Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

NHỮNG NHÂN TỐ THÚC đẩy sự HÌNH THÀNH HAI KHỐI đối đầu TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.9 KB, 24 trang )

21

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
KHOA QUỐC TẾ HỌC



TIỂU LUẬN
(Lịch sử Quan hệ Quốc tế I)

NHỮNG NHÂN TỐTHÚC ĐẨY
SỰ HÌNH THÀNH HAI KHỐI ĐỐI ĐẦU
TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ I

Giảng viên bộ môn

: ThS. Trần Thị Thu

Nhóm sinh viên thực hiện : Ngô Thị Anh
Lê Thị Thùy Linh
Nguyễn Văn Quốc Hoàng
Lớp

: 11CNQTH03


22

Đà Nẵng, tháng 3/ 2013



ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..


23

………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………..

MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

4

I. Sự hình thành các nhà nước tư bản trẻ

5

1. Nhà nước tư bản trẻ Đức

5

2. Nhà nước tư bản trẻ Ý

6

II. Cuộc cách mạng công nghiệp và ảnh hưởng của nó
lên sự hình thành hai phía đối đầu giai đoạn sau này
1. Sự lan rộng của cuộc cách mạng công nghiệp

7
8

2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp trong quá trình
hình thành 2 khối đối đầu sau này


III. Sự ra đời của Chủ nghĩa Đế Quốc

9
11

1. Sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc

11

2.Tác động của việc hình thành chủ nghĩa Đế Quốc

12

IV. Quá trình khai thác thuộc địa của các nước tư bản
phương Tây
1. Công cuộc khai thác thuộc địa của các nước tư bản phương Tây

14
14

1.1. Đối với các nước khu vực Châu Á

15

1.2. Đối với các nước khu vực Châu Phi

15

1.3. Đối với các nước khu vực Châu Mỹ - latinh


16

2. Hoàn thành phân chia thế giới - Mâu thuẫn nảy sinh

17

V. Vai trò của Đức và Anh trong quá trình tập hợp
lực lượng, hình thành hai khối đối đầu

18

1. Vai trò của nước tư bản “trẻ” Đức

18

2. Vai trò của nước tư bản “già” Anh

19


24

Kết luận

20


25

Danh mục tài liệu tham khảo

21MỞ

ĐẦU

Trong hai thế kỷ XIX và XX, thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng, đánh
dấu sự phát triển mới của cuộc sống xã hội loài người. Và trong số những chuyển
biến đó, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là chuyển biến tiêu cực nhất. Bắt đầu
vào năm 1914 và kết thúc sau 4 năm với những thiệt hại chiến tranh rất lớn (số
người chết lên đến 13,6 triệu người, gây thiệt hại khoảng 338 tỉ USD), cuộc chiến
này đã để lại nỗi đau rất lớn cho loài người. Hơn nữa, nó còn để lại những ảnh
hưởng đến những mối quan hệ quốc tế cũng như trật tự quốc tế sau này. Tuy nhiên,
khi nhắc đến Chiến tranh thế giới thứ I, bên cạnh những hệ quả mà nó gây ra ở
trên, một điều luôn được mọi người đưa ra bàn luận đó chính là hai khối đối đầu
chính trong cuộc chiến: khối Liên minh và khối Hiệp Ước. Hai khối đối đầu này
đóng vai trò cực kì quan trọng trong Thế chiến thứ I: vừa là thành phần khơi mào,
vừa là chủ thể chiến tranh, nhưng đồng thời cũng là những nạn nhân của nó.
Nhưng không phải đơn giản mà hai khối đối đầu này có thể được hình thành hay
nắm vai trò chủ chốt trong cuộc chiến. Để kể đến nguyên nhân hình thành của hai
khối này, phải kể đến những nhân tố cơ bản như: cuộc cách mạng công nghiệp
diễn ra cuối thế kỷ XVIII cùng những tác động của nó, theo sau đó là sự hình
thành các nhà nước tư bản trẻ, công cuộc khai thác thuộc địa của các nước tư bản
phương Tây hay sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc và cuối cùng, quan trọng
không kém là vai trò của hai nhà nước Đức, Anh trong quá trình tập hợp lực
lượng, hình thành các khối đối đầu.


26

Bài viết này được viết nhằm mục đích cung cấp những thông tin về những
nhân tố hình thành hai khối đối đầu trước cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

Nhằm một cách khách quan cung cấp cái nhìn tổng thể về hoàn cảnh, phương cách
mà các nhân tố đó tác động đến việc hình thành hai khối. Đồng thời, bài viết cũng
chỉ ra những chi tiết quan trọng trong việc hình thành các khối đối đầu mà từ đó,
có thể được dùng làm tư liệu cơ sử để nghiên cứu hoặc giải thích những vấn đề
liên quan.

I. Sự hình thành các nhà nước tư bản trẻ

1. Nhà nước tư bản trẻ Đức
Chiến tranh Pháp – Phổ kết thúc bằng kí hiệp ước đình chiến ở Frankfurt
ngày 10/05/1871 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử quan hệ quốc tế ở
Châu Âu. Nước Phổ với chiến thắng này đã có được sự bá quyền về chính trị cùng
với sức mạnh quân sự vô song. Với lãnh thổ lớn nhất trong toàn thể Đế quốc, họ
trở thành minh chủ của Đế quốc Đức. Sau khi Pháp đại bại, sự hình thành Đế quốc
Đức thống nhất cùng vị trí đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ- 1900)
về kinh tế của quốc gia này đã góp phần phá vỡ cán cân quyền lực tại Châu Âu
được thiết lập sau Đại hội Viên sau cuộc Chiến tranh Napoléon. Qua đó, nền thái
bình lâu dài giữa các liệt cường Âu châu đã kết thúc, chiến thắng lừng lẫy của
người Đức đã mở ra một thời đại mới trong suốt chiều dài lịch sử châu Âu. Từ
chiến thắng vẻ vang của người Đức, những quốc gia châu Âu khác đã nhận thấy
được sự hiệu quả cao của đường lối chiến tranh của Đức. Tuy nhiên trên bình diện
chính trị, vị thế của Đức chưa lớn, lực lượng quân sự chưa mạnh trong tương quan
với Anh, Pháp và các nước khác ở Châu Âu. Chính điều này đã chi phối chính
sách đối ngoại của Đức trong suốt 30 năm cuối thế kỉ XIX.
Mặc dù Vương quốc Anh vẫn là cường quốc số một thế giới, nhưng Anh Quốc
rất ít can thiệp vào nội tình Châu Âu trong khoảng cuối thế kỷ 19, tạo điều kiện
cho nước Đức vươn tầm ảnh hưởng lên toàn bộ lục địa Âu châu. Tất cả các liệt
cường khác đều hoảng sợ trước uy thế chấn động của Đức. Anh Quốc giờ đây



