Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ứng dụng công nghệ viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực đồng bằng sông cửu long năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

NGUYỄN HỬU NHẢ

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------------------------

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM THÀNH LẬP
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014

LUẬN VĂN KỸ SƯ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã ngành: 52850103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. Nguyễn Thị Hồng Điệp


SINH VIÊN THỰC HIỆN
Nguyễn Hửu Nhả
MSSV: 4105065
Lớp Quản Lý Đất Đai K37

Cần Thơ – 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
---------oOo---------

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN
Xác nhận của Bộ môn Tài nguyên đất đai về đề tài:
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014”
Do sinh viên: Nguyễn Hửu Nhả

MSSV: 4115065

Lớp Quản lý đất đai K37, Bộ môn Tài nguyên đất đai – Khoa Môi trường và Tài
nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Từ ngày 01/08/2014 đến ngày 01/12/2014
Ý kiến bộ môn : ........................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2014
Trưởng Bộ Môn

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-------  -------

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai với đề tài
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014”
Do sinh viên: Nguyễn Hửu Nhả

MSSV: 4115065

Lớp Quản lý đất đai K37 – Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại
học Cần Thơ thực hiện từ ngày 01/08/2014 đến 01/12/2014
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua!
Cần Thơ, Ngày……..Tháng……..Năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Nguyễn Thị Hồng Điệp

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
------------o0o------------

CHỨNG NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Hội đồng chấm báo cáo Luận văn tốt nghiệp chứng nhận chấp thuận báo cáo với đề tài
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014”
Do sinh viên: Nguyễn Hửu Nhả

MSSV: 4115065

Lớp Quản lý đất đai K37, Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và Tài

Nguyên thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Từ ngày 01/12/2014 đến 01/12/2014 và bảo vệ trước hội đồng…………..
………………………………………….

Ngày……Tháng……Năm 2014

Báo cáo Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức:……………………
Ý kiến hội đồng
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2014
Chủ tịch hội đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hửu Nhả


iv


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Hửu Nhả.
Ngày sinh: 10/04/1992.
Nơi sinh: Bình Minh, Vĩnh Long
Họ tên cha: Nguyễn Hữu Phước.
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Hảnh.
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2010, tại Trường trung học phổ thông Hoàng
Thái Hiếu, Bình Minh, Vĩnh Long.
Vào học tại Trường Đại học Cần Thơ tháng 9/2011, học ngành Quản Lý Đất Đai.
Tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Quản Lý Đất Đai năm 2014.

v


LỜI CẢM TẠ
Qua ba năm học tại khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Trường Đại học Cần
Thơ với những kiến thức mới , những lĩnh vực khoa học đầy mới mẻ, ngoài nổ lực của
bản thân cố gắng tìm tòi, học hỏi, nếu không có sự chỉ dạy tận tình của quý Thầy Cô,
chắc chắn khó mà thành công được.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, trong bộ môn Tài Nguyên
Đất Đai đã tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn chỉnh luận văn.
Thời gian làm luận văn tại Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai đã giúp em có điều kiện cũng
cố thêm những kiến thức đã học, đồng thời áp dụng những kiến thức đó vào thực tiễn.
Đây chính là kết quả của một quá trình rèn luyện, học tập của em tại Trường Đại học
Cần Thơ.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:

Quý thầy cô thuộc Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, Trường Đại học Cần Thơ, những
người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian học và rèn luyện tại
trường.
Cô Nguyễn Thị Hồng Điệp người trực tiếp hướng dẫn chính cho em hoàn thành đề
tài luận văn này.
Cô cố vấn học tập Phan Kiều Diễm đã giúp đỡ em tận tình trong suốt ba năm học.
Cám ơn tất cả các bạn lớp Quản lý đất đai K37 đã động viên và cùng tôi trãi qua
thời gian sinh viên.
Sự giúp đỡ trên là niềm phấn khích rất lớn để em hoàn thành luận văn này. Em xin
kính chúc quý Thầy, Cô bộ môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và Tài
Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ được nhiều sức khỏe và công tác tốt.
Sau cùng con xin gởi lòng thành kính sâu sắc đến Ba, Mẹ đã có công sinh thành, nuôi
dạy và luôn quan tâm, động viên con trong suốt quá trình học tập để con có được kết
quả như ngày hôm nay.

Nguyễn Hửu Nhả

vi


TÓM LƯỢC
Đất đai là môi trường sống của con người và cả sinh vật, là địa bàn phân bố dân cư,
xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng. Ngày nay, do sự tăng
dân số, sự phát triển của các đô thị, sự tăng trưởng kinh tế xã hội và một số vấn đề
khác đã và đang tác động rất lớn tới đất đai, đặc biệt đối với vùng Đồng Bằng Sông
Cửu Long là một vùng có hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhiều đặc thù khác biệt,
với lợi thế của thiên nhiên đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất và cung
ứng sản phẩm lớn.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của con người nhiều công nghệ với kỹ thuật cao
đặc biệt công nghệ viễn thám được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt thành lập bản

đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho việc quản lý, theo dõi tài nguyên thiên nhiên
nhất là tài nguyên đất.
Việc thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật bằng phương pháp truyền thống tồn tại
từ rất lâu nhưng mang rất nhiều hạn chế trong thực hiện, đòi hỏi đầu tư lớn về thời
gian và sức lực trong công tác thu thập, tổng hợp thống kê số liệu từ các cấp địa
phương. Đặc biệt là do thời gian tổng hợp và xây dựng bản đồ hiện trạng thảm thực
vật cho lãnh thổ phải kéo dài, dẫn đến thông tin trên bản đồ bị lạc hậu và không còn
chính xác. Do đó, đòi hỏi phải có một phương pháp khác khắc phục được nhược điểm
trên của phương pháp truyền thống trong điều tra nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật,
đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học.
Kết quả nghiên cứu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất khu vực Đồng Bằng Sông
Cửu Long đã giải đoán được 9 đối tượng gồm lúa, thổ canh thổ cư, rừng, cây ăn trái thổ cư, vuông tôm, đất đô thị, lúa tôm, tôm rừng và sông - rạch với độ chính xác đạt
75% (kappa=0,7).
Qua đó cũng đã thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thành Phố Cần Thơ.
Kết quả đã giải đoán được 8 đối tượng gồm đất đô thị, cây lâu năm, lúa, thổ canh thổ
cư, thuỷ sản, rừng, sông và mây với độ chính xác là 68,5% (kappa = 0,6) đối với ảnh
đa phổ 30 m và 62,8% (kappa = 0,5) đối với ảnh đa phổ 15 m bằng phương pháp phân
loại Maximum likelihood, đây là phương pháp phân loại phổ biến nhất.

vii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN .................................................................................................. i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN .......................................................................... ii
CHỨNG NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG ...................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. iv
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ............................................................................................................. v
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................................... vi

TÓM LƯỢC ........................................................................................................................ vii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................................ x
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................ xi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 2
1.1 Định nghĩa đất đai ........................................................................................................ 2
1.2 Khái quát về hiện trạng sử dụng đất .............................................................................. 2
1.3 Tổng quan về viễn thám (Remote sensing) ................................................................... 3
1.3.1 Khái niệm .............................................................................................................. 3
1.3.2 Nguyên lý hoạt động .............................................................................................. 4
1.3.3 Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám ................................................................... 5
1.3.4 Đánh giá độ chính xác trong phương pháp phân loại viễn thám............................ 7
1.3.5 Một số ứng dụng của viễn thám .......................................................................... 10
1.4 Một số nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước ................................................. 11
1.4.1 Những nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................................... 11
1.4.2 Những nghiên cứu trên thế giới........................................................................... 12
1.5 Giới thiệu về vệ tinh LANDSAT .............................................................................. 13
1.6 Giới thiệu khái quát về phần mềm ENVI .................................................................... 15
1.7 Đặc điểm vùng ngiên cứu ........................................................................................... 17
1.7.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 17
1.7.2 Địa hình địa mạo ................................................................................................. 17
1.7.3 Khí hậu thuỷ văn.................................................................................................. 18
1.7.4 Tài nguyên đất ..................................................................................................... 19
1.7.5 Hiện trạng sử dụng đất tại Đồng Bằng Sông Cửu Long ....................................... 19
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................................................... 21
2.1 Phương tiện ................................................................................................................ 21
2.1.1 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................ 21
viii



2.1.2 Trang thiết bị và các phần mềm ........................................................................... 21
2.1.3 Thu thập ảnh và các tư liệu có liên quan .............................................................. 21
2.2 Phương pháp thực hiện ............................................................................................... 21
2.2.1 Các bước phân tích xử lý ảnh .............................................................................. 21
2.2.2 Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất .............................................................. 23
2.2.3 Tổng hợp và viết bài ............................................................................................ 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................ 25
3.1 Kết quả xử lý ảnh ....................................................................................................... 25
3.1.1 Mô tả dữ liệu ảnh ................................................................................................ 25
3.1.2 Kết quả ghép ảnh ................................................................................................ 26
3.1.3 Tạo mặt nạ .......................................................................................................... 26
3.1.4 Thành lập bảng chìa khoá giải đoán .................................................................... 27
3.1.5 Phân tích sự khác biệt giữa các mẫu phân loại .................................................... 29
3.1.6 Phân loại có kiểm soát ........................................................................................ 30
3.1.7 Đánh giá độ chính xác và độ tin cậy .................................................................... 31
3.2 Kết quả thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long ............. 33
3.3 So sánh kết quả giải đoán và số liệu thực tế ................................................................ 36
3.4 Hoàn chỉnh và in ấn bản đồ hiện trạng sử dụng đất ĐBSCL năm 2014 ....................... 37
3.5 Phân loại ảnh đa phổ 15 m và ảnh đa phổ 30 m khu vực Thành Phố Cần Thơ ............. 39
3.5.1 Kết quả tích hợp ảnh đa phổ độ phân giải 15m ................................................... 39
3.5.2 Kết quả phân loại có kiểm soát ............................................................................ 40
3.5.3 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thành Phố Cần Thơ ............................ 42
3.5.4 So sánh số liệu hiện trạng giải đoán với số liệu hiện trạng thống kê .................... 44
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ............................................................................ 46
4.1 Kết luận...................................................................................................................... 46
4.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 47
PHỤ CHƯƠNG.................................................................................................................. 49


