VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_____________
_____________
HOÀNG THỊ QUỲNH LAN
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Chuyên ngành:
Tâm lý học chuyên ngành
Mã số:
62 31 04 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2016
Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội
Viện Hàm lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng
Phản biện 1:
PGS.TSKH.Nguyễn Kế Hào
Phản biện 2:
PGS.TS. Lê Thị Minh Loan
Phản biện 3:
PGS.TS. Đinh Hùng Tuấn
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại ............................................................................................
Vào hồi...........giờ...........phút, ngày........tháng........năm........
Có thể tìm hiểu án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Hoàng Thị Quỳnh Lan (2015), Vận dụng lý thuyết kiến tạo để phát triển
kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của
sinh viên, Tạp chí Tâm lý học xã hội (Số 8, tháng 8/2015).
2. Hoàng Thị Quỳnh Lan (2015), Thực trạng mức độ thực hiện kỹ năng
giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên,
Tạp chí Tâm lý học xã hội (Số 10, tháng 10/2015).
3.
Hoàng Thị Quỳnh Lan (2016), Tình huống có vấn đề trong hoạt động
học tập của sinh viên, Tạp chí Tâm lý học (Số 1, tháng 1/2016)
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Hoạt động học tập là hoạt động nhận thức, bao gồm hoạt động
tư duy. Xét về bản chất, hoạt động tư duy chỉ nảy sinh trong THCVĐ, do đó
muốn phát triển hoạt động học tập đòi hỏi người học phải ý thức và chủ
động giải quyết những THCVĐ nảy sinh trong HĐHT. Đặc biệt ở đại học,
việc sử dụng THCVĐ nhằm phát triển tư duy cho SV càng trở lên cần thiết
bởi hoạt động học tập của SV là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu
trên cơ sở của tư duy độc lập, sáng tạo phát triển ở mức độ cao. Điều đó có
nghĩa, người học phải bắt đầu tham gia hoạt động tìm kiếm chân lý mới với
óc phê phán, có thể khẳng định, phủ định, hoài nghi khoa học, lật ngược
vấn đề, đào sâu hoặc mở rộng …
1.2. Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
đòi hỏi giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng tiến đến phát triển
năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Con
đường hiệu quả nhất giúp người học trở thành chủ thể của HĐHT, hoạt
động tư duy là đặt họ vào THCVĐ, bao gồm các THCVĐ trong HĐHT.
Thực tế, để giải quyết thành công THCVĐ trong HĐHT phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố trong đó bao gồm yếu tố KN. Bởi THCVĐ trong HĐHT luôn
thay đổi, đòi hỏi quá trình giải quyết THCVĐ phải đạt tới mức ứng xử linh
hoạt, thuần thục và chính xác trên mọi tình huống.
1.3. Đứng trước thực tiễn đó, một số cơ sở đào tạo đã quan tâm đến
việc hình thành KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT cho SV. Bằng chứng
phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đã được sử dụng ở nhiều môn học,
bài học hoặc một số nhà khoa học đã nghiên cứu và xây dựng các THCVĐ
trong nghề nghiệp cụ thể nhằm giúp người học phát triển tư duy nghề
nghiệp. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ SV còn lúng túng khi gặp các
THCVĐ trong HĐHT. Có thể thấy có nhiều lý do giải thích cho thực trạng
này nhưng một trong những nguyên nhân chính là sinh viên thiếu kiến thức
về THCVĐ trong HĐHT và chưa được tổ chức rèn luyện KN giải quyết
THCVĐ trong HĐHT.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành và lựa chọn đề tài “Kỹ
năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh
viên”
2.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng mức độ biểu
hiện và các yếu tố ảnh hưởng tới KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của
1
sinh viên, từ đó đề xuất một số biện pháp tâm lý- sư phạm để phát triển KN
này cho sinh viên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về kỹ năng giải quyết tình huống
có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên như: khái niệm kỹ năng
giải quyết tình huống có vấn đề, kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề
trong học tập của sinh viên, từ đó, xác định mức độ biểu hiện, tiêu chí đánh
giá, và các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề
trong học tập của sinh viên.
2.2.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng giải quyết tình huống
có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên, thực trạng các yếu tố ảnh
hưởng tới kỹ năng này.
2.2.3. Đề xuất, xác định tính khả thi của biện pháp tác động và tổ chức thực
nghiệm tác động nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong
học tập của sinh viên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ biểu hiện của kỹ năng giải quyết tình
huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các
tình huống có vấn đề nảy sinh khi thực hiện nhiệm vụ học tập diễn ra ở trên
lớp. Và để giải quyết tình huống có vấn đề đó, sinh viên cần sử dụng rất
nhiều KN thành phần nhưng luận án tập trung nghiên cứu: kỹ năng nhận
diện THCVĐ, kỹ năng phân tích THCVĐ, kỹ năng đề xuất và sắp xếp các
phương án giải quyết các THCVĐ, kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu và
giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên
3.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Khách thể dùng để khảo sát thực trạng: 575 sinh viên thuộc trường ĐH
Sư phạm Hà Nội 2, ĐH Thái Nguyên, Học viện Quản lý giáo dục
- Khách thể dùng để thử nghiệm sư phạm: 78 sinh viên tại Học viện Quản lý
giáo dục, trong đó có 39 đối chứng và 39 thực nghiệm. Số khách thể này được
rút ra từ 575 sinh viên dùng để phát hiện thực trạng.
3.2.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu trên 3 trường ĐH Sư
phạm Hà Nội 2, ĐH Thái Nguyên, Học viện Quản lý giáo dục.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Nguyên tắc hoạt động
- Nguyên tắc tiếp cận hệ thống
2
4.2. Phương pháp nghiên cứu (được trình bày chi tiết ở chương 3)
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp thực nghiệm tác động
Phương pháp thống kê toán học
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Về lý luận
Luận án góp phần hoàn thiện khung lý luận định hướng cho việc
nghiên cứu KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên, từ đó làm rõ
nội hàm khái niệm KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên.
Luận án xác định một số tiêu chí, biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng
đến KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên.
5.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu thực tiễn mô tả: thực trạng mức độ biểu hiện
của KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên; KN này được đánh
giá thông qua 4 kỹ năng cơ bản, trong đó sinh viên thực hiện kỹ năng nhận
diện tình huống có vấn đề, kỹ năng phân tích tình huống có vấn đề tốt hơn
hai kỹ năng đề xuất, sắp xếp các phương án giải quyết các tình huống có
vấn đề và kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết tình huống có
vấn đề; xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến KN giải
quyết THCVĐ trong HĐHT của SV, đồng thời đề xuất các biện pháp phù
hợp, khả thi để hoàn thiện kỹ năng này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1.Ý nghĩa lý luận: Kết quả của luận án góp phần bổ sung và làm phong
phú một số vấn đề lý luận về KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh
viên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án góp phần làm rõ thực trạng KN
giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên, đó là cơ sở để các nhà giáo
dục tham khảo trong quá trình xây dựng chương trình, nội dung đào tạo phù
hợp với hoạt động học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, kết quả của luận án
có thể là tài liệu cho sinh viên tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để phát triển kỹ
năng học tập nói chung, KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT nói riêng,
thông qua đó phát triển tư duy cho sinh viên.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm phần: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị và
danh mục các công trình công bố, tài liệu tham khảo (144 trang) và phụ lục
(118 trang).
