Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong huyện hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.42 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----(-(-----

CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HIỆU QUẢ KINH KẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI
TÔM XEN GHÉP Ở XÃ HƯƠNG PHONG

NGUYỄN THỊ HẰNG

KHÓA HỌC: 2012- 2016

1


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
-----(-(-----

CHUYÊN ĐỀ
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HIỆU QUẢ KINH KẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI
TÔM XEN GHÉP Ở XÃ HƯƠNG PHONG

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:



NGUYẾN THỊ HẰNG

Th.S Ngô Văn Mẫn

Lớp:K46 B KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Niên khóa: 2012-2016

Huế, tháng 5 năm 2016

2


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................... 10
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..............................................................................................................................................10
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................................................................11
2.1 MỤC TIÊU CHUNG..............................................................................................................................................11
2.2 MỤC TIÊU CỤ THỂ..............................................................................................................................................11
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................................................12
3.1 PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA CHUYÊN KHẢO............................................................................................................12
3.2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VÀ THU THẬP SỐ LIỆU......................................................................................................12
3.2.1 Số liệu thứ cấp.......................................................................................................................................12
3.2.2 Số liệu sơ cấp.........................................................................................................................................12
3.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU:...............................................................................................................................12

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH..................................................................................................................................13
3.3.1 Phân tích các yếu tố kinh tế-xã hội.......................................................................................................13
3.3.2 Phân tích các yếu tố kinh tế..................................................................................................................13
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................................................13
4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................................................................................13
4.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................................................................................14
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................................................15
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................................................................................15
1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản.....................................................15
1.1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản......................................................................................................................15
1.1.1.2 Vai trò của nuôi trồng thủy sản......................................................................................................................16
1.1.1.3 Đặc điểm của ngành nuôi trồng thuỷ sản.......................................................................................................18

1.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế NTTS................................................................................20
1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế..................................................................................................20

1.1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản..................................................................................24
1.1.3.1. Nhân tố tự nhiên..........................................................................................................................................24

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................................................................25
1.2.1 Khái quát tình hình phát triển thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam...................................................25
1.2.2. Khái quát tình hình phát triển thủy sản ở tình Thừa Thiên Huế và xã Hương Phong, Huyện Hương
Trà..................................................................................................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM XEN GHÉP TẠI XÃ HƯƠNG PHONG HUYỆN HƯƠNG TRÀ. 29
2.1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VỀ TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ -XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NUÔI TÔM XEN
GHÉP Ở XÃ HƯƠNG PHONG.......................................................................................................................................29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................................29
2.1.1.1 Vị trí địa lý......................................................................................................................................................29
2.1.1.2 Địa hình.........................................................................................................................................................30

2.1.1.3 Khí hậu........................................................................................................................................................... 30
2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................................................................33

2.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội.........................................................................................................................37
2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng.................................................................................................................................................37

SVTH: Nguyễn Thị Hằng
3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

2.1.2.2 Về lĩnh vực kinh tế.........................................................................................................................................38
2.1.2.3 Dân số và lao động.........................................................................................................................................41

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM.....................................................................................................................42
2.2.1 Đối tượng nuôi và hình thức nuôi.........................................................................................................42
2.2.1.1 Đối tượng nuôi...............................................................................................................................................42
2.2.1.2 Hình thức nuôi...............................................................................................................................................43

2.2.2 Tình hình đầu tư nuôi tôm xen ghép.....................................................................................................47
2.2.2.1 Những kết quả đạt được...............................................................................................................................47
2.2.3.2 Những tồn tại và hạn chế...............................................................................................................................50

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM XEN GHÉP QUA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA........................................................................52
2.3.1 Tình hình cơ bản của hộ nuôi................................................................................................................52
2.3.2 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của hộ............................................................................................58
2.3.3 Chi phí đầu tư cho hoạt động nuôi tôm xen ghép của hộ điều tra năm 2014......................................60

2.2.3.4. Những kết quả đạt được..............................................................................................................................62

2.3.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động nuôi tôm xen ghép của hộ...............64
2.3.5.1 Ảnh hưởng của thức ăn.................................................................................................................................64
2.3.5.2 Ảnh hưởng của diện tích mặt nước...............................................................................................................64
2.3.5.3 Ảnh hưởng của công lao động đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm xen ghép.................................................65

2.3.6 Phân tích tình hình tiêu thụ tôm xen ghép............................................................................................66
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM XEN GHÉP TẠI XÃ HƯƠNG PHONG HUYỆN
HƯƠNG TRÀ................................................................................................................................................ 69
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM XEN GHÉP Ở XÃ HƯƠNG PHONG TRONG THỜI GIAN TỚI...........................69
3.1.1 Định hướng phát triển...........................................................................................................................69
3.1.2 Phân tích SWOT.....................................................................................................................................69
Điểm mạnh;............................................................................................................................................................... 69
Điểm yếu:..................................................................................................................................................................69
Cơ hội:.......................................................................................................................................................................70
Thách thức:................................................................................................................................................................70

