Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ cây bắp cải tại xã Tự Do huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.81 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................ii
PHẦN I......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1.2.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI.................................................................2
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài...........................................................................3
7. Kỹ thuật trồng cải bắp.....................................................................................45

i


DANH MỤC BẢNG
MỤC LỤC.................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................ii
PHẦN I......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
1.2.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI.................................................................2
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài...........................................................................3
Bảng 1: Thành phần hoá học của một số loại rau...............................................6
Bảng 2: Thành phần hoá học của giống cải bắp gieo trồng chính vụ và vụ
muộn tại Hà Nội.....................................................................................................7
Bảng 3: Thành phần hoá học của cải bắp qua một số tác giả:..........................8
Bảng 4: Năng suất và sản lượng rau trên thế giới và Châu Á năm 1997........11
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng cải bắp của thế giới và một số
nước........................................................................................................................15
Bảng 6: Một số yếu tố khí hậu huyện Quảng Uyên .......................................22
(trung bình 5 năm; 2012 - 2015)..........................................................................22
Bảng 7: Bảng số liệu sau đây thể hiện tình hình sử dụng đất đai của xã Tự


Do trong 3 năm 2013-2015...................................................................................24
Bảng 8: diện tích và sản lượng rau, đậu các loại............................................27
Bảng 9: Hiệu quả kinh tế của một số loại rau trồng trong vụ sớm ở Quảng
Uyên........................................................................................................................28
Bảng 10: Một số giống cải bắp được trồng phổ biến ở Tự Do huyện Quảng
Uyên........................................................................................................................31
Bảng 11: Chế độ luân canh cây trồng trong năm 2015 ở xã Tự Do – Quảng
Uyên........................................................................................................................32
Bảng 12: Khoảng cách, mật độ trồng cây cải bắp ở xã Tự Do – Quảng
Uyên........................................................................................................................36
Bảng 13: Loại và lượng phân bón cho cả vụ ( kg phân bón thương phẩm
/sào)........................................................................................................................37
Bảng 14: Những loại sâu bệnh hại chính và thuốc phòng trừ:........................41
Bảng 15: Chi phí và hiệu quả kinh tế sản xuất rau..........................................43
- Diện tích trồng cải bắp của các hộ có xu hướng mở rộng từ 3,4 lên
3.8 ha (theo Bảng 7: Bảng số liệu sau đây thể hiện tình hình sử dụng đất
đai của xã Tự Do trong 3 năm 2013-2015)do giá bán mặt hàng này khá cao,
đặc biệt là thời điểm vụ sớm, đồng thời cây cải bắp cũng dễ bán dễ trồng.
.................................................................................................................................44
7. Kỹ thuật trồng cải bắp.....................................................................................45

ii


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rau là nhu cầu không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của người
dân Việt Nam. Rau cung cấp cho cơ thể những chất quan trọng như protein,
lipit, vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, chất thơm. Các loại vitamin có trong

rau như vitamin A, B1, B2, C, E, PP, chúng có tác dụng quan trọng trong quá
trình phát triển của cơ thể, thiếu vitamin sẽ gây nhiều bệnh tật. Chất khoáng
trong rau chủ yếu là Cu, Pb, Fe…là những chất cần thiết cấu tạo máu và
xương…rau còn cung cấp Cellulose giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn được dễ dàng,
phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp cao…. ( Tạ Thu Cúc, 2000).
Để có rau quanh năm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đa dạng về
chủng loại và phong phú về chất dinh dưỡng cũng là mục đích của người dân.
Trong các loại rau, rau cải bắp là loại rau dễ trồng, được nhiều người ưa chuộng
vì có giá trị kinh tế cao, sản xuất 1 ha rau kinh tế gấp 2-3 lần so với sản xuất lúa.
Theo điều tra của viện nông nghiệp ( 1996) tại 4 tỉnh: Hà Nội, Nam Định, Thái
Bình, Hà Tây thì tổng thu nhập trên 1 ha rau cao hơn rất nhiều lần trồng lúa và
ngô, đối với tổng thu lúa là 3.830 triệu đồng/ha, ngô là 3.333 triệu đồng/ha, cải
bắp là 11.747 triệu đồng/ha…
Cải bắp đối với con người không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng mà nó còn
là một trong những loại thuốc chữa bệnh cho người nghèo. Ở nước ta, trong điều
kiện khí hậu chưa thuận lợi thì việc sản xuất rau còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy
các loại rau ăn lá nói chung và các loại rau cải bắp nói riêng mới chỉ được trồng
phổ biến ở vụ thu đông và đông xuân, còn ở vụ xuân hè các loại rau này còn rất
khan hiếm chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Ở Cao Bằng, huyện Quảng Uyên rau cải bắp được trồng nhiều nhất trong
vụ đông xuân. Giống cải bắp chủ yếu trong vụ này có màu xanh trắng.

1


Để hiểu rõ hơn về những khó khăn trong sản xuất của người trồng rau ở
Tự Do – Quảng Uyên – Cao Bằng và đề nghị những biện pháp kỹ thuật phù hợp
nhằm cải tiến năng suất và chất lượng rau cho cải bắp. Đề tài: “Điều tra tình
hình sản xuất và tiêu thụ cây bắp cải tại xã Tự Do huyện Quảng Uyên tỉnh
Cao bằng”

