả thành lập bản đồ.
Yêu cầu để bản đồ có tính pháp lý là phải có sự chấp thuận của Hội
đồng kiểm tra, nghiệm thu; muốn Hội đồng kiểm tra, nghiệm thu không bác
bỏ thành quả của mình người kỹ thuật viên phải kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm
của mình trên file số cũng như file giấy trước khi đưa ra hội đồng kiểm tra.
- In bản đồ.
- Viết thuyết minh thành lập bản đồ theo Quy định về thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐBTNMT).
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu
- Kiểm tra, nghiệm thu. Đây là công đoạn quyết định tính thành bại của
sản phẩm. Công đoạn này được tiến hành bởi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra
bản đồ (do Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ định). Việc kiểm tra phải tuân
thủ theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường . Trong kiểm tra nghiệm
thu Hội đồng kiểm tra nghiệm thu có trách nhiệm ghi những thiếu sót vào
phiếu để sữa chữa. Kiểm tra xong phải đưa ra ý kiến nhận xét, toàn bộ quá
trình kiểm tra phải được lập thành văn bản.

12


- Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
 Quy trình 2: Quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất dạng số gồm các bước trong sơ đồ sau:

13


Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa
Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ
Phân lớp các đối tượng, nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu

bản đồ
Xác định cơ sở toán học cho bản đồ
Quét bản đồ và nắn ảnh quét hoặc định vị bản đồ tài liệu dùng thành
lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn số hóa
Số hóa và làm sạch các dữ liệu
Trình bày, biên tập bản đồ
In bản đồ , kiểm tra, chỉnh sửa
Nghiệm thu bản đồ trên máy tính
In bản đồ ra giấy
Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD
Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy
Viết thuyết minh bản đồ, đóng gói, giao nộp sản phẩm
Sơ đồ 02: Các bước xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ
bản đồ địa chính
Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hóa.

14


Thu thập các tài liệu bản đồ như bản đồ địa chính, bản đồ quy hoạch ba
loại rừng, bản đồ địa hình, bản đồ địa giới hành chính 364; số liệu tổng hợp
về diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính của xã cần thành lập bản đồ
để chuẩn bị cho công tác số hóa bản đồ.
Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ.
Để thuận tiện cho quá trình lưu trữ, truy xuất bản đồ một cách có hệ
thống, khoa học cần thiết phải xây dựng thư mục lưu trữ ngay từ ban đầu. Thư
mục được xây dựng theo đơn vị hành chính từ tỉnh đến huyện rồi đến xã.
Bước 3: Phân lớp các đối tượng, nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu
bản đồ.
Đây là bước quan trọng trong thành lập bản đồ nói chung và bản đồ hiện

trạng nói riêng. Tuy nhiên, theo quy định thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất thì các lớp của các đối tượng cũng như hệ thống kí hiệu đã được Bộ Tài
nguyên Môi trường quy định và cung cấp rõ ràng tại tập Ký hiệu bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định
số 23/2007/QĐ-BTNMT). Nên trong quá trình số hóa, thành lập bản đồ ta chỉ
việc căn cứ vào các quy định đó là được.
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ.
Là quá trình xây dựng seed file chuẩn cho bản đồ hiện trạng sử dụng
đất. Seed file này căn cứ theo Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất (Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT.
Bước 5: Quét bản đồ và nắn ảnh quét hoặc định vị bản đồ tài liệu dùng
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn số hóa.
Nếu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính dạng
giấy, yêu cầu phải quét bản đồ và số hóa lại từ đầu. Tuy nhiên, hiện nay đa số
bản đồ địa chính đều có ở dạng số nên ta không cần phải số hóa mà chỉ cần
tổng hợ các file bản đồ địa chính để tiến hành lập bản đồ nền. Mặc dù vậy,

15


bản đồ địa chính được xây dựng trên một seed file khác với seed file của bản
đồ hiện trạng vì vậy cần thiết chuyển từ seed file địa chính sang seed file hiện
trạng để phù hợ với cơ sở toán học của bản đồ nền thành lập bản đồ hiện
trạng.
Bước 6: Số hóa và làm sạch các dữ liệu.
Là quá trình khoanh vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý và các nội dung
hiện trạng sử dụng đất dựa vào bản đồ địa chính tổng thể. Sau khi đã khoanh
vẽ toàn bộ tờ bản đồ tiến hành xóa bỏ những đối tượng không cần thiết của
bản đồ địa chính dùng để số hóa.
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ.