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI TÔM XEN GHÉP Ở XÃ HƯƠNG PHONG........................................................71
3.2.1 Về kinh tế-kỹ thuật................................................................................................................................71
3.2.2 Về xã hội-môi trường............................................................................................................................76
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 77
3.2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................................................77

SVTH: Nguyễn Thị Hằng
4


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

NTTS :

nuôi trồng thủy sản

FAO :

Tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc

AGA-AGA :

bột rau câu

IOD :

Muối iốt

KEO

ALGINATE : Keo rong câu

SVTH: Nguyễn Thị Hằng
5


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


NAV :

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

chỉ số giá trị tài sản thuần

SVTH: Nguyễn Thị Hằng
6


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam qua 3 năm
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đât của xã trong 3 năm qua
Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Hương Phong năm 2015
Bảng 4: Các chỉ tiêu về nuôi tôm từ năm 2013-2015 ở xã Hương Phong
Bảng 5: Kết quả nuôi trồng thủy sản nước lợ của xã qua 3 năm
Bảng 6: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Bảng 7: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra
Bảng 8: Thông tin về chủ hộ (n = 40)
Bảng 9: Kinh nghiệm nuôi tôm( năm) (n=40)
Bảng 10: Tổng hợp thông tin về số lao động thuê trong các nông hộ(n = 95)
Bảng 11: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
Bảng 12: Chi phí đầu tư cho hoạt động NTTS
Bảng 13: sản lượng và giá bán trung bình của điều tra hộ
Bảng 14 kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi trồng thủy sản
Bảng 15: Tình hình tiêu thụ tôm cua cá tại các hộ điều tra

Bảng 16 Mật độ và kích thước thả giống
Bảng 17 : Thời vụ thả giống (N=30)
BẢNG 16 MẬT ĐỘ VÀ KÍCH THƯỚC THẢ GIỐNG............................................................................................. 7
BẢNG 17 : THỜI VỤ THẢ GIỐNG (N=30)......................................................................................................... 7
BẢNG 1: TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM QUA 3 NĂM........................................................27
BẢNG 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐÂT CỦA XÃ TRONG 3 NĂM QUA...............................................................35
BẢNG 3: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA XÃ HƯƠNG PHONG NĂM 2015..........................................41
BẢNG 4: CÁC CHỈ TIÊU VỀ NUÔI TÔM TỪ NĂM 2013-2015 Ở XÃ HƯƠNG PHONG..........................................48
BẢNG 5: KẾT QUẢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC LỢ CỦA XÃ QUA 3 NĂM...................................................50
BẢNG 6: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA.....................................................................................53
BẢNG 7: TÌNH HÌNH VAY VỐN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA...................................................................................55
BẢNG 8: THÔNG TIN VỀ CHỦ HỘ (N = 40)...................................................................................................... 55
BẢNG 9: KINH NGHIỆM NUÔI TÔM( NĂM) (N=40)........................................................................................57
BẢNG 10: TỔNG HỢP THÔNG TIN VỀ SỐ LAO ĐỘNG THUÊ TRONG CÁC NÔNG HỘ(N = 95).............................57

SVTH: Nguyễn Thị Hằng
7


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

BẢNG 12: CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG NTTS.......................................................................................61
BẢNG 13: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ BÁN TRUNG BÌNH CỦA ĐIỀU TRA HỘ.............................................................62
BẢNG 14 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN..............................................63
BẢNG 15: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TÔM CUA CÁ TẠI CÁC HỘ ĐIỀU TRA.............................................................67
BẢNG 16 MẬT ĐỘ VÀ KÍCH THƯỚC THẢ GIỐNG............................................................................................ 73
BẢNG 17 : THỜI VỤ THẢ GIỐNG (N=30)....................................................................................................... 73
BẢNG 17 MẬT ĐỘ VÀ KÍCH THƯỚC THẢ GIỐNG............................................................................................ 74

BẢNG 18 : THỜI VỤ THẢ GIỐNG (N=30)....................................................................................................... 75