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Nghiên cứu về tình huống và tình huống có vấn đề
Nhìn một cách tổng quát, các nghiên cứu về THCVĐ trong lịch sử
được tiếp cận ở nhiều góc độ, tập trung vào các hướng như sau:
Một, nghiên cứu tình huống và THCVĐ trong hoạt động tư duy của
con người. Đây là hướng nghiên cứu được nhiều nhàc nhà tâm lý, giáo dục
học quan tâm, tiêu biểu tác giả X.L.Rubinstein, Macmutov M.I (1972),
V.A.Cruchetxki (1981), M.A. Machuskin và A.V.Petrovski. Các tác giả
khẳng định THCVĐ là trở ngại, khó khăn về mặt trí tuệ của con người xuất
hiện khi có mâu thuẫn giữa kinh nghiệm đã có (tri thức, kỹ xảo, kỹ năng cũ)
và những vấn đề nảy sinh trong tình huống nên kích thích con người tìm tòi
cách giải thích hay hành động mới dù những kinh nghiệm đó chưa đủ để đạt
mục đích mới trong THCVĐ như là cơ sở để chủ thể tương tác với
THCVĐ[95, tr68]. [86.tr.60][65, tr 20, 212][15.tr 14].
Nghiên cứu về tình huống trong hoạt động dạy học. Vào những
năm 1980, những nghiên cứu này được gọi là phương pháp dạy học tình
huống và được đưa vào thực tiễn tại khoa luật trường Đại học Havrvad. Sau
đó, xu hướng này được mở rộng, áp dụng vào chuyên ngành khác như vật
lý, sinh học, hóa học, toán học. Những năm tiếp sau, phương pháp dạy học
tình huống được phát triển thành nhóm phương pháp dạy học nêu vấn đề.
Hướng nghiên cứu này có thể kể đến các nhà khoa học Liên Xô và Ba Lan
điển hình như T.V.Cuđriaxep(1967); A.M.Machiuskin(1972); V.Okon
(Ba Lan, 1976) và I.IaLecne (1977). Tác giả I.Ia.Lecne, Montaigne(15331592), Robert Harris (1982) [104 tr.54-56]. Tiếp tục kế thừa quan điểm
THCVĐ được xem như là động lực phát triển tính tích cực của chủ thể nhận thức
nên một số tác giả trong nước đã nghiên cứu về THCVĐ như như một phương
pháp dạy học tích cực, đại diện như Lê Khánh Bằng (1995), Vũ Văn Tảo
(1996), Phan Trọng Ngọ (2005), Đặng Thành Hưng (2002), Trần Thị Tuyết
Oanh (2008), Thái Duy Tuyên (2010)…
Hướng nghiên cứu tình huống, THCVĐ diễn ra trong giao tiếp sư
phạm, trong hoạt động giáo dục học sinh và diễn ra trong hoạt động quản
lý, có thể kể đến những tác giả như Nguyễn Ngọc Bảo và Nguyễn Đinh
Chỉnh (1999), Bảo Thắng, Nguyễn Ánh Tuyết (1997), Bùi Thị Mùi, Hoàng
4
Anh, Đỗ Thị Châu, Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), Phùng Đình Mẫn
(2008), Trần Thị Quốc Minh (1999), Đoàn Thị Ty (2008)
1.2. Nghiên cứu về kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề
Những nghiên cứu về KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT khá
phong phú nhưng nhìn chung có những hướng nghiên cứu chính như sau:
Nghiên cứu về quy trình giải quyết THCVĐ: Mỗi tác giả quan niệm
quy trình thực hiện giải quyết THCVĐ gồm nhiều bước khác nhau nhưng
nhìn chung quy trình đó phải trải qua những bước sau:
- Nhận thức vấn đề và hình thành giả thuyết
- Đưa ra giải pháp và đánh giá giải pháp
- Thực hiện giải pháp
- Theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện.
Nghiên cứu về cấu trúc của KN giải quyết THCVĐ: KN giải quyết
THCVĐ thường được coi là một KN phức hợp gồm nhiều KN bộ phận.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành KN giải quyết THCVĐ
được nhiều tác giả quan tâm. Một số yếu tố được đề cập tới như thái độ,
nhận thức, động cơ….
Tiểu kết chương 1
Tóm lại, cơ sở lý luận của KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động
học tập của SV đã hình thành từ rất lâu nhưng tập trung nghiên cứu KN giải
quyết THCVĐ trong các môn học hoặc bài học cụ thể như một phương
pháp, quan điểm dạy học. Nhiều công trình đã làm sáng tỏ nội hàm và chỉ
ra một số tiêu chí cơ bản để đánh giá KN giải quyết THCVĐ. Tuy nhiên,
các nghiên cứu ở nước ta về KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động nói
chung của SV chưa nhiều.
5
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
2.1. Kỹ năng:
2.1.1.Khái niệm kỹ năng: KN là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm
đã có vào thực hiện một cách có hiệu quả hành động/hoạt động trong điều
kiện cụ thể, xác định.
2.1.2. Đặc điểm kỹ năng
KN có những đặc điểm sau:
- Tính chính xác: nhận thức chính xác mục đích, yêu cầu của KN,
thực hiện chính xác các thao tác cần thiết của KN theo một trình tự logic.
- Tính thuần thục: vận dụng các thao tác của KN phù hợp với mục
đích, điều kiện hoạt động, không còn những thao tác thừa, không gặp
vướng mắc, tốc độ, nhịp độ nhanh, không còn mò mẫm.
- Tính linh hoạt: ổn định, bền vững, không chỉ đạt kết quả trong
trường hợp cố định mà trong những trường hợp tương tự, những hoàn cảnh
khác nhau.
Trong phạm vi luận án, chúng tôi sử dụng ba đặc điểm: tính chính
xác, thuần thục, linh hoạt để làm cơ sở xây dựng các tiêu chí đánh giá KN
giải quyết THCVĐ trong HĐHT.
