Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của chính phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN THẮNG

TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ
(Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN VĂN THẮNG

TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ
(Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và Báo điện tử Vietnamnet)

Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Tình


Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Phạm Văn Tình. Những số liệu trong luận
văn là trung thực. Kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Thắng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các giảng viên khoa Báo chí và
Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã tận
tình giảng dạy trong thời gian tôi học tại trường!
Đặc biệt, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Phạm
Văn Tình đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn!
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến:
Ông Vi Quang Đạo, Tổng giám đốc Cổng thông tin điện tử Chính phủ,
Tổng biên tập Báo điện tử Chính phủ
Ông Nguyễn Đức Tuân, lãnh đạo Phòng Tổng hợp thông tin Báo chí,
Văn phòng Chính phủ
PGS. TS Phạm Thái Việt, Học viện Ngoại Giao
Các cán bộ, chuyên viên thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ Khoa học và
Công nghệ; cán bộ, giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội; các biên tập viên,
phóng viên Báo điện tử Chính phủ, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói
Việt Nam và nhiều cơ quan báo chí khác, bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thiện

luận văn này!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
5. Cơ sỏ lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn .......................................................................... 9
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 10
CHƢƠNG 1. BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG
ĐIỀU HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ ................................................................ 11
1.1 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan .................................................. 11
1.1.1 Khái niệm báo chí................................................................................... 11
1.1.2 Khái niệm truyền thông đại chúng ......................................................... 11
1.1.3 Báo chí và truyền thông trong sự điều hành của chính phủ .................. 12
1.1.4 Khái niệm thông tin ................................................................................ 12
1.1.5 Chính phủ - cơ quan điều hành Nhà nước ............................................. 13
1.1.6 Khái niệm tác động................................................................................. 13
1.2 Báo chí là một phƣơng tiện truyền thông và phản biện Chính phủ... 13
1.3 Báo chí khơi nguồn và thể hiện dƣ luận xã hội .................................... 20
1.4 Báo chí định hƣớng dƣ luận xã hội ....................................................... 26
1.5 Tiểu kết ..................................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG TIN BÁO
CHÍ, TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA
CHÍNH PHỦ .................................................................................................. 33
2.1 Giới thiệu khái quát về hai tờ báo khảo sát .......................................... 36
2.1.1 Báo điện tử VietNamNet......................................................................... 36

2.1.2 Báo điện tử Chính phủ ........................................................................... 38


2.2 Tác động tích cực .................................................................................... 41
2.2.1 Thông tin báo chí phổ biến những quyết sách của Chính phủ để tạo sự
đồng thuận trong dư luận xã hội ..................................................................... 41
2.2.2 Thông tin báo chí phản ánh, phân tích, bình luận mọi mặt đời sống xã
hội, nhất là những vấn đề nổi cộm, bức xúc, góp phần cung cấp thông tin cho
hoạt động điều hành của Chính phủ ............................................................... 53
2.2.3 Thông tin báo chí với vai trò "kênh phản biện" những quyết sách của
Chính phủ, nhất là các quyết sách chưa phù hợp ........................................... 60
2.2.4 Thông tin báo chí cổ vũ việc làm tích cực của các thành viên Chính phủ,
tạo sự ủng hộ của công chúng với Chính phủ................................................. 69
2.3 Tác động tiêu cực .................................................................................... 74
2.3.1 Báo chí với sự đưa tin thiếu chính xác, sai sự thật ................................ 75
2.3.2 Thông tin báo chí với các phản hồi, phản biện chưa thích hợp về quyết
sách của Chính phủ ......................................................................................... 80
2.4 Các vấn đề đặt ra..................................................................................... 85
2.4.1 Báo chí khó tiếp cận thông tin từ các cơ quan Nhà nước ...................... 85
2.4.2 Cạnh tranh của mạng xã hội với thông tin báo chí ............................... 89
2.5 Tiểu kết ...................................................................................................... 93
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA
THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CỦA
CHÍNH PHỦ .................................................................................................. 94
3.1 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tác động của thông tín báo chí đối với
hoạt động điều hành của Chính phủ ........................................................... 94
3.1.1 Thay đổi tư duy quản lý báo chí ............................................................. 94
3.1.2 Chính phủ đẩy mạnh chủ động cung cấp thông tin cho báo chí .......... 100
3.1.3 Báo chí với trách nhiệm xã hội và đạo đức nhà báo ........................... 104
3.1.4 Xây dựng các cơ quan báo chí theo mô hình tòa soạn hội tụ và đa

phương tiên.................................................................................................... 108