27

cũng phải thừa nhận rằng họ khó thể thay đổi cán cân quyền lực, dù cho họ có liên
minh với nước Phổ hay là Pháp đi chăng nữa.
Vào ngày 2 tháng 1 năm 1871, Thủ tướng Anh là Benjamin Disreali có bài
phát biểu thể hiện cảm nghĩ của ông về đại thắng của nước Đức: “Cuộc chiến
tranh đại diện cho cuộc Cách mạng Đức, một sự kiện chính trị vĩ đại hơn cả cuộc
Cách mạng Pháp. Tôi không nói nó vĩ đại hơn, hoặc có tầm vĩ đại tương đương
với tư cách là một sự kiện xã hội. Không một nguyên tắc nào trong việc điều hành
đối ngoại, được mọi chính khách coi là kim chỉ nam cho đến 6 tháng qua, mà còn
tồn tại nữa. Không có một truyền thống ngoại giao này là không trôi dạt đi mất...
Cán cân quyền lực đã hoàn toàn bị phá vỡ, và quốc gia hứng chịu nhiều nhất, và
có cảm nhận nhiều nhất về chuyển biến lớn lao này, là Anh Quốc.”

2. Nhà nước tư bản trẻ Ý
Năm 1866 Thủ tướng Phổ Otto von Bismarck đã đề xuất với Vittorio
Emanuele II một liên minh với Vương quốc Phổ trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ.
Đổi lại Phổ sẽ cho phép Ý sáp nhập vùng Venezia thuộc quyền kiểm soát của Áo.
Vua Emanuele đồng ý liên minh và cuộc Chiến tranh “giành” độc lập lần thứ ba
của Ý bắt đầu. Ý bước vào cuộc chiến với một đội quân được tổ chức kém cỏi
trước người Áo, nhưng thắng lợi của Đức đã cho phép họ sáp nhập Venezia. Vật
cản lớn còn lại với sự thống nhất Ý là Roma.
Năm 1870, Phổ tuyên chiến với Pháp bắt đầu cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ. Để
giữ chân đội quân to lớn của Phổ, Pháp đã từ bỏ ưu thế của mình tại Roma để có
lực lượng chiến đấu. Lợi dụng thắng lợi của Phổ trước Pháp, Ý chiếm Lãnh địa
Giáo hoàng khỏi tay triều đình Pháp. Công cuộc thống nhất Ý đã hoàn thành, và
một thời gian ngắn sau đó thủ đô Ý được chuyển tới Roma.
Sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước (1871), Ý có điều kiện
mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các khu vực thuộc Địa Trung Hải và Châu
Phi. Từ nửa sau thế kỉ XIX, tại miền nam nước Ý bắt đầu quá trình công nghiệp

hóa và hiện đại hóa. Miền bắc cùng thời điểm đó dân cư quá đông đúc nên hàng
triệu người phải di cư ra nước ngoài. Dù chủ nghĩa tư bản ở đất nước này phát


28

triển trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu nhưng cùng với công cuộc công nghiệp
hóa, nước Ý bước đầu cũng đạt được những thành tựu nhỏ:
[…] Nhiều nhà máy luyện kim, cơ khí được xây dựng. Sản lượng gang từ năm
1902 – 1913 tăng 2,4 lần, thép tăng 9 lần. Những ngành công nghiệp mới như hóa
chất, ôtô, đóng tàu… cũng phát đạt. Nhiều công ti lũng đoạn ra đời như hãng
“Inva” nắm ¾ sản xuất gang và thép, tơrơt “Edisơn” thống trị ngành điện, công ti
“fiat” độc quyền ngành ôtô…[…]. Tư bản nước ngoài, nhất là Pháp và Đức, đầu
tư vào một số vốn đáng kể.[1] Những yếu tố trên của nền kinh tế khiến đặc điểm của
chủ nghĩa đế quốc tế Ý được nổi bật lên :”chủ nghĩa đế quốc nghèo khổ”.

Đức và Ý là hai đại diện của nhóm tư bản “trẻ” ra đời và phát triển cùng cuộc
cách mạng công nghiệp. Hai đất nước này chịu nhiều thiệt thòi về mặt diện tích
thuộc địa dở hữu cũng như về mặt thiệt hại do chiến tranh. Song với nền kinh tế
đang phát triển của mình, đồng thời chịu áp lực trong nguy cơ trả thù của các nước
đế quốc khác, các nước này đã tranh đấu để gây ảnh hưởng nhằm tìm kiếm một
chỗ đứng quyền lực ở trung tâm của thế giới. Vì vậy nên, nhằm đạt được tham
vọng của mình, các nước này đã “gây náo loạn” thế giới để chiếm được những
vùng thuộc địa lớn hơn sau khi chia lại trật tự thế giới. Và sự ra đời của các nước
tư bản “trẻ” nói chung và của nước Đức và Ý nói riêng, đã đóng vai trò là một
trong những nhân tố không thể thiếu trong quá trình hình thành hai khối đối đầu
trước thế chiến thứ I.

II. Cuộc cách mạng công nghiệp và ảnh hưởng của nó
lên sự hình thành hai phía đối đầu giai đoạn sau này

Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ XVIII ở nước Anh với xuất
phát điểm từ sự ra đời và việc sử dụng máy hơi nước (1769) trong các ngành sản
xuất công nghiệp. Cùng với sự phát triển về mặt công nghệ này đã góp phần tạo ra
nguồn động lực mới, giúp giảm nhẹ sức lao động, nhờ vậy, sản lượng hàng hóa
cũng tăng lên đáng kể. Thành tựu công nghiệp hóa này đánh dấu bước chuyển từ
[[1] Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), “Lịch sử Thế Giới cận đại”. NXB Giáo Dục, tr. 259.


