Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Sự CHấP NHậN và hài LòNG của các bà mẹ sử DụNG sản PHẩM DERASH CHO TRẻ sơ SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.52 KB, 67 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

TRN TH CC

Sự CHấP NHậN Và HàI LòNG CủA CáC Bà Mẹ
Sử DụNG SảN PHẩM DERASH CHO TRẻ SƠ SINH

KHểA LUN TT NGHIP BC S Y HC D PHềNG
KHểA 2010 - 2016

Hng dn khoa hc:
PGS.TS NGễ VN TON

H NI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, cán bộ trường Đại học Y Hà
Nội và các thầy cô trong Viện Đào tạo Y tế công cộng và Y học dự phòng
những người đã luôn tận tình, tận tâm truyền đạt cho sinh viên kiến thức, kinh
nghiệm học tập.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô bên bộ môn Sức khỏe Môi trường
đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ em làm khóa luận tốt nghiệp tại Bộ môn.
Em đặc biệt muốn gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dấn khóa luận tốt
nghiêp của em là PGS.TS Ngô Văn Toàn. Thầy luôn chỉ dẫn, giải đáp những
thắc mắc trong xuyên suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiêp của em.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Quỳnh Anh, cô luôn nhiệt tình giải


đáp những thắc mắc và giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Bùi Văn Nhơn người đã tận tình chỉ
dẫn, giải đáp thắc mắc trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp của em.
Em xin chân thành cảm ơn Khoa chăm sóc sức khỏe tại nhà – Bệnh viện
Phụ sản Trung ương và các bà mẹ đồng ý sử dụng sản phẩm Dersah đã tạo
điều kiện cho em hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng em muốn cảm ơn đến những người thân yêu trong gia đình
em, bạn bè thân thiết đã động viên em những lúc khó khăn để em có thể hoàn
thiện khóa luận tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

TRẦN THỊ CÚC


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Phòng đào tào Trường Đại học Y Hà Nội.
- Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
- Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
- Bộ môn Sức khỏe Môi trường Trường Đại học Y Hà Nội.
Em tên là Trần Thị Cúc sinh viên tổ 29 lớp Y6H khóa 2010-2016, chuyên
ngành Y học dự phòng, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.
Em xin cam đoan số liệu trong nghiên cứu được là chính xác. Kết quá
phân tích số liệu trung thực và chưa được công bố trong công trình nghiên
cứu khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

TRẦN THỊ CÚC



MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


MỤC LỤC BIỂU ĐỒ


DANH MỤC HÌNH ẢNH


8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm tháng đầu tiên, trẻ có thể gặp những vấn đề về làn da
do tiếp xúc với các hóa chất, tã lót… điển hình là chứng hăm da hay còn gọi
là viêm da tã lót. Hăm da ở trẻ sơ simh là tình trạng viêm da tiếp xúc kích ứng
hay xảy ra ở vùng da tã lót và được đặc trưng bởi tình trạng viêm cấp tính
vùng bị tã lót che phủ [1],[2]. Hăm da bắt đầu gặp ở trẻ sơ sinh và làm trẻ khó
chịu nên thường ngủ không yên giấc hay quấy khóc.
Hăm da (Diaper Dermatitis) được coi là rối loạn da thường gặp nhất của
trẻ sơ sinh tại Hoa Kỳ, chiếm hơn 1 triệu trường hợp thăm khám mỗi năm [3].
Tần suất và tỷ lệ lưu hành bệnh viêm da tã lót rất khác nhau giữa các nghiên
cứu được báo cáo, tuy nhiên có thể lên đến 35% trẻ bị ở bất kỳ một thời điểm
nào trong cuộc đời. Thời kì hăm da bắt đầu xảy ra từ tuần thứ một đến tuần
thứ mười hai của trẻ sơ sinh [4]. Nhóm tuổi thường gặp là những nhóm trẻ từ

8 đến 12 tháng tuổi [5] hoặc một số nghiên cứu là từ 9 đến 12 tháng tuổi [6].
Trong một nghiên cứu của Mỹ, trong số 8,2 triệu trẻ khám có 1 trong số 4 trẻ
được chẩn đoán bị hăm da [7]. Tình trạng hăm tã gặp ở 20% số trường hợp
đến khám bác sĩ da liễu nhi và gặp ở trong 25% trẻ em điều trị ngoại trú [5],
[8].
Các yếu tố thường dẫn đến tình trạng hăm da có thể do tiếp xúc thường
xuyên và lâu dài của da với nước tiểu, phân, nhiệt độ, độ ẩm hay thiếu sự lưu
thông khí [2],[9]. Triêu chứng biểu hiện của hăm là da phát ban đỏ hoạc nâu
đỏ, ngứa , đau dát, rỉ nước, nặng hơn có thể da bị trày xước, viêm loét [10].
Do chức năng da bảo vệ tự nhiên của trẻ sơ sinh còn yếu nên da dễ bị
tổn thương .Vì vậy dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và phát triển
tại nơi có vị trí hăm da [11]. Tình trạng này khiến cho trẻ hay quấy khóc, bỏ
bú, mất ngủ và tăng sự lo lắng buồn phiền của bậc cha mẹ trong vấn đề chăm