3.2 Một số kiến nghị .................................................................................... 116
3.2.1 Hoàn thiện Luật Báo chí ...................................................................... 116
3.2.2 Thông tin báo chí phải nhanh chóng, chính xác và có tính thuyết phục
....................................................................................................................... 116
3.2.3 Nâng cao chất lượng thông tin báo chí ................................................ 116
3.3 Tiểu kết ................................................................................................... 116
KẾT LUẬN .................................................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 120
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:Bảng số liệu quan điểm về tác động của thông tin báo chí đối với
họat động điều hành của chính phủ ................................................................. 34
Bảng 2.2: Bảng số liệu quan điểm về hiệu quả tác động của thông tin báo chí
đến hoạt động điều hành của chính phủ so với các phương tiện truyền thông
khác (như sách, mạng xã hội…) ..................................................................... 35
Bảng 2.3: Bảng số liệu quan điểm về hiệu quả báo chí thực hiện thông tin về
hoạt động điều hành của Chính phủ ................................................................ 45
Bảng 2.4: Bảng số liệu quan điểm về so sách hiệu quả thực hiện việc thông tin
hoạt động điều hành của Chính phủ giữa báo chí với các phương tiện truyền
thông khác (như sách, mạng xã hội…) ........................................................... 50
Bảng 2.5: Bảng số liệu quan điểm về báo chí đã thể hiện vai trò hình thành,
thể hiện và định hướng dư luận xã hội về hoạt động điều hành của Chính phủ
......................................................................................................................... 51
Bảng 2.6: Bảng số liệu quan điểm về việc báo chí thực hiện thông tin về hoạt
động điều hành của Chính phủ giúp Chính phủ thay đổi ................................ 51

Bảng 2.7: Bảng số liệu mức độ quan tâm các cơ quan trong Chính phủ và báo
chí đến thông tin báo chí ................................................................................. 54
Bảng 2.8: Bảng số liệu tin, bài trên báo Vietnamnet về vụ ông Đoàn Văn Vươn
......................................................................................................................... 55
Bảng 2.9: Bảng số liệu về các khía cạnh nội dung thông tin về vụ án ông
Đoàn Văn Vươn trên báo Vietnamnet và báo điện tử Chính phủ ................... 57
Bảng 2.10: Bảng số liệu về cơ cấu ý kiến chủ thể tham gia phản biện dự án
bảo tồn cầu Long Biên trên báo Vietnamnet................................................... 63
Bảng 2.11: Bảng số liệu về cơ cấu mức độ ý kiến phản biện về dự án bảo tồn
cầu Long Biên trên báo Vietnamnet ............................................................... 63


Bảng 2.12: Bảng số liệu về hiệu quả thông tin báo chí đã thực hiện việc phản
biện đối với các quyết sách của Chính phủ ..................................................... 65
Bảng 2.13: Bảng số liệu về Chính phủ đã phản ứng đối với ý kiến phản biện,
góp ý của thông tin báo chí về các quyết sách của Chính phủ ....................... 66
Bảng 2.14: Bảng số liệu về so sánh hiệu quả phản biện của thông tin báo chí
với phương tiện truyền thông khác (mạng xã hội, sách…) đối với các quyết
sách của Chính phủ ......................................................................................... 67


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ quan điểm về tác động của thông tin báo chí đối với hoạt
động điều hành của chính phủ (tỷ lệ %).......................................................... 34
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ về hiệu quả của báo chí thực hiện thông tin về hoạt động
điều hành củaChính phủ (tỷ lệ %) ................................................................... 45
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ quan điểm về so sách hiệu quả thực hiện việc thông tin
hoạt động điều hành của Chính phủ giữa báo chí với các phương tiện truyền
thông khác (như sách, mạng xã hội…), (tỷ lệ %) ........................................... 50
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ về quan điểm về việc báo chí thực hiện thông tin về hoạt

động điều hành của Chính phủ giúp Chính phủ thay đổi (tỷ lệ %)................. 52
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ mức độ quan tâm các cơ quan trong Chính phủ và báo
chí đến thông tin báo chí (tỷ lệ %) .................................................................. 55
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tin, bài trên báo Vietnamnet về vụ ông Đoàn Văn Vươn
......................................................................................................................... 56
(tỷ lệ %) ........................................................................................................... 56
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ về hiệu quả thông tin báo chí thực hiện việc phản biện
đối với các quyết sách của Chính phủ (tỷ lệ %).............................................. 65
Biểu đồ 2.8: Biểu đồ về Chính phủ đã phản ứng đối với ý kiến phản biện, góp
ý của thông tin báo chí về các quyết sách của Chính phủ (tỷ lệ %) ............... 66
Biểu đồ 2.9: Biểu đồ về so sánh hiệu quả phản biện của thông tin báo chí với
phương tiện truyền thông khác (mạng xã hội, sách…) đối với các quyết sách
của Chính phủ (%) .......................................................................................... 67