1.2.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá tình hình sản xuất cây cải bắp tại xã Tự Do,huyện Quảng
Uyên, tỉnhCao Bằng.
- Qua điều tra tiến hành đề xuất ý kiến và biện pháp thâm canh phù hợp,
nhằm cải thiện năng suất, chất lượng vụ tới.
1.2.2. Yêu cầu- Thu thập số liệu điều kiện tự nhiên điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội….. tại xã Tự Do, huyện Quảng Uyên.
- Khảo sát các biện pháp kỹ thuật cơ bản mà người dân đang áp dụng như
kỹ thuật bón phân, xới vun, tưới nước….trong sản xuất cây cải bắp tại xã Tự Do
huyện Quảng Uyên.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÂY RAU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ XÃ HỘI
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đang đà tăng trưởng
và phát triển, nhu cầu về rau, hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày và hàng hóa
xuất khẩu ngày càng tăng lên. Trong đó đậu rau giữ vị trí hàng đầu trong các
chủng loại rau có sản phẩm chế biến xuất khẩu và khối lượng tăng dần hàng
năm. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên trong sản xuất có nhiều giống
rau quả có năng suất và chất lượng, không ngừng tăng diện tích và hệ số quay
vòng của đất, đầu tư thâm canh cao nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn
vị diện tích nào đó tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, đặc biệt là các loài sâu
đục quả đậu phát triển với mật độ cao vì vậy việc phòng chống chúng trở nên rất
khó khăn.
So với các loài dịch hại tương đối nguy hiểm cho cây đậu như sâu xám,

sâu khoang, rệp muội, bọ trĩ, nhện… hại đậu rau thì sâu đục quả được coi là
nguy hiểm hơn bởi chúng gây hại trên quả làm ảnh hưởng trực tiếp tới năng
suất, mặt khác chúng gây hại trên nhiều loại đâu, sinh sản nhanh, sâu non sống
trong quả nên tác động của thuốc BVTV bị hạn chế, đặc biệt là đã phát hiện tính
chống thuốc của loài sâu hại này nên việc phòng trừ chúng bằng thuốc hóa học
thường không đạt hiệu quả cao.
Vì vậy, để tạo ra sản phẩm có năng suất cao, phẩm chất tốt thì cần đảm
bảo rất nhiều yếu tố như: Thời tiết thuận lợi, tưới tiêu, giống, biện pháp kĩ thuật
và phòng trừ sâu bệnh...Tuy nhiên, khi các điều kiện trên thuận lợi cho cây rau
phát triển thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại trên rau phát triển. Bên
cạnh đó quy luật tối đa hoá lợi nhuận của cơ chế thị trường đã thúc đẩy việc
thâm canh quá mức với lượng phân bón và thuốc BVTV được sử dụng ngày
3


càng nhiều. Các vật tư đưa vào sản xuất nhiều khi có chất lượng không cao, cả
do lợi nhuận cũng như sự hiểu biết của người sản xuất. Từ đó sản phẩm rau
không còn an toàn như trước, trong khi đó xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi mức
độ vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao. Vì vậy trong khoảng 10 năm trở lại
đây, vấn đề sản xuất rau hữu cơ (SXRHC) ngày càng trở nên cấp bách và có ý
nghĩa rất quan trọng, góp phần cải tạo môi trường sống, nâng cao đời sống nhân
dân và giải quyết việc làm cho bà con nông dân.
Trong những năm gần đây SXRHC đã trở thành nghề sản xuất rau hàng hoá và là
hướng đi tất yếu của nghề trồng rau Sóc Sơn. Ngoài ra Sóc Sơn cũng là một trong
những địa phương được quy hoạch là vùng nguyên liệu rau của TP Hà Nội, phục
vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Cũng như các cây trồng khác trong suốt thời gian từ
khi gieo trồng tới khi thu hoạch cây rau trồng theo quy trình SXRHC cũng bị tấn
công bởi nhiều loài sâu hại nhưng chỉ có một số loài gây hại phổ biến và nghiêm
trọng tuỳ từng vùng và từng loại rau. Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp
phần là cơ sở để xác định phương hướng nghiên cứu BVTV, xây dựng kế hoạch

phát triển hợp lý các chủng loại rau
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng
Rau là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hàng ngày và không thể
thiếu vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người. Rau cung cấp cho
cơ thể những chất như: Protein, lipit, vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ……
Trong rau có khối lượng xơ (xenlulo) lớn tuy không có giá trị dinh dưỡng
nhưng có thể tích lớn, xốp do đó chất xơ có tác dụng nhuận tràng và tăng khả
năng tiêu hoá.
• Giá trị dinh dưỡng của cây cải bắp:
Cải bắp là loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, trồng ở nhiều vùng khí hậu
khác nhau. Từ lâu đời con người đã biết dùng cải bắp để chữa bệnh như: để cầm
máu, bệnh mất ngủ, bệnh tim, viêm ruột, dạ dày, làm cho sinh đẻ được dễ dàng….

4


Y học hiện đại đã xác định kinh nghiệm của người xưa và giải thích rằng:
cải bắp chứa hàng chục nguyên tố trong bảng tuần hoàn Menđêleep, cung cấp
cho cơ thể tạo ra miễn dịch, do đó làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể. Ngoài
ra trong cải bắp còn chứa một số loại vitamin khác nhau như vitamin
C,B1,B2,B3, A, PP và một số chất khoáng với hàm lượng tương đối lớn như Fe
0,7%, Ca 12,6%, Kali 48,3%..
Cải bắp còn chứa những chất chưa được biết rõ có khả năng chống vi
khuẩn. Từ lâu người Nga đã dùng lá bắp cải để đắp mụn, đắp các vết bỏng và
những chỗ nứt nẻ ngoài da. Ngoài ra nước ép cải bắp pha loãng để nguội dùng
làm nước xúc miệng hay thuốc xoa đầu nhằm kích thích cho tóc mọc.
Ở Châu Âu. người ta dùng cải bắp làm thuốc chữa bệnh ngay từ thời
thượng cổ. Những lá mọc ngoài của cải bắp, có màu xanh thẫm thường gọi là lá
già chứa nhiều axit fomic rất có ích cho sự tạo máu và chuyển hoá. Kết quả khảo
sát của trường Đại học Y khoa Stanford ( Mỹ) về trị loét bao tử bằng nước ép

