Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đoàn giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.78 KB, 48 trang )

Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đoàn
vững mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đề cập đến trách nhiệm của các cấp
uỷ Đảng là phải coi xây dựng Đoàn là bộ phận trọng yếu của xây dựng
Đảng, xây dựng Đoàn tức là xây dựng Đảng trước một bước.
Tổ chức cơ sở Đoàn là nền tảng cơ sở của Đoàn, là nơi tổ chức thực
hiện mọi chủ trương của Đoàn, là nơi rèn luyện, phấn đấu của mỗi đoàn
viên, là cầu nối giữa thanh niên với tổ chức Đoàn. Do vậy, xây dựng cơ sở
Đoàn vững mạnh cả về chính trị, tổ chức và hành động là nhiệm vụ trọng
tâm của tổ chức Đoàn trong tình hình mới.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, 5 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã tiến hành sắp xếp
lại tổ chức bộ máy của Đoàn từ trung ương đến cấp tỉnh, đặc biệt đã tiến
hành thành lập hai khối mới là khối các cơ quan trung ương và doanh
nghiệp trung ương. Điều này, có tác động không nhỏ đến cơ sở đoàn. Sau
hai năm sắp xếp lại tổ chức bộ máy và đi vào hoạt động, do đó cần có
những đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn để có những
điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Từ sau đại hội đoàn các cấp, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đến
nay đã có nhiều chủ trương mới được Ban Chấp hành, Ban Thường vụ
Trung ương Đoàn ban hành và tổ chức thực hiện ở các cấp bộ đoàn, mà tổ
chức cơ sở Đoàn chính là nơi đón nhận và tổ chức thực hiện những chủ
trương nay. Chính vì vậy, cần đánh giá những tác động của các chủ trương
nay xem có phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay không.
1
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế, đòi hỏi công tác tổ chức của đoàn phải phù hợp
với những yêu cầu đó. Tuy nhiên, tổ chức cơ sở Đoàn đang gặp phải không
ít khó khăn, thử thách đồng thời bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém như: hoạt


động của Đoàn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
phong trào thanh niên; khả năng đoàn kết , tập hợp thanh niên còn nhiều
hạn chế, tỷ lệ đoàn viên còn thấp so với tổng số thanh niên; vị trí chí chính
trị, tính tiên tiến của tổ chức Đoàn cơ sở ở nhiều nơi chưa được thể hiện rõ
trong thanh niên và trong xã hội Như vậy, công tác xây dựng cơ sở Đoàn
vững mạnh trong giai đoạn hiện nay thật sự cần thiết và cấp bách đối với tổ
chức Đoàn, vì tổ chức Đoàn không thể vững mạnh khi cơ sở Đoàn lại yếu
kém.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành chuyên đề nghiên
cứu: "Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng tổ chức cơ
sở Đoàn giai đoạn 2010 - 2015”
2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm xây
dựng cơ sở Đoàn vững mạnh trong giai đoạn 2010 - 2012.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Hệ thống cơ sở lý luận về việc xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh
trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh.
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh
trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn.
5. Phạm vi nghiên cứu: Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn giai đoạn
2010 - 2015
2
6. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu chuyên
đề, tác giả đã sử dụng đồng thời các phương pháp: Phương pháp thống kê,
tổng hợp, phân tích, kế thừa và nghiên cứu xã hội học: điều tra khảo sát
bằng phiếu hỏi, phân tích kết quả.
7. Kết cấu tiểu luận: Gồm 5 phần, cụ thể như sau:
7.1. Phần mở đầu
7.2. Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu tổ

chức cơ sở Đoàn.
7.3 Phần thứ hai: Thực trạng công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn.
7.4. Phần thứ ba: Những giải pháp và đề xuất, kiến nghị xây dựng tổ
chức cơ sở Đoàn.
7.5. Kết luận
3
Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn.
1.1. Vị trí của tổ chức cơ sở Đoàn:
Theo Điều lệ Đoàn hiện hành, "Tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và
chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư,
theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và
đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân. Tổ chức cơ sở Đoàn có
thể trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn, hoặc Đoàn khối, Đoàn ngành tuỳ
thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị"
1
.
1.2. Vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn:
Tổ chức Đoàn là nơi đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh
niên, từ đó khởi xướng, phát động các phong trào hành động cách mạng,
góp phần quan trọng vào đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ, động viên
tuổi trẻ xung kích, tình nguyện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Tổ chức cơ sở Đoàn là nền tảng của Đoàn, là cầu nối giữa tổ chức
Đoàn với đoàn viên thanh niên, là nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương,
Nghị quyết của Đoàn, là môi trường giáo dục để đoàn viên thanh niên rèn
luyện, cống hiến và trưởng thành. Chính vì vậy, xây dựng tổ chức Đoàn là
nhân tố quan trọng để tổ chức phong trào thanh niên, tăng cường lực lượng
chính trị trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên.

