Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.54 KB, 51 trang )

Lời cảm ơn!
Trên cơ sở những kiến thức đã được học ở trường trong suốt 4 năm đại học,
thực tập tốt nghiệp là cơ hội để kiểm chứng những lý thuyết đã học thông qua thực
tế, tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn
khi ra trường. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa kinh tế và phát triển ,
Trường Đại học kinh tế Huế và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Thầy giáo Th.s
Nguyễn Thanh Tuấn, tôi tiến hành thực tập với đề tài: “Quản lý chất thải rắn sinh
hoạt ở Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và viết chuyên đề, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ và quan tâm của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy Cô giáo
Trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị cho tôi hệ thống kiến thức làm cơ sở để tôi
hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc nhất đến Thầy giáo, Th.s Nguyễn Thanh Tuấn, người đã trực tiếp hướng dẫn
và dày công giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề
tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ nhân viên
Phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Hương Trà đã tạo điều kiện thuận lợi và
cung cấp cho tôi số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và trong thời gian làm đề tài nghiên cứu.
Lần đầu tiên thực hiện đề tài nghiên cứu Khoa học, mặc dù bản thân đã có
nhiều cố gắng và tâm huyết đối với công việc cũng như nhận được nhiều sự giúp
đỡ nhưng do thời gian và năng lực có hạn, chuyên đề tốt nghiệp không thể tránh
khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô và bạn
bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Trang
MỤC LỤC
1




2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3

UBND

Uỷ ban nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

VSMT


Vệ sinh môi trường

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

THPT

Trung học phổ thông

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

4


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

1.

Tên đề tài: “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thị xã Hương Trà, Tỉnh Thừa
Thiên Huế”
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất thải rắn sinh hoạt và những tác
động của chất thải rắn đến môi trường.
- Đánh giá tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thị xã Hương Trà.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp tài liệu
+Thu thập số liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo, thống kê của Phòng tài nguyên và môi
trường ở Thị xã Hương Trà. Ngoài ra còn sử dụng tổng hợp tài liệu trên sách, báo,
internet, giáo trình,….
+Những số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp so sánh
Sử dụng các bảng biểu, số liệu thu thập được để phân tích, so sánh với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam. Từ đó rút ra kết luận về thực trạng chất lượng
môi trường ở Thị xã Hương Trà do tác động của chất thải rắn sinh hoạt.

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên và môi trường.
4. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp: Báo cáo thống kê, sách báo, internet, giáo trình, luận văn tốt
nghiệp và các công trình nghiên cứu khoa học khác.
- Những số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài.
5. Kết quả đạt được
- Đề tài đã trình bày được tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thị xã
Hương Trà, chỉ ra những thành tựu cũng như hạn chế của hệ thống quản lý.
- Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu ở Thị xã Hương Trà, đề tài đã
đề xuất những giải pháp quản lý chất thải rắn phù hợp với bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững.

5


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Cuộc sống
của con người được trợ giúp nhiều hơn nhờ các loại máy móc hiện đại. Tuy nhiên, kéo
theo đó là một số hệ lụy mà con người phải đối mặt. Và một trong số đó là vấn đề rác
thải, ô nhiễm môi trường, đặc biệt là rác thải sinh hoạt.
Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ
từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận

của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày
của con người.
Hiện nay phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn được xử lý bằng hình thức
chôn lấp. Tuy nhiên, cũng chỉ mới có 12 trong tổng số 64 tỉnh, thành phố có bãi chôn
lấp hợp vệ sinh hoặc đúng kĩ thuật và chỉ có 17 trong tổng số 91 bãi chôn lấp hiện có
trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đều
được xây dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là hết sức khó
khăn và hạn chế.
Thị xã Hương Trà ở vị trí trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong tuyến
hành lang kinh tế Đông – Tây. Vùng đất này dã có nhiều dấu ấn của một đô thị như
thương cảng Thanh Hà, phố cổ Bao Vinh, các di tích lịch sử - văn hóa, đền đài.. kết
nối với di sản cố đô Huế và đặc biệt là sự đa dạng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên
phong phú.
Những năm qua, cùng với sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, Hương Trà đã
đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực để phát triển kinh tế xã hội
trên địa bàn. Bên cạnh sự phát triển đó cũng làm nảy sinh lượng chất thải rắn thải ra
môi trường ngày càng nhiều. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi ở
gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không
được xử lý, đây chính là nguyên nhân gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác
thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4, CO2, NH3.. gây ô nhiễm