9

sóc cho trẻ sơ sinh [12]. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm điều
trị hăm da cho bé an toàn để phòng ngừa tiến triển và tạo sự thoải mái cho trẻ
trong cuộc sống hàng ngày.
Sản phẩm Derash của hãng Ladies Biotech (Hoa Kỳ) là một loại thuốc
xịt để dự phòng và chống hăm da cho trẻ sơ sinh. Mặc dù đã phổ biến ở nhiều
nước trên thế giới, thuốc xịt chống hăm Baby Natural Derash vẫn còn là một
sản phẩm mới mẻ ở Việt Nam. Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm tìm hiểu tác dụng phòng và điều trị hăm da ở trẻ sơ sinh và sự chấp
nhận sử dụng sản phẩm Derash của các bà mẹ mới sinh con với hai mục tiêu:
1. Mô tả sự chấp nhận của bà mẹ khi sử dụng sản phẩm Derash cho
các trẻ sơ sinh được chăm sóc tại nhà của Trung tâm chăm sóc sau
sinh-Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2016.
2. Khảo sát sự hài lòng của bà mẹ có trẻ sơ sinh được chăm sóc tại

nhà của Trung tâm chăm sóc sau sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung
ương khi sử dụng sản phẩm Derash, năm 2016.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của trẻ sơ sinh
1.1.1. Định nghĩa về trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh là trẻ từ 0 đến 28 ngày tuổi.
Hiện nay theo TCYTTG phân chia lứa tuổi trẻ sơ sinh từ lúc sinh cho
đến 1 tháng tuổi [13].
1.1.2. Da và tổ chức dưới da
1.1.2.1. Đặc tính sinh lý da trẻ nhỏ
Da của trẻ sơ sinh: mỏng xốp chứa nhiều nước. Các sợi cơ và sợi đàn
hồi phát triển ít. Sau khi trẻ sinh ra, trên da phủ một lớp màu trắng ngà, đó là
lớp thượng bì bong ra, được gọi là chất gây, có nhiệm vụ bảo vệ che chở và
dinh dưỡng cho da, làm cho da đỡ mất nhiệt, có tác dụng miễn dịch, vì vậy
không nên rửa sạch ngay, mà phải đợi sau 48h mới lau sạch, nếu không dễ bị
hăm đỏ các nếp gấp. Da của trẻ em mềm mại, có nhiều mao mạch, lớp thượng
bì mỏng, sờ vào mịn như nhung. Tuyến mồ hôi trong 3-4 tuần đã phát triển
nhưng chưa hoạt động. Điều hòa nhiệt chưa hoàn chỉnh. Hệ thống tự bảo vệ
cơ thể được hình thành sớm nhưng còn rất yếu. Do vậy đứa trẻ rất dễ bị nhiễm
khuẩn [14]. Ở trẻ em tính năng sinh lý da và hàng rào bảo vệ tiếp tục hoàn
thiện trong những năm của cuộc đời [15]. Có sự khác biệt về mô học, sinh
hóa, và chức năng cũng như hệ vi khuẩn trên da của trẻ em so với người lớn
[16]. Về mô học, lớp thượng bì ở trẻ sơ sinh có các tế bào sừng keratinocytes
nhỏ hơn ở người lớn, cấu trúc mô đệm dày đặc hơn, lớp sừng và lớp biểu bì
mỏng hơn, tăng sinh tế bào lớn, và các bó collagen ở lớp hạ bì được sắp xếp

khác hơn. Khả năng xử lý nước của trẻ sơ sinh cũng khác biệt so với người
lớn. Da trẻ sơ sinh ban đầu khô hơn nhưng sau đó trở nên ưa nước nhiều hơn


11

ở trẻ lớn tuổi và người lớn. Sự mất nước qua da ở một số vùng cơ thể của trẻ
sơ sinh cao hơn trẻ lớn tuổi. Sự khác biệt về khả năng điều hòa nước và độ pH
da kiềm hơn cũng liên quan đến chức năng của hàng rào bảo vệ da. Một số
thông số sinh lý của vùng da tã lót trẻ sơ sinh khác biệt so với các vùng khác
ví dụ như tình trạng hydrat hóa làn da là cao hơn, độ pH của da, khả năng
điều hòa nước khác với các vùng da khác. Hơn nữa, khu vực bị hăm da có
nguy cơ mất nước qua da cao hơn, sự hydrat hóa lớn hơn, và độ pH cao hơn
vùng da tã lót khỏe mạnh [16]. Các vi khuẩn thuộc vi hệ trên vùng bề mặt da
ở vùng mông của trẻ thì rõ ràng khác với vi hệ trên vùng da khác. Trong đó,
vi khuẩn được tìm thấy trong ruột cũng thường có mặt trong các vùng da tã
lót, điều này được giải thích là do da thường xuyên tiếp xúc với phân.
1.1.3. Chăm sóc trẻ sơ sinh
- Nguyên tắc: ưu tiên sữa mẹ, đảm bảo nhiệt độ và vô khuẩn [13].
+ Bú mẹ đầy đủ càng sớm càng tốt và bú theo nhu cầu.
+ Quần áo của trẻ nên dùng chất liệu bằng vải sợi bông, đủ ấm tránh hạ
thân nhiệt (đảm bảo thân nhiệt của trẻ 36-37 độ C), tránh nóng quá.
Chú ý thay tã khi trẻ bị ướt.
+ Nhỏ mắt hàng ngày bằng thuốc nhỏ mắt sơ sinh, nhỏ mắt trong một
tuần sau đẻ.
+ Tắm bé: tắm cho trẻ hàng ngày. Nếu có thể, nên tắm cho trẻ sau khi
sinh. Dùng loại xà phòng giành cho trẻ em, tránh kỳ mạnh. Nên xoa
nhẹ da trẻ bằng khăn mặt bông, khăn mềm.
1.2. Đặc điểm hăm da
1.2.1. Định nghĩa về hăm da