2.1.3. Các mức độ của kĩ năng
Luận án đánh giá KN dựa vào 3 tiêu chí: tính chính xác, thuần thục,
linh hoạt để chia KN thành 5 mức độ: Mức 5: Tốt, Mức 4: Khá, Mức 3:
Trung bình, Mức 2: Yếu, Mức 1: Kém
2.1.4. Quá trình hình thành kĩ năng
Quá trình hình thành KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT gồm 5 bước:
Bước 1: Giới thiệu ý nghĩa của KN cần lĩnh hội, mục đích của hành động
tương ứng. Hướng dẫn các thành tố cấu trúc và trình tự thực hiện các thao
tác tạo thành hành động tương ứng.
Bước 2: Tổ chức, điều khiển sinh viên thực hiện các bài luyện tập để rèn
luyện KN thực hiện hành động. Trong quá trình luyện tập, giảng viên cần
kiểm tra và hướng dẫn sinh viên tự kiểm tra, đánh giá hành động.
Bước 3: Tổ chức, điều khiển sinh viên luyện tập bằng cách sử dụng kỹ
năng đã hình thành vào việc thực hiện hành động mới phức tạp hơn
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kỹ năng đã được rèn luyện.
6
2.2. Hoạt động học tập của sinh viên
2.2.1. Khái niệm hoạt động học tập: là hoạt động diễn ra theo phương thức
nhà trường, có mục đích tự giác, tích cực của người học để chiếm lĩnh tri
thức, kỹ năng,kỹ xảo, con đường phát hiện tri thức nhằm làm thay đổi chính
bản thân theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn
2.2.2. Sinh viên: là những người đang theo học tại các trường Đại học, cao
đẳng, họ có sự trưởng thành về mặt cơ thể, tâm lý và xã hội, đang tích cực
học tập và rèn luyện tích lũy kiến thức cơ bản, cốt lõi về chuyên môn,
nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp tương lai theo một
chương trình đào tạo do cơ sở giáo dục đề ra.
2.2.3. Khái niệm hoạt động học tập cúa sinh viên: là một hoạt động nhận
thức diễn ra theo phương thức nhà trường được điều khiển bởi mục đích tự
giác, tích cực nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, từ đó phát triển
năng lực, phẩm chất, tư duy nghề nghiệp.
2.3. Tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên
2.3.1. Khái niệm
2.3.1.1.Vấn đề: là trạng thái tâm lý phản ánh sự mâu thuẫn trong nhận thức
được diễn đạt bằng những câu hỏi, bài toán hay nhiệm vụ nhưng chủ thể
chưa biết giải quyết, chưa đủ phương tiện để giải quyết nên còn gặp khó
khăn, trở ngại.
2.3.1.2.Tình huống có vấn đề trong HĐHT: là toàn bộ sự việc, hiện tượng
chứa đựng nhưng mâu thuẫn, khó khăn nảy sinh trong HĐHT, được chủ thể
nhận thức và có nhu cầu giải quyết bằng cách tìm tòi những tri thức,
phương thức hành động mới.
2.3.1.3.Tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên: là toàn bộ
sự việc, hiện tượng chứa đựng mâu thuẫn, khó khăn nảy sinh trong HĐHT,
được sinh viên nhận thức và có nhu cầu giải quyết bằng cách tìm tòi những
tri thức, kĩ năng, thái độ học tập mới
2.3.2.Đặc điểm của THCVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên
+ Tính có vấn đề của THCVĐ trong HĐHT của sinh viên
+ Tính phức tạp, đa dạng của THCVĐ trong HĐHT của sinh viên
+ Tính bất ngờ của THCVĐ trong HĐHT của sinh viên
2.3.3.Các bước giải quyết tình huống có vấn đề trong HĐHT của sinh viên
Trong khuôn khổ luận án chúng tôi hiểu giải quyết THCVĐ trong
HĐHT là một quá trình thực hiện từng bước để giải quyết sự mâu thuẫn,
7
-
khó khăn của những tình huống nảy sinh trong HĐHT bằng cách tìm tòi
những tri thức, kĩ năng, thái độ học tập mới. Quá trình đó bao gồm 4 bước:
- Bước 1. Nhận dạng THCVĐ trong HĐHT
- Bước 2. Phân tích THCVĐ trong HĐHT
- Bước 3. Đề xuất và sắp xếp phương án giải quyết THCVĐ trong HĐHT
- Bước 4. Lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết THCVĐ trong HĐHT
2.4. Kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học tập
của sinh viên
2.4.1 Khái niệm: KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT là sự vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm của sinh viên để nhận diện, phân tích THCVĐ,
đề xuất, sắp xếp và lựa chọn phương án tối ưu giải quyết THCVĐ nảy sinh
trong hoạt động học tập của sinh viên
2.4.2. Biểu hiện của kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt
động học tập của sinh viên
KN nhận diện THCVĐ trong HĐHT của SV
KN phân tích THCVĐ trong HĐHT của SV
KN đề xuất, sắp xếp phương án giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV
KN lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV
2.4.3. Mức độ của kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động
học tập của sinh viên
Mức độ kém: chưa nhận diện, phân tích được THCVĐ trong
HĐHT, không đề xuất, lựa chọn được phương án tối ưu ngay cả với những
THCVĐ quen thuộc, quá trình thực hiện nhiều lúng túng, mất thời gian.
Mức độ yếu: nhận diện, phân tích các THCVĐ trong HĐHT quen
thuộc chưa chính xác, đầy đủ, còn sai sót, dù đã đề xuất được các phương
án giải quyết THCVĐ nhưng chưa chính xác nên không lựa chọn đúng
phương án tối ưu. Với phương án lựa chọn, dù xây dựng được kế hoạch
nhưng còn sai sót trong quá trình thực hiện và đánh giá. Quá trình thực hiện
kỹ năng nhiều lúng túng, mất thời gian và khá cứng nhắc, đặc biệt với
THCVĐ trong HĐHT mới lạ.
Mức trung bình: Nhận diện, phân tích chính xác một phần các
THCVĐ trong HĐHT quen thuộc, đề xuất và lựa chọn được phương án tối
ưu để giải quyết THCVĐ nhưng vẫn còn những phương án không phù hợp.
Với phương án đã lựa chọn, SV xây dựng được kế hoạch để triển khai
nhưng chưa đầy đủ, chính xác còn một vài sai sót. Quá trình thực hiện bớt
lúng túng nhưng chưa thành thạo, còn mất thời gian, đã bớt cứng nhắc
8
nhưng vẫn chưa ổn định với những THCVĐ mới lạ.
Mức khá: Nhận diện, phân tích chính xác, đầy đủ THCVĐ trong
HĐHT, đề xuất và lựa chọn chính xác các phương án tối ưu; xây dựng được
kế hoạch hợp lý, không có sai sót, đánh giá chính xác quá trình đã thực hiện
ngay cả với THCVĐ mới lạ. Quá trình thực hiện bớt cứng nhắc, ổn định với
các THCVĐ khác nhau, tuy nhiên vẫn mất thời gian, đặc biệt là với
THCVĐ mới lạ.
