KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI
VIỆT NAM
I. Mô hình Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
Sự hình thành của các Quỹ đầu tư chứng khoán ở một nền kinh tế có thị
trường chứng khoán là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô
hình Quỹ đầu tư chứng khoán phù hợp với điều kiện kinh tế, hệ thống pháp
luật của từng nước lại có ý nghĩa quan trọng và mang tính quyết định đến quá
trình hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư.
Việc xây dựng mô hình Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam dựa trên
những quan điểm và nguyên tắc sau:
- Nhà nước tạo khung pháp luật và cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt
động của Quỹ đầu tư nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho Quỹ đầu tư phát
triển đúng theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
- Có một cơ quan quản lý nhà nước thống nhất, kiểm soát chặt chẽ hoạt
động của Quỹ đầu tư nhằm tạo điều kiện hoạt động cho quỹ hoạt động thông
suốt, hiệu quả, an toàn.
- Xây dựng Quỹ đầu tư công bằng, hiệu quả, an toàn, bảo vệ lợi ích của
nhà đầu tư, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nước, từng
bước phát triển theo quy mô thị trường chứng khoán trong nước và sự hoà
nhập với thị trường chứng khoán trong khu vực và trên thế giới.
Theo quy chế hiện hành về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư chứng
khoán thì mô hình Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam là Quỹ đầu tư dạng tín
thác. Mô hình này hiện đang được tổ chức khá thành công tại Nhật Bản và
Hàn Quốc. Từ kinh nghiệm hoạt động của các Quỹ đầu tư trên thế giới ta có
thể thấy rằng đối với các thị trường phát triển lâu đời, cả hai mô hình công ty
1
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
hay tín thác đều được hình thành ngay từ ban đầu tuy hình thái quỹ của từng
thị trường phát triển cũng không hoàn toàn giống nhau. Đối với thị trường mới
nổi, thì các quỹ dạng tín thác được hình thành trước. Khi Quỹ đầu tư phát triển
tới một trình độ nhất định, thì họ mới áp dụng Quỹ đầu tư mô hình công ty.
Đối với các nước phát triển ở mức độ cao, hệ thống các văn bản pháp luật
đồng bộ thì việc áp dụng cả hai mô hình là hoàn toàn hợp lý. Nó góp phần tạo
ra cơ chế hình thành và phát triển các Quỹ đầu tư một cách linh hoạt, tạo ra sự
cạnh tranh giữa các định chế đầu tư nhằm cung cấp cho khách hàng các sản
phẩm đầu tư đa dạng, đồng thời thích ứng với sự biến động không ngừng của
thị trường tài chính trong khuynh hướng tự do hoá và toàn cầu hoá. Chính vì
vậy, ta có thể thấy sự khác biệt trong việc lựa chọn mô hình giữa các thị
trường phát triển và thị trường mới nổi phụ thuộc lớn vào điều kiện và môi
trường phát triển cũng như hệ thống pháp luật của từng nước. Ở các thị trường
mới nổi, do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, các Quỹ đầu tư hầu hết hình
thành theo mô hình tín thác và chỉ chuyển sang kết hợp phát triển đồng thời
mô hình công ty khi thị trường đã phát triển tới một mức độ nhất định.
Chính vì vậy, Quỹ đầu tư chứng khoán tham gia hoạt động trên thị trường
chứng khoán Việt Nam được thành lập theo mô hình tín thác. Đây là mô hình
được xây dựng phổ biến ở các thị trường lâu đời, thị trường mới nổi và các thị
trường đang chuyển đổi, là mô hình thích hợp cho thị trường chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn đầu. Mô hình này thích hợp với điều kiện Việt Nam
hiện nay khi trình độ dân trí còn chưa cao và nó hạn chế được những mâu
thuẫn phát sinh trong hoạt động giữa hội đồng quản trị quỹ và những người
điều hành trong công ty quản lý quỹ. Đồng thời, mô hình này cũng đã được
lựa chọn ở nhiều nước có những đặc điểm tương tự Việt Nam như Hàn Quốc,
Thái Lan, Malaixia…
2
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Khi áp dụng mô hình Quỹ đầu tư chứng khoán dạng tín thác trong giai
đoạn đầu phát triển thị trường chứng khoán, Việt Nam sẽ có được những lợi thế
sau:
- Mô hình tín thác sẽ đẩy nhanh việc hình thành các Quỹ đầu tư ở Việt
Nam. Không như ở các nước phát triển người đầu tư đã có những hiểu biết,
kinh nghiệm nhất định trên thị trường, người đầu tư Việt Nam phải mất một
thời gian lâu nữa mới nắm bắt được những quy luật vận động của thị trường
chứng khoán. Chính vì vậy, với mô hình tín thác, người đầu tư có thể uỷ thác
số vốn của mình vào quỹ nơi có các chuyên gia về chứng khoán vào bất cứ
thời điểm nào. Như vậy, người đầu tư đã tận dụng tối đa tính chuyên nghiệp
của các chủ thể uỷ thác mà không phải giám sát hay thực hiện bất cứ hành
động nào trong đầu tư.