Hăm da là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm da tiếp xúc kích
ứng xảy ra ở vùng da tã lót. Thuật ngữ này bao gồm tất cả các phản ứng da ở
vùng bị tã lót che phủ. Tình trạng này gây nên do sự tiếp xúc trực tiếp với


12

phân và nước tiểu ở vùng tã lót và có nhiều yếu tố liên quan tới cơ chế bệnh
sinh của bệnh. Các thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng này bao gồm viêm da tã
lót, phát ban tã lót, hăm tã, với tên Tiếng Anh là Diaper dermatitis, Napkin
dermatitis, Irritant diaper dermatitis...[1].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của hăm da
 Nguyên nhân và yếu tố liên quan
- Nước và độ ẩm:
Đây là một yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất trong cơ chế bệnh
sinh của bệnh. Vì nước và độ ẩm làm cho các tế bào sừng của da liên tục
ngâm trong nước, gây phá hủy các tế bào sừng, làm mất hàng rào bảo vệ của
da, khiến cho các chất khác có thể thâm nhập qua da một cách dễ dàng hơn.
Độ ẩm làm cho da trở nên mong manh hơn, tăng tính nhạy cảm của nó khi bị
ma sát và khi tổn thương các chức năng bảo vệ của da sẽ dẫn đến tăng thâm
nhập các hóa chất gây kích thích và lan rộng mầm bệnh [19],[20],[21].
- Phân và nước tiểu:
Do tác động của các enzym trong phân (urease, protease và lipase) cũng
làm mất sự nguyên vẹn của biểu bì. Những enzyme làm thay đổi thành phần
của nước tiểu có mặt trong vùng da tã lót và thông qua tác động gián tiếp này,
cùng với tác động trực tiếp của các enzym trong phân , cuối cùng làm suy yếu
da vùng tã lót. Nước tiểu cũng có thể làm tăng tính thấm của vùng tã lót với
chất kích thích và có thể trực tiếp gây kích ứng da khi tiếp xúc kéo dài. Dưới
tác động của nước tiểu gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa ure thành
amoniac làm tăng pH da. Tăng tình trạng ẩm ướt và pH của da đều liên quan

đến tăng mức độ hăm da. Trẻ bị tiêu chảy thì nguy cơ bị hăm da cao hơn vì
các enzyme phân cũng làm tăng tính thấm của khu vực tã lót, do đó làm tăng
tính nhạy cảm với chất kích thích tiềm ẩn khác trong môi trường tã. Các vi
sinh vật có trong phân của trẻ sơ sinh có thể được xâm nhập vào da thông qua


13

lớp sừng bị hư hỏng, dẫn đến hăm da nghiêm trọng hơn với nhiễm trùng thứ
cấp. Các loài vi sinh vật thường xuyên phân lập được từ khu vực viêm da tã
lót là Candida albicans và Staphylococcus aureus [22],[23].
- Vi sinh vật
Cơ chế gây bệnh của Candida albicans trong hăm da vẫn chưa rõ ràng
và có nhiều câu hỏi đặt ra về mối liên quan của vi sinh vật thuộc vi hệ với
việc khởi phát bệnh hăm da. Tuy nhiên, sự gia tăng của vi sinh vật thuộc vi
hệ cũng sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số chủng
Candida albicans đã được phân lập thấy ở 80% số trường hợp bị hăm da ở
quanh hậu môn [24]. Sử dụng kháng sinh toàn thân kéo dài có thể dẫn đến
sự phát triển quá mức của Candida. Ở trẻ sơ sinh, sử dụng amoxicillin đã
cho thấy giảm số lượng các chủng vi khuẩn và tăng C.albicans phân lập
được [25]. Vì vậy, việc sử dụng amoxicillin làm tăng Candida và tăng nguy
cơ phát triển hăm da [25], [26].
- Hóa chất gây kích ứng:
Xà phòng và các chất tẩy rửa, các chất sát khuẩn mạnh có thể làm nặng
hơn tình trạng hăm da. Vì thế việc sử dụng các chất làm sạch dịu nhẹ, an toàn,
không có xà phòng và hương liệu là rất quan trọng trong việc giảm bệnh và
phòng chống tái phát [12].
- Một số các yếu tố khác cũng góp phần làm nặng hơn tình trạng hăm da:
• Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm tỷ lệ hăm da: Các báo cáo nghiên cứu đã xác
định vai trò của việc nuôi con bằng sữa mẹ trong công tác phòng chống bệnh

hăm da. Có thể có mối liên quan đến việc giảm sự kích thích trong phân của
những trẻ bú sữa mẹ. Khi bú mẹ thì pH da thấp hơn, protease và lipase hoạt
động yếu hơn, và nồng độ urease thấp hơn so với các em bé bú sữa công thức.
Tổ chức Y tế Thế Giới đã gợi ý các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu và chỉ ăn dặm sau 6 tháng [27],[28].


