Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CM rằng đạo hiếu là một nét đẹp trong đời sống, tâm hồn và tình cảm của con người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.4 KB, 3 trang )

Đề: Ca dao xưa có bài:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta muốn nhắn nhủ điều gì trong bài ca dao trên? CM rằng đạo
hiếu là một nét đẹp trong đời sống, tâm hồn và tình cảm của con người Việt
Nam
Bài làm
Nhân dân ta trong suốt 1000 năm dựng nước và giữ nước đã xây dựng
cho mình một nền tảng đạo lí cao đẹp. Nền tảng ấy không ngừng được bồi
đắp và phát huy, làm cho cuộc sống không ngừng phát triển, tạo nên cốt
cách, dân tộc. Một trong những yếu tố của đạo lí ấy là lòng hiếu thảo của
mỗi người con. Đó chính là nền tảng của mỗi con người, là cơ sở của đặc
điểm xã hội. Trong lời ru của bà, của mẹ thường có bài ca dao:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời
biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Công cha nghĩa mẹ thật là vĩ đại. Sự vĩ đại ấy được những người tác giả
vô danh diễn tả bằng hình ảnh của thiên nhiên_ “núi Thái Sơn” và “nước
trong nguồn”.Núi Thái Sơn là một ngọn núi cao ở Trung Quốc. Trong văn
học xưa, người ta thường dùng hình ảnh núi Thái Sơn để nói về một cái gì
đó mang tính chất lớn lao, bền vững. Khi so sánh Công cha như núi Thái
Sơn, người xưa muốn khẳng định rằng công cha lớn lao, bền vững muôn đời.
Còn “nước trong nguồn” là dòng nước trong, mát, không bao giờ cạnh, là
khởi nguồn của các dòng suối, con sông. Hình ảnh nước trong nguồn chảy ra
được dùng để khẳng định tình mẹ đối với con thật hiền dịu, ngọt ngào,vô
tận.Chính tình yêu thương của mẹ đã khơi dậy những tình cảm tốt đẹp.


Qua hai hình ảnh so sánh trên, bài ca dao đã cho ta thấy công ơn của cha
mẹ đối với con cái thật lớn lao và không thể kể xiết.Câu ca dao vừa là lời
khuyên, vừa là một yêu cầu rất cao về đạo làm con: phải chân thành, toàn
tâm toàn ý (một lòng) thực hiện trọn vẹn (cho tròn) các yêu cầu của chữ
hiếu. “Thờ mẹ kính cha” có nghĩa là phải cung kính, tôn trọng mẹ cha. “Đạo
làm con” là phải biết “thờ kính mẹ cha”, phải làm tròn chữ hiếu. Đó là lẽ
phải ở đời, là giềng mối luôn lí của xã hội mà con người phải tuân theo từ
bao đời nay.Vậy tại sao người con lại phải giữ tròn chữ hiếu với mẹ cha?


Qui luật của cuộc sống là không có cây thì không có quả, không có người
sinh thành thì sẽ không có chúng ta. Cha mẹ là người sinh thành ra ta từ máu
thịt của mình. Mẹ phải mang nẳng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày. Biết bao lo
lắng, hi vọng, chờ đợi về đứa con sẽ chào đời và đặc biệt, một lần sinh nở là
một lần người mẹ sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Chẳng thế mà người xưa đã
có câu: “ Đàn ông vượt bể có chúng có bạn, Đàn bà sinh nở vượt cạn một
mình”.Công ơn sinh thành của cha mẹ không ai có thể thay thế được. Nhớ
đến cha mẹ trước hết phải nhớ đến công ơn sinh thành.
Cha mẹ là người sinh ra ra, nuôi dưỡng ta bao năm tháng, để cho ta từ
một đứa trẻ sơ sinh, nhờ dòng sữa ngọt ngào, từ lời ru âu yếm của mẹ mà lớn
lên, trở thành một người có hiểu biết và có kiến thức trong xã hội. Cha mẹ
tần tảo sớm hôm nuôi ta lớn, lo lắng nhiều thứ cho ta. Cơm ăn áo mặc hàng
ngày, thuốc thang khi ta đau ốm, quần áo, tiện nghi… ta có đều là nhờ công
lao nuôi dưỡng của cha mẹ. Khi ta khôn lớn, cha mẹ lại cất công đưa đón ta
đi học, dạy cho ta từng mặt chữ, từng con số.Làm sao ta có thể quên được
những tháng ngày lớn lên trong sự vỗ về, che chở đầy yêu thương chăm sóc
của cha mẹ. Lúc đó, ta dần hiểu được rằng công lao của cha mẹ thật không
thể kể xiết được, ta càng thấm thía câu ca dao xưa:
Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.

