Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp (Khảo sát báo Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THANH HƯƠNG







TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP






LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ













ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THANH HƯƠNG





TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP
(Khảo sát báo Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam
năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010)



Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thoa









Hà Nội, 2010
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 5
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu đề tài: 8
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 11
7.Kết cấu luận văn 12
CHƯƠNG 1: BÁO CHÍ LÀ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN CỦA 13
DOANH NGHIỆP 13
1.1. Các khái niệm, thuật ngữ liên quan 13
1.2. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp 14
1.3. Vai trò của báo chí tuyên truyền về doanh nghiệp 15
1.4. Giới thiệu khái quát về hai tờ báo được khảo sát 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP 32
2.1 Tác động tích cực 33
2.2 Tác động tiêu cực 71
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 83

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ VỚI
DOANH NGHIỆP 84
3.1 Báo chí khó khăn khi tiếp cận doanh nghiệp 84
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng báo chí 93
3.3 Kiến nghị 99
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100
KẾT LUẬN 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
2

I. Tài liệu Tiếng Việt: 106
* Sách: 106
*Báo 108
*Các văn bản, văn kiện pháp quy 108
PHỤ LỤC 110

























3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1: Khảo sát tin và bài về doanh nghiệp trên báo Tuổi trẻ

Bảng 1.2 Khảo sát tin và bài về doanh nghiệp trên Thời báo Kinh tế Việt
Nam

Bảng 2.1: Khảo sát ý kiến về tuyên truyền thông tin trên báo phục vụ doanh
nghiệp

Bảng 3.1: Khảo sát ý kiến về đăng tải thông tin của doanh nghiệp trên báo




























4



MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ASEAN Hiệp hội quốc gia các nước Đông Nam Á
BCHTƯ Ban chấp hành Trung ương
CTHĐQT Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Cty Công ty
CP Cổ phần
CEO Giám đốc điều hành
PR Quan hệ công chúng
TBKTVN Thời báo Kinh tế Việt Nam
TGĐ Tổng giám đốc
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam













5

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Đối với nền kinh tế, doanh nghiệp được coi là lực lượng chủ công. Các
doanh nghiệp ngày càng làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, giải quyết
việc làm cho người lao động, làm cho xã hội giàu lên, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân. Do vậy việc xây dựng và phát triển doanh

nghiệp được coi là nhiệm vụ hàng đầu ở mọi quốc gia.
Nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), nhiệm vụ này càng có ý nghĩa cấp bách, quyết
định thành công trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thực tế cho
thấy số lượng doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thường tỷ lệ thuận với tốc
độ tăng trưởng kinh tế, trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa
phương, nơi nào có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, kinh tế nơi đó
chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Nước ta đã đề ra
Chiến lược phát triển doanh nghiệp nhằm đến 2010, cả nước có 50 vạn doanh
nghiệp kinh doanh hiệu quả, nhiều doanh nghiệp có tầm cỡ thế giới, đồng thời
kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm 2006 - 2010 cũng là đi
theo hướng đó.
Các doanh nghiệp, doanh nhân của Việt Nam rất giàu ý chí vươn lên,
có lòng tự hào dân tộc cao, luôn khát khao cùng dân tộc phấn đấu chấn hưng
nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã có sức cạnh tranh ngang ngửa với các
doanh nghiệp khác trên thế giới. Sự ổn định chính trị và môi trường pháp lý ở
Việt Nam đang được cải thiện, các thể chế chính sách đang hoàn thiện là điều
kiện quyết định để doanh nghiệp nước ta phát huy thế mạnh.
Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ
hội tiếp cận một cách bình đẳng công nghệ, vốn tín dụng và nhân lực bên
ngoài. Môi trường kinh doanh cũng được cải thiện theo hướng thông thoáng.
6

Hội nhập sẽ thúc đẩy các cơ quan nhà nước tích cực đổi mới cơ chế, chính
sách, sắp xếp lại các tổ chức … tạo thuận lợi cho yêu cầu nâng cao hiệu quả
sức cạnh tranh của doanh nghiệp hiện có và khuyến khích phát triển thêm
nhiều doanh nghiệp tư nhân mới.
Thị trường được mở rộng, các doanh nghiệp ngoài việc phát triển thị
trường nội địa còn được phép bán hàng hóa vào các nước thành viên WTO
với mức thuế nhập khẩu được cam kết cắt giảm. Nhờ đó, tạo điều kiện cho