6
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

môi trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống đất, nước mặt và đặc

biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Trước thực trạng đó, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý chất thải rắn
sinh hoạt ở Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất thải rắn sinh hoạt và những tác
động của chất thải rắn đến môi trường.
- Đánh giá tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở thị xã Hương Trà.
- Phân tích, đánh giá những tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến chất lượng
môi trường ở Thị xã Hương Trà.
- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn để bảo vệ môi trường.
3. Phương pháp nghiên cứu
-Tổng hợp tài liệu
+Thu thập số liệu thứ cấp
Tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo, thống kê của Phòng Tài nguyên và
Môi trường ở thị xã Hương Trà. Ngoài ra còn sử dụng tổng hợp tài liệu trên sách, báo,
internet, giáo trình,….
+Những số liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tích phù hợp với nội
dung nghiên cứu của đề tài.
-Phương pháp so sánh
Sử dụng các bảng biểu, số liệu thu thập được để phân tích, so sánh với các tiêu
chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam. Từ đó rút ra kết luận về thực trạng chất lượng
môi trường ở Thị xã Hương Trà do tác động của chất thải rắn sinh hoạt.
-Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường.
.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu số liệu thứ cấp giai đoạn 2012 – 2014.
4.2. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về tình hình quản lý chất thải rắn sinh
hoạt và những cách xử lý rác thải trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

7
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn
PHẦN II

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Các khái niệm về môi trường
1.1.1.1.Môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường(2005) định nghĩa:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật”.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loai:

- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn
tại ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người. Đó
là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước…Môi
trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn
nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu
thụ và là nơi chứa đựng đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí,
làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.


- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ,
thể chế, cam kết, quy định, ước định…ở các cấp khác nhau như Liên Hợp Quốc, Hiệp
hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ
chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,…Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con
người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát
triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả
các nhân tố do con người tạo nên làm những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy
bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của
một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình
trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem

8
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

xét là một tập hợp con. Môi trường của hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương
tác với hệ thống đó.
Theo nghĩa rộng thì môi trường bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và các nhân tố
về chất lượng của môi trường đối với sức khỏe và tiện nghi sống của con người. Theo
nghĩa hẹp thì môi trường bao gồm các nhân tố về chất lượng của môi trường đối với
sức khỏe và tiện nghi sống của con người. Các nhân tố đó thường là không khí, ánh
sáng, bức xạ, cảnh quan, thẩm mỹ, đạo đức, quan hệ chính trị xã hội tại địa bàn sinh
sống và làm việc của con người.

1.1.1.2 Ô nhiễm môi trường
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới: “Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các
chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”.
Trên Thế Giới: ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường bị ô
nhiễm bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người và cách quản
lý của con người.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn
hại hoặc có khả năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người
và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất
lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc
chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun…).
Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm là
nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm. Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm:

- Theo tính chất hoạt động, gồm 4 nhóm: quá trình sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, du
lịch, tiểu thủ công nghiệp); quá trình giao thông vận tải; sinh hoạt và tự nhiên.

- Theo phân bố không gian, gồm 3 nhóm: điểm ô nhiễm, cố định (khói nhà máy gây ô
nhiễm cố định); đường ô nhiễm, di động (xe cộ gây ô nhiễm trên đường); vùng ô
nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏa trong thành
phố đến vùng nông thôn.

9
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:


GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

- Theo nguồn phát sinh, gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ cấp: Nguồn ô
nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường; nguồn ô nhiễm
thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian
rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.
Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào 3 nhóm
yếu tố: quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi trường.
Trong đó, quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất.
a. Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các
nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người.
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động
sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con
người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa
như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng
bị suy thoái. Riêng chỉ với Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo
ngại và nghiêm trọng.
Các yếu tố đánh giá ô nhiễm:
- Các tác nhân gây ô nhiễm: phân bón vô cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, chất diệt
cỏ, các chất phóng xạ, kim loại nặng, nhiều loại vi trùng và kí sinh trùng (trực khuẩn
lỵ, phảy, khuẩn tả, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn, lỵ amip, giun đũa, giun
xoắn, giun móc, xoắn trực vàng da, trực trùng than, nấm ăn da, uốn ván các loại, vinh
bại liệt, viêm màng não, sốt phát ban, viêm cơ tim, viêm não sơ sinh).
- Nguồn phát xả ô nhiễm chủ yếu là chất thải của người và động vật, phân bón,
hóa chất bảo vệ thực phẩm và chất độc dùng trong chiến tranh.