14

• Tỷ lệ hăm da giảm khi thay tã thường xuyên: Tỷ lệ hăm da giảm ở những trẻ
thay tã ≥ 6 lần/ ngày so với < 6 lần/ ngày [8],[29]. Vì vậy điều này đưa ra
khuyến cáo rằng trẻ nên được thay tã 3 đến 4h một lần để giảm nguy cơ bị
hăm da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ví dụ như giảm tần xuất đi tiểu xuống còn
khoảng 7 lần/ ngày ở trẻ 12 tháng tuổi cũng như tần xuất thay tã sẽ giảm sự ẩm
ướt ở vùng da, giảm tiếp xúc với phân và nước tiểu. Tã nên được thay càng sớm
càng tốt ngay sau khi bị ướt hoặc trẻ đi ngoài [18],[26].
• Sử dụng Bỉm/ tã: sự phát triển của các loại gel hấp phụ ở tã có thể giúp làm
cho vùng tã tránh tiếp xúc với phân và nước tiểu và giữ cho da được khô
thoáng. Tỷ lệ hăm da giảm xuống khi cải thiện độ ẩm ướt và pH của da. Việc
cải tiến các kỹ thuật của bỉm giúp giảm độ nặng của hăm da [30].
• Vai trò của các sản phẩm làm sạch: Các sản phẩm làm sạch được đánh giá có
hiệu quả trong việc loại bỏ các chất bám trên da, làm cho pH trở về bình
thường. Da ở vùng tã lót nên được làm sạch bởi các chất dịu nhẹ để tránh bị
tổn thương thêm. Ở trong một nghiên cứu trên trẻ khỏe mạnh cho thấy việc sử
dụng phương pháp mới làm giảm nguy cơ tái phát hăm da hơn so với các
phương pháp truyền thống là dùng tã vải và nước [8],[31].
• Cơ chế bệnh sinh
Hăm da là tình trạng phát triển từ các yếu tố cơ học và nhiễm trùng thứ
phát. Hăm da xảy ra khi tiếp xúc kéo dài với các yếu tố đặc trưng của khu vực
tã lót, bao gồm cả tình trạng ẩm ướt quá mức, ma sát, độ pH cao, và hoạt động

enzym cao, các chức năng hàng rào biểu bì bị suy yếu [32]. Các chức năng
bảo vệ của da nằm ở lớp biểu bì, đó là khu vực biệt hóa của các tế bào sừng
và hàng rào lipid. Các thành phần kỵ nước của lớp lipid cung cấp khả năng
thấm và bảo vệ, chống lại sự mất nước quá mức và sự xâm nhập của các vi
khuẩn gây viêm. Trong khi đó các tế bào sừng tạo sự bền vững cơ học cho da.


15

Các phân tử giữ ẩm được tìm thấy bên trong các tế bào sừng có khả năng hấp
thụ nước. Và nguyên nhân chính của hăm da là sự hydrat hóa quá mức của
các tế bào sừng. Tình trạng ẩm ướt da và mức độ nặng của hăm da có sự
tương quan lẫn nhau. Các tế bào sừng bị ngâm trong nước gây tăng tính nhạy
cảm ma sát giữa da và vải tã, đồng thời có thể gây tổn hại lớp sừng và suy
giảm các chức năng hàng rào biểu bì. Hơn nữa, men ureases trong phân xúc
tác sự phân hủy ure thành amoniac, làm tăng độ pH ở bề mặt da. Tăng pH này
góp phần làm tăng hoạt động của các enzyme trong phân như protease,
ureases, và lipase, gây kích ứng da và hình thành các ban đỏ da. Các men này
cũng làm tăng tính thấm đối với muối mật và các chất kích thích khác, ngược
lại, muối mật làm tăng kích thích các enzyme trong phân và làm nặng thêm
tình trạng bệnh. Đây là một vòng xoắn bệnh lý [33],[16],[18],[34].
1.2.3. Biểu hiện lâm sàng của hăm da
Khi trẻ bị hăm da, những dấu hiệu sau thường xuất hiện và có thể thấy
bằng mắt thường, đó là: da bị đỏ ở vùng quấn tã, ở xung quanh bộ phận sinh
dục nhưng ít bị ở những nếp gấp. Sự phát triển của khô da, bong vảy cũng là
một trong những dấu hiệu đầu tiên của viêm da.
Hăm da có biểu hiện rất đa dạng. Trường hợp điển hình nó thường biểu
hiện với ban đỏ kèm theo bong vảy da nhẹ ở các vùng tã che phủ như mông,
đùi, và bụng dưới. Nó cũng có thể biểu hiện như mảng sáng bóng hoặc loét. Có
sự khác biệt giữa vùng bị chà sát và vùng nếp gấp không bị chà sát ở da. Vùng

