Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật của người lao động công ty honda việt nam năm 2015 và yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 87 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành công nghiệp sản xuất ô tô - xe máy ở nước ta ngày nay đang là
một ngành hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển ngành
công nghiệp này sẽ là động lực và sức mạnh để giúp đất nước hoàn thành
công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và trở thành một nước phát triển. Sự
ảnh hưởng của nó đến các ngành công nghiệp khác là rất đáng kể và thể hiện
là một trong những ngành xương sống của nền kinh tế. Việc đi sâu vào phát
triển ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ứng dụng khoa học công nghệ và
mở cửa hội nhập là những điều kiện tiên quyết để có một ngành công nghiệp
sản xuất ô tô - xe máy vững chắc. Việt Nam, đất nước của hơn 90 triệu dân
với mức tăng trưởng cao về kinh tế thì một viễn cảnh tươi sáng của ngành
công nghiệp ôtô - xe máy là có thể. Phát triển ngành công nghiệp này sẽ cho
phép đất nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kể dành cho nhập
khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổi trội hiện nay. Đặc biệt, sẽ
có những tác động trực tiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp
và dịch vụ mà Việt Nam đang rất cần, như hóa dầu, thép, phân phối.
Công nghiệp ô tô - xe máy đóng góp 3 - 5% GDP. Ngành công nghiệp
ô tô - xe máy là mô hình kinh doanh đa tầng gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất,
và các đại lý phân phối. Chuỗi kinh doanh này đóng góp đáng kể vào GDP
của một quốc gia. Các ước tính khác nhau cho biết đóng góp này tại Việt Nam
nằm trong khoảng từ 3 đến 5%. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các nhà
sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hiện tại có hơn 60.000 lao động làm việc
trong các nhà máy, công ty thành viên VAMA. Nếu tính cả số lượng nhân công
làm việc cho các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM), cùng các doanh nghiệp sản
xuất phương tiện giao thông 2 bánh, các nhà cung cấp thiết bị lắp ráp cùng các
đại lý phân phối, số lượng người làm việc trong ngành ước tính khoảng 125.000
người. Ngoài ra, nếu tính thêm số người phụ thuộc của các lao động trong
1



2

ngành, số người mà cuộc sống hưởng lợi gián tiếp từ công nghiệp ô tô, xe máy
khoảng 500.000 người. Các khoản thuế cao từ việc lắp ráp và nhập khẩu ô tô, xe
máy tạo ra các khoản thu lớn cho Chính phủ Việt Nam.
Gắn liền với lợi ích và xu thế phát triển đó. Nhu cầu tuyển dụng ngày
một tăng và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nhân lực. Vì vậy, công tác
chăm sóc sức khỏe người lao động là một vấn đề được các cấp, các ngành
quan tâm đặc biệt. Hiện nay có không ít người lao động phải làm việc trong
môi trường nhiều yếu tố nguy hiểm độc hại như tiếng ồn, bụi, hóa chất, không
khí ôi nhiễm, làm việc tang ca, thêm giờ….đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe.
Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh
giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái
Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2
ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô. Sau 20 năm có mặt tại Việt Nam,
Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những
công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy
tín tại thị trường Việt Nam. Tọa lạc tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc, nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô và xe máy của công ty Honda
Việt Nam với gần 8000 cán bộ người lao động viên, cùng với vốn đầu tư lên
đến gần 400 triệu USD. Đây là nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô - xe máy có quy
mô lớn nhất tại Việt Nam.
Mặc dù được sự quan tâm của lãnh đạo của nhà máy, hiện đại hóa dây
chuyền sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường cho người lao động.
Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp cải thiện điều kiện lao động như cải tạo
nâng cấp, xây mới nhà xưởng, trang bị các phương tiện kỹ thuật vệ sinh để
hạn chế các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình sản xuất. Tuy
nhiên công ty Honda Việt Nam cũng như các nhà máy sản xuất ô tô, xe máy ở

