Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại khu kinh tế chân mây lăng cô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.9 KB, 56 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
-----  -----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI KHU KINH TẾ CHÂN MÂY - LĂNG CÔ

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Trần Thị Phương

Th.S Trương Quang Dũng

Lớp: K46B - KHĐT
Khóa: 2012 - 2016

Huế, 05/2016

1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU



3


4


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong các nguồn lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội thì vốn là rất
quan trọng. Và có thể nói, vốn là nguồn lực quan trọng nhất và có tính quyết định
trong tất cả các nguồn lực tạo nên thành công của hầu hết các dự án kinh tế phát triển
vùng. Vì thế việc thu hút đầu tư và sử dụng vốn đầu tư làm sao để có hiệu quả được
xem là chìa khóa thành công cho sự phát triển của mọi quốc gia, nhất là đối với những
khu kinh tế phát triển vùng.
Và trong những năm gần đây, nhiều khu kinh tế đã được hình thành tại nhiều địa
phương. Từ đó, môi trường đầu tư và mức độ thu hút đầu tư ở nhiều địa phương đã và
đang được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên, khả năng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài ở nhiều khu kinh tế vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là thiếu sự đồng bộ trong các
yếu tố thu hút đầu tư. Vì thế, đề tài “ Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại
khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô” đã được lựa chọn và thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.

Mục tiêu chung

Nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích và đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư
nước ngoài tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải
thiện môi trường đầu tư tại khu kinh tế này.
2.2.


Mục tiêu cụ thể

Để đạt được mục tiêu chung như đã nêu ở trên thì nghiên cứu cần thực hiện các
mục tiêu cụ thể sau:
-

Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn các vấn đề liên quan đến khu kinh tế và hoạt động

-

thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào khu kinh tế
Đánh giá, phân tích thực trạng thu hút FDI và khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô trong
thời gian qua. Trên cơ sở đó phát hiện những thành công, những tồn tại cùng với

-

những nguyên nhân của chúng.
Để xuất các giải pháp trên Phương diện vĩ mô và năng lực nội tại nhằm đẩy mạnh thu
hút FDI vào khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô.
3. Phương pháp nghiên cứu
5


-

Phương pháp chuyên gia: tham khảo bài viết của một số nhà nghiên cứu,ý kiến của

-


cán bộ ban quản lý khu kinh tế
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê
Phương pháp tổng hợp
4. Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư và hoạt động tại khu kinh tế
5. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: nghiên cứu từ năm thành lập đến năm 2015
Không gian: khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô
6. Kết cấu đề tài

6


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI THU HÚT FDI VÀ KHU KINH TẾ
Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)

1.1.

1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI rất phong phú và đa dạng.
Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF( International Monetary Fund) định nghĩa về
FDI( foreign direct investment) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia ,
trong đó người đầu tư trực tiếp( direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyên
sở hữu lâu dài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong
một quốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu là 10% tổng số cổ phiếu mới được
công nhận là FDI.
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO thi FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một

nước ( nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác ( nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp. cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người
đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Khi đó, nhà đầu tư thường được gọi
là công ty mẹ. các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.
Có nhiều khái niệm khác nhau về FDI nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu:
FDI là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn
đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh
nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ , thương mại.
1.1.2. Đặc điểm FDI
-

FDI là hình thức đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư,
tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này
mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị ,
không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.

7


-

Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp 1 tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn điều lệ hoặc vốn
pháp định để giành quyền điều hành hay tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu
tư.( theo luật đầu tư nước ngoài của việt nam là tối thiểu 30% vốn pháp định của dự

-

án).

Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, cũng như lợi nhuận và rủi ro đc phân chia

-

theo tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định.
Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải là lợi

-

tức.
Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước sở tại có thể tiếp nận dược các tiến bộ
công nghệ tiên tiến , học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những mục tiêu mà các hình

-

thức đầu tư khác không giải quyết được.
Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đâu tư dưới
hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động, mà nó còn bao gồm cả vốn vay
của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi
nhuận thu được.
1.1.3. Phân loại FDI

-

Phân theo bản chất đầu tư:
Đầu tư phương tiện hoạt động: đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI
trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở
nước nhận đầu tư.
Mua lại và sáp nhập: mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều

doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hặc một doanh nghiệp
này ( có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh

-

nghiệp có vốn đầu tư FDI ở nước nhận đầu tư.
Phân theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán: nhà đầu tư nướ ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu
doanh nghiệp do một công ty trong nướ phat hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham
gia vào các quyết định quản lý của công ty.
Vốn tái đầu tư: doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.

8


Vốn vay nọi bộ hay giao dịch nợ nội bộ: giữa các chi nhánh hay công ty con
trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu,
-

trái phiếu doanh nghiệp của nhau.
Phân theo động cơ của nhà đầu tư
Vốn tìm kiếm tài nguyên: đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên rẻ và dồi daò ở các nước sở tại. khai thác nguồn lao động có thể kém về
kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kĩ năng dồi dào. Nguồn vốn
loại này còn nhằm mục đích khác thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước sở tại
như các điểm du lịch nổi tiếng… nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của
nước sở tại. ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranhgianhf các nguồn tài nguyên
chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
Vốn tìm kiếm hiệu quả: đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh

doanh thấp ở nước sở tại như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản
xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lac. Giao thôn vận tải, mặt bằng sản xuất
kinh doanh, thuế suất ưu đãi….
Vốn tìm kiếm thị trường: đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ
thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm
tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước sở tại với các nước và khu vực khác, lấy
nước sở tại làm bàn đạp để thâm nhaapjvaof các thị trường khu vực và toàn cầu.
1.1.4. Tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước sở tại
1.1.4.1.