SVTH: Nguyễn Thị Hằng
8


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

SVTH: Nguyễn Thị Hằng
9


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của ngành kinh tế, ngành nuôi trồng thủy sản đã
có những bước phát triển nhảy vọt, tạo ra giá trị kinh tế cao với kim ngạch xuất khâu
hằng năm đạt hơn 1 tỷ USD, phát triển nuôi trồng thủy sản đã và đang được coi như
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triên kinh tế, góp phần
giải quyết việc làm cho đại đa số người dân ven biển, tăng hiệu quả thu nhập, đem lại
một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
Trên thực tế thì hiện nay Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với 75% dân cư
sinh sống ở nông thôn và trên 75% lực lượng lao động xã hội làm việc trong khu vực

này. Sự phát triển của nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh
tế và sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy, khi gia nhập WTO nông
nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Thuỷ sản cũng là một bộ phận của
ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp. Và có thể nói
ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của nước
Thùa thiên huế là một tỉnh ven biển thuộc miền trung Việt Nam, có bờ biển dài
với diện tích hơn 22000ha mặt nước ( chiếm khoảng 20% tổng diện tích mặt nước toàn
quốc) và một hệ thống đầm phá rộng lớn, là một tiềm năng to lớn để phát triển nuôi
trồng thuỷ sản. trong hệ thống này, đầm phá tam giang được xem là đầm phá lớn nhất
ở châu á về diện tích mặt nước và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật thuỷ sinh, cung
cấp thực phẩm, đóng vai trò kinh tế, sinh thái quan trọng trong sinh kế của người dân
dọc theo vùng đầm phá. tuy nhiên, sưc ép gia tăng dân số, bùng nổ dân số, sự khai thác
quá mức và sự phát triển không cân đối giữa các hoạt động kinh tế trong cùng một
khu vực dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi ở hệ đầm phá thừa thiên huế nói chung và phá
tam giang nói riêng.
Xã hương phong là một bãi ngang nằm phía tây bắc huyện hương trà, tỉnh thừa
thiên huế, với tổng diện tích mặt nước là 532,08ha phục vụ cho việc bắt và nuôi trồng
thuỷ sản. đây được xem như là ngành kinh tế chính để cải thiện sinh kế của xã trong

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

10


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

những năm gần đây. tước năm 2007, hình thức này chủ yếu là nuôi tôm chuyên canh.
tuy nhiên, do các nguyên nhân như: thời tiết không thuận lợi, ô nhiễm môi trường,

dịch bệnh bùng phát ngày càng nhiều, số lượng cũng như chất lượng thuỷ sản ở đây
càng ngày càng suy giảm.. từ thực trạng đó, một vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa khai
thác hợp lý tiềm năng vùng đầm phá vừa bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi sinh học, canh
quan mooi trường và đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. một trong những hướng
giải quyết đặt ra cho vấn đề này và đã được sự nhất trí cao giữa các tổ chức nghiên cứu
quốc tế và trong nước là áp lực hình thức nuôi xen ghép ( nuôi ghép nhiều đối tượng).
hình thức này sẽ giúp người dân quản lý ao nuôi dễ dàng hơn và tận dugnj tốt hơn
nguồn thức ăn sẵn có cho đối tượng nuôi, đồng thời đảm bảo tố bền vững nuôi trồng
thuỷ sản.
Trong những năm gần đây, mô hình này được phát triển trên địa bàn tuy nhiên
chỉ là phương thức nuôi trồng mang tính tự phát, dựa trên kinh nghiệ của người dân,
chưa được hệ thống và tương xứng với tiềm năng của nó. do đó, việc xem xét h ình
thức nuôi này có thực sự là giải pháp cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đáp ứng
mục tiêu trong quản lý, khai thác hiệu quả, tiềm năng hiệu quả kinh tế của hình thức
nuôi này. xuất phát thừ tình hình thực tế đó, tôi đã quyết định chọn đề tài :” Hiệu quả
kinh tế của mô hình nuôi tôm xen ghép tại xã hương phong- huyện hương trà, tỉnh
thừa thiên huế” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình nuôi tôm xen ghép ở xã hương phong, huyện hương trà
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống các vấn đề lý luận chung về ngành thuỷ sản và hoạt động nuôi tôm sú
của xã hương phong, huyện hương trà
Mô tả thực trạng hoạt động nuôi tôm xen ghép trong xã để tìm ra vấn đề cần
giải quyết.
Đánh giá hiệu qura kinh tế của hợt động nuôi tôm xen ghép trên địa bàn xã

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

11



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Hươnng phong.
Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nuôi tôm xen ghép của xã hương
phong.
3.Phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ thủy sản.
3.2 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu
3.2.1 Số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thuộc UBND huyện hương trà, Tổng cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế,
trạm khuyến nông lâm ngư hương phong, …
Các số liệu thu thập gồm có:
- Điều kiện tự nhiên: Bản đồ hành chính, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thời tiết,
tài nguyên thiên nhiên.
- Điều kiện kinh tế- xã hội: Cơ sở hạ tầng, dân số và lao động.
3.2.2 Số liệu sơ cấp
Các số liệu thu thập được bằng việc quan sát và phỏng vấn trực tiếp từ các hộ
nuôi tôm xen ghép ở xã hương phong thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn.
Nội dung thu thập gồm có: Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế-xã hội, các yếu
tố và chi phí nuôi tôm sú ỡ xã hương phong, huyện hương trà.
3.3. Phương pháp chọn mẫu:
- chọn địa điểm nghiên cứu.
Xã Hương Phong thuộc vùng ven phá Tam Giang. Đảm bảo tiêu chí :
+ mang tính đại diện cho hoạt động nuôi tôm xen ghép tại vùng phá tam giang.