các doanh nghiệp mở rộng năng lực sản xuất, bảm đảm qui mô kinh tế trong
đầu tư. Tuy nhiên, hội nhập đã đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về thị trường, tạo
nên sự cạnh tranh gay gắt giữa sản phẩm của doanh nghiệp nước ta với sản
phẩm của doanh nghiệp nước ngoài ngay ở thị trường trong nước. Các doanh
nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thị trường quốc tế phải đối mặt với nhiều
thách thức, đối thủ mới. Đặc biệt, nhiều ưu đãi hiện hành trái với cam kết của
WTO bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhà nước
được bãi bỏ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp khó khăn. Các doanh nghiệp
được bình đẳng cạnh tranh kinh doanh, không kể doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Những biến động của bối cảnh kinh tế thế giới có tác động tích cực và
tiêu cực đối với nền kinh tế nước ta. Năm 2008 là năm cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu xảy ra. Do bị ảnh hưởng của suy thoái như hầu hết các nền
kinh tế, kinh tế nước ta mặc dù có mức tăng trưởng cao nhưng vẫn thấp hơn
các năm trước và không đạt kế hoạch đề ra. Bước sang năm 2009, nền kinh tế
Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng. Chính phủ và
các doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp chống suy giảm kinh tế.
Mặt khác, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp đều có nhu cầu
quảng bá sản phẩm, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ cũng như chính bản thân doanh nghiệp, tạo cầu nối giữa
7

doanh nghiệp và người tiêu dùng, hoặc khách hàng. Hàng ngày, lật từng trang
báo, bạn đọc đều cảm nhận thấy tờ báo đó ít nhiều đều có những thông tin
liên quan đến doanh nghiệp như những trang quảng cáo sản phẩm, tin hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như như khởi công xây dựng, ra
mắt sản phẩm mới, ý kiến của các doanh nghiệp về vấn đề này hay vấn đề kia
… “Các tờ báo nào cũng mong muốn là bạn của mọi nhà, mang đến cho bạn
đọc của mình những thông tin luôn mới lại không đề cập đến một đối tượng
cực kỳ nhạy cảm và năng động là doanh nghiệp” [26, tr.127]. Số đầu báo

trong nước tăng nhanh, trong đó có nhiều đầu báo chuyên về kinh tế, sản
phẩm tiêu dùng, giới thiệu doanh nghiệp và doanh nhân điển hình, những báo
chuyên ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh - quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lượng thông tin về doanh nghiệp trên các ấn phẩm theo phía cộng
đồng doanh nghiệp vẫn cảm thấy như chưa đủ.
Việt Nam đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, các doanh nghiệp
dù lớn hay nhỏ, ở những mức độ khác nhau đều muốn có thông tin để vươn ra
“biển lớn” hội nhập kinh tế thế giới, chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản
xuất kinh doanh. Báo chí vừa là người cung cấp thông tin cho doanh nghiệp,
vừa là người giới thiệu, quảng bá, giới thiệu các doanh nghiệp ra thế giới. Mặt
khác, qua báo chí, thế giới cũng biết về Việt Nam, muốn tìm hiểu xem đất
nước hình chữ S có gì hấp dẫn để tìm kiếm cơ hội, đối tác cho hợp tác liên
doanh, liên kết, đầu tư. Vì vậy, báo chí trở thành cầu nối, giúp họ tìm được
những thông tin cần thiết.
Bao trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và báo chí chính là ở
mục tiêu rất cao cả hơn, trên mỗi vị trí của mình, từng doanh nghiệp, từng cơ
quan báo chí đều mong muốn đóng góp cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Do vậy, nhiều doanh
nghiệp đang ngày càng phấn đấu phát huy tính hiệu quả với cách làm năng
8

động sáng tạo. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có tâm tài
luôn được báo chí và xã hội tôn vinh. Báo chí coi doanh nghiệp là nguồn cảm
hứng của mình, giới thiệu doanh nhân điển hình, cách làm ăn hay, sản phẩm
tốt, quảng bá thương hiệu nổi tiếng của doanh nghiệp ra thế giới. Ngược lại,
thông qua sự phản ánh này, nội dung của báo chí đa dạng hơn, phong phú
hơn, đáp ứng yêu cầu cực kỳ quan trọng của nhân dân - một cuộc sống ngày
càng đầy đủ hơn về vật chất và cả tinh thần.
Đối với cá nhân người làm luận văn, trong quá trình công tác nhiều
năm nay, bản thân đã tiếp xúc, gắn bó với các doanh nghiệp. Vì vậy, tôi nhận

thấy báo chí đã có những tác động nhất định đến hoạt động của doanh nghiệp,
cùng đồng hành với doanh nghiệp trên bước đường phát triển sản xuất kinh
doanh của họ. Với mong muốn được tìm hiểu sâu sắc hơn về những tác động
của báo chí với doanh nghiệp, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài Sự tác động
của báo chí đối với doanh nghiệp.
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu đề tài:
Doanh nghiệp là đối tượng ngày càng được báo chí quan tâm vừa khai
thác đề tài vừa để tuyên truyền phục vụ. Nhiều tờ báo kinh tế của Việt Nam
hiện nay đã dành dung lượng khá lớn trên mỗi số báo để thông tin, tuyên
truyền về những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm như tình hình thị trường,
giá cả, cách thức quản trị doanh nghiệp, giới thiệu cổ vũ các doanh nghiệp,
doanh nhân điển hình, phê phán doanh nghiệp làm ăn dối trá … Qua những
thông tin trên báo chí mà doanh nghiệp nắm bắt được, bản thân các doanh
nghiệp đã có những điều chỉnh cho hoạt động sản xuất của họ. Điều này
chứng tỏ báo chí đã đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, các tài liệu viết về cách thức thông tin, tuyên truyền về
doanh nghiệp trên báo chí sao cho hiệu quả không có, thậm chí những tài liệu
viết về doanh nghiệp do báo chí nghiên cứu cũng chưa nhiều và cụ thể.
9