ix


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tiêu đề

Trang

1.1

Ma trận sai số của phân loại

7

1.2

Ví dụ về ma trận sai số của phân loại

8

1.3

Các loại ảnh vệ tinh và độ phân giải

10

1.4


Đặc điểm ảnh vệ tinh Landsat 8 được sử dụng trong nghiên cứu

15

1.5

Hiện trạng sử dụng đất khu vực ĐBSCL

20

3.1

Khoá giải đoán ảnh Landsat 8 khu vực ĐBSCL

28

3.2

So sánh sự khác biệt giữa các mẫu phân loại

29

3.3

Ma trận sai số phân loại ảnh

32

3.4


Diện tích các đối tượng sử dụng đất ĐBSCL 2014

34

3.5

Đánh giá độ chính xác sau phân loại

41

3.6

Diện tích các đối tượng được phân loại

44

x


DANH SÁCH HÌNH
Tiêu đề

Hình

Trang

1.1

Nguyên lý hoạt động của viễn thám


1.2

Vệ tinh Landsat 8

13

1.3

Bản đồ vị trí Đồng Bằng Sông Cửu Long

17

2.1

Quy trình xử lý ảnh viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

24

3.1

Ảnh vệ tinh Landsat 8 khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

25

3.2

Ảnh ĐBSCL sau khi ghép

26


3.3

Ảnh khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long được mở cùng với mặt nạ

27

3.4

Kết quả phân loại có kiểm soát các đối tượng năm 2014

30

3.5

Vị trí các điểm điều tra thực địa trên bản đồ

31

3.6

Biểu đồ diện tích phân bố các đối tượng sử dụng đất ĐBSCL năm 2014

33

3.7

Kết quả xử lý sau phân loại

35


3.8

Biểu đồ so sánh diện tích sử dụng đất theo thống kê và giải đoán

36

3.9

Biểu đồ so sánh tổng diện tích sử dụng đất ĐBSCL năm 2014

37

3.10

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ĐBSCL năm 2014

38

3.11

Ảnh tích hợp độ phân giải 15 m khu vực ĐBSCL

39

3.12

Ảnh sau khi cắt từ ảnh tích hợp 15 m của ĐBSCL

40


3.13

Ảnh phân giải trung bình 30 m khu vực Thành Phố Cần Thơ

40

3.14

Kết quả phân loại có kiểm soát ảnh phân giải cao 15

41

3.15

Kết quả phân loại có kiểm soát ảnh phân giải trung bình 30 m

41

3.16

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TPCT năm 2014 (ảnh đa phổ 30 m)

43

3.17

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất TPCT năm 2014 (ảnh đa phổ 15 m)

43


3.18

Biểu đồ so sánh diện tích các đối tượng sử dụng đất

44

4

xi


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng anh

Tiếng Việt

DN

Digatal Number

Giá trị số

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐVT


Đơn vị tính

ENVI

Enviroment for Visualizing Images

Phần mềm giải đoán ảnh

GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Global Poistioning

Hệ thống định vị toàn cầu

LDCM

Landsat Data Continuity Mission

Vệ tinh Landsat 8

MLC

Maximum Likelihood Classifier


OLI

Operational Land Imager

Ảnh vệ tinh Landsat 8

TIRS

The Mal Infrared Sensor

Nhiệt cảm biến hồng ngoại

UTM

Universal Transverse Mercator

Hệ tọa độ Mercator

WGS 84

World Geodetic System

xii


MỞ ĐẦU
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vựa lúa lớn của cả nước, góp phần lớn cho an ninh
lương thực và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hoá và phát triển
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, quá trình chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, chuyển mục đích sử dụng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đã tác động
mạnh mẽ đến tình hình sử dụng đất đai. Trước thực trạng này công tác lập quy hoạch,
khảo sát sử dụng đất đai ngày càng trở nên cấp thiết, nhằm sử dụng đất đai được hợp
lý và hiệu quả, vừa bảo vệ được quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo vấn đề an
ninh lương thực quốc gia vừa đảm bảo được qũy đất phục vụ cho phát triển cơ sở hạ
tầng, chuyên dùng đáp ứng nhu cầu của người dân.
Ngày nay, với sự thăng tiến của khoa học công nghệ, thông tin truyền thông, khoa học
vũ trụ đã giúp ích rất nhiều trong nghiên cứu ứng dụng viễn thám. Với sự phát triển
kinh tế, cơ sở hạ tầng như thế để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đòi hỏi phải
có nguồn kinh phí lớn, nguồn nhân lực đông đảo khi điều tra thực tế. Do đó, ứng dụng
ảnh viễn thám xác định hiện trạng sử dụng đất thực tế hiện nay là rất cần thiết. Vì ảnh
viễn thám có độ chính xác khá tốt và giải quyết được những khó khăn đã nêu ở trên.
Với yêu cầu đặt ra cùng với khả năng ưu việt của công nghệ viễn thám đặc biệt là ảnh
Landsat 8 có độ phân giải là 30m và kỹ thuật xử lý ảnh số của các phần mềm chuyên
dùng, đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2014” được thực hiện với mục tiêu
 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

năm 2014 sử dụng ảnh đa phổ Landsat 8 có độ phân giải là 30m.
 Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất Thành Phố Cần Thơ bằng ảnh đa phổ độ

phân giải 30 m và 15 m.
 Thống kê diện tích của từng loại đất thông qua bản đồ hiện trạng xây dựng được và

số liệu thực tế (niên giám thống kê) năm 2012.