29

nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp khi mà nó giúp tăng
sản lượng sản xuất nghành công nghiệp khai khoáng (sản lượng than đá và gang),
thiết lập mạng lưới giao thông đường sắt, đường thủy và hình thành các nhà máy
sản xuất, các công ty hàng hải…. Đó là những tiền đề đầu tiên trong việc hình
thành các hệ thống thuộc địa, cũng như trong sự xuất hiện và gia tăng mâu thuẫn –
một nguyên nhân gây ra sự phân chia hai phe đối đầu trước Thế chiến thứ I.

1.Sự lan rộng của cách mạng công nghiệp
Nước Pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa từ những năm 1840 đến 1860 và đã đạt
được nhiều thành tựu trong khai thác khoáng sản, mở mang đường sắt, phát triển
ngành ngân hàng và ngoại thương. Nhưng từ sau khi thất bại trong cuộc chiến
tranh Pháp- Phổ (1870-1871), đất nước này phải chịu nhiều thiệt hại khi bị mất đi
2 tỉnh giàu có và phải bồi thường 5 tỷ frank vàng cho Đức, vị thế của họ trên
trường quốc tế cũng bị giảm sút. Nên cuộc cách mạng công nghiệp trở thành vị
cứu tinh của họ khi mà nhu cầu phục hồi nền kinh tế để phục vụ cho công cuộc
phục thù đang là mục tiêu hàng đầu của quốc gia này.
Trong thời gian 1832-1869, sản lượng than đá tăng từ 2,5 triệu lên 13,5 triệu
tấn, gang từ 222 000 lên 1,4 triệu tấn, sắt từ 148 000 lên hơn 1 triệu tấn. Cùng thời
gian trên, chiều dài đường sắt tăng từ 38 km lên 16 465 km. […],nước Pháp trở
thành chủ nợ lớn nhất của thế giới, đến năm 1868: 14 nước vay ngân hàng Pháp số

tiền 33 tỷ phăng. [1]

Nước Đức tiến hành công cuộc công nghiệp hóa trễ hơn so với các nước khác,
bắt đầu từ thập kỷ 40 của thế kỷ XIX. Tuy vậy, nhờ là nước du nhập kỹ thuật sẵn
có nên đất nước này có nhiều cơ hội phát triển. Điều này thể hiện trong quá trình
tưng bước công nghiệp hóa của Đức, cùng những thay đổi cơ bản trong sản xuất
và đời sống kinh tế- xã hội ở nước này:

[1]

[1],[2]

Vũ Dương Ninh (2005), “Lịch sử quan hệ quốc tế”, Tập 1, NXB Giáo Dục, tr.54.


210
Trong khoảng thời gian 1860-1870, sản lượng than đá khai thác từ 12 triệu lên
26 triệu tấn, chiều dài đường sắt từ 3869 km lên 11 523 km. Nhiều trung tâm công
nghiệp hình thành ở vùng tây nam đất nước.[2]

Sau chiến tranh Pháp- Phổ, cùng với nước Ý, nước Đức “giành” được những
thắng lợi to lớn và thống nhất đất nước thông qua con đường chiến tranh nên cần
chấn hưng lại nền kinh tế nhằm vươn lên phát triển để giữ vững lãnh thổ, chống
các hành động phục thù của các nước thua trận. Do đó, cách mạng công nghiệp lại
“có dịp” được phát huy và lan rộng khắp.
Theo đà đó, nước Mỹ cũng du nhập những công nghệ kỹ thuật và phát triển
làn sóng cách mạng công nghiệp. Đặc biệt là từ sau cuộc nội chiến (1861-1865),
đất nước này đã phần nào tạo dựng được sự ổn định về chính trị, cùng với ưu thế
để phát triển kinh tế nhờ vào việc kết hợp tiềm năng của cả 2 miền Nam- Bắc.
Bên cạnh đó, ba nước Nga, Áo, Hung chịu sự kìm hãm của chế độ phong kiến

phản động và đang dần tự đánh mất vai trò của mình trong quan hệ quốc tế. Nên
họ rất cần sự giúp đỡ của cuộc cách mạng công nghiệp nhằm lấy lại vị thế trên
trường quốc tế.
Đặc biệt, đất nước Nhật Bản cũng là một trong những vùng đất mà cuộc cách
mạng công nghiệp đã vươn đến. Cuộc cách mạng công nghiệp đến theo nhu cầu
phát triển về kinh tế sau khi đất nước này hoàn thành cuộc cải cách Minh Trị. Nhu
cầu trên là một trong những yếu tố phục vụ cho tham vọng của tầng lớp phản
phong kiến Nhật, với ước mong có đủ tiềm lực để chống lại sự đe dọa từ các nước
đế quốc khác.
Như vậy, theo một lẽ tất yếu, cách mạng công nghiệp dần lan rộng ra nhiều
nước trên thế giới và tác động, chi phối nhiều mặt tạo nên những sự thay đổi trong
cả kinh tế, chính trị, xã hội của những nước này. Đồng thời, nó cũng góp phần rất
lớn, tác động mạnh mẽ đến sự chuyển biến về tương quan lực lượng trong quan hệ
quốc tế sau này.