1.3. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn:
Thứ nhất, tổ chức cơ sở Đoàn đại diện, chăm lo và bảo vệ lợi ích
chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi
2
. Nhiệm vụ này thể hiện
sự gắn bó giữa đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng đối với tổ
1
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
2
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
4
chức Đoàn. Tổ chức cơ sở Đoàn tạo mọi điều kiện, đáp ứng nhu cầu chính
đáng cho đoàn viên, thanh niên, giúp họ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ
của mình, đảm bảo sự bình đẳng, công bằng trong học tập, lao động, công
tác trước pháp luật và công luận. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích
trong hoạt động, việc làm và đời sống sinh hoạt hàng ngày của đoàn viên,
thanh niên.
Bản chất của nhiệm vụ này chính là tạo mọi điều kiện cho đoàn viên,
thanh niên phấn đấu, cống hiến và trưởng thành. Muốn thực hiện được điều
đó, tổ chức cơ sở Đoàn phải thông qua nhiều phương thức hoạt động khác
nhau góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến lợi ích chính đáng
của đoàn viên, thanh niên như: việc làm, việc học, nhu cầu về tinh thần,
xây dựng hạnh phúc gia đình cho thanh niên,
Thứ hai, tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện
đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính
trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị
3
.
Tổ chức cơ sở Đoàn có nhiệm vụ bảo vệ, khuyến khích và phát huy những
mặt tốt của đoàn viên, thanh thiếu nhi, giúp họ nhanh chóng trưởng thành

mọi mặt; đồng thời, đấu tranh phòng chống và loại trõ những mặt tiêu cực,
các tệ nạn xã hội góp phần phát triển thể chất, văn hóa, tinh thần của đoàn
viên, thanh thiếu nhi; kiên quyết đấu tranh chống những hành vi vi phạm
đến lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh thiếu nhi, mở rộng dân chủ, tạo
khối đoàn kết thống nhất, làm cho mọi đoàn viên thực sự gắn bó với Đoàn
và có trách nhiệm xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh, làm nòng cốt
tích cực trong công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, giáo dục thiếu niên và
nhi đồng.
3
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
5
Thứ ba, tổ chức cơ sở Đoàn phối hợp với chính quyền, các đoàn thể
chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế - xã hội làm tốt công tác thanh niên,
chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa
bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền
4
. Công tác
thanh niên không chỉ là nhiệm vụ riêng của tổ chức Đoàn mà là nhiệm vụ
của toàn xã hội. Các cấp bộ Đoàn nói chung, tổ chức cơ sở Đoàn nói riêng
có nhiệm vụ phối kết hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức
kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng nhằm tạo sức mạnh
tổng hợp trong công tác thanh niên. Tranh thủ mọi nguồn lực, phát huy nội
lực từ phía cán bộ, đoàn viên, thanh niên nhằm nâng cao chất lượng tổ
chức cơ sở Đoàn và phát huy vai trò của Hội Liện hiệpthanh niên, Hội Sinh
viên, Hội Doanh nghiệp trẻ trong công tác đoàn kết tập hợp các đối tượng
thanh niên.
Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn là một bộ phận quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng, vì vậy phải đặt vị trí xây dựng tổ chức Đoàn trong mối
quan hệ chặt chẽ với sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đoàn thực chất là
xây dựng Đảng trước một bước vì: Xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh là

nơi tạo nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng cho Đảng, góp phần trẻ hoá độ
tuổi đảng viên. Đối với Nhà nước, tổ chức Đoàn là chỗ dựa vững chắc
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đoàn tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, rèn luyện giáo dục thanh
thiếu nhi trở thành công dân tốt, gương mẫu, những người có ích cho xã
hội. Đối với các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội khác, tổ chức Đoàn
phối hợp hoạt động trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình dựa trên các
quan điểm cơ bản của Đảng về công tác thanh niên, tạo ra sức mạnh tổng
hợp đồng bộ trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
4
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
6
2. Những chủ trương, chỉ thị, Nghị quyết của các cấp bộ Đoàn về
công tác xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh.
Trong những năm qua, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn đã ban hành nhiều chủ trương nhằm xây dựng cơ sở Đoàn vững
mạnh.
- Nghị quyết 07 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá VII "Nâng
cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm là củng cố xây dựng Đoàn ở
địa bàn dân cư" và kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Xây dựng cơ sở
Đoàn vững mạnh”.
- Hướng dẫn số 19 HD/ TWĐthanh niên ngày 17/3/1999 về việc thực
hiện Nghị quyết số 07 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khoá VII.
- Kế hoạch số 147KH/ TWĐT về việc tổ chức “Cuộc vận động đoàn
viênthanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng CSVN”.
- Chương trình rèn luyện đoàn viên và Hướng dẫn số 39 ngày
6/6/2000 bổ sung thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ
mới.
- Kết luận số 193 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn một số giải
pháp nâng cao chất lượng đoàn viên.

- Kết luận Hội nghị lần thứ tư của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn
ngày 13/11/2003 về đẩy mạnh thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên
trong tình hình mới.
- Kế hoạch số 80 KH/TWĐthanh niên ngày 03/3/2009 của Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn về việc thực hiện Chương trình rèn luyện
đoàn viên trong thời kỳ mới.
7
- Quyết định số 559 QĐ/TWĐthanh niên ngày 12/3/2009 của Ban
Bí thư Trung ương Đoàn về việc ban hành quy đình tiêu chí đánh giá tổ
chức Đoàn va phong trào thanh thiếu nhi năm 2009
Trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, việc không ngừng
nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm là củng cố và xây dựng
Đoàn trong các đối tượng và lĩnh vực đặc thù (trên địa bàn dân cư, vùng
xâu, vùng xa, trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh…) là cần thiết và cấp
bách, là điều kiện có ý nghĩa quyết định cho sự tồn tại và phát triển của
Đoàn thanh niênCS Hồ Chí Minh.
3. Những tiêu chí đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở Đoàn hiện nay.
Căn cứ Quyết định số 559 QĐ/TWĐthanh niên ngày 12/3/2009 của
Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc ban hành quy đình tiêu chí đánh giá
tổ chức Đoàn va phong trào thanh thiếu nhi năm 2009, hiện nay tổ chức cơ
sở Đoàn được đánh giá trên 3 lĩnh vực, với 12 tiêu chí và các chỉ số, cụ thể
như sau:
Lĩnh vực 1: Công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Đoàn
1. Tiêu chí 1: Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động
Chỉ số đánh giá:
1. Kế hoạch công tác năm được xây dựng với mục tiêu, nhiệm vụ,
chỉ tiêu rõ ràng, thiết thực, cụ thể hóa được chỉ tiêu của Ban chấp hành
Trung ương Đoàn, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
2. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp tỉnh xây dựng Nghị quyết,

