Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh quảng bình (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.36 KB, 123 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô trường Đại học kinh tế
Huế, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em,
đó chính là những nền tảng cơ bản, là những hành trang vô cùng quý giá, là bước đầu
cho em bước vào sự nghiệp sau này trong tương lai. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến Thầy giáo, Tiến Sĩ Trương Tấn Quân đã tận tình quan tâm giúp đỡ em
trong bốn tháng qua, giải đáp những thắc mắc của em trong quá trình thực tập. Nhờ đó
em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Trưởng phòng và
các anh chị trong Phòng Kinh Tế Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Quảng Bình đã tạo cơ hội
cho em có thể tìm hiểu rõ về môi trường làm việc thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà
trường em chưa được biết. Em xin chân thành cảm ơn chị Nguyễn Thuý Hằng –
chuyên viên phòng Kinh tế dù chị rất bận rộn với công việc nhưng vẫn dành thời gian
chỉ bảo, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể tìm hiểu, thu thập thông
tin phục vụ cho bài khoá luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập và làm bài vì chưa có kinh nghiệm thực tế chỉ dựa vào
lý thuyết đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên bài khoá luận không tránh khỏi những
sai sót. Kính mong nhận được sự nhận xét, góp ý của Quý Thầy, Cô cũng như Chú,
các anh chị trong Phòng Kinh Tế Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Quảng Bình để kiến thức
của em ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng
vào thực tiễn một cách hiệu quả.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Mai Văn Hoài

1



SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

MỤC LỤC

Contents

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VĐT: Vốn đầu tư
UBND: Uỷ ban nhân dân
KCN: Khu công nghiệp
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
DV: Dịch vụ
XD: Xây dựng
CN: Công nghiệp
NLTS: Nông lâm thuỷ sản
LĐ: Lao động
PP: phân phối

2

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

3

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Qua đề tài “Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp
tỉnh Quảng Bình” :
Mục tiêu nghiên cứu:
Xem xét tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh Quảng
Bình trong những năm qua. Đánh giá hiệu quả, những hạn chế khó khăn trong việc thu
hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm
thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của tỉnh trong những năm tiếp theo.
Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu:
Thông qua các tạp chí, sách báo, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo tình

hình thực hiện…. liên quan đến nội dung vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu
-

Phương pháp điều tra, phỏng vấn

-

Phương pháp nghiên cứu thực tế hiện trường

-

Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Kết quả nghiên cứu đạt được:
Thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015
được thực hiện vào 3 ngành chính: khai khoáng,chế biến chế tạo, Sản xuất và phân
phối điện,nước,khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí. Cùng với đó là sự
phát triển của các khu Công nghiệp đã đem lại hiệu quả lớn cho quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Tuy
nhiên trong quá trình thu hút vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Các cơ
quan, doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện một số giải pháp khắc phục những khó
khăn, hạn chế để tăng khả năng thu hút và sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn trong
những năm tiếp theo.

4

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

4



Khóa luận tốt nghiệp

5

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

Vốn đầu tư đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược thúc đẩy và phát triển
kinh tế - xã hội, song việc vốn được tạo từ đâu và bằng cách nào phụ thuộc rất lớn vào
chính sách của mỗi tỉnh/thành phố. Trong những năm qua, Việt Nam đã mở rộng cửa
đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành kinh
tế; phạm vi cấm và hạn chế đầu tư đối với nước ngoài không nhiều. Nhà nước đã
khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án
trên toàn lãnh thổ, kể cả ở thành thị, nông thôn và miền núi với những ưu đãi đặc biệt
cho các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội không thuận lợi.
Đặc biệt để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành công
nghiệp của mỗi quốc gia cần được đầu tư và chú trọng hơn nên đòi hỏi nguồn vốn đầu

tư lớn. Do đó, việc huy động vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trở thành nhiệm vụ
hàng đầu của mỗi quốc gia. Điểm mạnh của phát triển công nghiệp là thu hút nhiều
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu khoa
học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến; tạo thêm nhiều việc làm,góp phần xoá đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế và tri thức cho người dân, từ đó thúc đẩy quá
trình CNH, HĐH đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Quảng Bình là tỉnh có nhiều lợi thế với vị trí địa lý và nguồn tài nguyên phong
phú. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc thu hút vốn đầu tư vào ngành công
nghiệp của tỉnh chưa đạt hiêu quả cao, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào
ngành Công nghiệp Tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015” làm đề tài nghiên cứu
khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình thu hút VĐT vào ngành CN tỉnh Quảng
Bình trong giai đoạn 2011-2015 đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút
vốn đầu tư, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao khả năng thu hút VĐT vào ngành
-

