Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nguyên tắc tương trợ giữa các dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.59 KB, 2 trang )

NGUYÊN TẮC “ĐOÀN KẾT, BÌNH ĐẲNG, TƯƠNG TRỢ GIÚP NHAU CÙNG PHÁT
TRIỂN” THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc vào hoàn cảnh
cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu lên 3 nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của
Đảng ta, đó là đoàn kết, bình đẳng, tương trợ. Trong bài nói tại Hội nghị toàn Đảng bộ khu Việt
Bắc, người chỉ rõ “Các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân tộc, thực hiện sự đoàn
kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dân tộc”.
Vấn đề đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở đây không chỉ là đoàn kết giai cấp vô sản
toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, mà do kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố giai cấp, dân tộc,
quốc tế và thời đại, Hồ Chí Minh đã nêu lên khẩu hiệu, Đoàn kết, Đoàn kết, Đại đoàn kết.
Về nguyên tắc bình đẳng dân tộc, được Hồ Chí Minh nêu lên ở nhiều cấp độ, đó là:
- Bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc, luôn gắn liền với chủ quyền quốc gia, độc lập dân
tộc và tự do cho nhân dân. Trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 do Hồ Chí Minh viết “Nước
Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật sự đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn
thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền độc lập, tự do ấy”, luận điểm này đã nêu bật tư tưởng bình đẳng dân tộc trên cơ sở đảm
bảo chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân Việt Nam.
- Bình đẳng giữa các dân tộc đa số và dân tộc thiểu số, bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số
với nhau trong một quốc gia đa dân tộc. Hồ Chí Minh nêu rõ “Nước ta là một nước thống nhất
gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đằng về quyền lợi và
nghĩa vụ.
- Bình đẳng giữa các cá nhân, giữa các công dân, giữa các thành viên trong xã hội, nghĩa
là không phân biệt nam, nữ, giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp trong xã hội, trong cơ quan
Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, già hay trẻ lương hay giáo, không phân biệt màu da,
dân tộc trong hay ngoài Đảng, ngành nghề, cán bộ cũ hay mới…
Như trong phần mở đầu tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh viết: “… Tất cả mọi người sinh
ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong
những quyền ấy, có quyền được sống tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc…”
Về nguyên tắc tương trợ giữa các dân tộc Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở, dân tộc đa số và
dân tộc thiểu số với nhau phải coi như đồng bào, anh em ruột thịt, phải giúp đỡ lẫn nhau, sướng
khổ, no đói có nhau, đồng cam cộng khổ “Đồng bào tất cả các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ,


thương yên giúp đỡ lẫn nhau như anh em một nhà”.
Trong việc đề ra những nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng, Hồ Chí
Minh còn yêu cầu cần phải khắc phục tư tưởng dân tộc. Người nói: “Phải khắc phục những tư
tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc. Người dân tộc lớn dễ mắc bệnh kiêu ngạo. Cán
bộ địa phương, nhân dân địa phương lại dễ cho mình là dân tộc bé nhỏ, tự ti, cái gì cũng cho
mình là không làm được, rồi không cố gắng. Đó là điểm phải tránh” và “Cán bộ địa phương
thường thường có tâm lý tự ti, cho mình là văn hóa kém, chính trị kém, không muốn làm cán bộ.
Như thế là không đúng. Nếu như thế không ai làm việc cho đồng bào cả, việc làm đây là do cán
bộ địa phương phải làm lấy. Cho nên còn kém thì phải học, phải tích cực học cách làm việc, tích
cực học chuyên môn cho biết. Nếu vì kém mà không làm thì không được. Nhiều cái mình chưa
biết, nhưng có quyết tâm học thì phải biết, nhất định biết. Biết là tiến bộ”.

1


Để thực hiện 3 nguyên tắc cơ bản nêu trên người làm công tác dân tộc phải chú ý hai yêu
cầu, đó là:
Thứ nhất: Phát huy được sức mạnh của toàn bộ cộng đồng dân tộc đảm bảo cho đại đoàn
kết toàn dân, động lực chủ yếu của phát triển được phát huy cao độ trong toàn cộng đồng dân tộc
sống trên đất nước ta.
Thứ hai: Bảo đảm lợi ích của các dân tộc, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa các dân
tộc, phát huy sức mạnh của từng dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Sóc Kha

2



×