-

Tác động tích cực

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của nước sở tại là thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua các tác động tích cực của FDI đến các yếu
tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế.
FDI mở rộng các nguồn thu thuế ở nước chủ nhà và đóng góp cho nguồn thu
chính phủ. Thậm chí nếu các nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế thông qua chính
sách ưu đãi đầu tư thì chính phủ vẫn có được nguồn thu gia tăng từ việc trả thuế thu
nhập cá nhân bởi vì FDI tạo ra các việc làm mới, tạo các khoản thu ngoại tệ.
Bên cạnh đó, FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp thiếu hụt về

-

vốn , ngoại tệ của nước nhận đầu tư. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển
Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

9



Đầu tư nước ngoài là một trong những bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế
đối ngoại. thông qua việc các quốc gia sẽ tham gia nhiều hơn vào quá trình phân công
lao động quốc tế.
Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia
phải có sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động
quốc tế. sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong nước phù hợp với điều kiện chung của thế
giới sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính hoạt
động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trính dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Bởi vì:
Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước goài đã làm xuất hiện nhiều
lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước nhận đầu tư.
Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho sự phát triển nhanh chóng về trình độ
kỹ thuật của nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở một số
ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế.
Ba là, một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài,
-

nhưng cũng nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ.
Chuyển giao công nghệ
Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là cộng nghệ khoa học hiện đại, kỹ xảo
chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó,chủ đầu tư
không chỉ đầu tư vào nước sở tại là vốn bẳng tiền mà còn đầu tư cả vốn về hiện vật, đó
là máy móc, thiết bị hiện đại, nguyên nhiên liệu… hay cũng có thể là các tri thức khoa
học quản lý, năng lực tiếp cận thị trường… Do đó, đứng về lâu dài đây chính là lợi ích
căn bản nhất của nước nhận đầu tư.
FDI có thể thúc đẩy phát triển các ngành nghề mới, đòi hỏi phải áp dụng các kỹ
thuật công nghệ cao.
FDI đem lại kinh nghiệm quả lý, kỹ năng kinh doanh, và trình độ kỹ thuật cho nước

nhận đầu tư, thông qua những chương trình đào tạo và quá trình vừa học vừa làm.
FDI còn mang lại cho nước sở tại những kiến thức sản xuất phức tạp trong khi
tiếp nhận trong khi tiếp nhận các công nghệ của các nước đầu tư.
FDI còn thúc đẩy cho nước sở tại cố gắng đào tạo những kỹ sư, những nhà quản
lý có trình độ chuyên mô cao để tham gia vào các công ty liên doanh với nước ngoài.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ
công nghệ kỹ thuật công nghệ của mình. Ví dụ: như đầu những năm 60, Hàn Quốc còn
kém về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ Hàn Quốc tiếp nhận công nghệ hiện đãi của MỸ,
10


Nhật Bản và các nước khác trên thế giới mà đến nă, 1993, Hàn Quốc trở thành những
-

nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới.
Về mặt xã hội
FDI tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút một khối lượng đáng kể người lao động ở
nước sở tại vào làm việc tại các đơn vị của đầu tư nước ngoài. Điều đó, góp phần đáng
kể vào việc giảm bớt nạn thất nghiệp, là một trong những vấn đề nan giải của các quốc
gia. Đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, nơi có lượng lao động dồi dào
nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng được. Thì đầu tư nước ngoài được xem
là chìa khóa quan trọng để giải quyết vấn đề trên.
Vì đầu tư nước ngoài tạo ra nhiều điều kiện về vốn và kỹ thuật, cho phép khai
thác và sử dụng các tiềm năng về lao động.
Ở một số nước đang phát triển, số người làm việc trong các xí nghiệp chi nhánh
nước ngoài so với tổng người có việc làm đạt tỷ lệ tương đối cao như: singapore
54,6%, Brazin 23%.... Mức trung bình ở nhiều nước khác là 10%. Ở Việt Nam có
khoảng 100 nghìn người đang làm trong các doang nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.4.2.


-

Tác động tiêu cực

Rất khó tính toán được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó, nước
nhận đầu tư thường bị thiệt haijtrong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên

-

doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong phân chia lợi nhuận.
Gây tổn hại môi trường sinh thái: Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảo vệ
môi trường theo quy định chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển nên thông qua
hoạt động FDI họ muốn xuất khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế

-

về bảo vệ môi trường không hiệu quả
Chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành sản phẩm ở các nước nhận đầu tư cao. Do đó,

-

khó có thể cạnh tranh được với thị trường thế giới.
Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có
lợi nhất. vì vật khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các
vùng, giữa nông thôn với thành thị. Sự mất cân đối này có thể gây ra mất ổn định về
chính trị. Ngoài ra, FDI cũng có thể ảnh hưởng xấu về mặt xã hôi, những người dân
bản xứ đi làm thuê cho các nhà đầu tư có thể bị mua chuộc, biến chất, thay đổi quan
điểm, lối sống, và có thể nguy cơ hơn là họ phản bội lại Tổ Quốc, các tệ nạn xã hội
cũng có thể xảy ra như: mại dâm, ma túy, … và các tệ nạn xã hội khác.


11


1.2.