10

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

b. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hóa học, sinh
học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn, làm cho nguồn nước trở nên
độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp
được thải ra từ lưu vực các con sông mà chưa qua xử lý đúng mức; các loại phân bón
hóa học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh
hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân trong khu vực.
Các yếu tố đánh giá ô nhiễm
- Tác nhân gây ô nhiễm: các yếu tố vật lý (pH, độ màu, độ đục, chất rắn tổng số
gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan, độ dẫn điện, độ axit, độ kiềm, độ cứng), các
yếu tố hóa học (DO, BOD, COD, NH4+, NO3-, NO2 - , P, CO22-, CL-, các hợp chất
phênol, hóa chất bảo vệ thực vật, ligin, kim loại nặng); các yếu tố sinh học.
c. Ô nhiễm môi trường không khí
Không khí tự nhiên có thành phần các chất khí thích hợp cho đời sống con người
và sinh vật. Không khí bị ô nhiễm khi một số tác nhân thải vào không khí gây tác hại
đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái và các vật liệu khác nhau hoặc gây ra sự giảm
tầm nhìn xa.
Các yếu tố đánh giá độ nhiễm:
- SO2 (toát nhiên liệu hóa thạch): gây mưa axit, khói mù axit – smong, giảm chức
năng hô hấp, viêm phế quản mãn tính.
- NOx (đôi sinh khối): tạo smong, tạo hợp chất PAN gây cháy lá cây có hoa, chảy

nước mắt và viêm phế quản.
- F (khói nhà máy): gây cháy lá cây, biến dạng xương, mủn răng.
- CFCS (dung môi làm lạnh, bình xịt…): gây hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ozon.
- CO (đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu): nhiễm độc hô hấp.
- CO2 (núi lửa phun, đốt nhiên liệu): khí nhà kính chủ yếu.
- Pb(C2H5)4 (đốt xăng pha chì): nhiễm độc thần kinh, cao huyết áp, đột quỵ, nhồi
máu cơ tim, trẻ chậm lớn.

11
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

- Amiang (công nghiệp luyện kim và xây dựng): gây ung thư phổi.
- Hóa chất bảo vệ thực vật (vùng trồng trọt): nhiễm độc thần kinh, hại gan, thận,
biến đổi di truyền.
- Hydrocacbua thơm đa vòng (đốt xăng dầu, thơm, chất thơm): gây ung thư.
- Chất phóng xạ (nổ hạt nhân, điện hạt nhân, bệnh viện, phòng thí nghiệm): gây
tổn thương tế bào và cơ chế di truyền.
- Vi trùng, vi rút: gây lao, bạch hầu, cúm.
- Tiếng ồn: đo bằng deciben (dB)
Mức khó chịu: ≥ 45 dB
Mức tai biến: ≥100 dB
Ngưỡng nghe của tai: 0 – 180 dB
1.1.1.3. Tiêu chuẩn môi trường
Theo Luật bảo vệ môi trường (2005) của Việt Nam:
“Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định

dùng làm căn cứ để quan lý môi trường”.
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản
ánh trình độ khoa học, công nghê, quản lý và tiềm lực kinh tế xã hội có tính đến dự báo
phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
Những quy định chung:

• Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển và ven biển, nước
thải…

• Tiêu chuẩn không khí bao gồm khói bụi, khí thải..
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông
nghiệp.

• Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học.
• Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa

12
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

1.1.2. Các khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, các trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại.
Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:


-

Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau quả…loại chất thải này mang
bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu,
đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ấm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình
còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, kí túc xá, chợ..

-

Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân
của các động vật khác.

-

Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ khu vực sinh
hoạt của dân cư.

-

Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy,
các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia
đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.