Qua tìm hiểu ở Thư viện của Khoa Báo chí - Truyền thông (Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn), tôi nhận thấy những quyển luận văn viết
về đề tài có liên quan đến doanh nghiệp hầu như không có. Tôi chưa tìm thấy
được một quyển luận văn hay khóa luận nào viết về tác động của báo chí với
doanh nghiệp hay đề cập về mối quan hệ của báo chí với doanh nghiệp. Vì
vậy, quyển luận văn sẽ xới lên phần nào thực tiễn báo chí viết về doanh
nghiệp qua việc tập trung vào khảo sát, nghiên cứu cách thức thông tin cho
doanh nghiệp trên báo, cũng như những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân
người viết luận văn qua nhiều năm có dịp tiếp xúc, gần gũi với doanh nghiệp.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Thông tin (chủ yếu là các bài viết) liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp trên Thời báo Kinh tế Việt Nam và Tuổi trẻ. Ngoài ra, tác giả còn
tham khảo thêm một số bài viết đăng trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp, tạp chí
Người làm báo.
Luận văn sẽ giới hạn khảo sát trên các sản phẩm báo chí:
Thời báo Kinh tế Việt Nam (từ năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm
2010)
Tuổi trẻ (từ năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010)
Thời điểm tiến hành khảo sát luận văn (năm 2008 – 2009 và 3 tháng
đầu năm 2010) là khoảng thời gian đáng chú ý. Đó là Việt Nam hội nhập sâu
rộng với kinh tế thế giới, sau 2 năm nước ta trở thành thành viên thứ 150 của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đồng thời cũng là thời điểm Việt Nam
phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn
cầu, khiến cho doanh nghiệp cũng bị lao đao. Để đối mặt với khủng hoảng,
10

nhiều doanh nghiệp đã có những giải pháp tích cực, chủ động thoát khỏi khó
khăn hiện tại.
Trong quá trình làm khảo sát báo, tác giả đã chọn lọc những tin, bài
viết liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để phân tích. Ngoài ra tác giả
luận văn còn tham khảo thêm một số báo và tạp chí khác để có thêm những
trích dẫn sinh động cho luận văn.
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục đích
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng báo chí tác động tới doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hơn
nữa hiệu quả tuyên truyền thông tin cho doanh nghiệp.

4.2.Nhiệm vụ:
+ Làm rõ về mặt lý luận sự tác động của báo chí với doanh nghiệp;
+ Nghiên cứu những điều kiện thuận lợi (chính trị, kinh tế, xã hội )
cho việc tuyên truyền phục vụ doanh nghiệp, đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước, luật pháp qui định về việc báo chí thông tin hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển.
+ Khảo sát thực trạng thông tin cho doanh nghiệp trên báo chí, mức độ
hiệu quả của thông tin.
+ Đề xuất những giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò thông tin của báo
chí đối với doanh nghiệp.
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận:
Luận văn được dựa trên cơ sở lý luận báo chí vô sản và các khoa học có
liên quan, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
5.2.Phương pháp nghiên cứu:
1. Nghiên cứu tài liệu (bao gồm: thông kê, phân tích, tổng hợp, so sánh)
11

2. Khảo sát các các tin bài liên quan đến doanh nghiệp trên Thời báo
Kinh tế Việt Nam và Tuổi trẻ từ năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010.
3. Phương pháp điều tra xã hội học đối với các doanh nghiệp, gồm:
*Điều tra xã hội học bằng sử dụng phỏng vấn anket để tổng hợp ý kiến
của các doanh nghiệp về mức độ, hình thức thông tin, hiệu quả thông tin mà
doanh nghiệp lĩnh hội được từ báo.
*Phương pháp phỏng vấn sâu, gồm:
+Trao đổi với một số doanh nghiệp có quan hệ với báo chí thân thiết
với báo chí và từng được báo chí thông tin, viết bài.
+ Trao đổi lãnh đạo của cơ quan báo chí về cách thức thông tin phục vụ
doanh nghiệp.
+ Trao đổi lãnh đạo của Viện Nghiên cứu về doanh nghiệp để nắm bắt

rõ hơn nhu cầu cần được thông tin của các doanh nghiệp.
4. Phương pháp tổng hợp, phân loại, phân tích được áp dụng để xử lý
các bảng hỏi điều tra xã hội học, từ đó tìm ra nhu cầu và cách thức thông tin
phục vụ doanh nghiệp. Phương pháp này cũng được áp dụng để xử lý với
thông tin trên Thời báo Kinh tế Việt Nam và Tuổi trẻ, nhằm đánh giá thực
trạng thông tin hiện tại và đưa ra giải pháp về cách thức thông tin cho trong
tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trên thực tế hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp thu thập được thông
tin phục vụ cho kinh doanh là lấy từ báo chí, thậm chí, đã có doanh nghiệp sử
dụng báo chí làm mục tiêu để giúp họ tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp ăn nên, làm ra, báo chí có thêm điều kiện phát triển. Báo chí
luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp, hỗ trợ thông tin giúp doanh nghiệp và
lên tiếng đề nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (về chính sách thuế, thị
trường tiêu thụ sản phẩm, …) khi họ gặp phải. Chính bởi vậy, luận văn sẽ làm
12