Mức tốt: Ngay cả những THCVĐ trong hoạt động học tập mới lạ
SV luôn nhận diện, phân tích chính xác, đầy đủ các THCVĐ nên đề xuất và
lựa chọn chính xác các phương án tối ưu; xây dựng kế hoạch hợp lý, không
có sai sót, đánh giá chính xác quá trình đã thực hiện. Quá trình thực hiện rất
thuần thục, lĩnh hoạt, tốn rất ít thời gian, không cứng nhắc và ổn định trong
các THCVĐ khác nhau.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giải quyết tình huống có vấn đề
trong hoạt động học tập của sinh viên.
2.5.1. Những yếu tố chủ quan : Trong khuôn khổ luận án chúng tôi tập
trung phân tích các yếu tố vốn tri thức, kinh nghiệm của sinh viên về
HĐHT, về THCVĐ trong HĐHT, khả năng tư duy, thái độ, động cơ, mục
đích học tập và khí chất của sinh viên.
2.5.2. Những yếu tố khách quan: Trong khuôn khổ luận án chúng tôi tập
trung phân tích các yếu tố phương pháp giảng dạy của giáo viên, nội dung
các môn học sinh viên, bầu không khí lớp học.
Tiểu kết chương 2
Tóm lại, KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV
được biểu hiện qua 4 KN thành phần và được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí:
tính đúng đắn, tính thuần thục, tính linh hoạt. Từ đó KN giải quyết tình
huống có vấn đề được chia làm 5 mức độ: Yếu, Kém, Trung Bình, Khá, Tốt
KN giải quyết THCVĐ trong hoạt động học tập của SV chịu ảnh
hưởng phức hợp bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan
9
MÔ HÌNH KHUNG LÝ THUYẾT
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT THCVĐ TRONG HĐHT CỦA SV
THCVĐ trong HĐHT
- Vấn đề
-THCVĐ
-THCVĐ
KN
GQTHCVĐ
KN nhận
diện
THCVĐ
KN
phân
tích
THCVĐ
trong HĐHT
của SV
KN đề
xuất, sắp
xếp
ph/án
GQTHC
VĐ
KN lựa
chọn và
GQTH
CVĐ
Các yếu tố ảnh hưởng đến KNGQTHCVĐ trong
HĐHT
Yêu tố khách quan
Yếu tố thuộc về SV
1.Thao tác tư duy
2. Hiểu biết, kinh nghiệm
3. Thái độ, động cơ, mục đích HT
4. Khí chất của SV
1.Nội dung đào tạo
2.Phong cách giảng dạy của GV
3.Bầu không khí lớp học
Thực nghiệm tác động nâng cao KNGQTHCVĐ trong HĐHT
10
Chương 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổ chức nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu qua 3 giai: Nghiên cứu lý luận;
nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm tác động
3.1.1.Khách thể nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: 575 sinh viên trường ĐH Sư phạm Hà nội 2, ĐH
Thái Nguyên, Học viện Quản lý giáo dục
- Địa bàn nghiên cứu: ĐH Sư phạm Hà nội 2, ĐH Thái Nguyên, Học viện
Quản lý giáo dục.
3.1.2. Giai đoạn nghiên cứu
3.1.2.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận: xây dựng đề cương chi tiết, tổng
quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận liên quan
đến KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV.
3.1.2.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn: Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao
gồm giai đoạn: khảo sát (khảo sát thử, chính thức) và thực nghiệm tác động
- Mục đích của nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng mức độ
biểu hiện và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố chủ quan, khách quan đến
KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên.
- Nội dung nghiên cứu thực tiễn: Đánh giá thực trạng KN giải quyết
THCVĐ trong HĐHT thông qua 4 kỹ năng: KN nhận diện THCVĐ, KN
phân tích THCVĐ, KN đề xuất và sắp xếp phương án giải quyết THCVĐ,
KN lựa chọn phương án và giải quyết THCVĐ trong HĐHT; đánh giá mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự hình thành và phát triển KN giải quyết
THCVĐ trong HĐHT, trên cơ sở đó rút ra các kết luận và kiến nghị cần
thiết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp được sử dụng là
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát, nghiên cứu
sản phẩm hoạt động và thống kế toán học.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã sử dụng 7 phương pháp nghiên cứu chính và 11 bộ công
cụ (gồm dàn ý phỏng vấn sâu; bảng hỏi; biên bản quan sát; bài tập tình
huống;...)
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
Tổng hợp, phân tích, hệ thống về mặt lý luận các nghiên cứu liên
quan đến KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT ở trong và ngoài nước nhằm
11
xác định những vấn đề trong việc nghiên cứu, đồng thời xác định mức độ
biểu hiện và những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng này.
3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích:
+ Tìm hiểu thực trạng tần suất xuất hiện của các THCVĐ trong
HĐHT của SV, từ đó làm căn cứ tổng hợp các THCVĐ phổ biến trong
HĐHT của SV
+ Tìm hiểu mức độ biểu hiện và thực trạng các yếu tố ảnh các yếu tố
tác động tới KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV từ đó đề xuất biện
pháp tác động nhằm nâng cao KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV.
- Khách thể nghiên cứu: 575 SV 3 trường ĐH Sư phạm 2, ĐH Thái
Nguyên, HV Quản lý giáo dục.
- Cơ sở để xác định mức độ của KN:
Căn cứ vào điểm trung bình: Thang đo gồm 5 mức độ trả lời tương ứng
với số điểm 1,2,3,4,5. Điểm tối đa 5 và điểm tối thiểu 1.
Căn cứ vào các tiêu chí của kỹ năng: mỗi nhóm kỹ năng đều được đánh
giá trên 3 tiêu chí là tính chính xác, tính thành thục và tính linh hoạt
ĐTB
≥ 4.5
3.5 4.49
2.5 3.49
1.5 2.49
≤ 1.49
Mức độ của KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
3.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu được
từ phương pháp khác. Kết quả thu được từ phỏng vấn sâu có ý nghĩa để
đánh giá thực trạng về mặt định tính KN này của SV.
- Khách thể: 27 SV được rút ra từ 575 SV thuộc khách thể nghiên cứu
3.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Mục đích: bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu được
từ phương pháp khác.
- Khách thể: 575 SV thuộc nhóm khách thể nghiên cứu
3.2.6. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã
thu được từ phương pháp khác.
- Khách thể: 30 SV được rút ra từ 575 SV thuộc khách thể nghiên cứu
3.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Mục đích: Thử nghiệm và kiểm định tính đúng đắn biện pháp tác
động nhằm nâng cao các KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV.