chuyên đề, kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo công tác.
2. Tiêu chí 2: Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch và các
nhiệm vụ
8
Chỉ số đánh giá:
1. Quán triệt triển khai các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của
Đoàn cấp trên và của cấp bộ Đoàn đề ra.
2. Tham mưu cho Đảng, chính quyền và phối hợp với các ban,
ngành, đoàn thể trong công tác thanh niên, công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi.
3. Xây dựng được môi trường làm việc văn minh, hiệu quả, khuyến
khích và phát huy được tiềm năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ Đoàn.
3. Tiêu chí 3: Công tác kiểm tra và giám sát
Chỉ số đánh giá:
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra, giám sát của Đoàn.
2. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
4. Tiêu chí 4: Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quản lý thông tin,
tư liệu
Chỉ số đánh giá:
1. Tổ chức và quản lý hệ thống thông tin tư liệu về hoạt động của
Đoàn.
2. Chế độ thông tin báo cáo được thực hiện theo qui định.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, thông tin
và phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Lĩnh vực 2: Kết quả tổ chức các mặt công tác và phong trào
hành động của Đoàn
1. Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống cho thanh niên
Chỉ số đánh giá:
9

1. Kết quả triển khai cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm
theo lời Bỏc”.
2. Kết quả triển khai các hoạt động giáo dục chính trị, đạo đức, lối
sống, pháp luật cho đoàn viên, thanh niên.
3. Triển khai thực hiện chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt
Nam” trong thanh thiếu nhi.
4. Huy động các nguồn lực cho công tác giáo dục của Đoàn.
5. Kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong đoàn viên,
thanh niên.
2. Tiêu chí 6: Kết quả tổ chức thực hiện hai phong trào 5 xung kích
phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc và 4 đồng hành với thanh niên lập
thân, lập nghiệp
Chỉ số đánh giá:
1. Kết quả triển khai phong trào xung kích lao động sáng tạo, phát
triển kinh tế - xã hội.
2. Kết quả triển khai phong trào xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng
đồng.
3. Kết quả triển khai phong trào xung kích bảo vệ tổ quốc, giữ gỡn
an ninh chớnh trị và trật tự an toàn xã hội.
4. Kết quả triển khai phong trào xung kích thực hiện cải cách hành
chớnh.
5. Kết quả triển khai các hoạt động xung kích trong hội nhập kinh tế
quốc tế.
6. Kết quả triển khai các hoạt động đồng hành với thanh niên trong
học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Kết quả triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên trong nghề nghiệp
10
và việc làm.
8. Kết quả triển khai các hoạt động đồng hành với thanh niên trong
nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần.

9. Kết quả triển khai các hoạt động đồng hành với thanh niên trong phát
triển kỹ năng xã hội.
3. Tiêu chí 7: Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi
đồng, xây dựng Đội vững mạnh
Chỉ số đánh giá:
1. Định hướng nội dung và kết quả công tác Đội và phong trào thiếu
nhi.
2. Kết quả triển khai các nội dung chương trình bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục thiếu niên nhi đồng đạt được mục tiêu đề ra.
3. Chương trình “Rèn luyện đội viên” được triển khai có hiệu quả.
4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác thiếu nhi
đáp ứng yêu cầu công việc.
5. Phát triển nguồn lực phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
thiếu niên nhi đồng.
Lĩnh vực 3: Xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn thanh niênCS
Hồ Chí Minh; tham gia xây dựng Đảng và chính quyền
1. Tiêu chí 8: Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn
Chỉ số đánh giá:
1. Tổ chức triển khai cuộc vận động “Xây dựng chi đoàn mạnh”.
2. Công tác đánh giá phân loại tổ chức cơ sở Đoàn và Đoàn trực
thuộc.
3. Phát triển tổ chức Đoàn ngoài quốc doanh.
2. Tiêu chí 9: Công tác cán bộ Đoàn
11
Chỉ số đánh giá:
1. Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ Đoàn chuyên trách.
2. Tham mưu bố trí cán bộ đoàn cấp tỉnh và cấp huyện.
3. Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ Đoàn theo quy định.
4.Tham mưu bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ Đoàn.

3. Tiêu chí 10: Công tác ngũ đoàn viên
Chỉ số đánh giá:
1. Công tác phát triển đoàn viên.
2. Thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên.
3. Công tác quản lý đoàn viên và Đoàn vụ.
4. Tiêu chí 11: Công tác tập hợp đoàn kết thanh niên
Chỉ số đánh giá:
1. Phỏt triển, mở rộng các loại hình đoàn kết tập hợp thanh niên.
2. Tỉ lệ hội viên được phát triển tăng so với năm trước.
5. Tiêu chí 12: Tham gia xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân
Chỉ số đánh giá:
1. Bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
2. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng cấp ủy Đảng và chính quyền
5
.
5
Tiêu chí đánh giá tổ chức Đoàn va phong trào thanh thiếu nhi năm 2009 ( ban hành kèm theo Quyết định số 559
QĐ/TWĐTN ngày 12/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn)
12
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
1. Thực trạng tổ chức cơ sở Đoàn:
1.1- Về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ.
Gần 80 năm xây dựng và trưởng thành, Đoàn thanh niênCS Hồ Chí
Minh luôn coi trọng công tác xây dựng tổ chức Đoàn, đặc biệt quan tâm
nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở, vì đây là nền tảng của Đoàn, là cầu nối
giữa tổ chức Đoàn với thanh niên, là nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương,
nghị quyết của Đoàn, là môi trường giáo dục để đoàn viên thanh niên rèn
luyện, cống hiến và trưởng thành.
Bước vào thời kỳ mới, tổ chức cơ sở của Đoàn tiếp tục được củng cố