sáng tỏ phần nào sự tác động của báo chí với doanh nghiệp; những nội dung
chủ yếu cho báo chí thông tin về doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, doanh nghiệp rất cần sự giúp đỡ của
báo chí nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cần đến báo chí. Việc
báo chí tiếp cận được với doanh nghiệp không phải dễ dàng. Doanh nghiệp
nào làm ăn hiệu quả thích được gặp gỡ báo chí. Ngược lại có những doanh
nghiệp luôn ẩn mình hoặc từ chối khi báo chí tìm đến bởi họ không muốn
thông tin cho báo chí về doanh nghiệp của họ… Luận văn sẽ chỉ ra những hạn
chế của báo chí khi tiếp xúc và thông tin về doanh nghiệp. Hy vọng, luận văn
sẽ là một tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp quan tâm đến sự tác
động cũng như cách thiết lập, duy trì mối quan hệ giữa của báo chí với doanh
nghiệp.
Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp tích cực cho cơ quan báo chí khi

thông tin về doanh nghiệp, một số cơ chế phối hợp thường xuyên giữa báo chí
và doanh nghiệp.
7.Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 3 chương:
Chương I: Báo chí là phương tiện thông tin của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng sự tác động của báo chí đối với doanh nghiệp
Chương III: Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin cho
doanh nghiệp
13

CHƯƠNG 1: BÁO CHÍ LÀ PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1.Các khái niệm, thuật ngữ liên quan
1.1.1 Doanh nghiệp
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, doanh nghiệp có nghĩa là làm
công việc kinh doanh [2, tr.227]. Còn Từ điển Tiếng Việt giải thích doanh
nghiệp là nghề buôn bán kinh doanh [33, tr.260].
Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho rằng “doanh nghiệp là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh” [42]. Hiện nay, khái niệm doanh nghiệp thường được dùng để chỉ các
loại hình doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh
nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh thuộc các thành phần kinh tế.
1.1.2 Sự tác động
Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng, sự tác động nghĩa là gây ra sự
biến đổi nào đó cho sự vật được hành động hướng đến [2, tr.685]. Còn Từ
điển tiếng Việt, tác động nghĩa là gây, làm ra [33, tr.788].
1.1.3 Sự tác động của báo chí đối với doanh nghiệp:
Theo TS Phạm Thắng - TS Hoàng Hải, một tác phẩm báo chí luôn

được quần chúng đón nhận với thái độ trân trọng, hào hứng phấn khởi, bởi lẽ
nó thực hiện được chức năng là thông tin để tác động: Thông báo, giải thích,
phân tích khái quát, tổng hợp để đem đến cho người đọc, người nghe, người
xem một nhận thức mới, đúng sát hợp hơn để tạo tiền đề phương pháp luận tư
tưởng đúng, từ đó định hướng cho con người điều chỉnh hoạt động thực tiễn.
Tác động ở đây thể hiện ở chỗ, tác phẩm báo chí bày tỏ chính kiến, giải thích
14

để thuyết phục, động viên đông đảo mọi người tham gia giải quyết những vấn
đề mà hiện thực cuộc sống đặt ra.
“Chính chức năng tác động của báo chí đã làm cho các doanh nghiệp có
thông tin điều chỉnh được hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu
của công cuộc đổi mới. Nhờ báo chí mà các doanh nghiệp có được thông tin
đa dạng, nhiều chiều ở trong nước, ở thế giới, những nhu cầu của thị trường,
thị hiếu tiêu dùng của khách hàng mà vươn lên đáp ứng kịp thời có hiệu quả
nhất” [26, tr.130 - 131].
1.2. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp
Sự hình thành và phát triển doanh nghiệp ở nước ta gắn liền với sự phát
triển của khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân và các loại hình
doanh nghiệp. Sự ra đời của các tầng lớp doanh nghiệp, doanh nhân là kết quả
trực tiếp từ những định hướng và đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng với việc đề ra nhiệm vụ xây
dựng nền kinh tế nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập
trung quan liêu bao cấp, cho phép kinh tế tư nhân phát triển không hạn chế về
qui mô, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Vai trò của doanh nghiệp lần đầu tiên được khẳng định trong Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (năm 2003).
Trong nghị quyết này, các doanh nghiệp được nêu lên như một tầng lớp xã
hội, cùng với các giai cấp và các tầng lớp xã hội khác tạo thành khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Nghị quyết đã đưa ra chủ trương và giải pháp chủ yếu xây

dựng định hướng chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Các nhà doanh nghiệp coi trọng vai trò của các doanh nhân trong phát triển
kinh tế xã hội. Hoàn thiện khung pháp lý chung để các nhà doanh nghiệp yên
tâm phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
các tổ chức hiệp hội các nhà doanh nghiệp” [48]. Đồng thời, nghị quyết cũng
15

