Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TÁI CẤU TRÚC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VINAINCON)GIAI ĐOẠN 2013-2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.11 KB, 40 trang )

ĐỀ ÁN
TÁI CẤU TRÚC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VINAINCON)
GIAI ĐOẠN 2013-2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 và các văn bản liên quan;
- Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của VINAINCON được Đại hội đồng cổ đông thông
qua ngày 25 tháng 3 năm 2011;
- Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Đề án “Tái cấu trúc doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng
công ty nhà nước, giai đoạn 2012-2015”;
- Căn cứ Quyết định số 1842/QĐ-BCT ngày 26/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Công thương về
việc cổ phần hóa Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam;
Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết
Trung ương khóa XI và sự chỉ đạo của Chính phủ, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý,
điều hành sản xuất kinh doanh của VINAINCON, cũng như các đơn vị thành viên, Hội đồng quản
trị VINAINCON xây dựng Đề án “Tái cấu trúc và nâng cao năng lực quản trị của VINAINCON
giai đoạn 2013-2017, định hướng đến năm 2020”.

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
63/1998/QĐ-BCN ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công
thương). Tổng công ty là Doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Quyết định
số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ;
VINAINCON được thành lập với mục đích tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp xây lắp
trong ngành công nghiệp để hình thành một doanh nghiệp xây lắp có đủ năng lực tập trung xây
dựng đồng bộ các công trình công nghiệp có quy mô lớn trong và ngoài ngành, có tiềm năng phát
triển để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đến nay Tổng công ty đã chuyển
đổi mô hình thành Tổng công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp từ ngày 01 tháng 6 năm
2011.


Trải qua hơn 14 năm hình thành và phát triển, từ một tập hợp các đơn vị xây lắp phân tán,
đến nay Tổng công ty đã trở thành doanh nghiệp xây dựng lớn, có thương hiệu và uy tín trên thị
trường, đủ năng lực nhận thầu xây dựng và lắp đặt đồng bộ các công trình công nghiệp lớn, được
các đối tác và nhà thầu nước ngoài đánh giá cao và chủ động liên kết, hợp tác; góp phần quan trọng
vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Hội
nghị lần thứ ba, lần thứ chín của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, từ năm 2002 đến năm 2011, Tổng
công ty đã thực hiện sắp xếp, đổi mới toàn diện thông qua việc hoàn thành cổ phần hóa 18 doanh
nghiệp thành viên và bộ phận doanh nghiệp, chuyển đổi 05 doanh nghiệp thành Công ty Trách
nhiệm hữu hạn một thành viên.
1


Thực hiện Quyết định số 1842/QĐ-BCT ngày 26/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Công thương
về việc cổ phần hóa Tổng công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam. Tổng công ty đã tiến hành
kiểm kê tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa và dự thảo Điều lệ
VINAINCON. Ngày 10/8/2010 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1437/QĐ-TTg về việc phê
duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt
Nam.
Ngày 25/3/2011, Tổng công ty đã tiến hành tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu để bầu
Hội đồng quản trị VINAINCON, thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động VINAINCON đã hoạt
động chính thức theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100779365 ngày 01/6/2011 do
Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
I. VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HIỆN TẠI CỦA VINAINCON
1. Cấu trúc ngành nghề kinh doanh
- Trong quá trình hình thành và phát triển, từ một tập hợp các đơn vị xây lắp phân tán, đến
nay VINAINCON đã trở thành doanh nghiệp xây dựng lớn, có thương hiệu và uy tín trên thị
trường, đủ năng lực nhận thầu xây dựng và lắp đặt đồng bộ các công trình công nghiệp có quy mô
lớn; được các đối tác và nhà thầu nước ngoài đánh giá cao và chủ động liên kết, hợp tác với

VINAINCON.
- Nhiều lĩnh vực VINAINCON có khả năng cạnh tranh hàng đầu trong nước như: Xây dựng
cơ sở hạ tầng cho ngành điện; xây dựng hệ thống lưới điện cao áp đến 500KV; thi công silô, ống
khói, nhà cao tầng bằng phương pháp cốp pha trượt; lắp đặt các hệ thống thiết bị, hệ thống ống, hệ
thống điện của các nhà máy công nghiệp nặng như các dự án nguồn điện, hóa chất, cơ khí luyện
kim. khai thác mỏ...; gia công chế tạo thiết bị cơ khí thuỷ công, thiết bị cơ khí phi tiêu chuẩn cho
nhiều ngành công nghiệp, kết cấu thép; thi công bê tông ứng lực căng sau, sản xuất cấu kiện bê
tông ứng lực trước. Đủ năng lực hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài để nhận thầu
công trình EPC, công trình chìa khoá trao tay. Giá trị sản lượng, doanh thu của Tổng công ty liên
tục tăng bình quân hàng năm từ 10 đến 20%; lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, bảo toàn và
phát triển được vốn Nhà nước giao.
- VINAINCON hoạt động đa ngành, tuy nhiên vẫn lấy xây lắp là ngành sản xuất kinh doanh
chính. Trong những năm gần đây, mặc dù các công ty con của VINAINCON đầu tư và mở rộng
sang các ngành kinh doanh không nằm trong danh mục các ngành kinh doanh chính của Tổng công
ty nhưng là rất là ít và giá trị thấp.
2. Cấu trúc doanh nghiệp
2.1. VINAINCON là một cơ cấu sở hữu được tổ chức thành hệ thống với quy mô lớn, bao
gồm các công ty, có tư cách pháp nhân gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị
trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
2.2. Công ty mẹ - VINAINCON vừa có chức năng sản xuất kinh doanh, vừa có chức năng
liên kết kinh tế.
2.3. Quan hệ nội bộ trong VINAINCON
- Công ty mẹ - VINAINCON có hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp về xây dựng các
công trình Công nghiệp, Nhiệt điện, Thủy điện, đầu tư tài chính và thực hiện quản lý, định hướng
hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thông qua Người đại diện phần vốn của
VINAINCON tại các công ty con. Như vậy, phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh được giao cho
các công ty cấp II trực tiếp thực hiện;
- Công ty mẹ - VINAINCON tổ chức chiến lược phát triển chung của VINAINCON; phối
hợp hoạt động sản xuất kinh doanh; hỗ trợ các đơn vị thành viên trong việc tìm kiếm thị trường,
quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực; các mối quan hệ khác.... được

2


thể hiện trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của toàn
VINAINCON.
- Mối quan hệ giữa VINAINCON và các công ty con, công ty liên kết:
+ VINAINCON đã ban hành Quy chế quản lý Người đại diện phần vốn tại các doanh
nghiệp có vốn góp của VINAINCON;
+ Đối với các công ty con do VINAINCON nắm giữ 100% vốn điều lệ: VINAINCON
quyết định các vấn đề theo quy định của Luật doanh nghiệp đã được cụ thể hóa trong Điều lệ, Quy
chế tài chính của VINAINCON, theo Điều lệ và Quy chế tài chính của các Công ty con.
VINAINCON quản lý và định hướng chiến lược, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;
+ Đối với các Công ty con do VINAINCON nắm giữ quyền chi phối: VINAINCON thực
hiện quyền cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty con; định hướng hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty con thông qua Người đại diện phần vốn;
+ Đối với các công ty liên kết và công ty khác: VINAINCON thực hiện quyền chủ sở hữu
đối với phần vốn góp của VINAINCON tại các Công ty trên thông qua Người đại diện phần vốn.
Tuy không chi phối các Công ty này nhưng thông qua Người đại diện phần vốn, ở các mức độ khác
nhau VINAINCON đã hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty này theo chiến
lược và định hướng chung của VINAINCON.
3. Cơ cấu tổ chức của VINAINCON
Cơ cấu tổ chức hiện tại của VINAINCON gồm Công ty mẹ, 14 Công ty con và 14 Công ty
liên kết và đầu tư dài hạn.
3.1. Công ty mẹ - VINAINCON: Là doanh nghiệp cấp I do Nhà nước (Bộ Công thương)
nắm giữ 82,75% vốn điều lệ
Cơ cấu tổ chức của Công ty mẹ gồm:
- Đại hội đồng cổ đông VINAINCON;
- Hội đồng quản trị VINAINCON: Gồm 5 thành viên, trong đó có 4 thành viên đại diện vốn
Nhà nước, 01 thành viên đại diện các cổ đông ngoài;
- Ban Kiểm soát Tổng công ty: Gồm 03 thành viên;

- Ban Tổng giám đốc: Gồm Tổng giám đốc và 02 phó Tổng giám đốc;
- 06 Ban chức năng nghiệp vụ và 11 đơn vị phụ thuộc gồm: Chi nhánh, Trung tâm, Ban
quản lý dự án, Ban điều hành dự án, Văn phòng đại diện VINAINCON.
(Phụ lục 01. Sơ đồ tổ chức Công ty mẹ - Tổng công ty hiện nay - kèm theo)
3.2. Công ty con, Công ty liên kết
3.2.1. Công ty con (Công ty cấp II): Có 14 Công ty con, gồm 05 Công ty TNHH MTV và
09 Công ty cổ phần VINAINCON sở hữu trên 50% vốn điều lệ
5

Công ty TNHH MTV do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ:

- Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 2
- Công ty TNHH MTV Xây lắp Điện 4
- Công ty TNHH MTV Xây lắp Hóa chất
- Công ty TNHH MTV Cơ khí Hóa chất Hà Bắc
- Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn

3


09 Công ty cổ phần do Công ty mẹ sở hữu trên 50% vốn điều lệ:
- Công ty cổ phần Bê tông ly tâm Thủ Đức
- Công ty cổ phần Kết cấu thép Xây dựng
- Công ty cổ phần Cơ khí Xây lắp Hóa chất
- Công ty cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp
- Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp số 5
- Công ty cổ phần Hợp tác QT nhân lực Việt Nam
- Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản VINAINCON
- Công ty cổ phần Bê tông ly tâm An Giang
- Công ty cổ phần Đầu tư và XD VINAINCON 6.