DANH MỤC VIẾT TẮT

VN

Việt Nam

BCHTƯĐ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

BCT

Bộ Chính trị

QH


Quốc hội

UBTVQH

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

BBT

Ban Bí thư

CP

Chính phủ

TTg

Thủ tướng

PTT

Phó Thủ tướng

VPCP

Văn phòng Chính phủ

CT

Chỉ thị


TW

Trung ương



Nghị định



Quyết định

BT

Bộ trưởng

BKHĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BGD

Bộ Giáo dục

BGTVT

Bộ Giao thông vận tải

BYT


Bộ Y tế

UBND

Ủy ban nhân dân

BC

Báo chí

VTV

Đài Truyền hình Việt Nam

VOV

Đài Tiếng nói Việt nam

ASIAD

Đại hội Thể thao Châu Á

SGK

Sách giáo khoa

DN

Doanh nghiệp



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một sự kiện làm rung động Nhà Trắng, chưa từng xảy ra trong lịch sử
200 năm nước Mỹ đã diễn ra vào mùa Thu năm 1974. Ngày 9-8-1974 đã trở
thành một ngày đen tối trong cuộc đời của Tống thống Richard Nixon. Lúc 9
giờ sáng hôm ấy, ông đọc lời từ chức tại Nhà Trắng, kết thúc sự nghiệp chính
trị của mình trong ê chề. Các bài báo điều tra về vụ Watergate (Tổng thống
Nixon cho người nghe lén tại Văn phòng Đảng Dân chủ ở Khách sạn
Watergate) của hai nhà báo Boob Woodward và Carl Benstein đăng trên tờ
Wasinhton Post được xem như là đòn chí mạng giáng xuống Tổng thống
Nixon, khiến Tổng thống đời thứ 37 của nước Mỹ phải “ngã ngựa” trên con
đường chính trị. Hai nhà báo Boob Woodward và Carl Benstein đã đứng trên
đỉnh vinh quang khi nhận giải báo chí Pulitzer vì loạt bài điều tra trên, còn
lịch sử nước Mỹ ghi nhận Tổng thống Nixon là vị tổng thống duy nhất phải từ
chức cho đến nay. Ở sự kiện này, thông tin báo chí, cụ thể là các bài điều tra
của tờ Wasinhton Post đã có tác động làm chao đảo chính trường Mỹ.
Thực tế cho thấy, dù ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì thông tin
báo chí, trong một chừng mực nào đó, luôn có tác động đến hoạt động điều
hành của chính quyền đương nhiệm. Báo chí có thể là phương tiện truyền
thông để các Chính phủ đạt được mục tiêu của mình. Báo chí cũng gián tiếp
góp phần giám sát hiệu quả hoạt động của các Chính phủ. Thậm chí, đôi khi
thông tin báo chí còn làm cho người lãnh đạo chính phủ phải mất chức khi
phạm sai lầm.
Một ví dụ khác về sự tác động của báo chí đến Chính phủ đó là khi bức
ảnh “Em bé napalm” của phóng viên ảnh Nick Út (hãng tin AP), và bức ảnh
chụp Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn của tác giả Malcolm
Browne được đăng tải trên các tờ báo, ngay lập tức nó đã chạm đến trái tim
1



của những người yêu hòa bình trên nước Mỹ và thế giới. Hai bức ảnh đó đã
thêm chất “xúc tác” làm bùng lên phong trào phản đối cuộc chiến tranh phi
nghĩa của giới lãnh đạo diều hâu Hoa Kỳ tại Việt Nam, khiến Chính phủ Mỹ
phải đau đầu trước các cuộc biểu tình dữ dội. Tờ New Statesman của nước
Anh đã bình chọn hai bức ảnh trên là ảnh thời sự vĩ đại nhất mọi thời đại. Khi
nhìn bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn ngày 11-61963, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã thốt lên: "Không một bức ảnh thời
sự nào trong lịch sử lại gây ra nhiều cảm xúc khắp thế giới như ảnh đó" [42].
Nhanh chóng, kịp thời, chính xác và số lượng công chúng đông đảo
trong xã hội là các ưu thế cạnh tranh vượt trội của thông tin báo chí so với các
loại thông tin của các phương tiện truyền thông khác trong việc định hướng
dư luận xã hội. Báo chí luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các Chính phủ trên
thế giới, trong đó có Chính phủ Việt Nam để phổ biến những quyết sách đến
những tổ chức, cá nhân trong xã hội. Báo chí không chỉ thông tin mà còn
phân tích, bình luận, đánh giá về những quyết sách của Chính phủ để người
dân, tổ chức hiểu và đồng thuận thực hiện. Đơn cử như thông tin báo chí về
quyết định Chính phủ dừng đăng cai ASIAD 18. Mặt khác, thông tin báo chí
còn đăng tải những ý kiến phản hồi về những quyết sách chưa hợp với thực tế
đời sống. Những tiếng nói góp ý mang tính xây dựng của báo chí đã cung cấp
cái nhìn đa chiều về chính sách của Chính phủ. Qua đó, thông tin báo chí đã
phần nào giúp Chính phủ nhận ra sự bất hợp lý trong quyết sách, từ đó có sự
thay đổi cho phù hợp. Ví dụ như báo chí phản biện về Dự thảo Thông tư liên
tịch Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe của Bộ Y tế có quy
định người ngực lép không được lái xe máy. Sau khi báo chí đăng tải ý kiến
phản hồi của công chúng, Bộ Y tế đã bỏ quy định phi lý này; hay như báo chí
phản biện đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa trị giá hơn 34.000 tỷ
đồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2



