Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh trà vinh và bạc liêu năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 118 trang )

TRẦN THỊ THANH TUYỀN
Mã số SV : 4054335
Lớp: KTNN 1 K31
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM BÁN
THÂM CANH Ở TỈNH BẠC LIÊU VÀ
TRÀ VINH NĂM 2008
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
BÙI VĂN TRỊNH
Tháng 05/2009
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
i
LỜI CẢM TẠ
Bằng những kiến thức có được trong quá trình rèn luyện trong 04
năm theo học tại Khoa Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần
Thơ. Đồng thời được sự quan tâm của Ban Chủ Nhiệm Khoa, Ban Giám Hiệu
Trường, quý thầy cô, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh
cùng với sự giúp đỡ của các bạn tập thể lớp Kinh tế Nông nghiệp khóa 31, đến
nay đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh
Trà Vinh và Bạc Liêu năm 2008” đã được hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị
Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
theo học tại trường đặc biệt là Thầy Bùi Văn Trịnh - người đã tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Chính quyền địa phương hai tỉnh Bạc
Liêu và Trà Vinh đã cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết và tạo điều kiện


thuận lợi cho em trong thời gian thu thập thông tin tại địa phương.
Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và kiến thức còn hạn chế cho nên
đề tài không tránh khỏi những sai sót rất mong được sự đóng góp nhiệt tình của
quý Thầy Cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày 03 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thanh Tuyền
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 03 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thanh Tuyền
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Luận văn này được thu thập thông tin từ ngày 12/01/2009 đến ngày
16/01/2009 tại Trà Vinh và từ ngày 12/03/2009 đến ngày 15/03/2009 tại Bạc
Liêu.
Luận văn được hoàn thành tại Khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại học Cần
Thơ.
Ngày 03 tháng 05 năm 2009
Trư ởng khoa Kinh tế - QTKD
TS. Mai Văn Nam

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
iv
BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn: Bùi Văn Trịnh
Học vị: Tiến sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế và tài chính lao động
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD, trường Đại học Cần Thơ
Tên học viên: Trần Thị Thanh Tuyền
Mã số sinh viên: 4054335
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Tên đề tài: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh
Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp với chuyên ngành đào tạo:……………………………………….
2. Về hình thức:……………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:……………………. …
……………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:…………………………
……………………………………………………………………………………
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu ):………………
……………………………………………………………………………………
6. Các nhận xét khác:…………………………………………………………
7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
yêu cầu chỉnh sửa,…):……………………………………………………
Cần Thơ, ngày………. tháng……… năm 2009
NGƯỜI NHẬN XÉT
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
v

MỤC LỤC
Chương 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5
Chương 2 8
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
Chương 3 19
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 19
3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 19
3.2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỈNH BẠC LIÊU 25
3.3 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỈNH TRÀ VINH 29
3.4 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM Ở VÙNG NGHIÊN CỨU 34
Chương 4 44
ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM
BÁN THÂM CANH GIỮA HAI TỈNH BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH 44
4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TÔM SÚ Ở ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU 44
4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TÔM SÚ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 53
Chương 5 72
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM
BÁN THÂM CANH Ở TỈNH TRÀ VINH VÀ BẠC LIÊU 72
5.1 THUẬN LỢI 72
5.2 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 74
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM

SÚ BÁN THÂM CANH 79
Chương 6 84
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
vi
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
6.1 KẾT LUẬN 84
6.2 KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 89
PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM BÁN
THÂM CANH Ở TRÀ VINH 89
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH NUÔI TÔM BÁN
THÂM CANH Ở BẠC LIÊU 91
PHỤ LỤC 3: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỔNG THU NHẬP CỦA
MÔ HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH GIỮA TỈNH BẠC LIÊU VÀ
TỈNH TRÀ VINH 93
PHỤ LUC 4: KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỔNG CHI PHÍ CỦA MÔ
HÌNH NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH GIỮA TỈNH BẠC LIÊU VÀ TỈNH
TRÀ VINH 945
PHỤ LỤC 5: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT TÔM BÁN
THÂM CANH Ở BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH 956
PHỤ LỤC 6: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG
DÂN NUÔI TÔM BÁN THÂM CANH Ở BẠC LIÊU VÀ TRÀ VINH 978
PHỤ LỤC 7: CÁC NHÓM HỘ NUÔI TÔM SÚ THEO QUY MÔ DIỆN TÍCH
TẠI BẠC LIÊU 100
PHỤ LỤC 8: CÁC NHÓM HỘ NUÔI TÔM SÚ THEO QUY MÔ DIỆN TÍCH
TẠI TRÀ VINH 100
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền

vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Sản lượng NTTS và nuôi tôm của ĐBSCL qua các năm (2005 - 2007)
……………………… …………………………………………….37
Bảng 3.2: Diện tích NTTS và tôm của các huyện thị ở Bạc Liêu qua các năm
(2006 - 2008)…….……… …………………………………………39
Bảng 3.3: Diện tích, sản lượng theo từng mô hình nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu
qua các năm (2006 - 2008) ………………………… …………… 40
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất tôm ở Trà Vinh qua các năm (2006 - 2008)
………………………………………………… ……………………… 41
Bảng 3.5: Kết quả sản xuất tôm theo từng huyện ở Trà Vinh năm 2008 42
Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng nuôi tôm biển ở ĐBSCL năm 2006 …44
Bảng 4.2: Diện tích nuôi tôm sú của các tỉnh ĐBSCL từ năm 2000 - 2006
…………………………………………………………………… …… 45
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất tôm sú theo từng mô hình ở Bạc Liêu năm 2008
……………………………………………………………… ……. 49
Bảng 4.4: Diện tích, sản lượng, năng suất tôm sú ở các huyện, thị của tỉnh Bạc
Liêu năm 2008 …………………………………………… ……… 50
Bảng 4.5: Tình hình nuôi tôm sú tại địa bàn nghiên cứu ở Trà Vinh năm 2008
……………………………………………………… ……………. 51
Bảng 4.6: Kết quả sản xuất tôm sú theo từng mô hình ở Trà Vinh năm 2008
……………………………………………………… ……………. 52
Bảng 4.7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra …… ………………… 53
Bảng 4.8: Thực trạng sản xuất tôm của các hộ điều tra ……… …… 54
Bảng 4.9: Hiệu quả sản xuất tôm sú ở Bạc Liêu ………………… ……. 55
Bảng 4.10: Hiệu quả sản xuất tôm sú ở Trà Vinh ……………… …… 56
Bảng 4.11: So sánh kết quả, hiệu quả sản xuất tôm sú của Bạc Liêu và Trà Vinh
…………………………………………………………… … 57
Bảng 4.12: Kết quả, hiệu quả theo quy mô diện tích tại Bạc Liêu … … 58
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008

GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
viii
Bảng 4.13: Kết quả, hiệu quả theo quy mô diện tích tại Trà Vinh … … 60
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định Mann Whitney về thu nhập của mô hình BTC ở
Bạc Liêu và Trà Vinh ……………………………………… … 61
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Mann Whitney về chi phí của mô hình BTC ở Bạc
Liêu và Trà Vinh …………………………………………… … 62
Bảng 4.16: Chênh lệch mức độ đầu tư một số yếu tố đầu vào chủ yếu tại Bạc
Liêu ………………………………………………………… …… 64
Bảng 4.17: Sự thay đổi năng suất theo từng mức độ đầu tư tại Bạc Liêu 65
Bảng 4.18: Chênh lệch mức độ đầu tư một số yếu tố đầu vào chủ yếu tại Trà
Vinh …………………………………………………………… … 66
Bảng 4.19: Sự thay đổi năng suất theo từng mức độ đầu tư tại Trà Vinh 67
Bảng 4.20: Kết quả ước lượng hệ số của hàm giới hạn sản xuất…… …. 68
Bảng 4.21: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
………………………………………………………………… …….… 71
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
ix
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính Đồng Bằng Sông Cửu Long … … 22
Hình 3.2: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Bạc Liêu ……… ……… 26
Hình 3.3: Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Trà Vinh ……… ………… 30
Hình 3.4: Diện tích (ha) sản lượng (tấn) nuôi trồng thủy sản của Việt Nam giai
đoạn 2000 - 2005 (Bộ Thủy Sản, 2000 - 2005) ……… …………… 35
Hình 3.5: Diện tích (000 ha) và sản lượng (000 tấn) nuôi trồng thủy sản của
ĐBSCL giai đoạn 2000 - 2005 (Thống kê hàng năm của các tỉnh thuộc ĐBSCL)
…………………………………………………………… … 35
Hình 3.6: Sơ đồ tỉ lệ diện tích nuôi tôm sú ở các huyện của tỉnh Trà Vinh
……………………………………………………… ………………… 42

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long
CP : Chi phí
TC : Thâm canh
BTC : Bán thâm canh
QCCT : Quảng canh cải tiến
DTMN : Diện tích mặt nước
Đvt : Đơn vị tính
KH – KT : Khoa học - kỹ thuật
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
xi
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán
thâm canh ở tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu năm 2008” được tiến hành từ tháng 02
năm 2009 đến tháng 05 năm 2009.
Nghiên cứu tập trung phân tích và so sánh các chỉ số tài chính, các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm BTC ở Bạc Liêu và Trà
Vinh. Với các cách tiếp cận là phương pháp thống kê mô tả; phân tích lợi ích –
chi phí; so sánh số tuyệt đối, tương đối; kiểm định Mann – Whitney; phương
pháp hồi quy tuyến tính. Thông qua phương pháp thống kê mô tả có thể so sánh
tình hình cơ bản của các hộ điều tra về: tuổi, học vấn, số nhân khẩu, số lao động,
diện tích, năng suất, sản lượng tôm sú của nông hộ ở Bạc Liêu và Trà Vinh. Bằng
phương pháp phân tích lợi ích – chi phí có thể xác định được giá trị sản xuất, giá
trị sản xuất tăng thêm, thu nhập hỗn hợp trên kg tôm sú và trên mỗi ngày công
lao động của nông dân. Với phương pháp kiểm định Mann – Whitney cho thấy
sự khác nhau về thu nhập và chi phí nuôi tôm giữa Bạc Liêu và Trà Vinh.