yêu cầu bổ sung và hoàn thiện chính sách xây dựng giai cấp công nhân, nông
dân, đội ngũ trí thức và doanh nhân trong tình hình mới. Quyết định số
990/QĐ-TTg ngày 20/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 13
tháng10 hàng năm làm ngày truyền thống của doanh nhân đã động viên các
tầng lớp xã hội trong việc góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đội
ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước.
Báo cáo chính trị của BCHTƯ tại Đại hội X (năm 2006) xác định yêu
cầu cần phát huy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, tiếp tục làm thay đổi
tư duy nhận thức và tâm lý xã hội với doanh nghiệp. Báo cáo đã đề cập việc
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong
đó, phát triển mạnh thành phần hình kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất
kinh doanh là một trong 3 nội dung cần tiến hành. “Chúng ta chủ trương xây
dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, xây dựng
một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh cao, chủ lực là một số
tập đoàn kinh tế và công ty lớn dựa trên hình thức cổ phần” [50].
Nhìn chung, quan điểm chủ trương của Đảng ta đối với doanh nghiệp
trong thời kỳ đổi mới là tương đối toàn diện, phù hợp yêu cầu khách quan của
đời sống xã hội và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.
1.3. Vai trò của báo chí tuyên truyền về doanh nghiệp
1.3.1. Sơ lược về sự hình thành quá trình tuyên truyền hoạt động doanh
nghiệp trên báo chí của nước ta

Ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, đi cùng với công cuộc Duy
Tân là các hoạt động kinh tế mà trong đó, một số doanh nghiệp và những nhà
doanh nghiệp giàu lòng yêu nước đã hô hào “chấn hưng nội hóa”. Chính trong
thời gian này đã ra đời một số tờ báo gắn liền với cuộc vận động kinh tế của
16

tầng lớp doanh nghiệp như Đăng cổ tùng báo hô hào thành lập hội buôn, chấn
hưng kinh tế; Nông cổ mín đàm (1901 - 1924), ngồi uống chè làm ăn kinh tế;
Lục tỉnh tân văn viết cổ xuý, bố cáo kêu gọi góp vốn cổ phần, quảng bá cho
các hoạt động tranh thương …
Nông cổ mín đàm, một tờ báo của tư nhân, chủ bút là Lương Khắc
Ninh, sau được chuyển sang tay của Trần Chánh Chiếu nên không nhận được
sự trợ cấp của chính quyền. Để hòa nhập với công cuộc khai thác thuộc địa
báo hô hào dân chúng mở mang kinh doanh, sản xuất, trên Nông cổ mín đàm,
thường xuyên có mục Thương cổ luận bàn về các phương thức làm giàu từ cổ
chí kim. “Cụ thể, từ số báo thứ 10 (ra ngày 3.10.1901), Nông cổ mín đàm có
loạt bài dưới tựa đề Đại thương hiệp bổn cách, kêu gọi mọi người hùn vốn lớn
thành lập công ty. “Về vấn đề này ban biên tập đã đưa ra những kế hoạch như
sau: “Phỏng hiệp cho đặng hai muôn phần hùn mỗi một phần là hai trăm đồng
bạc (500 quan tiền Tây như vậy đủ hai mươi muôn thì vốn đặng bốn triệu
đồng). Tuy là mỗi phần hùn là hai trăm đồng bạc mà như người nào không đủ
sức mà lấy trọn một phần thì ta sẽ chia một phần hùn ra làm năm phần nhỏ,
nghĩa là một phần góc năm thì bốn mươi đồng bạc, hay là một trăm quan tiền
Tây, ấy là cho người giàu và người khá vừa, còn muốn hùn thì hùn đặng,
miễn là đặng đông thì vốn lớn. Khi mà đặng lập hãng rồi thì phải cất nhà hãng
tại Mỹ Tho một hãng mà chia làm hai ty công vụ một ty cho vay, đóng thuế
cho vay, có quyền phép mạnh mà đòi nợ cùng kiện thưa chuẩn chiết gia tài
sản vật của người tiếu nợ; còn một công ty thì để tiền lúa không tính lời, miễn
là mua trước lúa cho đặng nhiều, ấy là lợi.” [19, tr.122 - 123].
Sách viết tiếp: “Bên cạnh Thương cổ luận là một chuyên mục chính của

thương nghiệp, năm 1902, Nông cổ mín đàn còn có thêm chuyên mục thông
báo giá lúa gạo. Và không chỉ là những lừi kêu gọi, hùn hạp buôn bán, giá lúa
gạo thông thường, Nông cổ mín đàm còn có thêm chuyên mục thông báo giá
17

