Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

QUY tắc HAMBURG 1978

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.61 KB, 20 trang )

QUY TẮC HAMBURG
1978
Môn học: Vận Tải Biển và Bảo Hiểm
Ngoại Thương

Ths. Nguyễn Thị Cẩm Loan

Nhóm 7
1. Nguyễn Thị Ny
2. Nguyễn Thị Lệ Huyền
3. Phạm Thị Thiên Kim
4. Cao Thị Bích Ngà
5. Phan Thị Thu Thư
6. Nguyễn Thị Thu Mai
7. Lý Trần Kiên


HAMBURG 1978

• Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế thì nhu cầu vận
chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác ngày càng tăng. Cùng với
các phương thức khác, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển góp
phần quan trọng trong việc chu chuyển hàng hóa trên thế giới.
• Do đặc điểm hàng hóa được vận chuyển qua biên giới của hai hay
nhiều nước

• Do những hạn chế của quy tắc
Hague 1924 và các nghị định
thư sửa đổi, liên hiệp quốc đã
ban hành “Công ước liên hiệp
quốc về chuyên chở hàng hóa


bằng đường biển”, còn gọi là
công ước Hamburg hay quy tắc
Hamburg năm 1978


1
2
3
4
5

• Trách nhiệm người chuyên chở
• Miễn trách người chuyên chở
• Thời hạn trách nhiệm
• Giới hạn trách nhiệm người chuyên chở
• Thời hạn khiếu nại người chuyên chở


1. Trách nhiệm người chuyên chở
Người chuyên chở chịu trách nhiệm về những
thiệt hại do hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng
cũng như do việc chậm giao hàng; nếu sự cố gây
ra mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra
trong khi hàng hóa đang thuộc trách nhiệm của
người chuyên chở
Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở
(Basics of Liability) : là trách nhiệm của người
chuyên chở về mất mát , hư hỏng của hàng hóa.



Người chuyên chở chịu trách nhiệm về

• Mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa hay chậm giao hàng do
cháy gây ra, nếu người khiếu nại chứng minh được rằng cháy
xảy ra là do lỗi hoặc sơ suất của người chuyên chở, người làm
công hoặc đại lý của người chuyên chở.
• Mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao
hàng mà người khiếu nại chứng
minh được là do lỗi hoặc do sơ
suất của người chuyên chở, người
làm công hoặc đại lý của người
chuyên chở gây ra trong khi thi
hành mọi biện pháp hợp lý, cần
thiết để dập tắt lửa và để tránh, hạn
chế hậu quả của cháy gây nên
thuộc lỗi của người chuyên chở.


2. Miễn trách của người chuyên chở
• Đối với súc vật sống, người chuyên chở không
chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hoặc
chậm giao hàng xảy ra do bất kỳ rủi ro đặc biệt
nào vốn có trong loạt chuyên chở này như sút
cân hay dịch bệnh. Nếu người chuyên chở đã
chứng minh được rằng mình đã làm đúng mọi
chỉ dẫn đặc biệt của người gửi hàng liên quan
đến súc vật

• Người chuyên chở không chịu trách nhiệm khi
mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng xảy ra

do thi hành những biện pháp nhằm cứu sinh
mạng hay những biện pháp hợp lý nhằm cứu
tài sản trên biển.


3. Thời hạn trách nhiệm
• Thời hạn trách nhiệm của người chuyên
chở (Period of Reponsibility): là
trách nhiệm của người chuyên chở đối
với hàng hóa về mặt thời gian và không
gian.
• Theo quy tắc Hamburg 1978 thì thời hạn
trách nhiệm của người chuyên chở rộng
hơn. Cụ thể người chuyên chở phải chịu
trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi
nhận hàng để chở ở cảng đi cho tới khi
giao xong hàng cho người nhận ở cảng
đến. Thực tế theo cách quy định này,
chúng ta thường nói trách nhiệm của
người chuyên chở đối với hàng hóa là “ từ
khi nhận hàng đến khi giao”.


• Người chuyên chở được coi như đã nhận hàng để chở khi nhận hàng từ:
- Người gửi hàng hoặc người thay mặt người gửi hàng
- Một cơ quan có thẩm quyền hoặc một người thứ ba mà theo luật lệ hoặc
quyđịnh tại cảng xếp hàng thì hàng hóa phải giao cho người đó

• Người chuyên chở được coi như đã giao
hàng cho người nhận khi giao hàng cho:

- Người nhận hàng hoặc người thay mặt
người nhận hàng
- Đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của
người nhận hàng phù hợp với hợp đồng,
luật lệ hay tập quán buôn bán mặt hàng
đó tại cảng dỡ.
- Một cơ quan có thẩm quyền hoặc một
người thứ ba mà theo luật lệ hoặc quy định
tại cảng dỡ hàng thì hàng hóa phải nhận từ
người đó.


4. Giới hạn trách nhiệm của người
chuyên chở
Giới hạn trách nhiệm của
người chuyên chở (Limited
of Liability): là số tiền tối đa
mà người chuyên chở phải
bồi thường cho một kiện
hàng hay một đơn vị hàng
hoá, nếu tính chất và giá trị
của hàng hóa không được
kê khai và ghi trên vận đơn.