và phát triển. Các loại hình tập hợp thanh niên, hình thức sinh hoạt, hoạt
động của Đoàn từng bước đa dạng, phù hợp hơn với các đối tượng thanh
niên và yêu cầu của giai đoạn mới. Số đoàn viên mới được kết nạp, số đoàn
viên ưu tú giới thiệu cho Đảng tăng dần hàng năm. Đã và đang xuất hiện
một lớp cán bộ, đoàn viên năng động, nhiệt tình, sáng tạo.
Thực hiện NQ 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về
"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nghị quyết Trung ương 6 (lần
2) và cuộc vận động “Xây dựng chỉnh đốn Đảng”, Nghị quyết 4,5 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X; Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc
13
khoá VII, VIII, IX; Nghị quyết 07 NQ/ TWĐthanh niên ngày17 tháng 2
năm 1999 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn “Nâng cao chất lượng tổ
chức cơ sở Đoàn, trọng tâm là củng cố, xây dựng Đoàn ở địa bàn dân cư”
và cuộc vận động “Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh”, các cấp bộ
Đoàn đã có những tham mưu cụ thể và thiết thực cho các cấp uỷ Đảng
nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác thanh niên, chỉ đạo
các cấp, các ngành phối hợp thực hiện chương trình hành động của Đoàn;
chỉ đạo sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ
của từng loại hình cơ sở Đoàn cho phù hợp với điều kiện mới.
- Hiện nay, cả nước có ,,,,,,,,,,,,,, Đoàn cơ sở với ,,,,,,,,,,,,,, chi đoàn
6
.
Tất cả các xã, phường, thị trấn đều có Đoàn cơ sở hoặc chi Đoàn cơ sở.
Trên địa bàn dân cư, tổ chức cơ sở Đoàn được thành lập theo địa bàn: thôn,
xãm, ấp, bản, khu phố, tổ dân phố; theo ngành nghề: chi đoàn giáo viên,
chi đoàn đội sản xuất, chi đoàn dân quân tự vệ. Tổ chức Hội Liện
hiệpthanh niên thành lập các chi hội, đội, nhóm, câu lạc bộ theo đối tượng,
ngành nghề, sở thích. Cơ bản, mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ đoàn cơ
sở hiện nay là phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của công tác mở rộng mặt

trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, phù hợp với mô hình kinh tế - xã hội
trong điều kiện mới.
- Sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX đội ngũ cán bộ đoàn ở cơ sở
được củng cố kiện toàn, chất lượng được nâng cao, mặt bằng trình độ học
vấn và trình độ chính trị cao hơn trước. Nhiều địa phương đã tập trung xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cử
cán bộ biệt phái xuống cơ sở, gắn trách nhiệm của từng cán bộ với cơ sở,
qua đó trình độ kỹ năng nghiệp vụ cán bộ được nâng cao, từng bước thực
hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ đoàn, hình thành lớp cán bộ đoàn năng
6
Báo cáo kết quả công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
14
động nhiệt tình tích cực tổ chức các hoạt động xã hội đáp ứng yêu cầu của
tuổi trẻ.
- Các cấp bộ Đoàn đã chủ động phối hợp với các Trường Chính trị,
các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của Đảng, tổ chức các lớp tập huấn, bồi
dưỡng cho đội ngũ bí thư chi đoàn, các uỷ viên BCH Đoàn cơ sở và cán bộ
đoàn chuyên trách. Nhiều tỉnh, thành Đoàn cử cán bộ đi đào tạo tại Học
viện Thanh thiếu niên Việt Nam; mở lớp đào tạo trình độ trung cấp lý luận
chính trị và trung cấp thanh vận tại chức tại các địa phương do Học viện
Thanh thiếu niên Việt Nam chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng
đào tạo; các lớp tập huấn theo chuyên đề, theo khối, theo lĩnh vực, theo
nguyện vọng của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở. Tuy nhiên, công tác đào tạo
bồi dưỡng cán bộ đoàn hiện nay còn nhiều hạn chế.
- Thực tế những năm qua cho thấy, việc tạo nguồn, đào tạo, sử dụng
và chu chuyển cán bộ đoàn còn thụ động, thiếu quy hoạch dài hạn. Tốc độ
chu chuyển cán bộ ở nhiều cơ sở rất lớn tạo ra hẫng hụt nghiêm trọng, bổ
sung không kịp, có nhiều cán bộ đoàn khi đảm nhận công việc chủ yếu làm
việc dựa vào kinh nghiệm không được đào tạo bồi dưỡng. Trong số đó,
nhiều cán bộ chưa được chuẩn bị tốt tư tưởng, kỹ năng nghiệp vụ công tác