Phương pháp hồi quy tuyến tính cho phép xác định được các nhân tố ảnh hưởng
và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất, thu nhập của nông hộ nuôi
tôm. Thông tin nghiên cứu chủ yếu được phỏng vấn trực tiếp từ nông dân ở Bạc
Liêu và Trà Vinh, các thông tin thứ cấp được tổng hợp từ Sở nông nghiệp & phát
triển nông thôn Bạc Liêu và Trà Vinh, từ cổng thông tin điện tử của hai tỉnh và
các thông tin từ các trang web khác có liên quan.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Nông dân ở tỉnh Bạc Liêu làm ra giá trị
sản xuất từ con tôm sú cao hơn so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh, trong khi chi phí
sản xuất của nông dân ở tỉnh Bạc Liêu lại thấp hơn so với nông dân ở tỉnh Trà
Vinh, do vậy mà nông dân ở tỉnh Bạc Liêu đạt lợi nhuận từ con tôm sú cao hơn
so với nông dân ở tỉnh Trà Vinh.
Mặt khác, nhóm hộ sản xuất theo qui mô lớn ở Bạc Liêu cho kết quả và
hiệu quả cao hơn so với nhóm hộ có qui mô nhỏ. Trong khi đó, nhóm hộ sản xuất
với qui mô nhỏ ở Trà Vinh cho kết quả và hiệu quả cao hơn so với nhóm hộ có
qui mô lớn (tuy nhiên, mức độ chênh lệch là không lớn).
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
1
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có điều kiện tự nhiên và khí
hậu thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với chiều dài bờ biển
khoảng 3.260 km kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, và khoảng 1.700.000ha diện
tích tiềm năng có khả năng nuôi trồng thủy sản với các loại hình thủy vực khác
nhau như nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Năm 2000, Việt nam trở thành 1
trong 20 nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản trên 1 tỷ USD, đứng hàng thứ 29
về sản lượng thủy sản xuất khẩu (Bộ Thủy Sản, 2002 - 2003).
Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 12% diện tích và 20,87% dân số cả

nước, điều kiện tự nhiên riêng biệt đã biến vùng thành một nơi có đủ tiềm năng
phát triển nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Chỉ tính riêng
ĐBSCL, diện tích rừng ngập mặn ven biển có 11.800ha, lớn nhất trong tổng số
251.800ha rừng ngập mặn của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long có 35 vạn ha
mặt nước nuôi thủy sản, trong đó có hơn 10 vạn ha nước lợ nuôi tôm xuất khẩu.
Ðến cuối tháng 8 - 2008, diện tích nuôi tôm nước lợ của bảy tỉnh ven biển Nam
Bộ là gần 540 nghìn ha, chiếm hơn 89% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.
Trà Vinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi
trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm sú nói riêng, với diện tích nuôi trồng thủy
sản hơn 59.400 ha. Sản lượng hàng năm khoảng 150.000 tấn, trong đó khoảng
37.000 tấn tôm.
Bạc Liêu có tiềm năng rất lớn về kinh tế thủy sản. Tổng sản lượng thủy
sản của tỉnh năm 2008 là 204.100 tấn, diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2008 là
125.167 ha, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng là 130.600 tấn. Trong đó, sản lượng
tôm là 65.750 tấn, cá là 64.850 tấn. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt là 73.500 tấn,
trong đó, sản lượng tôm là 13.500 tấn.
Bên cạnh đó, các mô hình nuôi tôm ở Bạc Liêu và Trà Vinh cũng rất đa
dạng, gồm có: mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
2
canh, thâm canh, tôm - rừng, tôm - lúa,… Trong đó, mô hình nuôi tôm bán thâm
canh là phổ biến ở Trà Vinh và Bạc Liêu. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “So sánh
hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Trà Vinh và Bạc
Liêu năm 2008” để làm đề tài nghiên cứu.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế
và phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông
nghiệp - từ đất trồng lúa sang nuôi tôm, gắn sản xuất nguyên liệu với công
nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Đồng thời phát triển nông thôn tạo công

ăn, việc làm và tăng thu nhập cho người dân, từ đó tăng nhu cầu hàng hóa công
nghiệp.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, mặc dù Đảng và nhà nước đã đổi mới cơ
chế nhưng nông hộ nuôi tôm đa phần là làm theo kinh nghiệm, theo tập quán sản
xuất. Thêm vào đó là sản xuất tôm sú chịu sự tác động diễn biến phức tạp của thị
trường và thời tiết dẫn đến tiềm năng chưa khai thác hết. Trong khi sản xuất tôm
sú có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao thu nhập của nông hộ và tạo
nguồn nguyên liệu tại chỗ cho công nghiệp chế biến tôm phục vụ nhu cầu trong
nước và cho xuất khẩu.
Bên cạnh đó, tình trạng diện tích đất nuôi tôm sú trên đầu người giảm do
quy mô dân số và lao động nông thôn còn quá lớn, áp lực nhân khẩu đè nặng lên
quỹ đất và tài nguyên thiên nhiên vốn có hạn. Tình trạng dịch bệnh trong nuôi
tôm sú diễn biến ngày một phức tạp. Từ đó, cần phải có những chính sách phù
hợp để phát huy thế mạnh của từng vùng từng địa phương và từng mô hình nuôi
tôm sú cụ thể. Các hộ nông dân cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc
đa dạng hóa các mô hình sản xuất, đặc biệt là nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị
trường ở từng thời điểm, lựa chọn mô hình nuôi cho phù hợp để đạt hiệu quả cao
nhất. Muốn có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nông hộ nuôi tôm sú
ở hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh, chúng ta cần phải biết được tình hình sản xuất
hiện nay của các nông hộ như thế nào, so sánh hiệu quả giữa các mô hình sản
xuất, từ đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục những khó khăn, đồng thời phát huy
các thế mạnh của các mô hình sản xuất có hiệu quả. Nhận thấy được tầm quan
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
3
trọng các vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của mô
hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Trà Vinh và Bạc Liêu năm 2008”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú bán