1


CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 Định nghĩa đất đai
Về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì đất đai là “diện tích cụ thể
trên bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và
bên dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng hình, mặt nước (hồ,
sông, suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản
trong lòng đất, tập đoàn động vật và thực vật, trạng thái định cư của con người, những
kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (đường xá, nhà cửa, kênh...)”
(UN, 1994) trích dẫn từ (Lê Quang Trí, 2010).
Theo Lê Quang Trí (2010), thì đất đai thường được định nghĩa như là: “một thực thể tự
nhiên dưới dạng đặc tính không gian và địa hình” cái này thường được kết hợp với
một giá trị kinh tế được diễn tả dưới dạng giá đất/ha khi chuyển quyền sử dụng. Rộng
hơn, quan điểm tổng thể hay tổng hợp cũng bao gồm luôn cả nguồn tài nguyên sinh vật
môi trường và kinh tế xã hội của thực thể tự nhiên.
Theo Brinkman và Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một vùng đất
chuyên biệt trên bề mặt trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự
đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều tăng từ trên xuống dưới, trong đó
bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể động vật và thực vật và kết
quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại
và trong tương lai” (Lê Quang Trí, 2010).
Theo Hồ Thị Lam Trà và Hoàng Văn Hùng (2006), đất đai là một tài nguyên thiên
nhiên, là tài sản vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt là thành phần quan trọng
của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an
ninh và quốc phòng.
Tóm lại đất đai là một tài sản đặc biệt và đất chỉ là một trong những thuộc tính của đất
đai bên cạnh các thuộc tính khác như: khí hậu, thời tiết, tập đoàn động thực vật, các
hoạt động của con người (cải tạo đất trong quá trình canh tác: trồng trọt, chăn nuôi;
xây dựng nhà cửa, đường xá trên đất…).
1.2 Khái quát về hiện trạng sử dụng đất
Hiện trạng sử dụng đất là trạng thái lớp phủ bề mặt trái đất ở một thời điểm nào đó mà
việc phân chia quỹ đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Theo điều 13

của Luật đất đai 2003, nếu căn cứ vào mục đích sử dụng chính thì đất được phân chia
thành 3 nhóm đất chính sau đây:



Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
2


 Đất trồng cây hằng năm gồm đất lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng

cây hằng năm khác.
 Đất trồng cây lâu năm.
 Đất rừng sản xuất.
 Đất rừng phòng hộ.
 Đất rừng đặc dụng.
 Đất nuôi trồng thuỷ sản.
 Đất làm muối.
 Đất nông nghiệp khác theo quy định của chính phủ.



Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất:

 Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp.
 Đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng.
 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp, đất

làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, đất sử dụng cho hoạt động

khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
 Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ lợi, đất xây dựng

các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, phục vụ lợi ích
công cộng, đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các
công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ.
 Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng.
 Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
 Đất là nghĩa trang, nghĩa địa.
 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
 Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.



Nhóm đất chưa sử dụng: Bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

1.3 Tổng quan về viễn thám (Remote sensing)
1.3.1 Khái niệm
Theo Schowengerdt, Robert A. (2007), Viễn thám được định nghĩa như là phép đo lường
các thuộc tính của đối tượng trên bề mặt trái đất sử dụng dữ liệu thu được từ máy bay
3


và vệ tinh.
Theo Lê Văn Trung (2010), Viễn thám được định nghĩa như là một khoa học nghiên cứu
các phương pháp thu nhận, đo lường và phân tích thông tin của đối tượng (vật thể) mà
không có những tiếp xúc trực tiếp với chúng.
1.3.2 Nguyên lý hoạt động
 Trong viễn thám, nguyên tắc hoạt động của nó liên quan giữa sóng điện từ từ nguồn


phát và vật thể quan tâm.
 Nguồn phát năng lượng (A) - yêu cầu đầu tiên cho viễn thám là có nguồn năng

lượng phát xạ để cung cấp năng lượng điện từ tới đối tượng quan tâm.
 Sóng điện từ và khí quyển (B) – khi năng lượng truyền từ nguồn phát đến đối

tượng, nó sẽ đi vào và tương tác với khí quyển mà nó đi qua. Sự tương tác này có thể
xảy ra lần thứ 2 khi năng lượng truyền từ đối tượng tới bộ cảm biến.
 Sự tương tác với đối tượng (C) - một khi năng lượng gặp đối tượng sau khi xuyên

qua khí quyển, nó tương tác với đối tượng. Phụ thuộc vào đặc tính của đối tượng và
sóng điện từ mà năng lượng phản xạ hay bức xạ của đối tượng có sự khác nhau.

