Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã phú lương ,huyện phú vang tỉnh thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.31 KB, 76 trang )

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc nghiên cứu và sản xuất nấm trên thế giới hiện nay đã phát triển mạnh
mẽ..Nó mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho một số quốc gia và phát triển
mạnh ở nhiều nước như

Pháp ,Ý ,Mỹ , Nhật ,Đài Loan ,Trung

Quốc...Không chỉ sản xuất đơn giản ,tiêu thụ nấm rơm hiện nay cũng đang
rất thuận lợi bởi đây là sản phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe, lại không sử
dụng hóa chất trong quá trình sản xuất ,khiến người tiêu dùng rất quan tâm
và ưa chuộng.Vốn đầu tư thấp, kĩ thuật đơn giản ,công chăm sóc không
nhiều nhưng giá trị sản phẩm cao, thu hồi vốn nhanh phù hợp với quy mô
sản xuất hộ gia đình.Thế giới ngày càng phát triển dân số ngày càng đông
trong khi diên tích sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp do quá trình đô thị
hóa làm cho vấn đề an ninh lương thực,thực phẩm càng trở nên cấp thiết đối
với mọi quốc gia thì những ngành sản xuất thực phẩm như trồng nấm càng
tỏ ra thích hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao.Việt Nam là một nước nông
nghiệp tỉ lệ đói nghèo cao việc sản xuất nông nghiệp sẽ giúp người dân xóa
đói giảm nghèo ,cải thiện đời sống.Nguồn nguyên liệu chính để trồng nấm là
các sản phẩm phụ nông nghiệp ,lâm nghiệp như mùn cưa,rơm rạ những
nguyên liệu này sẵn có ở Việt Nam.
Nấm rơm là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng với hàm lượng protein
cao ( 2,66- 5,05 %) và 19 acid amin trong đó có 9 loại acid amin cần thiết
cho cơ thể ,không làm tăng lượng cholesterol trong máu.Nấm rơm có thành
phần chất xơ tương đối cao và hàm lượng lipit thấp nên có khả năng phòng
ngừa các bệnh về huyết ap ,xơ cứng động mạch ...Vì vậy nấm rơm là nguồn
thực phẩm sạch có thể thay thế cho thịt, trứng.
Phú Lương là một xã nằm ở phía Tây huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế



với diện tích 17,82 km2.có điều kiện thuận lợi cho sản xuất nấm rơm.Nghề
trồng nấm rơm đã phát triển được hơn 10 năm .Sản phẩm nấm của xã Phú
Lương luôn đứng đầu toàn tỉnh.Hợp tác xã nông nghiệp Phú Lương 1 chính
là cơ quan đi đầu trong việc dẫn dắt người dân đến với nghề trồng nấm
thông qua các hoạt đông tập huấn ,hướng dẫn và chuyển giao kĩ thuật trồng
nấm cho xã viên.Tạo điều kiện thuận lợi cho xã viên cũng như HTX có sự
liên kết chặt chẽ giữa đơn vị lớn và tổ chức sản xuất nhỏ ,mang lại sự linh
hoạt trong sản xuất kinh doanh đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ hoạt động trồng nấm rơm ở địa phương cho thấy nó mang lại hiệu quả
kinh tế đáng kể cho vùng .Giúp người dân cải thiện đời sống ,xóa đói giảm
nghèo ,tăng thu nhập ,giải quyết việc làm đặc biệt là lao động nhàn rỗi.Tuy
nhiên bên cạnh đó còn gặp không ít những khó khăn đáng kể chưa được giải
quyết : thực trạng trồng nấm rơm ở Phú Lương những năm qua,những nhân
tố ảnh hưởng đến năng suất nấm rơm của các hộ ,kết quả và hiệu quả trồng
nấm rơm, các giải pháp khắc phục những khó khăn.
Trên cơ sở đó tôi đã quyết đinh nghiên cứu đề tài : “Đánh giá hiệu quả kinh
tế hoạt động trồng nấm rơm ở xã Phú Lương ,Huyện Phú Vang tỉnh Thiên
Huế “
1.2 mục đích nghiên cứu:
-Hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
-Lịch sử hình thành mô hình trồng nấm rơm và thực trạng sản xuất nấm
Rơm ở Phú Lương.
-Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nấm Rơm.
-Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng nấm Rơm.
-Đề xuất một số giải pháp để phát triển nghề trồng nấm Rơm trong thời gian
tới.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:


Để đạt được những mục đích trên ,trong khuôn khổ bài báo cáo chúng tôi đã

sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp so sánh:so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm
BQ/lứa của các hộ điều tra giữa các mùa trong năm.
- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu :
+số liệu thứ cấp: là các báo cáo đã công bố trên báo ,internet ,báo cáo hằng
năm của xã Phú Lương.
+số liệu sơ cấp: số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ sản xuất nấm Rơm
ở xã Phú Lương bằng phương pháp ngẫu nhiên ,bảng hỏi.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu:
+ Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thu thập và điều tra được.
+ Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng phương pháp toán kinh tế phân
tích hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất nấm Rơm của hộ điều tra.
-Phương pháp điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn các hộ, cán bộ trong xã Phú
Lương và HTXNN Phú Lương 1.
- Phương pháp thống kê mô tả : Dùng phương pháp này mô tả tình hình sản
xuất nấm rơm, số bánh rơm/ lứa, số nấm rơm thu hoạch và tiêu thụ được của
các hộ điều tra.
- Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý
kiến kinh nghiệm của bà con nông dân, các hộ sản xuất giỏi tại địa phương.
1.4 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các hộ sản xuất nấm rơm ở xã
Phú Lương. Cụ thể điều tra 60 hộ sản xuất nấm rơm trên địa bàn.
1.5 Phạm vi nghiên cứu:
-Phạm vi không gian: Các thôn sản xuất nấm rơm trên địa bàn xã Phú
Lương.Do giới hạn về thời gian cũng như kinh nghiệm nên tôi chỉ tập trung


nghiên cứu tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ thuộc 3 thôn sản xuất
nấm nhiều nhất là : Lê Xá Đông, Đông B và Vĩnh Lưu ở xã Phú Lương.

-Phạm vi thời gian:
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất nấm rơm ở xã Phú Lương năm 2015.


PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm,ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế :
Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : "hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt
sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả
năng sản xuất của nó".
- Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan hệ
tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm
này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của
toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.
- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho
quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xác
định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh
doanh"
- Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính
bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
"Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và
lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị,nguyên vật liệu...)
được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ
tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi



phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá
trị" và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ
giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền"
- Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú ý
và sử dụng phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc
một qúa trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các
nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy
đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt
đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra .Để đạt được cùng
một khối lượng sản phẩm người ta có thể bằng nhiều cách khác nhau song
do sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng lên của con người và sự hữu hạn của
nguồn tài nguyên nên khi đánh giá kết quả của một quá trình sản xuất kinh
doanh cần phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và mất bao nhiêu
chi phí.
1.1.1.2: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
-Tổng giá trị sản xuất ( GO ) : Là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản
phẩm thu được trên một đơn vị diện tích canh tác trong một chu kì sản xuất
nhất định.
- Giá trị gia tăng ( VA ): Là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian
là kết quả cuối cùng thu được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động
trồng nấm.
-Chi phí trung gian ( IC ) : Là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng được sử
dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm .Nó bao gồm toàn bộ chi phí vật chất
và dịch vụ mua ,thuê ngoài của hộ trong hoạt động sản xuất .


VA= GO - IC
Trong đó VA : Là giá trị gia tăng

GO : Là tổng giá trị sản xuất
IC : Là chi phí trung gian
- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian ( GO/IC ) : Là chỉ
tiêu phản ánh về lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn
vị chi phí trung gian đầu tư sản xuất.
- Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian ( VA/IC ) : Là chỉ
tiêu phản ánh về lượng cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để
đầu tư cho nấm thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.Đây là chỉ tiêu
quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được.
-Giá trị gia tăng /lao động ( VA/LĐ ): là chỉ tiêu phản ánh thu nhập tăng
thêm cho một lao động.
1.1.1.3: Phương pháp xác đinh hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị
trong việc sử dụng trong việc sử dụng nguồn lực vào sản xuất, là phạm trù
kinh tế - xã hội vừa thể hiện tính lý luận sâu sắc, vừa là yêu cầu đặt ra của
thực tiễn xã hộ. Có nhiều phương pháp để xác định hiệu quả kinh tế.
Chúng ta cần xác định chính xác kết quả thu được và chi phí bỏ ra cho quá
trình sản xuất kinh doanh.Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là sản xuất ra sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu xã hội là chủ yếu thì kết quả được sử dụng là tổng
giá trị sản xuất (GO) ,nhưng với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê
mướn nhân công thì kết quả thu được cần phải quan tâm lại là lợi nhuân còn
đối với các nông hộ kết quả quan tâm là thu nhập hoặc thu nhập hỗn hợp.


Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là chi phí cho các yếu tố
đầu vào như đất đai ,tư liệu sản xuất ,lao động ,tiền vốn ,trình độ và công
nghệ.Tùy theo mục đích phân tích và nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính
toán toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí ,tổng chi phí trung gian.
- Phương pháp 1:
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ

ra .Điều đó có ý nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự so sánh về mặt lượng giữa
kết quả và chi phí sản xuất .
Ta có công thức: H = Q/C
Trong đó H : Là hiệu quả kinh tế
Q : Là kết quả thu được
C : Là chi phí bỏ ra
Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực ,xem xét
được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả.Điều này
cho phép chúng ta so sánh hiệu quả ở các quy mô khác nhau. Trên cơ sở đó
người ta đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa
các ngành sản phẩm khác nhau và giữa các thời kỳ khác nhau.
- Phương pháp 2:
Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm và chi phí
tăng thêm, nghĩa là nếu tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu
đơn vị kết quả thu được.
Ta có công thức: H =
Trong đó: H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả tăng thêm