- Việc huy động vốn dưới mô hình tín thác dễ dàng hơn so với mô hình
công ty. Chỉ sau khi công ty quản lý quỹ nhận được giấy phép phát hành
chứng chỉ là công ty có thể phát hành đợt 1. Trong mô hình công ty, sau khi
các cổ đông sáng lập góp vốn, họ phải bầu ra Hội đồng quản trị. Vốn chỉ được
huy động rộng rãi từ công chúng sau khi Hội đồng quản trị đã chỉ định công ty
quản lý quỹ và tổ chức bảo quản tài sản. Do vậy, thời gian và chi phí cho việc
huy động vốn trong mô hình tín thác sẽ tiết kiệm hơn.
- Quỹ đầu tư chứng khoán mô hình tín thác sẽ dễ dàng bảo vệ các nhà
đầu tư bởi vì hoạt động của công ty quản lý quỹ và tổ chức bảo quản tài sản
được tách biệt. Công ty quản lý quỹ độc lập trong việc quản lý và đề ra các
chính sách. Tổ chức bảo quản chỉ có quyền giám sát và bảo quản tài sản.
Chính vì vậy, công ty quản lý quỹ có toàn quyền quyết định các vấn đề về vốn
đầu tư. Khi muốn đầu tư vào một ngành hoặc loại chứng khoán nào đó, công
ty quản lý muốn huy động vốn sẽ thành lập một quỹ và kêu gọi những người
đầu tư có chung mục tiêu đầu tư góp vốn. Trong khi đó, theo mô hình công ty,
3
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
công ty quản lý quỹ không có toàn quyền quyết định, bị ràng buộc và phải
tuân thủ các chính sách do hội đồng quản trị đề ra. Điều này chỉ thích hợp ở
các nước phát triển khi mà hội đồng quản trị đại diện cho quỹ có trình độ quản
lý cao.
- Mô hình tín thác hạn chế cạnh tranh không cần thiết, góp phần ổn định
thị trường vốn còn sơ khai của Việt Nam. Theo mô hình tín thác, mỗi công ty
quản lý quỹ có thể lập ra nhiều quỹ nhưng mỗi quỹ lại theo đuổi một mục tiêu,
đường lối riêng. Điều này giúp tập trung được những người đầu tư có chung
mục đích trên thị trường, tránh giàn trải vốn. Trong khi đó theo mô hình công
ty, cứ một vài người đầu tư có chung mục đích là đã có thể thành lập một quỹ
của riêng mình. Vì thế, số lượng quỹ tăng lên rất nhiều so với mô hình tín thác
làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, người
đầu tư, người kinh doanh và cả những người làm công tác quản lý nhà nước
còn thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán, khung pháp lý vẫn chưa hoàn
thiện, chính vì vậy, chưa thể đáp ứng cho một thị trường có mức độ cạnh tranh
cao.
Ngoài ra, nếu áp dụng mô hình công ty, chúng ta sẽ phải gặp một số bất
lợi. Mục tiêu của chính phủ Việt Nam là xây dựng một hệ thống Quỹ đầu tư
ban đầu là để đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà và thị
trường chứng khoán thông qua việc huy động một số lượng vốn lớn và thực
hiện đầu tư dài hạn. Nhưng việc áp dụng mô hình công ty sẽ chỉ khuyến khích
việc thành lập các công ty đầu tư có quy mô nhỏ và huy động được khối lượng
vốn ít hơn nhiều so với Quỹ đầu tư mô hình tín thác. Chính vì vậy, mục tiêu
của chính phủ sẽ khó thực hiện nếu ngay từ đầu thành lập một hệ thống các
công ty có quy mô nhỏ như vậy. Không những thế, sẽ rất khó khăn trong việc
giám sát quản lý hoạt động kinh doanh của các công ty này vì các công ty có
thể đưa ra nhiều loại hình quỹ khác nhau rất linh hoạt phù hợp với nhu cầu thị
4
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
trường gây lầm lẫn cho các nhà đầu tư vốn có sự hiểu biết rất hạn chế về lĩnh
vực đầu tư mới này.