CN của tỉnh Quảng Bình.
Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư đối với
ngành công nghiệp.
6

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

6



Khóa luận tốt nghiệp

+

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng

Bình trong những năm qua.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh
trong những năm tiếp theo được hiệu quả hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu đánh giá:
- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu từ các báo cáo của cơ quan chính quyền
và các bộ phận liên quan.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các năm để rút
ra sự thay đổi về mặt kinh tế qua các năm.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
- Phương pháp điều tra chọn mẫu: Lấy ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Vốn đầu tư của các dự án vào các ngành công nghiệp và KCN.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Phạm vi thời gian
Thời gian nghiên cứu của đề tài từ năm 2011-2015
4.2.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình trong đó bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp

và các khu công nghiệp.
5. Kết cấu luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào ngành công
nghiệp tỉnh Quảng Bình
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Quảng
Bình
Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp
tỉnh Quảng Bình.

7

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH.
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Vốn đầu tư
1.1.1.1
Khái niệm vốn đầu tư

Từ trước đến nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về vốn, mỗi quan điểm đều

có cách tiếp cận riêng. Nhưng có thể nói với thực chất chính là biểu hiện bằng tiền, là
giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Vốn là biểu hiện bàng tiền của tất cả các
nguồn lực đã bỏ ra để đầu tư. Nguồn lực có thể là của cải vật chất tài nguyên thiên
nhiên là sức lao động và tất cả các tài sản vật chất khác. Trong nền kinh tế thị trường,
vốn được quan niệm là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu trong các quá trình sản xuất tiếp
theo của doanh nghiệp. Như vậy, vốn là yếu tố không thể thiếu của hoạt động sản xuất
kinh doanh, là điều kiện đầu tiên để tiến đến hoạt động kinh doanh.
Theo luật đầu tư được Quốc Hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 thì “ Vốn
đầu tư là tiền là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đẩu tư
theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiêp” [14, tr.2]
1.1.1.2
Đặc điểm của vốn đầu tư

8

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

Thứ nhất, vốn là đại diện cho một lượng giá trị tài sản, có nghĩa vốn là biểu hiện
bằng giá trị của các tài sản hữu hình và vô hình như: nhà xưởng, đất đai, máy móc,
thiết bị, chất xám, thông tin,… Một lượng tiền phát hành đã thoát lý giá trị thực của
hàng hoá để đưa vào đầu tư, những khoản nợ không có khả năng thanh toán thì không
được coi là vốn.
Thứ hai, vốn luôn vận động để sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền

chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì đồng tiền đó phải được đưa vào
hoạt động kinh doanh nhằm kiếm lời. Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay
đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn
phải là giá trị- là tiền. Đồng vốn phải quay về xuất phát với giá trị lớn hơn- đó là
nguyên lý đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn. Do vậy khi đồng vốn bị ứ đọng, tài sản cố
định không được sử dụng, tài nguyên, sức lao động không được dùng đến và nảy sinh
các khoản nợ khó đòi… là đồng vốn “chết”. Mặt khác, tiền có vận động nhưng bị phân
tán quay về nơi xuất phát với giá trị thấp hơn thì đồng vốn cũng không được đảm bảo,
chu kỳ vận động tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng.
Thứ ba, vốn không tách rời chủ sở hữu trong quá trình vận động, mỗi đồng vốn
phải gắn với một chủ sở hữu nhất định. Nếu đồng vốn không rõ ràng về chủ sở hữu sẽ
có chi phí lớn và không hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường, chỉ có xác định rõ chủ
sở hữu thì đồng vốn mới được sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao. Cần phải phân biệt
giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn, đó là hai quyền khác nhau. Tuy nhiên, tuỳ
theo hình thức đầu tư mà người có quyền sở hữu và quyền sử dụng là đồng nhất hoặc
riêng rẽ. Và dù trong trường hợp nào, người sở hữu vốn vẫn được ưu tiên đảm bảo
quyền lợi và được tôn trong quyền sở hữu của mình. Đây là một nguyên tắc để huy
động và quản lý vốn.
Thứ tư, phải xem xét về yếu tố thời gian của đồng vốn, điều này có nghĩa là vốn
có giá trị về mặt thời gian. Trong điều kiện cơ chế thị trường, phải xem xét yếu tố thời
gian vì ảnh hưởng sự biến động của giá cả, lạm phát nên giá trị của đồng tiền ở mỗi
thời kỳ là khác nhau.
Thứ năm, vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể
phát huy được tác dụng. Doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn của mình
9

