Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu về hồ chí minh trên tạp chí lịch sử đảng từ năm 1991 đến năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*-------------

TRẦN HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH TRÊN TẠP CHÍ
LỊCH SỬ ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------*-------------

TRẦN HỒNG HẠNH

NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH TRÊN TẠP CHÍ
LỊCH SỬ ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Thịnh

Hà Nội – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực. Những kết luận mới về khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trên bất cứ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trần Hồng Hạnh


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CMVS

Cách mạng vô sản

CNCS

Chủ nghĩa Cộng sản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNYN

Chủ nghĩa yêu nước

DTDCND


Dân tộc dân chủ nhân dân

ĐCSVN

Đảng Cộng sản Việt nam

ĐLDT

Độc lập dân tộc

GPDT

Giải phóng dân tộc

TBCN

Tư bản Chủ nghĩa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH
TRÊN TẠP CHÍ LỊCH SỬ ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 ..................7
1.1. Vài nét khái quát về Tạp chí Lịch sử Đảng ......................................................7
1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển .......................................................................7
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của tạp chí Lịch sử Đảng .......................................12

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh trên tạp chí ...........................12
1.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh .........................................12
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh trên tạp chí ....................15
Chương 2. NỘI DUNG NGHIÊN VỀ CỨU HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC BÀI
BÁO TRÊN TẠP CHÍ LỊCH SỬ ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 ......21
2.1. Về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh ................................21
2.2. Một số vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh .......................................................25
2.2.1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh............................................................25
2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam ..................26
2.2.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng Đảng ..........................26
2.2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và Cách mạng GPDT ....34
2.2.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân ............................57
2.2.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ...............68
2.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một vài lĩnh vực của đời sống xã hội............78
2.2.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ..................................................78
2.2.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức ..................................................83
2.2.3.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người ..............................................87
Chương 3. MỘT VÀI NHẬN XÉT ........................................................................94
KẾT LUẬN ............................................................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................106


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh- vị lãnh tụ thiên tài của Ðảng, người thầy vĩ đại của
Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới đã hiến dâng trọn đời cho ĐLDT,
tự do và hạnh phúc của nhân dân.
Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, với khát vọng độc lập, tự do
cho dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba khắp năm châu, đến
với chủ nghĩa Mac- Lenin và tìm ra con đường GPDT- con đường CMVS. Người đã

sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Ðảng ta. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, dân tộc ta đã
giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại để GPDT, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Từ
ngày có Ðảng, dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã giành
những thắng lợi vô cùng vẻ vang, làm "rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất
nước ta".
Với những cống hiến của mình, Hồ Chí Minh được thế giới vinh danh là
“một trong những biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống
hiến trọn đời mình cho sự nghiệp GPDT của nhân dân Việt Nam, góp phần vào
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc, vì hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã
hội”. Cũng bởi đó, thân thế và sự nghiệp Hồ Chí Minh được cả thế giới quan tâm
nghiên cứu nhằm tìm một tấm gương cách mạng tuyệt vời, một chiến sỹ lỗi lạc của
phong trào Cách mạng GPDT với tư cách là một nhà tư tưởng lớn, một huyền thoại
tiêu biểu trong những huyền thoại của các dân tộc bị áp bức và nhân loại tiến bộ tạo
nên sức mạnh tinh thần tiềm ẩn trong chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược, xây
dựng một xã hội mới.
Chính vì thế ngay cuối năm 1969, mặc dù đất nước còn chiến tranh với vô
vàn khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước đã có ý thức tổ chức nghiên cứu một cách sâu
rộng về thân thế, sự nghiệp Hồ Chí Minh, trong đó đặc biệt nêu ra nhiệm vụ nghiên
cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tại thời điểm bấy giờ vẫn tồn tại quan điểm
cho rằng Chủ nghĩa Mac- Lenin là đỉnh cao của trí tuệ thời đại nên những nghiên
1


cứu về Hồ Chí Minh chỉ được trình bày một cách dè dặt và thận trọng, các công
trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh tuy đã nhiều nhưng chưa có hệ thống, chưa phản
ánh đúng tầm vóc của một nhà tư tưởng lớn.
Nhận thức đúng giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh, năm 1991, tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng đã chủ trương “lấy Chủ nghĩa Mac- Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Thực hiện

Nghị quyết Đại hội Đảng VII, việc nghiên cứu Hồ Chí Minh có hệ thống được đặt ra
một cách rộng rãi, có kế hoạch, có sự đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước ta.
Trong khoảng 10 năm kể từ sau Đại hội VII (6/1991), hàng trăm công trình, hàng ngàn
bài nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh được công bố. Đặc biệt phong
phú là chuyên mục Tư tưởng Hồ Chí Minh trên Tạp chí Lịch sử Đảng của Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ở đây cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh được
nghiên cứu sâu sắc về các mặt trên cơ sở những tư liệu mới được khai thác có sự phân
tích, đánh giá kĩ lưỡng. Đã có nhiều luận văn đi sâu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Hồ
Chí Minh, con đường đến với Chủ nghĩa Mac- Lenin, đường lối cách mạng GPDT ở
các nước phương Đông cũng như những vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đóng góp
cho chuyên mục này là đông đảo cán bộ nghiên cứu các ban, ngành Trung ương và các
địa phương với những tác giả quen thuộc như Đặng Xuân Kì, Bùi Đình Phong, Trịnh
Nhu, Mạch Quang Thắng, Phan Ngọc Liên….
Như vậy có thể thấy tạp chí Lịch sử Đảng là nơi đăng tải nhiều bài viết về
cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh. Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề: “Nghiên cứu
về Hồ Chí Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000” làm đề
tài luận văn chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN. Việc nghiên cứu Hồ Chí Minh trong
khuôn khổ một tạp chí sẽ góp phần làm rõ những đóng góp của tạp chí, cũng như
những đóng góp của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tuyên truyền và giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình, nhiều đề tài khoa học nghiên cứu
Hồ Chí Minh. Có thể kể đến một số nghiên cứu chung như:

2


Công trình Hồ Chí Minh- Biên niên tiểu sử gồm 10 tập với gần 5000 trang
do Giáo sư Đặng Xuân Kì làm chủ nhiệm. Đây là một công trình có giá trị lịch sử
và có ý nghĩa lớn, vì nó không chỉ liệt kê tóm tắt các sự kiện chính, mà thực sự là

một cuốn sử ghi chép lại một cách tỉ mỉ, chi tiết các sự kiện, diễn biến trong cuộc
đời Hồ Chí Minh với đầy đủ các thông tin về niên đại, nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh
diễn ra theo trình tự thời gian. Qua đó không chỉ nhìn thấy Hồ Chí Minh từ góc độ
của một vị lãnh tụ với những sự kiện lớn mang tính chất bước ngoặt mà còn thấy
được hình ảnh của môt con người bình dị với những chuyện lớn chuyện nhỏ trong
cuộc sống. Bởi lẽ đó nhiều nhà khoa học cho rằng bộ sách xứng đáng được coi là bộ
bách khoa toàn thư về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, là bộ sách đáng tin cậy
của giới nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nước ta trên những lĩnh vực có
liên quan đến Hồ Chí Minh.
Công trình Hồ Chí Minh- ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam của tác
giả Vũ Khiêu, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia- Sự thật, 2014 tập hợp kết quả
nghiên cứu công phu trong nhiều năm cũng như những trải nghiệm của Giáo sư Vũ
Khiêu về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh, tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là những tư tưởng lớn, được coi là
điểm nhấn của cuốn sách. Ngoài ra, cuốn sách còn kèm theo một số văn bia, hoành
phi, câu đối tưởng niệm Hồ Chí Minh. Thông qua đó tác giả đã cho thấy những cảm
nhận mới về con ngưòi, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều bình diện:
quá khứ và hiện tại, truyền thống và hiện đại, lịch sử và văn hóa, triết lý nhân sinh,
nghệ thuật, thẩm mỹ, từ đó thấy rõ hơn tầm vóc, ảnh hưởng và giá trị nhiều mặt của
nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh đối với dân tộc và thời đại.
Đặc biệt kể từ sau Đại hội Đảng VII với việc khẳng định lấy Chủ nghĩa
Mac- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nòng cốt, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh ở nước ta đã trở thành một chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước
với hệ thống gồm 13 đề tài khác nhau. Chỉ sau 5 năm, hệ thống sản phẩm của
chương trình nghiên cứu Hồ Chí Minh đã có hàng trăm công trình trong đó có nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị đánh dấu một giai đoạn phát triển trong công tác
nghiên cứu Hồ Chí Minh.
3



Với những thành tựu đã đạt được có thể nói lần đầu tiên ở Việt Nam hình
thành một chuyên ngành khoa học mới, chuyên ngành nghiên cứu Hồ Chí Minh.
Kết quả của chương trình nghiên cứu Hồ Chí Minh cũng là cơ sở quan trọng để
hoàn thành việc biên soạn bộ sách giáo trình quốc gia về tư tưởng Hồ Chí Minh
nhằm đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường bên cạnh việc
giảng dạy các khoa học lịch sử và triết học thuộc Chủ nghĩa Mac-Lenin. Cũng kể từ
đây, hàng trăm luận văn, hàng ngàn bài nghiên cứu Hồ Chí Minh liên tục được công
bố trên báo đài, tạp chí…góp phần tìm hiểu và vận dụng ngày càng sâu rộng hơn tư
tưởng Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống sinh động của đất nước.
Liên quan đến vấn đề Nghiên cứu Hồ Chí Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng
(1991-2000), khóa luận tốt nghiệp Đại học (1995) “Tìm hiểu việc nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh qua tạp chí Lịch sử Đảng” của Trần Thị Kim Ninh, Đại học
Khoa học Xã hội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội đã đề cập đến. Tuy nhiên
trong khuôn khổ khóa luận, tác giả chỉ đề cập đến công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh qua những bài viết được đăng tải trên tạp chí Lịch sử Đảng như: tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng GPDT,
tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH….mà bỏ qua những nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp của Hồ Chí Minh.
Như vậy có thể thấy cho đến nay, đã có rất nhiều công trình, nhiều đề tài
nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh, cũng đã có nghiên cứu Hồ Chí
Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng nhưng xét ở góc độ chung nhất lâu nay việc nghiên
cứu Hồ Chí Minh mới chỉ được đề cập đến với tư cách là một lãnh tụ, người tổ chức
của phong trào cách mạng, một nhà tư tưởng, một nhà lý luận mà chưa cho thấy rõ
những đóng góp của tạp chí Lịch sử Đảng trong những nghiên cứu này một cách
toàn diện nhất. Mặc dù vậy, những tư liệu lịch sử, những thành quả nghiên cứu của
các nhà khoa học như đã kể trên là nguồn tư liệu quý giá giúp chúng tôi có được cái
nhìn khách quan về vấn đề đã lựa chọn.
Nhằm khẳng định vai trò là diễn đàn của ngành khoa học lịch sử Đảng trong
cả nước của tạp chí Lịch sử Đảng với những đóng góp to lớn vào sự phát triển của


4


ngành cũng như với công tác giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng, chúng tôi lựa
chọn vấn đề Nghiên cứu về Hồ Chí Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng từ năm 1991
đến năm 2000 làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn có thể làm sáng tỏ những
đóng góp của Tạp chí trong công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh theo tinh thần của
Nghị quyết Đại hội Đảng VII với chủ trương “lấy Chủ nghĩa Mac- Lenin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động” qua các
công trình của các nhà khoa học được đăng tải trên tạp chí.
3. Mục đích và nhiệm vụ
- Mục đích nghiên cứu: luận văn tìm hiểu công tác nghiên cứu về Hồ Chí
Minh qua các công trình của các nhà khoa học được đăng tải trên tạp chí Lịch sử
Đảng từ năm 1991 đến năm 2000.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải
quyết các nhiệm vụ:
+ Tập hợp các công trình viết về Hồ Chí Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng.
+ Đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh trên tạp chí.
+ Làm rõ những nội dung nghiên cứu Hồ Chí Minh trong các bài báo đăng
trên tạp chí Lịch sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000.
+ Đưa ra một vài nhận xét, đánh giá về công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh
qua những bài viết đăng tải trên tạp chí Lịch sử Đảng từ 1991 đến 2000.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các công trình nghiên cứu về Hồ Chí Minh được
đăng trên tạp chí Lịch sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: trong 10 năm, từ năm 1991 đến năm 2000.
+ Nội dung: trong khuôn khổ luận văn Thạc sỹ, chúng tôi tập trung nghiên cứu
một số vấn đề về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, tính từ năm 1911, khi Hồ Chí Minh
ra đi tìm đường cứu nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng Đảng, về vấn

đề dân tộc và cách mạng GPDT, về CNXH, đoàn kết dân tộc, về giáo dục, đạo đức và
con người được thể hiện trong các công trình đăng tải trên tạp chí Lịch sử Đảng.