+ là xã có hoạt động NTTS khá phát triển

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

12


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

+ thuận lợi cho việc điều tra số liệu trong quá trình nghiên cứu đè tài.
- chọn mẫu nghiên cứu:
Mẫu được chọn gồm 40 hộ, gồm những hộ đang nuôi trồng thủy sản theo hình
thức xen ghép và trước đây là nuôi thep hình thức chuyên canh.
3.3 Phương pháp phân tích
3.3.1 Phân tích các yếu tố kinh tế-xã hội
Sử dụng thống kê mô tả để phân tích các yếu tố kinh tế-xã hội
- Khảo sát nguồn lao động, tình hình vay vốn của các chủ hộ nuôi tôm sú trên địa
bàn xã Hương Phong.
- Khảo sát quy trình kỹ thuật nuôi bao gồm: xây dựng ao, cho ăn và chăm sóc
quản lý, v.v
3.3.2 Phân tích các yếu tố kinh tế
- Chi phí đầu tư
Chi phí đầu tư cơ bản: là những khoảng đầu tư ban đầu mua các tư liệu sản
xuất( máy móc, các thiết bị khác, v.v)
Chi phí sản xuất: là khoản tiền bỏ ra chi tiêu cho một vụ nuôi thức ăn, giống,
thuốc và hóa chất, nhiên liệu, v.v
- Hiệu quả kinh tế: các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nuôi tôm xen ghép vùng đầm phá xã hương phong huyện hương trà.

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

13


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nội dung chủ yếu là đánh giá hoạt động nuôi tôn xen
ghép đó rút ra vấn đề và đưa ra biện pháp giải quyết nhằm phát triển nghề nuôi tôm
xen ghép của xã hương phong, huyện hương trà.
- Không gian nghiên cứu: Xã hương phong, huyện hương trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế.Thời gian nghiên cứu : Tình hình nuôi tôm xen ghép ở xã hương phong, huyện
hương trà năm 2014
- Thời gian nghiên cứu : từ tháng 2- tháng 5/2016.

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

14


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản.
1.1.1.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản
Ngành nuôi trồng thuỷ sản là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài nguyên
tiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, thời tiết khí hậu… để sản xuất ra các laoij
sản phẩm thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. Căn cứ vào độ mặn
của vùng nươc người ta phân ngành nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và thuỷ sản nước
mặn; căn cứ vào đối tượng nuôi trồng mà người ta chia thành các ngành : nuôi cá, nuôi
giáp xác, nuôi nhuyễn thể và trồng các loại rong biển. Ngành nuôi trồng thuỷ sản có
khả năng sản xuất nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho con người, cung cấp
nhiều loại nguyên liệu, dược liệu cho các ngành công nghiệp, làm thức ăn cho chăn
nuôi gia súc.
Pillay, 1990, NTTS là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng
động thức vật thuỷ sinh ở các môi trường nước ngọt, mặn, lợ.
Theo FAO (2008) thì nuôi trồng thuỷ sản là nuôi các thuỷ sinh vật trong môi
trong môi trường nước ngọt và lợ/ mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào qui trình
nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể
Theo một số tác giả thì khái niệm nuôi trồng thuỷ sản đơn giản hơn đó là nuôi
hay canh tác động và thực vật dưới nước do xuất xứ từ thuật ngữ aqua( nước)+
culture( nuôi).
Như vậy, NTTS là ngành sản xuất vật chất sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhirn
như đất đai, diện tích mặt nước, thời tiết, khí hậu… để sản xuất ra các loại sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu đời sống con người.