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

9



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

mà còn phải tìm cách thu hút nguồn vốn từ bên ngoài như phát hành cổ phiếu, liên
doanh liên kết với các doanh nghiệp khác. Nhờ vậy vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên
và được gom thành món lớn.
Thứ sáu, vốn được quan niệm là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường. Nhưng người có vốn có thể cho vay và những người cần vốn sẽ đi vay, có
nghĩa là mua quyền sử dụng vốn của người có quyền sở hữu vốn. Khi đó quyền sở hữu
vốn không di chuyển nhượng qua sự vay nợ. Người vay phải trả một tỷ lệ lãi suất hay
chính là giá của quyền sử dụng vốn, vốn khi bán đi sẽ không mất quyền sở hữu mà chỉ
mất quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Việc mua này diễn ra trên thị trường
tài chính, giá mua bán tuân theo quan hệ cung- cầu vốn trên thị trường.
Thứ bảy, vốn không chỉ được biểu biện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà
nó còn biểu hiện giá trị của những tài sản vô hình như nhãn hiệu, bản quyền, phát
minh sáng chế, bí quyết công nghệ, vị trí địa lý kinh doanh… Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì những tài sản vô hình
ngày càng phong phú và đa dạng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp. Do vậy, tất cả các tài sản này phải được lượng hoá để quy
về giá trị. Việc xác định chính xá giá trị của các tài sản nói chung và các tài sản vô
hình nói riêng là rất cần thiết khi góp vốn đầu tư liên doanh, khi đánh giá doanh
nghiệp, khi xác định giá trị để phát hành cổ phiếu. Những đặc trưng trên cho thấy rằng
vốn kinh doanh được sử dụng cho sản xuất kinh doanh tức là mục đích tích luỹ chứ
không phải là mục đích tiêu dùng như một số quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh được ứng ra trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh được bắt đầu.
Và sau một chu kỳ hoạt động vốn kinh doanh phải được thu về để sử dụng cho các chu
kỳ hoạt động tiếp theo.
Muốn có vốn thì phải có tiền, nhưng có tiền cũng chưa phải là có vốn, tiền được

coi là vốn khi có những điều kiện sau:
– Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá nhất định, nói cách khác tiền phải
đảm bảo bằng một lượng hàng hoá có thực.

10

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

– Tiền phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định thì mới đủ sức để đầu
tư cho một dự án kinh doanh nào đó dù là nhỏ nhất. Nếu tiền nằm rải rác khắp nơi,
không được thu gom thành khoản thì cũng không làm được việc gì.
– Khi đã đủ về lượng, tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lợi.
Ngoài ra, riêng đối với loại vốn đặc biệt- sức lao động, yếu tố cơ bản quan trọng
nhất trong các loại vốn,còn có những đặc điểm riêng:
– Là nguồn duy nhất sáng tạo ra giá trị mới
– Vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý.
– Khả năng làm việc tiềm ẩn trong mỗi người phụ thuộc vào tình cảm, môi
trường làm việc xung quanh… và chỉ biểu hiện khi tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh.
Như vậy, ta thấy rằng phạm trù vốn cần phải được nhận thức cho phù hợp và
thấu đáo. Đó là cơ sở cho việc hoạch định chính sách và cơ chế, nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn cho các doanh nghiệp.
1.1.1.3 Phân loại nguồn vốn đầu tư


Nguồn vốn đầu tư cho phát triển của xã hội được hình thành trên cơ sở động viên
nguồn lực trong nước và ngoài nước, thông qua các công cụ chính sách,cơ chế, luật
pháp.
Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn
tín dụng ( tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư
của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nhà nước gồm có: đầu
tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay, viện trợ và các nguồn vốn khác.
a. Nguồn vốn trong nước

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước:

+ NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán, đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
+ Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn
vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự
tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể
11

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân


phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:
+ Vốn tính dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức chuyển từ
phương thức cấp phát vốn ngân sách (phương thức “xin – cho”) sang phương thức tín
dụng với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp (phương thức “vay – trả”).
+ Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể
việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng
nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đàu tư là người vay
vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách
sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
Được xác định là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà
nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng
đánh giá một cách công bằng thì khu vực thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham
gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
nhiều thành phần.Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả
hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh
nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư


của toàn xã hội.
Nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân:
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ

của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế
ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà còn được huy động
triệt để.
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư
có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ truyền thống. Nhìn
tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng
vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động
12

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu
của các hộ gia đình. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
- Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp
thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp).
+ Tập quán tiêu dùng của dân cư.
+ Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các
khoản đóng góp với xã hội.
Thị trường vốn trong nước



Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các

nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn
cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường
vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn
tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp,
các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một
nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một
phương thức huy động nào có thể làm được.
b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng
lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu
chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc
gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển
đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan
tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu
và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển
vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau:
- Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance). Nguồn
này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và
các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;
- Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài
13

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

13


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: T.S Trương Tấn Quân

- Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Viện trợ phát triển chính thức (ODA):



Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài
cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ
khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều
kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có
yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.
Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các
điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển
giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi
ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp
nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có
hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật
thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính nguyên
tắc.
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):



+ FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước
khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài
đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
+ Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước
ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận.

Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích
đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo
toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành
nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần
nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công
nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận
đầu tư .
Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế :



14

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

+ Điều kiện ưu đẫi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn
ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về
chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối
khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ
đối với các nước nghèo.
+ Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong
kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng
lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử

dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của
nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng
nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu
của nước đi vay là sáng sủa.
Thị trường vốn quốc tế:



+ Thị trường vốn quốc tế được biểu hiện bằng sự phát triển của thị trường chứng
khoán.
+ Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn
quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn vốn cho
mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu, tạo sự đa
dạng về nguồn vốn.
+ Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có thị trường chứng khoán để huy
động vốn đầu tư từ nước ngoài hay thông qua thị trường này Chính phủ các nước đang
phát triển có thể phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế để huy động lượng
vốn lớn tập trung cho phát triển kinh tế.
1.1.2 Lý luận chung về ngành công nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm ngành công nghiệp

Công nghiệp, là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật
chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt
động kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ
trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.

15

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT


15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

Một nghĩa rất phổ thông khác của công nghiệp là "hoạt động kinh tế quy mô lớn,
sản phẩm (có thể là phi vật thể) tạo ra trở thành hàng hóa". Theo nghĩa này, những
hoạt động kinh tế chuyên sâu khi đạt được một quy mô nhất định sẽ trở thành một
ngành công nghiệp, ngành kinh tế như: công nghiệp phần mềm máy tính, công nghiệp
điện ảnh, công nghiệp giải trí, công nghiệp thời trang, công nghiệp báo chí, v.v..
1.1.2.2

Phân loại công nghiệp
“Theo quyết định số 486 – TCTK/CN về ban hành bản quy định việc phân ngành
cụ thể trong công nghiệp và bảng mục lục ngành nghề cụ thể trong công nghiệp” có
thể chia Công nghiệp thành 3 nhóm ngành: Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế

-

biến, chế tạo và công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt.
Công nghiệp khai khoáng là ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên phục
vụ cho sản xuất và

đời sống. Công nghiệp khai khoáng bao gồm:

+ Khai thác năng lượng: dầu mỏ, khí đốt, than…
+ Khai thác quặng kim loại: Sắt, đồng, kẽm, bô-xít…
+ Khai thác quặng hoá học: uranium, thori…

+ Khai thác vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi…
Ngành công nghiệp khai khoáng là cơ sở sản xuất nguyên liệu chủ yếu cho ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo.
-

Công nghiệp chế biến, chế tạo chuyên chế biến những sản phẩm của công nghiệp khai
thác và sản phẩm của nông nghiệp. Ngoài ra công nghiệp chế biến còn bao gồm cả
việc sửa chữa máy móc thiết bị và sửa chữa vật phẩm tiêu dùng. Ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo bao gồm:
+ Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất gồm cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật điện, điện
tử. Đây là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng vì nó cung cấp tư liệu sản xuất cho
toàn bộ nền kinh tế, trang bị cơ sở vật chất cho tất cả các ngành.
+

Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động gồm hoá chất, hoá dầu, luyện kim,

vật liệu xây dựng. Sản phẩm ngành này tiếp tục được cung cấp các yếu tố đầu vào cho
các ngành khác. Cung cấp phân bón hoá học, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp, cung cấp
vật liệu xây dựng cho ngành xây dựng.
+

Công nghiệp sản xuất vật phẩm tiêu dùng như dệt may,chế biến thực phẩm

đồ uống, chế biến gỗ- giấy, chế biến thuỷ tinh - sành sứ …
16

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

16



Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt: cung cấp đầu vào cho sản
xuất và phục vụ đời sống người dân. Mọi hoạt động diễn ra hàng ngày đều phụ thuộc
rất lớn vào sự phát triển của ngành này.
1.1.2.3 Đặc điểm của ngành công nghiệp
Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất
định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm
- Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao
động và giai đoạn chế biến. Sở dĩ sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn là vì đối
tượng lao động của công nghiệp là các khoáng sản nằm sâu trong lòng đất, các thuỷ
sản nằm ở lòng đại dương nên phải khai thác nguyên liệu rồi mới chế biến.
- Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ. Tính chất tập trung thể
hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm.
- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề phức tạp, được phân công tỉ

1.1.3

mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Vai trò của vốn đầu tư đối với ngành công nghiệp
Vốn đầu tư là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng và phát triển ở mọi quốc gia.
Riêng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, để đạt được tốc độ tăng trưởng
cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn lớn. Vai trò đó được thể hiện qua một
số tác động chính của vốn đầu tư với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như

sự phát triển công nghiệp nói riêng.