3.2.2. Công ty cổ phần liên kết do Công ty mẹ sở hữu đến 50% vốn điều lệ, gồm 14 công ty:
- Công ty cổ phần Cơ khí Hồng Nam
- Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Thăng Long
- Công ty cổ phần Bê tông ly tâm VINAINCON
- Công ty cổ phần Đá vôi Quang Sơn
- Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng VINAINCON
- Công ty cổ phần Thi công Cơ giới VINAINCON
- Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Công nghiệp
- Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp
- Công ty cổ phần Lắp máy và Xây dựng Miền Nam
- Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Công nghiệp
- Công ty cổ phần Xây dựng Công nghiệp (Descon)
- Công ty cổ phần Bao bì Sông Công
- Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Toàn cầu
- Công ty cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả.
(Phụ lục 02. Sơ đồ tổ chức Tổng công ty cổ phần XDCN Việt Nam hiện nay - kèm theo)
4. Hoạt động quản trị doanh nghiệp
VINAINCON được hình thành và phát triển trên cơ sở hợp nhất các Công ty xây dựng
chuyên ngành thuộc các Bộ, Tổng cục với bề dầy kinh nghiệm trên 40 năm, đặc biệt với mô hình
hoạt động Tổng công ty 90 từ năm 1998, VINAINCON đã đạt được những kết quả nhất định, đóng
góp vào sự phát triển chung, tuy nhiên VINAINCON chưa đạt được những kỳ vọng lớn, điều này
đã dẫn tới một số thách thức quản trị cần phải vượt qua thông qua việc tái cấu trúc doanh nghiệp.
4.1. Cấu trúc quản trị ở cấp Công ty mẹ - Tổng công ty
4.1.1. Hội đồng quản trị của Tổng công ty
Hội đồng quản trị Tổng công ty là đại diện trực tiếp của Chủ sở hữu do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra, trong đó có 04 ủy viên HĐQT do Bộ Công thương đề cử và 01 ủy viên HĐQT do các
cổ đông ngoài đề cử. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu và trước pháp luật về
mọi hoạt động của Tổng công ty. Hội đồng quản trị gồm 05 người, có 02 người hoạt động chuyên
trách, 03 người kiêm nhiệm là Tổng giám đốc, Giám đốc các Công ty. Các cán bộ tham gia Hội
4



đồng quản trị Tổng công ty đã từng nắm giữ chức vụ quản lý điều hành chủ chốt của Công ty mẹ Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Các cán bộ này đã trải qua kinh nghiệm thực tế với chuyên
môn khác nhau, đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
4.1.2. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở
hữu trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kkinh doanh của VINAINCON gồm: Việc chấp
hành chính sách Pháp luật của nhà nước; kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn của
VINAINCON nhằm bảo toàn phát triển và kinh doanh có hiệu quả; giám sát công tác tổ chức cán
bộ tiền lương; giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, giám sát tài chính của VINAINCON.
Hiện nay, Ban kiểm soát có 03 người, trong đó 03 người hoạt động kiêm nhiệm.
4.1.3. Ban Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật của Tổng công ty; tổ chức điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh của Tổng công ty theo các mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết, quyết định của Hội
đồng quản trị Tổng công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Tổng công ty,
trước pháp luật về thực hiện quyền và nhiệm vụ được giao.
Ban Tổng giám đốc VINAINCON có 03 người gồm Tổng giám đốc và 02 phó Tổng giám
đốc. Các phó Tổng giám đốc giúp giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công và hoặc ủy
quyền của Tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và trước pháp
luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền. Ban Tổng giám đốc vừa điều hành quản lý vốn và
tài sản của Công ty mẹ - Tổng công ty đến các Công ty con với vai trò là Chủ sở hữu, vừa trực tiếp
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chính tại các dự án với góc độ là nhà thầu hoặc
Chủ đầu tư. Ngoài ra trong một số trường hợp vừa là Chủ sở hữu, vừa là người điều hành vừa là đối
tác với các Công ty thành viên trong các hợp đồng kinh tế.
Hiện nay, Ban Tổng giám đốc đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác quản lý,
điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Tổng công ty. Tuy nhiên, với 02 phó Tổng
giám đốc không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, đòi hỏi VINAINCON phải lập quy hoạch đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để bổ nhiệm, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ, điều kiện tiêu chuẩn và
kiện toàn bộ máy quản lý.
4.1.4. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý điều hành Tổng

công ty
Tổng công ty đã ban hành quy chế làm việc của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tổng
công ty.
4.2. Quản trị giữa Công ty mẹ - Tổng công ty và các Công ty thành viên
4.2.1. Vai trò của Công ty mẹ - Tổng công ty
Công ty mẹ - Tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh tổng thể của tất cả các Công ty thành viên thuộc VINAINCON.
Để thực hiện quản trị tại các Công ty thành viên, Công ty mẹ - Tổng công ty đã ban hành
quy chế trên nhiều lĩnh vực như: Quy chế quản lý tài chính; quy chế người đại diện phần vốn
VINAINCON đầu tư vào doanh nghiệp khác… Bên cạnh đó, Công ty mẹ cử người đại diện phần
vốn tại các đơn vị thành viên và nắm giữ vai trò điều hành chủ chốt, quản lý tại các Công ty, cử cán
bộ tham gia Ban kiểm soát, Kiểm soát viên tại các Công ty. Những cán bộ này ngoài việc tuân thủ
theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty còn phải tuân thủ theo quy chế hoạt động do Tổng
công ty ban hành.

5


4.2.2. Việc kiểm soát ở cấp độ Tổng công ty trong các quyết định then chốt và hiệu quả
hoạt động
VINAINCON là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các cơ sở hạ tầng
ngành điện; xây dựng, gia công chế tạo và lắp đặt thiết bị cho các công trình công nghiệp. Hiện
VINAINCON có gần 30 Công ty con và Công ty liên kết và đầu tư dài hạn, ở các Công ty đều có
Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty và đội ngũ lãnh đạo điều hành riêng.
Với cơ cấu như vậy chi phí để duy trì bộ máy điều hành là rất lớn.
Các Công ty con là những pháp nhân độc lập, hoạt động theo chiến lược và mục tiêu chung
của Tổng công ty, các quyết định then chốt và nhân sự quản lý điều hành đều có sự phê duyệt, thỏa
thuận của Tổng công ty.
Tại các Công ty liên kết: Tổng công ty cũng cử người tham gia vào Hội đồng quản trị, ban
điều hành hoặc Ban kiểm soát tùy theo thỏa thuận tại các Công ty có vốn góp của VINAINCON,

nhưng do tỷ lệ sở hữu thấp nên mức độ quyết định, kiểm soát còn hạn chế.
Tại các Công ty đầu tư tài chính dài hạn: Do tỷ lệ đầu tư quá nhỏ và theo quy định của Pháp
luật nên VINAINCON hầu như không kiểm soát được các Công ty này.
5. Ưu điểm và hạn chế trong công tác tổ chức hoạt động hiện tại của VINAINCON
- Trong thời gian qua, đặc biệt sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động của VINAINCON
theo mô hình Công ty mẹ - VINAINCON đã phát huy hiệu quả trong quản lý và điều hành sản xuất
kinh doanh, từng bước khắc phục được những tồn tại trong quản lý và điều hành theo mô hình
trước khi sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, năng lực tài chính đã được cải thiện đáng kể, cơ cấu tài
sản đã được cải thiện theo hướng tích cực và phát huy được hiệu quả, VINAINCON đã xây dựng
các quy trình quản lý có hiệu quả nhất định trong điều hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Do
quy mô còn nhỏ, mới chuyển đổi cơ chế hoạt động, do đó mô hình tổ chức hiện tại cũng như quy
trình quản trị doanh nghiệp còn bộc lộ những tồn tại và nhiều bất cập về mô hình, nghành nghề
kinh doanh của các Công ty thành viên, quản lý phần vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp khác làm
cho hiệu lực điều hành, ban hành quyết định quản lý trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh không kịp thời, hiệu quả thấp.
- Chưa xác định rõ ràng vai trò của Công ty mẹ - VINAINCON. Việc xác định vai trò của
Công ty mẹ sẽ quyết định cách thức thiết kế cơ cấu tổ chức của VINAINCON và quản lý các mối
liên hệ tương tác quan trọng giữa các lãnh đạo ở cấp độ ngành kinh doanh.
- Mức độ kiểm soát của Công ty mẹ đối với các quyết định then chốt và hiệu quả hoạt động
của các Công ty con, Công ty liên kết và đầu tư tài chính chưa được hiệu quả như mong đợi.
- Ban Tổng giám đốc: Vừa điều hành trong vấn đề quản lý vốn và tài sản của Công ty mẹ.
- Tổng công ty đến các Công ty con với vai trò là chủ sở hữu, kiêm nhiệm các chức danh
chủ chốt của Công ty con vừa trực tiếp điều hành về SXKD, đầu tư, tài chính tại các dự án với góc
độ là nhà thầu hoặc chủ đầu tư.
- Các Ban chức năng giúp việc của VINAINCON chưa thực sự làm vai trò hướng dẫn, kiểm
tra các Công ty con một cách có hiệu quả.
- Chưa ban hành và thực hiện thống nhất trong toàn VINAINCON các quy trình quản trị
tiên tiến như: quản trị sự thay đổi, quản trị rủi ro; kiểm soát nội bộ.
- Mặc dù VINAINCON đã có những biện pháp để thích nghi với sự thay đổi; phòng ngừa,
khắc phục những rủi ro. Tuy nhiên, VINAINCON chưa ban hành quy trình quản trị sự thay đổi hay

quy trình quản trị rủi ro, quy trình kiểm soát nội bộ để áp dụng thống nhất và hiệu quả trong toàn
VINAINCON.