(Nguồn: Lê Văn Trung, 2010)

Hình 1.1 Nguyên lý hoạt động của viễn thám
 Việc ghi năng lượng của bộ cảm biến (D) - sau khi năng lượng bị tán xạ hoặc phát

xạ từ đối tượng, một bộ cảm biến để thu nhận và ghi lại sóng điện từ.
 Sự truyền tải, nhận và xử lý (E) - năng lượng được ghi nhận bởi bộ cảm biến phải

được truyền tải đến một trạm thu nhận và xử lý. Năng lượng được truyền đi thường ở
dạng điện. Trạm thu nhận sẽ xử lý năng lượng này để tạo ra ảnh dưới dạng hardcopy
hoặc là số.
 Sự giải đoán và phân tích (F) - ảnh được xử lý ở trạm thu nhận sẽ được giải đoán
4


trực quan hoặc được phân loại bằng máy để tách thông tin về đối tượng.
 Ứng dụng (G) - đây là thành phần cuối cùng trong qui trình xử lý của công nghệ


viễn thám. Thông tin sau khi được tách ra từ ảnh có thể được ứng dụng để hiểu tốt hơn
về đối tượng, khám phá một vài thông tin mới hoặc hỗ trợ cho việc giải quyết một vấn
đề cụ thể. (Trần Thống Nhất, Nguyễn Kim Lợi, 2009).
1.3.3 Phương pháp giải đoán ảnh viễn thám
Xử lý ảnh kỹ thuật số
Theo Võ Quang Minh(1999), ảnh thu được có các đặc điểm sau:
Ảnh được ghi trên băng từ máy tính chúng được đọc và xử lý tạo nên hình ảnh.
Các ảnh bao gồm các phần tử nhỏ bé có cùng diện tích (được gọi là pixel).
Các pixel được sắp xếp theo hàng, cột, vị trí bất kỳ nào của một phần tử ảnh hay pixel
đều được xác định tọa độ XY.
Mỗi pixel có một giá trị số tương ứng với các giá trị phản xạ phổ.
Giá trị DN ghi lại cường độ năng lượng điện từ rơi vào một phần tử phân giải ở trên
mặt đất mà diện tích có thể bằng 1 pixel.
Các số thứ tự số hóa từ 0 đến 255.
Theo Võ Quang Minh (1999), các bước trong xử lý ảnh kỹ thuật số bao gồm:
Khôi phục hình ảnh
 Mục đích: Khắc phục những sai số của tài liệu, hiện tượng nhiễu và lệch hình học

sinh ra trong quá trình quét, ghi và truyền về.
 Nội dung: Khôi phục sự sai lệch hình học; khôi phục sự bỏ sót các đường quét theo

quy luật; khôi phục các đường chấm ngắt quãng theo quy luật; hiệu chỉnh sự tán xạ
của khí quyển.
Tăng cường chất lượng ảnh
 Mục đích: Giúp nâng cao chất lượng thông tin
 Nội dung: Tăng cường độ tương phản; tạo ảnh hỗn hợp; lọc nhiễu sự xuất hiện tản

mạn trên ảnh.
Phân loại ảnh

Có 2 cách phân loại ảnh:
 Phân loại có kiểm soát (Superviced Classification)

5


 Là xác định một vùng nhỏ, là vị trí kiểm tra (training site) hay một điểm kiểm tra.

Vị trí kiểm tra thể hiện cho một tiêu chuẩn địa hình hay một lớp địa hình. Các giá trị
phổ của mỗi pixel ở trong vị trí kiểm tra được dùng để xác định cho các không gian
quy định lớp đó, Sau khi các cụm của các vị trí kiểm tra được xác định thì dựa vào các
chỉ tiêu đó. Sau khi các cụm của các vị trí kiểm tra được xác định thì dựa vào các chỉ
tiêu đó máy tính phân loại toàn bộ các pixel còn lại trong hình ảnh.
 Đặc điểm của phân loại kiểm soát là các lớp đối tượng được xác định một cách rõ

ràng dựa vào các tính chất của đối tượng xác định trên các vị trí kiểm tra. Tuy nhiên
trong thực tế có nhiều đối tượng khác nhau nhưng lại thể hiện phổ giống nhau. Hay có
nhiều dấu hiệu phổ khác nhau song nhưng lại thuộc về một đối tượng thay đổi tín hiệu
phổ từng pixel. Vì vậy cần phải có sự phân loại bằng việc kết hợp nhiều dấu hiệu phổ
thể hiện một lớp đối tượng.
 Phân loại không kiểm soát (Unsuperviced Classification)
 Giá trị pixel trên mỗi hình ảnh đa số có thể phân chia được 256 cấp (từ 0 đến 255)
 Dựa vào các pixel (sử dụng histogram) ta có thể tự động hóa phân chia hình ảnh ra

nhiều lớp đối tượng. Mỗi lớp đối tượng tương ứng với khoảng giá trị độ sáng nhất
định.
 Sự phân loại này chỉ cho thấy sự khác biệt về giá trị độ sáng giữa các nhóm pixel

trên ảnh chứ không xác định chính xác bản chất hay tên gọi của chúng.
 Do đó sự phân loại không kiểm tra chỉ cho kết quả thuyết ban đầu.