2


3

Việt Nam và trên thế giới vẫn luôn tồn tại một số yếu tố tác hại nghề nghiệp
như tiếng ồn trong phân xưởng đột rập, hơi khí độc trong phân xưởng hàn,
phun sơn… một số yếu tố đã vượt quá giới hạn tối đa cho phép gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người lao động là nguyên nhân gây các bệnh điếc nghề
nghiệp, viêm mũi họng, dị ứng… cho người lao động. Các bệnh nghề nghiệp
đã làm chất lượng cuộc sống của người lao động giảm sút, ảnh hưởng đến
năng suất lao động. Vì vậy, việc tìm hiểu những yếu tố môi trường gây hại và
tình trạng sức khỏe - bệnh tật của các cán bộ người lao động viên, để từ đó áp
dụng một số biện pháp ngăn chặn tác hại của nó để bảo vệ sức khỏe người lao
động là vô cùng cần thiết. Vì vậy tôi tiến hành đề tài “Thực trạng môi
trường, sức khỏe, bệnh tật của người lao động Công ty Honda Việt Nam
năm 2015 và yếu tố liên quan” với các mục tiêu sau:
1) Mô tả thực trạng môi trường lao động của Công ty Honda Việt Nam năm

2015
2) Mô tả tình hình sức khỏe và phân tích một số yếu tố liên quan của người lao

động tại Công ty Honda Việt Nam năm 2015
Trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hạn chế những tác hại của
môi trường lao động đến sức khỏe người lao động trên cơ sở khoa học và có
tính khả thi.

3



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ XE
MÁY TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Ngành công nghiệp ô tô
Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc
thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao
thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn
là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản
phẩm có giá trị vượt trội. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành
công nghiệp này, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức,
Hàn Quốc… đã rất chú trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô của riêng
mình trong quá trình công nghiệp hoá để phục vụ không chỉ nhu cầu trong
nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác.
Ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam gồm 2 khối: doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước.
Trong tổng số 17 doanh nghiệp FDI được cấp phép đầu tư trong lĩnh vực này
tại Việt Nam, có 12 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng
1 tỷ USD, năng lực sản xuất 150.000 xe/năm, chủ yếu là xe du lịch, xe đa
dụng. Riêng khối doanh nghiệp trong nước, hiện có 47 doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô, với tổng mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ
đồng, chủ yếu sản xuất các loại xe buýt, xe khách, xe tải nhỏ và nặng, các loại
xe chuyên dùng. Việc phát triển ngành công nghiệp ô tô ở nước ta đã góp
phần kích thích sự phát triển của hàng loạt ngành công nghiệp khác, đồng thời
giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người lao động, đóng góp
đáng kể cho ngân sách nhà nước.
4



5

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 với mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công
nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về
các loại xe tải, xe khách thông dụng và một số loại xe chuyên dụng; phấn đấu
trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị
cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.
Đến nay, sau 20 năm đổi mới, Chính phủ tiếp tục đề ra định hướng
phát triển ngành công nghiệp ô tô đến năm 2025, tầm nhìn 2035 với quan
điểm coi công nghiệp ô tô là ngành tạo động lực quan trọng, thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cần được khuyến khích phát triển
bằng những chính sách ổn định, nhất quán và dài hạn. Về hiện trạng, tổng
năng lực sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam hiện nay đạt khoảng 460 nghìn
xe/năm, trong đó xe con là 200 nghìn xe/năm; xe tải và xe khách đạt 215
nghìn xe/năm. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, sản xuất ô tô VN
đang đứng sau Thái Lan và Indonesia lần lượt là 881 nghìn xe và 1,2 triệu xe.
Năm 2014, trong khi ngành công nghiệp ô tô Thái Lan giảm 34%; Indonesia
giảm 2% thì thị trường ô tô Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng
trên 35%. Để ngành công nghiệp ô tô phát triển theo chiến lược và quy hoạch
Chính phủ đã đề ra, Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp như các chính
sách hỗ trợ và ưu đãi như chính sách thuế; chính sách khuyến khích các dự án
đầu tư sản xuất 3 dòng xe ưu tiên phát triển có công suất tối thiểu 100.000
xe/năm; chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời, một số giải pháp
khác như tăng cường kiểm soát kê khai giá tính thuế đối với xe nhập khẩu
nguyên chiếc và linh kiện nhập khẩu; tăng cường công tác quản lý thị trường,
quản lý hoạt động xuất nhập khẩu động cơ, xe ôtô, chống buôn lậu, gian lận
thương mại…