6


- Đối với các Công ty con, liên kết: Mặc dù đã tiến hành cổ phần hoá được hầu hết các
doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp, nhưng số lượng các doanh nghiệp còn nhiều, hiệu quả chưa
thực sự cao so với tiềm năng hiện có.
- Quy mô của Công ty cấp II, cấp III còn nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, phân tán về nguồn lực,
cùng với sự phân tán theo điều kiện địa lý, đã làm giảm và không có khả năng cạnh tranh trong
nước và quốc tế.
- Việc kiểm soát hoạt động SXKD tại các đơn vị thành viên của VINAINCON còn chưa
được như mong muốn.
- Bộ máy nhiều cấp, cồng kềnh làm chi phí quản lý tăng.
- Hiệu lực quản lý lỏng lẻo, chậm, không chính xác.
- Cạnh tranh nội bộ không cần thiết.
- Quản lý, đầu tư khó xác định trọng tâm, trọng điểm.
- Khó kiểm soát.
II. VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐẦU TƯ
1. Các chỉ tiêu tài chính
Tiềm lực tài chính của VINAINCON hạn chế, vốn điều lệ nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển, tình hình tài chính của VINAINCON như sau:
1.1. Công ty mẹ (số liệu ước đến hết 31 tháng 12 năm 2012)

TT
I

II


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011

Ước năm 2012

1 Vốn chủ sở hữu

Tỷ đồng

576

581

2 Vốn điều lệ

Tỷ đồng

550

550

3 Nợ phải thu

Tỷ đồng

554


118

4 Vay và nợ ngắn hạn

Tỷ đồng

216

6

5 Kết quả kinh doanh

Tỷ đồng

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

- Doanh thu

Tỷ đồng

685

695

- Chi phí

Tỷ đồng

644


652

Trong đó: lãi vay

Tỷ đồng

8,98

0,83

- Lợi nhuận

Tỷ đồng

41

43

171

172

77

69

Tình hình đầu tư tài chính
1 Đầu tư vào Công ty con
2 Đầu tư vào Công ty liên kết


Triệu
đồng
Triệu
đồng

7


1.2. Số liệu tài chính toàn VINAINCON
1.2.1. Giai đoạn 2006-2010

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009

Năm

2010

Một số chỉ tiêu tài
chính

I

1 Tổng tài sản

109đ
9

2 Tổng nguồn vốn

10 đ
9

3 Vốn chủ sở hữu
4 Nợ phải trả
II

10 đ
109đ

3.645

4.603

5.618


6.296

6.769

3.645

4.603

5.618

6.296

6.769

443

393

372

272

265

3.202

4.210

5.145


5.898

6.439

2.930

3.078

3.379

2.862

3.434

46

58

66

89

87

Kết quả kinh doanh
1 Doanh thu

109đ
9


2 Lợi nhuận trước thuế
III

10 đ

Hệ số

Hệ số nợ phải
1 trả/Vốn chủ sở hữu

Lần

7,23

10,71

13,83

21,68

24,03

Lợi nhuận cận biên
(Lợi nhuận/Doanh
2 thu)

%

1,57


1,88

1,95

3,11

2,53

10,38

14,76

17,74

32,72

32,83

Lợi nhuận/Vốn chủ
3 sở hữu

%

Ghi chú:
- Vốn chủ sở hữu năm 2010 là 265 tỷ đồng, giảm so với đầu năm 2006 là 178 tỷ đồng, giảm
0,41 lần do chênh lệch tỷ giá âm (-) giai đoạn đầu tư Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên.
- Doanh thu các năm có năm tăng, năm giảm không đều, nhưng tổng thể thì tăng trưởng
bình quân 10-20%/năm. Lợi nhuận thực hiện hàng năm tăng đều đảm bảo thực dương.

1.2.2. Giai đoạn 2011-2012:

8


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011

Năm 2012

9


I.

Hệ số trả nợ vay

1. Giá vốn hàng bán

109đ

3.665

3.964

2. Khấu hao


109đ

130

142

3. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

109đ

237

212

4. Nợ gốc phải trả trong năm

109đ

4.000

4.200

5. Lãi vay phải trả

109đ

237

384


6. Hệ số trả nợ vay

Lần

0,95

0,94

1. Khấu hao

109đ

130

142

2. Lợi nhuận trước thuế

109đ

1

-172

3. Lãi vay

109đ

237


238

4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

109đ

238

212

5. Thuế thu nhập doanh nghiệp

109đ

20

26

6. OFC

109đ

348

328

II.

OFC - Dòng tiền từ HĐSXKD


7. So với năm 2011
III.

%

94

Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu

1. Nợ dài hạn

109đ

3.534

3.610

2. Vốn chủ sở hữu

109đ

462

460

3. Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu

Lần

7,65


7,85

1. Tổng nợ phải trả

109đ

6.524

6.530

2. Nguồn vốn chủ sở hữu

109đ

462

460

3. Hệ số nợ phải trả

Lần

14,12

14,2

1. Tài sản ngắn hạn

109đ


2.844

2.844

2. Nợ ngắn hạn

109đ

2.962

2.800

3. Hệ số thanh toán hiện hành

Lần

0.96

1.02

1. Tổng tài sản

109đ

7.171

7.180

2. Nguồn vốn chủ sở hữu


109đ

462

460

%

6,44

6,41

IV.

V.

VI.

Hệ số nợ phải trả

Hệ số thanh toán hiện hành

Tỷ lệ tự tài trợ

3. Tỷ lệ tự tài trợ (2/1)
2. Tình hình đầu tư của VINAINCON
2.1. Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

10



- Thực hiện chủ trương tái cơ cấu các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định tại
Thông tư số 117/2010/TT-BTC cuả Bộ Tài chính, từ năm 2010 đến nay, Hội đồng quản trị Tổng
công ty đã chỉ đạo việc tái cơ cấu vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm thực hiện việc tái cơ cấu
VINAINCON.
- Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng quản trị Tổng công ty, VINAINCON đã thoái vốn tại
Công ty cổ phần Bê tông ly tâm Dung Quất, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Miền Trung,
Công ty cổ phần Thủy điện Bắc Nà, Công ty cổ phần Xây lắp điện I, Công ty cổ phần Lắp máy.
Hiện nay, Tổng công ty đã dừng góp vốn tại các Công ty liên kết và đang triển khai các công việc
để tiếp tục thoái vốn các đơn vị còn lại theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị Tổng công ty.
- Tính đến 31 tháng 12 năm 2012 Tổng giá trị đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Công ty mẹ
- Tổng công ty là 241 tỷ đồng, trong đó:
+ Đầu tư vào các Công ty con: là 172 tỷ đồng.
+ Đầu tư vào các Công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác: là 69 tỷ đồng.
- Trong 3 năm tới VINAINCON tiếp tục đầu tư tăng vốn điều lệ tại một số Công ty con
chuyên ngành để tăng tính cạnh tranh, mức vốn đầu tư dự kiến khoảng 250 tỷ đồng.
2.2. Đầu tư dự án xi măng Thái Nguyên
Năm 2002, VIANINCON được Thủ tướng Chính phủ cho đầu tư Dự án Nhà máy xi măng
Thái Nguyên tại Quyết định số 140/QĐ-TTg với công suất 1,51 triệu tấn xi măng/năm, công nghệ
Cộng hòa Pháp, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 3.500 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay trung hạn của
Ngân hàng BNP-Paribas, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài của Bộ
Tài chính và Ngân hàng thương mại do BIDV Thái Nguyên làm đầu mối. Dự án đã đi vào sản xuất
chính thức từ năm 2010, ngày 01/7/2011 Tổng công ty đã thành lập công ty TNHH MTV Xi măng
Quang Sơn trên cơ sở tiếp quản nguyên trạng Nhà máy xi măng Thái Nguyên. Đến nay, nhà máy có
thể vận hành với 100% công suất thiết kế, chất lượng xi măng đảm bảo theo TCVN.
3. Nhận xét chung về tình hình tài chính và đầu tư
- Về tình hình tài chính của VINAINCON, trong vòng 02 năm gần đây (2011-2012), do ảnh
hưởng sâu sắc bởi cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, lãi suất vay vốn cao kỷ lục, giá cả hầu hết
vật tư, nguyên vật liệu đầu vào tăng liên tục, tình hình tài chính của VINAINCON chịu tác động

mạnh bởi kết hợp ba yếu tố: doanh thu tăng trưởng chậm, chi phí lãi vay và các loại chi phí khác
tăng cao. Cụ thể:
+ Chi phí tài chính tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu qua thời gian dẫn tới lợi nhuận
của Tổng công ty giảm đáng kể. Năm 2011, lãi suất vay vốn ở mức cao kỷ lục (tăng gần 750 điểm
cơ bản so với năm 2010 và tăng gần 1500 điểm cơ bản so với năm 2009). Do đó, làm thu hẹp biên
lãi.
+ Với đặc thù ngành xây dựng là chủ yếu, VINAINCON sử dụng đòn bẩy tài chính cao,
trong khi nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối lớn, do đó chi phí tài chính rất cao.
+ Giá cả hầu hết các loại vật tư, nguyên vật liệu xây dựng đều tăng cao đáng kể, đẩy giá vốn
lên cao, làm giảm lợi nhuận.
+ Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu còn cao so với trung bình quốc tế.
+ Thực trạng dòng tiền không đủ đảm bảo việc mở rộng đầu tư, đòi hỏi phải tìm ra các
phương án huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư và sản xuất kinh doanh.
- Về đầu tư dự án theo quy hoạch của Chính phủ: Việc đầu tư Nhà máy xi măng Thái
Nguyên và hoàn thành đi vào hoạt động trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, bất động sản đóng
băng, chi tiêu, đầu tư công thắt chặt, đồng thời cung vượt cầu, Nhà máy không phát huy hết được
công suất thiết kế.
11


