Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chinh phụ ngâm khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.94 KB, 5 trang )

Phân tích bài " Chinh phụ ngâm khúc của Đặng
Trần Côn"
Bài làm
" Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn – một danh sĩ hiếu học sống
vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII , là một kiệt tác trong nền văn học cổ điển
Việt Nam. Áng thơ đã được hóa thân kì diệu trong bản dịch thơ thể thơ song
thất lục bát tương truyền của nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm. Bài thơ có một vị trí
đặc biệt trong văn học sử dân tộc, là mốc son mở đầu đánh dấu cho một giai
đoạn rực rỡ trong nền văn học trung đại Việt Nam.
Nguyên văn chữ Hán của bản thơ do Đặng Trần Côn sáng tác. Ông
sống vào khoảng đầu thế kỉ XVIII người làng Nhân Mục huyện Thanh Trì
nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội. Về sáng tác ngoài tác phẩm chính là
Chinh phụ ngâm khúc ông còn làm thơ chữ Hán và các bài phú thơ chữ Hán.
Về bản dịch thì có người cho rằng nó là của Đoàn Thị Điểm quê ở Kinh Bắc
nổi tiếng thông minh từ nhỏ. XHPK VN trong các thế kỉ XVII, XVIII nổi lên
các cuộc khởi nghĩa nông dân, nội chiến và loạn lạc triền miên vì thế bao trai
tráng đã phải giã từ gia đình để tham gia các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Đoạn trích là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến, là tâm sự, là nỗi lòng
của người chinh phụ trong tình cảnh cô đơn đồng thời cũng thể hiện khát
vọng vô cùng mãnh liệt là được sống trong tình yêu và hạnh phúc đôi lứa.
Tám câu đầu là những đoạn thơ thám đầy lệ và nước mắt của nàng
chinh phụ làm tê tái lòng người. Người chồng đi chinh chiến nơi xa ải chưa
biết bao giờ mới trở về được. Sau khi tiễn chồng ra trận người vợ bơ vơ
chốn khuê phòng vắng lặng, lạnh lẽo bộc lộ qua từng bước đi qua hành
động và ngoại cảnh :
" Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen."
Người chinh phụ dạo bước trong hiên vắng vừa đi vừa thầm đếm những
bước chân của mình như ngày chồng đi. Những bước đi của nàng nặng trĩu u
sầu đong đầy thương nhớ như bước chân của người cung nữ trong " Cung
oán ngâm" của Nguyễn Gia Thiều


"Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ"
có "dạo hiên vắng thì chỉ nghe"thầm"từng bước chân của mình khác hẳn với
tâm trạng khi mà Thúy Kiều đi tìm người yêu
"Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình."
tấm rèm thưa hết buông xuống lại cuốn lên. Những hành động vô thức ấy
được lặp đi lặp lại trong vô thức điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì bấy giờ tâm
trạng của nàng đang hoàn toàn hướng ra nơi chồng đang tòng quân. Sử dụng
những từ "vắng ", "thưa" đã vẽ ra không gian trống trải của nv trữ tình càng
tô đậm lên sự lẻ loi buồn bã. Kèm theo sự thương nhớ người chồng nàng
luôn mong nghóng tin tức của người chồng:
"Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết trăng.
Đèn có biết dường bằng chẳng biết."