thanh niên, thậm chí cả nhận thức và phương pháp luận công tác thanh
niên, về thanh niên. Bí thư Đoàn cơ sở, chi đoàn ở nhiều nơi chu chuyển
nhanh do đi làm ăn xa, thực hiện nghĩa vụ quân sự, đi học Tốc độ chu
chuyển với tỷ lệ khoảng 50%, có nơi lên tới 70% (cá biệt có chi đoàn thay
3 bí thư/năm). Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và khả năng
nối tiếp công việc, kế thừa kinh nghiệm của cán bộ đoàn.
- Căn cứ Hướng dẫn Thực hiện Điều lệ Đoàn thanh niênCS Hồ Chí
Minh của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ban chấp hành Đoàn cơ sở
được kiện toàn, củng cố thường xuyên, kịp thời. Ban chấp hành Đoàn gồm
15
Bí thư được cơ cấu là Đảng uỷ viên, Phó bí thư là cán bộ bán chuyên trách,
số còn lại trực tiếp làm bí thư các chi đoàn. Ban chấp hành Đoàn cơ sở ở
địa bàn dân cư có nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội nhiệm
kỳ theo 3 mảng công tác lớn: Công tác Đoàn thanh niên, công tác Hội Liện
hiệpthanh niên và công tác phụ trách Đội thiếu niên. Như vậy, trong Ban
chấp hành Đoàn cơ sở phải có ít nhất 3 đồng chí trực tiếp phụ trách từng
mảng công tác nêu trên. Theo Nghị định của Chính phủ số 114/2003/NĐ-
CP ngày 10/10/2003 về cấn bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì Bí thư
Đoàn xã, phường, thị trấn được là cán bộ chuyên trách (là công chức Nhà
nước) cấp xã.
- Một trong những nét đặc trưng cơ bản của đội ngũ cán bộ Đoàn cơ
sở là năng lực tổ chức thực hiện, năng lực trực tiếp tuyên truyền vận động
thuyết phục thanh niên. Đó là khả năng nắm vững chủ trương, đường lối,
trực tiếp hướng dẫn các chi đoàn thực hiện nhiệm vụ; là khả năng tổ chức
thực hiện các hoạt động cụ thể; là khả năng vận dụng sáng tạo chủ trương,
đường lối vào hoàn cảnh địa phương trong từng đối tượng thanh niên đặc
thù; là khả năng thuyết phục, lôi cuốn thanh niên, lời nói đi đôi với việc
làm. Cán bộ đoàn cơ sở không chỉ phải thiết kế, điều hành, tổ chức thực
hiện mà còn phải có nghệ thuật ứng xử trong công việc và trong giao tiếp.
- Công tác Đoàn, Hội, Đội ở khối phường, xã hiện nay đang đứng

trước những mâu thuẫn mới cần được giải quyết đó là: mâu thuẫn giữa chất
lượng của đội ngũ cán bộ đoàn, nhất là đội ngũ Bí thư Đoàn cơ sở, Bí thư
chi đoàn với nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của đoàn viên, thanh
niên; giữa công tác quy hoạch cán bộ của Đoàn cơ sở với chế độ chính
sách cán bộ nói chung đang còn nhiều bất cập ở cơ sở; giữa yêu cầu đa
dạng hoá nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội với sự khó
khăn kinh phí, cơ sở vật chất, các tụ điểm vui chơi của thanh thiếu nhi;
16
giữa đòi hỏi ngày càng cao của 3 tổ chức Đoàn, Hội, Đội với sự bất cập
của chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ đoàn làm công tác kiêm
nhiệm.
1.2. Về hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn.
- Nội dung phương thức hoạt động của Đoàn đã được chú trọng đổi
mới thiết thực hơn. Đoàn, Hội đã đảm nhận một phần các chương trình
kinh tế - xã hội do Nhà nước đầu tư: chương trình phủ xanh đất trống, đồi
núi trọc, cải tạo môi trường, chương trình phòng chống AIDS, mãi dâm,
ma tuý, chương trình giải quyết việc làm cho thanh niên, thực hiện các dự
án nhỏ đối với tập thể hay cá nhân đoàn viên (vay vốn để sản xuất, kinh
doanh) Tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch, dạy nghề giới thiệu việc
làm, phòng chống các tệ nạn xã hội, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ
thuật và công nghệ, nhất là đối với vùng nông thôn, vùng núi; tổ chức các
hoạt động nhân đạo - từ thiện: giúp thanh thiếu nhi nghèo vượt khó vươn
lên học giỏi, công tác tốt, giúp gia đình chính sách, phòng chống các tệ nạn
xã hội ; các hoạt động giáo dục định hướng giá trị cho thanh, thiếu nhi
trong bước chuyển đổi cơ chế hiện nay: làm giàu chính đáng, phát triển
toàn diện nhân cách, đạo đức; tổ chức các loại hình câu lạc bộ hấp dẫn tuổi
trẻ: câu lạc bộ gia đình trẻ, câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ vũ quốc tế,
câu lạc bộ sở thích
- Các hình thức tuyên truyền giáo dục thông qua việc dàn dựng hoạt
cảnh truyền thống, thông qua các tiểu phẩm, kịch vui, các đội tuyên truyền