• Quy định về giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở được chia ra
làm hai trường hợp:
- Trường hợp chủng loại và giá trị hàng hoá được người giao hàng khai
báo trước khi xếp hàng và được người chuyên chở chấp nhận, ghi vào vận
đơn hay chứng từ tương tự, thì người chuyên chở chịu trách nhiệm bồi

thường mất mát, hư hỏng hàng hoá trên cơ sở giá trị khai báo theo nguyên
tắc: Hàng hoá bị mất thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai
báo và giá trị còn lại của hàng hoá.
- Trường hợp hàng hoá không kê khai giá trị trên vận đơn thì việc đánh
giá bồi thường thiệt hại đối với mất mát hay hư hại hàng hoá được dựa
trên cơ sở giá trị hàng hoá theo nguyên tắc sau:


• Đối với hàng hoá thông thường
• Đối với hàng hoá chuyên chở trong container
• Chậm giao hàng


Đối với hàng hóa thông thường:
• Hàng hóa bị mất mát, hư hỏng: 835 SDR/kiện hoặc
2,5 SDR/kg hàng hóa cả bì tùy theo cách tính nào có
lợi chủ hàng lựa chọn.
• Đối với các nước không phải thành viên của IMF hoặc
những nước luật lệ không cho phép sử dụng đồng
SDR thì có thể tuyên bố giới hạn trách nhiệm theo
đơn vị tiền tệ (mu- monetary unit): 12500 mu/kiện
hoặc 37,5 mu/kg hàng hóa.


Đối với hàng hóa chuyên chở trong container :
• Đơn vị hàng hóa là đơn vị tính cước
• Nếu có kê khai trên B/L số lượng gói, bao, kiện…đóng trong các đơn vị
đó thì các bao, kiện, gói đó được coi là đơn vị tính cước( số bồi thường
= số kê khai).
• Nếu không kê khai thì tất cả các container được tính là 1 đơn vị để bồi

thường.

• Nếu bản thân vỏ container hoặc
công cụ vận tải tương tự bị mất mát
thì container đó được tính là 1 đơn
vị hàng hóa để bồi thường nếu
không thuộc sở hữu của người
chuyên chở hoặc không do người
chuyên chở cung cấp.


• Chậm giao hàng: giới hạn trách nhiệm của
người chuyên chở là 1 số tiền tương đương với
2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng
không vượt quá tổng tiền cước của toàn bộ hợp
đồng vận chuyển đường biển.


5. Thời hạn khiếu nại của người chuyên
chở
• 2 năm và các bên cũng có thể thỏa thuận kéo
dài thêm.


KẾT LUẬN
• Xét ở một góc độ hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ
vận chuyển, Công ước Hamburg 1978 đã quy định tương đối đầy
đủ những chế định, khái niệm và quy phạm pháp luật liên quan tới
hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Những quy
định này trong một chừng mực đáng kể đã tương thích với những

thông lệ và cách hiểu phổ biến trong ngành hàng hải thương mại
quốc tế.
• Với tầm vóc của một văn bản mang tính
quốc tế, công ước Hamburg 1978 được
xem là khá hoàn chỉnh được khá nhiều
nước trên thế giới áp dụng trong đó có
Việt Nam. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ
quyền lợi, Công ước Hamburg đang dồn
gánh nặng trách nhiệm lên người vận
chuyển và thiên về người gửi hàng.


SO SÁNH GIỮA HAMBURG 1978 VỚI BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT
NAM

• Hamburg 1978 ra đời như điểm tựa vững
chắc bảo vệ quyền và lợi ích của người
gửi hàng. Trong khi đó xét về nội dung
cũng như kĩ thuật lập pháp, những quy
định về trách nhiệm của người vận
chuyển trong Bộ luật Hàng hải 2005 có
khuynh hướng thiên về bảo vệ địa vị
pháp lý của người vận chuyển


Giống nhau:
• Thời hạn trách nhiệm của người vận chuyển:
tính từ thời điểm người vận chuyển đã nhận
hàng hoá từ người giao hàng và hoàn thành
việc trả hàng cho người nhận hàng.

• Cơ sở trách nhiệm:xem “sự thiệt hại thực tế
của hàng hóa”và“lỗi”.


Khác nhau:
Điểm
khác

Hamburg 1978

Bộ luật Hàng Hải 2005

Miễn trách • Hỏa hoạn tự nhiên không do • Tàu biển không đủ khả năng đi
nhiệm
người vận chuyển gây ra,
biển,
• Phải tiến hành cứu trợ trên
• Sự kiện khách quan: Hiểm họa
biển,
tự nhiên, Sự biến xã hội, Chất
• Hàng hóa chuyên chở mà
lượng và kỹ thuật hàng hoá.
người vận chuyển không
Mục đích cứu sinh nhân đạo,
• Lỗi của người khác hoặc
biết đó là hàng hóa nguy
hiểm.
không do lỗi của người vận
chuyển.
Giới hạn

trách
nhiệm

• Giới hạn ở một số tiền là835 • Đối với hàng hóa mất mát:Bồi
SDR đối với một kiện hay
thường bằng giá trị đã khai
một đơn vị hàng hóa hoặc
báo;
• Đối với hàng hóa bị hư
2.5 SDR đối với một
kilogram hàng hóa cả bì tùy
hỏng:Bồi thường bằng mức
theo cách tính nào có lợi do
chênh lệch giữa giá trị khai báo
người khiếu nại lựa chọn.
và giá trị còn lại của hàng hóa




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×