da bị chà sát thường bị ảnh hưởng nhiều hơn trong hăm da. Một trẻ sơ sinh bị
hăm da có thể không có triệu chứng nào khác ngoại trừ các ban đỏ. Khi tổn
thương nặng có ảnh hưởng đến vùng nếp gấp, háng và da quanh hậu môn theo
các sẩn và mụn mủ [35],[36],[37],[38].


16

Hình 1.1: Biểu hiện lâm sàng của hăm da
1.2.4. Điều trị và quản lý hăm da.
Hăm da là một tình trạng phổ biến hay gặp ở trẻ em vì vậy chìa khóa để
điều trị hăm da nằm trong ở vấn đề phòng bệnh. Thói quen hiệu quả nhất mà
lại giảm được nguy cơ mắc hăm da là việc thay tã thường xuyên để giảm tiếp
xúc với phân và nước tiểu. Thời gian da được tiếp xúc với không khí càng lâu
càng tốt, nó làm giảm thời gian tiếp xúc trực tiếp của da với bề mặt vải ướt và
làm giảm ma sát. Thay bỉm/ tã mới sau mỗi lần đi tiểu hoặc đại tiện. Đối với
trẻ sơ sinh, lý tưởng nhất là mỗi 2 giờ/ lần trong ngày, trong khi đối với trẻ lớn
hơn, mỗi 3 đến 4 giờ [38],[39],[40]. Để giúp giảm nguy cơ khởi phát hoặc làm
hăm da nặng thêm, khi hàng rào bảo vệ của da đã bị tổn thương thì nên tránh
dùng các chất tẩy rửa mạnh. Xà phòng thông thường với pH kiềm quá mạnh
làm tăng pH da và làm giảm hàm lượng chất béo biểu bì. Vì vậy cần tắm hàng
ngày cho trẻ bằng nước ấm và một lượng nhỏ với chất làm sạch có tính axit nhẹ
đến pH trung tính mà tương tự với pH ở da. Các chất tẩy rửa dịu nhẹ có ảnh
hưởng đến pH da ở mức độ thấp hơn và ít gây suy giảm lớp lipid, ít gây ban đỏ,
và tỷ lệ mất nước qua da thấp hơn. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc tắm
rửa thường xuyên ở trẻ với nước thông thường hay với chất tẩy rửa nhẹ cũng
không gây ra bất kỳ biến đổi sinh lý bất thường nào trong chức năng rào cản


17


của da (sự mất nước qua da, quá trình hydrat hóa, pH da), hay tình trạng da
(ban đỏ, khô, bong vảy), hoặc vi sinh vật bình thường trên da [31],[41].
Trong trường hợp da bị tổn thương nặng, nên lau khô nhẹ nhàng thay vì
cọ xát. Sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ bảo vệ da tại mỗi thay tã được
khuyến cáo như là một biện pháp hỗ trợ bảo vệ, phòng ngừa và điều trị cho các
trường hợp hăm da mức độ nhẹ. Chúng tạo thành một lớp lipid trên bề mặt da và
bảo vệ nó khỏi tiếp xúc với độ ẩm và các chất kích thích. Hầu hết các sản phẩm
này đều có chứa kẽm oxit (ZnO), petrolatum hoặc cả hai trong thành phần. Bên
dưới lớp màng bảo vệ này, da bị thương có thời gian để phục hồi và được bảo vệ
khỏi tiếp xúc với nước tiểu và phân. Khi thay tã, không cần thiết phải cố gắng
loại bỏ hoàn toàn các kem dưỡng ẩm vì sẽ gây tổn thương cho da. Da ở khu vực
tã nên được mát xa nhẹ nhàng, không cọ xát [8],[33],[42],[43].
1.2.4.1. Các biện pháp không sử dụng thuốc
 Tăng số thời gian không dùng tã
Để làm giảm mức độ hăm da cần cung cấp một môi trường gần gũi với
tính chất của da khi không có tã. Vì thế, thời gian dùng tã / bỉm càng ít thì
càng ít nguy cơ bị hăm da.
 Dùng loại tã thích hợp
Sử dụng tã một lần có chứa chất siêu thấm làm giảm tình trạng bị hăm da.
Trong một loạt các thử nghiệm lâm sàng mù đôi so sánh cho thấy trẻ
mặc tã thoáng khí dùng một lần ít bị hăm da hơn so với mặc tã bình thường
một cách có ý nghĩa. Tã dùng một lần giảm tình trạng ẩm ướt trên da và làm
cho pH của da giống như bình thường.
 Các biện pháp khác giúp giảm hăm da
Một loạt các biện pháp có thể làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm
trọng của hăm da. Bao gồm: tắm cho em bé một lần hoặc hai lần một ngày; bổ
sung thêm dầu tắm làm ẩm để tắm cho bé; dùng thuốc mỡ bảo vệ hoặc