KẾT LUẬN:
Tổng kết, đánh giá và một số nhận định, bài học kinh nghiệm rút ra của lãnh đạo
VINAINCON:
Như vậy, kể từ khi hình thành và phát triển VINAINCON đã phấn đấu không ngừng để trở
thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam về xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành
Điện, xây dựng các công trình công nghiệp, chế tạo cơ khí và lắp đặt máy móc cho các công trình
công nghiệp, thủy công. Thương hiệu VINAINCON đã được khẳng định một cách vững chắc trên
thị trường xây dựng. Thành quả mà VINAINCON đạt được trước hết là sự chỉ đạo sát sao và giúp
đỡ của Chính phủ, Bộ Công thương và sự nỗ lực của tập thể CBCNV toàn VINAINCON, thể hiện
tinh thần đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được

giao.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của VINAINCON cần phải thẳng thắn nhìn nhận để rút ra bài học kinh nghiệm cho giai đoạn phát
triển tiếp theo, đó là:
1. Việc đầu tư vốn vào các ngành nghề kinh doanh không phải ngành kinh doanh chính như:
khoáng sản, thủy điện nhỏ, bất động sản, nhà máy nhiệt điện đã không phát huy được hiệu quả
đồng vốn. Vì vậy, thời gian tới sẽ thoái vốn tại các lĩnh vực kinh doanh này để tập trung vốn phát
triển các ngành nghề kinh doanh chính của VINAINCON như: Thầu chính, nhà thầu xây dựng và
tổng thầu EPC (Thiết kế, mua sắm, xây lắp) các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và xây
lắp điện; gia công chế tạo cơ khí và lắp đặt máy móc, thiết bị cho các công trình công nghiệp; sản
xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh khác. Với các ngành nghề chính là Thầu chính, nhà thầu xây
dựng và tổng thầu EPC các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và xây lắp điện ; gia công
chế tạo cơ khí và lắp đặt máy móc, thiết bị cho các công trình công nghiệp thì VINAINCON có rất
nhiều cơ hội vì VINAINCON là một Tổng công ty xây lắp duy nhất thuộc Bộ Công thương sở hữu
trên 82% vốn điều lệ. Mặt khác, đây là các ngành nghề truyền thống của VINAINCON mang tính
độc quyền từ nhiều năm nay như thi công trạm biến áp và đường dây tải điện 500KV Bắc Nam và
liên tỉnh, thi công các nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ trên phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, với ngành Sản xuất vật liệu xây dựng còn đang gặp nhiều thách thức do
VINAINCON chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đòi hỏi tập trung trí tuệ tìm kiếm cơ
hội để phát triển. Cùng với sự phát triển của đất nước và tăng trưởng đầu tư của nguồn vốn nước
ngoài, ngành sản xuất vật liệu xây dựng sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
2. VINAINCON chưa trú trọng đầu tư theo chiều sâu (đổi mới công nghệ) dẫn đến năng
suất lao động thấp.
3. Huy động nguồn vốn quá lớn để đầu tư dự án, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thành
lập them các công ty liên kết trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính có hạn đã dẫn đến số
nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, ảnh hưởng xấu đến năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn
tại VINAINCON.
4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực sản phẩm của từng đơn vị còn
nhiều bất cập, yếu kém thiếu sự liên kết.
5. Việc đầu tư còn trùng lắp, chưa tập trung vào chuyên môn hoá dẫn tới hiệu quả thấp, việc

quản lý đầu tư tại một số Công ty còn bất cập.
6. Năng lực quản trị tại một số Công ty còn yếu kém, thua lỗ nhưng chưa có cơ chế xử lý
trách nhiệm cụ thể, rõ ràng.
7. Chức năng của người đại diện vốn của VINAINCON tại các đơn vị thành viên còn hạn
chế, chưa đảm nhận hết trách nhiệm trong việc quản lý hiệu quả phần vốn của VINAINCON, chưa
phân định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý, giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của
VINAINCON.
12


8. Năm 2011, 2012 và 2013 tình hình kinh tế trong nước tiếp tục ảnh hưởng bởi chính sách
tài chính chặt chẽ của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước, nên
việc huy động vốn để đầu tư và sản xuất kinh doanh sẽ rất khó khăn, đặc biệt là lĩnh vực kinh
doanh bất động sản.
9. Mục tiêu, tiến độ tại các công trình trọng điểm rất căng thẳng, việc thu xếp vốn của Chủ
đầu tư cho các công trình do VINAINCON thi công đều không đảm bảo, do đó dở dang, công nợ
lớn.
10. Tiềm lực tài chính của VINAINCON còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Quy
mô của các Công ty con còn nhỏ, hoạt động đa ngành, đa sản phẩm nên còn manh mún, phân tán.
Năng lực và trình độ quản lý của một số bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu
của tiến trình hội nhập.
11. Áp lực trả nợ của VINAINCON đối với Nhà máy xi măng Thái Nguyên là rất lớn và
căng thẳng.

CHƯƠNG II:
CHIẾN LƯỢC VÀ PHƯƠNG ÁN TÁI CẤU TRÚC VINAINCON
GIAI ĐOẠN 2013-2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
I. Chiến lược phát triển của VINAINCON giai đoạn 2013-2017, tầm nhìn đến năm 2020
13



1. Tầm nhìn và sứ mệnh của VINAINCON
- Xây dựng, phát triển, đổi mới mô hình hoạt động của VINAINCON phải quán triệt tư tưởng
và quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội chủ
nghĩa tại các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI và chiến lược phát triển kinh
tế xã hội đến 2020.
- Khẳng định vị trí đứng đầu Việt Nam về xây dựng trạm biến áp và hệ thống lưới điện đến
500kv và xây dựng các công trình Công nghiệp. Xây dựng VINAINCON trở thành nhà thầu xây lắp
chuyên nghiệp, tầm cỡ quốc tế, đầy đủ khả năng và sức mạnh để đảm trách vai trò tổng thầu EPC
các dự án công nghiệp lớn trong nước, tiếp tục khẳng định thương hiệu VINAINCON để vươn ra thị
trường khu vực và quốc tế; tối ưu hóa sử dụng mọi nguồn lực sẵn có, xã hội hóa, thu hút đầu tư tập
trung vào 3 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính: (1) Tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC (Thiết kế,
Mua sắm, Xây dựng); (2) Gia công cơ khí và lắp đặt; (3) Sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh
khác.
- Mục tiêu đến năm 2020, giá trị sản xuất kinh doanh đạt trên 420 triệu USD, lợi nhuận trước
thuế trên vốn điều lệ đạt trên 25%.
- Tiếp tục tái cấu trúc VINAINCON sau cổ phần hóa Công ty mẹ giai đoạn 2013-2017, tầm
nhìn đến năm 2020 là quá trình tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý để hoạt động của
VINAINCON đạt hiệu quả cao hơn với lộ trình phù hợp, không gây xáo trộn trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
2. Định hướng và mục tiêu chiến lược của VINAINCON
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được nhằm tận dụng và phát huy tối đa giá trị thương hiệu
của VINAINCON, củng cố, tích tụ lực lượng sản xuất để tạo ra sự thay đổi về chất, về quy mô trong
toàn VINAINCON, nâng cao năng lực chế tạo cơ khí, tạo ra sức cạnh tranh tranh lớn trên thị trường
trong nước và nước ngoài, khẳng định thương hiệu VINAINCON với vai trò xây dựng cơ sở hạ tầng
ngành Điện và các công trình công nghiệp của Việt Nam và vươn ra thị trường khu vực và quốc tế.
- Xây dựng VINAINCON trở thành một Tổng công ty mạnh, có quy mô lớn, có trình độ
công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa theo ngành nghề kinh doanh chính, gắn kết chặt chẽ
giữa sản xuất kinh doanh và khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển; không ngừng nâng cao năng

lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Phát triển tập trung vào các ngành nghề chính đã chọn, VINAINCON sẽ sắp xếp các đơn vị
thành viên và phân công chuyên môn hóa, tập trung vào chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở
trường, kinh nghiệm và xây dựng quy mô đủ lớn để tạo ra thế cạnh tranh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý để hoạt động của VINAINCON đạt hiệu quả
cao hơn sau cổ phần hóa.
- Tạo ra các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có tiềm lực lực tài chính lớn và chuyên
ngành mạnh trên cơ sở cơ cấu lại các doanh nghiệp theo hướng tập trung nguồn lực và chuyên môn
hóa sâu theo ngành kinh doanh chính.
- Tạo ra các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lớn, hoạt động hiệu quả, tận dụng tối ưu
nguồn lực và có tính cạnh tranh cao.
- Giảm bớt đầu mối, chuyên môn hóa cao nhằm tránh cạnh tranh nội bộ và nâng cao hiệu quả
công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành; ứng dụng quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.
- Nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của VINAINCON.

14


- Mục tiêu trọng tâm trong chương trình tái cấu trúc của VINAINCON là xây dựng các đơn
vị trực thuộc có lợi nhuận thực dương, gia tăng liên tục.
- Tập trung vào lợi nhuận để đảm bảo VINAINCON tạo lập được các đơn vị kinh doanh
bền vững.
- Nâng cao uy tín, thương hiệu và năng lực cạnh tranh của VINAINCON và từng Công ty
con trên thị trường trong và ngoài nước.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:
+ Khả năng đạt được những mục tiêu đề ra phụ thuộc vào việc thu hút được một đội ngũ
nhân sự mạnh và có năng lực tại tất cả các cấp bậc trong VINAINCON, từ cấp điều hành cao nhất
có vai trò lãnh đạo các ngành kinh doanh, cho đến đội ngũ lãnh đạo nghiệp vụ và nhân sự phụ trách
việc quản lý các nghiệp vụ và chức năng then chốt, cho tới các lãnh đạo cấp trung và nhân viên có

trách nhiệm triển khai kế hoạch chiến lược và vận hành trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt.
+ Để thu hút, phát triển những nhân tài đó, VINAINCON xây dựng một môi trường hấp dẫn
với cơ chế lương thưởng hợp lý, hỗ trợ nhân viên và lãnh đạo phát triển các kỹ năng nghiệp vụ và
kỹ thuật vận hành cần thiết, sắp xếp nhân sự vào các công việc và vai trò phù hợp; xây dựng văn
hóa làm việc đề cao hiệu quả, sẵn sàng để những nhân sự không phù hợp hoặc không thể đáp ứng
các yêu cầu làm việc cao ra đi. Với cơ chế này, VINAINCON có thể thu hút được những nhân tài
xuất sắc nhất, phát triển các đơn vị kinh doanh mạnh là các doanh nghiệp đầu ngành, và với hiệu
quả hoạt động được tăng cường cũng như tốc độ tăng trưởng liên tục, VINAINCON có thể tạo
thêm những cơ hội làm việc mới ở tất cả các cấp.
2.3. Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu đến năm 2017
- Tổng giá trị SXKD

: 6.596 tỷ đồng, tương đương với 314 triệu USD

- Doanh thu

: 5.230 tỷ đồng, tương đương với 249 triệu USD

- Nộp nhà nước

:

170 tỷ đồng, tương đương với

- Lợi nhuận trước thuế

:

219 tỷ đồng, tương đương với 10,5 triệu USD


- Tổng vốn chủ sở hữu

: 1.200 tỷ đồng, tương đương với

- Tổng tài sản ước

: 5.793 tỷ đồng, tương đương với 276 triệu USD

- Giá trị đầu tư

:

250 tỷ đồng, tương đương với

- Thu nhập BQ tháng 1 CBCNV

:

5,3 triệu đồng

- Tổng số CBCNV

: 10.750 người

8 triệu USD
57 triệu USD
12 triệu USD

Một số chỉ tiêu định hướng đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm (từ năm 2017-2020):

khoảng 10%. Tổng giá trị sản xuất kinh doanh năm 2020 tăng gấp 1,34 lần so với năm 2017
- Tổng giá trị sản xuất kinh doanh

: 8.870 tỷ đồng, tương đương với 422 triệu USD

- Doanh thu

: 6.950 tỷ đồng, tương đương với 330 triệu USD

- Vốn chủ sở hữu

: 1.959 tỷ đồng, tương đương với 93,3 triệu USD

- Tổng tài sản

: 5.798 tỷ đồng, tương đương với 276 triệu USD

- Tổng số CBCNV

: 10.850 người

Chi tiết kỳ vọng các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu giai đoạn 2013-2017, định
hướng đến năm 2020 như sau

15


Mục tiêu các chỉ tiêu tài chính của VINAINCON sau tái cấu trúc về tài chính hứa hẹn sẽ
được cải thiện theo từng năm, theo xu hướng tốt dần, đảm bảo mức độ an toàn, lành mạnh cao nhất
có thể:

Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu:
TT
I
1
2
3

Chỉ tiêu

Hệ số trả nợ vay
Giá vốn hàng bán
Khấu hao
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT)
4 Nợ gốc phải trả trong năm
5 Lãi vay phải trả
6 Hệ số trả nợ vay
II OFC - Dòng tiền từ SXKD
1 Khấu hao
2 Lợi nhuận trước thuế
3 Lãi vay
4 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
5 Thuế TNDN
6 OFC
7 So với năm 2012
III Nợ dài hạn /Vốn chủ sở hữu
1 Nợ dài hạn
2 Vốn chủ sở hữu
3 - Vốn điều lệ
4 Nợ dài hạn /Vốn chủ sở hữu

IV Hệ số nợ phải trả
1 Tổng nợ phải trả
2 Vốn chủ sở hữu
3 - Vốn điều lệ
Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở
4
hữu
V Hệ số thanh toán hiện hành
1 Tài sản ngắn hạn
2 Nợ ngắn hạn
3 Hệ số thanh toán hiện hành
VI Tỷ lệ tự tài trợ
1 Tổng tài sản
2 Vốn chủ sở hữu
3 Tỷ lệ tự tài trợ (2/1)

ĐVT

Năm
2013

Năm
2014

Kế hoạch 2013 - 2020
Năm Năm Năm
2015 2016 2017

109đ
109đ

109đ

3,973
171

4,085
190

4,256
200

5,591
200

5,011
200

6,620
200

237

270

373

392

417


493

109đ
109đ
Lần

4,500
350
0.90

4,450
260
0.96

4,250
218
1.08

4,030
208
1.22

3,810
198
1.40

3,150
168
2.20


109đ
109đ
109đ
109đ
109đ
109đ
%

171
-113
350
237
25
383
17

190
10
260
270
28
433
32

200
155
218
373
39
534

63

200
184
208
292
46
546
66

200
219
198
417
55
563
72

200
325
168
493
81
612
87

109đ
109đ
109đ
Lần


3,760
366
550
10.27

3,700
440
550
8.41

3,500
556
550
6.29

3,300
944
800
3.49

3,100
1,209
900
2.56

2,500
1,959
1,000
1.28


109đ
109đ
109đ

6,280
366
550

5,943
440
550

5,451
556
550

5,037
944
800

4,680
1,209
900

3,611
1,959
1,000

Lần


17.16

13.51

9.80

5.33

3.87

1.84

109đ
10 đ
Lần

2,560
2,520
1.02

2,304
2,243
1.03

2,073
1,951
1.06

1,866

1,737
1.07

1,679
1,580
1.06

1,224
1,111
1.10

109đ
109đ
%

6,821
366
5

6,480
440
7

6,156
556
9

6,098
944
15


5,803
1,209
21

5,808
1,959
34

9

Đến
2020

II. Sự cần thiết tiếp tục thực hiện tái cấu trúc và nâng cao năng lực quản trị của
VINAINCON
16


1. Sự cần thiết tái cấu trúc
- Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh
nghiệp Nhà nước.
- Theo đuổi mục tiêu xây dựng VINAINCON phát triển bền vững, lớn mạnh về mọi mặt để
đảm nhận tốt vai trò là đơn vị lòng cốt, đơn vị dẫn đầu ngành xây lắp điện và xây dựng công nghiệp
Việt Nam. Thống nhất về quản trị doanh nghiệp và công nghệ quản lý để tăng cường năng lực cạnh
tranh, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần tích cực trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính - tín dụng, nợ công, thị trường bất động sản... đang
diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng nặng nề tới những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, EU,
Trung Quốc... đồng thời đã có những tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng trực

tiếp đến các doanh nghiệp, trong đó có VINAINCON.
- Từ những kết quả đánh giá như đã trình bày ở phần trên, thực tế với quy mô sản xuất nhỏ,
tiềm lực tài chính yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh phân tán, nhiều đầu mối, chỉ đạo quản lý gặp
nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong VINAINCON phải đối diện với tình trạng khó khăn việc
làm; khó khăn về tài chính (thu xếp, huy động vốn với mức lãi suất cao để đáp ứng cho nhu cầu sản
xuất kinh doanh và đầu tư); nhiều chủ đầu tư thiếu vốn, nợ đọng cao dẫn đến nhiều dự án phải giãn
tiến độ, hoặc dừng triển khai vì vậy làm giảm việc làm và thu nhập của hàng vạn cán bộ công nhân
viên.
- Mặt khác, lĩnh vực hoạt động của VINAINCON không phải là lĩnh vực Nhà nước cần nắm
giữ 100% vốn điều lệ; với thực trạng về tổ chức và tài chính, rõ ràng VINAINCON sẽ phải hướng
đến mô hình năng động, hiệu quả hơn, cải thiện năng lực tài chính và các hệ số tài chính, nâng cao
khả năng cạnh tranh... Vì vậy, việc VINAINCON cổ phần hóa thành công bước đầu đã đáp ứng
được yêu cầu cấp bách và mang ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên việc tiếp tục cải cách quản trị Doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa hướng đến quy trình quản trị doanh nghiệp hiện đại đạt tiêu chuẩn
quốc tế, minh bạch tài chính, thông tin được kiểm soát kịp thời, tăng cường sức mạnh tài chính và
vị thế cạnh tranh trong nước và khu vực là đòi hỏi cấp thiết và tất yếu trong quá trình hội nhập kinh
tế toàn cầu.
- Tăng quy mô và chuyên môn hóa nhằm tập trung nguồn lực tài chính của Tổng công ty và
các đơn vị thành viên. Hiện nay, danh mục kinh doanh của VINAINCON vẫn còn phân tán, nhiều
công ty quy mô vốn nhỏ hoạt động ngành nghề kinh doanh giống nhau dẫn đến cạnh tranh nội bộ
và đầu tư trùng lắp, phân tán nguồn lực, hoạt động kém hiệu quả, có đơn vị thua lỗ đứng trước nguy
cơ phải phá sản, giải thể.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách trọng dụng và phát triển nhân lực làm cơ sở phát triển
bền vững VINAINCON.
- Việc đầu tư vào các danh mục không thuộc ngành nghề chính đã rút ra được nhiều kinh
nghiệm trong quản lý và đầu tư vốn. Việc đầu tư vốn không mang lại hiệu quả đã làm phân tán
nguồn lực, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn cho ngành nghề kinh doanh chính.
Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng được đánh giá là kém hấp dẫn nhưng cần nhiều vốn
trong khi quy mô vốn của VINAINCON nhỏ đang gặp nhiều bất lợi.
Vì vậy, để đạt được các chỉ tiêu chiến lược cũng như khắp phục các khó khăn tồn tại trên

cần thiết phải tiếp tục tái cấu trúc toàn diện VINAINCON là yêu cầu đòi hỏi cấp bách trong điều
kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh , hiệu quả tài chính và tính minh bạch trong quản trị công ty.
Qua tái cấu trúc sẽ sắp xếp lại phạm vi hoạt động của các công ty con theo ngành nghề, lĩnh vực
hoạt động kinh doanh chính có quy mô phù hợp với vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp
tronng lĩnh vực trọng điểm và tính chất của ngành nghề, đồng thời củng cố sự phát triển bền vững
của các Công ty con, tăng quy mô về vốn, đầu tư, điều chỉnh cơ chế hoạt động, quản lý, bố trí
nguồn nhân lực, xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp phù hợp đối với thực tế của
17


VINAINCON để các Công ty con do Tổng công ty nắm giữ có vốn lớn hơn, hoạt động hiệu quả
hơn, tận dụng tối ưu nguồn lực, có tình hình tài chính lành mạnh tạo ra cạnh tranh cao hơn.
2. Nguyên tắc của mục tiêu chương trình tái cấu trúc
2.1. Xây dựng một VINAINCON dẫn đầu trong lĩnh vực: Thầu chính, nhà thầu xây
dựng và tổng thầu EPC (Thiết kế, mua sắm, xây lắp) các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp và xây lắp điện; gia công chế tạo cơ khí và lắp đặt máy móc, thiết bị cho các công trình
công nghiệp, tiến tới nhận thầu thi công xây lắp ở nước ngoài
- Phát huy kết quả đã đạt được, VINAINCON tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực về mọi
mặt để tăng cường khả năng cạnh tranh trong đấu thầu và thực hiện dự án tiến tới trở thành nhà thầu
xây lắp chuyên nghiệp để đảm nhận các dự án công nghiệp trong nước, từng bước vươn ra thị trường
khu vực và quốc tế.
- Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực thiết bị, chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lượng trong
toàn VINAINCON.
2.2. Đạt mục tiêu lợi nhuận
- Mục tiêu trọng tâm trong chương trình tái cấu trúc VINAINCON là hoạt động hiệu quả và
lợi nhuận tăng cao. VINAINCON sẽ nỗ lực xây dựng và phát triển để trở thành một Tổng công ty
mạnh, chỉ tập trung vào một số ngành nghề kinh doanh chính, là những ngành có tầm quan trọng
chiến lược, có tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận cao mà VINAINCON có lợi thế để xây dựng năng
lực cạnh tranh. Đối với các đơn vị kinh doanh chính theo chuyên môn hóa cuả VINAINCON sẽ
phấn đấu để trở thành các doanh nghiệp lớn, nằm trong nhóm dẫn đầu về thị phần và lợi nhuận.