C là chi phí tăng thêm
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả mà một đồng chi phí
đầu tư thêm mang lại. Từ đó khi xác định hiệu quả trong đầu tư thâm canh,
đặc biệt là xác định khối lượng tối đa hóa kết quả sản xuất tổng hợp.
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất nấm rơm của nông
hộ
- Tổng giá trị sản xuất ( GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ
được sáng tạo ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là
một năm.
Trong đó : Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

Pi: Đơn giá sản phẩm
n: Số sản phẩm
-Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất sau khi
trừ đi toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuất kinh doanh.
MI = GO – Cbt
Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp
GO: Tổng giá trị sản xuất
Cbt: Chi phí sản xuất chi trả bằng tiền
-Lợi nhuận kinh tế ròng ( NB): là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp sau
khi trừ đi các khoản chi phí tự có của hộ.
NB = MI - Ch
Trong đó: NB: Lợi nhuận kinh tế ròng
MI: Thu nhập hỗn hợp


Ch: Chi phí tự có của hộ
-Chi phí trung gian ( IC): Là một bộ phận cấu thành của sản xuất bao gồm
những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi
phí trung gian trong sản xuất nông nghiệp bao gồm chi phí vật chất trực tiếp
và chi phí dịch vụ mua hoặc thuê ngoài ( không tính khấu hao).
Chi phí trung gian ( IC) = Chi phí vật chất + Chi phí dịch vụ
-Năng suất: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị diện tích gieo trồng trong một
lứa sản xuất được bao nhiêu nấm. Do đặc điểm sản xuất nấm rơm của các hộ
điều tra được tiến hành trong vòm, một vòm có thể sản xuất được nhiều lứa
nấm nên chúng ta tính đến năng suất là :
N = Q/S
Trong đó: N là năng suất
Q là sản lượng
S là diện tích ( số lứa nấm )
-GO/TC ( Tổng giá trị sản xuất trên tổng chi phí): Là chỉ tiêu phản ánh

hiệu quả sản xuất, cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu được bao
nhiêu đồng giá trị sản xuất.
-GO/IC ( Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị sản xuất): Chỉ tiêu này
cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá
trị sản xuất.
-MI/IC ( Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị sản xuất): Chỉ tiêu này
cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng thu
thập hỗn hợp.
-MI/GO ( Thu nhập hỗn hợp trên tổng giá trị sản xuất) : Chỉ tiêu này


cho biết việc bỏ ra một đồng giá trị sản xuất thu được bao nhiêu đồng thu
nhập hỗn hợp.
-NB/GO ( Lợi nhuận kinh tế ròng trên tổng giá trị sản xuất ): Chỉ tiêu
này cho biết việc bỏ ra một đồng giá trị sản xuất thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận kinh tế ròng.
1.1.3 Đặc điểm sinh học và yêu cầu về điều kiện sinh thái của nấm rơm
1.1.3.1 Đặc điểm sinh học của nấm rơm
Nấm rơm ( còn gọi là nấm rạ, Thảo Cô) có tên khoa học là Volvariella
volvacera, thuộc họ Pluteaceae, bộ Agricales, lớp Hymenomycetes, ngành
nấm thật – Eumycota, giới nấm – Mycota hay Fungi, là loại thực phẩm có
giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm chỉ sau thịt, cá.
Hiện nay có hơn 100 loại nấm rơm thuộc chi Volvariella và được mô tả trên
toàn thế giới. Loài Volvariella volvacera được nuôi trồng rộng rãi hơn cả.
Nấm rơm có nhiều loại khác nhau, có loại màu xám trắng hoặc xám đen.
Kích thước nấm tùy thuộc từng loại. Quá thể nấm rơm gồm các bộ phận:
Bao nấm, cuống nấm và mũ nấm.
Bao gốc dài, lúc đầu còn nhỏ và bao lấy mũ nấm. Khi quá thể trưởng thành,
bao gốc nứt ra, mũ nấm vươn cao lên, để lại bao ở gốc cuống nấm. Phần bao
gốc có chức năng chống tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời , ngăn chặn sự

pha hoại của các loại côn trùng, giữ nước à ngăn chặn sự thoát hơi nước của
các cơ quan bên trong. Do đó vai trò bảo vệ nên thành phần dinh dưỡng của
bao gốc rất ít.
Cuống nấm về bản chất là một bó sợi nấm. Cuống nấm có vai trò là đưa mũ
nấm lên cao để phát tán bào tử đi xa, vận chuyển chất dinh dưỡng để cung
cấp cho mũ nấm. Khi nào tử chín thì vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng


không còn nữa.
Mũ nấm hình nón, mặt nhẵn, màu xám đen ở giữa và nhạt ở mép. Mũ nấm là
hệ sợi tơ đan chéo vào nhau , rất giàu dinh dưỡng và giữ vai trò sinh sản.
1.1.3.2 Nhu cầu dinh dưỡng và yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây nấm
- Dinh dưỡng: Nấm rơm là loại nấm hoại sinh. Nấm rơm sinh trưởng trên
môi trường xenlulose, tốt nhất là trên rơm rạ. Dinh dưỡng cần thiết cho
chúng là hợp chất cacbon, nitơ và muối vô cơ. Những nguyên liệu chứa
nguồn cacbon và nitơ lớn có thể tận dụng để trồng nấm như rơm, rạ, bã mía,
cám trấu, vỏ lạc, than và lõi ngô, bông gòn, phế liệu bông vải,...
- Nhiệt độ: Phạm vi nhiệt độ cho sợi nấm sinh trưởng là 20 -40oC ,Nấm sinh
trưởng tốt ở nhiệt độ 30 -37oC. Tốc độ mọc sợi chậm lại khi nhiệt độ dưới
25oC hoặc trên 40oC và không mọc khi nhiệt độ ở 45oC hoặc thấp hơn
15oC.
-Độ ẩm: Độ ẩm dinh dưỡng cần thiết cho sự mọc của nấm rơm trong khoảng
65 – 70 %, độ ẩm không khí là cần duy trì trong khoảng 80 – 90%.
- Độ chua: Nấm rơm thích hợp với môi trường trung tính đến hơi kiềm, pH
từ 5 – 8 ,nhưng thích hợp nhất là từ 7,3 -7,5. Khả năng thích ứng môi trường
kiềm cao hơn môi trường axit.
- Ánh sáng: Trong giai đoạn nuôi sợi nấm không cần ánh sáng, nếu cường độ
sáng cao có thể sẽ đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm.
Khi hình thành quả thể nấm rơm cần có ánh sáng khuếch tán nhằm kích
thích sự hình thành và phát triển của quả thể.

- Không khí: Nấm rơm sinh trưởng yêu cầu đầy đủ oxy, khí CO 2 vượt quá
1% ức chế hình thành quả thể.
- Thời vụ: Thời vụ trồng nấm rơm tốt nhất ở các tỉnh phía Bắc là từ tháng 4


đến tháng 9 còn lại ở các tỉnh phía Nam co thể trồng quanh năm do thời tiết
ấm hơn.
1.1.4 Giá trị của nấm Rơm
1.1.4.1 Giá trị kinh tế
Về mặt sản xuất trồng nấm có nhiều cái lợi, chẳng hạn như: Nguồn
nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm và dồi dào chủ yếu là các nguồn phế liệu của
nông nghiệp như cỏ dại, rơm rạ, mùn cưa, bông sợi, thân cây, lõi bắp, thân
cây đậu, bã mía….;Vốn đầu tư ban đầu không cao, tuỳ thuộc vào mô hình
sản xuất; Vòng quay vốn nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn, chẳng hạn như
nấm rơm thu hoạch sau 15 này nuôi trồng, sau 2 tháng đã có sản phẩm bán
ra thị trường…Giá trị kinh tế cao:có giá trị xuất khẩu như nấm rơm.Lao
động sản xuất nấm ít, có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi, tận dụng mọi nguồn
lao động;Bã phế liệu sau khi sản xuất nấm là phân bón tốt cho cây trồng.
Về mặt hiệu quả kinh tế có thể nói trồng nấm mang lại siêu lợi nhuận. Theo
tính toán của các chuyên gia, nếu trồng nấm Rơm, thời gian sản xuất 1 tháng,
sử dụng 10 công lao động mỗi tấn rơm, trừ tất cả các chi phí còn lãi 3,7 triệu
đồng/tấn rơm khô,
Hiện nay ở Việt Nam nhiều địa phương đã dựa vào cây nấm để phát triển
nền kinh tế, xoá đói giảm nghèo như ở Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên ....
1.1.4.2 Giá trị dinh dưỡng
Là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2,
PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là
loại quen thuộc, nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm.
Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo,
3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P,



1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP… Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ
thể 31 calorie.
Nấm rơm là loại phổ biến, nhất là các làng quê vì có nhiều rơm, nấm thường
được sử dụng làm thực phẩm. Là loại nấm giàu dinh dưỡng, cứ 100g nấm
rơm khô chứa đạm tới 21 – 37g đạm(đặc biệt thành phần đạm chứa hàm
lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp
được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương), chất béo 2,1 – 4,6g, bột đường
chiếm 9,9g, chất xơ 21g, các yếu tố vi lượng là Ca, Fe, P và các vitamin A,
B1, B2, C, D, PP…
1.1.4.3 Giá trị dược liệu
Nhờ giàu thành phần dinh dưỡng như vậy, nên nó là nguồn sử dụng để chế
biến thành thực phẩm chức năng, làm món ăn thuốc trong việc hỗ trợ trị liệu
nhiều bệnh tật như các chứng rối loạn chuyển hóa, nội tiết như béo phì, rối
loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường, thiếu
máu..
Đông y cũng cho rằng nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích
khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung thư và
làm hạ cholesterol máu. Nên trong những ngày hè oi bức thật sự là những
món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng cho sức khỏe nhờ giàu dinh dưỡng và giàu
dược tính. Chính vậy nấm rơm được sử dụng trị liệu hiệu quả nhiều bệnh
chứng.
1.1.4.4 Giá trị đối với xã hội
+ Giải quyết lao động: Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ nên
nguồn lao động nông nghiệp nhàn rỗi khá nhiều, trong khi đó đời sống nông
dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trồng nấm rơm là hướng giả quyết công ăn
việc làm tại chỗ cho người dân. Người có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi của



