Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

TM sáng tạo đề tài danh lam thắng cảnh + Thơ riêng của nhóm tạo điểm nhấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 37 trang )

TRƯỜNG THPT ÂN THI

THUYẾT MINH VỀ ĐỀN PHÙ ỦNG

Thành viên: + Nguyễn Văn Quân
+ Hoàng Thanh Bình
+ Nguyễn Thị Thanh
+ Bùi Thị Phương Thảo
+ Phạm Quang Nghĩa
+ Đào Quốc Phong

Ngày 22 tháng 2 năm 2016


Cứ mỗi khi mùa xuân bắt đầu kiễng chân gõ cửa cũng là lúc năm hết Tết đến thì ở khắp
mọi nơi trên mảnh đất hình chữ S lại náo nức nổi lên mùa lễ hội. Đây là một truyền
thống của người dân Việt Nam nhằm cầu may mắn đầu năm. Và chúng tôi đã có kế
hoạch cho những ngày nghỉ Tết vui vẻ mà bổ ích này. Thầm nghĩ là những người con
Ân Thi mà chúng tôi còn chưa hiểu rõ hết những nét đẹp và giá trị lịch sử - văn hóa của
quê mình. Do vậy, chúng tôi đã quyết định có một chuyến tham quan để mở rộng vốn
hiểu biết bản thân, tới thăm Đền Phù Ủng- đền thờ danh tướng thời Trần: chính là tướng
quân Phạm Ngũ Lão, là người có công rất lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên- Mông cũng như đánh giặc Ai Lao và chinh phạt Chiêm Thành, dẹp loạn…
Theo đúng kế hoạch, chúng tôi đã có mặt tại cổng Bưu điện huyện vào lúc 7 giờ
sáng, ngày mùng 4 Tết âm lịch. Gương mặt ai cũng vui tươi, rạng rỡ, nhưng thoáng qua
vẫn có sự hồi hộp, rụt rè, lo lắng. Trên nền trời xanh, dưới những tia nắng xuân ấm áp và
những chiếc áo xuân rực rỡ sắc màu: đỏ, hồng, vàng, tím, xanh…tạo nên một cái không
khí xuân ấm áp, tràn đầy sức sống. Sau khi đã đông đủ và ổn định chúng tôi lên xe buýt
vào lúc 7 giờ 30 phút. Theo lời anh kiểm vé nói, chỉ cần đi qua Thị Trấn Ân Thi, đi
thẳng 8 km nữa là chúng tôi có thể đến được Đền Phù Ủng-đền thờ Phạm Ngũ Lão .
Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255, mất năm 1320. Ông sinh ra và lớn lên ở làng Phù Ủng


,huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi. Ngay từ nhỏ
ông đã bộc lộ chí khí phi thường, tính tình cương trực, khí phách anh hùng, có lòng yêu
nước, căm thù giặc sâu sắc. Tương truyền rằng năm ông 13 tuổi, trong làng có người đỗ
đạt làm quan, mở tiệc đãi làng, chỉ có ông là không đi. Người mẹ hỏi, ông đáp rằng chí
làm trai phải làm nên công danh sự nghiệp vẻ vang làng xóm, còn mình chưa làm được
gì nên hổ thẹn với lòng. Hằng ngày ông vẫn ngồi bên đường chẻ tre, vót nan, đan sọt.
Đến đây chắc hẳn ai cũng đã nhớ đến câu chuyện về người đan sọt được học ở Tiểu học
phải không? Đúng vậy, một hôm Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn từ Vạn Kiếp
(Chí Linh) lên Kinh đô Thăng Long. Quân sĩ hộ vệ đi trước dẹp đường, thấy Phạm Ngũ
Lão, quát đuổi ông nhưng ông vẫn cứ ngồi yên đan sọt như không nghe thấy gì cả. Quân
lính liền lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy đầm đìa ông vẫn không nhúc nhích. Hưng Đạo