18

cream, như những chất có chứa kẽm oxit hoặc petrolatum đơn thuần bôi tại
khu vực tã sau khi tắm, và thay tã thường xuyên ở trẻ sơ sinh là 2h/ lần, trẻ
lớn hơn từ 3 đến 4 giờ/ lần.
Trong khi một số nghiên cứu thấy rằng sử dụng khăn ướt lau em bé
dùng một lần không phù hợp có thể gây bệnh vì chúng có chứa các chất gây
kích ứng hoặc viêm da tiếp xúc như mùi thơm, benzalkonium chloride, và
isothiazolinone. Nên tránh khăn lau em bé có tẩm cồn vì có thể gây khó chịu.
Việc sử dụng nước ấm, các chất làm sạch dịu nhẹ và khăn cotton mềm là
phương tiện hiệu quả, đơn giản và đủ để làm sạch khu vực tã, cải thiện tình
trạng hăm da.
1.3. Thông tin chung về sản phẩm điều trị dự phòng hăm da Derash
1.3.1. Thông tin về sản phẩm Derash

Hình 1.2: Sản Phẩm Derash điều trị dự phòng hăm da cho trẻ
Sản phẩm Derash của hãng Ladies Biotech (Hoa Kỳ) là một loại thuốc
xịt để dự phòng và chống hăm da cho trẻ sơ sinh. Thuốc xịt chống hăm Baby
Natural Derash là một trong những sản phẩm thuộc dòng sản phẩm The
Nature Time của hãng, chuyên về các sản phẩm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Dòng sản phẩm The Nature Time được sản xuất trên cơ sở những hiểu biết


19

khoa học về thảo mộc và thực vật tự nhiên, và những đặc tính nhạy cảm của
làn da trẻ nhỏ, đã tạo ra những sản phẩm không chứa hóa chất, hoàn toàn
chiết xuất từ thảo mộc và thực vật, giúp bảo vệ làn da của trẻ nhỏ và hồi phục
da bị tổn thương. Thuốc xịt chống hăm Baby Natural Derash không chứa
paraben, không sử dụng hương liệu tổng hợp và không chứa kháng sinh, an

toàn cho làn da của trẻ nhỏ. Sử dụng sản phẩm ở những vị trí có nguy cơ hay
bị hăm tạo thành một lớp màng ngăn cách hiệu quả, vừa ngăn chặn không cho
da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, vừa hạn chế sự ma xát giữa da
bé và tã giấy, nhẹ nhàng bảo vệ làn da bé khỏi chứng hăm tã. Xịt thuốc
Derash cho bé ít nhất 2-3 lần trong một ngày trước khi quấn tã là mẹ đã trang
bị cho làn da mỏng manh của bé một lớp bảo vệ tốt nhất.
1.3.2. Một số khó khăn khi sử dụng Derash
Việt Nam hiện nay việc sử dụng thuốc xịt Derash còn hạn chế chưa được
phổ biến rộng rãi…Vì vậy để có thể phổ biến sử dụng thuốc rộng rãi cần phải
nghiên cứu vấn để này nhằm đánh giá tác dụng hiệu quả của thuốc và tác
dụng không mong muốn.
1.4. Sự hài lòng của khách hàng
1.4.1. Khái niệm sự hài lòng
Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng của khách hàng nhưng
dường như các tác giả đều đồng ý rằng sự hài lòng hay không hài lòng là
trạng thái cảm nhận thích thú hay thất vọng thông qua việc so sánh chất lượng
sản phẩm với sự mong đợi của khách hàng.
Trong các y văn cho rằng sự hài lòng của khách hàng/người bệnh tức là
đáp ứng nhu cầu (sự mong đợi), kì vọng về sự chăm sóc sức khỏe. Theo quan
điểm của tác giả P.R.H Newsome và GH Wright, sự hài lòng của người tiêu
dùng, theo nghĩa rộng nhất của nó, nó được xem như sự mong đợi của người
tiêu dùng trong quá trình cân bằng với dịch vụ hay sản phẩm [44].


20

Theo Fornell (1995) sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi sử dụng sản
phẩm, được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá
bằng cảm nhận sự khác nhau giữa kì vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận
thực tế về sản phẩm sau khi tiêu dùng nó.