bắp cải cho thấy 262/265 người khỏi bệnh sau 3 tuần điều trị, hoạt chất trị lành
vết loét dạ dày là sinh tố U (được tìm thấy trong cải bắp vào năm 1948). Hợp
chất này có lưu huỳnh methyl methyonin sulfomium, chất này đã được đưa vào
công nghiệp dược trong thập niên 50 dưới tên đặc chế Epaclyn U.
Ngoài ra cải bắp còn dùng để trị viêm ruột, đầy bụng, chậm tiêu hoá, táo
bón….Một vài thử nghiệm cho thấy cải bắp làm giảm quá trình đồng hoá glucit
và giảm lượng glucar huyết nên cải bắp còn được dùng cho người bị bệnh đái
tháo đường, nó có khả năng sinh nhiệt thấp.
Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard ( Mỹ) cũng cho biết những loại rau
có hình chữ thập như bắp cải xanh… có thể giúp chống lại ung thư bàng quang.
Kết quả cho thấy một bữa ăn của hơn 50.000 người, ở những người ăn loại rau
cải này từ 5 bữa/ 1 tuần trong 10 năm thì thấy nguy cơ mắc bệnh này giảm 50%
so với người ít dùng cải bắp ( Báo Sài Gòn giải phóng).

5


Bảng 1: Thành phần hoá học của một số loại rau

Loại cải

Chất
khô
(%)

Cải bắp

4,9-14

trắng

Cải bắp
đỏ
Sulơ
Cải bắp
chùm
Su hào

Đường
tổng
số
(%)
2-5,7

8,8-10,4 3,7-5,2
6,6-13,7 1,2-4,4
16,5- 1,8-4,8
19,9
7,8-12,5 2,7-6,7

Saccarozơ
(%)

Chất

(%)

Protein
Thô
(%)


Tro
(%)

Acid
ascorbic
(%)

0- 1,2

0,4-

0,6-

0,6-

20-94

0,0-0,9

1,3
0,9-

2,7
1,4-

0,7
0,7

33-64


0,0-2,8

1,2
0,9-

1,6
1,5-

0,7-

42-180

0,3

1,6
1-1,7

1,7
0,8
5,4- 1-1,6

72-290

0,1-5,5

1,3-

6,9
0,9-


0,9-

2,8

1,2

1,2

18-91

6


Theo Lucovnicova ( 1961), Knhiaginteev ( 1971) cho thấy cải bắp còn chứa
các loại vitamin khác nhau như vitamin K 20-40 carotene ( tiền vitamin A 0,6).
Bảng 2: Thành phần hoá học của giống cải bắp gieo trồng chính vụ và vụ
muộn tại Hà Nội
Giống

KK-Cross
KY-Cross
Ditmarsko
Derbentsko
Marira
Bal Kan
Kuise 17
Likorisko 7
Parardrisko16

Vitamin C

mg%

Chất khô
%

Chất tro
%

Chính

Vụ

Chính

Vụ

Chính

vụ
------63
63,75
82,88
71,25
62,25
78,75

muộn
19,88
28,58
51

31,13
73,50
33,75
45,45
30
23,63

vụ
5,5
6,3
--6,1
5,5
5,9
6,6
7,3
5,1

muộn
6,3
6,6
5,8
5,9
7,0
5,8
6,6
7,3
5,1

vụ
1,0

1,0
--1,0
1,1
1,0
1,1
1,2
1,0

Vụ

Đường
tổng số
%
Chính Vụ

muộn
vụ
muộn
0,9
3,0
3,4
1,0
2,5
2,8
1,0
--2,4
0,8
3,0
3,5
1,3

2,0
3,4
1,2
2,1
2,9
0,8
3,2
2,7
1,2
2,7
3,0
1,2
2,2
3,2
( Hồ Hữu An, 1984)

Tất cả các chất dinh dưỡng nói trên rất cần thiết cho cơ thể con người,
muốn tăng cường hàm lượng các chất này cần có sự tác động của con người như
chọn tạo giống và kỹ thuật trồng trọt tốt.

7


Bảng 3: Thành phần hoá học của cải bắp qua một số tác giả:

Recheva 1957
Minkov và Mannelian

Chất
khô

(%)
7,9-8,7
7,4-7,9

Đường
tổng số
(%)
4,5-5,0
4,1-4,7

Protein
thô
(%)
--1,1-1,4

1975
Lizgunova 1965
Lucovnicova 1961
Becker-dillingen 1956
Knhiagintrev 1971
Hồ Hữu An 1982
Alipieva 1986

4,9-15,2
4,9-14,0
10,0
9,5
5,8-6,9
5,8


2,6-6,7
2,0-6,6
--6,1
1,6-2,2
3,0-5,3

1,4
0,6-2,7
1,9
1,7
-----

Tác giả

Chất xơ Vitamin C
(%)
Mg (%)
--0,6-0,7

40,3-55,7
34,6-39,1

--31,9
0,4-1,5 13,0-70,0
1,8
40,0
0,7
45,0
0,8-1,1 38,3-53,8
0,5-0,8 22,0-48,0

( Hồ Hữu An, 2000)