Chuyển đổi ảnh
Chỉ số thực vật
 Dùng giá trị ngưỡng thông qua giải đoán ảnh, phân tích biểu đồ tần số xuất hiện
của ảnh.
 Phát hiện các vùng bao phủ trên ảnh theo ngưỡng giới hạn lấy từ pixel, các pixel
giá trị nhỏ hơn ngưỡng nào đó gọi là giá trị ngưỡng.
 Phân tích sự thay đổi của một loạt ảnh theo thời gian:
 Các ảnh có sự thay đổi cung cấp thông tin về sự biến đổi theo mùa hoặc các thay

đổi khác. Các thông tin này được tách ra bằng sự so sánh 2 hay nhiều ảnh của một
vùng hay việc thu thập ảnh theo thời gian. Bước đầu tiên phải xác định tọa độ hình
ảnh tại một thời điểm trên cơ sở các điểm kiểm tra mặt đất.Tiếp theo sự xác định
khối lượng đó là trừ số lượng các pixel của ảnh được nhận trước hoặc sau thời điểm

6


đó. Các giá trị sau khi trừ có thể dương, âm hoặc bằng 0 (bằng 0 là không có sự
thay đổi).
 Tiếp theo là đánh dấu các giá trị nhỏ đó như một hình ảnh với độ xám trung gian thể

hiện bằng 0. Màu đen và màu trắng là sự thay đổi âm cực đại hoặc dương cực đại.
Phương pháp kéo dãn độ tương phản được sử dụng để nhấn mạnh sự khác biệt đó.
Phương pháp này rất có ích cho việc nghiên cứu các quá trình biến đổi, trên cơ sở
phân tích các tư liệu viễn thám như: Sự biến đổi nhiệt, sự biến đổi mùa màng, biến
đổi lượng phù sa của các dòng sông, sự thay đổi các mạng lưới sông suối, biến đổi
diện tích các đơn vị sử dụng đất.
1.3.4 Đánh giá độ chính xác trong phương pháp phân loại viễn thám
Việc phân loại chỉ được coi là hoàn chỉnh một khi sự đánh giá về độ chính xác là đạt

yêu cầu. Nguyên tắc đánh giá là so sánh tài liệu thực tế và kết quả phân loại. Phương
pháp phổ biến trong đánh giá theo phương pháp Crossing giữa kết quả phân loại và
bản đồ thực tế. Việc đánh giá kết quả phân loại đảm bảo tính trung thực và của giá trị
phân loại (Nguyễn Ngọc Thạch, 2005).
Phương pháp đánh giá độ chính xác là việc kiểm tra hiện trạng ngoài thực địa với kết
quả phân loại ảnh. Với kết quả phân loại tiến hành chọn ngẫu nhiên vị trí các điểm
kiểm tra của các nhóm đối tượng được phân loại, xác định các tuyến kiểm tra sao cho
trên cùng một tuyến đường có thể kiểm tra được nhiều điểm nhất. Tại mỗi điểm kiểm
tra tọa độ GPS được ghi nhận cùng hiện trạng.
Bảng 1.1: Ma trận sai số của phân loại
Loại được giải đoán
Loại thực
(1)

(2)



(k-1)

K

Tổng cộng

(1)

O11

O12


.…

O1k-1

O1k

S1+

(2)

O21

O22

….

O2k-1

O2k

S2+







….














….







(k-1)

O(k-1)1

O(k-1)2

….

O(k-1)(k-1)


O(k-1)k

S(k-1)+

(k)

Ok1

Ok2

….

Ok(k-1)

Okk

Sk+

Tổng cộng

S+1

S+2

….

S+(k+1)

S+k


n  i 1
k



k

0

J 1 ij

(Nguồn:Lê Văn Trung, 2005)

Trong đó: S+i:tổng theo cột
7


SJ+: tổng theo hàng
n: tổng số pixel trong bộ dữ liệu
Loại thực hiện là hiện trạng nhóm đối tượng tại vị trí kiểm tra ngoài thực tế; loại được
giải đoán là kết quả giải đoán ảnh tại vị trí đó ứng với nhóm đối tượng nào.
Tỷ lệ % sai số bỏ sót: t+i=100* (S+i- Oii)/S+I (%)
Tỷ lệ % sai số thực hiện: tJ+ = 100*(SJ+-OJJ)/SJ+ (%)
Độ chính xác toàn cục của thuật toán phân loại: T  i 1 0ii 100 / n(%)
k