-

Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói…
Ngoài ra, dựa vào tính chất, có thể phân loại rác thành 2 loại là rác hữu cơ dễ
phân hủy và rác thải khó phân hủy:

- Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi
trường tự nhiên sau một thời gian ngắn: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân
động vật.
- Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường
tự nhiên rất lâu như vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn,tóc, lốp xe, xốp…
Rác thải cũng được phân loại theo mức độ nguy hại, bao gồm:
- Rác thải nguy hại: gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rác thải sinh
hoạt dễ thối rửa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ…có thể gây nguy hại

13
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

tới con người, động vật và môi trường. Nguồn phát sinh rác thải nguy hại chủ yếu từ
các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
- Rác thải không nguy hại là những loại rác thải không có chứa các chất và hợp
chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
1.1.3. Các vấn đề về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

-

Từ các khu dân cư

-


Từ các trung tâm thương mại

-

Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng.

-

Từ các dịch vụ, đô thị, sân bay.

-

Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố.

-

Từ các khu công nghiệp.
Bảng 1. Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
Nguồn thải
Khu dân cư và thương mại,

Thành phần chất thải
Chất thải thành phố, giấy, carton, nhựa, vải,

Viện nghiên cứu, công sở

cao su, rác vườn, gỗ, các loại khác: tã lót,

Chất thải đặc biệt


khăn vệ sinh,… nhôm, kim loại chứa sắt.
Chất thải thể tích lớn, đồ điện gia dụng, hàng
hóa, rác vườn thu gom riêng, pin, dầu, lốp xe,

Chất thải từ dịch vụ

chất thải nguy hại.
Giữa đường và hẻm phố: bụi, rác, xác động
vật, xe máy hỏng, cỏ, mẫu cây thừa, gốc cây,
các ống kim loại và nhựa cũ. Chất thải thành
phố, giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp, chai
nước giải khát, can sữa và nước uống, nhựa

hỗn hợp, vải, giẻ rách…
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt.TS. Nguyễn Trung Việt, TS.
Trần Thị Mỹ Diệu)
1.1.3.2. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh

14
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

Lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh
ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở
các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn dân số và các

khu công nghiệp.
Tổng lượng phát sinh chất thải rắn tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước lên
đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, nhà
hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các
cơ sở y tế. Đô thị có lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn nhất là Tp Hồ Chí
Minh khoảng 5.500 tấn/ngày, Hà Nội khoảng 2500 tấn/ngày. Đô thị có lượng chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh ít nhất là Bắc Kạn là 12,3 tấn/ngày; Cao Bằng 20 tấn/ngày; Tp
Yên Bái 33,4 tấn/ngày và Hà Giang 37.1 tấn/ngày.
Theo dự báo của Bộ TN&MT, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là 59 nghìn
tấn/ngày, cao gấp 2-3 lần hiện nay.
1.1.3.3. Quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Rác sinh hoạt từ hộ dân, doanh nghiệp, trường học, chợ… được lưu chứa trong
các thiết bị lưu chứa, chuyển đến các điểm tập kết, chuyển lên các xe ép rác chuyên
dùng chuyển về các trạm trung chuyển kín. Sau đó, rác được máy ép rác nạp vào các
conterner kín và được xe chuyên dùng đổ tại các công trường xử lý rác tập trung của
thành phố. Toàn bộ quá trình thu gom, vận chuyển: rác được chứa trong các thiết bị
kín tránh việc rơi vãi và phát tán mùi hôi, nước rác được thu gom, lưu chứa sau đó
chuyển đến nhà máy xử lý nước rác.
1.1.4. Tác động của chất thải rắn đến môi trường
1.1.4.1 Ô nhiễm môi trường không khí
Chất thải rắn, đặc biệt chất thải rắn sinh hoạt có thành phần hữu cơ chiếm chủ
yếu. Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, chất thải rắn hữu cơ bị phân
hủy và sản sinh ra các chất khí(CH 4- 63,8%, CO2- 33,6% và một số khí khác). Trong
đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung(chiếm 3-19%), đặc biệt tại
các bãi rác lộ thiên và các khu chôn lấp.