Sự hài lòng của khách hàng theo ngôn ngữ kinh tế là một thuật ngữ
thường được sử dụng là khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng
hoạc vượt quá nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng. Khi đó những người
sử dụng dịch vụ thấy rõ được những gì họ nhận được là xứng đáng so với
những gì họ bỏ ra.
Theo Zeithaml & Bitner (2000) sự hài lòng của khách hàng là sự đánh
giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu
cầu và mong đợi của họ [45].
Spreng và cộng sự (1996) cho rằng sự hài lòng của khách hàng là trạng
thái cảm xúc đối với sản phẩm dịch vụ họ đã từng sử dụng [46].
Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là
một tổng thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ
hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự
đoán trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục
tiêu hay mong muốn”.
Theo Brown (1995) sự hài lòng của khách hàng là một trạng thái trong
đó những gì khách hàng cần muốn mong đợi ở sản phẩm và gói dịch vụ được
thỏa mãn hay vượt quá sự thỏa mãn. Kết quả là có sự mua hàng lập lại lòng
trung thành và giá trị của lời truyền miệng một cách thich thú [47].
Kotler (2001) cho rằng sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác
của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm/dịch
vụ với những kì vọng của người đó. Kì vọng ở đây được xem là ước mong
hay mong đợi của con người. Nó bắt đầu từ nhu cầu cá nhân, kinh nghiệm
trước đó và thông tin bên ngoài như quảng cáo, thông tin truyền miệng của
bạn bè, gia đình [16].


21

Theo Ke-Ping (1999) để đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì sự

hiểu biết của khách hàng/người bệnh là đánh giá chủ quan, còn sự hài lòng
của khách hàng/người bệnh là đánh giá khách quan. Trong đó hiểu biết của
khách hàng/người bệnh có thể xuất phát từ việc nhận các thông tin được cung
cấp từ nhân viên y tế. Tuy nhiên việc tiếp nhận thông tin này lại khác nhau ở
mỗi cá nhân khách hàng/người bệnh. Mặt khác thông tin có thể đến từ nhiều
nguồn khác nhau chứ không chỉ từ nhân viên y tế do đó nó chỉ được coi là sự
đánh giá chủ quan. Còn đối với sự hài lòng khách hàng/người bệnh, bắt nguồn
từ những cảm nhận tự nhiên của họ đối với chất lượng sản phẩm/dịch vụ và có
thể có những cảm nhận này là khác nhau ở mỗi cá nhân nhưng có thể tương tự
nhau ở mỗi trình độ khác nhau, đó chính là khía cạnh khách quan trong sự hài
lòng của khách hàng/người bệnh đối với chất lượng sản phẩm [49].
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
Yếu tố ảnh hưởng sự hài lòng là sự kì vọng của khách hàng.
Tác giả Thompson đã đưa ra khái niệm về “Sự kì vọng” là một dạng niềm
tin, là một loại phản ứng nhất định liên quan tới một phản ứng tiêu cực hoạc
tích cực của con người trước một điều kiện cụ thể nào đó. Chúng được tạo ra
và duy trì bởi quá trình nhận thức [8].
Ngoài ra khi cùng tìm hiểu về sự hài lòng của bệnh nhân tác giả OliverJ
(1989) đã đưa ra yếu tố “sự công bằng hay sự công tâm và ảnh hưởng của yếu tố
này tới sự hài lòng của bệnh nhân. Theo nghiên cứu của tác giả thì sự hài lòng sẽ
tăng lên khi mà bệnh nhân cảm thấy những thứ họ nhận được cũng giống với
những gì người khác nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ bởi vì con người
thường để tâm đến tới những vấn đề khía cạnh mà liên quan đến bản thân họ rồi
đem ra so sánh. Do đó những xung đột bắt nguồn từ người cung cấp dịch vụ hay
sử dụng dịch vụ đều dẫn đến sự không hài lòng bệnh nhân [14].


22

Một nghiên cứu khác của Fishbein and Ajzencho cho rằng sự hài lòng dựa

vào những yếu tố mang tính cảm tính hay cảm xúc chủ quan. Người ta thừa nhận
rằng có rất nhiều phản ứng cảm xúc bao gồm vui mừng, hứng thú, tự hào tức
giận, buồn bã tội lỗi có ảnh hưởng tới sự hài lòng của bệnh nhân [15].
1.4.3. Mục tiêu đo lường sự hài lòng
Việc đo lường sự hài lòng của khách hàng nhằm mục đích để biết được ý
kiến của khách hàng, xác định xem khách hàng đón nhận hay không đón nhận
tích cực sản phẩm đang dùng, để biết được mong đợi của khách hàng về sản
phẩm. Nhận thức chất lượng sản phẩm là kết quả của khoảng cách giữa chất
lượng sản phẩm mong đợi và cảm nhận sự hài lòng của đối tượng nghiên
cũng là sự so sánh hai giá trị này. Mức độ thỏa mãn là sự khác biệt giữa kết
quả nhận được và sự kì vọng.
1.4.4. Phân loại sự hài lòng của khách hàng
Dựa vào nhận thức chất lượng sản phẩm có thể chia sự hài lòng thành bốn
mức độ sau. Khách hàng có thể cảm nhận một trong bốn mức độ thỏa mãn:
+ Rất không hài lòng: Khi mức độ cảm nhận của khách hàng nhỏ hơn nhiều so
với mong đợi (nếu kết quả rất kém hơn nhiều so với sự kì vọng thì khách
hàng sẽ rất không hài lòng).
+ Không hài lòng: Khi mức độ cảm nhận của khách hàng nhỏ hơn mong đợi
(nếu kết quả thực nghiệm kém hơn so với sự kì vọng thì khách hàng sẽ không
hài lòng).
+ Hài lòng: khi mức độ cảm nhận của khách hàng bằng mong đợi (nếu kết quả
thực hiện tương xứng với kì vọng thì khách hàng sẽ hài lòng).
+ Rất hài lòng: Khi mức độ cảm nhận của khách hàng lớn hơn mong đợi (nếu
kết quả thực tế vượt quá sự mong đợi thì khách hàng rất hài lòng và thích
thú).