lúa gạo. Không chỉ là những lừi kêu gọi hùn hạp buôn bán, giá lúa gạo thông
thường mà Nông cổ mín đàm còn có những bài viết về vấn đề thương nghiệp
như cuộc tranh thương, về việc buôn dầu lửa, luận về thương mãi, luận về vấn
đề tại sao hộp quẹt lại lên giá vô cớ, giá lúa gạo phát giá như thế nào … Trên
số báo 121 (ra ngày 5.8.1924) với bài viết “Nhà buôn phải thế nào” đã nói lên
tình hình thương nghiệp buôn bán lúc bấy giờ: “Nước ta ngày nay nhiều
người biết thương nghiệp là quan trọng nên từ thành thị tới quê nhà, chỗ nào
cũng hiện ra cái vẻ buôn bán tấp nập, đua tranh, sông không được bao lâu đã
thấy lần lần thất bại. Qua bài viết này, Nông cổ mín đàm đã đưa ra cho bạn
đọc những lời khuyên về cách phải buôn như thế nào; nhà buôn phải có tính
kiên nhẫn và “ngoài ba điều trọng yếu là nghị lực, quyết đoán, kiên nhẫn ra,
nhà buôn lại phải có nhiều tánh khác nữa, hàng hóa bày trí thay đổi luôn luôn,
cho người ta lạ mắt muốn vào; người đứng bán hàng phải hoạt bát ngọt ngào
cho người ta vui bụng, muốn mua một lại mua lên hai …” [19, tr.123-124]
Như bài viết Cơ quan ngôn luận đầu tiên tại Việt Nam ra đời nhằm
khuyến khích hỗ trợ cho giới doanh nhân, doanh nghiệp đã khẳng định: “Chắc
chắn những bài báo ấy đã có tác động to lớn đến quảng đại quần chúng trong
ý thức mới về doanh thương, doanh nghiệp …” [19, tr.128]
Lục tỉnh tân văn (Trần Chánh Chiếu) viết cổ xuý quảng bá cho các hoạt
động tranh thương. Tháng 9 - 1908, công ty Minh Tân tuyên bố trên Lục tỉnh
tân văn tiếp tục hạ giá bán sỉ, bán lẻ có khuyến mãi xà bông hiệu Con Vịt cho
người mua số lượng lớn. Lần đầu tiên người tiêu dùng ở Nam kỳ được hưởng
lợi từ sự cạnh tranh phá thế độc quyền, cạnh tranh rất hiệu quả với xà bông
của Hoa kiều, buộc họ phải hạ giá bán, khiến thu hút thêm nhiều cổ đông mới.
Thập kỷ 90, báo Đại Đoàn kết đã khởi xướng cuộc bình chọn 10 sản

phẩm hàng tiêu dùng Việt Nam được ưa thích nhất (gọi tắt là Topten hàng
Việt Nam). Cuộc bình chọn truyền thống hàng năm được báo Đại Đoàn Kết
18

kéo dài trong 10 năm, bắt đầu từ năm 1992, thời điểm các doanh nghiệp đang
tìm cách hòa nhập với nền kinh tế thị trường và hàng nước ngoài được nhập
khẩu đang chiếm lĩnh thị trường trong nước. Vì vậy, mục đích của cuộc thi
nhằm tăng cường mối quan hệ giữa tòa soạn và bạn đọc tham gia chương
trình Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, đồng thời giúp doanh nghiệp
điều tra dư luận để có định hướng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. Sau 10
năm (1992 - 2002) tổ chức cuộc thi, có ba doanh nghiệp 9 năm đạt danh hiệu
Topten, đó là Vinamilk, bia Sài Gòn và đồng hồ Gimiko, trong đó, Vinamilk
8 năm liền dẫn đầu Topten. Đến nay, rất nhiều thương hiệu đã trở nên quen
thuộc, dành được tình cảm với người tiêu dùng, có thị phần cao ở trong nước
như Bia Sài Gòn với nhãn hiệu 333, dầu ăn Tường An, Cao su Sao Vàng
Điều đáng chú ý, ngay từ năm đầu tiên tổ chức, các doanh nghiệp có
sản phẩm được bình chọn đã đề nghị Báo Đại Đoàn Kết thực hiện một cuộc
Hội chợ - triển lãm để giới thiệu những sản phẩm được bình chọn tới đông
đảo người tiêu dùng. Cuộc thi đã nhận được sự đồng tình của Đảng, Nhà nước
và Chính phủ. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt coi đây là sáng kiến hay của
báo Đại Đoàn Kết.
Bài viết Làm sao để người Việt dùng hàng Việt đăng trên báo Đại Đoàn
Kết ngày 29/9/2009 có đăng thư của Thủ tướng Võ Văn Kiệt như sau:
“ Trong những năm gần đây, cuộc cạnh tranh hàng nội, hàng ngoại xảy ra
rất quyết liệt. Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam mạnh lên, làm chủ
được thị trường Việt Nam, luôn luôn là lòng mong ước của Nhà nước, của
người tiêu dùng Việt Nam. Cuộc hội chợ mà các đồng chí tổ chức là hình thức
biểu dương, là sự tập hợp các doanh nghiệp quốc doanh và các thành phần
kinh tế khác làm ăn có hiệu quả, tạo ra những sản phẩm được người tiêu dùng
nước ta ưa thích. Đó là sự cổ vũ lớn lao cho chương trình Người Việt Nam