Sau khi đã lựa chọn mô hình Quỹ đầu tư chứng khoán phù hợp, thì một
điều rất quan trọng khác mà chúng ta không thể không xem xét tới là trong
giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán hiện nay, Quỹ đầu tư nên thuộc loại
kết thúc đóng hay kết thúc mở?
Tại Việt Nam, theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư
chứng khoán và công ty quản lý quỹ thì Quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức
dưới hai hình thức là Quỹ kết thúc đóng và kết thúc mở. Rút kinh nghiệm từ
hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán các nước thì ở cả thị trường phát
triển lẫn thị trường mới nổi, điểm xuất phát của Quỹ đầu tư là quỹ dạng đóng,
nó được hình thành và phát triển trước quỹ dạng mở. Đó là vì cơ cấu vốn ổn
định của các quỹ dạng đóng do nhà đầu tư không được rút vốn, và tất cả các
chứng khoán của quỹ đều phải giao dịch qua thị trường chứng khoán tập trung
nhằm tránh những xáo động lớn cho thị trường và bảo đảm cho quá trình vận
hành của các Quỹ đầu tư được an toàn và ổn định. Điều này cũng giúp cho các
tổ chức quản lý quỹ chủ động trong việc đầu tư trong việc đầu tư mang tính
dài hạn trong điều kiện ban đầu khi kinh nghiệm đầu tư chuyên nghiệp chưa
nhiều. Mặc dù loại quỹ đóng không sôi động nhưng thị trường của chúng ta
còn rất non trẻ, nếu thành lập Quỹ mở cùng với tính chất sôi động của quỹ này
thì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đối với thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó,
Quỹ đầu tư còn là một loại hình rất mới mẻ của Việt Nam, cho nên một mô
hình quỹ có nguồn vốn ổn định là rất thích hợp. Nó giúp cho các nhà quản lý
quỹ có điều kiện làm quen với sự hoạt động của quỹ mà không phải lo sợ sự
không ổn định về vốn. Hiện nay, số lượng chứng khoán giao dịch trên thị
trường chứng khoán Việt Nam còn quá ít nên việc áp dụng quỹ dạng đóng tại
thời điểm hiện nay có lợi hơn so với quỹ mở vì đối tượng đầu tư ít đi ngược lại
với nguyên tắc đa dạng hoá của Quỹ đầu tư. Khi thị trường chứng khoán đã sôi
5
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
động và hoạt động của các quỹ đã ổn định thì các quỹ dạng mở mới ngày càng
được phát triển.
Chính vì những lý do trên, nhiều chuyên gia cho rằng ở Việt Nam, trong
giai đoạn đầu hoạt động của thị trường chứng khoán nên thành lập các Quỹ
đầu tư chứng khoán dạng đóng.
II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập Quỹ đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam
Kể từ khi các Quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam vào đầu những năm 90,
đến nay đã được hơn chục năm nhưng kết quả mà các quỹ thu được lại không
như mong đợi ban đầu. Thậm chí, ngay cả những Quỹ đầu tư nước ngoài có
thế mạnh về vốn và kinh nghiệm quản lý cũng chỉ gặp lỗ hay may mắn hơn thì
hoà vốn. Một tín hiệu đáng mừng cho thị trường chứng khoán Việt Nam là sự
xuất hiện của công ty quản lý quỹ VietFund. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu
tư đã được cải thiện, cơ hội đầu tư không ít. Tuy nhiên, bên cạnh đó những
thách thức đối với các Quỹ đầu tư vẫn còn nhiều.
1. Những khó khăn trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam
Thách thức lớn nhất đối với các Quỹ đầu tư là tính minh bạch. Bởi vì đa
số các công ty không đáp ứng được các yêu cầu về sự minh bạch, mà lại giấu
giếm về tình hình tài chính của họ. Công khai thông tin là một trong những
nguyên tắc cơ bản quan trọng trong đầu tư. Việc công bố kịp thời, chính xác,
đầy đủ và trung thực các thông tin sẽ giúp cho nhà đầu tư có được nguồn dữ
liệu tin cậy phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các
công ty để đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn, hạn chế rủi ro, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài những hạn chế về tính minh bạch thì các
công ty tham gia hoặc chuẩn bị tham gia thị trường hiện nay hầu hết có quy mô
nhỏ, cơ cấu điều hành chưa chặt chẽ, và thường không được định giá chính xác.