1.1.3.1 Vốn đầu tư giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc
dân.
Tất cả các nước đang và kém phát triển do tích luỹ nội bộ thấp, muốn phát triển
kinh tế của quốc gia mình đều phải có chính sách thu hút, huy động vốn đầu tư ở trong
và ngoài nước. Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, thì nhu cầu về vốn đầu tư
không ngừng tăng lên. Thực tế cho thấy, khi tăng trưởng kinh tế càng cao thường gắn
với tỷ lệ đầu tư càng lớn. Nhờ có vốn đầu tư mà nhà nước cũng như doanh nghiệp có
điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện
khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh mẽ.
Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn đầu tư là một yếu tố đặc biệt
quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những quốc gia này luôn rơi vào tình trạng thiếu
vốn đầu tư, lạc hậu về công nghệ và trình độ quản lý. Khi nghiên cứu nền kinh tế của
17

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

17


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

các nước đang phát triển và kém phát triển, Paul A.Samuelson đã ví hoạt động sản
xuất và đầu tư của những nước này như là một vòng nghèo đói luẩn quẩn: thu nhập
thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp; tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở quá trình phát
triển của vốn và làm cho tỷ lệ tích luỹ vốn thấp, không đủ vốn cho đầu tư; vốn đầu tư
không đủ cho nhu cầu sản xuất sẽ làm cho năng lực sản xuất giảm, năng suất của nền
kinh tế thấp; điều này dẫn đến kết quả là thu nhập bình quân thấp và lại quay trở về
chu kỳ ban đầu.

Để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó, các nước đang phát triển tạo ra “ một bước đột
phá” để phá vỡ mắt xích của nó, để rồi phá vỡ các mắt xích còn lại. Một trong những
khâu của vòng luẩn quẩn đó chính là vốn dành cho đầu tư phát triển. Biện pháp hữu
hiệu nhất có thể coi là bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn là tăng vốn đầu tư cho
nền kinh tế; thu hút và huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển
nền kinh tế, tạo ra tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập tăng lên.
1.1.3.2 Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo ra những “cú hích” cho sự phát triển.
Một thực tế cho thấy hầu hết các dự án đều chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ. Chỉ có một số ít dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì
vậy ở nước ta vốn đầu tư phát triển là một trong những yếu tố góp phần quan trọng
thúc đầy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước đề ra. Trước đây, nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào sản xuất
nông nghiệp, năng suất lao động thấp, giá trị thặng dư ít, nên đời sống của người lao
động gặp nhiều khó khăn. Dưới sự lãnh đạo sang suốt của Đảng trong công cuộc đổi
mới nền kinh tế, đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ một nước nông nghiệp là chủ
yếu để trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
Trong từng ngành kinh tế, nhờ có vốn đầu tư mà đã có những chuyển dịch tích
cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả và gắn với sản
xuất thị trường. Cơ cấu kinh tế vùng cũng đã có những bước điều chỉnh theo hướng
phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công

18

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

18



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

nghiệp, khu kinh tế và vùng sản xuất chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi đang phát
triển nhanh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.
1.1.3.3 Vốn đầu tư thúc đẩy đầu tư mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuât, nâng cao chất
lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hoá doanh nghiệp
Nếu đứng trên gốc đọ của một doanh nghiệp, thì vốn đầu tư là điều kiện cực kỳ
quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị,
công nghệ sản xuất. Nhờ có vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể nghiên cứu sản xuất ra
hoặc mua được những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện
đại. Từ đó, giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để dần dần từng bước hoàn thiện và
hiện đại hoá doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, chỉ những doanh nghiệp nào
biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ, luôn đón nhận các thành tựu
nghiên cứu khoa học mới, thì doanh nghiệp đó sẽ thành công trong kinh doanh.
Mặt khác, nhờ có máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại mà doanh
nghiệp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là các chi phí gián tiếp
và hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản
phẩm và tăng dần hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm thay cho hàm lượng vật
chất trước đây, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có chất lượng cao hơn,
nhưng giá bán lại có thể thấp hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh
nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính nhờ có vốn đầu tư phát triển mà
doanh nghiệp nâng được vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
1.1.3.4 Vốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới và nâng