thâm canh giữa hai tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, trong đề tài này sẽ lần lượt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Tìm hiểu thực trạng, phân tích hiệu quả nuôi tôm theo mô hình bán
thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
(2) So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh
Bạc Liêu và Trà Vinh.
(3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình
nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
(4) Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình
nuôi tôm bán thâm canh của nông hộ ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Kiểm định thu nhập, chi phí của các mô hình.
+ Kiểm định thu nhập: khẳng định sự khác nhau về thu nhập từ việc nuôi
tôm của nông hộ nuôi tôm theo mô hình bán thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà
Vinh, dùng kiểm định Mann - Whitney để chứng minh.
+ Kiểm định về chi phí: kiểm định sự khác nhau về chi phí nuôi tôm của
nông hộ nuôi tôm theo mô hình bán thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh,
dùng kiểm định Mann - Whitney để chứng minh.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
4
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Hiện tai nông dân ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh đang áp dụng những mô
hình nuôi tôm nào?
(2) Các chi phí và thu nhập phát sinh ở từng mô hình nuôi tôm bán thâm
canh ở 2 tỉnh này như thế nào?
(3) Mô hình nuôi tôm bán thâm canh ở tỉnh nào có hiệu quả hơn?

(4) Cần đưa ra những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả cho mô hình nuôi
tôm ở 2 tỉnh hiện nay?
1.4 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
- Đối với Bạc Liêu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình nuôi tôm của các
nông hộ ở các xã thuộc 4 huyện, thị của tỉnh Bạc Liêu. Cụ thể như sau: Xã Gành
Hào, xã Long Điền thuộc huyện Đông Hải; xã Phước Long thuộc huyện Phước
Long; xã Vĩnh Hậu A, xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Thạnh A thuộc huyện Hòa Bình; xã
Vĩnh Trạch Đông, phường Nhà Mát thuộc Thị xã Bạc Liêu.
- Đối với Trà Vinh: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình nuôi tôm của các
nông hộ ở các xã thuộc 4 huyện của tỉnh Trà Vinh. Cụ thể như sau: Xã Đôn
Xuân, xã Định An thuộc huyện Trà Cú; xã Mỹ Long Nam, xã Hiệp Mỹ Đông
thuộc huyện Cầu Ngang; xã Long Hữu, xã Đông Hải, xã Long Toàn, xã Trường
Long Hòa thuộc huyện Duyên Hải; xã Hòa Minh thuộc huyện Châu Thành.
1.4.2 Thời gian
- Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2006 đến năm 2008. Số liệu sơ cấp
được điều tra từ ngày 12/01/2009 đến 16/01/2009 (ở Trà Vinh) và từ ngày
12/03/2009 đến ngày 15/03/2009 (ở Bạc Liêu).
- Đề tài được thực hiện từ ngày 02/02/2009 đến ngày 01/05/2009.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
tế của mô hình nuôi bán thâm canh ở tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
5
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Từ Thanh Truyền (2005) “Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình nuôi
tôm sú ở ĐBSCL”: Số liệu đã được tác giả phân tích bằng phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp hồi quy đa biến, kết hợp với phần mềm Excel và SPSS để
chỉ ra rằng: trong các mô hình nuôi tôm sú ở ĐBSCL năm 2004 thì mô hình nuôi