5


5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
- Tài liệu: trong quá trình thực hiện, tác giả sử dụng một số nguồn tài liệu chính:
+ Tạp chí Lịch sử Đảng các số ra từ năm 1991 đến năm 2000 là nguồn tài
liệu chính của đề tài.
+ Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các chương trình của Nhà nước nghiên
cứu về Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Ngoài ra, luận văn còn tham khảo các công trình nghiên cứu, các chuyên
khảo về nghiên cứu Hồ Chí Minh.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp
thống kê, phân loại, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương
pháp so sánh…
+ Luận văn kế thừa thành tựu của những khóa luận, luận văn, những nhà
nghiên cứu về Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh trước đó, coi đó như những
chỉ dẫn, gợi mở quan trọng để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.
6. Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày bao gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh trên Tạp chí Lịch
sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000
Chương 2. Nội dung nghiên cứu Hồ Chí Minh trong các bài báo trên Tạp chí
Lịch sử Đảng từ năm 1991 đến năm 2000
Chương 3. Một vài nhận xét


6


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH TRÊN
TẠP CHÍ LỊCH SỬ ĐẢNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Vài nét khái quát về Tạp chí Lịch sử Đảng
1.1.1. Sơ lược quá trình phát triển
Năm 1983, sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Khoa học Lịch
sử ĐCSVN đã đạt được những thành tựu đáng kể. Từ chỗ chỉ có một Ban Nghiên
cứu Lịch sử Đảng Trung ương với số cán bộ ít ỏi, cho đến năm 1983, tại các tỉnh,
thành phố hay các đặc khu trong cả nước, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng đã được
thành lập với hàng trăm cán bộ nghiên cứu, hàng chục tác phẩm có giá trị của Ban
Nghiên cứu Lịch sử Đảng tại các tỉnh thành giới thiệu lịch sử Đảng và lịch sử các
đảng bộ, các ngành hoặc tiểu sử Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo tiền bối.
Những thay đổi ấy cho thấy rõ, ngành Khoa học Lịch sử Đảng đang tiến những
bước mạnh mẽ vào đúng quỹ đạo của nó.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã chỉ rõ
“tăng cường công tác lý luận, nâng cao chất lượng nghiên cứu Khoa học xã hội, làm
cho công tác lý luận, công tác Khoa học xã hội gắn chặt với việc nghiên cứu, xác
định và phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy vai trò và
tiềm lực Khoa học Xã hội trong việc giáo dục hệ tư tưởng CNXH cho nhân dân lao
động, trong việc nghiên cứu, quản lý kinh tế, quản lý xã hội”.
Ngày 9 tháng 2 năm 1982, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định số
102-QD/TW về chức năng và cơ cấu của Viện Mac- Lenin. Nhằm góp phần vào
việc tổng kết kinh nghiệm Lịch sử Đảng do Đảng ta lãnh đạo, hướng dẫn việc
nghiên cứu và biên soạn Lịch sử các đảng bộ địa phương và các đảng bộ trực thuộc
Trung ương, Viện Lịch sử Đảng thuộc Viện Mac- Lenin được giao cho trách nhiệm
nghiên cứu và biên soạn Lịch sử ĐCSVN.
Ngày 14 tháng 10 năm 1982, Thông tri số 18-TT/TW của Ban Bí thư giao

cho Viện Lịch sử Đảng trách nhiệm hướng dẫn các Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng
bộ địa phương về bố trí bộ máy và cán bộ lãnh đạo nhằm giúp các ban địa phương
hoàn thành nhiệm vụ.
7


Ngày 26 tháng 10 năm 1982, trong thư gửi Hội nghị Khoa học toàn quốc về
viết Sơ thảo Lịch sử Đảng, đồng chí Trường Chinh đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngành
Lịch sử Đảng trong đó có nhiệm vụ hoàn thành việc biên soạn phần còn lại của
bộ Lịch sử ĐCSVN từ năm 1954 đến 1982, dành thời gian thích đáng chuẩn bị
cho bộ Lịch sử ĐCSVN và hoàn thành tiểu sử Hồ Chí Minh nhiều tập, cùng với
đó là tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng. Theo đó, tại các địa
phương, các Ban nghiên cứu Lịch sử đảng bộ cũng phải hoàn thành việc biên
soạn Lịch sử Đảng bộ của địa phương mình.
Đó là những nhiệm vụ hết sức nặng nề mà Đảng và nhân dân đã giao cho ngành
Lịch sử Đảng. Trong khi đó, ngành Lịch sử Đảng còn không ít những tồn tại, khó khăn,
đặc biệt tại các Ban địa phương, tổ chức chưa được kiện toàn, bộ máy lãnh đạo chưa ổn
định, đội ngũ nghiên cứu ít chưa được đào tạo chính quy theo tiêu chuẩn của Trung
ương quy định, trình độ nhận thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, một số vấn
đề phương pháp luận chưa được vận dụng đúng đắn và thống nhất trong ngành….
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại của mình, tiến tới hoàn thành
nhiệm vụ nặng nề do Đảng và nhân dân giao cho nhằm tiếp tục tiến những bước
mạnh mẽ, tương xứng với vị trí của mình, ngành Lịch sử Đảng cần làm rất nhiều
việc như tổ chức bộ máy khoa học, xây dựng chế độ làm việc khoa học, xây
dựng kế hoạch và chương trình công tác cụ thể, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ,
thường xuyên trao đổi, tổng kết kinh nghiệm… Trong số những việc cần phải
làm ngay để đáp ứng yêu cầu cấp thiết ấy của ngành, việc xuất bản tạp chí là một
việc làm quan trọng và cần thiết.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nghiên cứu Lịch sử
Đảng, tiếp nối nhiệm vụ của Nội san nghiên cứu Lịch sử Đảng cùng việc đáp ứng

yêu cầu của ngành Khoa học Lịch sử ĐCSVN và công tác tư tưởng, lý luận của
Đảng, trên nền tảng vững chắc được tạo dựng bởi những thành tựu ngành Lịch sử
Đảng đạt được trong 20 năm (1962-1982), thực hiện Quyết định của Viện trưởng
Viện Mac- Lenin và giấy phép xuất bản của Bộ Văn hóa, quý I năm 1983, tạp chí
Lịch sử Đảng ra số đầu tiên, phát hành rộng rãi trong cả nước và chính thức bước
vào làng báo chí Cách mạng Việt Nam.
8