[2]


211

2. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp trong quá trình hình
thành 2 khối đối đầu sau này
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp trước chiến tranh
Pháp- Phổ, sức mạnh quốc gia của các nước thực hiện cải cách được đẩy mạnh
lên, kéo theo những tham vọng lớn hơn trong công cuộc bá quyền của các nước
lớn cũng như việc tìm kiếm chỗ đứng của các quốc gia nhỏ hơn mới và đang phát
triển. Theo đó, chính sách đối ngoại của các nước cũng dần thay đổi, chuyển
hướng dần sang việc mở rộng khai thác thuộc địa và chiếm đóng các vùng đất.
Các vấn đề về thuộc địa từ lúc nào đã trở thành những mục tiêu quan trọng trong
chính sách đối ngoại của các cường quốc thực dân. Hơn nữa, việc sức mạnh của

các quốc gia thay đổi cũng làm tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế thay
đổi theo: bắt đầu là vị trí bá quyền của Anh và Pháp, sau đó dần chuyển qua các
nước Mỹ, Đức, Nhật cùng với sự tiến bộ vượt bậc về mọi mặt của các nước “sinh
sau đẻ muộn” này. Do đó, việc phát triển kinh tế đã trở thành một cuộc chạy đua
toàn cầu, đầu tiên, giúp sản sinh ra những tổ chức độc quyền kết thúc thời kỳ tự do
cạnh tranh, sau đó, manh nha tạo ra những mâu thuẫn phức tạp mới trong quan hệ
giữa các nước và phần nào vạch ra biên giới giữa các phe đối đầu sau này.
Chiến tranh Pháp- Phổ kết thúc đồng thời cũng kết thúc một giai đoạn phát
triển trong lịch sử của Chủ nghĩa Tư bản, mở ra một cục diện mới tại châu Âu. Sau
chiến tranh, Đức trở thành một nước thống nhất độc lập và trở thành nhân tố tư sản
hùng mạnh đủ sức cạnh tranh với mọi cường quốc trên thế giới. Lúc này, đất nước
Ý cũng đã được thống nhất thông qua con đường bạo lực chiến tranh kết hợp cùng
công cuộc cách mạng công nghiệp, cùng với hai cường quốc Nga và Pháp báo
hiệu những va chạm lớn nhất về quyền lực giữa các thế lực chính trị này.
Theo sau những lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp trong những chuyển
biến về kinh tế và chính trị và vai trò của nó trong việc hình thành những nhà nước
tư bản “trẻ”, một điều không thể phủ nhận là cuộc cách mạng này cũng đồng thời
đem đến sự phân hóa giữa hai nhóm tư bản: tư bản “già” (Anh, Pháp) và tư bản
“trẻ” (Đức, Mỹ, Ý). Một mặt, những nhà nước tư bản “già” đi qua quá trình phát


212

triển đã lại sớm gặp sự tụt hậu khi phải đối mặt với sự trì trệ trong sản xuất, phải
đối mặt với các vấn đề cả trong nước và thuộc địa mà sự phồn vinh của chính quốc
lại có được là nhờ hệ thống thuộc địa mang lại trong khi các nước này chỉ “có thể”
lo tập trung phát triển xuất khẩu tư bản. Mặt khác, các nhà nước tư bản “trẻ” mới
trỗi dậy như Đức, Ý... lại trên đà phát triển quá nhanh. Cùng với độc lập thống
nhất nước nhà, việc kinh tế chính trị xã hội phát triển đã khiến nhóm tư bản “trẻ”
này thêm tham vọng về việc lật đổ trật tự thế giới cũ và tạo nên một trật tự mới mà

họ là trung tâm. Bên cạnh đó, nước Mỹ lại đạt được thành công rực rỡ khi vươn
lên đứng hàng đầu về công nghiệp trên thế giới.
Nhịp độ phát triển công nghiệp giữa các nước tư bản chênh lệch rất rõ: trong
thời kì 1871 – 1900, sản xuất gang ở Anh tăng 1/3 trong khi Đức tắng 5 lần rưỡi và
Mỹ tăng 8 lần. Nhưng cùng lúc đó, Mỹ và Đức còn thua kém Anh về mặt đóng tàu,
dệt vải… Do đó, vị trí mỗi nước trong nền sản xuất thế giới thay đổi. Anh mất dần
địa vị độc quyền về công nghiệp. Những đế quốc ““trẻ”” như Mỹ và Đức vươn lên
hàng thứ nhất và thứ hai […]. Sự không tương xứng giữa khả năng và địa vị của
mỗi nước trong công nghiệp và thương nghiệp trở thành nguồn gốc của sự tranh
chấp quốc tế về thị trường và thuộc địa của mối mâu thuẫn gay gắt giữa các đế
quốc.[1]

Việc hai nhóm tư bản: một “già” ngày càng tụt hậu, một “trẻ” lại đang đà phát
triển vượt trội đã tạo nên những mâu thuẫn, cạnh tranh lẫn nhau tạo nên những
cuộc khủng hoảng liên tiếp trong những năm 70- 90 của thế kỷ XIX và đồng thời
nhen nhóm những xung đột về mặt lợi ích dẫn đến việc đòi phân chia lại thị trường
cũng như tầm ảnh hưởng- một nhân tố thúc đẩy sự liên minh để hình thành hai
khối đối đầu quân sự trước chiến tranh thế giới thứ I.

III. Sự ra đời của Chủ nghĩa Đế Quốc
1.Sự ra đời của chủ nghĩa Đế Quốc
Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, nhờ những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật- kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp- sản xuất công nghiệp
[1][1] Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), “Lịch sử Thế Giới cận đại”, NXB Giáo Dục, tr.223-224.


213

của các nước Âu – Mỹ tăng nhanh dẫn đến tập trung sản xuất và tích tụ tư bản.
Đây là thời kỳ "Cá lớn nuốt cá bé" - các xí nghiệp lớn mới lên “nuốt chửng”