12
- Khách thể thực nghiệm: 78 SV (thực nghiệm: 39, đối chứng: 39 SV)
- Thời gian, địa điểm: 9/2015-11/2015 tại Học viện Quản lý giáo dục
3.2.8. Phương pháp thông kế toán học: Sử dụng phần mềm SPSS phiên
bản 16.0 và phân tích hệ số Alpha để xác định độ tin cậy của bảng
hỏi lựa chọn hệ số tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (60%); giá trị trung
(Mean); độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation); tần suất và chỉ số
phần trăm; phân tích so sánh; phân tích tương quan nhị biến: mức độ
ý nghĩa của mối quan hệ dựa vào quan hệ xác suất với p <0.05 và
phân tích hồi quy tuyến tính.
Tiểu kết chương 3
Việc tổ chức nghiên cứu theo chu trình khoa học và chặt chẽ. Luận
án tiến hành nghiên cứu trên 3 trường ĐHSP Hà Nội 2, ĐH Thái Nguyên, Học
viện Quản lý giáo dục. Luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau và số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định
tính, đảm bảo độ tin cậy và khoa học cho các kết luận của đề tài.
Chương 4
THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CÓ VẤN
ĐỀ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
4.1. Thực trạng KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên
4.1.1 Đánh giá chung về thực trạng KN giải quyết THCVĐ trong
HĐHT của sinh viên
4.1.1.1. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện KN giải quyết THCVĐ
trong HĐHT của sinh viên sinh viên
Bảng 4.1. Đánh giá chung về kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề
trong hoạt động học tập của sinh viên
Stt
Kỹ năng
1 Nhận diện THCVĐ
2 Phân tích THCVĐ
Đề xuất, sắp xếp PA
3
GQTHCVĐ
4 Lựa chọn PAGQ THCVĐ
KN giải Tính chính xác
5 quyết
Tính thuần thục
THCVĐ Tính linh hoạt
Tổng
Đánh giá
Bảng hỏi
Bài tập
Quan sát
(N=575)
(N=575)
(N= 60)
Tổng
ĐTB SD XL ĐTB SD XL ĐTB SD XL
2.96 0.67 TB 3.47 0.58 TB 3.15 0.60 TB 3.19
2.99 0.67 TB 2.76 0.59 TB 3.11 0.62 TB 2.95
2.94 0.68 TB 3.20 0.56 TB 3.09 0.70 TB
3.08
2.93 0.69
3.06 0.65
2.91 0.66
2.92 0.63
2.96
3.09
3.17
2.97
3.14
3.09
TB
TB
TB
TB
TB
13
3.34 0.59
3.31 0.40
2.93 0.52
3.34 0.54
3.19
TB
TB
TB
TB
TB
2.99 0.68
3.13 0.62
3.08 0.62
3.15 0.61
3.12
TB
TB
TB
TB
TB
Theo đánh giá chung, KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh
viên đạt mức độ trung bình trên cả ba thang đo, cụ thể với ĐTBbảng hỏi =
2.96; ĐTBbài tập = 3.19 và ĐTBquan sát = 3.12 .
Phân tích theo từng tiêu chí đánh giá: tính chính xác của KN giải
quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên xếp ở thứ bậc cao nhất, kế đến là
tính linh hoạt và thấp nhất là tính thuần thục (ĐTBchính xác = 3.17, ĐTBlinh hoạt
= 3.14, ĐTBthuần thục = 2.97). Tuy nhiên, ba tiêu chí này không tồn tại độc
lập mà có mối tương quan với nhau. Tính linh hoạt và tính thuần thục có
mối liên hệ rõ nhất, theo chiều thuận(r= 0.721**). Kế tiếp là cặp tính chính
xác và tính thuần thục (r= 0.678**); cuối cùng là cặp tính chính xác và tính
linh hoạt (r= 0.655**).
Phân tích theo từng KN thành phần: KN thành phần đạt mức độ
trung bình nhưng giữa chúng sự khác biệt, trong đó KN lựa chọn phương án
tối ưu và giải quyết THCVĐ xếp vị trí thấp nhất- vị trí số 4.
Kết quả phân tích mối tương quan giữa các KN: KN thành phần
đều có mối tương quan với nhau nhưng KN đề xuất, sắp xếp phương án giải
quyết tình THCVĐ trong HĐHT có mối tương quan mạnh nhất với các KN
còn lại, r lần lượt là 0.650**, 0.649**, 0.728**. Đây là cơ sở để đề xuất
biên pháp bồi dưỡng KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT cho SV.
4.1.1.2. Đánh giá chung về mức độ chính xác, thuần thục, linh hoạt của
kỹ năng giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên
a. Đánh giá chung về mức độ chính xác.
12
10
8
3.18
3.1
3.15
3.07
Quan sát
6
Bài tập tình huống
3.53
2.94
3.39
3.39
3.11
3.12
3.01
3
Nhận dạng THCVĐ
Phân tích THCVĐ
Đề xuất và sắp xếp
phương án GQTHCVĐ
Lựa chọn phương án tối
ưu và GQTHCVĐ
Bảng hỏi
4
2
0
Biểu đồ 4.1. Mức độ chính xác của KN giải quyết tình huống có vấn đề
trong hoạt động học tập của sinh viên
Với ĐTB = 3.17, sinh viên đã thực hiện đúng, đầy đủ bốn KN thành
phần nhưng vẫn mắc lỗi, độ chính xác không nhiều, chính xác và sai sót
14
ngang bằng nhau. KN sinh viên thực hiện chính xác nhất là KN nhận diện
THCVĐ. Sinh viên thực hiện KN phân tích THCVĐ kém chính xác nhất.
Phân tích sâu hơn về tiêu chí chính xác: sinh viên thực hiện KN
phân tích chính xác nhất với ĐTB=3.12, KN lựa chọn phương án tối ưu và
giải quyết THCVĐ thực hiện thiếu chính xác nhất với ĐTB = 3.00. Kết hợp
với kết quả phỏng vấn sâu, 16/27 sinh viên cho rằng họ thực hiện hiện KN
lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết THCVĐ kém nhất, trong đó 7 ý
kiến cho rằng họ thực hiện KN này thiếu chính xác. Sinh viên của ĐH Thái
Nguyên đã chia sẻ “Khi cần đưa ra cách thức để thực hiện các phương án
đã lựa chọn, em hơi băn khoăn không biết phương án mình lựa chọn đã
đúng hay chưa”.
b. Đánh giá chung về mức độ thuần thục
Mức độ thuần thục của KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT đạt
mức trung bình với ĐTB= 2.47. Trong đó, KN nhận diện THCVĐ có tính
thuần thục cao nhất, KN phân tích THCVĐ kém thuần thục nhất, tuy nhiên
KN lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết THCVĐ là KN sinh viên thực
hiện kém thuần thục nhất ở 2/3 thang đo. Kết quả phỏng vấn sâu khẳng định
thêm về điều này P.D.N cho rằng “Các điều mình đưa ra rất ổn nhưng lúc
bắt tay vào làm thì không được tốt lắm, vì mình hay bị rối, không biết bắt
đầu từ đâu trong khi giải quyết các tình huống...”