Trong suốt chặng đường phát triển của mình, Tạp chí Lịch sử Đảng đã trải
qua nhiều thăng trầm, thay đổi nhiều cơ quan chủ quản song vẫn giữ nguyên tên
gọi của mình và có những bước phát triển vượt bậc. Điều này được thể hiện rõ
qua số lượng tạp chí xuất bản trong năm. Vượt qua nhiều khó khăn trong quá
trính phát triển của mình, tạp chí Lịch sử Đảng đã lớn lên và khẳng định hướng
đi riêng của mình trong dòng báo chí Cách mạng Việt Nam, để lại ấn tượng sâu
đậm trong lòng độc giả nước nhà.
Căn cứ vào sự phát triển của tạp chí, có thể chia lịch sử phát triển của tạp chí
Lịch sử Đảng thành ba thời kỳ. Mỗi thời kỳ có tính độc lập tương đối của nó song
khi đặt trong một quá trình, thời kỳ đầu tạo tiền đề cho thời kỳ sau, thời kỳ sau thừa
hưởng những kết quả thời kỳ trước đó đạt được.
Thời kỳ phát triển đầu tiên của tạp chí là thời kỳ Tạp chí Lịch sử Đảng trực
thuộc Viện Lịch sử Đảng từ 1983 đến 1989. Thời kỳ này, mỗi năm tạp chí cho ra 4
số. Trong gần 7 năm, tạp chí ra được 27 số (thực tế là 25 số vì có hai số 11, 12 năm
1985 và 18, 19 năm 1987 là hai số kép). Định hình tạp chí trong thời gian này được
xác định bằng các chuyên mục như: Nghiên cứu, Gương chiến đấu của người Cộng
Sản, Tư liệu, Đọc sách, Thông tin, Giới thiệu sách mới và từ số 7 năm 1884 trở đi
có thêm chuyên mục Trao đổi kinh nghiệm- diễn đàn trao đổi những vấn đề phương
pháp luận Lịch sử Đảng như đối tượng, phân kỳ Lịch sử Đảng, các phương pháp
tiếp cận, sưu tầm, xử lý tài liệu… Các bài viết trong những số xuất bản thời kỳ đầu
thường tập trung vào 3 đề tài lớn: Đảng lãnh đạo Cách mạng GPDT, Đảng lãnh đạo

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngoài ra, tạp chí còn đăng
tải loạt bài phản ánh nhịp thở của thời đại hay sự hợp tác của các đảng anh em như
Đảng Cộng sản Liên Xô, các Đảng trên bán đảo Đông Dương…
Vượt qua nhiều khó khăn, tạp chí đã xác lập được không gian nghiên cứu
rộng lớn và cả một thời gian khá dài cho các đề tài nghiên cứu. Với sự khởi động
đa dạng, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức, trong chặng đường đầu tiên của
mình, tạp chí đã để lại những kinh nghiệm quý báu, trở thành hành trang để tạp chí

9


bước sang thời kỳ tiếp theo. Bởi thế, 7 năm đầu của tạp chí được coi là thời kỳ tạo
dựng nền móng cho sự phát triển của tạp chí sau này.
Ở thời kỳ tiếp theo (1989-1997), tạp chí đã trở thành một đơn vị trực thuộc
viện Mac- Lenin nhưng vẫn nằm trong đơn vị hành chính là Viện Lịch sử Đảng.
Đến đầu năm 1994, tạp chí tách khỏi Viện Lịch sử Đảng và trở thành một đơn vị
độc lập trực thuộc Viện nghiên cứu Mac- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là
sự kiện quan trọng có tác động rất lớn đến hoạt động của tạp chí. Ở thời kỳ này, tạp
chí ra được 48 số ( từ số 28 đến số 76) trong đó từ năm 1990, tạp chí ra mỗi năm 6
số. Đến giữa năm 1996, tạp chí ra định kỳ hàng tháng. Đây là một quyết định đúng
đắn, thể hiện rõ niềm tin mãnh liệt của Ban biên tập vào đội ngũ người viết và phạm vi
rộng lớn bạn đọc. Hơn thế, cấu trúc các chuyên mục trong tạp chí đến năm 1993 đã
được Ban biên tập điều chỉnh. Từ năm 1992 trở về trước, tạp chí chủ yếu tuân thủ các
mục như đã trình bày ở thời kỳ đầu nhưng kể từ số 47 trở đi, tạp chí bao gồm các mục:
Những vấn đề về Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhân vật và sự kiện, Tài liệu,
Trao đổi ý kiến, Giới thiệu sách. Đến năm 1994, tạp chí có thêm chuyên mục Đảng
trong sự nghiệp đổi mới, Dạy và học Lịch sử Đảng. Thay đổi này không phải ngẫu
nhiên mà đó là kết quả của nhiều suy tư, trăn trở nhằm tập trung phản ánh trên tạp chí
những thành tựu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới đất nước. Sự

thay đổi này đồng nghĩa với sự thay đổi diện mạo của tạp chí, thu hút nhiều cây bút
mới trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự thay đổi này có lẽ sẽ khiến không ít
người ngỡ ngàng và cho rằng tạp chí đã thay đổi tôn chỉ nhưng hiểu một cách đúng
nhất tôi cho rằng chỉ đến thời kì này tạp chí Lịch sử Đảng mới tìm được cách biểu hiện
mình đúng nhất, duyên dáng nhất và hấp dẫn nhất.
Qua những thành tựu tạp chí đạt được trong thời kỳ này có thể khẳng định
tạp chí Lịch sử Đảng không chỉ đứng vững mà còn có bước phát triển nhảy vọt để
đến cuối thời kỳ ra mỗi tháng một kỳ- một bước phát triển chưa từng có đối với một
tạp chí nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng là thời kỳ từ 1997 đến nay- thời kỳ tạp chí trực thuộc Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu

10


khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu trong cả nước. Đây là một vinh dự nhưng
cũng đồng thời là một trách nhiệm lớn lao đối với Tạp chí Lịch sử Đảng thời kì này.
Trong thời gian này, tạp chí ra đều đặn mỗi tháng một kỳ và về cơ bản,
vẫn giữ nguyên các chuyên mục như ở thời kỳ trước, sau có thêm một vài
chuyên mục khác như Hỏi đáp về lịch sử từ số 3-2001 hay Nghiên cứu văn kiện
Đại hội IX từ số 4-2001.
Qua những bài đã đăng tải trên tạp chí trong thời kỳ này có thể cảm nhận rõ
tạp chí Lịch sử Đảng đã trở thành diễn đàn sôi nổi của các nhà nghiên cứu Lịch
sử Đảng dù chuyên hay không chuyên, phản ánh khá chân thực những nội dung
chính của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng, trở thành tấm gương
phản chiếu của thời đại, góp phần tích cực vào việc đánh giá một cách khách
quan, đúng mực những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử, chống lại sự
xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử. Hơn cả thế, lịch sử Đảng thời kỳ này còn góp phần
vào việc bảo vệ những giá trị lịch sử mà Đảng và nhân dân ta đã xác lập, thể hiện
một cách đầy đủ, trọn vẹn tính chiến đấu, bản lĩnh kiên cường của một tạp chí

Khoa học Xã hội trên mặt trận văn hóa tư tưởng nóng bỏng.
Bên cạnh những thay đổi đó còn phải kể đến việc di chuyển cơ quan tòa soạn
Tạp chí từ Cầu Giấy về 56B Quốc Tử Giám- trung tâm văn hiến của Hà Nội với
nhiều phòng làm việc khá đầy đủ tiện nghi, hứa hẹn một tương lai thật xán lạn và
rộng mở cho sự phát triển của tạp chí.
Trong quá trình phát triển, bên cạnh việc tăng dần định kì phát hành của tạp
chí cũng như sự phân chia thành những chuyên mục nghiên cứu chuyên sâu hơn về
nội dung, tạp chí Lịch sử Đảng cũng có những đổi mới đáng kể về hình thức. Từ số
đầu tiên của tạp chí bìa in hai màu đen và trắng trên giấy xấu, trình bày đơn giản
cho đến nay bìa tạp chí đã được in màu đẹp, rõ, phản ánh sinh động cuộc Cách
mạng và kháng chiến trước đây cũng như công cuộc đổi mới hiện nay, giấy in trắng
hơn, kiểu chữ và cỡ chữ có những thay đổi phù hợp, rõ ràng, trình bày trang nhã.
Với những thay đổi ấy, tạp chí Lịch sử Đảng xứng đáng là một ấn phẩm khoa họcchính trị- văn hóa có vị trí trong làng báo chí Cách mạng việt nam.

11


Bằng những nhìn nhận về sự phát triển của Tạp chí Lịch sử Đảng từ khi
thành lập đến nay có thể khẳng định rằng trên chặng đường phát triển của mình, tạp
chí đã vượt qua nhiều khó khăn, dần khẳng định mình là cơ quan ngôn luận, là công
cụ, vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, là diễn đàn khoa học của ngành Lịch sử Đảng
trong phạm vi cả nước. Cùng với đó, tạp chí đã nhanh chóng trở thành một trong
những tạp chí hàng đầu của làng báo chí Cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn Cách mạng mới.
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của tạp chí Lịch sử Đảng
Là một tạp chí chuyên ngành, tạp chí Lịch sử Đảng có nhiệm vụ “công bố
những kết quả nghiên cứu và tài liệu mới về lịch sử Đảng ta (toàn Đảng và một số
đảng bộ địa phương) trong hơn 70 năm qua- lịch sử Đảng lãnh đạo đấu tranh GPDT và
Cách mạng tháng Tám, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XNCN, thực hiện công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh;về sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh
và về các lãnh tụ của Đảng, về một số Đảng cộng sản anh em, giới thiệu kinh nghiệm
nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng, dạy và học lịch sử Đảng…”[244, tr24]. Thực hiện
tốt nhiệm vụ trên, Tạp chí Lịch sử Đảng sẽ “góp phần nâng cao trình độ cán bộ nghiên
cứu trong ngành về các mặt: quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, những kiến
thức Lịch sử Đảng, phương pháp nghiên cứu, biên soạn và các công tác nghiệp vụ
khác, thông báo những quyết định mới của Trung ương liên quan đến ngành, phổ biến
và trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, biên soạn, giới thiệu những tìm tòi mới, những tư
liệu mới cần thiết đối với những vấn đề đang nghiên cứu, thông tin những hoạt động
của ngành Lịch sử Đảng và của ngành Lịch sử nói chung, tăng cường mối quan hệ giữa
Viện Lịch sử Đảng và Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng các địa phương, giữa các ngành
Khoa học Lịch sử Đảng và các ngành Khoa học Lịch sử khác, góp phần vào việc phát
triển ngành Khoa học Lịch sử Việt Nam…”[18, tr 2].
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh trên tạp chí
1.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh
Là một đất nước nghìn năm văn hiến, anh hùng hào kiệt thời nào cũng có,
Việt Nam ta đã sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa, trong đó Hồ Chí Minh là một
12


nhân vật đặc biệt, vừa là một anh hùng GPDT, vừa là một nhà văn hóa kiệt xuất. Ở
Hồ Chí Minh hội tụ cả yếu tố dân tộc và tinh hoa quốc tế, giá trị truyền thống và
tính hiện đại, nhân cách văn hóa và giá trị văn hóa chung cho cả nhân loại trong
tương lai…Bởi lẽ đó Hồ Chí Minh nổi lên với tư cách là một nhà tư tưởng Cách
mạng, một lãnh tụ lỗi lạc và vô cùng kính yêu của cả dân tộc ta. Dưới ánh sáng tư
tưởng Hồ Chí Minh, một kỉ nguyên mới trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam
được mở ra: kỉ nguyên của độc lập, tự do. Cũng bởi lẽ đó, thân thế và sự nghiệp Hồ
Chí Minh được cả thế giới quan tâm nghiên cứu
Với riêng Việt Nam, Hồ Chí Minh là một đại diện tiêu biểu cho CNYN và
chủ nghĩa nhân văn mới. Di sản Hồ Chí Minh để lại đã trở thành một gia tài vô cùng