những xí nghiệp bé hơn. Trong nhiều lĩnh vực của ngành kinh tế, tự do cạnh tranh
đã dần được thay thế bởi những tổ chức độc quyền lũng đoạn dưới nhiều hình
thức: Cácten, Xanhđica, Tờrơt. Vậy, phương pháp sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của mình đã bước sang giai đoạn phát triển mới: giai
đoạn Chủ nghĩa Đế Quốc.
Các tổ chức độc quyền ra đời nhằm bảo đảm quyền lợi lợi nhuận cao, hạn chế
cạnh tranh và ngăn ngừa khủng hoảng. Song trên thực tế nó còn làm các hiện
tượng này trở nên gay gắt hơn và mâu thuẫn giữa các tập đoàn tư bản ngày càng
sâu sắc. Trong giai đoạn này, công nghiệp chứng kiến quá trình tập trung vốn lớn
để thành lập những công ty độc quyền như ở Pháp, Đức, Mỹ… lũng đoạn đời sống
kinh tế các nước tư bản.
Ở Pháp, ngành luyện kim và khai thác mỏ tập trung trong tay hai công ty lớn,
công ty "Snây-đơ Crơ-dô" nắm nhà máy quân sự ở Crơđô và các nhà máy chế tạo
đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng trong nước. Tổng công ty đường
sắt và điện khí cùng 6 công ty khác độc quyền ngành đường sắt trong nước, 50%
trọng tải biển do 3 công ty lớn nắm. Hai công ty "Xanh Gôben" và "Cuman" kiểm
soát toàn bộ nền công nghiệp hoá chất. Ở Đức: Công ty than Ranh-Vet-xpha-len
kiểm soát 95% tổng sản lượng than vùng Rua- vùng công nghiệp lớn nhất của Đức
và hơn 55% tổng sản lượng than cả nước [1]. Tơrơt dầu lửa Xtandacủa Mĩ thành lập
năm 1900 có số vốn là 150 triệu đôla. Tơrơt thép mĩ khống chế 2/3 sản xuất thép
trong nước [2].

Cùng với đó là việc sự tập trung cũng diễn ra trong ngành ngân hàng: những
ngân hàng lớn thu hút hoặc khống chế những ngân hàng nhỏ hơn. Việc này tạo nên
những ưu thế lớn hơn giúp một vài ngân hàng lớn nắm quyền kiểm soát trong các
[1]

[1]

/>

[2][2] Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), “Lịch sử Thế Giới cận đại”, NXB Giáo Dục, tr.226.


214

ngành thương nghiệp, công nghiệp..., rồi dần dà khống chế mọi hoạt động kinh
doanh của cả nước, kéo theo sự hình thành tư bản tài chính với nguồn lực tài chính
to lớn và quyền lực vô hạn. Bọn đầu sỏ tài chính tư bản cũng xuất hiện và khống
chế các mặt sinh hoạt kinh tế và chính trị của nhà nước

2.Tác động của việc hình thành chủ nghĩa Đế Quốc
Trong thời kì lũng đoạn, một điều quan trọng luôn được nhắc đến đó là hình
thức xuất khẩu tư bản- hình thức xuất khẩu vốn và kĩ thuật vào các nước đang có
nhu cầu phát triển. Hình thức xuất khẩu này được bọn đầu sỏ tài chính đặt ra và
phát triển với mục đích là để nô dịch, và bóc lột kinh tế dẫn đến các nước nhập
khẩu sẽ trở nên bị phụ thuộc cả về kinh tế lẫn chính trị, cùng với đó, chúng sẽ thu
được nhiều lợi lộc hơn. Nhờ có hệ thống thuộc địa rộng lớn, các nhà tư bản “già”
như Anh, Pháp thu được lợi ích lớn hơn so với Đức, Mỹ, Ý – các nhà nước “trẻ”.
Điều này làm gia tăng mâu thuẫn và cạnh tranh. Và hơn nữa, sự không đồng đều
về mặt lợi ích khiến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nhà nước “không còn
là cuộc tranh chấp giữa các công ti tư nhân mà là giữa các tập đoàn lũng đoạn
lớn của Nhà nước”.[1]
Việc cạnh tranh đã dẫn các nước đến với việc yêu cầu phân chia lại thị trường
đầu tư với sự thành lập các cácten quốc tế trong nhiều ngành, cả ngành dầu lửa,
thép, đường ray…với sự xuất hiện của 114 cácten quốc tế tính đến năm 1914. Tuy
nhiên, thay vì thủ tiêu sự cạnh tranh và các cuộc khủng hoảng, sự thống trị của các
tổ chức lũng đoạn ngày càng thúc đẩy ham muốn xâm chiếm thuộc địa của các đế
quốc, cả “già” và “trẻ”:
Các nước đế quốc “già” không chỉ muốn duy trì thuộc địa cũ mà còn muốn mở
rộng thêm đất đai. Các đế quốc “trẻ” thì đòi hỏi “một chỗ đứng dưới ánh mặt

trời” không chỉ muốn chiếm vùng đất còn “trống” mà còn lăm le “giành” giật
thuộc địa của kẻ khác[2]

Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp, sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa
đế quốc đã phá vỡ tính biệt lập của hình thái kinh tế quốc gia - dân tộc, hình thành
[[1],[2]Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006),“Lịch sử Thế Giới cận đại”, NXB Giáo Dục, tr.227.


215

nền kinh tế thế giới với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cũng
như những mâu thuẫn cạnh tranh và nhu cầu của các nhà nước ở trên, sự ra đời
của chủ nghĩa đế quốc và các tổ chức độc quyền lũng đoạn đã phần nào tạo nên
những mâu thuẫn về mặt xã hội; điển hình như : mâu thuẫn giữa các nước đế quốc
trong việc tranh chấp thuộc địa gay gắt dẫn đến các cuộc chiến tranh để phân chia
thuộc địa; mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với đế quốc, giữa giai cấp tư sản với
nhân dân lao động các nước tư bản dẫn đến cuộc đấutranh giai cấp và cách mạng
xã hội.
Bên cạnh đó, các nước khi chuyển sang chủ nghĩa đế quốc cũng có sự thay
đổi khác nhau tạo ra những quan điểm nhìn nhận khác nhau và gây nên mâu thuẫn.
Theo như Lênin đã chỉ ra đặc điểm của Mỹ là sự hình thành các tơrơt khổng lồ
với những tập đoàn tài chính giàu sụ; ở Anh là “đế quốc thực dân” với hệ thống
thuộc địa rộng lớn và đông dân; ở Pháp là “đế quốc cho vay lãi” với những món
tiền cho vay xuất cảng sang nước khác, nhất là sang nước Nga, ở Đức là “đế quốc
tư sản gioongke” với sự câu kết về quyền lợi của hai giai cấp tư sản và quý tộc; ở
Nga và ở Nhật là “đế quốc phong kiến quân sự” với những tàn dư của chế độ
phong kiến và quân phiệt.[1]

Những đặc trưng cơ bản này của các nhà nước tư bản càng khiến sự hòa hợp
quốc tế về vấn đề thuộc địa gặp nhiều khó khăn. Cho nên, các đế quốc này càng

tranh đấu nhằm “giành” một thắng lợi nhất định trong việc hình thành trật tự thế
giới mới.
Chung quy lại, Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa
lên đỉnh điểm, làm tình hình các mối quan hệ quốc tế leo thang. Sự việc chủ nghĩa
đế quốc ra đời cùng sự phát triển của các tổ chức lũng đoạn trên nền sự đổ vỡ của
cạnh tranh tự do là một trong những nhân tố gây ra sự hình thành hai khối đối đầu
sau này.