xung kích Thông qua sách, báo, tạp chí, các buổi phát thanh, truyền hình
thanh thiếu nhi, thể hiện dưới những hình thức sinh động, hấp dẫn và phù
hợp với từng loại đối tượng (thành thị, nông thôn, vùng núi ). Kết hợp
tuyên truyền miệng, bằng những mô hình, tấm gương cụ thể: người thực
17
việc thực, thông qua những cá nhân có uy tín trong xã hội: thủ lĩnh nhóm
bạn trẻ, già làng, trưởng bản, lão thành cách mạng, đảng viên gương mẫu
- Tổ chức những đợt hoạt động lớn gây dấu ấn sâu sắc trong dư luận
xã hội gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, với những ngày
kỷ niệm lớn trong năm của dân tộc, của địa phương, đơn vị. Đó là các hoạt
động kinh tế, các phong trào thi đua, các cuộc thi, hội thi tay nghề, thi
thanh lịch, thi tìm hiểu, thăm quan dã ngoại, hội trại cùng các hoạt động
văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí Thông qua các hoạt
động này, tạo ra môi trường để đoàn viên, thanh thiếu nhi để rèn luyện, thử
thách, thi thố tài năng bộc lộ tính cách, năng lực, phẩm chất, nhu cầu, sở
thích, bộc lộ mặt mạnh, mặt yếu trong suy nghĩ hành động, trong giao tiếp
ứng xử qua đó, tổ chức Đoàn, Hội, cán bộ đoàn, Hội và đoàn viên ưu tú
giúp thanh thiếu nhi nhận rõ chân giá trị trên từng lĩnh vực của cuộc sống,
giúp họ hướng tới chân thiện, mỹ bằng chính việc làm cụ thể gắn với cuộc
sống đời thường của họ
- Các cấp bộ Đoàn đã đầu tư nghiên cứu đổi mới nội dung hình thức
sinh hoạt của Đoàn nhằm thu hút, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên,
thông qua đó để thực hiện nhiệm vụ chính trị- xã hội của địa phương. Cơ
sở Đoàn đã vận dụng một cách linh hoạt không gian, thời gian: ngoài trời
hay trong nhà, ban ngày hoặc ban đêm; để bảo đảm mỗi tháng chi đoàn
sinh hoạt ít nhất được một lần bằng các hình thức: toạ đàm, đối thoại, hái
hoa dân chủ, các cuộc thi tìm hiểu, diễn đàn; các loại hình hoạt động:
picnic, dã ngoại, tham quan du lịch, văn hoá văn nghệ, TDTT , các hoạt
động giao lưu kết nghĩa giữa các cơ sở Đoàn, cụm thi đua trên địa bàn dân
cư.

- Phát huy vai trò của tổ chức cơ sở Đoàn để xây dựng tổ chức Hội
và thu hút thanh niên vào tham gia hoạt động trong các tổ chức của Đoàn,
18
Hội. Trên địa bàn dân cư có các mô hình như: đội, nhóm, các câu lạc bộ
thanh niên theo sở thích, nghề nghiệp, các câu lạc bộ "khuyến nông"
"khuyến ngư", câu lạc bộ "tiền hôn nhân", "gia đình trẻ"; các mô hình
"Làng thanh niên", " Trang trại trẻ", các dự án, các dịch vụ cho sản xuất,
nhóm trợ vốn giúp nhau làm kinh tế , các đội "Thanh niên tình nguyện"
chuyên đảm bảo các nút giao thông, các đội tuyên truyền vệ sinh môi
trường, làm công tác từ thiện: xây dựng nhà tình nghĩa, đội công tác xã hội
phòng chống ma tuý, xoá mù chữ cho trẻ em nghèo.
- Điều kiện hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn ở xã, phường còn gặp
nhiều khó khăn như: kinh phí hoạt động; địa điểm sinh hoạt, tụ điểm vui
chơi, các phương tiện như trang âm, loa đài, báo chí, phương tiện truyền
thông và các điều kiện đảm bảo để tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
1.3. Về chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở.
Chế độ chính sách cho cán bộ đoàn cơ sở đã được quan tâm hơn so
với trước. Nhiều cơ sở Đoàn đã tham mưu để chính quyền và chuyên môn
tạo điều kiện vận dụng giải quyết chính sách riêng như phụ cấp cho đội
ngũ Bí thư chi đoàn thôn, ấp với mức kinh phí tuỳ thuộc vào điều kiện cụ
thể của từng tỉnh như: Đồng Nai, Bình Định, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Nghệ
An, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lào Cai, Thanh
phố Hồ Chí Minh Trong trường Phổ thông Trung học được giảm giờ lên
lớp, tăng cường thời gian hoạt động Đoàn cho cán bộ đoàn kiêm nhiệm. Có
một số tỉnh, Bí thư chi đoàn trong trường THPT được nhà trường phụ cấp
trách nhiệm hằng tháng, trong các cơ quan hành chính sự nghiệp cán bộ
đoàn cơ sở được cộng thêm phụ cấp trách nhiệm. Đối với Đoàn cơ sở trong
các lĩnh vực khác vận dụng chế độ cán bộ đoàn làm chuyên trách hoặc
kiêm nhiệm tuỳ theo nhiệm vụ chính trị và số lượng đoàn viên trong đơn
vị.

19
Khó khăn nhất của cơ sở hiện nay là thiếu cơ chế thống nhất cho
Đoàn hoạt động, cơ sở vật chất thiếu thốn, công tác cán bộ đoàn ở cơ sở
vẫn còn nhiều khó khăn, cần có chính sách đầu tư một cách thoả đáng đối
với mọi hoạt động của Đoàn và đội ngũ cán bộ cơ sở.
1.4. Đánh giá chung.
Nhìn chung trong những năm qua, tổ chức cơ sở Đoàn trong những
năm qua đã chủ động đổi mới các hình thức, phương thức hoạt động, tăng
cường chỉ đạo, hướng dẫn các loại hình đoàn kết tập hợp thanh niên phù
hợp với đặc thù từng khu vực, đối tượng. Nội dung hình thức sinh hoạt,
hoạt động của Đoàn phát triển linh hoạt, đa dạng, dân chủ phù hợp với quy
mô từng đối tượng, gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đáp
ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của đoàn viên thanh niên. Chất
lượng sinh hoạt chi đoàn và Ban chấp hành Đoàn được cải tiến nâng cao,
coi trọng tính chủ động, dân chủ và tính thiết thực trong sinh hoạt.
Tuy nhiên, trước tình hình và nhiệm vụ mới, tổ chức cơ sở Đoàn còn
bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần sớm khắc phục, đó là :
- Nội dung, hình thức sinh hoạt của tổ chức cơ sở Đoàn được đổi mới
nhưng chưa đáp ứng với yêu cầu của giai đoạn hiện nay cũng như những
nhu cầu ngày càng cao của thanh niên; khả năng đoàn kết, tập hợp đông
đảo thanh niên còn hạn chế, đoàn viên, hội viên chiếm tỷ lệ chưa cao trong
tổng số thanh niên.
- Tổ chức Đoàn, Hội trên địa bàn dân cư (ở xã, phường) ở một số
nơi chưa thực sự năng động tổ chức hoạt động phù hợp với cơ chế mới nên
hiệu quả tập hợp, giáo dục thanh niên còn thấp; cơ cấu đoàn viên thiếu cân
đối.
- Còn tình trạng đoàn viên tuỳ tiện bỏ sinh hoạt Đoàn.
20
- Vai trò của người đoàn viên chưa được phát huy; khả năng vận
động, tập hợp thanh niên của đoàn viên còn nhiều hạn chế. Một bộ phận