Đây chính là việc tạo ra tính thẩm mỹ và trực quan của tờ bản đồ, công
đoạn này nhằm đưa các mã loại đất vào trong khoanh đất, đưa các lớp về
đúng thứ tự trên dưới để tránh tình trạng nhiễu loạn tông tin…
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa.
Sau khi đã khoanh vẽ và biên tập xong tiến hành in bản đồ, kiểm tra các
sai sót, căn cứ vào các số liệu điều tra thực địa để chỉnh sử lại bản đồ ngay
trên máy tính. Hoặc chỉnh sửa trên bản đồ giấy vừa in ra rồi căn cứ vào đấy để
sửa lại trên máy tính.
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính.
Mặc dù đã kiểm tra và chỉnh sửa nhưng để tránh những sai sót có thể
xảy ra, cũng như để tiết kiệm chi phí in ấn người kỹ thuật viên có trách nhiện
kiểm tra bản đồ ngay trên máy tính. Đây cũng chính là bước cuối cùng chuẩn
bị cho việc kiểm tra nghiệm thu bởi cơ quan có thẩm quyền (Hội đồng kiểm
tra nghiệm thu bản đồ).

Bước 10: In bản đồ ra giấy.

16


Sau khi người kỹ thuật viên kiểm tra, nghiệm thu sơ bộ bản đồ trên giấy
cũng như trên máy tính tiến hành in bản đồ để chuẩn bị cho Hội đồng kiểm
tra, nghiệm thu tiến hành kiểm tra.
Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD.
Ngoài dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được in ra để đưa
đi kiểm tra, nghiệm thu đơn vị thi công còn phải xuất bản đồ ra đĩa CD để Hội
đồng kiểm tra, nghiệm thu tiến hành kiểm tra nghiệm thu file bản đồ hiện
trạng sử dụng đất dạng số, tránh những sai sót về seed file, cơ sở toán học...
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy.
Để nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy cần có một Hội đồng

kiểm tra nghiệm thu. Hội đồng này căn cứ vào thời gian quy định tiến hành
một buổi nghiệm thu sản phẩm bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Các căn cứ,
công đoạn và yêu cầu kỹ thuật của việc kiểm tra được quy định rõ trong
Thông tư số 02/2007/BTNMT về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm
thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
Trong kiểm tra nghiệm thu Hội đồng kiểm tra nghiệm thu có trách
nhiệm ghi những thiếu sót vào phiếu để sữa chữa. Kiểm tra xong phải đưa ra
ý kiến nhận xét, toàn bộ quá trình kiểm tra phải được lập thành văn bản.
Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ, đóng gói và giao nộp sản phẩm.
Để đưa ra cái nhìn chi tiết, logic và đầy đủ hơn phải thành lập một báo
cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Bản báo cáo thuyết minh bản
đồ được xây dưng theo Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT. Trên thực tế thì
báo cáo thuyết minh bản đồ được xây dựng trước khi nghiệm thu, và chính nó
cũng được nghiệm thu bởi Hội đồng kiểm tra nghiệm thu.
Sau khi nghiệm thu xong tiến hành chỉnh sửa theo phiếu kiểm tra của
Hội đồng kiểm tra nghiệm thu, in bản đồ, xuất bản đồ ra đĩa CD và giao nộp.

17


Như vậy, quá trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số là sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai quy trình trên. Trong đó, quy trình công nghệ
thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số làm sáng tỏ hơn, cụ thể hóa
các bước của quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã theo
phương pháp sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở. Và
ngược lại các bước của quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp
xã theo phương pháp sử dụng bản đồ địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở
là tiền đề, cơ sở để thực hiện quy trình công nghệ thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất dạng số theo một hướng riêng. Đó là xây dựng bản đồ hiện trạng

sử dụng đất dạng số từ bản đồ địa chính chứ không phải xây dựng bản đồ số
một cách chung chung.
Tuy nhiên, để phù hợp và đúng với thực tiễn thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất hiện nay của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như cả
nước, chúng tôi xây dựng các công đoạn thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất từ khâu chuẩn bị đến khâu in xuất bản đồ, nghiệm thu và giao nộp sản
phẩm nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lí theo hai quy trình trên.