Như vậy, có thể coi thông tin báo chí như là một cách tay nối dài không
thể thiếu trong quá trình hoạt động điều hành của Chính phủ.
Thông tin báo chí đã trở thành một kênh thông tin quan trọng để Chính
phủ nắm bắt mọi mặt đời sống xã hội. Các phóng viên, nhà báo của các cơ
quan báo chí đã lan tỏa đến từng ngõ ngách, hòa vào đời sống của nhân dân,
bước cùng nhịp đập của cuộc sống để đưa tin, phân tích, bình luận về những
sự kiện, vấn đề thời sự. Đó là nguồn thông tin đa chiều và hữu ích về tất cả
các lĩnh vực xã hội trong và ngoài nước (kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa,
giáo dục, y tế…), góp phần giúp lãnh đạo và các thành viên Chính phủ có
trong tay dữ liệu nhanh chóng, chính xác, đa chiều để góp phần làm cơ sở
giúp Chính phủ hoạch định những quyết sách điều hành đất nước. Đặc biệt,
thông tin báo chí luôn ưu tiên thông tin về những vấn đề mới, nóng hổi nhận
được sự quan tâm của dư luận xã hội, nhưng lại chưa có chính sách quản lý,
đòi hỏi Chính phủ đưa ra quyết sách kịp thời. Chẳng hạn, loại hình taxi Uber
mới có mặt trên thị trường – đây là loại hình vận tải mới chưa từng xuất hiện
ở Việt Nam. Sau khi nhiều cơ quan báo chí đưa tin, Bộ Giao thông vận tải và
các bộ có liên quan đã đưa ra các chính sách quản lý.
Thông tin về hoạt động điều hành của Chính phủ luôn hết sức quan
trọng trong đời sống xã hội. Bởi hoạt động và những quyết sách của Chính
phủ luôn có tầm ảnh hưởng to lớn và nhanh chóng đến tình hình đất nước nói
chung, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của từng người dân nói riêng. Ví
dụ như Nghị quyết 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hay
như quyết định về tăng hoặc giảm thuế. Chính vì thế, người dân và các tổ
chức luôn quan tâm hàng đầu đối với những thông tin về hoạt động điều hành
của Chính phủ, còn các cơ quan báo chí, truyền thông coi Chính phủ là vùng
đất màu mỡ để khai thác, cung cấp thông tin đắt giá và thu hút công chúng.


3


Sự phát triển của khoa học công nghệ đã khai sinh ra các mạng xã hội,
nhất là Facebook. Các mạng xã hội đã tạo ra sức hút không thể cưỡng lại
được đối với những người dùng Internet trên khắp hành tinh, Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Hiện nay, nước ta có khoảng 30 triệu người
dùng các mạng xã hội. Các trang mạng xã hội ra đời đã thách thức vị trí độc
tôn của báo chí trong việc cung cấp thông tin nhanh chóng đến công chúng.
Khi chưa có các trang mạng xã hội, báo chí là kênh số một để công chúng tiếp
cận thông tin, nhưng hiện nay, các mạng xã hội đang cạnh tranh gay gắt với
thông tin báo chí. Điều này đỏi hỏi báo chí cần phải thay đổi để thích ứng với
thời cuộc, đồng thời tiếp tục khẳng vị thế của mình trong lòng công chúng.
Hơn thế nữa, các thế lực có quan điểm đối lập đang tận dụng thế mạnh
của các trang mạng xã hội để thực hiện mưu đồ của chúng gây chia rẽ dân tộc,
làm đất nước bất ổn. Điển hình gần đây như các trang cá nhân “Quan làm
báo” hay “Dân làm báo”, mới đây nhất là trang blogger “Chân dung quyền
lực” đã viết hàng loạt bài bôi xấu lãnh đạo Đảng và Chính phủ với mục đích
làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của
Chính phủ. Bởi vậy đặt ra yêu cầu báo chí cần phải trở thành phương tiện
truyền thông chính thống của Chính phủ có đủ sức mạnh, tính thuyết phục
công chúng. Khi báo chí có được niềm tin của công chúng thì những thông tin
sai trái của các thế lực bên kia sẽ không còn đất sống, góp phần đập tan mưu
đồ đen tối của chúng.
Từ các lý dó trên, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về sự tác động của
thông tin báo chí đối với Chính phủ, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Tác
động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ
(Khảo sát trên Báo điện tử Chính phủ và báo Vietnamnet)”. Đây là đề tài
có tính cấp thiết và tác giả khi thực hiện luận văn này cũng rất tâm huyết, bởi
lẽ thực tiễn hoạt động báo chí ngày nay đã có nhiều thay đổi so với trước,