15
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang



Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

Khi vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy
các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình
phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi,
Hydrosunfur mùi trứng thối, sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng,
Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi ốc đặc trưng.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp chất thải rắn, việc xử lý chất thải rắn bằng biện pháp
tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí.Việc đốt rác sẽ làm
phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. Chất thải rắn có thể bao gồm các hợp chất
chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và ni tơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các
chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không
đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho chất thải
rắn không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nito, dioxin và furan
bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp
chất chứa kim loại cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường.
Bảng 2. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần khí
% Thể tích
CH4
45 – 60
CO2
40 – 60
N2
2–5
O2

0,1 – 1,0
NH3
0,1 – 1,0
SOX, H2S, Mercaptan,…
0 – 0,1
H2
0 – 0,2
CO
0 – 0,2
Chất hữu cơ bay hơi
0,01 – 0,6
(Nguồn: Handbook of Solid Waste Management, 1994)
1.1.4.2. Ô nhiễm môi trường nước
Chất thải rắn không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông hồ, ao gây ô nhiễm
môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của
nước với không khí dẫn tới giảm Do trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong
nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn
nước mặt bị suy thoái. Chất thải rắn bị phân hủy và các chất ô nhiễm khác bị biến đổi
màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.

16
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kĩ thuật có hệ thống đường ống,
kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi

trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng
kĩ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực
tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác
lộ thiên cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.
1.1.4.3. Ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ
tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa,
dây cáp, bê- tông…trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các
kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, niken.. thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các
khu công nghiệp. Các kim loại tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi
thức ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây
ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rữa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật..
1.2. Cơ sở thực tiến
1.2.1. Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian qua, thực hiện đề án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh
Thừa Thiên Huế, hầu hết các huyện, thị xã đều đã thành lập mạng lưới thu gom rác
thải. Ngoài ra, Công ty TNHH NN Môi trường và Công trình đô thị Huế (gọi tắt
HEPCO) được xem là đơn vị đầu mối thu chuyên thu gom, vận chuyển và xử lý rác
cũng đã vươn ra nhiều địa phương có nhu cầu. Hiện nay, HEPCO đang thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại 5 huyện, thị xã và thành phố theo 2 mô hình: Thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trọn gói tại 38 phường, xã của thành phố
Huế, Hương Thủy, Hương Trà và mô hình vận chuyển, xử lý tại 37 xã, thị trấn của
Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang.
Mặc dù vẫn chưa có thống kê cụ thể về tỷ lệ rác thải được thu gom, song nhìn
tổng thể, hầu hết các địa phương đều đang thực hiện tích cực đề án thu gom, xử lý rác
thải sinh hoạt. Riêng báo cáo của HEPCO, tổng khối lượng rác thải do đơn vị xử lý đạt
275 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom đối với thành phố Huế đạt 95%, Hương Thủy, Hương Trà
45%, Phú Lộc 40%, Phú Vang 35%.

17

SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

Đó chỉ mới bàn đến công tác thu gom, còn khâu vận chuyển xử lý rác vẫn đang
là bài toán nan giải của nhiều địa phương. Mặc dù đã công bố quy hoạch hệ thống thu
gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh từ cách đây gần 4 năm, song do khó khăn
về kinh phí nên những bãi xử lý rác theo quy hoạch vẫn chưa được xây dựng.
Trong khi đó, kinh phí để vận chuyển rác lên bãi xử lý rác của tỉnh quá lớn,
không đủ sức để đáp ứng thường xuyên, điều này đồng nghĩa với hàng ngàn khối
lượng rác thải vẫn nằm lộ thiên và lưu cữu ở nhiều khu vực chưa được xử lý. Điển
hình nhất là ở những khu vực ven biển đầm phá, nơi có mật độ tập trung dân cư đông
đúc và cách xa bãi rác tập trung của tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh có hai bãi chôn lấp xử lý rác ở Thủy Phương(Hương Thủy) và
Lộc Thủy(Phú Lộc) được đánh giá có quy mô, hợp vệ sinh. Còn một số địa phương
khác như Hương Trà, Phong Điền đều có bãi chôn lấp rác tuy được thiết kế hợp vệ
sinh nhưng công tác vận hành chưa đảm bảo môi trường.
Ngoài ra, còn vô số các bãi rác lộ thiên, quy mô nhỏ, tự phát xuất hiện ngày càng
nhiều, gây phát sinh nguồn ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống
dân sinh.
1.2.2. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt và những vấn đề cấp bách
liên quan đến chất thải rắn ở thị xã Hương Trà
1.2.2.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở thị xã Hương Trà
Thị xã Hương Trà gồm có 7 phường và 9 xã với lượng phát sinh chất thải rắn
sinh hoạt bình quân ngày đêm cụ thể là:
Phường Tứ Hạ: Tổng lượng rác thải hiện nay bình quân ngày đêm khoảng 4.145
kg. Trong đó, hộ dân cư 2.465 kg, các tổ chức và chợ 1.500 kg.