Vương lấy làm lạ bèn đến hỏi đầu đuôi câu chuyện. Khi biết ông mải nghĩ việc binh thư,
lo cho đất nước mà quên đi nỗi đau thân xác nên Hưng Đạo Vương đã biết ông là một
nhân tài, bèn triệu hồi, tiến cử với vua.Với tài năng bẩm sinh và sự giúp đỡ của Hưng
Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão đã trở thành một vị mãnh tướng, văn võ song toàn, có được
sự tin cậy của nhân dân và làm tướng qua Ba đời vua nhà Trần, góp công lớn trong các
cuộc chống ngoại xâm và bảo vệ biên giới phía Tây, phía nam tổ quốc… Cứ thế thời
gian trôi qua thật nhanh. Phút chốc , xe đã dừng lại trước đường đi vào Đền. Chúng tôi
bước xuống xe, một bầu không khí thoáng đãng, không gian mênh mông ,trời đất bao la
với những cánh đồng bát ngát đang hiện ra trước mắt. Một lần nữa không khí xuân ấm
áp, trời xuân chan hòa lại làm say đắm lòng chúng tôi, làm đắm say lòng người:
“ Mạ non sánh với hoa đào
Kìa đền Phù Ủng dệt vào trong tranh
Đôi mắt ngời sáng long lanh
Trẻ con người lớn bước nhanh lên chùa”
Chung quanh con đường đi vào Đền là những cánh đồng rộng lớn. Những mầm mạ non
nhú lên lại báo hiệu một vụ mùa bội thu, một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.
Ở khoảng giữa đoạn đường còn nổi bật nên một bãi đất to giống như lá cờ. Tượng trưng

như lá cờ đại dựng cao trước hàng quân sĩ của Tướng quân mỗi khi xuất trận.


Ngay phía trước đền có nhiều mô đất to, nhỏ, nhân dân gọi là mô đai, mô cây sồi, mô
quả thừng – đây là nơi khi xưa tướng quân Phạm Ngũ Lão luyện tập võ nghệ, nghiên
cứu binh thư. Trên đường bước vào đền, chúng tôi trông thấy rất nhiều làng quán bầy
bán đủ thứ: nước, bánh kẹo, vòng tay, móc khóa, bóng bay, … Không khí nhộn nhịp bắt
đầu từ đây! Gần hơn với cổng đền, chúng tôi bắt gặp những bà, những cô, những chị


mời chào những hương vàng, những tiền lộc .

Thật ấn tượng với cổng đền là hai cột trụ bê tông cao chừng 10 mét, sừng sững, vững
chãi như hai dũng sĩ canh gác ngôi đền.


Mới bước đến cổng đền chúng tôi đã cảm nhận được vẻ đẹp của quần thể di tích lịch sử văn hóa này. Toàn bộ quần thể nằm trên địa thế “ Thất tinh ứng hậu, hình nhân bái
tướng, voi quỳ ngựa phục, bên bút bên nghiêng, bên bờ, bên kiếm, cạnh dòng sông Cửu
Yên uốn lượn như một con rồng uốn khúc mà đầu rồng là khu đất dựng đền”, được tọa
lạc trên mảnh đất quê hương Ân Thi hiền hậu và mến khách , đây là một trong những di
tích có giá trị về Khoa học, lịch sử và nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc của dân tộc ta còn
lưu lại trên mảnh đất Hưng Yên.
Theo dòng người chúng tôi chậm rãi bước vào. Ngay bên tay trái là đền Trình. Chúng tôi
bước vào thắp nén hương thể hiện tấm lòng rồi tiếp tục cuộc hành trình. Điều đặc biệt ở
đây đó chính là 2 ông ngựa màu vàng, màu đỏ rất to đứng hai bên . Như những công
trình lịch sử - văn hóa khác, hình ảnh chú ngựa chiếm một vị trí khá đặc biệt trong tâm
linh người Việt …


Đi tầm 5 phút sẽ thấy một tấm biển chỉ dẫn.



Cụm di tích đền Phù Ủng có kiến trúc và quy mô rộng lớn khá hoàn chỉnh được chia làm
hai khu: khu ngoài và khu trong. Khu ngoài gồm quần thể lăng, đền, nhà bia…sắp xếp
chung quanh đền thờ Phạm Ngũ Lão. Khu trong bao gồm đền thờ cung phi Tĩnh Huệ Con gái Phạm Ngũ Lão, ngôi chùa Cảm Ân và lăng quốc công Vũ Hồng Lượng. Bên
ngoài khu đền những tán bồ đề và si lớn chạy dài ôm lấy hai con đường vào đền gợi một
khung cảnh thôn quê Việt Nam tươi đẹp thanh bình. Theo tấm biển chỉ dẫn chúng tôi đi
một đoạn ngắn nữa rồi rẽ phải là đến khu đền chính – nơi thờ tướng quân Phạm Ngũ
Lão. Sau khi Phạm Ngũ Lão mất, để tưởng nhớ công lao của một vị tướng tài ba nhà
Trần, nhân dân đã lập đền thờ ngay trên nền nhà cũ của gia đình ông. Nhưng trong thời
kì kháng chiến (1948) ngôi đền bị thực dân Pháp đốt phá.Với sự tôn kính của các cấp
chính quyền, nhân dân địa phương và du khách thập phương đền đã được phục hồi và
khánh thành ngày 10/11 năm Kỷ Tỵ (1989).