Khái quát về khu kinh tế

1.2.1. Khái niệm khu kinh tế
Theo Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 , khu
kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh
doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. Theo Nghị định trên, một khu kinh tế
phải có diện tích tối thiểu là 10 ngàn hecta (100 km²), có vị trí địa lý thuận lợi cho phát
triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với
các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu
thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư
và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Do điều kiện thành lập như vậy, tất cả các khu
kinh tế hiện nay của Việt Nam đều ở ven biển.
1.2.2. Tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam hiện nay

12


Bảng 1.1: Các Khu kinh tế ven biển ở Việt Nam hiện nay
Khu kinh tế
Chu Lai
Dung Quất
Nhơn Hội
Chân Mây- Lăng Cô
Vũng Áng

Vân Phong
Nghi Sơn
Vân Đồn
Đông Nam Nghệ An
Đình vũ- Cát Hải
Nam Phú Yên
Hòn La
Định An
Năm Căn
Phú Quốc

Địa điểm
Tam Kỳ- Núi Thành, Quảng Nam
Bình Sơn- Quãng Ngãi
Bình Định
Thừa Thiên Huế
Kỳ Anh- Hà Tĩnh
Khánh Hòa
Tĩnh Gia – Thanh Hóa
Quảng Ninh
Nghệ An
Cát Hải, Hải Phòng
Phú Yên
Quảng Bình
Trà Vinh
Cà Mau
Phú Quốc, Kiên Giang

Thời điểm thành lập
hoặc ban hành quy

chế hoạt động
05/06/2003
21/01/2005
14/06/2005
05/01/2006
03/04/2006
25/04/2006
15/05/2006
31/05/2006
11/06/2007
10/01/2008
29/04/2008
10/06/2008
27/04/2009
23/11/2010
10/07/2013

Diện tích (ha)
27,040
45,332
12,000
27,108
22,781
150,000
18,611.8
55,133
18,826.47
21,600
20,730
10,000

39,020
11,000
58,923

Nguồn:
Dựa vào Bảng 1.1, ta thấy, các khu kinh tế có sự gia tăng theo các năm. Khu kinh
tế lớn nhất là Khu kinh tế Vân Phong ở Khánh Hòa với tổng diện tích là 150000 ha.
Và Khu kinh tế có diện tích nhỏ nhất là Khu kinh tế Hòn La ở tỉnh Quảng Bình với
tổng diện tích chỉ là 10000 ha. Các Khu kinh tế trên cả nước chiếm diện tích hơn 500
nghìn hecta.

13


CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI FDI TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH THỪA THIÊN HUẾ
GIAI ĐOẠN 2010- 2015
2.1.

Tình hình cấp mới các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010- 2015
Theo báo cáo quý IV năm 2015 của phòng kinh tế đối ngọai- Sở kế hoạch đầu tư

tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 85 dự án đầu tư có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 2.619,376
triệu USD, đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Bình quân 1 dự án là 30
triệu USD cao hơn bình quan trung bình 1 dự án có đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
( 14,45 triệu USD/ dự án). Các dự án có vốn đầu tư từ khắp mọi nơi trên thế giới. Cụ
thể có nguồn gốc từ 21 quốc gia và thuộc 5 châu lục khác nhau. Trong đó các nước
châu Á có tỷ lệ vốn đầu tư vào tỉnh là lớn nhất với 43 dự án lớn nhỏ. Tiếp đến là các

nước châu Âu có 23 dự án đầu tư. Châu Mỹ có 17 dự án. Châu Úc có 2 dự án và cuối
cùng là châu Phi với 1 dự án của Cộng hòa Seycheles.
Trong đó, Singapore là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất với 3 dự án: dự án Trung
tâm đào tạo ngoại ngữ Mundo, dự án Languana Huế, dự án Banyan Tree Đông Dương
với tổng số vốn đầu tư lên đến 876,3 triệu USD. Đan mạch có 7 dự án với số vốn đầu
tư là 421,046 triệu USD và một số dự án lớn nhỏ khác.
Được phân thành 3 loại:
-

Dự án ngoài Khu công nghiệp. khu kinh tế: gồm 53 dự án chiếm 37,14% tổng số vốn
đăng ký. Trong đó có các dự án lớn như dự án xây dựng nhà máy sản xuất xi măng
Luks Thừa Thiên Huế ( dây chuyến 1,2,3,4) với số vốn đăng ký là 171,086 triệu USD,

-

dự án
Dự án trong khu công nghiệp gồm 22 dự án chiếm 10.21 % tổng số vốn đăng ký

-

10,21% tổng vốn đăng ký
Dự án trong khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô chỉ gồm 10 dự án nhưng chiếm đến
52,65% tổng vốn đăng ký.

14


Bảng 2.1: Tổng dự án có vốn đầu tư nước ngoài FDI
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số dự

án
Ngoài KCN, KKT
53
Khu công nghiệp
22
Khu kinh tế Chân Mây- 10
Lăng Cô
Tổng
85

Vốn đăng ký ( 1000
USD)
973.082
267.421
1.378.873

Loại hình doanh nghiệp

Tỷ trọng vốn đăng
ký (%)
37.14
10,21
52,65

2.619.376
100
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.2 : Tình hình cấp mới các dự án có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2010- 2015

Năm

Số dự án
cấp mới

Vốn đăng ký
(triệu USD)

2010
2011
2012
2013
2014
2015

11
5
4
3
9
9

78,612
41,626
16,2
267
812,7
451,83

Số dự án lũy kế


Vốn đầu tư đăng ký
lũy kế (triệu USD)

62
1859,931
64
1.893
67
1.958,937
72
2.295,177
79
2.243,264
85
2.619,376
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