tôm thâm canh và bán thâm canh có lợi nhuận tài chính cao nhất, kế đến là mô
hình quãng canh cải tiến, tiếp theo là mô hình tôm - cua, tôm lúa. Ngoài các mô
hình nuôi tôm có lãi nêu trên thì có một mô hình nuôi tôm bị lỗ khá nhiều, đó là
mô hình tôm – rừng. Ngoài ra, đề tài còn chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận năm 2004 của các mô hình nuôi tôm như: vốn tự có, vốn vay tư nhân,
chi phí thuê lao động thời vụ/ha/năm, chi phí sên vét/ha/năm, chi phí
giống/ha/năm, chi phí thức ăn/ha/năm, khấu hao công cụ/ha/năm, khấu hao công
trình/ha/năm, diện tích mặt nước… Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu lên được các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các mô hình nuôi tôm. Tuy nhiên, đề tài
chưa phân tích những thuận lợi và khó khăn cũng như những cơ hội, đe dọa đối
với các mô hình nuôi tôm của nông hộ ở ĐBSCL - và vấn đề này sẽ được làm rõ
trong nội dung của đề tài nghiên cứu này.
Nguyễn Thị Hồng Thấm (2008) “Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất
lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre”. Tác giả đã sử
dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích lợi ích - chi phí, phương
pháp hồi quy tuyến tính để phân tích dữ liệu nhằm làm rõ các vấn đề sau: Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình, so sánh hiệu quả của các
mô hình sản xuất, những thuận lợi, khó khăn của các mô hình sản xuất, đề xuất
một số biện pháp phát triển để tăng hiệu quả sản xuất của các mô hình. Trong đó,
đề tài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận vụ nuôi
tôm của nông dân là: Diện tích nuôi tôm, chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí
phân - thuốc, chi phí lao động gia đình, chi phí lao động thuê, chi phí khác.
Ngoài ra, giá con tôm cũng do thị trường quyết định, nhưng hiện nay các nhà
máy chế biến không nhiều không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, các
nhà máy chỉ chủ yếu mua ở những nơi nuôi công nghiệp còn những hộ nuôi
quảng canh thường đem tiêu thụ ở các tỉnh khác chiếm 52%, nguyên nhân là do
số lượng sản phẩm không nhiều nên không đáp ứng được số lượng lớn cho nhà
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
6

máy. Người nông dân bán sản phẩm của mình cho những khách hàng quen và có
hợp đồng trước chiếm 56%, khách hàng thường xuyên chỉ chiếm 40%. Nhìn
chung, điều kiện mua bán sản phẩm tại địa bàn huyện cũng khá thuận lợi. Hệ
thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho các đối tượng thu mua từ bên ngoài huyện
vào tham gia thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay giá cả thường
xuyên bị biến động đặc biệt là giá cả đầu vào lên rất cao gây tâm lý hoang mang
cho người nông dân trong quá trình sản xuất. Vì vậy, cần có những hợp đồng bao
tiêu sản phẩm, nhằm ổn định giá cả tạo tâm lý an tâm cho người nông dân khi
tham gia sản xuất.
Trang Bửu Hòa (2008) “Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế
nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở vùng Đồng Láng tỉnh Trà Vinh”. Tác
giả đã sử dụng các phương pháp như: phần mềm Microsoft Excel và SPSS, tính
toán các giá trị trung bình (Average), độ lệch chuẩn (Stdev), giá trị tối thiểu
(Min), giá trị tối đa (Max) và các giá trị về hiệu quả kinh tế như lợi nhuận, tỷ suất
lợi nhuận, độ rủi ro, … của các mô hình khảo sát, tương quan giữa các yếu tố kỹ
thuật với năng suất và lợi nhuận. Nội dung đề tài nói rõ về các vấn đề như: Cơ
cấu chi phí cho thức ăn chiếm tỷ lệ khá lớn 59%, tiếp đến là chi phí cho cải tạo
ao 11%, hóa chất 9%, giống 7%, nhiên liệu 7% và chi phí khác 7%; thức ăn công
nghiệp vẫn là thức ăn chính và ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi, bên cạnh đó
nông dân còn bổ sung cho tôm nguồn thức ăn tươi (hến), mang lại kết quả rất tốt
ngược lại làm giảm năng suất nuôi nhưng người dân nơi đây vẫn coi nó là loại
thức ăn không thể thiếu vì hến có rất nhiều ở Trà Vinh, giá rẻ và có thường
xuyên; năng suất nuôi tôm trung bình đạt 1.883 kg/ha/năm, các yếu tố như: mật
độ, thức ăn viên, thức ăn tươi (hến) và tỷ lệ sống đều ảnh hưởng và tỷ lệ thuận
với năng suất, tuy nhiên sự ảnh hưởng của thức ăn không lớn, năng suất tôm khá
cao: 73,861 triệu đồng/ha/năm, năng suất tôm chủ yếu phụ thuộc vào mật độ nuôi
và tỷ lệ sống; lợi nhuận phụ thuộc vào kích cỡ tôm thu hoạch và thức ăn viên, sự
tương quan cũng theo chiều thuận.
Đỗ Minh Chung (2005) “Phân tích kinh tế - kỹ thuật các mô hình nuôi
tôm nước lợ chủ yếu ở tỉnh Bạc Liêu”. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê

mô tả, phương pháp so sánh, phần mềm Excel, SPSS for Windows, qua đó làm rõ
các vấn đề về cơ cấu chi phí, về lợi nhuận cũng như về kỹ thuật của các mô hình
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
7
nuôi tôm nước lợ (TC, BTC, QCCT). Cụ thể như sau: Mô hình TC có tổng chi
phí năm hàng năm cao nhất (207,9 triệu đồng/ha/năm), thấp nhất là mô hình tôm
- lúa (6,7 triệu đồng/ha/năm). Hai mô hình TC và BTC có chi phí thức ăn/năm
cao nhất (chiếm 65,3% tổng chi phí hàng năm), mô hình QCCT thì có chi phí con
giống là cao nhất (trên 50% tổng chi phí hàng năm), thu nhập của mô hình TC và
BTC chỉ có từ tôm nuôi. Với mô hình QCCT chuyên tôm và mô hình Tôm – Cua
thì ngoài thu nhập từ tôm nuôi còn có thu nhập từ cua, cá và tôm tự nhiên. Mô
hình Tôm – Lúa thì có thu nhập thêm từ cá tự nhiên và lúa; lợi nhuận của mô
hình TC và BTC là rất cao (TC: 138,1 triệu đồng/ha/năm; BTC: 102,2 triệu
đồng/ha/năm). Với các mô hình QCCT thì có lợi nhuận khá thấp, trong đó lợi
nhuận của mô hình nuôi Tôm – Lúa là cao nhất (6,9 triệu đồng/ha/năm) và thấp
nhất là mô hình QCCT chuyên tôm (3,4 triệu đồng/ha/năm), trong các mô hình
nuôi tôm, mô hình Tôm – Lúa có tỷ suất lợi nhuận (103%) và hiệu quả chi phí
(2,0 lần) là cao nhất, thấp nhất là mô hình QCCT chuyên tôm (tỷ suất lợi nhuận:
35,8%, hiệu quả chi phí: 1,4 lần), tỷ lệ thua lỗ của mô hình Tôm – Cua là cao
nhất (34% số hộ) và thấp nhất là mô hình Tôm – Lúa (23,3%); các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất tôm nuôi và lợi nhuận của mô hình TC và BTC: kinh
nghiêm nuôi tôm, chi phí sên vét và cải tạo ao hàng năm, mật độ tôm nuôi/vụ, chi
phí thuốc thủy sản hàng năm, tổng lượng thức ăn hằng năm, tổng lượng vốn
vay/chi phí biến đổi hàng năm, kích cỡ bình quân của tôm nuôi.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
8
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề chung về nuôi trồng thủy sản
2.1.1.1 Nuôi trồng thủy sản
Khái niệm nuôi trồng thủy sản là một tiến trình bao gồm một số quá trình
tác động của con người vào môi trường nuôi cũng như các yếu tố kỹ thuật khác
nhằm cải tạo năng suất của thủy vực nuôi, đem lại lợi ích cho người nuôi nói
riêng và nền kinh tế nói chung
Theo FAO, nuôi trồng thủy sản bao gồm 3 quá trình:
- Các công việc nuôi trồng các loại sản phẩm thủy sản.
- Quá trình phát triển của các đối tượng này dưới sự can thiệp của con
người.
- Được thu hoạch bởi một cá nhân hay tập thể người lao động.
2.1.1.2 Đặc điểm nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên như nước, nhiệt độ, khí hậu, thời tiết, Nên chỉ cần những
biến động rất nhỏ của những điều kiện tự nhiên đó thì sẽ ảnh hưởng đến đối
tượng nuôi. Mặt khác, hiện nay các hộ nuôi tôm thường sử dụng chung một
nguồn nước, nên khi nước được xả ra từ một vuông tôm nào đó mà trong nước đó
có mang theo mầm bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến các hộ nuôi xung quanh, các hộ
này sẽ mang nước có mầm bệnh vào vuông tôm của mình. Do đó nuôi tôm rất dễ
xảy ra rủi ro và khi đã xảy ra rủi ro thì thiệt hại sẽ mang tính chất liên hoàn.
Nuôi tôm bị chi phối rất nhiều vào lịch thời vụ. Các hộ nuôi tôm chỉ có thể
thả tôm vào thời gian nước có độ mặn, khi lượng mưa giảm. Thường là vào
tháng 11 năm trước đến cuối tháng 3 năm sau. Đây là thời gian thích hợp cho thả
tôm giống được các trung tâm khuyến ngư khuyến cáo. Chu kỳ nuôi tôm thường
tương đối dài, khoảng từ 3 - 6 tháng.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
9
Chi phí thức ăn, thuốc tương đối cao do tính ăn tạp của tôm, do điều kiện