công nghệ luôn đổi mới có tác động lớn đến hoạt động báo chí, thêm vào đó,
4


công chúng cũng khác xưa. Tất cả sự thay đổi đó đòi hỏi Đảng và Chính phủ
phải thay đổi cách lãnh đạo và quản lý báo chí cho phù hợp với tình hình mới.
Chúng ta cũng cần phải thay đổi tư duy làm báo, không nên làm báo theo kiểu
cũ mang tính tuyên truyền, hô hào khẩu hiệu để thông tin báo chí tiếp tục có
tác động hiệu quả đến hoạt động điều hành của Chính phủ, đồng thời là người
bạn không thể thiếu của công chúng trong cuộc sống hàng ngày. Luận văn
góp thêm một tiếng nói, như một luận cứ, một cơ sở khoa học về vai trò của
báo chí trong hoạt động điều hành của Chính phủ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Có nhiều Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nghị định của Chính phủ, quyết
định của Thủ tướng có liên quan đến đề tài “Tác động của thông tin báo chí
đối với hoạt động điều hành của Chính phủ” như: Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Báo chí; Chỉ thị của Ban Bí thư số 63- CT/TW về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản, ngày 25-71990; Chỉ số 22- CT/TW của Bộ Chính trị tiếp tục đổi mới và tăng cường sự
lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, ngày 17-10-1997; Nghị định của
Chính phủ số 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002, quy định chi tiết thi hành Luật
Báo chí; Quyết định số 25/2013/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về Ban
hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí…
Nhiều cuốc sách viết về lý luận báo chí và truyền thông xuất bản ở
trong và ngoài nước ít nhiều cũng đề cập đến vai trò, tác động của báo chí đối
với hoạt đồng và điều hành của Chính phủ như: “Cơ sở lý luận báo chí truyền
thông” do tác giả Tạ Ngọc Tấn chủ biên; “Cơ sở lý luận báo chí và truyền
thông” do nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang chủ
biên; “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của tác giả
Nguyễn Thành Lợi; “Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí” của tác giả Lê
Thanh Bình và Phí Thanh Tâm; “Ngoại giao văn hóa - cơ sở lý luận, kinh

nghiệm quốc tế và ứng dụng” của tác giả Phạm Thái Việt và Lý Thị Hải Yến;
5


“Báo chí thế giới và xu hướng phát triển” của tác giả Đinh Thị Thúy Hằng; “Báo
chí những vấn đề lý luận và thực tiễn” gồm 8 tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội …
Nhiều cuốn sách nước ngoài cũng đề cập những vấn đề có liên quan
đến đề tài như: “Bốn học thuyết truyền thông” của các tác giả Fred Siebert,
Theodore và Wibur Schramm; “Bước vào nghề báo” của tác giả Leonard Ray
Teel, Ron Taylor, Nxb Văn hóa Hà Nội, “Nhà báo hiện đại” nhóm tác giả
dịch, Nxb Trẻ…
Bên cạnh đó, một số luận văn trước đó cũng có phần liên quan đến đề
tài như: “Vai trò của báo chí trong việc góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo,
điều hành của Chính phủ trong thời kỳ đổi mới”, luận văn thạc sĩ của tác giả
Nguyễn Sĩ Hùng (năm 2000), tại Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; “Báo chí với vấn đề cải cách thể
chế hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay (Khảo sát Tạp chí Cộng sản. Tạp
chí Quản lý nhà nươc, Tạp chí Tổ chức nhà nước từ tháng 1/2006 đến tháng
1/2010”, của tác giả Nguyễn Thùy Vân Anh, Học viện Báo chí Tuyên truyền;
“Chương trình Việt Nam Online với công tác thông tin tuyên truyền về hoạt
động của Chính phủ (Khảo sát chương trình Việt Nam Online từ tháng 5-2008
đến tháng 5-2010” của tác giả Nguyễn Hồng Sơn, tại Khoa Báo chí và Truyền
thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội …
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về tác động của thông tin
báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ. Vì vậy đề tài này có
nhiều điểm mới so với các luận văn có liên quan.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các tác động tích cực và tiêu cực của thông tin
báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tin, bài của các cơ quan báo chí có liên quan đến hoạt động điều
hành của Chính phủ. Luận văn sẽ tập trung khảo sát tin, bài trên Báo điện tử
6