23

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bà mẹ và trẻ sơ sinh được sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà ở khoa
Chăm sóc sức khỏe tại nhà của Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Đối tượng tham gia thỏa mãn các tiêu chuẩn sau.
- Các cặp mẹ con đến bệnh viện Phụ sản Trung ương sinh trong khoảng thời
gian nghiên cứu.
- Mẹ của trẻ đồng ý tham gia và ký giấy tham gia nghiên cứu điền đầy đủ thông
tin vào phiếu theo dõi sản phẩm trong quá trình sử dụng.
- Mẹ của trẻ đồng ý tuân thủ đủ thời gian sử dụng sản phẩm Derash cho trẻ và
tuân thủ theo sự hướng dẫn của Bác sỹ.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Hiện trẻ mắc bệnh ngoài da.
- Có triệu chứng viên nhiễm đường sinh dục.
- Đang sử dụng phác đồ điều trị có chứa Corticoid.
- Mẹ của trẻ không tuân thủ khi dùng sản phẩm: dùng phối hợp với thuốc khác
để điều trị và dự phòng hăm da cho trẻ, không đủ thời gian dùng sản phẩm
theo yêu cầu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Chăm sóc sức khỏe tại nhà - Bệnh
viện Phụ sản Trung ương.


24

2.2.1. Thông tin về khoa Trung tâm chăm sóc sau sinh tại nhà của Bệnh
Viện Phụ sản Trung ương
Bệnh viện phụ sản Trung ương là một bệnh viện đầu ngành trong lĩnh
vực sản phụ khoa và sơ sinh. Nằm giữa trung tâm của thủ đô Hà Nội, điều

kiện đi lại khá thuận tiện. Bệnh viện hàng năm tiếp nhận 20.000 ca đẻ trong
điều kiện cơ sở vật chất của một bệnh viện 260 giường (từ năm 1966). Do đó,
tình trạng quá tải với 2-3 bà mẹ cùng điều trị trên 1 giường hiện đang ảnh
hưởng đến việc đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Để khắc phục tình trạng này,
bệnh viện đã thành lập đơn vị chăm sóc tại nhà vaò ngaỳ 27/02/2008, bao
gồm các dịch vụ: (1) chăm sóc sau đẻ, (2) chăm sóc sau phẫu thuật, (3) khám
thai định kỳ, (4) siêu âm sản phụ khoa, (5) khám sản khoa và sơ sinh. Dịch vụ
chăm sóc sau đẻ chú trọng đến việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe và bất
thường ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Sự ra đời của mô hình chăm sóc sức khỏe tại
nhà của Bệnh viện Phụ sản Trung ương là một bước đột phá trong hệ thống
Bệnh viện công đối với loại hình dịch vụ tiên tiến. Với dịch vụ này, viện Phụ
sản Trung ương đã đáp ứng nhu cầu của người bệnh ngày càng tốt hơn, và
góp phần giảm tải tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng ở Bệnh viện Phụ
Sản Trung ương [50].
2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thu thập số liệu từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 3 năm 2016.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng.


25

2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.4.2.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc ước lượng một tỷ lệ trong quần thể:

n=.
Trong đó:

+ n: cỡ mẫu tối thiểu phải đạt đươc.
+ Z : Mức độ chính xác của nghiên cứu cần đạt được dự kiến 95%=1,96
+ p= 0,9 tỷ lệ ước tính đối tượng hài lòng về sử dụng thuốc Derash.
+ ε= 0,046 độ sai lệch mong muốn giữa giá trị thu được từ mẫu nghiên
cứu so với giá trị quần thể.
Thay vào công thức trên thì cỡ mẫu cần đưa vào nghiên cứu là 200 trẻ sơ
sinh. Trên thực tế chúng tôi tiến hành điều tra 210 trẻ sơ sinh.
2.4.2.2. Cách chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện: Chọn các đối tượng đang sử dụng dich vụ của
khoa chăm sóc sức khoẻ sơ sinh tại nhà - Bệnh Viện Phụ Sản Trung ương
trong thời gian từ ngày 1/12/2015 đến 15/3/2016.
2.5. Bộ công cụ thu thập thông tin: Bộ câu hỏi phỏng vấn
Nội dung bộ câu hỏi được thiết kế gồm thông tin chung đối tượng
nghiên cứu và 2 mục tiêu:
+ Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: bao gồm các bà mẹ và trẻ sơ sinh
tham gia nghiên cứu. Đối tượng mẹ trẻ sơ sinh có tuổi, nghề nghiệp, trình độ
học vấn, số lần sinh con. Đối tượng trẻ sơ sinh: tuần thai khi sinh, cân nặng
trẻ sơ sinh, giới tính của trẻ.


×