quý báu của cả dân tộc và toàn nhân loại, các dân tộc bị áp bức và nhân loại tiến bộ
trên thế giới đều hướng về Hồ Chí Minh và tìm ở đó một sức mạnh tinh thần tiềm
ẩn tạo nên những bí quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược và xây dựng một xã hội
mới công bằng, văn minh, tiến bộ.
Chính vì thế, năm 1969, không lâu sau ngày Hồ Chí Minh qua đời, Đảng và
nhân dân ta đã có ý thức tổ chức việc nghiên cứu một cách sâu rộng về thân thế và
sự nghiệp Hồ Chí Minh dù lúc này đất nước còn đang trong tình trạng chiến tranh
với vô vàn khó khăn nhằm nêu cao tình cảm, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh để
nhân dân noi gương và học tập.
Dự thảo phương hướng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn lúc bấy
giờ cùng với kế hoạch 5 năm 1970-1975 cũng đã chỉ ra nhiệm vụ của cả ngành
khoa học xã hội là làm công tác nghiên cứu lý luận để phục vụ sự nghiệp Cách
mạng Việt nam, vận dụng đúng đắn lý luận Mac- Lenin vào thực tế Việt Nam, góp
phần xây dựng cơ sở khoa học cho đường lối Cách mạng của Đảng và phát triển lý
luận cách mạng Mac- Lenin vào thực tế Việt Nam. Trong khi ấy, Hồ Chí Minh là
người đầu tiên đã vận dụng lý luận ấy một cách thiên tài, sáng tạo trong đường lối
Cách mạng Việt Nam và trong thực tiễn đường lối ấy. Vì vậy chúng ta phải khai
thác triệt để di sản Hồ Chí Minh về các mặt: nhà tư tưởng, nhà hoạt động Cách
mạng, một tiêu biểu cho đạo đức Cách mạng.
13


Sau đó trong nhiều nghị quyết của Đảng còn nhắc lại nhiều lần và nêu rõ yêu
cầu nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Đặc biệt kể từ sau Nghị quyết Đại hội Đảng VII,
với sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng và kim chỉ nam cho hành động
bên cạnh Chủ nghĩa Mac- Lenin, Hồ Chí Minh trở thành đối tượng nghiên cứu sâu
rộng ở cả trong và ngoài nước.
Năm 1980 nhân kỉ niệm 90 năm ngày sinh Hồ Chí Minh (1890- 1980), Hội nghị
Khoa học nghiên cứu Hồ Chí Minh được tổ chức với trên 300 cán bộ nghiên cứu của
các cơ quan lý luận, các trường Đảng, các học viện quân đội…cùng tham gia. Hội nghị

đã nhận định rõ lâu nay thực tế công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh với tư cách là một
nhà lãnh tụ, một người tổ chức của phong trào Cách mạng đã được chú ý đến nhưng
nhìn chung mới đạt ở mức độ đặt được vấn đề, bàn về phương hướng và cách đi vào
nghiên cứu, khoảng cách giữa trình độ và chất lượng công tác nghiên cứu so với yêu
cầu và nội dung nghiên cứu Hồ Chí Minh còn quá xa. Đây cũng là trách nhiệm to lớn
và nặng nề của tất cả cán bộ nghiên cứu và các nhà khoa học ở nước ta.
Năm 1990, trong Hội thảo Quốc tế về Hồ Chí Minh đã diễn ra tại Hà Nội
Tổng giám đốc UNESCO đã có bài phát biểu đánh giá cao về Hồ Chí Minh, một
nhân vật vĩ đại đã cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập. Không chỉ
ở Việt Nam, Hội thảo Quốc tế về Hồ Chí Minh còn diễn ra ở nhiều nước khác trên
thế giới như Đức, Ấn Độ…. Điều đó cho thấy công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh đã
đạt được những thành quả cao hơn.
Đặc biệt sau năm 1991, với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng VII,
công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh được đặt ra một cách rộng rãi, có hệ thống và có
sự đầu tư thích đáng của Đảng và Nhà nước. Cũng kể từ đó, nhiều công trình, nhiều
đề tài nghiên cứu Hồ Chí Minh được thực hiện, nhiều cuốn sách về Hồ Chí Minh
được xuất bản như Hồ Chí Minh –Biên niên tiểu sử hay Hồ Chí Minh tiểu sử. Cùng
với đó, hàng trăm luận văn, hàng nghìn bài nghiên cứu về Hồ Chí Minh liên tục
được công bố trên các báo, đài, tạp chí….

14


1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hồ Chí Minh trên tạp chí
Hồ Chí Minh, một trong những nhân vật làm nên thế kỉ XX đã để lại cho dân
tộc ta cũng như cho toàn nhân loại một di sản vô cùng quý giá. Từ bình diện thế
giới, nhiều chính khách, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá cao và sớm nhìn thấy ở
Hồ Chí Minh một nhà tư tưởng, một nhà lý luận Cách mạng độc đáo, đặc sắc.
Nhận thức rõ giá trị to lớn trong công tác nghiên cứu Hồ Chí Minh, đã từ lâu
việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai bằng

nhiều hình thức, phương pháp trong toàn Đảng, toàn dân như một nhu cầu khách
quan của cuộc sống.
Năm 1969, dù lúc này đất nước còn đang trong tình trạng chiến tranh với vô
vàn khó khăn nhưng Đảng và nhân dân ta đã có ý thức tổ chức việc nghiên cứu một
cách sâu rộng về thân thế và sự nghiệp Hồ Chí Minh nhằm nêu cao tình cảm, đạo
đức, tác phong Hồ Chí Minh để nhân dân noi gương và học tập. Ở thời kỳ này, Nội
san nghiên cứu Lịch sử Đảng của Viện Lịch sử Đảng cũng có đăng tải một số bài
nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lúc này còn chưa được xác
định rõ ràng, những nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh còn ít và chủ
yếu được đăng tải trên Nội san nghiên cứu Lịch sử Đảng.
Tiếp nối nhiệm vụ của Nội san nghiên cứu Lịch sử Đảng, từ quý I năm 1983,
Tạp chí Lịch sử Đảng đã in số đầu tiên và phát hành trong cả nước, đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành Lịch sử Đảng và công tác nghiên cứu tư tưởng, lý luận của
Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước.
Là diễn đàn của ngành khoa học Lịch sử Đảng, tạp chí Lịch sử Đảng không chỉ
có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành mà còn góp phần đáng kể
vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm Cách mạng. Trong đó, đặc biệt là công tác nghiên
cứu, tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Năm 1991, tại Đại hội Đảng VII, Đảng ta đã khẳng định cùng với Chủ nghĩa
Mac- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
của Đảng. Nhờ đó, việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng Hồ Chí
Minh trên tạp chí Lịch sử Đảng được đẩy mạnh thêm một bước nhằm đưa tư tưởng
Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống.
15


Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội VII và đứng trước yêu cầu nghiên
cứu, tìm hiểu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, tạp chí Lịch sử Đảng đã có sự bổ
sung, điều chỉnh các chuyên mục nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu một cách đầy đủ, sâu sắc nội dung, tầm

vóc, quy mô và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống.
Theo đó, ngoài những chuyên mục truyền thống, từ số 3 năm 1992, tạp chí
Lịch sử Đảng có thêm chuyên mục “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Thông qua chuyên
mục này, kết quả các công trình nghiên cứu, các bài viết về các sự kiện, về cuộc đời
và sự nghiệp Hồ Chí Minh được truyền tải một cách thường xuyên đến bạn đọc.
Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, từ năm 1991 đến năm 2000, trong
khoảng 1500 bài viết được đăng tải trên tạp chí Lịch sử Đảng, có gần 300 bài
viết, bài nghiên cứu về Hồ Chí Minh, chiếm tỷ lệ 1/5 tổng số bài đăng tải trên tạp
chí. Trong những bài viết đó, gần 200 nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Điều này đã chứng minh rằng, chuyên mục Tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong
những nội dung chủ yếu, không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn mang ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc nên đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu và
bạn đọc.
Hiểu rõ công lao vĩ đại và những đóng góp của Hồ Chí Minh không chỉ với
nhân dân Việt nam mà với toàn nhân loại, tạp chí Lịch sử Đảng đã đăng tải nhiều
bài viết về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh. Trong khoảng 300 bài nghiên cứu
về Hồ Chí Minh được đăng tải trên tạp chí, có gần 50 bài viết về cuộc đời và sự
nghiệp Hồ Chí Minh. Có thể kẻ đến một số bài viết tiêu biểu như Hồ Chí Minh, nhà
yêu nước vĩ đại, một chiến sĩ Cộng Sản chân chính của tác giả Vũ Văn Châu, Một
số chi tiết về hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc những năm 20-30 thế kỉ XX
của Trần Văn Hùng, Những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh trước năm 1930
của tác giả Phan Ngọc Liên …Qua những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp Hồ
Chí Minh đăng tải trên tạp chí Lịch sử Đảng thấy rõ cuộc đời Hồ Chí Minh là một
cuộc đời trong sáng và cao đẹp của một người Cộng Sản vĩ đại, một anh hùng dân
tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng

16


cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa, vì độc lập, tự

do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới. Hồ Chí Minh là hiện thân
của những giá trị vĩnh hằng thuộc về mọi người, mọi dân tộc và thời đại, trong đó
có giá trị về tấm gương mẫu mẫu mực của một bậc thầy lỗi lạc, đào luyện nên
những thế hệ lãnh đạo Cách mạng “khai quốc công thần” của Đảng ta, Quân đội ta
và nhân dân ta.
Chiếm khoảng 5/6 trong tổng số những nghiên cứu về Hồ Chí Minh đăng tải
trên Tạp chí là những bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh bởi trong sự nghiệp Cách
mạng Hồ Chí Minh, không thể không kể đến những đóng góp quý báu về lý luận
cách mạng đối với phong trào cách mạng GPDT cũng như với sự nghiệp đấu tranh
vì tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Hệ thống những nghiên cứu về tư tưởng
Hồ Chí Minh qua những bài viết được đăng tải trên tạp chí tương đối đầy đủ và
hoàn thiện. Qua đó những vấn đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh được đề cập
đến ở những mức độ khác nhau.
Một phần không nhỏ các bài viết tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và Cách mạng GPDT bởi trong hệ thống tư tưởng
Hồ Chí Minh, tư tưởng về vấn đề dân tộc và Cách mạng GPDT là di sản vô cùng
quý giá, đóng góp quan trọng vào kho tàng Chủ nghĩa Mac- Leninvà trở thành kim
chỉ nam cho những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp GPDT giành độc lập và tự do
của nhân dân ta trong suốt thời gian qua, đáp ứng yêu cầu tiến hóa của dân tộc, phù
hợp với xu thế của thời đại. Không những thế, tư tưởng này còn ảnh hưởng đến
phong trào GPDT trên toàn thế giới, được nhân dân ta và nhân dân trên toàn thế giới
thừa nhận và ca ngợi. Theo thống kê của chúng tôi, trên 70 bài viết tập trung nghiên
cứu vấn đề này, chiếm gần 40 % nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và chiếm
trên 32 % nghiên cứu về Hồ Chí Minh đăng tải trên tạp chí trong suốt 10 năm.
Ngoài những nghiên cứu được đăng tải trên các số khác nhau của tạp chí, còn có
những số chuyên đề tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và Cách
mạng GPDT như Tạp chí số 2 năm 1993 đăng tải trên 10 nghiên cứu hay Tạp chí
số 4 và 5 năm 1994 giành một chuyên mục lớn đăng tải những bài viết của các tác