Chính

phủ

( báo

điện

tử Vietnamnet

( Ngoài ra, luận văn còn khảo sát các bài viết trên nhiều
cơ quan báo chí khác như, báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Vnexpress, Đài
truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, báo
Người lao động, báo Nhân dân… để có thêm dẫn chứng xác thực, sinh động.
Thời điểm tiến hành khảo sát luận văn từ năm 2010 đến tháng 5-2015.
Đây là khoảng thời gian mà đất nước có nhiều vấn đề nổi bật, nóng bỏng đòi
hỏi Chính phủ phải nhanh chóng đưa ra quyết sách quyết liệt để điều hành đất
nước. Đó là Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tránh bị tụt hậu
(Việt Nam tiến hành đàm phám các Hiệp định thương mại tự do với Nga, Hàn
Quốc...). Đặc biệt là Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Cuộc khủng khoảng tài chính kinh tế toàn cầu ảnh hưởng mạng mẽ
đến Việt Nam làm lạm phát tăng cao, doanh nghiệp khốn đốn.
Xã hội nảy sinh nhều vấn đề nóng bỏng yêu cầu Chính phủ kịp thời giải
quyết như vụ án ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng diễn ra

vào mùa Xuân năm 2012. Nhiều quyết định của Chính phủ hợp lòng dân và
được người dân đồng lòng ủng hộ như quyết định dừng đăng cai ASIAD 18…
Trong khoảng thời gian này trên thế giới có nhiều thay đổi, nhất là một
số hành động đơn phương của Trung Quốc tại Biển Đông đẩy việc tranh chấp
vùng trời, vùng biển với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam vào tình
trạng căng thẳng.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tác động
tích cực và tiêu cực của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của
Chính phủ. Từ đó, tác giả luận văn đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của
Chính phủ.
7


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu, luận văn có các nhiệm vụ sau:
+) Khảo sát thực trạng tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động
điều hành Chính phủ. Trên cơ sở đó:
+) Làm rõ hơn sự tác động của thông tin báo chí đối với hoạt động điều
hành của Chính phủ.
+) Làm rõ vấn đề Chính phủ tìm ra quy luật phát triển của báo chí, vận
dụng quy luật đó và các cơ quan báo chí làm theo đúng quy luật của báo chí.
+) Đặt ra một số vấn đề cần giải quyết đối với hoạt động báo chí trong
bối cảnh hiện nay.
+) Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tác động
của thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ.
5. Cơ sỏ lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận báo chí vô sản, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về báo chí. Bên cạnh đó, tác giả luận văn còn sử dụng
các học thuyết truyền thông phổ biến trên thế giới như: “Bốn học thuyết
truyền thông” của các tác giả Fred Siebert, Theodore và Wibur Schramm;
“Học thuyết Mũi kim tiêm” đề xuất bởi trường phái Frankfurt ở Đức; “Học
thuyết Thiết lập chương trình nghị sự” được khai sinh bởi Max McCombs và
Donald Shaw của Mỹ, Học thuyết “sử dụng và hài lòng”, v.v.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
1. Phương pháp xử lí tư liệu (đọc và sử dụng tài liệu thứ cấp như nghị
quyết, quyết định, kết quả điều tra xã hội học; thống kê, phân tích, tổng hợp,
so sánh).
2. Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm (Phỏng vấn lãnh
đạo, cán bộ Phòng Tổng hợp thông tin báo chí thuộc Văn phòng Chính phủ,
8


lãnh đạo các cơ quan báo chí, các biên tập viên, phóng viên, các nhà nghiên
cứu xã hội, giảng viên chuyên giảng dạy về báo chí và truyền thông).
3. Phương pháp điều tra xã hội học bằng sử dụng bảng hỏi (anket) để
tổng hợp ý kiến cán bộ, nhân viên trong Văn phòng Chính phủ, các cơ quan
thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc một số Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ
quan báo chí.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
+) Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về quy luật phát
triển của báo chí hiện nay, sự vận dụng quy luật phát triển báo chí vào thực
tiễn báo chí và về vai trò, tác động của báo chí đối với hoạt động điều hành
của Chính phủ.
+) Luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận báo chí vô