Các dự án được cấp mới trong giai đoạn từ năm 2010- 2013 có sự giảm đi nhanh
chóng. Từ 11 dự án được cấp mới trong năm 2010. Thì các năm tiếp theo từ năm
2011- 2013 giảm đi đáng kể, năm 2013 tỉnh chỉ cấp mới được 3 dự án, một con số
đáng buồn về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên có sự sụt
giảm mạnh trong thu hút FDI và những động lực tăng trưởng từ khu vực FDI trên địa
bàn. Mặc dầu trong năm 2010 mức thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế có tăng so
với cùng kỳ năm ngoái nhưng chỉ đạt ở mức thấp so với những năm trước và vốn thực
hiện đạt 54,77 triệu USD, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ.
Các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, kinh doanh bất động sản có vốn đăng ký
lớn và chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đăng ký. Hiện nay, nhiều dự án do chủ đầu
tư đang gặp khó khăn về tài chính nên tiến độ triển khai rất chậm hoặc không có khả

năng triển khai đã ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu vốn thực hiện.
Hệ thống cơ sở hạ tầng còn thiếu hoặc chưa đồng bộ;
15


Hệ thống luật pháp, chính sách còn nhiều hạn chế: thiếu thông tư hướng dẫn cụ
thể của một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện; Thuế xuất nhập khẩu vật tư nguyên liệu
không ổn định và chưa hợp lý, chưa khuyến khích xuất khẩu hoặc nội địa hóa, còn tùy
tiện trong việc áp mã thuế nhập khẩu linh liện, vật tư hàng hóa do danh mục hàng hóa
của nhà nước chưa theo kịp với danh mục sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường;
Các thủ tục hành chính của Nhà nước về đất đai, xây dựng,... còn có rườm rà và
mất thời gian, đặc biệt công tác triển khai thực hiện sau cấp phép như đền bù giải
phóng mặt bằng, tái định cư,... còn nhiều phức tạp, kém hiệu quả .
Thiếu đội ngũ công nhân lành nghề, kỹ thuật cao. Kiến thức, kỹ năng, trình độ
nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý đầu tư nhìn chung chưa đồng bộ.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014- 2015, sau khi thực hiện một số giải pháp của
tỉnh về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thành công, các chính sách ưu tiên nhà
đầu tư, số dự án được cấp mới trong 2 năm 2014 và 2015 có sự gia tăng. Tuy không
được gọi là đột biến nhưng việc các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều hơn khi
đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh thì cũng gọi là một thành công lớn của tình khi
thực hiện cấc chính sách ưu tiên nhà đầu tư. Cụ thể:

-

Trong năm 2010, tỉnh đã cấp mới được 11 dự án với vốn đầu tư đăng ký 78,612 triệu
USD chiếm 4,11% so với tổng vốn đầu tư đăng ký trên địa bàn. Trong đó, quí IV/2010
cấp được 03 dự án với vốn đăng ký là 27,08 triệu USD chiếm 34,68% vốn đăng ký
năm 2010.
Các dự án được cấp trong năm 2010 chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất
công nghiệp có 07 dự án với số vốn là 31,51 triệu USD chiếm 39,68% vốn đăng ký

trong năm 2010; 01 dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp với vốn
đăng ký là 20 triệu USD chiếm 25,6%; 01 dự án thuộc lĩnh vực xử lý bảo vệ môi
trường với vốn đăng ký là 25 triệu USD chiếm 32% và 02 dự án thuộc lĩnh vực dịch
vụ chiếm 2,72% vốn đăng ký năm 2010.
Luỹ tiến đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 62 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài (do đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư 12 dự án), với tổng vốn đầu tư đăng ký là
1.859,931 triệu USD.
Trong năm 2010, tỉnh đã điều chỉnh 05 dự án, trong đó 01 dự án nhà máy dệt kim
Huế-Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư 2,5 triệu USD, 01 dự án của Công ty cổ
phần Espace Business Huế điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 9,76 triệu lên 16,036 triệu
16


USD, 01 dự án điều chỉnh tên doanh nghiệp, 01 dự án điều chỉnh người đại diện theo
pháp luật, 01 dự án bổ sung ngành nghề kinh doanh.
Thu hồi 12 GCNĐT với số vốn đăng ký 650,751 triệu USD, trong đó có 03 dự án
thuộc lĩnh vực du lịch (dự án Khu du lịch nghĩ dưỡng Nam A D & C và dự án khu du
lịch nghĩ dưỡng Lost World, Khu DL Dream Palace) với vốn đăng ký là 571,74 triệu
USD chiếm 88% tổng vốn đăng ký đã bị thu hồi.
Trong năm 2010, tỉnh đã cấp đăng ký lại cho 01 doanh nghiệp Cty TNHH
Edition Prono
Vốn đầu tư thực hiện năm 2010 của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn đạt 54,77 triệu USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ, trong đó quý IV năm 2010
vốn đầu tư thực hiện chỉ đạt 7,91 triệu USD giảm 34,66% so với cùng kỳ. Lũy tiến đến
nay, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án là 424,68 triệu USD, chiếm 22,35%
tổng vốn đầu tư đăng ký.
Hiện nay trên địa bàn có 28/62 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, có
16/62 dự án đang trong quá trình triển khai xây dựng, 08/62 dự án mới được cấp phép;
01 dự án chưa triển khai chậm tiến độ do nhà đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính,
01 dự án chậm tiến độ do điều chỉnh qui mô đầu tư và 8 dự án đang trong tình trạng

tạm ngừng hoạt động hoặc không có khả năng triển khai với số vốn đầu tư đăng ký
khoảng 7,8 triệu USD chiếm 0,41% tổng vốn đăng ký trên địa bàn.