5


6

1.1.2. Ngành công nghiệp xe máy
Hàng năm, ngành công nghiệp xe máy trong nước tuy non trẻ, nhưng
cũng tạo ra chỗ làm cho khoảng 100 ngàn lao động trong các nhà máy, xưởng
lắp ráp, sửa chữa bảo hành, các đại lý bán xe máy… Đến quý I năm 2005,
theo thống kê của toàn ngành, có 10 doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền lắp
ráp trên 30.000 xe một năm. Có 60% dây chuyền trên 150 người lao động.
Các doanh nghiệp dưới 50 người lao động hầu như không tồn tại do cạnh
tranh quyết liệt. Có tới 45 doanh nghiệp mới nội địa hoá được 40%, hai doanh
nghiệp nội địa hoá đến 60%. Một số doanh nghiệp đã bắt tay với nhau không
đầu tư từ A đến Z, mà có sự phân công chiếm lĩnh thị trường trong nước như
vỏ, khung sườn, moay ơ, bộ điện... hoặc chuyên sản xuất các cụm chi tiết chủ
lực, có doanh nghiệp đã xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài. Nhưng cho
đến nay, theo nhận định của Bộ Thương mại, thì một số chi tiết khó thuộc
cụm động cơ (như bánh răng ly hợp, vòng bi, ngắt số, bộ khởi động…) vẫn
phải nhập khẩu.
Các chuyên gia đánh giá, thị trường Việt Nam có điều kiện để trở thành
trung tâm sản xuất xe máy lớn tại châu Á và ngành công nghiệp phụ trợ có
điều kiện tốt để phát triển mạnh. Thị trường này sẽ giúp Việt Nam có điều
kiện trở thành trung tâm sản xuất xe máy lớn tại châu Á và ngành công
nghiệp phụ trợ có điều kiện tốt để phát triển mạnh. Khi thị trường trong nước
đã bão hòa, các doanh nghiệp phụ trợ chuyển sang sản xuất linh kiện cho
công nghiệp ô tô. Theo số liệu của Hiệp hội Xe đạp Xe máy VN, toàn quốc
hiện nay có 52 sản xuất lắp ráp xe máy. Trong đó, có 22 DN quốc doanh, 7
DN liên doanh. Tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 100 triệu USD. Trong khi đó
riêng hãng Honda, trong 10 năm qua đã đầu tư đến 194 triệu USD cho sản

xuất và kinh doanh xe máy. Các DN sản xuất và lắp ráp xe máy trong nước đã
6


7

phát triển ồ ạt. Hiện nay, có 3 dòng công nghệ phổ biến ở các doanh nghiệp,
đó là: Công nghệ Nhật Bản: đạt trình độ cao, chất lượng tốt, lợi nhuận lớn,
tập trung ở các liên doanh như Honda, Yamaha, Suzuki; công nghệ Đài Loan:
đạt trình độ tiên tiến, sản phẩm chất lượng tốt, giá bán thấp hơn so với công
nghệ Nhật Bản. Điển hình là Công ty SYM; công nghệ Trung Quốc: công
nghệ trung bình, nhiều công đoạn vẫn phải làm thủ công, nên chất lượng
không đồng đều, giá bán thấp nên lợi nhuận không cao.
Định hướng của Chính phủ đối với ngành xe máy Việt Nam: theo bản
quy hoạch, giai đoạn đến năm 2015, đáp ứng được 100% nhu cầu xe thông
dụng ở khu vực nông thôn, 90% xe ở khu vực thành thị, phấn đấu đạt tỷ lệ sản
xuất trong nước dùng xe tay ga trên 60%, dùng xe thông dụng trên 90%, sản
phẩm xe máy đạt tiêu chuẩn chất khí thải theo lộ trình được Việt Nam cam
kết thực hiện theo các quy định hiện hành, sản xuất được các loại xe phân
phối lớn hơn 125cm³, xe tay ga cao cấp, xe thể thao, xe máy 3 - 4 bánh cho
người tàn tật, xe địa hình phục vụ du lịch, xe vận chuyển nông sản... phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu, phấn đấu xuất khẩu xe máy và phụ tùng xe
máy đạt khoảng 400 triệu USD. Giai đoạn 2006, các doanh nghiệp (DN) phải
quý trọng đến việc nghiên cứu sản xuất các loại động cơ xe máy sử dụng
nhiên liệu “sạch” phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2010,
dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 24 triệu xe, tăng bình
quân hàng năm khoảng 2,0 - 2,2 triệu xe/năm. Đến năm 2015, dự báo lượng
xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe, tăng bình quân hàng năm
giai đoạn này vào khoảng 2 triệu xe/năm. Đến năm 2020, tổng số xe máy lưu
hành trong cả nước đạt khoảng 33 triệu xe, tăng bình quân hàng năm giai