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MICROSTATION
VÀ ỨNG DỤNG
2.1 Giới thiệu phần mềm MicroStation

18


Bentley MicroStation là phần mềm CAD truyền thống và nổi tiếng của
tập đoàn Bentley, chuyên cung cấp các giải pháp để tạo, quản trị và xuất bản
nội dung thuộc các lĩnh vực kiến trúc, công nghiệp, xây dựng. MicroStation
V8 là phiên bản mới nhất được công bố, hỗ trợ toàn diện tất cả các định dạng
CAD chuẩn hiện nay là DWG của AutoCAD và DGN của MicroStation.
MicroStation là phần mềm nền tảng trong lĩnh vực phần mềm thiết kế
trợ giúp bằng máy tính Computer Aided Design (CAD) và thông tin địa lý
(GIS). MicroStation hỗ trợ tất cả các định dạng CAD chuẩn trên thế giới hiện
nay, cho phép bảo mật các dữ liệu thiết kế; kết hợp cả dữ liệu thiết kế 2D và
3D; xử lý ảnh trong lĩnh vực làm bản đồ.
- Được thiết kế như là phần mềm CAD nền tảng, tập trung hỗ trợ cho
các chức năng thiết kế AEC – Khả năng tương tác giữa các loại dữ liệu CAD
chuẩn và quản lý thay đổi trong luồng làm việc. – Được thiết kế để tăng
cường khả năng làm việc cộng tác. – Cung cấp khả năng mô hình hoá và các
công cụ hình dung cho đối tượng thiết kế

– MicroStation hỗ trợ tất cả các định dạng CAD chuẩn trên thế giới hiện
nay; cho phép bảo mật các dữ liệu thiết kế; kết hợp cả dữ liệu thiết kế 2D và
3D; xử lý ảnh trong lĩnh vực làm bản đồ; hỗ trợ Unicode; hỗ trợ các hệ CSDL
Oracle. MS SQL, Sybase, Informix, Access – Phần mềm đã được chào bán tại
kỳ SoftMart 2003
– GPP Phần mềm đã được doanh nghiệp trong nước sử dụng, cụ thể là
các phòng ban, công ty làm bản đồ – Cục đo đạc bản đồ – Bộ tài nguyên môi
trường , các phòng ban, công ty làm bản đồ – Cục bản đồ quân đội,
Vietsovpetro, Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT – GPP Phần mềm đã được
doanh nghiệp nước ngoài sử dụng.

19


– Cấu hình thiết bị ứng dụng: Tối thiểu RAM 128 MB, Intel®
Pentium® or AMD AthlonTM – Hệ điều hành: Chạy trên các hệ điều hành
Win98, WinNT, WinXP, Win2000, Vista.
MicroStation V8 hiện nay đã giải quyết được một loạt các hạn chế về
dung lượng file. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực làm bản đồ, nhất
là khi phát triển các bản đồ địa hình mô phỏng chi tiết cần đến dựng lưới và
phân tính bề mặt. cách phân chia lớp thông tin trong giới hạn từ 0-63 lớn đã bị
loại bỏ mà thay bằng số các lớp thông tin theo nhu cầu người sử dụng.
Tính linh hoạt trong dùng của MicroStation V8 được thể hiện qua việc
kết hợp dữ liệu 2D và 3D trong cùng một file. Người dùng có thể nhanh
chóng gắn một file tham chiếu 2D trên một file địa hình 3D. Một ảnh nền bản
đồ cho địa hình cũng có thể được thể hiện ở tất cả các góc cạnh nhìn từ vị trí
phẳng cho đến vị trí phối cảnh. Trong thiết kế kiến trúc, người kĩ sư bên cạnh
bản vẽ phối cảnh, họ có thể nhanh chóng đưa một mô tả thiết kế chi tiết bản
vẽ phối cảnh ở dạng 2D để bổ xung thông tin bản vẽ. MicroStation V8 có thể
coi như là một ứng dụng đồ hoạ kết hợp nhuần nhuyễn giữa thiết kế 2D và 3D

trong tất cả mọi lĩnh vực có liên quan
- Trong đề tài nghiên cứu này, em sử dụng phần mềm hỗ trợ Viet Map
XM trong MicroStation để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
VietMap XM là phần mềm phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa
chính một cách chuyên nghiệp với những tính năng độc đáo, mềm dẻo và đơn
giản với người sử dụng. Phần mềm được viết trên môi trường MicroStation
V8 XM, một môi trường đồ hoạ với đầy đủ những tính năng mạnh mẽ nhất rất
thuận tiện cho việc biên vẽ bản đồ.
Trong lĩnh vực bản đồ, với mong muốn có một phần mềm phần mềm
chuyên nghiệp cho những đồng nghiệp làm trong lĩnh vực địa chính. Phần
mềm được viết ra với tiêu chí đơn giản, thân thiện với người sử dụng, với