6
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Một vấn đề khác gây trở ngại cho các quỹ khi đầu tư vào các công ty tư
nhân là các công ty này thường có quy mô nhỏ vì khu vực doanh nghiệp tư
nhân tại Việt Nam còn mới. Nhiều nước Đông Nam Á khác có các công ty tư
nhân thành lập từ rất lâu, còn tại Việt Nam doanh nghiệp tư nhân chỉ mới có từ
thập niên 90 nên ngay cả các công ty lớn thì cũng vẫn nhỏ khi so với tiêu
chuẩn khu vực.
Hiện tại, luật pháp không cho các doanh nghiệp Việt Nam được ra thị
trường chứng khoán nước ngoài. Những ràng buộc như thế khiến cho các Quỹ
đầu tư không dám thực thi hết những chức năng của nó. Chính vì vậy, thị
trường huy động vốn của Việt Nam còn nhiều điều phải làm để chinh phục
lòng tin của nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán hiện tại quy mô còn nhỏ, hàng hoá chứng khoán
còn ít. Khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán qua các phiên giao
dịch còn thấp, hàng hoá chưa thật phong phú. Thị trường còn trong tình trạng
mất cân đối giữa cung và cầu. Với tình trạng như vậy, nếu Quỹ đầu tư ra đời
thì hoạt động sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi lẽ một trong những mục đích chủ yếu
của Quỹ đầu tư là thực hiện đa dạng hoá đầu tư. Nếu như các loại chứng
khoán còn ít thì khó có thể thực hiện việc lựa chọn chứng khoán để thành lập
danh mục đầu tư có hiệu quả. Mặt khác, những diễn biến bất thường của chỉ
số chứng khoán Việt Nam như khi thì tăng đến chóng mặt lúc lại sụt giảm liên
tục và thường diễn ra trong một thời gian dài đối với đồng loạt các cổ phiếu
gây ra những làn sóng tâm lý phức tạp trong người đầu tư, làm ảnh hưởng tới
hoạt động của quỹ.
Môi trường pháp lý của Việt Nam chưa rõ ràng, đặc biệt là đối với các
Quỹ đầu tư nước ngoài dẫn đến quá trình đầu tư vào các doanh nghiệp gặp
khó khăn. Thủ tục xin phép đầu tư vào chứng khoán còn phức tạp và mất
7
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
nhiều thời gian. Thông thường để tham gia mua cổ phần, phải mất từ 3 – 6
tháng để thẩm định dự án, nhưng cần 6 –12 tháng để nhận được giấy phép.
Do số công ty cổ phần và công ty cổ phần hoá chưa nhiều cho nên phạm
vi đầu tư hạn chế. Mặt khác, số công ty được niêm yết còn ít chỉ có 21 công ty
nên các quỹ gặp nhiều khó khăn trong việc tháo lui vốn, khi chuyển nhượng bị
giảm giá trị.
Cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư chứng
khoán chưa hoàn chỉnh. Quy chế về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư và
công ty quản lý quỹ đã được ban hành, đã tạo ra khung pháp lý cơ bản cho sự
ra đời của Quỹ đầu tư. Tuy nhiên để cho Quỹ đầu tư hình thành và phát triển
lành mạnh, vững chắc thì còn nhiều vấn đề cần phải cụ thể hoá, bổ sung và
hoàn thiện. Vẫn còn tồn tại những rào cản đối với Quỹ đầu tư chứng khoán
trong các văn bản pháp quy hiện hành điều chỉnh hoạt động của Quỹ đầu tư cụ
thể như Nghị định 144 CP, Quyết định 05/UBCKNN, Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ luật Dân sự…
Hiện nay, chúng ta đang thiếu đội ngũ các nhà quản lý đầu tư chuyên
nghiệp. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc hình thành và phát triển Quỹ
đầu tư chứng khoán. Sự thành công hay thất bại của một Quỹ đầu tư phụ thuộc
rất lớn vào trình độ điều hành của các nhà quản lý chuyên nghiệp. Tại Việt
Nam hiện nay chưa có đội ngũ các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp được
đào tạo một cách cơ bản.