Phường Hương Vân: 2.476 kg, rác thải hộ dân cư 2.376 kg, các tổ chức 100 kg.
Phường Hương Văn: 2.823 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 2.323 kg, các tổ chức
và chợ 500 kg.
Phường Hương Xuân: 2.364 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 2.164 kg, các tổ chức
và chợ 200 kg.
Phường Hương Chữ: 2.922 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 2.622 kg, các tổ chức
và chợ 300 kg.

18
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

Phường Hương An: 1.769 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 1.669 kg, các tổ chức và
chợ 100 kg.
Phường Hương Hồ: 2.702 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 2.402kg, các tổ chức và
chợ 300 kg.
Xã Hương Toàn:3.582 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 3.382 kg, các tổ chức và
chợ 200 kg.
Xã Hương Phong:2.896 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 2.676 kg, các tổ chức và
chợ 220 kg.
Xã Hương Vinh:3.637 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 3.437 kg, các tổ chức và
chợ 200 kg.
Xã Hải Dương: 2.031 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 1.831 kg, các tổ chức và chợ
200 kg.
Xã Hương Thọ: 1.487 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 1.378 kg, các tổ chức và chợ
100 kg.

Xã Bình Thành: 1.342 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 1.242 kg, các tổ chức và
chợ 100 kg.
Xã Bình Điền: 1.426 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 1.126 kg, các tổ chức và chợ
300 kg.
Xã Hương Bình : 887 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 787 kg, các tổ chức và chợ
100 kg.
Xã Hồng Tiến: 338 kg, rác thải hộ dân cư khoảng 318 kg, các tổ chức và chợ 20 kg.
1.2.2.2.Những vấn đề cấp bách liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt ở thị xã
Hương Trà
Công tác thu gom và xử lý rác thải thời gian qua trên địa bàn thị xã Hương Trà
đã có nhiều cố gắng, các cấp, các ngành, các địa phương đã thật sự vào cuộc nhưng
nhìn chung môi trường tại địa bàn các phường, xã hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và
hạn chế do ý thức của người dân chưa cao, một số bộ phận dân cư còn vứt rác và xả
rác bừa bãi, các cơ sở sản xuất tuy có quan tâm xử lý nhưng vẫn chưa giải quyết một
cách triệt để dẫn đến môi trường cuộc sống nông thôn còn ô nhiễm, chưa đáp ứng với

19
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức trách nhiệm và nhận thức
của người dân về công tác thu gom, xử lý rác thải còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, việc phân công phân cấp trong công tác quản lý Nhà Nước về bảo vệ
môi trường nói chung, xử lý thu gom rác thải nói riêng trên địa bàn thị xã vẫn còn
nhiều bất cập, chưa có giải pháp và chế tài để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm
pháp luật về công tác bảo vệ môi trường và thu gom rác thải.

Vì vậy việc đổi mới tổ chức, ban hành các chính sách, lựa chọn công nghệ thu
gom, vận hành, xử lý rác thải và trang thiết bị phù hợp để xem lại hiệu quả thu gom xử
lý rác thải ngày càng cao, đảm bảo môi trường, cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp
là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường để ổn định an sinh xã
hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thị xã ngày càng bền vững.

20
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Hương Trà nằm ở giữa trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích tự
nhiên 518,5 km2; dân số trung bình 114.761 người; mật độ dân số 221,3 người( theo
niên giám thống kê năm 2013). Thị xã Hương Trà gồm có 16 đơn vị hành chính trực
thuộc, bao gồm 7 phường và 9 xã: phường Tứ hạ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương
Vân, Hương Chữ, Hương An, Hương Hồ, xã Hương Toàn, Hương Vinh, Hương
Phong, Hải Dương, Hương Thọ, Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, Hồng Tiến.
Nằm trong tuyến hành lang kinh tế đông tây, có tuyến quốc lộ 1A và tuyến
đường sắt Bắc Nam đi qua với chiều dài 12km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế
dài 19km, quốc lộ 49A dài 6km, bờ biển dài 7km, có 2 sông lớn chảy qua là sông Bồ
và sông Hương.