20


hướng dẫn chi tiết cho người dùng mới vào nghề, có tính tự động hoá với độ
chính xác cao. Phần mềm là sự tổng hợp những tính năng mạnh mẽ của những
phần mềm hiện đang được sử dụng rộng rãi hiện nay và được cải tiến để dễ
dàng, thuận tiện hơn với người sử dụng. Với VietMap XM thời gian thành lập
bản đồ sẽ được giảm đáng kể với chi phí phù hợp với cả những đơn vị vừa và
nhỏ.
Phần mềm được thiết kế với những tính năng mở, hầu như mọi thứ đều
có thể sửa đổi được khi bạn dùng vietmap. Ta có thể sửa thông tin trong bảng
loại đất, trạng thái rừng để phù hợp với quy phạm hiện hành, đặc biệt có thể
sửa được phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, tỷ lệ cell trong các menu biên tập để
phù hợp với những yêu cầu không theo mẫu quy phạm.
Chức năng biên tập bản đồ thông minh, hiện khoảng cách và đánh dấu
các vị trí của những đối tượng ghi chú hay cell cùng kiểu giúp dễ dàng căn
chỉnh đảm bảo mật độ các ghi chú được đều đặn trên bản đồ.
Phần mềm có tính năng thiết kế các loại hồ sơ thửa đất, giấy chứng

nhận. Chức năng này rất hữu ích với công tác thành lập bản đồ địa chính vì
các mẫu hồ sơ thửa đất (hskt, biên bản giáp ranh, trích lục...) theo từng tỉnh
thường không giống nhau và có những điểm khác so với quy phạm. Khi tạo
hồ sơ thửa đất mương đường sẽ được vẽ offset và tự động ghi chú, có đủ các
tuỳ chọn để tạo ra được một mẫu khác với những mẫu đã có sẵn. Chạy hồ sơ
thửa đất theo mục đích sử dụng, theo thôn xóm, hoặc theo tiêu chí lọc khác do
người dùng chọn. Có thể ghép nhiều tờ bản đồ để chạy, ghi chú tờ bản đồ
trong trường hợp thửa ở ngoài biên.
Phần mềm có tính năng kiểm tra lỗi biên tập chồng đè lên thửa (sẽ đưa
ra rất ít lỗi so với các phần mềm khác do sử dụng kỹ thuật tạo fence shape
nghiêng theo hướng các ghi chú), kiểm tra tính thống nhất giữa dữ liệu hiển
thị trên màn hình với cơ sở dữ liệu bản đồ.

21


Một số các tính năng khác như xoá các text trùng nhau có cùng thuộc
tính, cắt mương đường theo đường chia mảnh bản đồ địa chính, đổi màu nét
ranh giới thửa theo mục đích sử dụng (có thể dùng để đổi màu các nét thuỷ
văn, đường giao thông trùng thửa), tạo polygon cho lớp thửa (có thể tô màu
vùng), kiểm tra tiếp biên bản đồ địa chính cực kỳ chính xác, in hồ sơ thửa đất
hàng loạt (có thể in hồ sơ thửa đất của các phần mềm khác), kiểm tra các thửa
không được tính diện tích do không nối ngoài biên bằng cách tạo đường bao
ngoài mảnh, tiện ích nối nhiều đoạn thẳng thành một đoạn thẳng duy nhất
(biên tập các đường của địa vật hình tuyến), tiện ích phân mảnh in đối soát có
phân trang theo dòng - cột có hỗ trợ in hàng loạt hoặc in theo các trang nhập
vào.
Có chức năng bao vùng khu đo khi triển điểm chi tiết, tiện ích trừ góc
khi đo không quy “0” ngoài thực địa.
Các chức năng gán nhãn chính xác tuyệt đối nếu nhãn nằm trong thửa,

hỗ trợ lấy thông tin từ file báo cáo của famis, gán thông tin thửa đất từ file
excel do người dùng nhập, xuất báo cáo ra file excel, file dữ liệu thửa đất dbf
của Famis, file txt Famis. Chức năng gán sẽ báo cho người dùng biết những
thửa chưa được gán trong bảng Cơ sở dữ liệu bản đồ.
Hỗ trợ cắt mảnh hàng loạt hoặc cũng có thể cắt từng mảnh theo kiểu
Famis, khi cắt mảnh dữ liệu thửa đất cũng sẽ được cắt theo ứng với các thửa
trong mảnh bản đồ, vẽ khung chính xác với các tuỳ chọn sẽ giúp bạn không
phải biên tập lại khung.
Có thể vẽ nhãn tự động hoặc vẽ từng nhãn chính xác, không bị nhầm
hay sót thửa, có chức năng kiểm tra và cập nhật lại nhãn theo cơ sở dữ liệu
bản đồ. Tiện ích này giúp ta không phải sửa thông tin nhãn trên màn hình mà
nhãn sẽ được sửa tự động, ngoài ra còn phát hiện những nhãn trùng, những
thửa chưa vẽ nhãn, những nhãn có số thửa không hợp lệ.

22


×