- Tập trung vào mục tiêu lợi nhuận là điều kiện cần thiết để đảm bảo rằng VINAINCON tạo
lập được các đơn vị kinh doanh bền vững. Hiệu quả hoạt động lành mạnh là yếu tố cần thiết để
VINAINCON tích lũy tài chính, tái đầu tư, nâng cao năng lực chuyên sâu cũng như để đầu tư vào
các doanh nghiệp mới, duy trì và mở rộng công việc làm ăn.
2.3. Thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Một trong những mục tiêu quan trọng của đề án tái cấu trúc doanh nghiệp và nâng cao năng
lực quản trị của VINAINCON là tiếp tục đảm bảo duy trì việc làm, sử dụng tối ưu lực lượng lao
động hiện có, đồng thời bổ sung, tăng cường thêm nguồn lao động có chất lượng cao phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh và chiến lược tăng trưởng, phát triển.
- VINAINCON nhận thức rõ khả năng đạt được các chỉ tiêu đề ra phụ thuộc vào việc thu hút
đội ngũ nhân sự mạnh và có năng lực tại tất cả các cấp bậc trong tổ chức, từ cấp điều hành cao nhất
có vai trò lãnh đạo các ngành kinh doanh, cho đến đội ngũ lãnh đạo nghiệp vụ và nhân sự phụ trách
việc quản lý các nghiệp vụ và chức năng then chốt, cho đến các nhân viên có trách nhiệm triển khai
chiến lược và vận hành.
- VINAINCON sẽ tạo ra một môi trường hấp dẫn có cơ chế lương thưởng hợp lý, hỗ trợ nhân
viên và lãnh đạo phát triển các kỹ năng nghiệp vụ và kỹ thuật vận hành cần thiết, sắp xếp nhân sự
vào công việc và vai trò phù hợp, xây dựng văn hóa làm việc nhấn mạnh tới hiệu quả.
2.4. Tạo ra mô hình cải cách
VINAINCON nhận thức được sử mệnh quan trọng của chương trình tái cấu trúc và quyết
tâm xây dựng đề án tái cấu trúc toàn diện và triệt để trên các chủ đề:
- Xây dựng chiến lược phát triển phù hợp;
- Tái cấu trúc doanh nghiệp và tài chính;
- Tái cấu trúc mô hình quản lý và cơ cấu tổ chức;
- Tái cấu trúc quản trị.
18


Đề án tái cấu trúc VINAINCON đã bao quát không chỉ các ngành nghề kinh doanh chính, cơ
chế quản trị và vận hành mà còn trình bầy rõ kế hoạch để quản trị quá trình triển khai chương trình
tái cấu trúc. Phương pháp này bao gồm các sáng kiến và cơ cấu hỗ trợ để giúp thích nghi với sự thay

đổi. Ngoài ra phương pháp này còn kéo theo xác định một lộ trình chuyển tiếp rõ ràng, với những
mục tiêu trung gian cụ thể.
III. Phương án tái cấu trúc VINAINCON giai đoạn 2013-2017, định hướng đến 2020
1. Tái cấu trúc doanh nghiệp
1.1. Xác định ngành kinh doanh chính của VINAINCON
Nguyên tắc tái cấu trúc tổ chức theo ngành kinh doanh chính:
- Tổ chức các công ty con theo hướng ngành nghề kinh doanh chính.
- Công ty con thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo định hướng, chiến lược của
VINAINCON.
- Thực hiện cơ cấu lại các khoản đầu tư tại các đơn vị để giảm đầu mối các đơn vị thành
viên theo nguyên tắc các đơn vị sản xuất kinh doanh hiệu quả được xác định là đơn vị nòng cốt và
thực hiện sáp nhập các đơn vị thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả theo hình
thức mua cổ phần.
- Các đơn vị không thuộc ngành nghề kinh doanh chính, hoặc hoạt động sản xuất kinh
doanh không hiệu quả sẽ thoái vốn toàn bộ.
- Tái cấu trúc tổ chức theo ngành kinh doanh chính sẽ tập trung trọng tâm theo ngành kinh
doanh, sắp xếp từ các Công ty con, Công ty liên kết thành các Công ty con theo ngành kinh doanh
chính.
- Quy trình và lộ trình tái cấu trúc các Công ty con như sau:
+ Xác định đơn vị nòng cốt để sáp nhập cấu trúc sở hữu.
+ Tăng tỷ lệ sở hữu một cách chọn lọc: Hoán đổi cổ phiếu của các Công ty dự kiến sáp nhập
vào đơn vị nòng cốt.
+ Tăng quy mô vốn các công ty giữ vai trò nòng cốt của ngành nghề chính theo hình thức
giữ nguyên mô hình Công ty TNHH MTV, Công ty cổ phần hoặc cổ phần hóa các Công ty TNHH
do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, sau đó thực hiện hoán đổi cổ phiếu hoặc mua cổ phần để
sáp nhập các đơn vị nòng cốt theo ngành nghề kinh doanh.
Nội dung ngành nghề kinh doanh chính được lựa chọn:
Trong quá trình lựa chọn ngành kinh doanh trọng tâm, VINAINCON đã cân nhắc quy mô và
tốc độ tăng trưởng của các ngành cụ thể; xu hướng định giá và tỷ suất lợi nhuận; tình hình cạnh tranh
trên thị trường và năng lực cạnh tranh của VINAINCON; và yêu cầu về vốn để mở rộng.

VINAINCON sẽ tập trung vào 03 ngành kinh doanh chính trong dài hạn. Dưới đây là 03 ngành kinh
doanh chính:
- Thầu chính, nhà thầu xây dựng và tổng thầu EPC (Thiết kế, mua sắm, xây lắp) các
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và xây lắp điện: Ngành xây dựng công nghiệp đã,
đang và sẽ vẫn là ngành kinh doanh lớn nhất của VINAINCON, đóng góp hơn 50% vào tổng doanh
thu của VINAINCON. VINAINCON hiện đã là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường
trong phân khúc xây dựng các dự án đường dây và trạm điện, thủy điện, nhiệt điện, công nghiệp hóa
chất, các dự án sản xuất công nghiệp chế biến. Theo dự báo thị trường trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng là rất lớn, thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng cao và được dự báo sẽ giá trị đầu tư xây
dựng sẽ đạt tới 35 tỷ USD (725 nghìn tỷ VND) vào năm 2015.
- Gia công, chế tạo cơ khí và lắp đặt: Cùng với chiến lược của VINAINCON xác định
ngành xây dựng công nghiệp là ngành kinh doanh lớn nhất, cho nên VINAINCON xác định lĩnh vực
19


gia công chế tạo cơ khí và lắp đặt là ngành kinh doanh chính song hành với xây dựng công nghiệp,
do đó cần tập trung cơ cấu năng lực hiện có, đồng thời xây dựng lộ trình đầu tư mới, đầu tư nâng cấp
chiều sâu theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa các cơ sở Nhà máy gia công cơ khí với công nghệ
tiên tiến, hiện đại đảm bảo đủ khả năng chế tạo các cấu kiện phi tiêu chuẩn phụ vụ cho các dự án
công nghiệp lớn của đất nước, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước tăng dần tỉ lệ tự gia
công chế tạo trong nước; Đồng thời không ngừng nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của
VINAINCON trong lĩnh vực hoạt động đấu thầu xây dựng và tổng thầu EPC.
- Vật liệu xây dựng và kinh doanh dịch vụ khác: Ngành công nghiệp xi măng và vật liệu
xây dựng trong điều kiện thị trường bất động sản đóng băng, thị trường tăng trưởng thấp và tình
trạng cung vượt cầu trong ngắn hạn cùng với áp lực cao trong việc cân đối nguồn vốn trả nợ vay cho
Nhà máy xi măng Quang Sơn. VINAINCON xây dựng phương án tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư ngắn
hạn, trung hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn từ 25 năm đến 35 năm cho Nhà máy xi măng
Quang Sơn, từng bước chiếm lĩnh thị phần tiêu thụ sản phẩm xi măng trên khu vực tây bắc, đông bắc
của đất nước đảm bảo đến năm 2016 Nhà máy đạt công suất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm, xác định là
nòng cốt để xây dựng là ngành sản xuất chủ yếu mang lại lợi nhuận ổn định cho VINAINCON trong

thời gian tới. Cùng với đó thì các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác sẽ được củng cố và phát triển
nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của VINAINCON.
(1) Ngành tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC
- Định hướng chiến lược:
+ Tăng cường xây dựng lực lượng chuyên sâu về tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC.
+ Bên cạnh tham gia tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC trong ngành công nghiệp hóa
chất, Điện, khoáng sản, công nghiệp chế biến, chế tạo và lắp đặt từng bước xây dựng năng lực và
tham gia sâu vào các phân khúc trong ngành hạ tầng giao thông.
+ Khai thác cơ hội để hình thành môi trường hoạt động cho lĩnh vực EPC;
- Các giải pháp chiến lược:
+ Xây dựng một số năng lực then chốt trong lĩnh vực EPC và (2) hợp nhất về tổ chức để hiện
thực hóa chiến lược;
+ Đấu thầu và lập dự toán: thành lập các nhóm đấu thầu và lập dự toán chuyên trách cho từng
phân khúc; xây dựng quy trình lập dự toán mạnh và cân bằng; xây dựng các công cụ cần thiết để hỗ
trợ quy trình;
+ Mua sắm: Xây dựng nhóm tìm nguồn chiến lược tập trung và các nhóm mua sắm chuyên
trách; xây dựng và triển khai cơ chế & quy trình dự báo nhu cầu;
+ Quản trị rủi ro: Xây dựng bộ phận quản trị rủi ro có thể hoạt động độc lập; xây dựng quy
trình và bộ công cụ đánh giá và theo dõi rủi ro;
+ Quản lý dự án: Áp dụng các công cụ quản lý dự án tiên tiến; xây dựng hệ thống đánh giá;
xác định các hoạt động quan trọng để giám sát chặt chẽ;
+ Thiết kế: Tái thiết kế tổ chức: hướng tới thông lệ tổ chức của các công ty EPC tiên tiến trên
toàn cầu bao gồm 4 yếu tố: lãnh đạo kinh doanh; dịch vụ hỗ trợ dự án (mua sắm, thiết kế, dự toán, bán
hàng/marketing); triển khai dự án; các chức năng hỗ trợ (tài chính, nhân sự, IT, pháp chế);
+ Cơ cấu quản trị hiệu quả;
+ Quản lý chiến lược và danh mục kinh doanh;
+ Quản lý hiệu quả hoạt động;
+ Quản lý nguồn nhân lực;
+ Quản trị và quản lý sự tuân thủ;
20