Sự hiểu biết về Quỹ đầu tư của công chúng còn nhiều hạn chế. Cho đến
nay, sự hiểu biết về thị trường chứng khoán nói chung đối với công chúng còn
nhiều hạn chế và hơn nữa đối với Quỹ đầu tư thì càng hạn chế hơn. Một khi
công chúng chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động và lợi ích của quỹ thì việc lôi cuốn,
thu hút họ tham gia vào quỹ là vấn đề hết sức khó khăn.
8
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
Ngoài ra, còn có các khó khăn khác đối với các Quỹ đầu tư như rủi ro tỷ
giá, các hạn chế trong việc đầu tư vào các công ty niêm yết đối với các nhà
đầu tư nước ngoài. Tất cả các quỹ đều dựa trên cơ sở đồng đô la Mỹ và được
huy động từ các nhà đầu tư quốc tế. Ngay cả khi các công ty đầu tư hoạt động
tốt ở trong nước thì phần lớn thu nhập có thể bị triệt tiêu bởi sự mất giá của
đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Rủi ro tỷ giá hối đoái có thể được bù
đắp một phần nào bằng cách đầu tư vào các công ty có tỷ trọng thu nhập bằng
đồng đô la Mỹ cao.
2. Những thuận lợi trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam
Nền kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập của dân cư ngày càng tăng.
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển ổn định với nhịp độ
tăng trưởng tương đối cao. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001-2010,
tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,5%. Mặt khác, lạm phát ở mức
thấp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, đời sống của dân cư ngày
càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của các tầng lớp dân cư có
xu hướng tăng dần. Những yếu tố trên là tiền đề quan trọng cho việc hình
thành và phát triển của các Quỹ đầu tư vì một trong những quy luật phát triển
của quỹ là trong những thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng cao thì quỹ cũng phát
triển mạnh.
Thị trường Việt Nam vẫn còn là một thị trường đầy tiềm năng với sự ổn
định chính trị và sự tăng trưởng GDP đều đặn mặc dù gặp khủng hoảng tài
chính khu vực. Việt Nam còn cung cấp một lực lượng lao động lớn và giá lao
động có tính cạnh tranh trong khu vực. Lao động Việt Nam cần cù, ham học
hỏi và cầu tiến. Sau gần 15 năm xuất hiện của đầu tư nước ngoài đã giúp đào
tạo hàng trăm nghìn người quản lý và công nhân ở nhiều kỹ năng khác nhau.
Sau khi ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ, đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
9
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
sẽ tăng, cổ phiếu và các tài sản của các công ty ở Việt Nam sẽ có khả năng thu
hút các nhà đầu tư tài chính. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
của các Quỹ đầu tư.
Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách ủng hộ Quỹ đầu tư chứng
khoán. Các bộ, ngành đã phối hợp để ban hành quy chế hoạt động cho sự hoạt
động của các quỹ, đặc biệt là các cải cách pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư.
Bên cạnh đó, chính phủ đang có nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn từ tất
cả các thành phần kinh tế cũng như các chính sách nhằm tự do hoá khả năng
làm ăn và đầu tư đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều đó tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia góp vốn vào nhiều
lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế chứ không bị hạn chế như trước đây.
Từ ngày 20/07/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh đã chính thức được khai trương và đến nay đã hoạt động được hơn
ba năm. Về cơ bản, bước đầu đã thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp
dân cư đến việc thực hiện đầu tư chứng khoán. Đồng thời, sự ra đời của thị
trường chứng khoán Việt Nam đã giúp cho Quỹ đẩy mạnh đầu tư vào các công
ty cổ phần và giúp các doanh nghiệp này được niêm yết và giao dịch tại Trung
tâm giao dịch chứng khoán, qua đó giúp các quỹ dễ dàng tháo lui vốn thông
qua chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán.
Hàng hoá chứng khoán có xu hướng ngày càng phong phú. Công tác cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước đang được tiếp tục đẩy mạnh. Theo kế
hoạch, đến năm 2005 sẽ hoàn thành cơ bản việc cổ phần hoá các doanh nghiệp
nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.
Với việc thực hiện Luật doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và thúc
đẩy sự ra đời của nhiều công ty cổ phần mới. Chính phủ thường xuyên phát
hành trái phiếu để huy động vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội. Các ngân
hàng thương mại đã và đang phát hành trái phiếu huy động vốn cho hoạt động
10