Sử dụng ma trận sai số phân loại để xác định độ chính xác của việc giải đoán ảnh, kết
quả tính được tỷ lệ phần trăm sai số thực hiện và độ chính xác toàn cục.
Ma trận sai số của phân loại: Một trong những ý nghĩa thể hiện độ chính xác của kết
quả phân loại là lập bảng ma trận sai số. Bảng ma trận sai số được lập trên cơ sở so

sánh giá trị sai số của từng lớp phân loại với giá trị của lớp đó được kiểm tra ngoài
thực địa. Ma trận này được lập với số dòng và số cột bằng nhau và bằng với số lớp
phân loại và kiểm tra. Bảng 1.2 là ma trận sai số của phân loại thể hiện mức độ chính
xác trong phân loại giám định. Bảng này được sắp xếp theo cột là giá trị của các lớp
phân loại đã được biết và theo dòng là giá trị các lớp phân loại được lấy mẫu để phân
loại. Giá trị đúng được nằm trên đường chéo của bảng ma trận, tất cả các giá trị khác
nằm ngoài đường chéo này thể hiện độ sai số phân loại mà theo thứ tự được chia làm
hai loại sai số bỏ sót và sai số thừa ra. (Nguyễn Ngọc Thạch, 2005).
Bảng 1.2: Ví dụ về ma trận sai số của phân loại
Dữ liệu
phân loại

Các lớp phân loại đã được biết bằng thực địa
Nước

Cát

Rừng

Đô thị

Ngô

Cỏ

Tổng theo
dòng

Sai số theo sử
dụng


480

0

5

0

0

0

485

99%

Cát

0

52

0

20

0

0


72

72%

Rừng

0

0

313

40

0

0

353

87%

Đô thị

0

16

0


126

0

0

142

89%

Ngô

0

0

0

38

342

79

459

74%

Cỏ


0

0

38

24

60

359

481

75%

Nước

8


Tổng cột
Sai số

480

68

356


248

402

438

100%

76%

88%

51%

85%

82%

1992
84%
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Thạch, 2005)

Trong bảng có thể chỉ ra là có 16 pixel ảnh trong cột cát thực tế đã bị bỏ sót và phân
loại vào lớp đô thị và trường hợp này gọi là sai số bỏ sót. Trên dòng chứa lớp ngô có
342 pixel được phân loại đúng còn giá trị 38 và 79 được gắn cho ngô là sai số thừa vì
thực chất chúng thuộc lớp đô thị (38 pixel) và lớp cỏ (79 pixel). Tổng số độ sai số
được tính bằng cách chia các giá trị pixel được phân loại đúng (tức là tổng giá trị theo
đường chéo của ma trận từ trên xuống dưới và từ trái sang phải) cho tổng pixel được
dùng để kiểm tra thực địa. Độ sai số của từng lớp được tính là lấy giá trị các pixel

đúng của lớp chia cho tổng số pixel theo dòng hoặc cột. Bảng ma trận đánh giá sai số
của phân loại thực chất còn hạn hẹp vì nó chỉ xác định độ chính xác trong vùng được
lấy mẫu (Nguyễn Ngọc Thạch, 2005)
Theo Nguyễn Ngọc Thạch (2005), lấy mẫu kiểm tra sai số trong phân loại cần được
quan tâm đến công việc sau:
 Vùng lấy mẫu là vùng đại diện, lớp phủ đồng nhất khác với vùng lấy mẫu. Vùng lấy
mẫu thường nằm trong phần lấy vùng mẫu trong phân loại có kiểm soát và được
khoanh vẽ chi tiết hơn. Phụ cảnh của lấy mẫu kiểm tra sau đó có thể dùng để đánh giá
độ chính xác của phân loại. Tuy nhiên vì là vùng đồng nhất vùng kiểm tra có thể
không cho chỉ tiêu đúng và đánh giá phân loại ở mức từng pixel của việc biến động
lớp phủ đất. Một cách đầy đủ để đánh giá mức độ chính xác phân loại ở dạng pixel là
so sánh phân loại ở từng pixel với nguồn kiểm tra. Trong trường hợp này chỉ có thể
kiểm tra với mục đích nghiên cứu, còn thể hiện toàn cảnh của một ảnh số sẽ tốn kém
và rất công phu.
 Lấy mẫu ngẫu nhiên sẽ khắc phục được vấn đề khó khăn trên, nhưng bản thân nó
cũng có hạn chế. Trước hết là thu thập mẫu kiểm tra ngoài thực địa cho việc đối sánh
với mẫu ngẫu nhiên là vấn đề khó khăn và tốn kém. Ví dụ, chọn vùng kiểm tra cho
mẫu ngẫu nhiên có thể là vùng hoặc điểm không thể tới bằng thực địa. Điều thứ 2 là
giá trị của các điểm lấy mẫu ngẫu nhiên phụ thuộc vào khả năng tham chiếu cùng kiểm
tra với ảnh. Một cách khắc phục hạn chế này là lấy mẫu kiểm tra những pixel nằm
không xa ranh giới của trường nhìn. Một điều xem xét chắc chắn là việc chọn vùng
hoặc điểm kiểm tra ngẫu nhiên đại diện cho tập dữ liệu trong phân tích. Cần xem xét
cả đơn vị lấy mẫu trong việc đánh giá độ giá độ chính xác của phân loại. Phụ thuộc
vào ứng dụng đơn vị lấy mẫu có thể là một pixel, chùm pixel hay một đa giác.
9