"thước" là loài chim khách báo tin lành- có khách đến hay người đi xa trở
về,nàng đợi tin lành của chim thước để xoa dịu nỗi bất an nhưng nàng chỉ
chờ trong vô vọng. Nàng ngồi một mình lặng lẽ trong phòng khuê và chỉ còn
biết hỏi bóng đèn tâm sự cùng những vật vô tri nhưng nàng chợt nhận ra
càng mong chờ thì càng hụt hẫng. Câu hỏi tu từ và điệp từ "rèm" như càng
đẩy nàng rơi xuống hố sâu của tuyệt vọng. Chao ơi người chinh phụ mới
đáng thương làm sao ! Điệp ngữ bắc cầu " đèn có biết" và
"đèn biết trăng" khiến nỗi buồn đau thương nhớ của người chinh phụ thêm
da diết giờ nàng chỉ biết chia sẻ cùng cây đèn dầu kia. Hình ảnh cây đèn dầu
xuất hiện nhiều lần trong thơ ca Việt Nam, ca dao có câu " Đèn thương nhớ
ai mà đèn không tắt " để thể hiện nỗi nhớ người yêu của người con gái hay
trong truyện "Người con gái Nam Xương " đã học ở học kì một Vũ Nương
cũng lấy ngọn đèn dầu để xóa đi nỗi cô đơn trong thời gian Trương Sinh đi
lính nhưng đến "Chinh phụ ngâm khúc " thì ý nghĩa ko chỉ dừng lại ở đó mà
cây đèn ẩn dụ cho sự trôi đi nhanh của thời gian sự tàn lụi theo thời gian.

Đặng Trần Côn mượn cây đèn đang cháy và dần tàn đi để chỉ kiếp người
cũng mong manh tam trạng của nàng càng thêm đau đớn và nó được thể hiện
qua nhưng câu thơ tiếp theo
" Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia vói bóng người khá thương."
Tâm trạng của nhân vật trữ tình được diễn tả bằng những từ chỉ cảm xúc "bi
thiết" "thương "."Bi thiết" được hiểu là bi thương thảm thiết từ "thiết" theo
nghĩa Hán Việt còn có nghĩa là cắt mài vậy chẳng phải trái tim khao khát
yêu thương của nàng đang bị cắt mài thành từng khúc sao ? Qua việc cảm
nhận tâm sự của người chinh phụ khi phải đối diện với ngọn đèn người đọc
trầm trồ ca ngợi tài năng miêu tả nội tâm như vậy trong thời kì trung đại.
Ngọn đèn tắt bỏ lại người chinh phụ cô đơn trong đêm dài, chẳng có ai
chẳng biết cùng ai giãi bày tâm sự nàng thao thức suốt cả đêm
"Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên."
Một đêm dài năm canh mà nàng chinh thức trọn suốt năm canh lắng nghe
tiếng gà "eo óc" gáy trong sương vang lên từ một nơi nào đó rất xa làm
không gian trở nên rộng lớn khiến người phụ nữ càng trở nên cô đơn và hiu
quạnh. Không chỉ có tiếng gà gáy khiến nàng trằn trọc mà cả "bóng hòe phất
phơ" lúc ẩn lúc hiện khiến nàng hoang mang mơ hồ. Từ :hòe ở đây chỉ cây
hòe từ láy phất phơ càng tăng thêm tính mơ ảo cho vật hay nếu suy ghĩ sâu
xa hơn thì nó chính là tin tức của người chồng đang ở nơi trận mạc càng
mong chờ thì càng cảm thấy xa xôi. Trong bài thơ "Cảnh ngày hè " của
Nguyễn Trãi cũng dã dùng hình ảnh lá hòe tuy nhiên trong thơ của Nguyễn
Trãi hình ảnh lá hòe đang bừng lên sức sống mạnh mẽ
"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương"
thì ở tác phẩm này hòe rủ bóng bốn bên lại thể hiện trạng thái yếu ớt thiếu
sức sống buồn bã cô đơn. Tác giả đã sử dụng thủ pháp tả cảnh ngụ tình để
bộc lộ cho tâm trạng cô đơn khắc khoải của người chinh phụ. Từng khắc,

từng giờ dài thêm ra "đằng đẵng như niên". Mối sầu thì dài thêm "miền biển
xa"


"Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa."
một so sánh vói chiều dài một so sánh với chiều rộng không gian. Hai từ láy
"đằng đẵng" và "dằng dặc" cững như kéo dài mở rộng nỗi cô đơn đến muôn
trùng. Cái tâm trạng ấy sao lại giống với Kim Trọng khi thương nhớ Thúy
Kiều thế chứ
"Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê."
tác giả đã so sánh tâm tư của nàng vs hình ảnh ước lệ "tựa miền biển xa"
những lo lắng buồn thương đau xót dường như đã vượt ra ngoài về không
gian thời gian. So sánh vói bản chữ Hán của |Đặng Trần Côn
"Sầu tự hải
Khắc như niên"
ta thấy Đoàn Thị Điểm không chỉ trung thfnh vs bản dịch mà còn có những
sáng tạo riên trong quá trình dịch giúp người đọc dễ hiểu dễ đồng cảm vs nv
trữ tình. Quá chấn ghét những chuỗi ngày sống trong thất vọng người phụ nữ
cố gắng vù vẫy đẻ thoát khỏi sự bủa vây của nỗi buồm nhưng
"Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng."
Mong muốn xóa tan ưu phiền người chinh phụ đốt hương nhưng lại không
kìm được lòng. Trong đoạn trích "Thề nguyền" trích Truyện Kiều của
Nguyễn Du khi Kim Trọng đính ước vs Kiều chàng cũng đốt hương
"Đài sen nối sáp, lò đào thêm hương"
mùi hương trầm đã đưa nàng về nhưng kỉ niệm đẹp lúc xưa càng tiếc nuối

quá khứ thì nv trữ tình càng thấm thía nỗi cô đơn hiện tại. "Sắt cầm" nghĩa là
đàn cầm và đàn sắt gảy hòa âm vs nhau thường dùng để ví cảnh vợ chồng
hòa thuận, "dây uyên"- dây đàn uyên ương (chim uyên là chim trống, ương
là chim mái thường đi vs nhau. Nên uyên ương là biểu hiện của đôi lứa, ở
đây nói sợ làm đứt dây uyên ương thì báo hiệu điều không may). "Phím
loan" phím đàn loan phượng, phượng: chim trống ,loan :chim mái. Loan
phượng ở đây cũng là biểu tượng của đôi lứa gắn bó ở đây dây đàn trùng
cũng nói về điều gở điều không may. Sầu tủi, buồn chán và lo sợ,
"gượng"đốt hương, "gượng" soi gương rồi lại "gượng" gảy đàn. Buồn chán
ngán và mệt mỏi. Nước mắt chứa chan thấm đầy gối tràn đầy mi. cÁc từ
ngữ"kinh", "ngại" cùng điệp ngữ "gượng" đã cực tả nỗi buofn chán, đau khổ
và lo sợ của nàng chinh phụ. Tâm hồn thì "mê mải" nhưng chân tay thì rụng
rời. Những thú vui của tầng lớp quý tộc giờ đã không thể đem lại niêvui cho
nàng mà chỉ làm nàng nhớ lại những chuỗi ngày hạnh phúc đã qua.
Người chồng đi mãi ... mãi mà chưa thấy về, trải qua bao năm tháng
mong chờ nàng chinh phụ sống trong nỗi cô đơn buồn tủi. Thời gian biệt ly
như mối sầu kéo mãi thêm ra mối sầu như ngổn nghang nặng trĩu không kể
hết. Tâm tư ấy càng thêm da diết trước vũ trụ mênh mang. Cau thơ nào cũng
đầy ắp những tâm trạng nhớ nhung. Một mong ước cháy bỏng được lóe lên
"Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến Non Yên."


"lòng này" là sự thương nhớ khôn nguôi vì đã phải chờ đợi quá lâu, "gió
đông" :chỉ gió mùa xuân, "nghìn vàng" :tấm lòng thương nhớ trân trọng
đáng quý như nghìn vàng. Trong cô đơn người chinh phụ chỉ biết hỏi gió
nhờ gió đưa tin nhắn tới người chồng đang nơi trận đạ nguy hiểm nơi Non
Yên nghìn trùng. Non Yên là một địa danh ở Trung Quốc cách phía Bắc hai
ngàn dặm ocfn có tên là núi Yên Nhiên, Đậu Hiến đời nhà Hán đuổi giặc
Bắc Thiền Vu đến đây khắc đá ghi công ở đó rồi mới trở về (trong bài nó có