Từ đó ta thấy được rằng công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ dành cho ta còn
lớn hơn công ơn sinh thành. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của ta.
Cha mẹ dạy ta từ dáng đi, giọng nói,dạy bảo ta cách cư xử, đạo đức ở đời,
cung cấp cho ta những hiểu biết ban đầu về tự nhiên, xã hội. Cha mẹ còn
truyền nghề cho con, lo cho con ăn học thành người, thành nghề.
Cha mẹ còn là chỗ dựa vững chắc, là nguồn động viên, an ủi ta mỗi khi
ta vấp ngã. Dựa vào thực tế cho thấy, những đứa trẻ mồ côi, không nơi
nương tựa luôn phải sống nheo nhóc giữa cuộc đời đầy sóng gió. Nhìn vào
đó, ta thấy mình hạnh phúc hơn rất nhiều người khi được sống trong tình yêu
thương của của cha mẹ.
Công ơn của cha mẹ với con cái thật không có gì sánh bằng. Để đáp lại
công ơn đó, đạo làm con phải có ‘hiếu’ với mẹ cha. Chữ ‘hiếu’ với cha mẹ là
đạo lí làm người, là thước đo nhân cách của mỗi con người, là cơ sở của mọi
quan hệ trong gia đình và xã hội. Thể hiện đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Người con biết “Thờ mẹ kính cha” chắc chắn sẽ trở thành một công dân tốt,
được mọi người yêu mến.
Vậy chúng ta phải làm tròn chữ hiếu với mẹ cha như thế nào? Chúng ta
cần biết vâng lời, kính trọng cha mẹ, bởi con cái ngoan ngoãn là một niềm
vui lớn với cha mẹ. Có vâng lời cha mẹ thì bản thân mới nên người.Không
chỉ vậy, chúng ta cũng phải chuyên cần trong học tập, đạt nhiều thành tích


như một món quà tinh thần dâng lên cha mẹ.Chăm sóc cha mẹ trong những
lúc già yếu ốm đau.Một người biết hiếu thảo với cha mẹ chắc chắn sẽ là một
công dân tốt của xã hội sau này.Nếu cãi lại cha mẹ, phụ công ơn cha mẹ thì
sẽ là nỗi buồn, sự hổ thẹn, đau khổ và bản thân sẽ dễ sa vào con đường
xấu.Ta phải phấn đấu học hành, tu thân lập nghiệp, trở thành người tốt.
Săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ khi cha mẹ ốm đau, già yếu với
thái độ ân cần, luôn tạo không khí gia đình thuận hòa, êm ấm để cha mẹ vui
lòng. Khi cha mẹ qua đời phải luôn nhớ tới cha mẹ. Thờ cúng cha mẹ bằng

cái tâm của mình.
Có hiếu với cha mẹ nhưng cũng phải có hiếu với dân với nước. Khi Tổ
quốc, nhân dân yêu cầu, người con có thể tạm gác việc phụng dưỡng cha mẹ
để lo việc nước.Trong trường hợp đó, hiếu với dân cũng có nghĩa là có hiếu
với cha mẹ.
Đạo làm con, có hiếu với cha mẹ chính là phẩm chất tốt đẹp của con
người ở muôn đời và muôn nơi. Bài ca dao vừa thể hiện lòng biết ơn từ con
cái đối với cha mẹ, vừa là một lời khuyên thấm thía đầy chất nhân văn mà
mỗi con người cần phải ghi nhớ thực hiện cho tốt.



×