c.Đánh giá chung về mức độ linh hoạt
10
9
8
3.17
3.15
3.11
3.37
3.41
3.5
3.08
2.89
2.95
2.9
2.9
Nhận dạng THCVĐ
Phân tích THCVĐ
Đề xuất và sắp xếp
phương án GQTHCVĐ
Lựa chọn phương án tối
ưu và GQTHCVĐ
2.98
7
6
5
Quan sát
4
Bài tập tình huống
Bảng hỏi
3
2
1
0
Biểu đồ 4.2. Mức độ thuần thục của KN giải quyết tình huống có vấn đề
trong hoạt động học tập của sinh viên
Tính linh hoạt của KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT đạt mức
trung bình (ĐTB= 3.14), trong đó sinh viên thực hiện KN phân tích
THCVĐ linh hoạt nhất; KN lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết
THCVĐ thiếu linh hoạt nhất. Kết quả tiến hành phỏng vấn sâu cho thấy
15
16/27 sinh viên cho rằng nguyên nhân họ thực hiện KN chưa tốt là vì
thiếu linh hoạt. Biểu hiện của sự thiếu linh hoạt được sinh viên chia sẻ như
sau: Sinh viên N.T.H.M khẳng định: Em nhận thấy khi giải quyết một
THCVĐ nào đó, em không biết rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Chính vì
vậy em có thể giải quyết tình huống ở hoàn cảnh này nhưng nếu gặp hoàn
cảnh khác em lại không thể giải quyết được.
4.1.1.3. Đánh giá chung về kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong
hoạt động học tập và các biến số ngành học, năm học, học lực, giới tính
của sinh viên.
Bảng 4.2 Mức độ kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề trong hoạt động học
tập theo trường
Trường
ĐHSPHN2
ĐHTN
HVQLGD
Tổng
Nhận diện
THCVĐ
BH
3.11
3.05
2.71
2.96
BT
3.51
3.39
3.51
3.47
QS
3.25
3.11
3.10
3.15
Kĩ năng
Đề xuất/ sắp xếp
Phân tích
phương án GQ
THCVĐ
THCVĐ
BH BT QS BH BT QS
3.09 2.78 3.15 3.08 3.40 3.01
3.06 2.72 3.10 3.01 3.08 3.15
2.79 2.79 3.05 2.69 3.12 3.10
2.98 2.76 3.10 2.93 3.20 3.09
Lựa chọn
phương án GQ
THCVĐ
BH BT QS
3.07 3.50 3.05
3.02 3.25 2.90
2.67 3.28 3.03
2.92 3.34 2.99
Tổng
3.17 1
3.07 2
2.99 3
3.08
Xem xét theo cơ sở đào tạo, sinh viên ĐH SPHN 2 thực hiện KN giải
quyết THCVĐ trong HĐHT tốt nhất. Đây cũng là trường có tỷ lệ sinh viên có
học lực khá, giỏi và suất xắc cao nhất trong 3 cơ sở giáo dục, tuy nhiên không có
mối tương quan giữa học lực và KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh
viên, sig= 0.139> 0.001. Trái lại, 62% sinh viên thuộc ĐH SPHN 2 cho rằng nội
dung chương trình đào tạo của họ đã quan tâm đến phát triển kĩ năng mềm và nội
dung học tập này có mối tương quan với KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT,
sig = 0.02< 0.05. Kết quả này cũng được thể hiện trong phỏng vấn sâu: “…để
tìm một môn học dạy về kĩ năng ở trong trường em có không nhiều nhưng là
sinh viên sư phạm nên thầy/cô rất quan tâm phát triển kĩ năng sư phạm cho
học sinh, nhiều môn chúng em phải làm việc nhóm, thuyết trình, lập kế
hoạch…”.
Theo ngành đào tạo, sinh viên ngành sư phạm thực hiện KN giải quyết
THCVĐ trong HĐHT tốt hơn (sig=0.00**<0.05, nhân tố one-away anova).Xem
xét theo năm học, sinh viên năm thứ nhất thực hiện kém nhất, sinh viên năm thứ
4 thực hiện tốt nhất (sig=0.00** <0.05). Bên cạnh đó, yếu tố giới và học lực
không có mối tương quan với mức độ thực hiện KN giải quyết THCVĐ trong
HĐHT của SV.
16
TB
4.1.2. Biểu hiện cụ thể của kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề
trong hoạt động học tập của sinh viên
Bảng 4.4. Các thao tác của KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT được SV
thực hiện tốt nhất, kém nhất
(Bảng số liệu cụ thể từ trang 102-127)
Điểm
Kỹ năng
M
TB
KN nhận diện THCVĐ
2.85
9
Xây dựng kế hoạch để
KN phân tích THCVĐ
2.97
5
giải quyết THCVĐ
KN đề xuất THCVĐ
2.92
6
(KN8)
KN lựa chọn THCVĐ
2.96
4
KN nhận diện THCVĐ
2.93
8
Các yếu tố khách quan
KN phân tích THCVĐ
2.92
8
ảnh hưởng khi giải
KN đề xuất THCVĐ
3.14
1
quyết THCVĐ(KN4)
KN lựa chọn THCVĐ
2.99
2
3.05
1
Kiến thức, kỹ năng, thái KN nhận diện THCVĐ
3.07
2
độ đã có ảnh hưởng khi KN phân tích THCVĐ
giải quyết THCVĐ
KN đề xuất THCVĐ
2.92
7
(KN6)
KN lựa chọn THCVĐ
2.88
7
KN nhận diện THCVĐ
3.02
2
Vận dụng kinh nghiệm
KN phân tích THCVĐ
3.08
1
khi giải quyết THCVĐ
KN đề xuất THCVĐ
2.87
8
(KN7)
KN lựa chọn THCVĐ
3.02
1
KN nhận diện THCVĐ
2.98
5
Xác định những việc
KN phân tích THCVĐ
2.91
9
cần đạt được khi giải
KN đề xuất THCVĐ
2.85
9
quyết THCVĐ (KN2)
KN lựa chọn THCVĐ
2.85
9
CX
9
6
6
7
7
9
1
3
1
4
4
9
5
5
5
1
2
7
9
8
Thứ bậc
TT
LH
5
8
8
3
3
7
1
4
7
6
9
6
1
1
2
3
5
1
2
2
2
8
8
5
3
4
1
1
3
9
2
2
2
9
7
9
9
3
9
7
KN thành phần của KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV
đều đạt mức trung bình, với
KN nhận diện=
2.96,
KN phân tích
= 2.99,
KN đề
2.94, KN lựa chọn = 2.93. Xem xét trên ba tiêu chí, sinh viên thực hiện 4
KN thành phần chính xác nhưng thiếu thuần thục. Giữa các tiêu chí có sự
tương quan theo chiều thuận, đặc biệt cặp thuần thục và linh hoạt
Ở từng thao tác, sinh viên phân tích thao tác đưa ra những thông tin
trong tình huống từ đó chứng minh những kiến thức, kỹ năng, thái độ học
tập nào cần hình thành để giải quyết thành công các THCVĐ, kém nhất với
ĐTB =2.91. Do đó, sinh viên thực hiện thao tác liệt kê và sắp xếp mục tiêu
của phương án giải quyết THCVĐ cũng kém nhất với ĐTB= 2.85. Với KN
lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết THCVĐ, thao tác liệt kê thứ tự các
bước cần thực hiện phương án tối ưu theo một trật tự, quy trình có logic, rõ
ràng sinh viên thực hiện thiếu chính xác, thuần thục và linh hoạt nhất, với
ĐTB= 2.85.