Bước vào ngôi đền chúng tôi lại bắt gặp cổng đền với 2 cột trụ cao, một khoảng sân
rộng lớn, những tiếng nói vui vẻ, bước chân nhộn nhịp của những người đi hội, lễ chùa.
Nổi bật giữa khoảng sân rộng là một lư hương lớn – nơi đặt những nén hương thành
kính dâng lên. Sau lư hương, 2 bên tả hữu là 2 điện án lớn thờ 2 vị song thần, hộ vệ oai
nghiêm cầm vũ khí được che mát bởi 2 bóng cây hoa đại. Đền được trùng tu theo kiến
trúc cổ gồm 5 gian tiền tế và tòa hậu cung kiến trúc kiểu chồng diêm gồm 2 tầng 8 mái.

Trong các gian tiền tế là nơi ghi lại công đức của du khách. Ở bên phải có một cái
chuông đồng lớn. Hai bên gian giữa là hai hàng đao, mỗi hàng có 5 vũ khí, 2 bình chạm
cây cối, chim muông, 2 con công lông vàng… Trong đền còn lưu giữ được nhiều bức
hoành phi, câu đối và sắc phong cùng các hiện vật quý hiếm, nổi bật là ba bức tranh đại
tự “Phù Ủng linh từ”,” Đong A Điện súy”,”Vạn tuế phúc thần”




Bước qua cánh cửa bên tay trái là đến được tòa hậu cung. Khói hương huyền ảo và màu
sắc vàng son, tạo cảm giác thiêng liêng, gần gũi chứa chan hoài niệm, con người như trở
về môth thời oanh liệt hào hùng của dân tộc .Trước mắt là nơi đặt tượng tướng quân
Phạm Ngũ Lão.Tượng đúc bằng đồng từ thời nhà Nguyễn nặng hơn 300kg được tạo tác
trong thế ngồi trên ngai, mặc áo cẩm bào, đội mũ cánh chuồn, tay cầm ngọc quý, gương
mặt cương nghị, đôn hậu thể hiện khá rõ nét sắc thái của một vị dũng tướng cương trực,
từng trải. Áo cẩm bào đỏ thẫm như ngọn lửa luôn luôn rực cháy từ trái tim nồng nhiệt
của ông. Đứng trước vị thánh, lòng thành xin che chở, phù hộ và tâm nguyện phải làm gì
để xứng đáng với cha ông. Cùng thờ trong đền nằm bên tay phải còn có tượng Quận
chúa Anh Nguyên – vợ của Phạm Ngũ Lão và là con gái của Trần Hưng Đạo. Ở giữa thờ
vong Trần Hưng Đạo. Bên tay trái thờ con gái (?)…


Cạnh tượng thờ Phạm Ngũ Lão có hai
cái lọng màu vàng rất to ở 2 bên.


Đến đây những dòng thơ của Đông A Điện Súy tướng quân lại vang lên trong lòng
chúng tôi. Âm vang thời đại Đông A với những chiến công hiển hách trong lịch sử
chống ngoại xâm. Ba lần thắng quân xâm lược Mông - Nguyên đã in dấu lên những
trang viết của các nhà thơ đương thời. Phạm Ngũ Lão “đánh đâu thắng đó” cũng đã ghi
lại cảm xúc của mình qua “Thuật Hoài” – tác phẩm thể hiện rõ cái đẹp lẫn hình ảnh và
khí thế của người trai thời đại, tư thế dân tộc trong những ngày hào hùng ấy.
Phiên âm:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu.
Dịch nghĩa:
Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng át cả sao Ngưu.
Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.