17



giả về vấn đề này. Có thể kể đến một số đóng góp tiêu biểu của các tác giả như
Nghiêm Đình Vỳ với Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về Tư sản dân tộc
trong Cách mạng GPDT trên tạp chí số 2 năm 1993, Triệu Quang Tiến với Tìm
hiểu chiến lược, sách lược tranh thủ đồng minh của Hồ Chí Minh trong thời kỳ
vận động GPDT trên tạp chí số 5 năm 1994, Nguyễn Khang với Những sáng tạo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lý luận về Cách mạng GPDT trên tạp chí số 3
năm 1996. Đặc biệt phải kể đến đóng góp của các tác giả như Trịnh Nhu, Phan
Ngọc Liên, Mạch Quang Thắng, Lê Văn Tích, Chu Đức Tính là những tác giả có
nhiều nghiên cứu được đăng tải đề cập đến vấn đề dân tộc và Cách mạng GPDT
trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên tạp chí. Qua những nghiên cứu được đăng tải, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và Cách mạng GPDT được làm sáng tỏ.
Bên cạnh những bài viết về vấn đề dân tộc và Cách mạng GPDT, cụm bài
viết về tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH ở Việt Nam cũng được tạp chí quan tâm
nghiên cứu. Trong 10 năm đăng tải những nghiên cứu Hồ Chí Minh của tạp chí, trên
12 % nghiên cứu đề cập đến vấn đề này, chiếm khoảng 15,5 % những nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Qua những đăng tải của các nhà nghiên cứu trong đó
đặc biệt phải kể đến là tác giả Phạm Ngọc Anh với 6 bài viết đề cập đến vấn đề
CNXH ở Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh đăng tải trên tạp chí các số ra năm
1995, 1997, 1999, 2000 những vấn đề như CNXH là gì, CNXH nhằm đạt được mục
tiêu gì, con đường nào để đến với CNXH đã được các tác giả đề cập đến.
Ngoài những cụm bài viết tập trung vào hai vấn đề lớn là vấn đề dân tộc và
Cách mạng GPDT, vấn đề về nhà nước XHCN trong tư tưởng Hồ Chí Minh, những
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đăng tải trên tạp chí còn hướng đến làm rõ vấn
đề tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng, ĐKDT, giáo dục, đạo đức
và con người. Mặc dù những bài viết này chỉ chiếm trên 40% nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh và khoảng 36% tổng số nghiên cứu Hồ Chí Minh được đăng tải nhưng
qua những công bố trên tạp chí trong 10 năm từ 1991 đến 2000, chúng tôi thấy rõ sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như của tạp chí trong việc nghiên cứu tư

tưởng Hồ Chí Minh một cách toàn diện, có hệ thống nhằm đem lại cái nhìn sâu sắc
cho bạn đọc về tư tưởng Hồ Chí Minh.
18


Từ đó tạp chí Lịch sử Đảng đã ngày càng trở thành người bạn thân thiết, là
chỗ dựa khoa học đáng tin cậy của người nghiên cứu và làm công tác giảng dạy,
tuyên truyền, giáo dục về Hồ Chí Minh trong cả nước. Thông qua đó, tạp chí đã
thực sự trở thành diễn đàn khoa học để các nhà nghiên cứu cùng bạn đọc thay đổi
nhận thức cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi vậy có thể
khẳng định, tạp chí Lịch sử Đảng đã có những đóng góp tích cực và xứng đáng vào
việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh cũng như trong công tác tuyên
truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiểu kết chương 1
Năm 1983, với những thành tựu đã đạt được sau hơn 20 năm xây dựng và
trưởng thành của ngành khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với việc
thực hiện nhiệm vụ do Đảng và nhân dân giao phó cho ngành Lịch sử Đảng, tạp chí
Lịch sử Đảng đã ra số đầu tiên, nhanh chóng phát hành rộng rãi trong cả nước và
chính thức bước vào làng báo chí cách mạng Việt Nam.
Trải qua những bước phát triển thăng trầm trong suốt quá trình phát triển kể
từ khi ra số đầu tiên đến năm 2000 có thể khẳng định rằng, tạp chí Lịch sử Đảng
đã vượt qua nhiều khó khăn và dần khẳng định mình là cơ quan ngôn luận, là công
cụ, vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng, là diễn đàn khoa học của ngành Lịch sử
Đảng trong phạm vi cả nước. Cùng với đó, tạp chí đã nhanh chóng trở thành một
trong những tạp chí hàng đầu của làng báo chí Cách mạng Việt Nam, đáp ứng các
yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn Cách mạng mới. Không những vậy,
qua những bài đã đăng tải trên tạp chí còn có thể cảm nhận rõ tạp chí Lịch sử
Đảng đã trở thành diễn đàn sôi nổi của các nhà nghiên cứu Lịch sử Đảng dù
chuyên hay không chuyên, phản ánh khá chân thực những nội dung chính của
công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng, góp phần tích cực vào việc đánh

giá một cách khách quan, đúng mực những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch
sử, chống lại sự xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, góp phần vào việc bảo vệ những giá trị
lịch sử mà Đảng và nhân dân ta đã xác lập, thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn tính
chiến đấu, bản lĩnh kiên cường của một tạp chí Khoa học Xã hội trên mặt trận văn
hóa tư tưởng nóng bỏng.
19


Không chỉ có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành khoa học
Lịch sử Đảng, tạp chí còn góp phần đáng kể vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm
Cách mạng trong đó đặc biệt là công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về cuộc
đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt từ số 3 năm 1992, với việc mở
thêm chuyên mục Tư tưởng Hồ Chí Minh, kết quả các công trình nghiên cứu, các
bài viết về các sự kiện, về cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh được truyền tải một
cách thường xuyên đến bạn đọc. Cũng nhờ đó, nhiều bài viết về thân thế, sự nghiệp
và tư tưởng Hồ Chí Minh được duy trì đều đặn.
Nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả và của các nhà khoa học trong
công tác nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, số lượng và
chất lượng các bài viết về Hồ Chí Minh đăng tải trên tạp chí ngày càng được nâng
cao. Với khoảng 1/5 những bài viết đăng tải trên tạp chí là những nghiên cứu về
cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh có thể thấy rõ rằng chuyên mục Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một trong những nội dung chủ yếu, không chỉ có ý nghĩa
khoa học mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc nên đã nhận được sự quan tâm
đặc biệt của các nhà nghiên cứu và bạn đọc. Từ nội dung các bài đăng tải trong
chuyên mục Tư tưởng Hồ Chí Minh, tạp chí Lịch sử Đảng đã ngày càng trở thành
người bạn thân thiết, là chỗ dựa khoa học đáng tin cậy của người nghiên cứu hoặc
làm công tác giảng dạy, tuyên truyền, giáo dục về Hồ Chí Minh trong cả nước.
Thông qua đó, tạp chí đã thực sự trở thành diễn đàn khoa học để các nhà nghiên
cứu cùng bạn đọc thay đổi nhận thức cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng
Hồ Chí Minh. Bởi vậy có thể khẳng định rằng, tạp chí Lịch sử Đảng đã có những

đóng góp xứng đáng vào việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục về cuộc đời, sự
nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh

20


×