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

15



Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

1.1.1.2 Vai trò của nuôi trồng thủy sản
- Cung cấp thực phẩm.
Sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất được mọi người yêu
thích. từ xưa tới nay, con người luôn coi sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm lý tưởng
nhất, trong đó, có các đặc điểm như hàm lượng protein cao, lượng mỡ và cholesteron
thấp, có nhiều loại vitamin, dễ tiêu hoá và hấp thụ đối với con người, đẩy mạng quá
trình trao đổi chất. đây là đặc điểm khiến cho các loại thịt không thể so sánh được với
sản phẩm thuỷ sản.
Hơn nữa sản phẩm thuỷ sản còn là nguồn cung cấp protein thích hợp nhất cho
sức khoẻ của con người. rất nhiều nước trên thế giớ luôn coi việc sử dụng mặt nước
biển là khởi nguồn quan trọng để cung cấp protein cho con người. Theo tính toán của
khoa học, trong các protein của động vật mà con người dễ hấp thụ nhất, khoảng một
nữa có nguồn gốc từ sản phẩm thuỷ sản.
Theo kết quả phân tích, cứ mỗi cân cá trắm đen chưa 195 gram hàm lượng
protein; 1kg thịt gà chưa 163 gram hàm lượng protein; 1kg thịt vịt chưa 147 gram
protein. Các loại tôm và sinh vật nhuyễn thể, tảo cũng đều là những loại sản phẩm
thuỷ sản hàm lượng protein cao và hàm lượng chất béo thấp. Trong các loại sinh vật
nhuyễn thể thì loại hàu được coi như là “ sữa bò biển”. Hàm lượng protein có trong
thịt loài hàu lên đến 45%-57%. một số động vật thuỷ sản kinh tế khác như: ba ba, rùa,
tôm, cua, ếch… là những thực phẩm bổ dưỡng.
Việt nam là một nước đang phát triển đát chật người đông, tài nguyên ít. Lương
thực vẫn là thức ăn chính cho người dân việt nam, tỷ lệ chất protein và lipid động vật
trong thức ăn vẫn còn thấp rất nhiều so với bình quân trên thế giới.
Hiện nay mức tiêu dùng của người Việt Nam đối các loại thuỷ sản ước tính
chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chưa protein. Riêng về cá đãcung cấp tới

khoảng 8kg/người/năm, trong đó nuôi trồng chiếm khoảng 30%. Những năm tới xu thế
đời sống nhân dân ngày một khá lên, mức tiêu dùng thực phẩm sẽ tăng. Điều đáng
quan tâm là ngày nay nhân dân có xu thế thiên về sử dụng thực phẩm ít béo. Do đó,

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

16


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

tôm, cá và các sản phẩm có nguồn gốc thuỷ sản được dùng thực phẩm chiếm phần
quan trọng. Trong đó các sản phẩm nuôi cung cấp tại chỗ, chi phí vẫn chuyển ít, đảm
bảo được tươi sống lại càng có vai trò quan trọng hơn.
- Cung cấp thưc ăn cho chăn nuôi, phân bón công nghiệp
Sản phẩm của ngành nuôi trồng thuỷ sản ( các loại tôm cá tạp), các phụ, phế
phẩm của các nhà máy chế biến thuỷ sản làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến
thưc ăn giá súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá và theo số liệu của FAO
sản phẩm thuỷ sản giành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30%. Hằng năm ở việt nam đã
sản xuất ra khoảng 40.000-50.000 tấn bột cá làm nguyên liệu các nhà máy chế biến
thưc ăn chăn nuôi gia súc cho các ngành công nghiệp.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản có thể cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác
như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốc phòng, thúc đẩy sự phát
triển của các ngành nghề liên quan.
Các sản phẩm của ngành nuôi trồng thuỷ sản ngoài chức năng làm thực phẩm cho
con người còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vự khác. Rất nhiều mặt hàng thuỷ sản là
nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh như: tôm, cá nhuyễn,… nguyên liệu

cho các nhà xí nghiệp dược phẩm như: rong mơ, rong câu, rong thuốc giun,… sản xuất
keo alginate, aga aga, iod, cồn, thuốc tẩy giun sán. Hải mã, hải long, vỏ bào ngư là
nguồn dược liệu quý hiếm nổi tiếng, rất nhiều loài sinh vật nhuyễn thể có thể làm
nguyên kiệu để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu như: sản phẩm khảm trai, ngọc trai, đồi
mồi. cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được
nâng cao thì các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản ngày càng có xu hướng được sử dụng
rộng rãi hơn. Đồng thời, sự phát triển của ngành NTTS cũng kéo theo sự phát triển của
các ngành liên quan. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản không chỉ hoàn thiện được cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, duy trì cân bằng hệ sinh thái mà còn hình thành lên chiến
lược khai thác, sử dụng tổng hợp tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam.
Phát triển nghề NTTS khuyến khích các vùng nông thôn ven biển thực hiện kinh