+ Các quy trình quản trị về: Xây dựng chiến lược, mục tiêu kinh doanh, phê duyệt đầu tư, đề
cử vị trí chủ chốt, đánh giá hiệu quả công việc.
Nội dung cơ cấu tổng thầu xây dựng và Tổng thầu EPC, bao gồm 12 Công ty:
Với năng lực hiện tại của các Công ty con, Công ty liên kết thuộc ngành tổng thầu xây dựng
và tổng thầu EPC khó có thể đáp ứng được nhu cầu về đấu thầu, thắng thầu, triển khai dự án gồm
tất cả các khâu như tư vấn, thiết kế và xây dựng. Do đó, Công ty mẹ - VINAINCON sẽ tập trung
quản lý về tổ chức, hoạt động các dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC và các Công ty
thuộc ngành này. Căn cứ tình hình năng lực, nhu cầu thực tế, sẽ tiến hành tổ chức lại các công ty
hoạt động với ngành nghề kinh doanh chính là tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC để hình thành
một tập hợp các Công ty có Công ty đầu mối do Công ty mẹ - VINAINCON sở hữu 100% vốn điều
lệ.
Các đơn vị hiện tại đang hoạt động trong lĩnh vực tổng thầu xây dựng và tổng thầu EPC
được sắp xếp lại theo từng phân khúc thị trường, bao gồm các Công ty tương ứng:
- Trong phân khúc tổng thầu các dự án, công trình sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế
biến hóa chất, khoáng sản gồm các Công ty: 02 Công ty TNHH MTV (Xây lắp hóa chất, Cơ khí
Hóa chất Hà Bắc); 03 Công ty cổ phần chi phối trên 50% (Kết cấu thép Xây dựng, xây lắp và
SXCN, Đầu tư và XD Công nghiệp số 5); 04 Công ty liên kết (Công ty CP XDCN, Công ty TVTK
Công nghiệp, Công ty ĐT và SXCN, Công ty CP LM và XD Miền Nam).
- Trong phân khúc tổng thầu các dự án, công trình đường dây tải điện, trạm biến áp dầu đến
500KV gồm 02 công ty: Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 2, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4.
(2) Gia công, chế tạo cơ khí và lắp đặt:
- Định hướng chiến lược:
Tổng công ty đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp gia công cơ khí và lắp đặt các sản phẩm là
các cấu kiện gia công phi tiêu chuẩn, chi tiết đặt sẵn cho các dự án nhiệt điện, thủy điện, công nghiệp
hóa chất, công nghiệp chế biến, đường dây, cột điện, trạm…
- Các giải pháp chiến lược:
+ VINAINCON tập trung tái cơ cấu tổ chức sắp sếp các đơn vị chuyên ngành để tập trung
nguồn lực hiện có bước đầu đảm bảo đủ năng lực thực hiện các sản phẩm gia công tại các dự án mà

VINAINCON đang là tổng thầu.
+ Tổ chức lại một số đơn vị nòng cốt là Công ty TNHH một thành viên hoặc Tổng công ty
hiện đang chi phối có cùng lĩnh vực kinh doanh.
+ Cơ cấu điều chuyển vốn góp của VINAINCON tại các Công ty cổ phần cùng lĩnh vực cho
Công ty TNHH một thành viên nhằm tăng cường năng lực và giảm bớt đầu mối công ty liên kết
(Công ty CP Lắp máy và Xây dựng Miền Nam, Công ty CP Xây dựng Công nghiệp, Công ty CP
Xây lắp thương mại Thăng Long).
+ Xây dựng một số năng lực then chốt trong lĩnh vực gia công cấu kiện phi tiêu chuẩn đạt
tiêu chuẩn quốc tế (2) hợp nhất về tổ chức để hiện thực hóa chiến lược là tổng thầu xây dựng và tổng
thầu EPC.
+ Nâng cấp cải tạo, đầu tư mới mở rộng chiều sâu các cơ sở sản xuất, gia công cơ khí với
công nghệ gia công hiện đại, tự động hóa cao.
+ Tổ chức quản lý và vận hành các cơ sở sản xuất gia công cơ khí theo hướng hiện đại, áp
dụng công nghệ thông tin tiên tiến.
Nội dung cơ cấu lĩnh vực gia công chế tạo cơ khí và lắp đặt:
- VINAINCON sắp xếp 02 đơn vị: Công ty cổ phần Cơ khí Xây lắp Hóa chất và Công ty
TNHH MTV Cơ khí Hóa chất Hà Bắc.
21


- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Sắp xếp lại trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cơ khí Hóa chất Hà
Bắc và Cơ cấu phần vốn góp của Công ty cổ phần Cơ khí Hóa chất làm nòng cốt.
- VINAINCON sẽ thoái toàn bộ vốn tại ngành không phải ngành kinh doanh chính và các
Công ty sản xuất kinh doanh không hiệu quả sau: Công ty CP Lắp máy và Xây dựng Miền Nam,
Công ty CP Xây dựng Công nghiệp, Công ty CP Xây lắp thương mại Thăng Long.
(3) Ngành sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh dịch vụ khác:
- Định hướng chiến lược.
+ VINAINCON xác định mục tiêu là ngành kinh doanh chủ yếu trong dài hạn đem lại lợi
nhuận ổn định sau năm 2017 và tập trung củng cố, tối ưu hóa danh mục nhà máy xi măng, sản xuất

cọc cừ bê tông, bê tông cấu kiện đúc sẵn.
+ Tái cấu trúc thành công nguồn vốn ngắn hạn, dài hạn đã tài trợ cho dự án xi măng Quang
Sơn với thời gian tài trợ từ 25 năm đến 35 năm.
+ Thoái vốn khỏi các đơn vị hoạt động không hiệu quả: Công ty CP Thương mại và Đầu tư
tài chính DATC, Công ty CP nhiệt điện Cẩm Phả, Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Công nghiệp,
Công ty CP Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp.
+ Tăng cường khả năng sinh lời thông qua chiến lược định giá linh hoạt, cải thiện hiệu quả
vận hành các nhà máy hiện có. Các chức năng hỗ trợ tập trung.
+ Tối ưu hóa việc sử dụng vốn tại các Nhà máy đang vận hành, sử dụng vốn linh hoạt.
+ Tối ưu hóa nguồn lực về đất đai, lợi thế kinh doanh nhắm chuyển hóa linh hoạt nguồn lực
này thành nguồn vốn thực dương dài hạn phục vụ cho mục tiêu đầu tư vào ngành nghề chính của
VINAINCON.
- Các giải pháp chiến lược:
+ Tái cơ cấu Nhà máy xi măng và các Nhà máy cọc cừ bê tông dự ứng lực đang hoạt động.
+ Tập trung hoàn thiện hồ sơ pháp lý diện tích đất đai hiện có, khẳng định giá trị pháp lý
chủ quyền của Tổng công ty và các công ty thành viên.
+ Tận dụng cơ hội, khai tác tiềm năng các đối tác có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trong
lĩnh vực bất động sản, động sản để hợp tác đầu tư triển khai kinh doanh huy động phục vụ cho sản
xuất kinh doanh hoặc kinh doanh bất động sản khi thị trường khởi sắc, dự kiến vào cuối năm 2015
trở đi.
+ Cải thiện vận hành thông qua các đòn bẩy: hệ thống quản trị, hệ thống kỹ thuật.

22


Nội dung cơ cấu lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng và kinh doanh dịch vụ khác:
VINAINCON sắp xếp cơ cấu lại Công ty TNHH MTV Xi măng Quang Sơn trên cơ sở:
- Cơ cấu nguồn vốn dài hạn từ 25 năm đến 35 năm dự kiến 150 triệu USD.
- Tiến hành cổ phần hóa để tăng quy mô vốn điều lệ khi cổ phần hóa cho Công ty dự kiến
500 tỷ đồng.