đoàn viên còn thụ động, ý thức xây dựng tổ chức chưa cao, chưa phát huy
được vai trò chủ thể tích cực, tự giác trong chi đoàn; công tác bồi dưỡng
chuẩn bị cho thanh niên vào Đoàn chưa được quan tâm đầy đủ.
Nguyên nhân hạn chế, yếu kém:
Khách quan: Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường với
những biến đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động xã hội, nghề nghiệp,
lợi ích và nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thanh niên; cấp uỷ Đảng ở
nhiều nơi thiếu quan tâm hoặc lãnh đạo không sâu sát, "khoán trắng" công
tác thanh niên cho Đoàn; Nhà nước chưa có hệ thống chính sách thanh niên
và công tác thanh niên; nhận thức xã hội đối với thanh niên và công tác
thanh niên nhìn chung còn phiến diện; sự phối hợp giữa các ngành, đoàn
thể trong công tác thanh niên chưa có hiệu quả cao.
Chủ quan:
- Một số cơ sở Đoàn chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của
công tác đoàn kết tập hợp, giáo dục thanh niên trong giai đoạn mới. Khả
năng tham mưu của đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở đối với Đảng về công tác
xây dựng Đoàn, Hội còn yếu, chưa kịp thời.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn còn bất cập, chưa tạo
được cơ chế phù hợp để tháo gỡ những khó khăn trong việc quy hoạch và
luân chuyển cán bộ. Cán bộ nhiều nơi còn thiếu về số lượng, yếu về kỹ
năng, nghiệp vụ và năng lực tham mưu, chỉ đạo, điều hành.
- Nhiều vấn đề mới đặt ra trong công tác Đoàn và phong trào thanh
thiếu nhi chậm được nghiên cứu và giải quyết. Công tác thông tin chưa kịp
thời, thiếu chính xác dẫn đến lệch lạc trong đánh giá và chỉ đạo.
21
2. Kết quả của công tác xây dựng cơ sở Đoàn vững mạnh trong
thời gian qua:
2.1. Công tác đoàn viên.
Công tác đoàn viên được các cấp bộ Đoàn triển khai và chỉ đạo đồng
bộ trên cả 3 nội dung: Bồi dưỡng phát triển đoàn viên mới; nâng cao chất

lượng đoàn viên thông qua việc tiếp tục thực hiện chương trình rèn luyện
đoàn viên, trao thẻ đoàn; công tác quản lý đoàn viên, phát triển đoàn viên
mới được gắn với tiêu chí xây dựng “Chi đoàn mạnh”, “Chi đoàn chủ
động công tác” vì vậy số đoàn viên mới được kết nạp năm sau cao hơn
năm trước khoảng 10%.
Cụ thể:
7
Năm Tổng số đoàn viên Kết nạp mới
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Cơ sở Đoàn đã xác định việc nâng cao chất lượng đoàn viên trước
hết phải nâng cao chất lượng đầu vào, chủ động tạo nguồn, tổ chức bồi
dưỡng nhận thức về Đoàn cho thanh niên, bồi dưỡng nâng cao nhận thức
cho đoàn viên thanh niên về công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo
7
Báo cáo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008 của Ban
Chấp hành Trung ương Đoàn
22
và trách nhiệm của mỗi đoàn viên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước; qui trình kết nạp đoàn viên được tổ chức có hiệu quả.
Chương trình rèn luyện đoàn viên và trao thẻ đoàn viên đã được các
cấp bộ Đoàn xác định là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng
cao chất lượng đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn, bằng nhiều biện pháp chỉ
đạo tổ chức thực hiện đạt hiệu quả nhất định, từng bước giúp đoàn viên xác
định được nội dung công việc cụ thể để phấn đấu rèn luyện theo một