sản, quan điểm của Đảng về báo chí, khẳng định giá trị của một số học thuyết
truyền thông tiên tiến trên thế giới (như: Bốn học thuyết truyền thông. Học
thuyết Mũi tiêm, Học thuyết Thiết lập chương trình nghị sự, Học thuyết “sử
dụng và hài lòng). Đây là điểm mới, bổ sung thêm vào lý luận báo chí nước
nhà so với các luận văn có đề tài liên quan trước đó. Điều này không làm
chệch hướng mà góp phần làm cho báo chí nước nhà bắt kịp với sự phát triển
của báo chí hiện đại, làm sinh động thêm lý luận báo chí Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
+) Luận văn góp thêm tiếng nói mang tính xây dựng, phần nào đó
giúp lãnh đạo các cơ quan báo chí, các biên tập viên, nhà báo, phóng viên
trong việc thông tin về hoạt động điều hành của Chính phủ tới công chúng
được tốt hơn.
+) Luận văn chỉ ra một số hạn chế trong thực tiễn hoạt động báo chí
hiện nay, đề xuất các kiến nghị, giải pháp khắc phục để báo chí tiếp tục là một
phương tiện thông tin hữu hiệu định hướng dư luận đến các giá trị tốt đẹp.
9


+) Luận văn góp ý một cách chân thành mang tính xây dựng với lãnh
đạo và các thành viên Chính phủ về đổi mới quản lý báo chí cho phù hợp với
quy luật phát triển của báo chí để các cơ quan báo chí nước nhà ngày càng lớn
mạnh.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Báo chí, truyền thông trong hoạt động điều hành của Chính phủ
Chương II: Thực trạng tác động của thông thin báo chí đối với hoạt động điều
hành của Chính phủ
Chương III: Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tác động của
thông tin báo chí đối với hoạt động điều hành của Chính phủ.


10


CHƢƠNG 1
BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH
CỦA CHÍNH PHỦ
1.1 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1 Khái niệm báo chí
Hiện nay, có nhiều khái niệm về báo chí, theo quan điểm cơ bản của
giai cấp tư sản thì báo chí là phương tiện thông tin – thông tin sự kiện, khách
quan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị. Theo quan điểm của giai cấp
vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trên
mặt trận tư tưởng – văn hóa.
Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về báo chí như sau: “Báo
chí là loại hình các phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩm
quyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất,
mới mẻ nhất đến cho đông đảo công chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực
tiễn [4, tr. 17].
1.1.2 Khái niệm truyền thông đại chúng
Trên thế giới tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu người ta đã đưa ra
rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Chẳng hạn Frank Dance, năm
1970 trong công trình nghiên cứu của mình “Khái niệm cơ bản về truyền
thông” đã nêu ra 15 định nghĩ về truyền thông của các tác giả trên nhiều góc
độ khác nhau. Ví dụ ở góc độ ký hiệu lời: Truyền thông là sự trao đổi với
nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời (Giôn Hô-bơ – John R. Hober, 1954). Góc
độ tương tác: Sự tương tác, ngay cả ở mức độ sinh vật, là một một dạng
truyền thông, bằng không sẽ không thể hành động chung (G.H. Mít – G.H.
Mead, 1963)…
Như vậy, hiện đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về “truyền

thông đại chúng”. Tuy nhiên, chúng ta có thể thống nhất khái niệm về truyền
11


thông đại chúng như sau: “Truyền thông đại chúng (mass communication) là
quá trình truyền thông điệp phức tạp, mà ở đó, các nhà truyền thông chuyên
nghiệp sử dụng các phương tiện kỹ thuật để chia sẻ thông điệp và gây ảnh
hưởng đến tập hợp đông đảo những người nhận thông điệp – bất chấp khoảng
cách địa lý” [20, tr. 109].
1.1.3 Báo chí và truyền thông trong sự điều hành của chính phủ
Ở nước ta, báo chí và các phương tiện truyền thông đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Quan niệm báo chí là “quyền lực thứ
tư” không phải là thứ quyền lực làm cho báo chí đứng trên các ngành lập
pháp, tư pháp, hành pháp, đứng trên và đứng ngoài pháp luật. Báo chí và
truyền thông nằm trong sự điều hành của Chính phủ điều này đã được thể
hiện rõ trong Luật Báo chí. “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo
chí” [1, tr. 254]
1.1.4 Khái niệm thông tin
Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ chữ Latinh là informetio, gốc
của từ tiếng Anh là information. Hai ông Philipppe và Serge Proulx trong
cuốn sách “Bùng nổ thông tin” giải thích rằng: khái niệm này có liên quan
đến đặc trưng Rooma, biểu hiện sự mong muốn giảng dạy, truyền đạt.
Trong lý luận báo chí, khái niệm “thông tin” cũng đang tồn tại hai cách
hiểu. Một là, tri thức tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc
sống. Hai là sự loan báo cho mọi người biết.
Trong hoạt động báo chí, khi tìm hiểu về khái niệm thông tin cần đặt nó
trong mối liên hệ trực tiếp với vấn đề hiệu quả, tức là ảnh hưởng trực tiếp của
thông tin đến công chúng, hướng dẫn nhận thức và giáo dục đạo đức cho họ
để họ hành động đúng đắn. Vì vậy, có thể đồng tình với định nghĩa: “Thông
tin là phần tri thức được sử dụng để định hướng, tác động đến hành động tích

cực và quản lý xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điểm phẩm chất,
sự hoàn thiện và phát triển hệ thống” [1, tr. 59].
12