2.1.2. Ý nghĩa kinh tế
Rau là loại cây trồng cho kinh tế cao, giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2-3 lần
1ha lúa. Rau có tỷ xuất hàng hoá lớn hơn 1 số cây trồng khác. Giá trị sản xuất
1ha chuyên rau thời kỳ 1996-1997 ở một số hợp tác xã thuộc ngoại thành Hà
Nội là 50-60 triệu đồng. Cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng
nhiều vụ trong năm. Do đó làm tăng sản lượng trên một đơn vị diện tích.
Rau là cây lương thực: Trên thế giới khoai tây được xem là 1 trong 5 cây
lương thực quan trọng sau lúa, ngô, mì, mạch. Đặc biệt ở các nước Đông Âu
khoai tây là nguồn tinh bột chính trong bữa ăn.
Rau là loại hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao, thời kỳ 1986-1990 nước ta
đã xuất khẩu rau đến một số nước như: Liên Xô với sản lượng là 200.000
tấn/năm, giá trị đạt 5,15 triệu USD. Sau 1990 do biến động tình hình chính trị ở
Liên Xô và các nước Đông Âu thuộc phe XHCN nên xuất khẩu rau sang khu
vực này bị gián đoạn, giai đoạn 1991-1995 sản lượng rau xuất khẩu ở nước ta bị
suy giảm nghiêm trọng. từ năm 1995 trở lại đây hoạt động xuất khẩu rau mới
được phục hồi một cách nhanh chóng. Từ năm 1997 kim ngạch xuất khẩu rau

8


quả ở Việt Nam đạt 140 triệu USD tăng 170% so với năm 1985 và chiếm 1,6%
tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước.
Rau là nguyên liệu chế biến: Những loại rau được sử dụng trong công
nghiệp chế biến là: cà chua, dưa chuột, nấm, đậu Hà Lan….rau chế biến là loại rau
xuất khẩu quan trọng nhưng cũng là loại rau dự trữ được sử dụng trong nội địa.
• Gía trị kinh tế của cây cải bắp:
Cải bắp là loại rau rất quan trọng ở miền Bắc nước ta, là cây vụ đông
trong công thức luân canh:

Lúa xuân- Lúa mùa sớm- cải bắp
Diện tích cải bắp chiếm 12,6% tổng diện tích rau ( Hồ Hứu An), sau cây
rau muống, cải bắp là loại cây dễ trồng, có khả năng thích nghi rộng, chịu bảo
quản và chịu vận chuyển. cải bắp còn là mặt hàng xuất khẩu.
Theo quyết định số 182/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt đề án phát triển rau và hoa quả mục tiêu đến năm 2010 về kim ngạch xuất
khẩu các loại hàng này là 1 tỷ USD, trong đó 525 triệu USD là rau, măng tây,
măng ta; các loại quả là 323 triệu USD, gia vị gồm hạt tiêu đạt 100 triệu USD,
hoa và cây cảnh khoảng 5%.
Tuy nhiên theo chiến lược phát triển xuất khẩu thời kỳ 2001-2010 của Bộ
thương mại trình chính phủ ngày 21/8/2000 kim ngạch xuất khẩu rau quả đến
năm 2010 đạt 1,8 triệu USD trong đó hạt tiêu đạt 250 triệu USD.
Đây là hai mục tiêu tạm gọi là tối thiểu và tối đa mà Việt Nam phấn đấu
trong 10 năm tới trong đó cơ cấu chủng loại sản phẩm có thể điều chỉnh dần dần
sao cho phù hợp.
Theo dự thảo đề án của Bộ thương mại định hướng cho chủng loại rau
xuất khẩu hiện nay bao gồm: rau quả tươi, trong đó cải bắp, cải ngọt, hành
hương, hành hoa, các loại đậu, đỗ, bí đỏ, bí xanh, khoa mỡ, hành tây. Nhưng
mới chỉ có cải bắp, cải ngọt là những loại rau đang xuất khẩu có hiệu quả và
chuyển biến tốt. Gía cải bắp mua để xuất khẩu cũng khá cao gần bằng giá thóc.
9


2.1.3. Về mặt y học
Một số cây rau tại Việt Nam được coi là nguồn dược liệu quí như : gừng,
tỏi, nghệ, tía tô, rau má, rau húng…….từ những loại rau này đã có những bài
thuốc truyền thống chữa bệnh rất hữu hiệu.Do đó có thể khẳng định ý nghĩa
quan trọng của cây rau đối với ngành y học. Đặc biệt cây tỏi được xem là loại
dược liệu quí trong nền y học cổ truyền nhiều nước như: Ai Cập, Trung Quốc,
Việt Nam………

2.1.4. Về mặt xã hội
Ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập cho người lao
động, sắp xếp lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết việc làm cho
nông dân trong những lúc nông nhàn, ngoài ra ngành sản xuất rau còn hỗ trợ cho
các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn
nuôi………
Do vị trí cây rau trong đời sống xã hội ngày càng được coi trọng nên diện
tích gieo trồng và sản lượng tăng dần qua các năm. Thời kỳ 1991-1997 sản
lượng rau tăng từ 3,2 triệu tấn lên 4,7 triệu tấn. Tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được
định mức tiêu dùng, hiện nay chỉ đạt bình quân đầu người chỉ đạt 62- 65kg/năm.
Mức tiêu dùng rau của các nước trong khu vực Châu Á la 84kg/người/năm.
Sản lượng rau trên thế giới, Châu Á và Việt Nam 1997 như sau:

10


Bảng 4: Năng suất và sản lượng rau trên thế giới và Châu Á năm 1997

Cà chua

Ớt, hạt tiêu
Cải bắp
Suplơ
Bí ngô
Dưa hấu
Dưa chuột
Tỏi
Hành tây
Đậu côve
Đậu Hà Lan

Cà rốt

Sản lượng ( triệu tấn)
Việt
Thế giới Châu Á
Nam
88,2
40,2
17,4
16,2
16,4
9,5
50,7
32,1
0,10
13,4
10,1
0,03
13,7
8,9
46,1
35,7
25,8
19,7
11,8
10,4
38,1
23,1
4,36
2,67