mình để: ngâm rơm, ủ rơm, đạp rơm, bỏ meo giống, chất bánh vào vòm,
chăm sóc, hái nấm, thu mua,...Nó tạo thành một chuỗi cung sản phẩm mới
đồng thời mang lại nguồn thu nhập mới cho mỗi tác nhân tham gia trong
chuỗi cung này.
+ Cung cấp nguồn thực phẩm: Đời sống của người dân ngày càng được
nâng cao làm cho nhu cầu về nguồn thực phẩm ngày càng tăng.Nó góp phần
bổ sung vào nguồn thực phẩm làm đa dạng hơn nguồn thực phẩm trong đời
sống con người. Vấn đề thiếu nguồn lương thực,thực phẩm đang là vấn đề
nóng bỏng mà toàn cầu hướng đến.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu: Nấm rơm là nguồn nguyên liệu bổ dưỡng
trong chế biến các món thức ăn chay và thức ăn thường nâng cao sức khỏe
cho người dân.
1.1.4.5 Vai trò trong vấn đề bảo vệ môi trường
Sản xuất nấm có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường,sinh thái.Phần lớn phần rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở địa phương
đều bị đốt ngoài đồng ruộng hoặc bị ném xuống sông hồ gây tắc nghẽn dòng
chảy.Đây là nguồn tài nguyên rất lớn chưa được sử dụng ,nếu đem trồng
nấm không những tạo ra loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao mà phế liệu sau
khi thu hoạch nấm cũng làm phân bón cho lúa ,rau làm tăng năng suất so với
tập quán cũ.
Sản xuất nấm còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái .vì sau khi thu
hoạch sản phẩm chính là nấm còn tạo ra khối lượng phân hữu cơ rất lớn ( từ
nguyên liệu trồng ) góp phần tăng năng suất cây trồng.
1.1.5 Nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nấm rơm
1.1.5.1 các nhân tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh
-Điều kiện khí hậu thời tiết: khí hậu ,thời tiết,thủy văn có ảnh hưởng trực


tiếp đến năng suất của nấm Rơm. Nấm rơm đòi hỏi những giới hạn nhất định
về nhiệt độ ,độ ẩm,ánh sáng...và khả năng chịu đựng những bất lợi về điều

kiện thời tiết.Vì vậy phải không ngừng nghiên cứu điều kiện tự nhiên đưa ra
những giải pháp phù hợp nhất.
-Dịch hại và sâu bệnh: là nhân tố ảnh hưởng và làm tổn hại lớn nhất về năng
suất của nấm.Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng phải tuân thủ những quy
định nghiêm ngặt về vệ sinh ,đảm bảo cho nấm không bị nhiễm bệnh.
-Môi trường :Không khí ,nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và
phát triển của nấm.
1.1.5.2 Nhóm nhân tố điều kiện kinh tế -xã hội
-Dân số :dân số tạo ra nhu cầu lớn và đa dạng các sản phẩm của ngành nấm
ăn đồng thời cung cấp lao động cho quá trình sản xuất nấm ăn.Đây là một
trong những nhân tố kích thích cho ngành nấm ăn không ngừng phát triển,
nâng cao năng suất ,chất lượng của nấm .
-Cơ sở vật chất kĩ thuật :trong sản xuất nấm muốn đạt được năng suất cao
và phẩm chất tốt phải có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại để thực hiện nuôi
trồng theo phương pháp công nghiệp.Hiện nay nước ta vấn đề này chưa thực
hiện được.
-Nguồn nguyên liệu :nguyên liệu sẵn có và cung ứng kịp thời tạo điều kiện
cho sản xuất nấm phát triển ,đặc biệt với vùng nông thôn.
-Hệ thống chính sách của nhà nước :bao gồm chính sách đầu tư của nhà
nước ,chính sách giá cả ,chính sách thuế đều có những ảnh hưởng nhất định
đến quá trình sản xuất nấm.
1.1.5.3 Nhóm nhân tố về tổ chức kĩ thuật
-giống và cơ cấu mùa vụ :trong sản xuất nấm giống là yếu tố kĩ thuật quan


trọng để không ngừng tăng năng suất và sản lượng.Sự tiến bộ trong công tác
giống nấm tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.Mùa vụ
ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm.Vì vậy phải bố trí
thích hợp về thời vụ.
-Kĩ thuật và công nghệ :làm thay đổi bản chất của quá trình sản xuất nấm