- Trong năm 2011, tỉnh đã cấp mới được 05 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 41,626
triệu USD và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án, trong đó có 02 dự án
tăng vốn đầu tư thêm là 8,914 triệu USD. Trong đó, quí IV/2011 cấp mới được 01 dự
án (DA đầu tư chế biến cát trắng Phong Điền Thừa Thiên Huế) với số vốn đầu tư
đăng ký là 5 triệu USD.
Đã thu hồi 03 dự án đầu tư với số vốn đăng ký 7,6 triệu USD gồm dự án Kinh
doanh nhà hàng cao cấp, quầy bar và karaoke; dịch vụ tắm hơi, massage, dự án Công
viên Địa Đàng Thừa Thiên Huế, Nhà máy sản xuất kềm /Công ty cổ phần Tsunoda
Việt Nam.
Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 64 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.893 triệu USD.
17


Sau một thời gian bị ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế thế giới, trong năm
2011 các dự án FDI đầu tư trên địa bàn đã có dấu hiệu triển khai trở lại , vốn đầu tư thực
hiện đạt 129 triệu USD tăng hơn gấp hai lần so với cùng kỳ, trong đó quí IV năm 2011
vốn đầu tư thực hiện đạt 35,1 triệu USD tăng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ (trong đó do
Dự án Laguna đang tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng nhằm sớm đưa dự
án đi vào hoạt động), nâng tổng vốn đầu tư thực hiện có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn đạt 547 triệu USD, chiếm 28,9% trong tổng vốn đầu tư đăng ký.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều dự án không triển khai thực hiện. Nhằm hạn chế một
số nhà đầu tư xin cấp GCNĐT (chiếm dự án để bán lại ) không có khả năng triển khai
dự án, tỉnh đã ban hành Qui định bảo đảm thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất và
mặt nước trên địa bàn tỉnh kèm theo Quyết định số 42/2011/QĐ-UBND ngày
30/11/2011.
Mặc dầu bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình hoạt động các

doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã đạt được một số kết quả: trong năm 2011 doanh thu
đạt khoảng 360 triệu USD tăng 24% so với cùng kỳ (trong đó quí IV/2011 đạt 120
triệu USD tăng 4% so với cùng kỳ); nộp ngân sách ước đạt khoảng 1290 tỷ đồng
tương đương khoảng 61,5 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái (trong đó quí
IV/2011 đạt 17.5 triệu USD tăng 1% so với cùng kỳ). Số lao động tính lũy kế tới cuối
kỳ đạt 13.700 người.
-

Năm 2012, tỉnh đã cấp mới được 04 dự án với tổng vốn đăng ký là 16,2 triệu USD
gồm các dự án: Nhà máy sản xuất các sản phẩm cơ khí công nghệ cao của Công ty
TNHH MTV Flint Việt Nam của nhà đầu tư Nhật Bản với vốn đầu tư đăng ký 1,2 triệu
USD, 02 dự án Nuôi tôm công nghiệp trên cát của Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt
Nam của Nhà đầu tư Thái Lan với tổng vốn đăng ký 8 triệu USD
Cấp điều chỉnh GCNĐT cho 03 dự án với tổng vốn đăng ký 15,737 triệu USD
gồm dự án may mặc của Công ty CP Scavi Huế nâng tổng mức đầu tư từ 7,5 lên 11,15
triệu USD, điều chỉnh mục tiêu của dự án khu văn phòng và căn hộ cao cấp Cố Đô
Xanh và nâng vốn đầu tư từ 0,6 lên 1,25 triệu USD, dự án nhà máy chế biến thuỷ sản
của Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam nâng vốn từ 12,5 lên 23,94 triệu USD. BQL

18


các KCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hồi 01 dự án là dự án chế biến gỗ của Công ty
TNHH Inahata với vốn đăng ký 0,3 triệu USD.
Trong 6 tháng năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp mới 02 dự án là dự án mở rộng
nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 3 của Công ty TNHH Bia Huế (tập đoàn carlsberg) với
tổng mức đầu tư 40,69 triệu USD, dự án kinh doanh, sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ của
Công ty TNHH MTV Thương Isik (quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ) và đang hỗ trợ cho 11 nhà
đầu tư nghiên cứu dự án với tổng số vốn đăng ký dự kiến 307,5 triệu USD
Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 67 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với

tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.959,937 triệu USD.
-

Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp mới cho 03 dự án với tổng vốn đăng ký là 267
triệu USD nâng tổng dự án năm 2013 cấp 08 dự án là:
+ Dự án mở rộng nhà máy bia Phú Bài giai đoạn 3 của Công ty TNHH Bia Huế
(tập đoàn carlsberg) với tổng mức đầu tư 40,69 triệu USD;
+ Dự án kinh doanh, sản xuất đồ trang sức mỹ nghệ của Công ty TNHH MTV
Thương mại Isik (quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ);
+ Dự án sản xuất và kinh doanh các loại thẻ của Công ty TNHH MTV I.F.C Việt
Nam (quốc tịch Nhật Bản);
+ Dự án Sản xuất và gia công phần mềm máy tính, điện thoại di động của Công
ty TNHH MTV Brycen Việt Nam;
+ Dự án của Công ty TNHH MTV Magrabbit Huế (quốc tịch Hoa Kỳ);
+ Dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Lăng Cô - Việt Nam của Công
ty Cổ phần Thế Diệu với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD (quốc tịch Trung Quốc),
+ Nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh, vật tư y tế và thực phẩm chức năng của
Công ty TNHH HUTECS Việt Nam Huế với tổng vốn đầu tư 2 triệu USD ( quốc tịch
Hàn Quốc);
+ Dự án Carlsberg Việt Nam của Công ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt
nam di chuyển địa điểm từ thành phố Hà Nội vào tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng mức
đầu tư 15 triệu USD (quốc tịch Đan Mạch).
Cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 08 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký
tăng thêm 29 triệu USD gồm dự án của Công ty TNHH Hello Quốc tế Việt Nam;
Công ty TNHH dệt kim và may mặc Việt Nam; Công ty TNHH MTV Tokyo Style
VIETNAM HUE; Công ty TNHH MTV FLINT VIET NAM và 03 dự án Nuôi tôm