 Kích thước của mẫu cũng cần phải thận trọng trong phân loại. Đòi hỏi nên có
khoảng 50 mẫu của mỗi loại thực vật hay đất sử dụng được đưa vào bảng ma trận sai
số. Nếu phân loại một ảnh số có diện tích khoảng hơn 1 triệu ha và có số lượng đất sử

dụng hoặc loại thực vật lớn hơn 12 thì số lượng mẫu kiểm tra sẽ là 75 – 100 mẫu cho
một loại đất sử dụng. Đối với loại đất sử dụng quan trọng thì số mẫu kiểm tra cần phải
được tăng cường.
1.3.5 Một số ứng dụng của viễn thám
Theo trung tâm viễn thám quốc gia (2010). Hiện tại các ảnh vệ tinh ở nước ta ứng
dụng để thành lập bản đồ chuyên đề gồm các loại ảnh được thể hiện trong bảng 1.3
Bảng 1.3: Các loại ảnh vệ tinh và độ phân giải
Tên ảnh

Độ phân giải

Spot 2

10 m (toàn sắc) và 20 m (đa phổ)

Spot 4

10 m (toàn sắc) và 20 m (đa phổ)

Spot 5

5 m ; 2,5 m (toàn sắc) và 10 m (đa phổ)

Envisat Asar (ảnh radar)

30 m

Envisat Meris

300 m


Modis

250 m

Landsat

15 m và 30 m

Aster

15 m

Quickbird

0,6 m

Ikonos

1m

Hiện trạng các loại bản đồ chuyên đề được thành lập bằng tư liệu ảnh vệ tinh trong
nước ta bao gồm các lĩnh vực sau:

 Điều tra quản lý tài nguyên thiên nhiên
Hiện trạng sử dụng đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai, hiện trạng đất lâm nghiệp, hiện
trạng rừng, hiện trạng lớp phủ thực vật, hiện trạng hệ thống thuỷ văn và đường bờ,
hiện trạng đất ngập nước, hiện trạng rừng ngập mặn, hiện trang đất nuôi trồng thuỷ
sản, hiện trạng các khu công nghiệp, các vùng đô thị, bản đồ biến động sử dụng đất
đai, bản đồ biến động về rừng…

10


 Giám sát và bảo vệ môi trường
Bản đồ đa dạng sinh học, bản đồ tổng hợp đới bờ, bản đồ biến động đường bờ biển và
bãi bồi ven biển, bản đồ xói mòn, sạt lở, bản đồ lũ lụt, bản đồ nhạy cảm môi trường,
bản đồ đánh giá tác động môi trường, bản đồ diễn biến ô nhiễm môi trường, bản đồ
giám sát cát lấn, sa mạc hoá, bản đồ vùng đất ngập nước và bảo tồn sinh học…

 Lĩnh vực nông nghiệp
Bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ giám sát diện tích đất nông nghiệp, bản đồ giám sát sinh
trưởng của lúa nước và dự báo tăng năng suất mùa vụ, bản đồ thuỷ văn và hệ thống đê
điều, kênh mương tưới tiêu…

 Lĩnh vực tài nguyên nước
Bản đồ thuỷ văn, bản đồ lưu vực sông, bản đồ hiện trạng các công trình khai thác
nguồn tài nguyên nước trên lưu vực sông, bản đồ nước mặt…
Ngoài ra còn nhiều lĩnh vực khác nữa như đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản, khi
tượng thuỷ văn, biến đổi khí hậu, an ninh quốc phòng.
Thông qua công tác khảo sát, theo dõi biến thống kê công việc sản xuất để thành lập
các loại bản đồ chuyên đề nêu trên bằng tư liệu ảnh vệ tinh cho ta thấy việc xây dựng
định mức kinh tế kỹ thuật cho từng loại bản đồ trên rất phức tạp. Hơn nữa các loại bản
đồ chuyên đề rất đa dạng và phong phú, nên ta không thể xây dựng một cách đầy đủ,
chi tiết cho từng loại bản đồ chuyên đề. Chúng ta cần tổng hợp, phân loại nhóm
chuyên đề theo tính chất công việc trong quá trình thành lập bản đồ để từ đó làm cơ sở
cho việc thiết lập định mức kinh tế kỹ thuật cho công tác Thành lập bản đồ chuyên đề
bằng ảnh vệ tinh tỷ lệ 1/25.000, 1/50.000, 1.100.000, 1.250.000.
1.4 Một số nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước
Biến động các loại hình sử dụng đất là một trong những động lực làm thay đổi môi
trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Những biến động này là kết

quả của sự tác động từ các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, sự khai thác, sử dụng của
con người.
1.4.1 Những nghiên cứu tại Việt Nam
 Trong đề tài “Thành lập bản đồ thảm thực vật trên cơ sở phân tích, xử lý ảnh viễn

thám” tại khu vực Tủa Chùa - Lai Châu, tác giả đã dùng phương pháp phân loại có
kiểm định đối với dữ liệu ảnh Landsat năm 2006 để phân ra 7 lớp thực phủ khác nhau
với chỉ số Kappa ~ 0,7 (Hoàng Xuân Thành, 2006).

11


×