[1][1] Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), “Lịch sử Thế Giới cận đại”, NXB Giáo Dục, tr.228.


216

IV. Quá trình khai thác thuộc địa của tư bản phương
Tây
1. Công cuộc khai thác thuộc địa của các nước tư bản phương Tây

Với sự phát triển trong công nghiệp, kéo theo sự phát triển về kinh tế và
chính trị, các nhà nước đế quốc phương Tây dần hướng mũi tên quan tâm của
mình về các châu lục và vùng lãnh thổ khác. Là những khu vực đông dân, giàu có
về tài nguyên cùng nền văn hóa văn minh lâu đời, hơn nữa cùng với vị trí chiến
lược quan trọng trong các chính sách bành trướng của chủ nghĩa đế quốc; nên châu
Á, châu phi và Mỹ Latinh đã trở thành “những miếng mồi ngon” cho các nước đế
quốc xâu xé. Với mục tiêu tạo thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu phục vụ cho
nền công nghiệp chính quốc, cùng những lợi ích to lớn về mặt nguồn nhân lực, của
cải cũng như hệ thống binh lính cung cấp khi xảy ra chiến tranh; đến cuối thế kỷ
XIX, hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh đều dần trở thành thuộc
địa hoặc nữa thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
1.1. Đối với các nước khu vực châu Á
Từ những năm của thế kỷ XV và thế kỷ XVI đến thế kỷ thứ XIX ba nước lớn

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan tiến hành xâm lược và chia nhau chiếm đóng,
sâu xé Inđônêxia. Từ giữa thế kỷ XVI Tây Ban Nha xâm lược Philippin nhưng từ
năm 1889 – 1902 Philippin lại trở thành thuộc địa của Mỹ. Thực dân Anh chiếm
được Miến Điện sau 3 cuộc chiến tranh không liên tục trong 60 năm (1824 – 1826,
1852 – 1853, 1885). Miến Điện bị sáp nhập vào Ấn Độ như “một tỉnh thuộc địa
của thuộc địa” sau tuyên bố của Phó vương Anh vào năm 1886. Bên cạnh đó, với
vị trí chiến lược quan trọng, đất nước Mã Lai cũng trở thành một phần thuộc địa
của Anh sau năm 1819. Anh cũng thu được những lợi ích to lớn với việc chiếm
được độc quyền buôn bán ở Xingapo, và đồng thời chiếm được lãnh địa của Hà
Lan ở Ấn Độ sau hiệp ước Anh – Hà năm 1824. Nữa sau thập kỷ 50 của thế kỷ
XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia dần bị thực dân Pháp xâm lược, và đến


217

năm 1893 ba nước này chính thức bị đặt dưới quyền cai trị của thực dân Pháp.
Trong cùng khoảng thời gian gần đó, sau cuộc chiến tranh Thuốc phiện năm 1840
cùng việc kí kết một số hiệp ước với các nước như Anh, Mỹ, Bỉ, Thụy Điển…,
“nước lớn” Trung Quốc trượt dài trên quá trình bị các nước phương Tây xâm lược
và nô dịch. Hai nước Ấn Độ và Iran thì nằm trong thế kiềm cặp của Anh và Nga.
Vương quốc Xiêm là một trường hợp đặt biệt khi đất nước này là nước duy nhất ở
khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập dân tộc dù không trọn vẹn. Vì Xiêm
dù là nước nằm đất nước này đã rất khôn khéo trong chính sách ngoại giao của
mình
1.2. Đối với các nước khu vực châu Phi
Từ giữa thế kỉ XIX thực dân châu Âu bắt đầu xâm lược vào vùng đất châu
Phi . Nhưng đến những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành kênh đào
Xuy-ê, thì các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi. Qua thời gian
đánh chiếm, nước Anh chiếm được Nam Phi, Đông Xu-đăng, một phần Đông Phi,
Kênia, Xômali, Gam-bi-a và Ai Cập sau những cuộc tranh chấp căng thẳng với

Pháp. Tuy đánh mất Ai Cập vào tay Anh, song Pháp vẫn chiếm được kha khá diện
tích Tây Phi, miền xích đạo châu Phi, Ma-đa-ga-xca, một phần Xô –ma-li, An-giêri, Tuy-ni-di và vùng xa mạc Xa-ha-ra. Bên cạnh hai quốc gia chiếm được những
diện tích rộng lớn trên, thì tư bản “trẻ” Đức chiếm được các vùng Camôrun,
Tôgô, Tây Nam Phi, Tadania. Trong khi đó nước Bỉ chỉ thâu tóm được Cônggô
và một phần lãnh thổ nhỏ của An-giê-ri. Bồ Đào Nha thì mang về các vùng đất
Mô-dam Bích, Ănggôla, và một phần Ghinê.. Đến cuối thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh
phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Phi giữa Anh, Pháp và các nước đế quốc
khác về cơ bản đã hoàn thành.
1.3.Đối với các nước khu vực châu Mỹ - latinh
Châu Mỹ sau khi được phát hiện thì đã trở thành điểm đến của nhiều người
châu Âu. Những người châu Âu tạo ra một làn sóng di cư lớn vượt Đại Tây Dương
và đến với vùng “đất hứa” này. Đến đầu thế kỷ XIX, phần lớn lãnh thổ ở Trung
Nam Mỹ rơi vào tay người Tây Ban Nha, trừ Braxin thuộc về Bồ Đào Nha. Người