truyền thống nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất nấm .
-Quy mô sản xuất :có tác động đến phát triển nấm ,nên phát triển theo chiều
hướng tăng quy mô sản xuất lớn.Trong sản xuất nấm chủ yếu là tằn quy mô
sử dụng nguyên liệu
-Hình thức tổ chức sản xuất:điều đáng quan tâm trong công tác tổ chức là
sản xuất nấm được tiến hành theo phương thức nào ? Hợp tác xa hay hộ
nông dân ,tổ chức kinh tế .Hình thức tổ chức sản xuất phải làm sao tạo sự
chủ động cao nhất cho người nông dân.
-Trình độ người lao động: Phải được nâng cao để thực hiện tốt các biện
pháp kỹ thuật trong quá trình sản xuất nấm ăn.
-Đầu tư chi phí : ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng nấm.
1.1.6 Kỹ thuật trồng nấm rơm
1. Thời vụ trồng nấm rơm
Nấm rơm có thể trồng được quanh năm. Mùa Đông Xuân, giáp Tết Nguyên
đán, có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ ấm và làm mô nấm lớn hơn. Mùa mưa
cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền mô cao để
tránh ngập úng. Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió,
bố trí các mô nấm thẳng góc với hướng gió.
2. Chuẩn bị rơm cho việc trồng nấm


Cách ủ rơm thành đống. Cách này áp dụng được cho cả rơm tươi và khô.
Các bước tiến hành:
Rơm được chất thành đống, chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Khi chất
đống, cứ mỗi lớp rơm cao 20-30cm tưới nước để cho rơm thấm đều và dùng
chân dậm cho dẽ, tiếp tục chất các lớp tiếp theo cho đến khi đống rơm có
chiều cao 1,3-1,5m. Sau đó lấy nylon, rơm khô hoặc lá chuối tủ chung quanh
để giữ ẩm và giữ nhiệt. Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống ủ lên cao
khoảng 60- 70 độ C. Nhiệt độ sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy
một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh

dưỡng, phát triển thuận lợi sau này.
Sau khi ủ rơm từ 10-12 ngày, khi đó đống rơm ủ xẹp xuống, chiều cao
khoảng 0,8-1,0m. Lúc này có thể đem rơm chất ra luống.
Cách xử lý nước vôi trước khi ủ. Cách này được áp dụng cho rơm, rạ đã khô.
Rơm, rạ được nhúng vào nước vôi, pha với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước.
Ngâm rơm vừa đủ ngập. Mục đích diệt nấm tạp, tẩy rửa chất phèn, chất mặn
trong rơm rạ.
Thời gian ngâm trong nước vôi từ 20-30 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước,
chất thành đống với chiều rộng 1,5-2m, chiều dài 4-8m. Cần dậm nhẹ cho
dẽ, lấy nylon, rơm hoặc lá chuối tủ quanh để giữ ẩm và giữ nhiệt.
Thời gian ủ 5-6 ngày: Trong thời gian đầu, sau khi chất đống 2-3 ngày, trở
rơm một lần. Nếu rơm quá ướt, cần giảm bớt dụng cụ đậy bên ngoài. Nếu
rơm bị khô, cần bổ sung thêm nước vôi với tỉ lệ 3 kg vôi cho 100 lít nước,
tưới vừa đủ.
Đến ngày thứ 5-6 kiểm tra lại đống rơm. Rơm đủ ướt, khi vắt vài cọng thấy
có nước nhỏ vài giọt là tốt nhất.


Rơm đã đủ điều kiện để chất nấm phải đạt yêu cầu:
– Rơm rạ mềm hẳn.
– Có màu vàng tươi.
– Có mùi thơm đặc trưng của rơm rạ khi lên men.
3. Chọn meo giống để trồng
Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn
meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và
chất lượng nấm tốt.
Tiêu chuẩn bịch meo tốt: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi
tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo.
(Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những
hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt). Một bịch meo giống nặng trung bình

120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 45m.
Chú ý khi chọn meo giống: Không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu,
đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy
bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.
4. Xếp mô & rắc meo giống
Lấy rơm trong đống đã ủ: Dỡ bỏ lớp rơm ngoài mặt đống ủ.Lấy rơm đã ủ
bên trong mang đi xếp mô trồng nấm, cố gắng xếp hết trong ngày phần rơm
đã dỡ lớp đậy khi ủ.
Chất mô nấm
Cách 1: Rãi một lớp rơm đã ủ lên mặt liếp, tiếp đó tưới nước. Dùng tay đè dẽ
dặt sao cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, chiều cao 20cm. Rãi