1.1.5 Chính phủ - cơ quan điều hành Nhà nước
Theo điều 94 trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam có quy định: Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước.
Tại điều 95 trong Hiến pháp: “Chính phủ bao gồm thủ tướng Chính phủ, các
Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phỉ
làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số” [25, tr. 259, 260].
1.1.6 Khái niệm tác động
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, sự tác động nghĩa là gây ra sự biến
đổi nào đó cho sự vật được hành động hướng đến [16, tr. 685]. Còn theo Từ
điển tiếng Việt, tác động nghĩa là gây, làm ra [28, tr. 788]. Tác động ở trong
luận văn này là hiệu quả xã hội của thông tin báo chí tạo ra dư luận xã hội tác
động lên hoạt động điều hành của Chính phủ.
1.2 Báo chí là một phƣơng tiện truyền thông và phản biện Chính phủ
Năm 1956, ba học giả người Mỹ của Trường đại học Illinois tên là Fred
siebert, Theodore và Wibur Schramm đã thử nghiện phân tích các dòng báo
chí thế giới và đưa ra bốn học thuyết truyền thông: Thuyết Độc đoán; Thuyết
Tự do; Thuyết Trách nhiện Xã hội; Thuyết Toàn trị Xô viết. Đây là một
nghiên cứu đầu tiên đã phân chia nền báo chí thế giới ra các mô hình khác
nhau. Ở các nước có chế độ chính trị khác nhau lại vận dụng các học thuyết
báo chí khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy dù đi theo học thuyết

báo chí nào chăng nữa thì Chính phủ ở các nước trên thế giới đều sử dụng báo
chí để đạt được mục đích của mình.

13


Trong bốn học thuyết về sự tương quan giữa báo chí với xã hội hay
Chính phủ, Thuyết Độc đoán là học thuyết phổ biến nhất trên cả bình diện
lịch sử và địa lý. Đó là học thuyết được du nhập vào hầu hết các quốc gia trên
thế giới một cách tự nhiên khi xã hội và công nghệ đã phát triển tới mức sản
xuất được điều mà ngày nay chúng ta gọi là “phương tiện truyền thông đại
chúng”. Nó trang bị nền tảng cơ bản cho hệ thống báo chí ở nhiều nước phát
triển; thậm chí ở những nước - nơi nó đã bị bác bỏ, nó vẫn tiếp tục gây ảnh
hưởng tới hoạt động của Chính phủ, những nơi mà về mặt học thuyết tuân
thuận nguyên lý tự do.
Học thuyết truyền thông này xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI và tồn tại
đến thế kỷ XVII. Thời kì tudor ở nước Anh, thời kì Bourbon ở nước Pháp,
thời kì Hapburg ở Tây Ba Nha, và thực tế là tất cả các nước Tây Âu đều sử
dụng nguyên lý cơ bản của Thuyết Độc đoán như nền móng học thuyết cho
các hệ thống kiểm soát báo chí. Trong những thế kỷ tiếp theo học thuyết này
vẫn là học thuyết phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nó được du nhập tự
nhiện hoặc có chủ ý vào nhiều quốc gia như Nhật Bản, Nga, Đức, Tây Ba
Nha, và một vài quốc gia châu Á và Nam Mĩ. Có thể nói học thuyết này đã
quyết định mô hình báo chí, truyền thông ở nhiều nước trong một thời kỳ dài
hơn bất cứ học thuyết báo chí nào.
Một số nhà hùng biện của học Thuyết Độc đoán như nhà triết học duy
tâm cổ Hi Lạp Plato, nhà triết học Machiaveli, Hobbes, Hegel và Treitschke.
Theo học thuyết này thì báo chí là để phục vụ nhà nước và phải chấp hành
hoàn toàn các nguyên tắc và chính sách của Chính phủ cầm quyền. Chức năng
của loại báo chí này là không được chất vấn Chính phủ mà phải cùng với các

cơ quan chức năng thực hiện các mục tiêu đặt ra, bênh vực những cá nhân
hoặc chính thể đang cầm quyền. “Các đơn vị truyền thông nên hỗ trợ và thúc
đẩy các chính sách của Chính phủ về quyền lực để Chính phủ có thể đạt được
mục tiêu của mình… Nhà nước tích cực tham gia vào quá trình truyền thông
và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như là một trong những
14


×