xuất =
17
Các thao tác vận dụng kinh nghiệm để giải quyết THCVĐ được SV
thực hiện tốt trên nhiều KN thành phần nhất, cụ thể: thao tác xác định mối
liên hệ giữa kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập và kinh nghiệm đã có với
THCVĐ trong hiện tại với ĐTB= 3.02, xếp thứ 2/9 các thao tác để nhận
diện THCVĐ trong HĐHT. SV thực hiện thao tác so sánh, liên hệ giữa
THCVĐ ở hiện tại với những cách thức giải quyết THCVĐ tương tự đã thực
hiện trong quá khứ tốt nhất khi phân tích THCVĐ trong HĐHT với ĐTB=
3.08. Kết quả tương tự với KN lựa chọn phương án và giải quyết THCVĐ
với ĐTB =3.02. Trái lại, sinh viên vận dụng kinh nghiệm để đề xuất, sắp
xếp phương án giải quyết THCVĐ không tốt, với ĐTB =2.87, xếp thứ 8/9.
Điều này hoàn toàn phù hợp bởi các kinh nghiệm của SV về các yếu tố
khách quan không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế luôn thay đổi.
Một điều đáng lưu ý: Trong 9 thao tác được khảo sát, thao tác nhận
diện và phân tích các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình giải
quyết THCVĐ như thầy, cô, bạn bè, internet, sách báo, SV thực hiện chưa
tốt đều xếp thứ 8/9. Ngược lại, sinh viên tìm kiếm, đề xuất và lựa chọn yếu
tố trợ giúp này khá tốt, ĐTB lần lượt xếp thứ 1 và 2 . Kết quả phỏng vấn
sâu một lần nữa chứng minh SV không sử dụng nguồn trợ giúp khách quan
ở bước nhận diện và phân tích THCVĐ, SV L.Q.N chia sẻ: “Nếu gặp một
THCVĐ em sẽ tự giải quyết nếu không thành công em hay hỏi bạn bè em,
đặc biệt là các bạn cán bộ lớp. Các bạn thường tư vấn cho em, trong
trường hợp các bạn không biết các bạn ý có thể chuyển cho giáo viên bộ
môn hoặc thầy, cô chủ nhiệm”.
Thao tác sinh viên thực hiện có sự đồng nhất trên cả ba tiêu chí
chính xác, thuần thục, linh hoạt là: đề xuất nguồn trợ giúp từ phía khách
quan đề xuất các phương án giải quyết THCVĐ với ĐTBchính xác= 3.29,
ĐTBthuần thục = 3.07, ĐTBlinh hoạt = 3.06
Xem xét với các biến số , SV ngành Ngữ văn, địa lý, lịch sử thực
hiện 4 kỹ năng thành phần tốt nhất. Ngược lại, ngành Giáo dục tiểu học và
Tâm lý- giáo dục thực hiện kém nhất.
Như vậy, KN giải quyết THCVĐ của sinh viên đạt mức độ trung
bình, trong đó SV thực hiện KN này chính xác nhất nhưng kém thuần thục
nhất. Các KN thành phần đạt mức độ khác nhau, KN nhận diện THCVĐ có
mức cao nhất, kỹ năng lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết THCVĐ có
mức thấp nhất. KN đề xuất và sắp xếp các phương án giải quyết THCVĐ
trong HĐHT có mối tương quan mạnh nhất với các KN còn lại.
18
4.3.2. Thực trạng một số yếu tố ảnh hưởng tới kĩ năng giải quyết tình
huống có vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên
4.3.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan
Bảng 4.5. Hệ số tương quan giữa kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề
và các yếu tố chủ quan
Mối tương quan
KN 1
KN 2
KN 3
Yếu tố
KN 4
KN
chung
Hiểu biết
về
hoạt
Vốn tri động học 0.280** 0.251** 0.264** 0.298** 0.257**
thức về tập, ngành
hoạt
nghề
động
Nhận thức
học tập
về
0.238** 0.235** 0.225** 0.225** 0.254**
THCVĐ
Thái độ, động cơ
0.278** 0.249** 0.217** 0.283** 0.278**
học tập
Khí chất
0.154** 0.152** 0.129** 0.180** 0.173**
Khả năng tư duy
0.336** 0.377** 0.324** 0.348** 0.362**
TB
R2
p
3
0.073
<0.001
4
0.072
<0.001
2
0.087
<0.001
5
1
0.027
0.131
<0.001
<0.05
Dựa vào hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính trong bảng
4.5 cho thấy: khả năng của tư duy của sinh viên ảnh hưởng nhiều nhất đến
KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên, với r= 0.362** và R2=
1.13. Dự báo sự thay đổi này có ảnh hưởng tuy không phải là cao nhưng
đây là sự tác động mạnh nhất trong các yếu tố ảnh hưởng được khảo
sát.7.2% sự biến đổi của KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV nhờ
yếu tố nhận thức về THCVĐ, KN giải quyết THCVĐ.
Thái độ, động cơ học tập và hiểu biết về HĐHT, nghề nghiệp SV
đang theo học có mối tương quan yếu với KN giải quyết THCVĐ trong
HĐHT của SV, với r =0.257**, tuy nhiên dự báo về sự thay đổi của KN
giải quyết THCVĐ trong HĐHT, thái độ, động cơ học tập cao hơn so với
yếu tố nhận thức về HĐHT và nghề nghiệp. Kết quả phỏng vấn sâu cho
thấy điều này, sinh viên C P.D.N nhận thấy “Em còn gặp khó khăn vì bản
thân còn lười học, con chưa dành nhiều thời gian để học.
Trong phân tích hồi quy và tương quan cho thấy khí chất không có
tác động rõ ràng và trực tiếp đến KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT. Như
19
vậy, yếu tố khả năng tư duy có ảnh hưởng lớn nhất, khí chất của SV ảnh
hưởng ít nhất đến KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV.