7,3
3,4
17,9
21,5

Năng suất ( tấn/ha)
Việt
Thế giới Châu Á
Nam
27,8
24,4
15,4
15,1
12,3
12,2
24,4
25,1
23,2
19,2
20,2
18,2
12,1
12,2
18,9
20,5
16,5
17,5
11,0
12,0
16,6

16,2
6,9
6,8
8,6
11,2
6,8
20,8
( Theo FAO 1997)

2.2. YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CẢI BẮP
* Nhiệt độ:
Cây cải bắp có nguồn gốc ở vùng ôn đới, trong quá trình sống của cải bắp
ưa thích khí hậu mát mẻ, là cây chịu rét, có khả năng chịu nhiệt không cao. Cải
bắp có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 15-20oC.
Có nhiều tác giả cho rằng cây sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 15-22 oC, hạt cải
bắp có thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp ( -5 0C) nhưng chậm, hạt chỉ nảy mầm nhanh
ở 15-20 0C, bắp cải cuốn thuận lợi khi nhiệt độ 17-18 0C. Cải bắp có khả năng
chịu rét ở thời kỳ1-2 lá thật. Cải bắp có thể chịu nhiệt độ thấp ( -2 0C) - (-30C)
cũng có thể chịu được nhiệt độ thầp (- 5oC) nhưng những giống qua rèn luyện có
thể chịu được (-100C) - ( -120C).
11


Trong điều kiện nhiệt độ cao trên 28 0C kết hợp với độ ẩm không khí thấp
sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và chất lượng bắp cải thông qua
giai đoạn xuân hoá nhanh ở nhiệt đô 10-120C thời gian 30-40 ngày, nhưng giống
bắp cải ở Hà Nội qua giai đoạn xuân hoá ở 14-150C trong thời gian 15-20 ngày.
Theo Ngô Canh Dân ( 1986) thì khi đường kính cây là 0,6 cm thì cây
thông qua giai đoạn xuân hoá nhanh nhất, còn theo Hồ Hữu An (1989) các quá
trình xuân hoá của các cây cải bắp ở Việt Nam ( Hà Nội…) chuyển hoá tốt lúc

cây còn trẻ ở giai đoạn các lá ngoài trong thời gian 24 ngày và ở nhiệt độ 18200C. Còn các giống Bungari và các giống F1 Nhật Bản không qua giai đoạn
xuân hoá được. Tại Hà Nội các thời kỳ sinh trưởng yêu cầu nhiệt độ thay đổi.
Thời kì vườn ươm nhiệt độ thích hợp là 16-18 0C, thời kỳ trải lá là 18-20 0C, thời
kỳ cuốn la 17-180C.
Nhiệt độ trên 250C cây sinh trưởng phát triển chậm, thời gian cuốn kéo
dài, cây nhỏ, bắp nhỏ. Trên 35 0C quá trình trao đổi chất bị rối loạn, chất nguyên
sinh bị biến đổi, các protein bị tan vỡ, quang hợp giảm, cây chóng già, khi nhiệt
độ xuống thấp cây không cuốn.
Tuy nhiên, trong quá trình chọn tạo giống, các nhà khoa học đã tạo được
những giống chịu nhiệt, bắp có thể cuốn ở nhiệt độ cao, ví dụ như giống cải bắp
mùa hè ( Summer) có thể cuốn bắp ở vùng nóng của thành phố Hồ Chí Minh.
• Ánh sáng:
Cải bắp là cây ưa thích ánh sáng ngày dài. Trong quá trình sinh trưởng và
phát triển cây cải bắp yêu cầu thời gian chiếu sáng dài, cường độ ánh sáng trung
bình ở nơi nguyên sản xuất cây cải bắp ứng với chế độ chiếu sáng 17gìơ/ngày..
Trong quá trình sinh trưởng đặc biệt là thời kỳ trải lá, thời kỳ hình thành
bắp cây rất mẫn cảm với ánh sáng, cây quang hợp mạnh ở cường độ ánh sáng
20.000-22.000 lux. Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt
đến chất lượng cây con và chất lượng bắp, ươm cây con trong điều kiện thời
gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy cây sinh trưởng, do đó rút ngắn được thời gian ở
12


vườn ươm. Ánh sáng ngắn, cường độ sáng yếu làm giảm vitamin C trong cây từ
25-30%, trong điều kiện ánh sáng ngắn sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng.
Để qua giai đoạn ánh sánh, cải bắp yêu cầu thời gian chiếu sang dài trên
14 giờ/ngày. Viện Timiriazep thí nghiệm đưa cây cải bắp đã trưởng thành ở nơi
có chế độ chiếu sáng 10 giờ/ngày thì 3 năm liền cây cải bắp không ra hoa. Ở
vùng Đồng bằng Sông Hồng là những thực tiễn sống động chứng minh về phản
ứng của cây cải bắp với thời gian chiếu sáng. Tuy nhiên yêu cầu đối với ánh