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

17


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

doanh tổng hợp như : Nông- Lâm- Chăn nuôi. Nuôi trồng thuỷ sản tạo điều kiện thuận
lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trông thuỷ sản cũng kéo theo sự phát
triển của các ngành lien quan như công nghiệp chế biến thức ăn, công nghiệp cơ khí,
chế biến thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm, du lịch chữa bệnh và các hoạt động dịch vụ,…
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Sản phẩm thuỷ sản thương phẩm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt
Nam, có tỉ suất thu đổi ngoại tệ cao. Theo dự tính của các ngành hữu quan, nếu thu đổi
được 1USD đối với các sản phẩm công-nông nghiệp bình thường giá thành bình quân

từ 0,7-0,9 USD. Trong khi đó, giá thành thu đổi mặt hàng NTTS tương đối thấp thừ
0,3-0,5 USD. Cùng với chính sách cải cách và mở của của nền kinh tế, mối quan hệ
giữa sự phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam và thị trường thế giới ngày càng trở nên
mật thiết. Các ngành nuôi trồng ở địa phương đã chủ trương phát triển kinh tế hướng
ngoại để tham gia vào thị trường cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnh ngành nuôi trồng thuỷ
sản phát triển tạo ra ngoại tệ mạnh cho đất nước.
Hiện nay hàng thuỷ sản xuất khẩu của việt nam ngày càng được ưa chuộng ở
nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.
1.1.1.3 Đặc điểm của ngành nuôi trồng thuỷ sản.
Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành phát triển rộng tương đối phức tạp hơn so với
các ngành sản xuất vật chất khác.
Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là các loài động vật máu lạnh, sống tỏng
môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố môi trường như
thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh do đó muốn cho các đối tượng nuôi phát triển tốt hơn con
người phải tạo ra môi trường sống phù hợp cho từng đối tượng . các biện pháp kỹ thuật
sản xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh
trưởng phát triển và sinh sản của từng đối tượng. các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ
khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển
và sinh sản của từng đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt,

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

18


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định. Hơn nữa, hoạt động NTTS là hoạt động

sản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như khí hậu, thời tiết, các yếu tố môi
trường… và sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau đồng thời luôn có sự
biến đổi khôn lường. sức lao động cũng bỏ ra như nhau nhưng chỉ gặp năm thời tiết
thuận lợi ( mưa thuạn, gió hoà) mới có thể đạt được năng suất, sản lượng cao. Mặt
khác bờ biển việt nam khá dài, điều kiện tự nhiên của từng vùng có sự khác nhau thì
mùa vụ sản xuất khác nhau và hiệu quả kinh tế của nó cũng không giống nhau, hơn
nữa mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng cũng quyết định khả năng sản xuất và trình độ tham
canh của nghề nuôi trồng thuỷ sản. vì vậy, trong quá trình sản xuất, ngành nuôi trông
thuỷ sản vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa phải chịu sự chi phối của quy
luật kinh tế. do đó nuôi trồng thuỷ sản là một hoạt động sản xuất rất phức tạp.
Tính chất rộng khắp của ngành nuôi trồng thuỷ sản thể hiện nghề nuôi trồng thuỷ
sản phát triển ở khắp các vùng trong nước tư đồng bằng, trung du, miền núi cho đến
cấc vùng ven biển, ở đâu có đất đai diện tích mặt lớn là ở đó có thể phát triển nghề
nuôi thuỷ sản: từ ao hồ song ngòi đến đầm phá, eo ,vịnh… mỗi vùng có điều kiện địa
hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, do đó dẫn tới sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về
quy trình kỹ thuật, về mùa vụ sản xuất. do đó trong công tác quản lý và chỉ đạo sản
xuất của ngành cần lưu ý đến các vấn đè như: xây dựng cơ sở vật chất c
Kỹ thuật, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, chính sách giá cả, đều tư cho phù hợp với
từng khu vực, từng lãnh thổ.
Trong nuôi trồng thuỷ sản đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất
chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.
Đất đai là tu liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt khác với các tư
liệu sản xuất khác là : diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng cố định, sức
sản xuất của chúng thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai diện
tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn( tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ
của đất đai diện tích mặt nước ngày một tăng) mặt khác đất đai, diện tích mặt nước là
tư liệu sản xuất không đồng nhất về chất lượng cho cấu tạo thổ nhưỡng, đại hình, vị trí
dẫn đến độ màu mỡ đất đai, diện tích mặt nước giữa các vùng là khác nhau. Chính vì