Dịch thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.
Nội dung thông điệp thẩm mĩ lớn, thể hiện khí phách nhà thơ, dũng tướng. Nhưng sẽ
không có cái âm vang hào sảng nếu tách bài thơ ra khỏi thời đại bừng bừng “Sát Thát”.
Nỗi lòng của người “Một thời tuy đã nên tướng giỏi / Chí khí anh hùng vẫn khát khao”.
Giấc mộng công danh luôn là điều ám ảnh những kẻ sĩ, đại trượng phu thời phong kiến.
Bài thơ là sự phản chiếu 1 thời đại hào hùng, khi lí tưởng trung quân ái quốc hòa hợp
trọn vẹn với tính cách tâm hồn nhà thơ, thời đại vua tôi đồng lòng, anh em hòa hợp, cả
nước góp sức. Tâm tư của Phạm tướng quân cũng là tâm nguyện của bao người trai thời
Trần.
Xúc cảm hào hùng tỏa sáng với hình tượng thơ mang cho chúng tôi cái nhìn trọn vẹn
về con người thời đại Đông A. Bước ra khỏi màn sương lịch sử, chúng tôi biết ơn sâu
sắc công lao của các vị anh hùng thưở trước. Chúng tôi sẽ cố gắng học tập và rèn luyện
để trở thành những chủ nhân tương lai thực sự của đất nước, sẽ noi gương cha ông ta, để
sống có lý tưởng, ước mơ đồng thời luôn khát khao, phấn đấu hết mình để thực hiện
những hoài bão ấy.
Trở lại với hành trình, qua cánh cửa đối diện cánh cửa nơi chúng tôi vào là cả một
không gian rộng lớn.


Ấn tượng đầu tiên là một cây si rất to lớn
vài trăm tuổi. Gần đấy có nhà bia chứa hai

cái lọng đặt nằm chéo nhau ở chính giữa.

Không khí thoáng đãng, mát mẻ với bóng cây si, cây xanh. Kế bên nhà bia là một sân
khấu để sử dụng trong dịp lễ hội, tế lễ hàng năm. Men theo lối hẹp là đến một cái ao. Ao
tầm sét, tương truyền là mắt rồng, cạnh lăng Phạm Đức Tiên Công, là cha của Phạm
Ngũ Lão.


Gần ao có một cây đại thụ rất lớn sống gần 3 thế kỉ. Tiếp tục men theo con đường gần
đấy rồi rẽ phải sẽ đến một cái lăng – Lăng Phạm Đức Tiên Công. Lăng nằm bên tay trái
(Phía Nam) cách đền thờ chính 150m. Lăng thờ thân sinh Phạm Ngũ Lão, lăng được
khởi dựng từ thời nhà Trần; phần chính lăng xây hình chóp long đình, phần mộ hình lục
lăng, có thềm đá xung quanh, lăng có tắc môn, cột đồng trụ và 2 tam môn 2 bên. Phía
trước lăng có 6 cột trụ đá, tượng trưng cho cổng làng. Khu lăng mộ được che phủ dưới
bóng mát của những cây cổ thụ có tuổi vài thế kỉ.



Cách lăng Phạm Đức Tiên Công khoảng 100m, vẫn trong khuôn viên đền chính là Văn
Từ, có 4 tấm bia lớn ghi tên tuổi và sự nghiệp những bậc đỗ đại khoa trong làng từ thời
Lê tới thời Nguyễn. Miếu của Văn Từ có hình lục giác đều.


Trở về lăng Phạm Đức Tiên Công, chúng tôi đi thẳng ra trục đường chính. Sang bên
đường là đền Mẫu nơi thờ mẫu thân Phạm Ngũ Lão (phía Tây Bắc)


Ngôi đền được khởi dựng từ thời Nguyễn, kiến trúc kiểu chữ đinh rồng 5 gian gồm 3
gian tiền tế, 2 gian hậu cung, đền được che phủ bởi cây xanh cổ thụ tuổi ngót 3 thế kỉ .
Sau đền có giếng ngọc (Mắt Rồng) nước trong xanh, để dùng cho việc tế lễ, lễ hội …