sáng cũng bị thay đổi theo giống. Qúa trình chọn tạo và thuần hoá của con người
giống cải bắp ở Hà Nội, Cao Bằng có thể qua giai đoạn ánh sáng ở điều kiện 1213 giờ trong ngày.
• Nước:
Các loại cải, đặc biệt là cây cải bắp là loại cây ưa ẩm, ưa tưới, không chịu
hạn cũng không chịu úng. Cây cải bắp có nguồn gốc ở Địa Trung Hải là nơi ẩm
ướt, hệ rễ cạn ăn nông , khả năng hút nước ở lớp dưới kém. Cải bắp là cây nhiều
lá diện tích khá lớn, hệ số lá ở giống cải bắp Sapa là 3-5m2 lá/m đất. Lá không
có lông do vậy sự thoát hơi nước qua lá là rất lớn. Năng suất bắp cao khối lượng
thân lá lớn hàm lượng nước trong lá cao theo Lêchevev (1988) cường độ thoát
hơi nước của bắp cải là 10g/giờ/m2 lá.
Khi đất và không khí thiếu ẩm thì cây cải bắp còi cọc, sinh trưởng chậm,
lá nhỏ, cuốn chậm, bắp sốp, nhiều sơ do đó năng suất và chất lượng đều giảm.
Người ta đã tính toán và cho thấy một cây cải bắp một ngày đêm tiêu hao 10lít
nước. Năng suất cao nhất khi độ ẩm đất là 80%, độ ẩm không khí là 85-90%.
Nếu dư thừa nước thì giảm chất lượng do nồng độ chất hoà tan giảm, giảm khả
năng chống chịu sâu, bệnh hại. Cải bắp không chịu vận chuyển và bảo quản.

13


2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU CẢI BẮP TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.
2.3.1. Trên thế giới.
Với tầm quan trọng của cây rau trong sản xuất nông nghiệp và đời sống
con người , nên có rất nhiều cơ quan nghiên cứu, tạo giống và kỹ thuật sản xuất
rau. Ở Châu Á ( trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á – AVRDC)
được thành lập năm 1971 để giúp cải thiện dinh dưỡng. Từ 1971 đến nay
AVRDC đã nghiên cứu tạo giống và phát triển sản xuất rau theo hướng bảo vệ
môi trường. Sản xuất rau bền vững thích hợp với hệ thống nghiên cứu nông
nghiệp Quốc gia (VARDC, 2002).

Chương trình 2 của viện nghiên cứu và phát triẻn rau Châu Á bắt đầu năm
1998 với mục tiêu:
+ Thu thập và cải tiến kỹ thuật trong hệ thống rau sản xuất gia đình.
+ Phát triển kỹ thuật phòng trừ dịch hại ( IPM) trên rau giảm bớt chi phí nâng
cao hiệu quả năng suất.
+ Nâng cao giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế xã hội của sản xuất rau.
+ Nâng cao hiệu quả nghiên cứu phát triển rau (AVRDC, 1999).
Công tác chọn tạo gống rau cải bắp cuốn rau ở nhiệt độ từ 16-22C. Nhiệt
độ trung bình trên 22 C hình thành bắp kém, cuốn không chặt. Cải bắp là loại
rau ưa thích khí hậu mát mẻ, khi ở nhiệt độ lớn hơn 25 C ở khu vực nhiệt đới
Châu Á và Á nhiệt đới trong suốt mùa nóng và ẩm ướt giống bắp cải Trung
Quốc không thể cuốn bắp được do vậy năng suất thấp, chất lượng kém, và phát
triển nhiều bệnh gây hại phổ biến.
Để khắc phục những vấn đề trên, AVRDC bắt đầu tiên hành chương trình
khảo nghiệm chọn tạo giống từ năm 1973 để cải tạo một số giống cải bắp Trung
Quốc cho năng suất chất lượng cao, chịu nhiệt tốt, kháng bệnh cao.

14


Các đợt khảo nghiệm này thường tiến hành tại các vườn ươm trồng rau
của trung Quốc và trên cánh đồng thực nghiệm ARC-AVRDC của trường đại
học Kasetsart ở Kamphaengsaen campus Thái Lan.
NWREC (Mỹ, 2002) vừa giới thiệu giống cải bắp ngắn ngày 75-90 ngày
có khả năng chịu nóng và chống chịu một số bệnh hại quan trọng, cho năng suất
cao giới thiệu cho vụ có nhiệt độ cao (trồng trái vụ).
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng cải bắp của thế giới và một số nước
Sản

Diện tích


Năng suất

( 1000ha)

( tấn/ha)

Thế giới

1663

22,63

triệu tấn)
37640

Trung Qúôc

453

17,10

7750

Đông Nam Á

56

14,14


790

Nam Á

93

6,47

602

Vùng cận đông

58

22,34

1296

Nam Phi

2

13,50

27

8

14,37


115

45

16,80

Tên nước

Các nước châu phi
đang phát triển
Châu Mỹ La Tinh

lượng( 1000

756
( Theo FAO, 2001)

2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây cải bắp ở Việt Nam
Ở nước ta cải bắp là loại rau phổ biến là một trong những loại rau chủ lực
được trồng ở vụ Đông xuân do thích nghi của nó mạnh, dễ trồng, sản lượng cao,
chất lượng tốt, chịu vận chuyển, nó được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi. Ngoài
ra nó còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Ở nước ta cải bắp được trồng rộng rãi ở miền bắc, Đà Lạt ( Lâm Đồng), diện
tích trồng cải bắp được trồng tập trung ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng,
Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tây, Thái Nguyên ( Hồ Hữu An, 1983).
15


Theo ước tính của viện cây lương thực và cây thực phẩm, diện tích trồng
bắp cải của nước ta hiện nay từ 12.000-15.000 ha tập trung ở một số tỉnh Bắc Bộ