meo giống dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm. Tiếp tục lặp lại thao
tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu ủ ba lớp thì phía trên không rãi men
giống, chỉ rãi rơm khô dầy 4-5 cm. Tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho
mô láng, gọn. Vuốt mô không gọn, mặt ngoài mô không láng khi thu hoạch
nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, làm giảm năng suất.
Cách 2: Rơm sau khi ủ chín được cuốn thành từng bó, đường kính 15-20cm,
chiều dài từ 45-50cm, xếp dẽ dặt từng lớp. Sau mỗi lớp rơm, rãi meo dọc hai
bên luống, cách mép luống 5-7cm, tiếp tục xếp như trên cho lớp rơm thứ 2,
thứ 3… Nếu chỉ ủ ba lớp thì phía trên chỉ rãi rơm khô dầy 4-5cm, tưới nước
đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng, gọn.
Lưu ý: Tùy theo mùa, thay đổi độ dầy khi đậy mô cho thích hợp. Mùa nắng:
Tủ rơm mỏng để thoát nhiệt. Mùa mưa, mùa lạnh: Tủ rơm dầy để giữ nhiệt
và chống thấm nước.
5. Chăm sóc và thu hoạch nấm rơm
Chăm sóc mô nấm
Đối với nấm rơm, không cần dùng phân bón gì thêm. Vì rơm rạ khi phân
hủy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây nấm phát triển.

Theo dõi nhiệt độ và ẩm độ là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất.
Ẩm độ là yếu tố hàng đầu, vì ẩm độ giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi
từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu ẩm độ dư, thừa nước: Nhiệt độ sẽ
giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu độ ẩm thiếu, mô bị khô nhiệt độ tăng.
Giữ ẩm độ thích hợp: Khi kiểm tra mô nấm, rút một nắm (khoảng 15-20
cọng) rơm ở giữa luống, bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay
là vừa.


Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới nước. Nếu thấy nước chảy
qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ
áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo
mô.
Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm,
thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô
nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu
chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng
rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt.
Khi kiểm tra mô nấm thấy nhiệt độ giảm, mô bị lạnh: Ngưng tưới nước, dỡ
bớt áo mô, mái che nắng… để giúp mô hấp thu được nhiều nắng. Nếu là mùa
mưa, cần dùng nylon, màng phủ nông nghiệp (đậy phía đen lên trên) để mô
nấm giữ nhiệt, tăng nhiệt độ bên trong.
Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy
trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn lan ra ngoài,
không tạo được nấm.
Thu hái nấm rơm
Sau khi ủ rơm 10-14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tùy loại
meo và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2
và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm ( 25-30 ngày).
Thời điểm hái nấm: Thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần thứ 1 vào sáng sớm trước 6

giờ. Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.
Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái: Nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây
dính vào nhau. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu.
Cách hái, xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm


trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau
khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại.
Thời gian thu hoạch nấm thường 7-10 ngày. Năng suất trung bình 1,5kg nấm
tươi trên 1m liếp nấm.
Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn để ngày hôm
sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-15 độ C.

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1Tổng quan về nghề trồng nấm trên thế giới và châu Á
Ngành sản xuất nấm dã hình thành và phát triển trên thế giới hàng trăm năm
nay.chính nhờ những giá trị về mặt dinh dưỡng và về mặt dược liệu mà nghề
trồng nấm đang ngày càng phát triển trên thế giới.
Ngày nay, đã phát hiện trên 2.000 loài nấm, trong đó có khoảng 80 loài có
thể ăn được và nuôi trồng thành công như nấm mỡ, nấm bào ngư, nấm rơm,
nấm mộc nhĩ, nấm kim châm, nấm đùi gà…, và nấm sử dụng trong lĩnh vực
dược liệu như nấm linh chi, nấm phục linh, nấm vân chi, nấm đầu khỉ….
Việc nghiên cứu nấm ăn ,nấm dược liệu cũng như công nghệ chế biến và bảo
quản nấm trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ.Nó đã trở thành một
ngành công nghiệp thực sự mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế xã hội
cho các nước trên thế giới.
Các nước trên thế giới hiện nay đang tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm
Mỡ ,nấm Hương ,nấm Sò, nấm Rơm là chủ yếu.Khu vực Bắc Mĩ và châu Âu
trồng theo phương pháp công nghiệp.Những nước đứng đầu về sản xuất nấm
như Mỹ ,Pháp .Hà Lan ,Anh ...Những nhà máy sản xuất nấm Rơm có công

suất từ 200-1000 tấn /năm được cơ giới hóa cao từ khâu xử lí đến thu hái chế


biến đều do máy móc thực hiện.
Khu vực châu Á bao gồm Nhật Bản ,Đài Loan ,Hàn Quốc ,Trung
Quốc.Triển khai sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa và nhỏ.
Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đã áp dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp
hoá nghề nấm nên đã đạt mức tăng trưởng gấp hàng trăm lần trong vòng 10
năm qua.
Hàn Quốc nổi tiếng với nấm linh chi, mỗi năm xuất khẩu thu về hàng trăm
triệu USD. Trung Quốc có nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu nấm lớn, là
đầu tàu để phát triển nghề trồng nấm mỗi năm đem lại hàng tỷ USD từ xuất
khẩu. Sản lượng nấm Mỡ ,nấm Hương của Trung Quốc luôn đứng đầu thế
giới.
1.2.2 Tình hình về sản xuất nấm ở Việt Nam
Kể từ năm 1990, ở Việt Nam sản xuất nấm được xem là ngành mang lại hiệu