218

anh, người Pháp, người Hà Lan chiếm được vùng Guyan nhỏ bé. Nhân dân châu
Mỹ đã phải chịu đựng chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc của thực dân:
chúng tàn sát dồn đuổi cư dân bản địa, chiếm đất đai lập đồn điền, đưa người
Châu Phi sang để khai thác tài nguyên (vàng và bạc, người ta còn chở từ châu Mĩ
về Tây Ban Nha đường, ca cao, gỗ, đá quý, ngọc trai, cánh kiến, thuốc lá,
bông... )[1]
Đến những năm 10-20 của thế kỷ XIX, các nhà nước độc lập ra đời ở vùng
Trung- Nam Mỹ (Mỹ latinh) sau cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân các nước
dưới sự ảnh hưởng của chiến thắng trong cuộc chiến chống thực dân Anh của nhân
dân Bắc Mỹ. Nhưng không lâu sau sự độc lập thì các nước Mỹ- latinh lại phải chịu
sự bành trướng của người anh láng giềng - nước Mỹ dưới “sự bảo hộ” của chính
sách Mơnrô. Sau này, các chính sách “cái gậy lớn” và “ngoại giao đôla” giúp Mỹ
một mặt tiến hành các hoạt động quân sự xâm lược, mặt khác dùng thủ đoạn mua

chuộc để can thiệp vào công việc nội bộ các nước [2]. Hay nói cách khác, Mỹ, bằng
các chính sách khôn ngoan của mình, dần xác lập địa vị của mình ở khu vực châu
Mỹ – latinh, đồng thời khéo léo loại bỏ dần ảnh hưởng của các nước tư bản châu
Âu ra khỏi khu vực.
2. Hoàn thành phân chia thế giới - Mâu thuẫn nảy sinh

Trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỷ XIX, để phục vụ cho công cuộc cách
mạng công nghiệp, việc tìm kiếm và xác lập chủ quyền đối với các vùng đất còn
“vô chủ” chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong các chính sách đối ngoại của các
nước đế quốc. Đến những năm đầu thập niên 90, việc phân chia trật tự thế giới cơ
bản hoàn thành. Các cường quốc lớn và nhỏ, “già” và “trẻ” đều kiếm được cho
mình một phần trong những “chiếc bánh lớn”. Dù quá trình xâm chiếm các vùng
có những đặc điểm khác nhau: châu Phi thì nhanh chóng và ít bị cản trở do đời
sống ở đây còn lạc hậu; trong khi đó, quá trình xâm chiếm châu Á gặp nhiều khó
[[1] />[2][2] Vũ Dương Ninh (2005), “Lịch sử quan hệ quốc tế”, Tập 1, NXB Giáo Dục, tr. 92


219

khăn, một mặt do nơi đây đã đạt được trình độ phát triển nhất định và người dân
có ý thức dân tộc cao, mặt khác, sự tranh chấp, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc
ở đây gay gắt hơn các vùng khác; trong khi đó, châu Mỹ latinh thì nằm dưới sự cai
quản của Mỹ với chính sách bành trướng thế lực “cảnh sát Tây Bán Cầu”. Nhưng
chỉ duy có các vùng đất bị chiếm đóng là chịu thiệt hại nặng nề nhất: họ không chỉ
bị mất chủ quyền trên vùng đất họ sinh sống mà còn phải chịu ách thống trị và áp
đặt của kẻ thù. Châu Á và châu Phi bị xâu xé và thôn tính mạnh mẽ nhất.
Cùng với việc đạt được những vùng đất nhất định, các nước đế quốc đồng
thời cũng bị xoáy vào “vòng xoáy” của những mâu thuẫn về thuộc địa. Sau chiến
tranh Pháp – Phổ và sự thống nhất của nước Đức, Pháp và Đức vô hình chung tạo
nên sự mấu thuẫn gay gắt. Đối với Đức, nhằm bảo vệ thành quả chiến tranh cùng

việc thực hiện tham vọng của mình, nước này tìm kiếm sức mạnh thông qua các
khối liên minh Đức – Áo – Nga, và sau đó là Đức – Áo-Hung – Ý. Đó cũng là một
trong những nổ lực nhằm đẩy Pháp ra khỏi liên minh với Áo và Nga, đồng thời cô
lập nước này. Còn về phía mình, sau thất bại, Pháp nuôi dưỡng trong mình “chủ
nghĩa phục thù” nhằm tìm kiếm lại tiếng nói quyền lực và khả năng chi phối vốn
có của mình. Để thực hiện việc đó, Pháp thực hiên chính sách “cô lập vẻ vang” kết
hợp với việc củng cố mối quan hệ với Nga. Tuy nhiên, hai nước đồng minh này lại
gặp phải mâu thuẫn trong việc tranh giành thuộc địa ở Trung Á và vùng Trung Cận
Đông. Bên cạnh đó, Pháp cũng dính vào việc tranh chấp thuộc địa với Anh tại các
khu vực châu Phi, Trung Quốc và Đông Nam Á. Không những vậy, với những
tham vọng về đất đai, ý muốn nô dịch các dân tộc khác, các mâu thuẫn khác xuất
hiện ngày vàng nhiều, tiêu biểu như mâu thuẫn trong việc chia chát “cái bánh lớn”
Trung Quốc của các đế quốc. Do vậy, những mối quan hệ đồng minh và đối thủ
đan xen tạo nên sự xung đột dẫn tới sự hình thành các khối liên minh và nhất là
hai phe đối đầu chính diện đóng vai trò chính trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ I
sau này.