SVTH: Nguyễn Thị Hằng


19


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

vậy, khi sử dụng đất đại, diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lý chặt
chẽ trên cả ba mặt, pháp chế, kinh tế, kỹ thuật.
+ Về mặt pháp chế: phải quản lý chặt chẽ các loại đất đai diện tích mặt nước có
khả năng nuôi trồng thuỷ sản, phân vùng quy hoạch đưa vào sản xuất theo hướng thâm
canh và chuyên canh.
+ Về mặt kinh tế: mọi biện pháp quản lý sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải
đưa đến kết quả đất đai diện tích mặt nước cho năng suất cao và không ngừng cải tạo.
+ Về mặt kỹ thuật: cần xác định đúng đắn các đối tượng nuôi trồng, cho phù hợp
với tưng vùng, đồng thời cần quan tâm đến việc sử dụng, bồi dưỡng và nâng cao độ
phì nhiêu cả đất đai diện tích mặt nước
- Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống
Đối tượng ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống, là loại động thực vật
thủy sản, chúng sinh trưởng, phát triển, phát và phát dục theo các quy luật sinh học
nên con người phải tạo được môi trường sống phù hợp cho tưng đối tượng mới có thể
thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát triển của nó.
- Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao.
Trong NTTS ngoài sự tác động trực tiếp của con người, các đối tượng còn chịu
tác động của môi trường tự nhiên. Vì vậy trong NTTS, úa trình dái sản xuất còn chịu
tác động củaquá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn
khớp với thời gian sản xuất do nghế NTTS mang tính thời vụ rõ rệt.
1.1.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế NTTS
1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế

a) Khái niệm hiệu quả kinh
Từ trước tới nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Nếu
nhìn nhận một cách khái quát thì có thể nói rằng : Hiệu quả kinh tế theo chiều sâu, nó
phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện
mục tiêu kinh doanh. Nó là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng kết quả so với chi

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

20


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

phí sản xuất ( chỉ tiêu hiệu quả thuận) hoặc ngược lại ( chỉ tiêu hiệu quả nghịch). Các
chỉ tiêu hiệu quả sản xuất còn được gọi là chỉ tiêu năng suất.
Hiệu quả kinh tế là mục tiêu chính của các hoạt động kinh tế. bản chất của hoạt
động kinh tế là gia tăng giá trị, trong đó, việc tiết kiệm chi phí là một trong những biện
pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế. tuy nhiên tiết kiệm chi phí khoog có nghĩa là hạn
chế chi tiêu mà là sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả nhất.
Nhìn chung, hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động kinh tế. và để
tìm hiểu và hiệu quả kinh tế, người ta thường thông qua hiệu quả kỹ thuật và hiệu qua
phân bổ, trong đó:
- Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị đầu vào
hay nguồn lực sử dụng vào hàm sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay
công nghệ.
- Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tô giá cả sản phẩm và
giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu them trên một đồng chi phí
về đầu vao hay nguồn lực

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất cả hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ, điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực sản xuất, nếu sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ
thuật hoặc iệu quả phân bổ thì mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ
để đạt hiệu quả kinh tế.
Ta thấy rằng, hoạt động NTTS cũng là một hoạt động sản xuất và thực chất khái
niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế nói riêng đã khẳng định bản chất
của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực ( lao dộng, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) dể đạt
được mực tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh- mục tiêu tối đa hoá
lợi nhuận.

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

21


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

b) Bản chất của hiệu quả kinh tế
Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh
doanh, ta cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh là những gì đạt được sau một quá
trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được là mục tiêu cần thiết của
người sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể là những
đại lượng cân đo đong đếm được như số sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận,… và
cũng có thể là đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng, hoàn toàn có tính chất định tính
như uy tín của người sản xuất kinh doanh, là chất lượng sản phẩm,… như thế, kết quả

bao giờ cũng là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, trong khái
niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đẫ sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả ( đầu
ra) và chi phí ( các nguồn lực đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vấn
đề được đặt ra là : Hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh
doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc
người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong trường hợp khác
người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “ khả năng” tiến tới mục tiêu cần
đạt là kết quả.
Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế :
- công thức tính hiệu quả kinh tế đầy đủ có dạng:
H = KQ/CP (dạng thuận) cho biết một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu
đơn vị kết quả
H = CP/KQ ( dạng nghịch) cho biết moojt đơn vị kết quả thu được cần bao nhiêu
đơn vị chi phí.
- công thức tính hiệu quả kinh tế tính riêng cho phần đầu tư tăng them:
E = (KQ/ (CP ( dạng thuận) cho biết mỗi đơn vị chi phí tăng them tạo ra bap
nhiêu đươn vị kết quả.
E = (CP/ ( KQ ( dạng nghịch) cho biết để tăng them một đơn vị kết qura thì phải

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

22


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

đầu tư bao nhiêu chi phí.
- Trong đó:

KQ : kết quả sản xuất kinh doanh
CP : chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh
1.1.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Tổng giá trị sản xuất (GO): là chỉ tiêu biểu hiện toàn bộ kết quả đã mang lại cho
bà con nông dân trong một khoảng thời gian nhất định.
GO = i Pi
Trong đó:
GO: là giá trị sản xuất
Qi: là sản lượng sản phẩm
Pi: là giá trị của sản phẩm tương ứng
Giá trị gia tăng (VA): chỉ tiêu này là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung
gian trên một đơn vị diện tích nuôi.
VA = GO – IC
Trong đó:
GO: là giá trị sản xuất
IC: là chi phí trung gian, là chỉ tiêu bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ
thuê mua ngoài không kể khấu hao tài sản cố định và lao động.
Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (): chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí
trung gian sẽ tạo được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (): chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí
trung gian sẽ tạo được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
Giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất (): chỉ tiêu này phản ánh một đồng tổng