tự nhiên, và do chu kỳ sản xuất tương đối dài.
2.1.1.3 Mô hình nuôi tôm sú ở Đông Bằng Sông Cửu long
Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam thì ở Việt Nam có các mô hình
nuôi tôm phổ biến sau (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
(1) Quảng canh (Extensive culture): Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào
thức ăn tự nhiên trong ao. Mật độ tôm nuôi thường thấp do phụ thuộc vào nguồn
giống tự nhiên trong ao, diện tích ao nuôi thường lớn (gọi là đầm nuôi) để đạt sản
lượng cao. Mô hình này có ưu điểm là vốn vận hành thấp vì không tốn chi phí
giống và thức ăn, kích cở tôm thu hoạch lớn bán được giá cao, cần ít lao động
cho một đơn vị sản xuất và thời gian nuôi thường không dài do giống đã lớn.
Nhược điểm là năng suất và lợi nhuận thấp, cần diện tích ao nuôi lớn để tăng sản
lượng nên vận hành và quản lý khó, nhất là ở các ao đầm tự nhiên có hình dạng
rất khác nhau.
(2) Quảng canh cải tiến (Improved extensive culture): Là hình thức nuôi
dựa trên mô hình quảng canh nhưng có thả thêm giống ở mật độ thấp (0,5 – 2
con/m
2
) hoặc bổ sung thức ăn không thường xuyên, đôi khi bổ sung cả giống và
thức ăn. Hình thức nuôi này thường là thu tỉa thả bù. Ở nước ta các mô hình như
nuôi kết hợp trong rừng ngập măn, nuôi trên đất nhiễm mặn theo mùa,…thuộc
hình thức này. Ưu điểm của mô hình này là chi phí vận hành thấp có thể bổ sung
con giống tự nhiên thu gom hay nhân tạo, kích cỡ tôm thu hoạch lớn bán giá cao,
cải thiện năng suất của đầm nuôi. Nhược điểm là phải bổ sung con giống lớn để
tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình dang và kích cỏ ao theo dạng
quảng canh nên quản lý khó khăn. Năng suất và lợi nhuận vẫn còn thấp. Ngoài ra
vẫn còn có hình thức quảng canh cải tiến nhưng được vận hành với những giải
pháp kỹ thuật cao hơn như: Ao đầm nuôi nhỏ, xây dựng ao khá hoàn chỉnh
(mương, bờ bao, cống…) mật độ thả cao (có thể đến 7 tôm bột/m
2
) và quản lý

chăm sóc tốt…Vì thế năng suất và hiệu quả cao hơn (điển hình là mô hình tôm
lúa).
(3) Bán thâm canh (Semi- intensive culture): Là hình thức nuôi dựa chủ
yếu vào nguồn thức ăn bên ngoài, có thể là thức ăn viên hay kết hợp với thức ăn
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
10
tươi sống (thức ăn tự nhiên ít quan trọng). Mật độ thả dao động từ 8- 10 con/m
2
(tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam 2000), nhưng trong thực tế là từ 15- 24
con/m
2
, diện tích ao nuôi nhỏ từ 0,2 - 0,5 ha được xây dựng hoàn chỉnh và có
trang bị đầy đủ trang thiết bị như sục khí, máy bơm,…để chủ động trong quản lý
ao. Kích thước nhỏ nên dễ vận hành và quản lý, kích cỡ tôm khá lớn bán được
giá cao. Chi phí vận hành và năng suất thấp.
(4) Thâm canh (Intensive culture): Là hình thức nuôi dựa hoàn toàn vào
thức ăn bên ngoài, chủ yếu sử dụng thức ăn viên có chất lượng cao. Mật độ thả
cao từ 25 - 40 con/m
2
(tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam 2002). Diện tích ao
nuôi từ 0,5 - 1 ha, tối ưu là 1 ha, ao xây dựng hoàn chỉnh cấp và tiêu nước chủ
động, có trang bị đầy đủ các phương tiện nên dễ quản lý và vận hành. Nhược
điểm của mô hình này là tôm thu hoạch có kích cỡ nhỏ (30 - 35 con/kg), giá bán
thấp, chi phí vận hành cao, lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp. Mô hình
này đặc biệt phát triển nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ do có diện tích không lớn
và có điều kiện đầu tư nên diện tích nuôi tôm thâm canh/ bán thâm canh ở khu
vực này là 11.432 ha trên tổng 14. 391 ha diện tích nuôi tôm toàn khu vực và
chiếm 79,4%. Theo thống kê của Bộ Thủy Sản (2006) thì năm 2005 cả nước có
535.863 ha nuôi tôm QCCT chiếm 88% diện tích nuôi tôm cả nước và 67.616 ha

diện tích nuôi tôm TC/BTC. ĐBSCL có 486.855 ha diện tích nuôi tôm QCCT,
chiếm 91% diện tích nuôi tôm khu vực, trong đó tôm- rừng là 256.112 ha (Cà
Mau có 200.255 ha), tôm - lúa là 121793 ha.
2.1.2 Một số lý luận về hiệu quả sản xuất
2.1.2.1 Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất: người sản xuất phải đối mặt với các giới hạn trong việc
sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu
tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả
cao nhất. Trong đó gồm ba yếu tố mà Pauly. 1970 và Culyer. 1985 đã rút ra nhận
xét như sau:
(1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí.
(2) Sản xuất với chi phí thấp nhất.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
11
(3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người.
Từ nhận xét này, chúng ta có thể thấy rằng: 2 nhận xét đầu tiên liên quan
đến quá trình sản xuất và nhận xét thứ 3 liên quan đến vấn đề thị trường (phân
phối). Tóm lại, trong bất kỳ quá trình sản xuất nào, khi tính đến hiệu quả sản xuất
thì người ta thường đề cập đến 3 nội dung cơ bản đó là: hiệu quả kinh tế, hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối.
* Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế được đo bằng sự so sánh kết quả sản
xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế là biểu
hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền
vốn trong sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra các mối quan hệ giữa các lợi ích kinh tế
thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳ kinh doanh. Lợi ích kinh tế
càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Hay nói cách khác, tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị. Có
nghĩa là, khi có sự thay đổi làm tăng giá trị sản xuất kinh doanh thì sự thay đổi
đó có hiệu quả và ngược lại không có hiệu quả.