Phía Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.
Phía Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới.
Phía Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới.
Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình thị xã Hương Trà thấp dần về phía từ Tây sang Đông, tạo thành 3 vùng
tương đối rõ rệt:
- Vùng đồi núi: có tổng diện tích 316,28 km 2 , chiếm 60,7% so với tổng diện tích
toàn thị xã, địa hình có độ dốc lớn và chia cắt mạnh.
- Vùng đồng bằng: có tổng diện tích 178,64 km 2 , chiếm 34,4% so với tổng diện
tích toàn thị xã, có địa hình tương đối bằng phẳng.

21
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

- Vùng đầm phá và ven biển: có tổng diện tích 25,96 km 2, chiếm 5% so với tổng
diện tích toàn thị xã.

22
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn


2.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Hương Trà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng thuộc loại khắc
nghiệt, với hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 có gió Tây Nam khô nóng;
mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm và thường gây ra lũ lụt, hạn hán, ảnh hưởng
xấu đến sản xuất và sinh hoạt.
Nắng: Tổng số giờ nắng của Hương Trà trên dưới 2000 giờ/năm, xấp xỉ như
trung bình của cả nước (2115 giờ/năm). Tuy vậy, số giờ nắng phân bố không đều, cao
nhất vào tháng 7 và tháng 8 hằng năm (250 - 280 giờ/tháng). Biên độ dao động giữa
các tháng vào khoảng 234 giờ.
Nhiệt độ: Trung bình hằng năm là 25,3 0C, biên độ nhiệt dao động khá lớn. Nhiệt
độ cao nhất là 41,80C, nhiệt độ thấp nhất là 10,5 0C. Nhiệt độ trung bình của các tháng
mùa đông là 23,40C, mùa hạ là 28,50C, nhưng nhiệt độ tăng lên rõ rệt vào thời kì gió
Tây Nam. Tổng tích nhiệt lớn, trung bình năm là 1.952 0C, đủ ánh sáng cho cây trồng
phát triển quanh năm. Chế độ nhiệt có những đặc điểm: nhiệt độ khá cao và biến động
lớn về mùa đông giúp các loại cây trồng có khả năng hoàn thành nhiều vòng sinh
trưởng trong năm, số ngày rét đậm, rét hại về mùa đông không nhiều nhưng thời tiết
âm u kèm theo nhiệt độ thấp kéo dài làm cho cây lúa Đông Xuân dễ bị mất mùa, đàn
gia súc bị rét vào mùa đông và nóng vào mùa hè.
Mưa: Tổng lượng mưa bình quân hằng năm khá lớn 2.995,5 mm nhưng phân bố
không đều. Từ tháng 9 đến tháng 11, lượng mưa chiếm từ 70 – 75% lượng mưa cả
năm nên thường xảy ra lũ lụt, ngược lại về mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 lượng mưa
ít nên thường xảy ra hạn hán.
Độ ẩm: Tương đối, bình quân là 84,5%. Độ ẩm thấp tuyệt đối là 15%. Mùa đông
là thời kì mưa nhiều nhất và độ ẩm cao nhất.
Chế độ gió: Diễn biến theo mùa, từ tháng 4 đến tháng 8 có gió Tây Nam khô
nóng, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió Đông Bắc ấm lạnh. Trong đó tháng 1 là
thời kì gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất. Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến
tháng 10. Tần suất bão trung bình là 0,4 trận/năm, thấp hơn so với trung bình cả nước

là 2,5 – 3 trận/năm.

23
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

Với thời tiết, khí hậu nêu trên, Hương Trà có điều kiện tương đối thuận lợi cho
phát triển đa dạng nông – lâm nghiệp nhiệt đới có hiệu quả, đặc biệt là cây ăn quả và
cây công nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều, thường gây ra lụt lội
và hạn hán, nên cần thiết phải có giải pháp tích cực về chọn giống cây trồng và thủy
lợi nhằm đảm bảo mùa vụ và tưới tiêu chủ động.
2.1.1.4. Thủy văn
Hai con sông lớn chảy qua thị xã là sông Bồ và sông Hương. Lượng nước của hai
con sông này phân bố không đều. Về mùa khô, từ tháng 3 đến tháng 8 mực nước thấp
và lưu lượng nhỏ nên nước mặn dễ xâm nhập sâu về thượng lưu. Về mùa mưa, nước 2
con sông dâng cao, lưu lượng dòng chảy lớn, nhưng hiện nay chưa có đủ các công
trình thủy nông giữ nước, nên thường gây ra lũ lụt.
Sông Bồ bắt nguồn từ khe Quao và Rào Trăng dài 25km, chiều rộng trung bình
250km, diện tích lưu vực 680km2 . Về mùa lũ, nước thường dâng cao từ 3 – 5m, lưu
lượng dòng chảy trung bình 4000m3/s, lưu lượng kiệt là 5m3/s.
Sông Hương chảy qua địa phận thị xã 20km, có lưu lượng kiệt là 12 – 15m 3/s. Về
mùa lũ, nước dâng cao 4 – 5m. Lưu lượng dòng chảy trung bình 6000m3/s.
Như vậy, nguồn nước mặt của thị xã khá dồi dào, thuận lợi cho phát triển thủy lợi
phục vụ sản xuất. Ngoài nước măt, nước ngầm trên địa bàn thị xã khá phong phú.
2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất

Được hình thành nhiều nguồn gốc khác nhau nên phân loại đất khá đa dạng, phân
bố trên nhiều loại địa hình nên khả năng khai thác cũng hết sức đa dạng, phong phú.
Trong tổng số 51.853,40 ha đất tự nhiên có các loại đất chính sau:

-

Đất phù sa tập trung chủ yếu ven các sông ở Hương Thọ, Hương Hồ, Hương
Vân, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Toàn và Hương Xuân. Thành phần cơ giới
chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là các loại cây lương thực, thực phẩm.

-

Đất đỏ vàng trên đá sét: Được phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá
macma bazơ và trung tính, đá cát... phân bố ở địa hình tương đối cao đến bằng thoải
lượn sóng. Đất có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, hàm lượng dinh dưỡng

24
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


Chuyên đề tốt nghiệp:

GVHD: Th.S. Nguyễn Thanh Tuấn

trung bình thấp, tầng đất từ trung bình đến dày, thoát nước tốt. Nhóm đất này rất thích
hợp cho việc trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp. Phân bố ở Bình Điền, Hương Thọ,
Bình Thành, Hương Hồ và Hương Vân.

-


Đất vàng nhạt trên đá cát: Được phát triển trên nhiều đá mẹ khác nhau như:
granit, macma axit, trầm tích và đá biến chất. Tỷ lệ mùn cao nhưng phân giải chậm,
hàm lượng lân và kali nghèo. Diện tích đất này hầu hết tập trung ở Bình Điền, có khả
năng trồng được cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như lạc, mía, cao su, hồ tiêu,
cây ăn quả.

-

Đất nâu vàng trên sản phẩm dốc tụ: Được phân bố ở Hương Thọ, Bình Thành
và Bình Điền, là sản phẩm dốc tụ của quá trình rửa trôi, xói mòn. Thành phần cơ giới
từ cát pha đến thịt nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá, độ dày tầng đất trên 70 cm. Loại
đất này thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trồng lúa năng suất cao.

-

Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Phân bố ở Hương Vân, Hương Bình, Bình Thành,
Bình Điền. Thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng, hàm lượng các chất dinh
dưỡng từ trung bình đến khá. Trên nhóm đất này có thể trồng được nhiều loại cây như
cây ăn quả, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn và dài ngày.

-

Đất đỏ vàng trên đá granit: Đất tập trung chủ yếu ở Bình Điền, Hồng Tiến,
Hương Bình và Bình Thành. Thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt. Hàm lượng các
chất dinh dưỡng trong đất từ trung bình đến khá, thích hợp với các loại cây trồng như:
dứa, chè, cao su, cà phê..

-


Đất biến đổi do trồng lúa: có tầng đất khá dày từ 50 – 100cm và độ dốc dưới 3 0 ,
đất đai tương đối màu mỡ, thành phần cơ giới đại bộ phận là thịt nhẹ, thịt trung bình
và cát pha hằng năm được bồi đắp phù sa bởi sông Bồ và sông Hương. Tập trung chủ
yếu ở Hương Vinh, Hương Toàn, Hương Xuân...

-

Đất bạc màu trơ sỏi đá: Tầng đất mặt bị xói mòn, rủa trôi mạnh nên tầng đất
này còn rất mỏng hoặc còn lại là trơ sỏi đá.

-

Đất cát: Tập trung toàn bộ ở Hải Dương.Đây là đụn cát cao, dài 7km, với một bên
là bờ biển và một bên là phá Tam Giang. Thổ nhưỡng ở đây là cát xám và cát xám vàng.

25
SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang


×