19



Công nghiệp của Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam tại Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Thu hồi dự án Khu phức hợp, xử lý và tái chế chất thải đô thị Lemna tại huyện
Hương Trà của Công ty cổ phần Lemna Huế với tổng vốn đăng ký 25 triệu USD do
nhà đầu tư không thực hiện dự án theo tiến độ đã cam kết.
Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 72 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.295,177 triệu USD.
Năm 2013, các dự án chế biến và nuôi tôm công nghiệp trên cát của Công ty CP
Chăn nuôi C.P Việt Nam; dự án mở rộng nhà máy bia Carlsberg thứ 03 của Công ty
TNHH Bia Huế, dự án Nhà máy sản xuất hàng may sẵn và trang phục lót cao cấp của
Công ty Scavi Huế triển khai nhanh đúng tiến độ. Vốn đầu tư thực hiện năm 2013 là
70,68 triệu USD giảm 46,0% so với cùng kỳ nguyên nhân do dự án Laguna Huế có tỷ
trọng vốn thực hiện lớn đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 và đang chuẩn bị để đầu tư
cho giai đoạn tiếp theo.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trên địa bàn 766,696 triệu USD,
chiếm 32,4% trong tổng vốn đầu tư đăng ký do năm 2013 đã cấp một dự án du lịch vào
Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD nên phần trăm vốn
-

Trong năm 2014, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp mới 09 dự án là:
+ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tứ Hạ
giai đoạn 1 của Công ty TNHH Hello Quốc tế Việt Nam (Trung Quốc) với tổng mức
đầu tư 10 triệu USD;
+ Dự án sản xuất phụ kiện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế của Công ty TNHH
Phụ kiện HAVI Việt Nam với tổng mức đầu tư 5 triệu USD;
+ Dự án Khu nuôi tôm và trại sản xuất giống Điền Môn 2 với tổng mức đầu tư 25
triệu USD; dự án Lottecinema Huế (Hàn Quốc) với tổng mức đầu tư 1,9 triệu USD; +
Dự án thành lập công ty TNHH MTV Chattask (Úc);
+ Dự án thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ KNK (Ấn Độ);
+ Dự án Trung tâm tiếng anh miền Trung Việt Nam (Úc);

+ Dự án Khách sạn Stay (Pháp);
+ Dự án Dự án kinh doanh khách sạn, lữ hành quốc tế VM (Đan Mạch) với tổng
vốn đăng ký đầu tư 42,66 triệu USD.

20


+ Điều chỉnh giảm vốn đầu tư của 1 dự án: Dự án Đầu tư chế biến cát trắng
Phong Điền giảm từ 5 triệu USD còn 2,5 triệu USD. Chuyển nhượng 01 dự án đầu tư
nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước là dự án Thành lập Công ty LD vận chuyển du
lịch Thừa Thiên Huế với tổng vốn đăng ký 500 nghìn USD.
Thu hồi Dự án hoạt động du lịch đoàn kết Việt Pháp của Công ty TNHH Viet
Phap Service với tổng vốn đăng ký 71.128 USD do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài
chính.
Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 79 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.243,264 triệu USD.
-

Năm 2014, các dự án lớn như: Mở rộng công suất nhà máy bia Phú Bài của Công ty
TNHH Bia Huế, các dự án nuôi tôm của công ty cổ phần C.P Việt Nam triển khai
đúng tiến độ, các dự án FDI khác đang gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế. Đặc
biệt, tỉnh đã chủ động cho dừng dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Lăng
Cô - Việt Nam của Công ty CP Thế Diệu, tính đến nay vốn đầu tư thực hiện của công
ty là 1 triệu USD. Lũy kế vốn đầu tư thực hiện Quý IV năm 2014 là 58,110 triệu USD
giảm 17,3% so với cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trên địa bàn 812,7 triệu USD,
chiếm 36,2% trong tổng vốn đầu tư đăng ký.
Năm 2014, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn đang diễn ra và có tác
động không nhỏ đến các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, song, bằng sự nỗ lực của
các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn đã hoạt động sản xuất kinh

doanh có hiệu quả, đặc biệt là Công ty TNHH Bia Huế đã thực hiện các biện pháp
nhằm lấy lại thị trường, đến nay Công ty đã lấy lại được khoảng 70-80% thị trường ở
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Ngoài ra, tình hình sản xuất kinh doanh của một số
doanh nghiệp FDI trên địa bàn cũng đã đạt được một số kết quả khả quan như Công ty
Cổ phần Espace Business Huế (tăng 15%), chi nhánh công ty TNHH Hanesbrands
(tăng 7%), các công ty chế biến dăm gỗ tăng trên 10%. Tính đến Quý IV năm 2014,
doanh thu đạt khoảng 570 triệu USD tăng 0,44% so với cùng kỳ, nộp ngân sách
khoảng 1.600 tỷ đồng (tương đương 80 triệu USD), tăng 6,5% so với cùng kỳ. Số lao
động tính lũy kế tới cuối kỳ đạt 15.000 người.
21