4.2.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố khách quan
Bảng 4.6. Hệ số tương quan giữa kỹ năng giải quyết tình huống có vấn đề
và các yếu tố khách quan
Mối tương quan
Kĩ năng
r
R2
Thứ bậc
Nội dung học tập
0.188** 0.063
2
Phương pháp giảng dạy của GV
0.176** 0.029
3
Bầu không khí lớp học
0.266** 0.085
1
Yếu tố phương pháp giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng mờ
nhạt đến KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên (r = 0.176 và
R2= 0.029). Trái lại, bầu không khí tuy có tác động đến KN giải quyết
THCVĐ trong HĐHT của sinh viên ở mức độ mờ nhạt nhưng xét ở trên 8
yếu tố đây là yếu tố có mức độ ảnh hưởng xếp thứ ba với R2=0.085. Còn
nếu xem xét trên 3 yếu tố khách quan yếu tố này ảnh hưởng ở mức độ lớn
nhất. Như vậy có thể kết luận, bầu không khí tâm lý có thể ảnh hưởng 8.5%
đến KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của sinh viên.
4.2. Kết quả thực nghiệm tác động
4.2.1. Những thay đổi về nhận thức và KN giải quyết THCVĐ trong
HĐTH của SV
Nhóm
Nhóm thực
nghiệm
Nhóm đối chứng
Nhận thức về
THCVĐ
KNTHCVĐ
Trước TN
1.38
2.42
Sau TN
1.76
3.56
Chênh lệch
0.38
1.76
Trước TN
1.58
2.14
Sau TN
1.70
2.51
Chênh lệch
0.12
1.58
Thời điểm
Thống
số
Bảng 4.7. So sánh sự khác biệt về nhận thức và KN giải quyết tình huống
có vấn đề giữa hai nhóm thử nghiệm và đối chứng
So sánh nhận thức của SV về KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT
trước thực nghiệm cả hai nhóm đều ở mức độ TB và yếu. Sau thực nghiệm
có sự thay đổi rõ rệt, chuyển lên mức độ khá, đặc biệt ở nhóm thực nghiệm
độ lệch giữa hai lần đo đạt 0.38**. Sinh viên trên cả hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng đã có sự thay đổi nhận thức về KN giải quyết THCVĐ trong
20
HĐHT, tuy nhiên nhóm thực nghiệm có sự thay đổi rõ nét hơn với sự chênh
lệch bằng 1.14 trong đó nhóm đối chứng chỉ có sự thay đổi 0.37
4.2.2. Những thay đổi về kĩ năng thành phần của KN giải quyết THCVĐ
trong HĐHT
4.5
3.97
4
3.69
3.33
3.5
3
3.23
2.92
2.49
2.5
2.38
2.26
2
Đối chứng
Thực nghiệm
1.5
1
0.5
0
Kĩ năng nhận dạng Kĩ năng phân tích Kĩ năng đề xuất và Kĩ năng lựa chọn
THCVĐ
THCVĐ
sắp xếp phương án phương án tối ưu
GQTHCVĐ
và GQTHCVĐ
Biểu đồ 3.12. So sánh sự khác biệt giữa các kĩ năng thành phần của hai
nhóm thử nghiệm và đối chứng
Kĩ năng thành phần có sự thay đổi lớn nhất là kĩ năng đề xuất và
sắp xếp phương án giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV với ĐTBTN =
3.33 và ĐTBĐC =2.38.
3.2.4. Những thay đổi về tính chính xác, thuần thục, linh hoạt của KN
giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV
Nhóm
Nhóm
thực
nghiệm
Nhóm
đối
chứng
Thời điểm
Thống số
ĐTB
Trước TN
ĐTB
Sau TN
Chênh lệch
ĐTB
Trước TN
ĐTB
Sau TN
Chênh lệch
Tính chính
xác
2.67
3.56
0.90(**)
2.47
2.83
0.59(**)
Tính thuần
thục
2.16
3.18
1.02(**)
1.85
2.25
0.33(**)
Tính linh
hoạt
2.36
3.51
1.15(**)
2.43
2.10
0.44(**)
Tính chính xác được cải thiện cao nhất ở nhóm đối chứng nhưng lại
đạt mức thấp nhất ở trong nhóm thực nghiệm. Như vậy, có thể sự thay đổi
của nhóm đối chứng là do tích lũy những kinh nghiệm trong lần khảo sát
ban đầu hoặc các yếu tố nằm ngoài kiểm soát của thực nghiệm. Nhưng với
hai tính thuần thục và linh hoạt của KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT
của sinh viên, nhóm thực nghiệm có sự thay đổi rõ nét đạt tới ngưỡng khá
21
(từ 2.36 lên 3.51). Điều này cho thấy, nếu không được luyện tập và thực
hành, tính chính xác của kĩ năng có thể được cải thiện nhưng tính thuần
thục và linh hoạt sẽ rất khó thay đổi.
Những phân tích trên đây cho thấy: Có thể nâng cao được KN giải
quyết THCVĐ trong HĐHT thông qua tập huấn, bồi dưỡng về THCVĐ
trong HĐHT, quy trình giải quyết THCVĐ trong HĐHT và tổ chức rèn
luyện KN này thông qua thực hành giải quyết các tình huống giả định.
Tiểu kết chương 4
Kết hợp từ những các phương pháp điều tra, chúng tôi đi đến một
số nhận định về như sau: KN giải quyết các THCVĐ trong HĐHT của sinh
viên đạt ở mức trung bình trên cả ba tiêu chí. Ba tiêu chí này có mối tương
quanh rõ nét với nhau, đặc biệt là cặp thuần thục- linh hoạt. Với các kĩ năng
thành phần, SV thực hiện KN nhận diện THCVĐ trong HĐHT tốt nhất; KN
lựa chọn phương án tối ưu và giải quyết THCVĐ trong HĐHT kém nhất.
KN đề xuất, sắp xếp các phương án giải quyết THCVĐ trong HĐHT xếp
thứ 3/4 và đây là KN có mối tương quan mạnh nhất với KN còn lại.
Thao tác trong các KN thành phần được SV thực hiện ở các mức độ
trung bình nhưng một số thao tác sinh viên thực hiện tốt hoặc kém nhất trên
cả bốn kỹ năng thành phần và ba tiêu chí khác nhau
KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT của SV ở cơ sở giáo dục,
ngành hoc và năm học có sự khác biệt. Ngược lại, không có sự khác biệt về
KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT ở SV có học lực và giới tính.
Trong các yếu tố ảnh hưởng, yếu tố chủ quan ảnh hưởng nhiều hơn
yếu tố khách quan.
Các biện pháp tâm lý- sư phạm hướng đến việc hình thành và phát
triển KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT cho SV. Các biện pháp thực
nghiệm như nâng cao nhận thức của sinh viên về THCVĐ, KN giải quyết
THCVĐ trong HĐHT, về KN thiết lập mục tiêu, tổ chức thực hành cho sinh
viên rèn luyện KN giải quyết THCVĐ trong HĐHT đã phát huy hiệu quả.
22