220

V. Vai trò của Đức và Anh trong quá trình tập hợp lực
lượng, hình thành hai khối đối đầu
1. Vai trò của nhà nước tư bản “trẻ” Đức
Đức, cùng với tham vọng bá quyền của mình, đã rất thành công trong việc
tập hợp lực lượng. Bắt đầu có thể nói đến nổ lực của chính một nhà nước mới
thống nhất trong việc vạch ra các kế hoạch chiến tranh cùng việc gia tăng chi phí
quân sự phục vụ chiến tranh.
[…] Trong 5 năm 1909-1914 chi phí quân sự tăng gần 33%, riêng năm 1914 là
hơn 2 tỉ mác, chiếm nửa ngân sách nhà nước. Năm 1912, đạo luật tăng quân số
(lên 136 ngàn người) và tăng cường pháo binh được chuẩn bị đưa ra quốc hội. Đặc

biệt là kế hoạch tăng cường hải quân (năm 1914 có 232 tàu chiến mới) […][1]

Về mặt kêu gọi đồng minh và thành lập các khối liên minh quân sự, Đức đã
hoàn thành việc “lôi” Áo ra khỏi việc liên minh với Pháp bằng khối liên minh tay
ba Đức – Áo-Hung – Ý (1882). Đó là chỗ dựa vững chắc cho cuộc chiến chống
Pháp và Nga sau này và cũng là khối quân sự đế quốc chủ nghĩa đầu tiên được
thành lập ở châu Âu chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới.
Bên cạnh đó, cũng như các nước đế quốc khác, Đức cũng ráo riết tiến hành
những cuộc chiến tranh thuộc địa để phát triển kinh tế. Cùng với việc giành được
vị trí cao trên trường quốc tế, một làn sóng tuyên truyền chủ nghĩa sô vanh đòi
chia lại thế giới dấy lên trên khắp nước Đức. Điều này càng gia tăng tham vọng
của Đức, khiến các cuộc xâm chiếm và gây hấn của Đức diễn ra ngày càng nhiều.
Những kế hoạch xâm chiếm này và vị trí của Đức đe dọa trực tiếp đến quyền lực
của Anh. Vì vậy nên, mâu thuẫn Anh – Đức ngày càng gay gắt, trở thành mối mâu
thuẫn chủ yếu trên vũ đài quốc tế và dẫn đến việc hình thành hai khối đối đầu
cũng như cuộc chiến tranh thế giới. Và Đức là nhân tố chủ yếu của một trong hai
khối đối đầu đó – khối Liên minh

2. Vai trò của nước tư bản “già” Anh
[1][1] Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), “Lịch sử Thế Giới cận đại”, NXB Giáo Dục, tr.257.


221

Về phía mình, trước những năm 70 của thế kỷ XIX, nước Anh là quốc gia có
thuộc địa rộng lớn nhất thế giới. Nhưng sau khi địa vị bá quyền công nghiệp bị
giảm sút, các đế quốc trẻ đang ra sức cạnh tranh thì vấn đề thuộc địa càng có ý
nghĩa quan trọng. Đặc biệt là việc đối đầu của nước Đức về cả kinh tế và thuộc
địa. Sự kình địch này thể hiện tập trung trong công cuộc chạy đua vũ trang để
chuẩn bị cho chiến tranh thế giới. Một phần nhằm củng cố lực lượng trong tình

cảnh Đức đã liên kết với Áo-Hung và Ý, một mặt để điều hòa ngoại giao với các
nước đế quốc khác, Anh đã kí kết những hiệp ước tay đôi Anh – Pháp và Anh –
Nga sau hàng loạt thỏa thuận mà không có những điều khoản cụ thể. Việc này tạo
nên khối đối đầu với khối các nước liên minh của Đức – phe Hiệp ước. Cùng với
việc đòi chia lại thị thế giới của các nước tư bản “trẻ”, Anh cũng thực thi những
cuộc chiến nhằm tạo ảnh hường, đơn cử như cuộc chiến tranh Anh - Bôơ . Như
vậy, Anh đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập nên một trong hai khối đối đầu
đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh thế giới thứ I.

KẾT LUẬN
Việc hình thành hai khối đối đầu cũng như sự xuất hiện của cuộc chiến tranh
thế giới lúc bấy giờ là một điều không thể tránh khỏi của quá trình phát triển xã
hội. Từ những mâu thuẫn hình thành sau khi các nhà nước tư bản ra đời - hệ quả
tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII, cho đến sự xuất hiện
của các nước đế quốc cùng với tham vọng thống trị toàn cầu hay việc tranh chấp
trong việc phân chia thị trường thuộc địa, tất cả tạo nên một bước nền cho sự ra
đời của hai khổi đối đầu chính trước cuộc chiến. Bên cạnh đó, sự ra đời và phát
triển của tư bản “trẻ” Đức đối đầu với nước tư bản “già” Anh cùng vai trò của hai
nước này trong việc hình thành các khối đối đầu là không hề nhỏ. Trong tình cảnh
nước nào cũng mong muốn tiêu diệt đối thủ, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc
của các dân tộc thuộc địa mà còn phải xoa dịu dư luậ trong nước thì lựa chọn
chiến tranh sẽ giúp giải quyết ổn thỏa mọi việc. Hai khối đối đầu, cùng sự lựa


222

chọn của mình đã gây ra không ít khó khăn lên cuộc sống của người dân. Tuy
nhiên, đối với lịch sử loài người mà nói, giai đoạn này đã một phần giúp hình
thành một trật tự mới, để rồi sau đó ,dù trải qua thêm nhiều cuộc chiến nhưng, nó
đã đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng sau này của một số nước nói riêng và

của toàn thế giới nói chung.


223

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]

Vũ Dương Ninh (2005), “ Lịch sử quan hệ quốc tế”, tập 1, NXB Giáo
Dục.

[2]

Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (2006), “Lịch sử Thế Giới cận đại”,
NXB Giáo Dục.

Các trang web hỗ trợ
[3]

(22 - 24/3/2013)

[4]

(22 và 24/3/2013)

[5]

(23/3/2013)


[6]

(22 -24/3/2013)


224

NỘI DUNG CÔNG VIỆC
CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Stt

Họ và tên

1

Lê Thị Thùy Linh

2
3

Ngô Thị Anh
Nguyễn Văn Quốc Hoàng -

Nội dung công việc
thực hiện
Phần mở đầu
Phần : II và III
Trình bày
Phần: I
Phần kết luận

Đánh văn bản
Phần: IV và V
Kiểm tra lỗi chính tả và
lỗi soạn thảo văn bản.

Ghi chú



×