- Năm 2015, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp mới 09 dự án và cấp điều chỉnh tăng vốn cho 03
dự án, với tổng vốn đăng ký 451,83 triệu USD, cụ thể:
+ Dự án Kinh doanh lữ hành, dịch vụ du lịch và tổ chức sự kiện của Công ty Cổ
phần Việt Lào Thái (Thái Lan, Lào) với tổng vốn đăng ký 1,5 triệu USD,
+ Dự án Xây dựng cửa hàng kinh doanh hàng trang sức mỹ nghệ (Trung Quốc)
với tổng vốn đăng ký 500 nghìn USD;
+ Dự án thành lập Công ty TNHH MTV Viet -Lequois (Nhật Bản) với tổng vốn
đăng ký 142,8 nghìn USD;
+ Dự án thành lập Công ty TNHH NEB (Hàn Quốc) với tổng vốn đăng ký
100.000 USD, + Dự án Nhà máy sản xuất lon nhôm 2 mảnh và nắp lon (Trung Quốc)
với tổng vốn đăng ký 74,8 triệu USD;
+ Dự án Thành lập Công ty TNHH MTV Thương mại Saita với tổng vốn đăng
ký 229,5 nghìn USD;
+ Dự án Trung tâm Quốc tế Giáo dục và Đào tạo với tổng vốn đăng ký 260,8
nghìn USD; dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Quốc tế Minh Viễn Lăng Cô với tổng vốn
đăng ký 368 triệu USD;
+ Dự án Nhà máy may mặc Takson Huế với tổng vốn đăng ký 1 triệu USD.
+ Đã thu hồi 02 dự án: Dự án xây dựng cửa hàng kinh doanh hàng trang sức mỹ

nghệ với tổng vốn đăng ký 500 nghìn USD; Dự án Khu nghỉ dưỡng – sân golf – đầm
Lập An với tổng vốn đăng ký 299 triệu USD;
Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 85 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với
tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.619,376 triệu USD.
2.2.

Tình hình triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2010- 2015
Phân theo ngành
Vốn FDI trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nghệ

thuật vui chơi và giải trí với 2 dự án, tổng vốn đăng ký là 879,8 triệu USD, chiếm
2,4% về số dự án và 38,1% về vốn đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đứng
thứ 2 với 10 dự án với tổng vốn đăng ký 563,7 triệu USD, chiếm 24,4% về vốn đăng
ký. Tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạovới 34 dự án, tổng vốn đăng ký
22


là 552,9 triệu USD, chiếm 24% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất
động sản có 4 dự án với tổng số vốn là 156,8 triệu USD, Còn lại thuộc các ngành lĩnh
vực khác.
Phân theo hình thức đầu tư:
Các dự án FDI trên địa bản Thừa Thiên – Huế được đầu tư tập trung chủ yếu
vào hình thức 100% vốn nước ngoài với 56 dự án với tổng số vốn là 1,86 tỷ USD
chiếm 68,2% số dự án và 81% tổng vốn đầu tư. Hình thức liên doanh có 24 dự án,
tổng vốn đầu tư đăng ký là 434,9 triệu USD, chiếm 18,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Còn lại là 2 dự án thuộc hình thức hợp đồnh hợp tác kinh doanh.
Phân theo đối tác đầu tư:
Hiện nay đã có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế, trong
đó dẫn đầu là Singapore với 5 dự án, tổng vốn đăng ký 1,17 tỷ USD, chiếm 51% tổng vốn

đầu tư đăng ký. Đứng thứ 2 là BritishVirginIslands có 6 dự án số vốn đăng ký đạt 318
triệu USD chiếm 13,8% vốn đăng ký. Trung Quốc đứng thứ 3 với 6 dự án với tổng vốn
đăng ký 274,3 triệu USD chiếm 11,9% về vốn đăng ký. Tiếp theo là Đan Mạch với 4 dự
án, số vốn đăng ký 113 triệu USD. Còn lại là các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
(1) Cty TNHH Laguna (Vietnam), tổng vốn đầu tư đăng ký là 875 triệu USD
nhà đầu tư Singapore, mục tiêu dự án là Xây dựng Khu du lịch, bán-cho thuê biệt thự.
(2) Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Lập An , tổng vốn đầu tư đăng ký là
298,4 triệu USD, nước đầu tư Singapore với mục tiêu là xây dựng phát triển khu du
lịch 5 sao.
(3) Công ty cổ phần Thế Diệu tổng vốn đầu tư 250 triệu USD nhà đầu tư Trung
Quốc, mục tiêu của dự án là xây dựng và kinh doanh khách sạn nghỉ mát chuẩn 5 sao.
Giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 diễn ra trong bối
cảnh những khó khăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo. Trong tình hình đó,
mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng kết quả thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng
bị ảnh hưởng.Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn này, nhiều nét mới trong thu hút
đầu tư đã bắt đầu hình thành, tạo tiền đề thuận lợi cho các năm tiếp theo. Một số dự án
tiêu biểu như: Dự án mở đường bay Huế - Băng Cốc, đường bay Huế - Đà Lạt, tăng
23


cường số lượng tàu du lịch, mở mới các tuyến tàu du lịch đến cảng Chân Mây; Dự án
Nâng cấp bến cảng số 1 - Cảng Chân Mây (đón các tàu du lịch lớn nhất thế giới của
hãng du lịch tàu biển Royal Caribbean Cruises); Dự án Xây dựng bến cảng số 3 - Cảng
Chân Mây; Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, Dự án xây dựng Hầm đường bộ Phú
Gia, Phước Tượng; Dự án Khu công nghiệp Phong Điền- Viglacera. Trong lĩnh vực du
lịch - thương mại: Dự án Tổ hợp thương mại và khách sạn 5 sao của tập đoàn
Vingroup, Nguyễn Kim, Khu du lịch nghĩ dưỡng quốc tế Lăng Cô. Trong lĩnh vực
công nghiệp: Dự án sản xuất lon bia 2 mảnh và lon nhôm nắp giật của Tập đoàn
Baosteel với số vốn đăng kí khoảng 75 triệu USD. Đặc biệt, Huế đã tạo ra được tiếng