- Cơ cấu một số Công ty vào đầu mối thông qua hình thức mua bán cổ phần và chuyển phần
vốn góp của VINAINCON tại các Công ty cổ phần có cũng lĩnh vực ngành cho Công ty TNHH
MTV Xi măng Quang Sơn sau khi sáp nhập như: Công ty cổ phần đá vôi Quang Sơn, Công ty CP
Bê tông ly tâm Thủ Đức, Công ty CP Bê tông ly tâm An Giang, Công ty CP Bê tông ly tâm
VINAINCON và Công ty CP Bao Bì Sông Công.
- VINAINCON sẽ thoái toàn bộ vốn tại ngành không phải ngành kinh doanh chính và các
công ty sản xuất kinh doanh không hiệu quả sau: Công ty CP Thương mại và Đầu tư tài chính
DATC, Công ty CP nhiệt điện Cẩm Phả, Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Công nghiệp, Công ty CP
Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp
1.2. Tái cấu trúc sở hữu
- Tăng vốn điều lệ Công ty mẹ - VINAINCON với mức vốn điều lệ là 900 tỷ đồng và cơ
cấu vốn điều lệ như sau:
+ Cổ đông Nhà nước: 459 tỷ đồng, tương ứng với 51% vốn điều lệ;
+ Cổ đông ngoài Nhà nước: 441 tỷ đồng, tương ứng với 49% vốn điều lệ.
(Phụ lục 3 kèm theo).
- Tăng quy mô vốn điều lệ đối với các đơn vị thành viên kinh doanh hiệu quả và hoạt động
trong các ngành chính, đồng thời tăng tỷ lệ sở hữu của Công ty mẹ lên đến 76% để tăng quyền
kiểm soát với nhu cầu vốn khoảng 250 tỷ đồng (Phụ lục 3A kèm theo).
- Thoái 100% vốn tại các công ty thành viên hoạt động kém hiệu quả hoặc ngoài ngành.
(Phụ lục 3B kèm theo).
- Niêm yết trên thị trường chứng khoán một số công ty để tái cấu trúc lại vốn chủ sở hữu và
huy động vốn từ thị trường này.
2. Tái cấu trúc tài chính
2.1. Mục tiêu của tái cấu trúc tài chính VINAINCON
23


- Mục tiêu của việc tái cấu trúc tài chính là nhằm lành mạnh hóa và tạo tính minh bạch, tập
trung và tăng cường nguồn lực tài chính để nâng cao khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động cho
Tổng công ty, từ đó tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong và ngoài nước với mô hình quản

trị doanh nghiệp tiên tiến, cụ thể:
- Tái cơ cấu các khoản nợ: cơ cấu mọi khoản nợ ngay khi có thể thông qua việc tìm kiếm để
thay thế các khoản vay ngắn hạn, lãi suất cao bằng các khoản vay dài hạn, lãi suất thấp, qua đó cải
thiện luồng tiền và khả năng trả nợ của VINAINCON cũng như tạo thêm nguồn vốn phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải và tiến hành thoái vốn đầu tư tại các công ty hoạt động
không hiệu quả, ngoài ngành nghề kinh doanh chính. Mặt khác tăng cường tỷ lệ đầu tư và nắm giữ
tại một số công ty con chủ chốt, hạt nhân trong lĩnh vực chuyên ngành.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: linh hoạt, hiệu quả, tập trung và có cơ chế kiểm soát.
- Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng: Rà soát lại kế hoạch tăng trưởng dựa trên cơ sở hiệu quả
hoạt động sẽ được cải thiện hơn trong một vài năm tới, đẩy nhanh hoặc giảm tốc độ tăng trưởng để
đảm bảo các tham số quan trọng (như khả năng thanh toán lãi vay (ICR) và hệ số đòn bẩy tài chính)
ở mức độ lành mạnh và trong giới hạn theo quy định.
- Vốn chủ sở hữu của VINAINCON hiện nay quá thấp so với quy mô hoạt động (172 tỷ
đồng), doanh thu hàng năm bình quân 5.500 tỷ đồng, nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh chủ yếu
là vay của các tổ chức tín dụng với lãi suất cao, chi phí lãi vay khoảng 350 tỷ đồng/năm dẫn đến
giảm hiệu quả hoạt động của VINAINCON. Nếu VINAINCON được vay vốn để tái cấu trúc các
khoản nợ bằng việc thay thế các khoản vay ngắn hạn, lãi suất cao bằng các khoản vay dài hạn, lãi
suất thấp thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được cải thiện đáng kể.
2.2. Nội dung tái cấu trúc tài chính
a. VINAINCON xác định tổng nhu cầu vốn để thực hiện tái cấu trúc tài chính toàn Tổng
công ty là: 4.490 tỷ đồng tỷ đồng, trong đó:
- Tái cơ cấu các khoản nợ vay lãi suất cao thời gian vay ngắn dự kiến: 4.200 tỷ đồng bao
gồm các khoản nợ vay tại Công ty mẹ - VINAINCON và các Công ty con nòng cốt.
+ Tái cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn: 500 tỷ đồng.
+ Tái cơ cấu khoản vay trung hạn cho Nhà máy Xi măng Quang Sơn: 3.700 tỷ đồng (tương
đương 177 triệu USD).
- Nhu cầu vốn dùng cho tái cơ cấu quy trình quản lý doanh nghiệp, tăng cường quản trị và
năng lực VINAINCON: 40 tỷ đồng.
Khoản đầu tư này phục vụ trong việc nâng cao năng lực của một số lĩnh vực như: Đào tạo,

đào tạo lại, đào tạo mới để nâng cao năng lực cán bộ quản lý; Hỗ trợ công tác quản trị doanh
nghiệp, chương trình nghiên cứu về quản trị, bộ chuẩn quản trị doanh nghiệp cho các hội đồng quản
trị, hội đồng thành viên để việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, thể chế, xây dựng các bộ chuẩn cho
các quy tắc để doanh nghiệp hoạt động một cách có hiệu quả; làm cho công tác điều hành cũng như
quản trị doanh nghiệp có một sự phối kết hợp và tạo ra được hiệu quả tốt nhất.
- Mua thêm cổ phần để đảm bảo tỷ lệ sở hữu chi phối của VINAINCON tại một số Công ty
con, dự kiến số tiền: 250 tỷ đồng;
- Niêm yết trên thị trường chứng khoán một số công ty để tái cấu trúc lại vốn chủ sở hữu và
huy động vốn từ thị trường này.
b. Dự kiến nguồn vốn để tái cấu trúc tài chính: 4.590 tỷ đồng, trong đó:
- Phát hành tăng vốn điều lệ VINAINCON cho cổ đông ngoài nhà nước: 350 tỷ đồng.
- Thoái vốn đã đầu tư vào các công ty liên kết: 40 tỷ đồng;
24


- Huy động vốn vay dài hạn: 4.200 tỷ đồng (tương đương khoảng 200 triệu USD).
Hiện nay và trong những năm tới, việc cân đối nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh
doanh và đầu tư, cũng như nhu cầu cho tái cấu trúc sẽ rất khó khăn. Vì vậy, trong trường hợp thu
xếp được nguồn vốn, VINAINCON sẽ thực hiện tái cấu trúc tài chính theo thứ tự ưu tiên như mục
3.1 trên đây (Nhu cầu vốn để thực hiện tái cấu trúc tài chính).
3. Tái cấu trúc quản lý
3.1. Mô hình tổ chức quản lý
Để hiện thực hóa chiến lược kinh doanh, có thể hoạt động hiệu quả hơn cả về mặt vận hành
và cơ cấu tổ chức, chương trình tái cấu trúc mang tính thực tế và khả thi, thì tái cấu trúc về tổ chức
VINAINCON cần phải được triển khai đồng bộ, toàn diện:
(1) Mục tiêu của tái cấu trúc về tổ chức của VINAINCON
- Cơ cấu tổ chức mới được xây dựng theo các đơn vị kinh doanh hợp nhất, phân chia theo
từng phân khúc khách hàng, trong đó các nhóm phát triển kinh doanh đóng vai trò là đầu mối
khách hàng chính, và có quy định trách nhiệm tài chính rõ ràng, để tăng quy mô.
- Thúc đẩy và phát huy chuyên môn và năng lực nguồn lực con người từ cấp VINAINCON

đến các Công ty cấp II, thành lập các phòng ban mới dựa trên những thiếu hụt năng lực chính, như:
Chiến lược; Quản trị rủi ro; Quản trị chuyển đổi. Các chức năng trung tâm sẽ hỗ trợ liên tục sáng
tạo và nâng cao kiến thức.
- Tăng cường chuẩn hóa quy trình và thúc đẩy việc chia sẻ các thông lệ tốt nhất: Các chức
năng trung tâm sẽ đóng vai trò là cầu nối truyền thống và phổ biến các thông lệ tốt nhất cũng như
cung cấp các quy trình vận hành chuẩn trong toàn VINAINCON;
- Đảm bảo ưu tiên cao nhất cho việc triển khai dự án của nhân viên trực tiếp nhanh chóng và
kịp thời.
- Xác định trách nhiệm cơ cấu tổ chức rõ ràng, các nhóm triển khai dự án sẽ trực thuộc các
Công ty cấp II, trong khi chức năng hỗ trợ kinh doanh được tập trung tại VINAINCON.
- Giảm thiểu các cấp trung gian, để tinh gọn hơn và cắt giảm chi phí: Cơ cấu tổ chức mới
làm giảm số lượng cấp quản lý, các phòng ban chức năng được tập trung vào đơn vị kinh doanh cấp
trên, giúp giảm nhân lực dư thừa ở các cấp dưới và giảm chi phí quản lý.
- Đảm bảo mối liên kết và phối hợp nhịp nhàng giữa VINAINCON và các Công ty cấp II:
Các đơn vị kinh doanh đồng thời có quan hệ mật thiết với Công ty mẹ - VINAINCON và các đơn
vị kinh doanh cùng cấp trong VINAINCON, nhưng thông thường mối quan hệ giữa các đơn vị
cùng cấp mang tính chất trực tiếp và chủ yếu; Vai trò của các phòng ban trung tâm được mở rộng
và đóng vai trò là cầu nối với các nhiệm vụ giữa các đơn vị với nhau.
- Xây dựng mô hình tổ chức linh hoạt để nhanh chóng thích ứng với các biến động của thị
trường.
- Đảm bảo tính khả thi và dễ dàng triển khai.
(2) Tiếp tục tái cấu trúc về tổ chức Công ty mẹ - VINAINCON
Mục tiêu đến cuối năm 2017 sẽ hoàn thành cơ cấu tổ chức các ban tham mưu. Các Ban chức
năng của Công ty mẹ phải được xây dựng, thiết lập không chỉ phù hợp với điều kiện thực tiễn mà
còn tích hợp tối đa trong môi trường mới, năng động và hiệu quả.
- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty mẹ - VINAINCON:
Công ty mẹ - Tổng công ty vừa quản lý chiến lược vừa quản lý vốn đầu tư vào các Công ty
con, Công ty liên kết; trực tiếp sản xuất kinh doanh và quản lý các dự án đầu tư. Cụ thể:
+ Với tư cách nhà đầu tư vốn, quản lý chiến lược tại các Công ty con:
25



×