quả kinh tế cao thu hút sự tham gia của nhiều bà con nông dân. Các loài nấm
chính được sản xuất tại các trang trại nấm ở miền Nam là nấm Sò và nấm
rơm, còn ở miền Bắc bao gồm các loài nấm như nấm hương, nấm tai mèo,
nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) - một loài nấm được dùng làm thuốc và
nấm Hương (Lentinus edodes). Trong những năm qua, sản xuất nấm hàng
năm đạt 150.000 tấn nấm tươi.
Các vùng sản xuất nấm chính ở Việt Nam là Nam Định, Ninh Bình, Thái
Bình, Hưng Yên và Hà Nam (vùng đồng bằng sông Hồng có số lượng lớn
nấm Hương), Đồng Tháp, Tây Ninh và Sóc Trăng có quy mô lớn về sản xuất
nấm Rơm. Vùng sản xuất nấm Tai Mèo chính là Long Khánh, tỉnh Đồng
Nai. Khoảng 60% số lượng nấm được bán cho thị trường trong nước chủ yếu
là sản phẩm nấm tươi, 40% còn lại được xuất khẩu sang thị trường nước
ngoài với giá trị hàng năm đạt 40 triệu USD. Các sản phẩm nấm xuất khẩu



chủ yếu được đóng hộp và xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường các
nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ý.
Định hướng và chiến lược của Việt Nam đối với ngành hàng nấm đến năm
2010 là tận dụng 10% rơm rạ từ việc sản xuất lúa, mùn cưa từ chế biến gỗ và
các bã mía (khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu thô) để sản xuất nấm với chỉ tiêu
đạt 1 triệu tấn nấm tươi ( trong đó 50 % cho tiêu thụ trong nước ,50 % cho
xuất khẩu )
Hiện nay, Việt Nam đang nuôi trồng 6 loại nấm phổ biến, phân bố ở các địa
phương như sau:
– Nấm rơm trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp,
SócTrăng, Trà Vinh, Cần Thơ…) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước.
– Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ chiếm 50% sản
lượng mộc nhĩ trong toàn quốc.
– Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Bắc,
– Nấm dược liệu: Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ… mới được nuôi trồng ở một
số tỉnh, thành phố.
-Một số loại nấm khác như: Trân châu, Kim châm… đang nghiên cứu và sản
xuất thử nghiệm, sản lượng chưa đáng kể. Nghề trồng nấm ở Việt Nam đang
phát triển nhưng còn ở quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, trang trại, mỗi năm sử
dụng vài tấn nguyên liệu có sẵn tới vài trăm tấn ở mỗi cơ sở để sản xuất
nấm. Tiềm năng và những điều kiện thuận lợi của nghề trồng nấm ăn và nấm
dược liệu rất phù hợp với người nông dân nước ta.
1.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm Rơm ở Huế


Hiện nay trong số 10 loại nấm được sản xuất rộng rãi ở tỉnh thì nấm rơm
được trồng nhiều nhất .nấm Rơm được dùng như một thực phẩm tươi giàu
dinh dưỡng.

Mặc dù chi phí sản xuất và giá bán tương đối cao so với các loại rau khác
nhưng nó vẫn được sử dụng tương đối rộng rãi.
Ngoài các hộ gia đình những khách hàng thường xuyên mua nấm Rơm là
các khách sạn ,nhà hàng phục vụ các món ăn đặc sản.Nấm Rơm được chế
biến thành nhiều món ăn ngon và có thể chế biến kết hợp với nhiều loại thực
phẩm khác như tôm ,cá ,thịt...Mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Nghề trồng nấm ở Thừa Thiên huế phát triển từ những năm 90 của thế kỉ 20
song quy mô nhỏ lẻ và mang tính tự phát .Hiện nay trên địa bàn tỉnh ở hầu
hết các huyện đều có hộ trồng nấm.Nấm phổ biến ở các huyện như Phú
Vang, Quảng Điền ,Hương Trà ,Hương Thủy ...Nhu cầu về nấm trong tỉnh
và cả nước ngày càng tăng.Hiện nay Thiên Thiên Huế đã có sự quan tâm cho
nghề nuôi trồng nấm .Thị trường tiêu thụ nấm Rơm ở Thừa Thiên Huế là rất
lớn ,số đông người dân theo đạo Phật do đó lượng tiêu thụ nấm cao.
Ngày 13/01/2013 UBND tỉnh đã có quyết định 53/QĐ-UB về việc ban hành
quy định “Một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế “.Đây sẽ là cơ hội cho các làng nghề truyền
thống nói chung và nghề trồng nấm nói riêng phát triển hơn.
1.2.4 Tình hình sản xuất nấm Rơm tại huyện Phú Vang
Huyện Phú Vang là vùng trọng điểm lúa của cả tỉnh diện tích lúa hàng năm
trên 10000 ha.trong những năm qua huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây
trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển ngành nghề để tăng
thu nhập cho nông dân.
Nấm rơm là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thực phẩm sạch
việc sản xuất nấm Rơm còn tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa


×