vang tại thị trường Băng Cốc. Một số doanh nghiệp hàng đầu của Thái Lan tham gia
nghiên cứu đầu tư có thể kể đến như Bangchak, Banpu…
Tính đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 85 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2619,376 triệu USD.
Để tạo nên những hiệu quả này, công tác kêu gọi đầu tư và hỗ trợ đầu tưcũng đã
được đổi mới. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành xây dựng cơ sở dữ liệu, tập trung phân tích
lợi thế so sánh, định hướng phát triển để xác định những ngành, những thị trường và
đối tượng cụ thể cần tập trung kêu gọi đầu tư. Tổ chức các đợt xúc tiến đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm, hướng đến các nhà đầu tư cụ thể để kêu gọi đầu tư. Để giúp các nhà
đầu tư thuận lợi trong việc nghiên cứu đầu tư cũng như tiến hành các thủ tục đầu tư,
Tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành, bao gồm tất cả lãnh đạo, chuyên viên của
các ngành, địa phương liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, tiến hành hỗ trợ mọi
yêu cầu của nhà đầu tư theo hình thức liên thông trực tiếp. Sử dụng tối đã công nghệ
thông tin để trao đổi các công việc phát sinh; giảm bớt tình trạng chờ hồ sơ, thủ tục
giữa các cơ quan nhà nước, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục đầu tư. Nhờ đó
giúp nhà đầu tư nhanh chóng có được các thông tin cần thiết trong quá trình nghiên
cứu đầu tư; dễ dàng lập các thủ tục đầu tư và rút ngắn rất nhiều thời gian giải quyết thủ
tục đầu tư. Xác định đầu tư FDI đóng vai trò quan trọng trong tạo ra những đột phá
phát triển kinh tế, Tỉnh đã tập trung vào việc kết nối mở mới một số tuyến bay quốc tế
(hiện nay đang duy trì đường bay Băng Cốc - Huế) vàxem đây là yếu tố quan trọng để
Thừa Thiên Huế tiếp cận, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

24


Hiện tại, đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế có 21 quốc gia và vùng lãnh
thổ có dự án đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản,
Singapore, Thái Lan, Hồng Kông…, trong đó, Singapore đứng thứ nhất về tổng vốn
đăng ký đầu tư 875 triệu USD, Hồng Kông đứng thứ hai về tổng vốn đăng ký đầu tư
hơn 300 triệu USD, sau đó là Thái Lan, Đan Mạch, Hoa Kỳ…

Trong bối cảnh đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với bổi
cảnh kinh tế trong nước đang phục hồi, Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định đây là cơ hội
lớn để đẩy mạnh thu hút đầu tư tạo ra bước nhảy trong phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh. Nguồn vốn quan trọng cho bước đột phát chínhlà nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Để thực hiện mục tiêu thu hút bình quân 500-800 triệu USD/năm, theo tôi, Tỉnh
cần tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được trong công tác thu hút đầu tư giai đoạn
2011-2015, Giai đoạn tới cần tập trung hỗ trợ đối với các dự án lớn đang được các nhà
đầu tư nghiên cứu để có thể đưa vào đầu tư và khai thác như: Khu Du lịch Tân Cảnh
Dương (11.000 tỷ đồng); Khu Du lịch Nghỉ dưỡng cao cấp Lộc Bình (4.500 tỷ đồng);
Khu du lịch Bạch Mã (3.000 tỷ đồng); Khu đô thị Thủy Vân (1.500 tỷ đồng); Khu
Dịch vụ Vui chơi giải trí An Vân Dương (1.000 tỷ đồng); các nhà máy điện sinh thái
(điện gió, điện mặt trời..., tổng vốn 25.000 - 50.000 tỷ đồng); Nhà máy chế biến sâu về
cát (1.000 tỷ đồng)...... Đồng thời, cần rà soát, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các khu vực
trọng điểm về kêu gọi đầu tư như KKT Chân Mây - Lăng Cô, các khu, cụm công
nghiệp; Vườn Quốc gia Bạch Mã, các khu vực ven biển và đầm phá; hoàn thiện các cơ
sở hạ tầng xã hội cho KKT, KCN.
Bước sang năm 2015, ngoài dự án Mở rộng công suất nhà máy bia Phú Bài của
Công ty TNHH Bia Huế triển khai đúng tiến độ và một số dự án được cấp năm 2015 đã
triển khai theo đúng tiến độ đã cam kết thì đa số các dự án chưa triển khai thực hiện. Lũy
kế vốn đầu tư thực hiện năm 2015 là 63,6 triệu USD tăng 30,6% so với cùng kỳ.
Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trên địa bàn 849,326 triệu USD,
chiếm 32,4% trong tổng vốn đầu tư đăng ký.
Do bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường tiêu thu sản phẩm của
một số doanh nghiệp lớn đang bị thu hẹp, đặc biệt là Công ty TNHH Bia Huế, song,
tình hình hoạt động các doanh nghiệp FDI trên địa bàn đã đạt được một số kết quả khả
quan. Năm 2015, doanh thu đạt khoảng 650 triệu USD tăng 18% so với cùng kỳ, nộp

25



×