Trong đền có tượng mẹ của Tướng quân Phạm Ngũ Lão làm bằng gỗ và 4 pho tượng
người hầu bằng đá thời Trần và bên trái có 1 cái chuông đồng, 2 bên đặt 2 chiếc bình
phong với hoa văn tế lễ, đặc sắc .
(Tương truyền, tượng làm bằng đá lấy từ Chi Lăng – Lạng Sơn). Khi Phạm Ngũ Lão
làm tướng triều Trần, giặc Nguyên căm tức. Chúng bắt mẹ Phạm Ngũ Lão cùng 1 sí dân
trong làng đem lên ải Chi Lăng nhằm ép Phạm Ngũ Lão ra hàng. Bà đã thắt cổ tự tử tỏ
rõ khí tiết. Bà được vua tặng 4 chữ “Nghiêm ứng thánh mẫu”, dân làng lập đền thờ gọi
là đền Mẫu. Chúng tôi ai nấy đều cảm thấy khâm phục bà và thêm tự hào về thế hệ cha
ông đi trước, tự nhủ càng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để nối tiếp truyền thống anh
hùng thưở trước. Trên mái đền có hình các con vật, gương… Ngôi đền có 1 vẻ bình dị,
cổ kính mang nét u tịch trầm mặc.
Rời đền mẫu, tiếp tục men theo lối nhỏ bên tay phải sẽ đến Khuê Văn Các – cách đền
Mẫu 150m về bên phải. Khuê Văn Các có kiến trúc mười hai mái lợp ngói óng. Đây là
nơi các quan trong triều về tế lễ bình thơ văn và ngoạn cảnh. Một chốn thanh bình làm
ấm áp lòng người, phủ mát tâm hồn chúng ta bởi những bóng cây cổ thụ xum xuê.


Sau khi dừng chân một lúc để thư giãn, hít thở và tận hưởng vẻ đẹp nơi dây, chúng tôi đi
ra ngoài trục đường chính để tiếp tục cuộc hành trình khám phá đền Phù Ủng. Dạo thêm
vài bước, chúng tôi rẽ phải và qua một cây cầu chắc đã được xây dựng từ lâu. 19 bước
trên cầu như mở ra một thế giới mới - thế giới của thiên nhiên giản gị mà rất nên thơ.
Hai bên cầu được chạm khắc nổi hình ảnh hoa lá, cây cỏ mềm mại.


Trước mặt chúng tôi bây giờ là Mô Hòn Ngọc. Công trình được xây theo lối kiến trúc
xưa rất cổ kính. Vòm mái uốn cong ở bốn phía - một nét rất đặc trưng. Có thể nhận thấy
ngay trên mô là hình bát giác làm nền với 16 cột trụ vững chắc xếp thành hai vòng tròn
đồng tâm. Mái hai tầng có hình vòng xoắn ốc tạo nên một điểm nhấn khó quên, nó làm
ta liên tưởng đến thành luỹ đầu tiên của đất nước – Thành Cổ Loa. Nhìn ra xung quanh,
mọi người đều phải để mắt đến hàng ngâu tán tròn được cắt tỉa rất công phu tạo nên một

không gian khá thú vị, đọc đáo. Mô được toạ lạc trong một cái ao có diện tích rất rộng.
Trời đất bao la, nước non hùng vĩ. Một sự giao hoà tuyệt vời làm say đắm lòng người.
Một kỉ niệm khó quên. Dù đôi mắt vẫn còn muốn nhìn ngắm cảnh sắc tươi đẹp nơi đây
nhưng chúng tôi lại phải đi để tiếp tục cuộc hành trình của mình.


Trở về đường chính cùng dòng người đang tấp nập ra và như xe cộ giờ cao điểm, nhóm
chúng tôi đi thẳng xuống khoảng ba trăm mét rồi rẽ trái. Trước mặt cả nhóm bây giờ là
đền thờ Tĩnh Huệ - Con gái của tướng quân Phạm Ngũ Lão và là thứ phi của vua Trần
Anh Tông. Trên đường vào thăm đền, chúng tôi bắt gặp một hương vị đặc biệt, đó là
cốm - một thức quà quý giá của đồng nội Việt Nam mà thiên nhiên ban tặng. Những
chiếc đèn lồng đỏ, lá cờ đủ màu sắc ngập tràn trên con đường tạo không khí xuân rộn
ràng.

Chúng tôi không khỏi thích thú khi trên đường đi bắt gặp những hình ảnh kì lạ được tạo
nên từ nhiều loại rau sạch khác nhau của người dân nơi đây. Một ý tưởng tuy giản gị,
mộc mạc mà thật sự đã đem cả mùa xuân về trên từng tán lá. Tất cả như vẽ nên một bức
tranh đầm ấm, độc đáo, mới mẻ. Thật là vi diệu!!! 


……………………….“Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh”…………………….
Bước tiếp trên con đường đang chật ních, chúng tôi bị cuốn hút bởi dòng sông Cửu Yên
uốn lượn như một dải lụa mềm mại.


Mải ngắm
đến cổng
nào không

nhìn mà chúng tôi đã

đền Tam Quan lúc
hay.


×