dùng hàng Việt Nam mà Chính phủ kêu gọi từ lâu, đồng thời cũng là một
19

trong những biện pháp hiệu quả nhất chống lại một số hàng nhập lậu Mong
báo Đại Đoàn Kết có thêm nhiều hình thức cổ vũ cho chương trình Người
Việt Nam dùng hàng Việt Nam ”.
Cùng với Đại Đoàn Kết, một tờ báo khác là Sài Gòn tiếp thị đã đưa tờ
báo trở nên nổi tiếng với sự kiện tổ chức bình chọn hàng năm danh hiệu Hàng
Việt Nam chất lượng cao, một chương trình dành cho doanh nghiệp. Bắt đầu
từ năm 1997, đến nay, Sài Gòn tiếp thị đã qua 14 năm tổ chức giải thưởng
này. Nền tảng của giải thưởng là báo thực hiện điều tra xã hội học, với nhân
vật trung tâm là người tiêu dùng, lấy phán quyết của người tiêu dùng làm
động lực và thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Sự thành công của báo Sài Gòn Tiếp thị là đã đưa giải thưởng hàng Việt Nam
chất lượng cao đã trở thành "một cuộc vận động lớn thúc đẩy sản xuất và tiêu
dùng hàng Việt Nam, một cuộc dân vận về kinh tế" như Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết đã nói khi đang là Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Cứ mỗi năm qua đi, nước ta có hàng trăm doanh nghiệp đạt được các
tiêu chí bình chọn, chính thức được công nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất
lượng cao. Qua đó, Sài Gòn Tiếp thị đã góp phần giúp nhiều doanh nghiệp
xây dựng uy tín và tạo nên vị thế riêng cho sản phẩm của mình bằng thương
hiệu vững mạnh. Chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức
khắp các tỉnh thành trong cả nước, Báo Sài Gòn tiếp thị đã góp phần hỗ trợ
quảng bá hàng hóa chất lượng cao của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy phát
triển thương hiệu và mạng phân phối rộng khắp và xây dựng sức mạnh cạnh
tranh cho hàng Việt. Đến nay, chương trình như một động lực để cổ vũ các
doanh nghiệp trong nước hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “Người Việt
Nam ưu tiên dùng hàng Việt” do Bộ Chính trị phát động.
Ngoài ra, nhiều tờ báo kinh tế như Thời báo Kinh tế Việt Nam, Diễn
đàn Doanh nghiệp, Đầu tư và những ấn phẩm khác đã chú trọng tuyên truyền

20

về các hoạt động doanh nghiệp, tổ chức những diễn đàn doanh nghiệp với sự
hưởng ứng nhiệt tình của báo giới … Đây là những biểu hiện sinh động chứng
tỏ doanh nghiệp đã và đang trở thành đối tượng được báo chí quan tâm.
1.3.2. Các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước qui định báo chí
được phép tuyên truyền về doanh nghiệp
Đánh giá về thực tiễn báo chí Việt Nam sau 20 năm đổi mới, Nghị
quyết Trung ương 5 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí (tháng 7 - 2007)
đã khẳng định: Báo chí tiếp tục phát triển nhanh về số lượng, loại hình, ấn
phẩm, đội ngũ người làm báo và số lượng người đọc; cơ sở vật chất kĩ thuật,
công nghệ, năng lực tài chính được tăng cường; tác động, ảnh hưởng của báo
chí được mở rộng. Phần lớn báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phản
ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, biểu dương phong trào thi
đua yêu nước, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và
các tệ nạn xã hội, chống “diễn biến hoà bình” góp phần tích cực vào thành
tựu chung của đất nước.
Trong đời sống báo chí hiện nay, doanh nghiệp đã trở thành đối tượng
thông tin của rất nhiều tờ báo, tạp chí nên không một tờ báo, tạp chí nào lại
không có ít nhiều thông tin về doanh nghiệp. Vì vậy, những gì mà báo chí
thông tin phản ánh cho các đối tượng độc giả mang lại hiệu quả thì thông tin
mang đến cho doanh nghiệp cũng vậy. Bên cạnh đó, Nghị quyết Trung ương
5 đã đưa ra những giải pháp hết sức quan trọng về công tác thông tin tuyên
truyền, đây cũng có thể coi như định hướng cho báo chí khi thông tin về
doanh nghiệp. Cụ thể, báo chí phải nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp
thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ
thành tựu của công cuộc đổi mới. Coi trọng đúng mức việc phát hiện, biểu
dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh, góp phần
21


ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực
và tệ nạn xã hội; tiếp tục phát huy tiềm lực và ưu điểm, khắc phục các yếu
kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng, tính hấp dẫn, mở rộng đối
tượng độc giả, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật
chất, kĩ thuật và công nghệ.
Trên thực tiễn, khi đối tượng độc giả là các doanh nghiệp, báo chí đã
hướng theo nhu cầu của họ nhưng cũng không nằm ngoài những chủ trương
chung mà Nghị quyết Trung ương 5 đã chỉ ra. Đó là, báo chí cũng thông tin
về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến các hoạt
động doanh nghiệp, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, tích cực
đấu tranh chống lại những tiêu cực của xã hội …
Ngoài ra, tuy không có những điều khoản qui định cụ thể về cách thức
thông tin, tuyên truyền về các doanh nghiệp trên báo chí của nước ta nhưng
trên tinh thần của Luật Báo chí ngày 28/12/1989, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999 và Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày
26/4/2002 về hướng dẫn thi hành Luật cũng đề cập đến nhiệm vụ và quyền
hạn của báo chí khi thông tin tới độc giả nói chung, và có độc giả là các doanh
nghiệp nói riêng. Cụ thể, Điều 6 chương III của Luật Báo chí có qui định báo
chí có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối chính sách, phát hiện biểu dương
gương người tốt việc tốt, nhân tố mới; đấu tranh chống lại các hành vi vi
phạm pháp luật, tiêu cực trong xã hội …
Trong một số nghị định ban hành về việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, định hướng thông tin, tuyên truyền hỗ trợ
cho các doanh nghiệp cũng được qui định. Chẳng hạn, Nghị định
56/2009/NĐ - CP ngày 30/6/2009 về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
thay thế 90/2001/NĐ - CP ngày 23/10/2001 đề cập đến hỗ trợ thông tin giúp
doanh nghiệp. Nghị định số 56 đã dành cả điều 12 chương II với tên gọi Về
22


thông tin và tư vấn qui định một số chính sách thông tin về doanh nghiệp.
Theo đó, Chính phủ và các bộ ban ngành có phải cung cấp các văn bản thông
tin liên quan đến chính sách pháp luật cho doanh nghiệp. Nghị định còn kêu
gọi huy động mọi nguồn lực cùng cung cấp và kết nối thông tin về doanh
nghiệp.
1.3.3 Điều kiện để báo chí tuyên truyền, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động
cho doanh nghiệp
*Điều kiện chủ quan:
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi
mới một cách toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực, cả về cơ chế quản lý, cơ
cấu kinh tế, quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách nền hành chính quốc gia.
Gắn kết các nội dung đổi mới và để bảo đảm cho quá trình đổi mới là quá
trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý, từng bước hình thành
đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường. Chính điều này không chỉ đảm bảo
phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
mà còn tạo ra tiền đề bên trong - nhân tố quyết định cho tiến trình hội nhập
với bên ngoài.
Đất nước Việt Nam đang trên con đường hội nhập sâu rộng với kinh tế
khu vực và thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thu được những thắng lợi quan
trọng. Sau hơn 20 năm đổi mới, thị trường đang rất rộng mở cho các doanh
nghiệp nước ta. Thị trường trong nước phát triển nhờ kinh tế tăng trưởng và
nhu cầu người dân tăng cao, thị trường quốc tế rộng mở. Bên cạnh đó, Việt
Nam còn có một lực lượng lao động phong phú, chính sách Nhà nước ngày
càng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.
Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, kinh tế nước ta
mặc dù có mức tăng tưởng cao nhưng vẫn thấp hơn những năm trước đó.
23

Chính phủ và các doanh nghiệp đã nỗ lực tìm các giả pháp chống suy giảm

kinh tế và đã thành công nhất định. Năm 2009, nước ta tiếp tục chịu tác động
nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kinh tế Việt Nam đã có
bước chuyển nhanh chóng, dần ổn định và phục hồi. Tốc độ đăng ký kinh
doanh vẫn ở mức cao so với nhiều năm trước. Nếu so sánh với năm 2008, số
doanh nghiệp đăng ký mới tăng 30% nhưng vốn đăng ký mới giảm 9,6%.
Đến hết năm 2009, tổng số doanh nghiệp đăng ký ở nước ta đạt con số
463.842 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 2.165,6 tỷ đồng [41, tr.23].
Như vậy, đến 2010 mục tiêu 500 nghìn sẽ thành hiện thực. Con số này cùng
với hàng triệu hộ kinh doanh sẽ có hàng chục triệu người dân tham gia phát
triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế, gắn với giải quyết các vấn đề xã
hội. Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng nhưng hội nhập
thành công và đứng vững hay không có vai trò quan trọng của lực lượng chủ
lực là đội quân doanh nhân và doanh nghiệp.
*Điều kiện khách quan:
Hội nhập toàn cầu trở thành xu thế tất yếu mà không ai có thể đứng
ngoài, nếu không chủ động tham gia thì sẽ bị thua thiệt. Chính sự hấp dẫn của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như nhu cầu nội tại của các nền
kinh tế buộc các nước tự nguyện tham dự. Mặt khác, quá khứ của hơn 20 năm
đổi mới là một bằng chứng cho thấy hội nhập đã đem lại những lợi ích không
thể phủ nhận với Việt Nam. Đó là lý do để Việt Nam không thể đứng ngoài
quá trình hội nhập đang diễn ra ngày càng sôi động trên toàn cầu. Trên cơ sở
nhận rõ nhu cầu cấp thiết này, Đại hội X của Đảng đã xác định rõ “Đẩy mạnh
hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào các thể chế
kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương trên cơ sở lấy phục vụ lợi ích đất
nước làm mục tiêu cao nhất”.

×