và Lâm Đồng. Các giống được trồng ngoài giống địa phương là giống cải bắp.
CB1 do viện cây lương thực và thực phẩm tạo ra được công nhận là giống
quốc gia.
Năm 1989 được trồng chủ yếu và vụ sớm từ 15/8-15/9 phần còn lại chủ
yếu là giống cải bắp nhập nội của Nhật Bản nói trên có diện tích gieo trồng ngày
càng tăng do chất lượng tốt, năng suất cao cho hiệu quả kinh tế cao mặc dù phải
tốn ngoại tệ và phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Công tác chọn tạo giống cải bắp ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do
kinh phí, do điều kiện tự nhiên nên công tác chọn tạo giống mới chỉ dừng lại ở
việc tiến hành khảo nghiệm đánh giá các giống nhập nội để đưa giống tốt vào
phục vụ sản xuất.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo đến năng suất và chất lượng
của sản phẩm của một số giống cải bắp, tác giả Hồ Hữu An đã kết luận:
Thời vụ gieo cấy có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của các giống
cải bắp trong điều kiện sản xuất chính vụ và vụ muộn thì 2 giống địa phương Hà
Nội và Bắc Hà không hình thành bắp, gắn nhiệt độ thấp của tháng 1, 2 ( năm
1983-1984) sớm chuyển qua giai đoạn xuân hoá và không cho thu hoạch bắp,
tuy nhiên sản xuất cải bắp vụ muộn là vấn đề rất có giá trị về kinh tế và góp
phần giải quyết nhu cầu rau trái vụ. Trong thực tế sản xuất một số giống trong
vụ muộn có năm được mùa, có năm có hiện tượng trổ ngồng hoặc ra hoa có
ngồng hoa trong bắp, hiện tượng này có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất
lượng sản phẩm. Để giải quyết vấn đề trên năm 1985-1986 tác giả Hồ Hữu An
đã bắt đầu nghiên cứu một số giống cải bắp có nguồn gốc khác nhau nhằm xác
định giống thích hợp, bảo đảm năng suất và chất lượng một cách chắc chắn
trong vụ muộn.

16


Các giống thí nghiệm gồm: Hà Nội, Bắc Hà ( Việt Nam), KK-Cross, KYCross ( Nhật Bản), Dimax Ko, Derbeutx Ko và Balk ( Bungari). Thí nghiệm

được tiến hành ở trại sản xuất nông nghiệp Gia Lâm- Hà Nội trong hai vụ đông
xuân 1983 và 1984. Kết quả chọn được giống cải bắp KY-Cross, tác giả khẳng
định KY-Cross là giống đảm bảo về năng suất và chất lượng.
Hàng năm bộ môn rau quả viện cây lương thực và thực phẩm kết hợp với
công ty giống rau quả- Tổng công ty rau quả Việt Nam tiến hành nhập nội và
trồng khảo nghiệm một số giống cải bắp tại viện cây lương thực và thực phẩm
để đánh giá khả năng thích ứng của giống cải bắp tốt, bổ sung cho bộ giống cải
bắp trồng trong vụ đông xuân ở vùng đồng bằng Sông Hồng, kết quả chọn được
các giống cải bắp King 60, Năm 2000 giống cải bắp King 60 Được Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật ( Theo tạp
chí NN và PTNT).
Qua nhiều năm nghiên cứu bộ môn rau- quả ( Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam ) cho thấy: bón N,P,K riêng rẽ thì tỷ lệ cuốn của công thức bón N là 85%,
P là 82%, K là 79%, công thức đối chứng là 77.7%. Nghiên cứu công thứuc bón
phối hợp thì công thức bón đầy đủ NPK cho tỷ lệ cuốn cao nhất từ 92-95%, cho
năng suất cao nhất. Nghiên cứu về lượng đạm cho thấy, mức đạm từ 60kg180kg/ha ở vùng Đồng bằng sông Hồng cho năng suất cao từ 140-150 kg/ha.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện tác giả cho rằng: tuỳ theo điều kiện đất đai,
phân hưu cơ, giống nên bón mức từ 120-140 kg N/ha, không nên vượt quá
150kg N/ha để đảm bảo vệ sinh thực phẩm. ( Tạ Thu Cúc, 1991)

17


PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
Điều tra được thực hiện tại xã Tự Do, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
3.2. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Từ 22/01 đến 26/05/2016
3.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA:

- Điều tra áp dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)
- Thu thập thông tin có sẵn tại ban khuyến nông xã, phòng thống kê,
phòng nông nghiệp huyện Quảng Uyên.
- Lập phiếu điều tra với các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất rau và rau
cải bắp tại các xã thuộc huyện Quảng Uyên.
3.4. NỘI DUNG ĐIỀU TRA
3.4.1 Tình hình sản xuất cây cải bắp
- Điều tra diện tích đất đai: diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp và đất trồng cây ăn quả….để xác định sự phân bố diện tích cây
trồng, mức độ thích hợp của loại đất trồng cây trồng trên đó….
- Điều tra điều kiện khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, số giờ
nắng….xác định những thuận lợi và khó khăn của điều kiện khí hậu trong sản
xuất rau.
- Điều tra tình hình dân số: mật độ dân số, thành phần dân tộc, số người ở
độ tuổi lao động, tủ lệ đạt các trình độ học vấn…..để xác định tiềm năng lao
động, tri thức và khả năng ứng dụng các kỹ thuật trong sản xuất rau.
- Vị trí địa lý , địa hình ( phía đông, tây, nam, bắc, của xã) để xác định
mức độ thuận lợi trong việc mua bán các vật tư phục vụ sản xuất rau cũng như
mua bán sản phẩm rau.
3.4.2. Điều tra tình hình sản xuất rau bắp cải tại huyện Quảng Uyên.
18


- Thời vụ trồng
- Kỹ thuật làm đất: chiều cao, rộng, dài luống, kích thước đất gieo trồng,
khoảng cách cây cách cây, hàng cách hàng…
- Các loại giống rau cải bắp: Tên giống cụ thể và xuất xứ
- Kỹ thuật gieo ươm cây con, gieo hạt (nếu người dân tự gieo): mua hay
tự gieo, mua ở đâu, hạt do công ty nào cung cấp….
- Khả năng sinh trưởng và phát triển của từng giống:

+ Thời gian sinh trưởng
+ Thời gian gieo hạt
+ Giai đoạn trồng cây con
+ Mầu sắc của bắp
+ Năng suất
+ Đường kính của bắp
- Kỹ thuật xới vun
- Kỹ thuật phòng trừ cỏ dại
- Kỹ thuật tưới nước
- Công tác phòng trừu sâu, bệnh hại
- Kỹ thuật bón phân
+ Thời gian thu hoạch và bảo quản cải bắp
- Diễn biến giá bán cải bắp trong năm

19


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA XÃ TỰ DO HUYỆN QUẢNG UYÊN.
4.1.1 Vị trí địa lý, địa hình:
* Vị trí địa lý :
Xã Tự Do là một xã miền núi thuộc xã vùng II nằm ở phía đông tây của
huyện Quảng Uyên có tổng diện tích tự nhiên là 2210 ha. Có đường quốc lộ 4B
chạy qua trung tâm xã nên có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Xã Tự Do cách trung tâm thị trấn Quảng Uyên 7 km về hướng Đông nam;
cách trung tâm thành phố Cao Bằng 50km về phía Đông Tây dọc theo quốc lộ 3
Các mặt tiếp giáp:
Phía Bắc giáp với xã Đoài Khôn – Phúc Sen
Phía Tây giáp với xã Trương Vương

Phía đông giáp với xã Chi Thảo – Hồng Định
Phía Nam giáp với xã Ngọc Động
Do đặc điểm vị trí địa lý của xã có đường quốc lộ chạy qua và có đường
tỉnh lộ lên khu . Trong nội xã, thôn cách trung tâm xã xã nhất chỉ đến 5km nên
có nhiều điều kiện thuận lơi cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá.
• Địa hình:
Xã Tự Do có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 900m. Địa hình của
xã được phân bố thành 03 vùng rõ rệt:
Vùng đồi núi cao: Phân bố ở phía Bắc có độ cao trung bình 700m có diện
tích khoảng 900 ha, chiếm 44% diện tích tự nhiên, phần lớn có độ dốc trung bình
2500 xen kẽ các bãi bằng thung lũng, hẹp chân đồi dốc thoải độ dốc dưới 20 0 địa
hình này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp.

20


Vùng đồi núi thấp: Phân bố ở phía nam có địa hình đồi thoải xen bát úp,
diện tích trên 400 ha, chiếm 19,8% diện tích đất tự nhiên, độ cao trung bình 300400m độ dốc 150 địa hình này thích hợp cho mục đích nông - lâm kết hợp.
Vùng thung lũng bằng: Phân bố dọc theo dãy núi và xen giữa đồi núi thấp,
độ cao trung bình 200m, diên tích khoảng 850 ha, chiếm 42% diện tích đất tự
nhiên.
* Về khí hậu, thời tiết:
Xã Tự Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng khí hậu ẩm, mưa nhiều
ở phía tây và tiểu vùng lạnh, mưa ít ở phía đông, bên cạnh đó còn chịu ảnh
hưởng của khí hậu vùng phía Bắc: mùa hè mưa nhiều, mùa đông lạnh khô có
băng giá và mưa ít.
Lượng bức xạ tổng cộng là 114 kcal/cm2/năm.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,5oC.
Trong đó: Trung bình thấp nhất là tháng 1 ( 12 độ0C)
Trung bình cao nhất là tháng 7 ( 29 độ0C)

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1379,3 mm với 132 ngày mưa.

21


Bảng 6: Một số yếu tố khí hậu huyện Quảng Uyên
(trung bình 5 năm; 2012 - 2015)
Nhiệt độ

Tổng số giờ

Tổng lượng

Độ ẩm tương

nắng (giờ)
(00C)
1
15,9
57,4
2
16,9
55,7
3
19,2
53,5
4
23,8
81,2
5

26,5
142,7
6
28,2
138,8
7
27,7
167,2
8
27,9
144,7
9
27,0
164,4
10
24,7
164,3
11
21,7
148,6
12
17,0
111,1
Tổng
276,5
1.429,6
Cả năm
24,5
119,1
(Nguồn: Khí tượng huyện Quảng Uyên)


mưa (mm)

đối (%)

17,1
43,1
54,6
99,0
159,5
202,1
247,1
278,2
152,4
28,2
49,6
20,5
1.351,4
112,6

75,6
82,2
83,4
82,8
80,2
82,8
84,0
87,6
84,2
76,2

77,0
72,4
968,4
80,7

Tháng

trung bình

Tóm lại: qua việc phân tích các yếu tố khí hậu ở trên đã phần nào cho ta
thấy được tình hình khí hậu của huyện Quảng Uyên nói chung là tương đối. Để
khắc phục những hạn chế do khí hậu gây ra chúng ta cần chủ động bố trí thời vụ
tránh thời tiết bất thuận, chủ động làm giảm tác hại của thời tiết cho sản xuất
bằng cách thông qua các giải pháp trồng duy trì độ ẩm đất và thay đổi chế độ
nhiệt theo hướng có lợi cho cây trồng như cây cải bắp.
Nhiệt độ tối thích cho sự phát triển của cây bắp cải là 21- 24 oC,độ ẩm
không khí tốt nhất cho cải bắp vào khoảng 45-60%, Như vậy tháng thích hợp để
cà chua đạt năng suất cao tháng 4 và tháng 11 người dân nên trồng.
Lượng bốc hơi trung bình là 832,6 mm
Chỉ số ẩm ướt hàng năm là 1,82
* Chế độ thuỷ văn
22


Tự Do được thiên nhiên ban cho hai con suối là Pác Sào và suối Cô Rào,
hàng năm hai con suối này cung cấp đủ lượng nước tưới tiêu cho khoảng 70%
diện tích đất canh tác của xã. Ngoài ra còn có các hệ thống khe suối nhỏ khác ở
các khe núi đá.

23



×