chương trình có định hướng.
Công tác quản lý đoàn viên, thực hiện chương trình rèn luyện đoàn
viên và trao thẻ Đoàn có tiến bộ, chất lượng đoàn viên ở một số khu vực,
lĩnh vực, đối tượng được nâng lên (tỷ lệ đoàn viên xếp loại xuất sắc và khá
tăng từ ,,,,,,,,,,,,% năm 2004 lên ,,,,,,,,,,,% năm 2008). Số lượng đoàn viên
hiện nay tăng ,,,,,,,% so với năm 2004, nâng tổng số đoàn viên cả nước
hiện nay là ,,,,,,,,,,,,, đồng chí.
Thông qua việc thực hiện chương trình RLđoàn viên gắn với việc tìm
hiểu, học tập 6 bài học lý luận chính trị và nội dung cơ bản của phong trào
thanh niên đã giúp cho công tác quản lý đoàn viên được tăng cường trong
cả lĩnh vực tư tưởng và hành động.Việc nâng cao chất lượng đoàn viên của
các cơ sở Đoàn có sự chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ đoàn viên được phân loại
hàng năm đạt khá và xuất sắc là ,,,,,,,,,,,,,%, tỷ lệ đoàn viên yếu kém
là ,,,,,,,,%.
Tuy chất lượng đoàn viên có chuyển biến nhưng chưa thể hiện tính
vững chắc, chương trình RLđoàn viên hiệu quả chưa cao, một số nơi không
tiến hành thực hiện hoặc triển khai mang tính hình thức. Nhiều đơn vị đã
triển khai thống nhất biểu mẫu công tác quản lý đoàn viên, tổ chức hội
nghị chuyên đề "Công tác quản lý đoàn viên thực hiện hồ sơ đoàn vụ khu
vực địa bàn dân cư", “Nâng cao chất lượng đoàn viên”…. Một số cơ sở
23
Đoàn khối cơ quan, doanh nghiệp đã thực hiện công tác quản lý đoàn viên
bằng vi tính. Tuy nhiên, công tác phân loại đoàn viên, công tác kỷ luật của
Đoàn chưa được duy trì thành nếp ở cơ sở. Nhiều cơ sở Đoàn chưa chủ
động trong việc giới thiệu chuyển sinh hoạt và tiếp nhận đoàn viên mới,
chưa đầu tư và có những biện pháp tích cực để tiếp nhận thông tin và quản
lý số đoàn viên đi làm ăn xa. Công tác tập hợp và quản lý số đoàn viên
đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, lao động tự do của các cơ sở Đoàn khu vực địa bàn dân cư
còn hạn chế.

Tuy nhiên, một thực tế đáng quan tâm hiện nay là còn một bộ phận
thanh niên không tham gia các tổ chức hoạt động của Đoàn; khu vực nông
thôn nhiều đoàn viên đi làm ăn xa, sau khi xây dựng gia đình đã tự ý bỏ
sinh hoạt đoàn, nhiều đoàn viên khi tốt nghiệp THPT, Đại học, Cao đẳng,
THCN hoặc bộ đội xuất ngũ địa phương không làm thủ tục chuyển sinh
hoạt đoàn. Khả năng vận động, tập hợp thanh niên của đoàn viên còn nhiều
hạn chế. Một bộ phận đoàn viên còn thụ động, ý thức xây dựng tổ chức
chưa cao, chưa phát huy được vai trò chủ thể tích cực, tự giác trong chi
đoàn; công tác bồi dưỡng chuẩn bị cho thanh niên vào Đoàn chưa được
quan tâm đầy đủ.
2.2. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn.
Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn có những chuyển
biến tích cực: Chất lượng tổ chức cơ sở, chất lượng cán bộ, chất lượng
đoàn viên được nâng lên một bước; số thanh niên được tập hợp, số đoàn
viên mới được kết nạp, số đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng và số
đoàn viên được kết nạp Đảng tăng nhanh hàng năm, góp phần củng cố vai
trò nòng cốt chính trị của Đoàn trong mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh
niên, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền nhân dân.
24
Với chủ trương chỉ đạo xuyên suốt hướng cơ sở, các cấp bộ Đoàn đã
có những biện pháp thiết thực nhằm củng cố và xây dựng cơ sở. BCH
Trung ương Đoàn đã tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả nghị quyết
chuyên đề "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, trọng tâm là củng
cố và xây dựng Đoàn ở địa bàn dân cư”, triển khai cuộc vận động "Xây
dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh" và "Đoàn viên thanh niên phấn đấu
trở thành đảng viên Đẩng Cộng sản Việt Nam". Cùng với Trung ương, các
cấp bộ Đoàn đã chủ động tham mưu cho các cấp uỷ Đảng tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, tăng cường nguồn lực; chỉ
đạo sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ
của từng loại hình cơ sở Đoàn cho phù hợp với điều kiện mới, góp phần

nâng cao chất lượng cơ sở Đoàn và đoàn viên. Kết quả là khả năng thu hút,
tập hợp và huy động thanh niên của tổ chức Đoàn tốt hơn; số thôn, ấp, bản
"trắng" Đoàn dần được thu hẹp; tỷ lệ cơ sở Đoàn khá, mạnh tăng.
Nội dung phương thức hoạt động của Đoàn đã được đổi mới theo
hướng tích cực hơn. Đoàn, Hội đã đảm nhận một phần các chương trình
kinh tế - xã hội do Nhà nước đầu tư như: chương trình phủ xanh đất trống
đồi núi trọc, cải tạo môi trường, chương trình phòng chống AIDS, mại
dâm, ma tuý; chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho
thanh niên; chương trình tham gia xoá cầu khỉ thay thế cầu mới tại các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long; tham gia xây dựng Đảo thanh niên Bạch Long
Vĩ, Đảo Thanh niên Cồn Cỏ, Làng Thanh niên lập nghiệp; thực hiện các dự
án nhỏ đối với tập thể hay cá nhân đoàn viên (vay vốn để sản xuất, kinh
doanh); tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch, dạy nghề, giới thiệu việc
làm, chuyển giao tiến bộ KH - KT và công nghệ, nhất là đối với vùng
nông thôn, vùng núi; tổ chức các hoạt động nhân đạo - từ thiện (giúp
Tthanh niên nghèo vượt khó vươn lên học giái, công tác tốt, giúp gia đình
25

×