Các yếu tố đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Tổng thu nhập = Giá bán * Tổng sản lượng
- Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
- Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
* Hiệu quả kỹ thuật: Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm
nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ
thuật được xem chỉ là một thành phần của hiệu quả kinh tế.
+ Tổng giá trị sản xuất (GO): Được tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm
trên một diện tích trong một giống nhất định hoặc nó là giá trị bằng tiền của các
sản phẩm sản xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị để lại tiêu dùng và
giá trị bán ra thị trường trong một chu kỳ sản xuất nhất định (thường là một
năm). Với tôm sú thì giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng thu hoạch được từ
tôm sú nhân với giá bán thực tế ở địa phương.
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng
tiền mà chủ thể phải bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ được sử
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
12
VA = GO - IC
MI = [VA - (A+T)]
dụng trong quá trình sản xuất ra một khối lượng sản phẩm tôm sú như: tôm
giống, thức ăn, phân, thuốc thủy sản, thuỷ lợi, lãi suất tiền vay…
+ Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi
sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất
và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó không chỉ đơn thuần là giá trị
công lao động của người sản xuất mà bao gồm cả phần giá trị thương hiệu đã
thiết lập được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, đảm
bảo cho đời sống và tích luỹ cho người sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao
động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu được khi sản xuất

trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.
A: Giá trị khấu hao; T: Giá trị thuế nông nghiệp (nếu có)
Ngoài các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, sản xuất tôm sú
được đánh giá hiệu quả kinh tế qua các chỉ tiêu chính: GO/1000m
2
nuôi tôm sú,
VA/1000m
2
nuôi tôm sú, MI/1000m
2
đất tôm sú, GO/1 ngày lao động, VA/1 ngày
lao động, MI/1 ngày lao động, GO/1 đồng IC, VA/1đồng IC, MI/1đồng IC,
GO/1 đồng tổng chi phí, VA/1 đồng tổng chi phí, MI/1 đồng tổng chi phí.
* Hiệu quả phân phối: thể hiện giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Có nghĩa là, người sản xuất phải cung cấp những sản phẩm mà người tiêu dùng
cần nhất. Hay nói cách khác, các nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của
người sử dụng nó đạt được cao.
* Hiệu quả xã hội: Thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn: việc phát
triển nuôi tôm sẽ kéo theo cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển như: đường giao
thông, điện, các dịch vụ khác cung cấp để phục vụ cho người nuôi tôm. Đồng
thời khi người lao động có thu nhập cao, họ sẽ có điều kiện nâng cao mức sống
và trình độ,… tạo điều kiện cho phát triển nông thôn ven biển theo hướng công
nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm… tỉnh Bạc Liêu và Trà Vinh năm 2008
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Trần Thị Thanh Tuyền
13
Phát triển nghề nuôi tôm không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung
cấp thực phẩm cho nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân và tạo nguồn hàng xuất
khẩu, đồng thời góp phần tạo công ăn việc làm (người tham gia trực tiếp nuôi,
các dịch vụ liên quan: xây dựng, chế biến thức ăn…), làm giảm sức ép về lực

lượng lao động thất nghiệp, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng
thu nhập, cải thiện mức sống cho nông - ngư dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng hiệu quả sử dụng các tiềm năng của đất nước.
Tác động đối với môi trường: phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và
nuôi tôm nói riêng sẽ kéo theo việc xây dựng hàng loạt các công trình trên bờ,
dưới nước làm biến động cảnh quan tự nhiên, thay đổi diện tích các hệ sinh thái
cực kỳ quan trọng như rừng ngập mặn, đất ngập nước, … làm giảm chất lượng
môi trường. Đặt biệt là chất thải do thức ăn dư thừa, do vật nuôi bài tiết, do các
hóa chất sử dụng để phòng trị bệnh cho tôm, các chế phẩm sinh học sử dụng
trong ao nuôi,… đã gây ô nhiễm, làm suy giảm chất lượng môi trường nước và
trầm tích khu vực nuôi,…
2.1.2.2 Rủi ro trong quá trình sản xuất
Rủi ro là một điều kiện về các thay đổi của tất cả các dạng hoạt động trong
nền kinh tế thị trường. Có một số rủi ro mà ta có thể dự đoán được, nhưng cũng
có một số rủi ro không thể dự đoán trước đặc biệt là trong nông nghiệp.
2.1.2.3 Lợi nhuận
- Lợi nhuận được xem là một khoản dôi ra sau khi trừ đi các khoản chi
phí.
- Khái niệm kinh tế về lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí cơ hội của tất cả các nguồn lực được sử dụng để sản xuất [Robert
Schenk].
- Joseph Schempeter thì cho rằng lợi nhuận là khoản thu nhập đối với
nhà kinh doanh thành công.
- Một số nhà kinh tế khác thì cho rằng lợi nhuận là một loại thu nhập ẩn
đặc biệt, có nghĩa là thu nhập chấp nhận rủi ro. Nhà kinh doanh sẵn sàn chấp
nhận rủi ro ở mức trung bình để tìm kiếm thu nhập nhiều hơn.

×