cao thu nhập cho người lao động
Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động không nhỏ đến tốc
độ tăng trưởng của một quốc gia. Vì vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng lao động hiện

nay là một vấn đề được nhiều nước quan tâm. Do tình hình thực tế cần thiết phải tuyển
dụng lao động ở các địa phương, đồng thời chi phí thuê lao động nước ngoài thường
cao hơn so với lao động trong nước, các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo lao động
địa phương, lao động trong nước để họ có thể sử dụng thành thạo những máy móc
thiết bị. Việc đào tạo lao động không chỉ dừng lại đối với những người sản xuất trực
tiếp, mà còn đào tạo cả kỹ năng, trình độ cho cán bộ làm công tác quản lý.
Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, chất lượng và trình độ lao động của các nước
là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư
19

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

19


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

nước ngoài tiến hành đầu tư ở những nước này. Bởi các nhà đầu tư luôn mong muốn
đầu tư vào những nước có nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao, giá thành rẻ để
có thể tiết kiệm một phần chi phí đào tạo.
Vốn đầu tư góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư trong nước phát triển. Thực
tế cho thấy, với sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra
áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh
nghiệp này phải đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, để tìm
kiếm lợi nhuận và đứng vững trên thương trường. Điều này không chỉ có lợi đối với
người tiêu dùng mà còn tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả các nguồn lược của đất
nước trong đó có các yếu tố như tài nguyên, lao động…
Vốn đầu tư giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hội như thất

nghiệp, lạm phát, cải thiện môi trường sống của xã hội. Vốn đầu tư phát triển tạo thêm
nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới, hình thành các đại lý, dịch vụ cung cấp hàng hoá
và tiêu thụ sản phẩm nên góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra việc làm cho người lao
1.1.4

động
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp
Trên cơ sở tiếp cận, phân tích và tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu của các nước
trên thế giới về các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp
một địa phương, có 7 nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực công
nghiệp :
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Khi quyết định đầu tư vào một vùng nào đó thì vị trí địa lý là một trong những

1.1.4.1

yếu tố quan trọng. Một vùng có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển …
mới có thể trở thành bàn đạp để những nước đi đầu tư thực hiện mục đích của mình.
Vì vậy nó có ý nghĩa như một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Cũng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng nhận đầu tư cũng trở thành
một lợi thế so sánh nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Điều kiện tự nhiên có thể là các
điều kiện về khoáng sản, đất, rừng, nước, khí hậu hay không gian của nước nhận đầu
tư. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố đầu vào mà còn quyết định
tính chất đầu ra
Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội
Các nhà đầu tư thường coi yếu tố chính trị là yếu tố hàng đầu để xem xét có nên
1.1.4.2

đầu tư vào vùng này hay không. Nền chính trị có ổn định thì mới khuyến khích thu hút
20


SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

20


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

vốn đầu tư còn nếu có sự bất ổn nào trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội cũng
đều gây tác động không nhỏ đến nhà đầu tư.
Sự ổn định về môi trường chính trị - kinh tế - xã hội như là một điều kiện tất
yếu để phát triển kinh tế, từ đó thu hút đầu tư trong và ngoài nước lại để phát triển
kinh tế. Do đó nền kinh tế mà càng ổn định thì sự an toàn và sinh lợi của đồng vốn đi
đầu tư càng được đảm bảo.
1.1.4.3
Luật pháp và cơ chế chính sách
Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản pháp luật, các quy định, các văn bản
quản lý hoạt động đầu tư… phản ánh một cách rõ ràng môi trường đầu tư của vùng đó.
Điều mà nhà đầu tư quan tâm chủ yếu là liệu có sự đảm bảo về pháp luật đối với các
tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh có lành mạnh hay không? Các quy định về
thuế, các mức thuế và sự phân chia lợi nhuận như thế nào?
Hệ thống pháp luật cũng có thể tạo thuận lợi hoặc cũng có thể làm hạn chế hay
cản trở hoàn toàn hoạt động của các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra vấn đề là cần
có cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mà không mất đi
chủ quyền quốc gia.
1.1.4.4
Thủ tục hành chính
Đây là công việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần phải làm khi quyết định đầu tư.