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

23


Chuyên Đề Tốt Nghiệp


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

giá trị sản xuất sẽ tạo được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.
1.1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản
1.1.3.1. Nhân tố tự nhiên
a) Diện tích mặt nước
Thủy vực được xem là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong
hoạt động nuôi trồng thủy sản. Thủy vực là ao, hồ, sông đầm mặt nước ruộng,… nói
chung là các loại hình mặt nước được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản.
Thủy vực là nơi cư ngụ cua các loại động thực vật thủy sản và thủy vực bị giới
hạn về diện tích và có tính chất vị trí cố định, chất lượng không đồng đều. Do đó diện
tích thủy vực( mặt nước) tác động mạnh đến hiệu quả và việc phát triển nuôi trồng
thủy sản.
b) Khí hậu, nguồn nước
Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là sinh vật sống chịu tác
động của điều kiện tự nhiên: khí hậu thời tiết, nguồn nước địa hình nơi sản xuất. Mỗi
đối tượng nuôi trồng lại yêu cầu những điều kiện khí hậu và nguồn nước khác nhau.
Việc phát triển nuôi trồng thủy sản cần chú ý đến các yếu tố của điều kiện tự nhiên và
đặc điểm sinh trưởng và phát triển của đối tượng nuôi.
c) Nhân tố kinh tế-xã hội
 Nhân tố xã hội
Các yếu tố xã hội như: dân cư, lao động, chính sách về quy hoạch, chính sách
vốn đầu tư, các chính sách khuyến nông – ngư của địa phương cũng ảnh hưởng đến
hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Nuôi trồng thủy sản mang đặc điểm vùng rõ rệt. Mỗi vùng có những đặc điểm về
xã hội khác nhau, vì vậy nó chi phối hoạt động nuôi trồng thủy sản từng vùng.

SVTH: Nguyễn Thị Hằng


24


Chuyên Đề Tốt Nghiệp

GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

 Nhân tố tiến bộ khoa học – kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật đang ngày càng phát triển, nó đang tác động đến hầu hết các
ngành và các lĩnh vực. Trong nuôi trồng thủy sản cũng thế, việc ứng dụng những thành
tựu khoa học – công nghệ vào quá trình nuôi là tất yếu, và là một yêu cầu bắt buộc để
tăng năng suất cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Đặc biệt với nuôi trồng thủy sản, các
đối tượng nuôi có yếu tố rủi ro cao như nuôi tôm thì việc ứng dụng khoa học vào quá
trình nuôi sẽ giúp giảm thiểu rủi ro.
 Nhân tố thị trường
Yếu tố thị trường là một yếu tố tác động sau cùng nhưng nó lại có tác động to lớn
đến quy mô, doanh thu của toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản. Thị trường là nơi
quyết định mọi vấn đề về giá, sản lượng bán, doanh thu của người nuôi, vì vậy trong
quá trình quy hoạch nuôi trồng cần chú ý đến nhân tố thị trường, cụ thể cần phải xác
định được thị trường tiềm năng cho sản phẩm nuôi trồng.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1 Khái quát tình hình phát triển thủy sản trên thế giới và ở Việt Nam
Trong hai thập niên qua, trong phạm vi toàn thế giới, NTTS có mức tăng sản
lượng cao nhất ttrong các lĩnh vực sản xuất lương thực thực phẩm. Kể từ năm 1884 tới
nay, tỷ lệ tăng trưởng của NTTS trung bình đạt trên 11%, 3,1% so với tăng trưởng của
chăn nuôi gia súc và 0,8% so với tăng trưởng của khai thác thuỷ sản ( Albert G.J
Tacon, 2001). Trong thập niên 70,80, tỷ lệ sản lượng thuỷ sản nuôi trồng chiếm
khoảng 10% trong tổng sản lượng thuỷ sản, nhưng vào cuối thập niên 90, tỷ lệ này đã
nâng lên trên 30%. Các thống kê của FAO trong các mốc 1970, 1980, 1990, 2000 cho
thấy, xu thế tăng tỷ lệ của sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản trong sản lượng thuỷ sản của

cả thế giới là rất đáng kể.
Việt Nam với đường bờ biển dái 3260km, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa
sông, lạch hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
cùng với các hồ chứa nước thuỷ lợi, thuỷ điện, tạo cho nước ta có một tiềm năng lớn
về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản- hàng triệu ha.

SVTH: Nguyễn Thị Hằng

25


×