nghĩa ẩn dụ noi ngoài biên ải xa xôi). Hỏi gió nhưng còn xem gió có tiện mà
đi không. làm sao mới tới được Non Yên giờ trong lòng nàng tồn tại nỗi nhớ
vô hạn
"Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
"Nhớ đằng đẵng" nghĩa là nhơ mãi nhớ nhiếu nhơ lâu nhớ không bao giờ
nguôi giống như truyện Kiều cũng có câu nói đến nỗi nhớ
"Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu"
câu thơ tiếp theo thì nỗi nhớ đã được cụ thể hóa bằng độ dài của không
gian"đường lên bằng trời". Nỗi nhớ ấy , nỗi nhớ "đau đáu" ấy là một nỗi
lòng day dứt khôn nguôi. Có thể nói dịch giả Đoàn Thị Điểm đã có cách nói
rất sâu sắc được đặc tả qua những vần thơ song thất lục bát với nghệ thuật
lien hoàn và điệp ngữ.Những câu cuối tác giả đã lấy ngoại cảnh để thể hiejn
tâm cảnh, tính tượng hình kết hợp vói tính truyền cảm tạo nên âm điệu trữ
tình sâu lắng
"Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun."
người chinh phụ thấy cảnh vật dường như cũng buồn theo mình hay cũng có
thể là dưới một đôi mắt buồn thì cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng .Có
thể nói hai câu thơ này rất gần gũi với hai câu Kiều nổi tiếng
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buốn cảnh có vui đâu bao giờ..."
Âm thanh ấy,cảnh sắc ấy vừa lạnh lẽo vừa buồn,càng khơi gợi trong lòng
người vợ trẻ,cô đơn biết bao thương nhớ,lo lắng,buồn rầu.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ cho nỗibuồn chất chứa , sự mòn héo của cảnh vật .
8 câu thơ cuối đã diễn tả nỗi nhớ da diết , nhớ tới thầm đau của người chinh
phụ .Nỗi đau được chuyểntừ lòng người sang cảnh vật . Hàng loạt những hình
ảnh ẩn dụ , từ ngữ gợi tả lại càng xoáy mạnh vào nỗi đau trong lòng người

chinh phụ . Qua đó người đọc cũng cảm nhận được 1 cách sâu sắc niềm thương
cảm , thấu hiểu của tác giả đối với nỗi đau của người phụ nữ có chồng ra trận .
Với thể thơ song thất lục bát , cách dùng từ , hình ảnh ước lệ , điệp từ điệp
ngữ , nghệ thuật miêu tả nội tâm , đoạn thơ đã thể hiện 1 cách tinh tế những
cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau của nỗi cô đơn buồn khổ ở nàng khao
khát được sống trong hạnh phúc , tình yêu lứa đôi . Đoạn trích còn thể hiện tấm
lòng yêu thương , cảm thong sâu sắc của tác giả với những khát khao hạnh
phúc chính đáng của người thiếu phụ , cất lên tiếng kêu nhân đạo ,
phảnđốichiếntranhphinghĩa


Đoạn trích cũng như toàn tác phẫm ‘chinh phụ ngâm’ là tiếng kêu thương tâm
của người phụ nữ nhớ chồng nơi chinh chiến . Trạng thái tình cảm của người
chinh phụ một mặt có ý nghĩa tố cáo những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã đẩy
bao nhiêu người trai ra trận để biết bao chinh phụ héo hon tựa cửa chờ chồng,
mặt khác lên tiếng nói tình cảm và sự ý thức về quyền sống, quyền hưởng hạnh
phúc lứa đôi của người phụ nữ ngay giữa cuộc đời trần thế này . Tác phẩm đã
khẳng định những giá trị nhân văn cao cả mà khúc ngâm đã đem lại, đánh dấu
bước trưởng thành vượt bậc của giai đoạn văn chương thế kỷ XVIII trong quá
trình phát triển của nền văn học dân tộc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×