Thủ tục hành chính bao gồm các khâu như thủ tục đất đai, xét duyệt giấy phép đầu tư,
thủ tục thẩm định dự án… Theo thống kê cho thấy trở ngại lớn nhất đối với thu hút
nguồn vốn chính là thủ tục hành chính. Điều này không chỉ riêng ở một vùng nhất định
mà diễn ra ở hầu hết các vùng.
1.1.4.5
Cơ sở hạ tầng
Trong hoạt động đầu tư thì kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh, nhất là ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển vốn. Hệ thống cơ
sở hạ tầng bao gồm cả mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc và các cơ sở
dịch vụ tài chính ngân hàng. Trình độ cơ sở hạ tầng phần nào phản ánh được trình độ
phát triển của mỗi vùng, nó tạo ra bộ mặt của vùng và môi trường cho hoạt động đầu
tư. Sự phát triển cân đối và toàn diện cơ sở hạ tầng của một vùng được đề ra như một
nhu cầu hàng đầu trong việc thu hút vốn đầu tư.
1.1.4.6
Nguồn lực về con người
Con người với trình độ lao động bằng tri thức, có kỹ năng hay lao động bằng
chân tay đều trở thành nguồn lực phục vụ cho đầu tư nước ngoài. Chi phí nhân lực (chi
21

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

21


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

phí dùng cho đào tạo, lương, bảo hiểm, phúc lợi) chiếm một bộ phận lớn trong tổng
chi phí lưu động, bởi vì đây là yếu tố quyết định đến quản lý, vận hành sản xuất kinh

doanh ở giai đoạn thứ ba của quá trình đầu tư. Ở các nước đang phát triển chi phí nhân
công rẻ do số lượng dồi dào, thường là lợi thế thu hút vốn đầu tư lúc ban đầu, nhưng
trình độ công nhân lại là nhược điểm ở đây. Do đó ở các nước đang phát triển, nguồn
vốn tập trung hầu hết vào những ngành sử dụng nhiều nhân công, không đòi hỏi kỹ
1.1.5

thuật cao.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp
- Vốn đăng ký
- Vốn đầu tư thực hiện
- Cơ cấu vốn đầu tư
-

1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-

2015
Sự phát triển của ngành công nghiệp trong những năm qua đang đóng góp đánh
kể vào sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc đề ra những
chính sách ưu đãi và phát triển kết cấu hạ tầng sâu rộng đã tạo điều kiện để thu hút một
khối lượng lớn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói
chung. Đặc biệt, ngành công nghiệp chế biến chế tạo có sức hút đầu tư nước ngoài khá
lớn với số vốn đăng ký đạt 15,23 tỷ USD năm 2015.
Bảng 1.1: Vốn đầu tư vào các nhóm ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2014
ĐVT: Tỷ Đồng
Năm
Chỉ tiêu
Tổng cộng
Khai khoáng
Chế biến,chế tạo

Sản xuất và phân phối
điện,nước,khí đốt

2011

2012

2013

Sơ bộ
2014

67.950
186.008

70.405
222.528

68.299
262.846

75.021
292.015

75.347

79.294

66.175


74.829

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam
22

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

22


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

Qua đó, ta thấy ngành chế biến,chế tạo là ngành có lượng vốn đầu tư vào lớn
nhất, tiếp đó là ngành sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt và cuối cùng là ngành
Khai khoáng. Lượng vốn đầu tư vào nhóm ngành chế biến, chế tạo cũng tăng nhanh
qua các năm cho thấy sức hút từ ngành này là rất lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong khi đó lượng vốn đầu tư vào 2 ngành khai khoáng và sản xuất, phân phối điện,
nước, khí đốt có sự tăng giảm ko ổn định do nhu cầu và định hướng phát triển kinh tế.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 thu hút
2013 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,58 tỷ USD, tăng 26,8% về
số dự án và giảm 0,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014. Đồng thời có 814 lượt dự
án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 7,18 tỷ USD. Như vậy tổng
vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5%
so với năm 2014. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2015 ước tính đạt
14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm trước.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất với số
vốn đăng ký đạt 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2809,3 triệu

USD, chiếm 12,4%; ngành kinh doanh bất động sản đạt 2394,7 triệu USD, chiếm
10,5%; các ngành còn lại đạt 2320,1 triệu USD, chiếm 10,2%.
Trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam
năm 2015, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 2678,5 triệu USD, chiếm 17,2% tổng
vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Ma-lai-xi-a 2447,5 triệu USD, chiếm 15,7%; Xa-moa
1314 triệu USD, chiếm 8,4%; Nhật Bản 1285 triệu USD, chiếm 8,2%; Vương quốc
Anh 1265,7 triệu USD, chiếm 8,1%; Xin-ga-po 1035 triệu USD, chiếm 6,6%; Đài
Loan 940,4 triệu USD, chiếm 6%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 697,8 triệu USD, chiếm
4,5%; Trung Quốc 665,5 triệu USD, chiếm 4,3%.
1.2.2

Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2011-2015
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, năm 2015, tỉnh này đã thu hút được
gần 2,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, có trên 100 dự án được cấp giấy

23

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

23


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn gần 1,77 tỷ USD và gần 100 dự án xin điều chỉnh
tăng vốn trên 650 triệu USD.
Như vậy, toàn tỉnh Đồng Nai đã thu hút được 1.553 dự án có vốn đầu tư nước

ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là trên 28 tỷ USD. Số dự án còn hiệu lực là gần
1.200 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 24 tỷ USD. Với sự phát triển mạnh mẽ của các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đã giải quyết việc làm cho hơn 92 nghìn lao động có
việc làm ổn định.
Đặc biệt các doanh nghiệp đến từ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đã đầu
tư vào Đồng Nai vượt 5 tỷ USD. Hiện, Đài Loan (Trung Quốc) có 283 dự án, tổng vốn
đăng ký đầu tư gần 5,13 tỷ USD; Hàn Quốc có 312 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư là
trên 5 tỷ USD. Trong thời gian gần đây, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) liên tục
đầu tư mới và mở rộng sản xuất tại Đồng Nai với nhiều lĩnh vực hoạt động khá phong
phú như sản xuất giày dép, dệt may, sản phẩm gỗ, linh kiện điện tử, các sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ…, phần lớn các doanh nghiệp của hai quốc gia và vùng lãnh thổ
này đầu tư vào Đồng Nai đều đạt hiệu quả tốt, nhiều doanh nghiệp sau một thời gian
hoạt động đã liên tục tăng vốn mở rộng sản xuất.
Trong năm 2015, Đồng Nai không chỉ thu hút vốn tốt mà ngành nghề đầu tư
cũng đảm bảo đúng theo định hướng. Các công ty hạ tầng khu công nghiệp đã linh
hoạt trong việc thu hút nhà đầu tư, theo đó, đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng hạ
tầng phục vụ các nhà đầu tư đến với địa phương. Chính vì thế, trong năm 2015, tỉnh
Đồng Nai đã cho các dự án đầu tư thuê đất tại các khu công nghiệp đạt 377 ha, vượt kế
hoạch 100 ha. Các khu công nghiệp mới trên địa bàn tỉnh như Khu công nghiệp Long
Khánh, Dầu Giây, Hố Nai, Suối Tre, Nhơn Trạch 6, An Phước, Lộc An - Bình Sơn,
Giang Điền đã thu hút được các dự án đầu tư lớn, đảm bảo yêu cầu của tỉnh.
Tính bình quân trong năm 2015, các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đã thu
hút vốn đầu tư mới 18,28 triệu USD/dự án, hơn gấp đôi so với năm 2014. Theo Ban
Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai, các dự án đầu tư vào Đồng Nai trong năm
phù hợp với chủ trương chủ yếu thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ,
công nghiệp sạch, có vốn đầu tư lớn.
1.2.3

Tình hình thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015
24


SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

24


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: T.S Trương Tấn Quân

Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình trong
những năm qua diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi. Với sự quan tâm sát sao của các
cấp, các ngành địa phương thông qua các cơ chế, chính sách theo mục tiêu phát triển
của từng giai đoạn, từng thời kỳ giúp cho dòng vốn huy động cho đầu tư phát triển của
tỉnh luôn duy trì ở mức ổn định và được khai thác, sử dụng hợp lý hiệu quả tạo tiền đề
cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bền vững.

Bảng 1.2: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
2011
3.898.49
3

2012
4.314.81
8

2013
5.542.27
1


2014
8.485.14
9

2015
10.133.00
0

Phân theo cấp
quản lý
Trung ương
265.523

280.771

473.332

1.929.200

3.544.46
0
nước 88.510

4.034.04
7
-

5.068.93
9

-

1.696.77
1
6.788.37
8
-

1.285.71
2
2.524.27
1
88.510

1.416.35
4
2.898.46
4
-

1.839.38
4
3.702.88
7
-

3.554.56
0
4.930.58
9

-

4.090.400

Tổng số

Địa phương

Đầu tư
ngoài
Phân theo nguồn
vốn
Vốn khu vực nhà
nước
Vốn khu vực
ngoài Nhà nước
Vốn khu vực đầu
tư trực tiếp của
25

SVTH: Mai Văn Hoài – Lớp: K46B KHĐT

8.203.800
-

6.042.600
25



×