đoạn 2016 - 2020 vào khoảng 1,8 triệu xe/năm. Định hướng phát triển về sản
xuất và sản phẩm, đẩy mạnh hợp tác, liên doanh, liên kết để tăng khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất linh kiện, phụ
7


8

tùng và sản xuất lắp ráp xe máy. Chủ động đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất
linh kiện, phụ tùng cho các ngành công nghiệp khác như ô tô, cơ khí tiêu
dùng, điện tử, hoá chất, nhựa… để phát huy cơ sở vật chất và kỹ thuật đã có
trong quá trình sản xuất xe máy.
1.2. MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
1.2.1. Các khái niệm môi trường, môi trường lao động, an
toàn lao động, vệ sinh lao động, điều kiện lao động, bảo
hộ lao động, dây chuyền sản xuất
Định nghĩa "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (theo
Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi trường lao động là một
khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động. Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật
[1]. Theo định nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện
tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể, sự kiện. Môi trường sống của
con người chia thành: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường
nhân tạo [2].
Dịch tễ học môi trường cần thiết phải ứng dụng các ý kiến và phương
pháp của nhiều luật lệ khoa học bao gồm hóa học, khí tượng học, vi sinh học

và vật lý học (nhằm thiết lập các mức phơi nhiễm của con người). Dịch tễ học
môi trường cũng sử dụng các yếu tố trong y học lâm sàng, sinh hóa học và
sinh lý học (nhằm tạo nên tác động đối với sức khỏe). Bằng cách ứng dụng
các phương pháp toán học và thống kê, dịch tễ học môi trường kết hợp các
thông tin thu thập được từ các ngành khoa học khác. Sự diễn giải các thông

8


9

tin này để đưa ra hoạt động dự phòng là một trong số những thách thức và
những vấn đề quan trọng của dịch tễ học môi trường.
An toàn lao động là việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình
lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động
(Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số
Điều của Bộ luật Lao động về An toàn lao động, Vệ sinh lao động). An toàn
lao động là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất
(theo từ điển bách khoa toàn thư).
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức
và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất
đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước
hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể
con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố
trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động (tài liệu về
công tác bảo hộ lao động của Bộ lao động - thương binh và xã hội).
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ
thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng
lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại
giữa chúng, tạo điều kiện hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.

Bảo hộ lao động dưới góc độ pháp lý được hiểu là chế định bao gồm
tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm xác định các
điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc,
các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hay khắc phục những yếu tố nguy hiểm,
độc hại trong môi trường lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và nhân
cách cho người lao động.
Dây chuyền sản xuất: sản xuất ô tô, xe máy là dây truyền sản xuất theo
công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất được hiểu là các hoạt động kế tiếp
9


10

nhau, thực hiện theo một thứ tự nhất định. Theo Luật Khoa học và Công nghệ
[3]: công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật, có kèm theo hoặc
không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành
các sản phẩm. Theo quan điểm của ESCAP: công nghệ là hệ thống kiến thức,
quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và xử lý thông tin. Nó bao
gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong
việc tạo ra hàng hoá và cung cấp.
Các yếu tố nguy hiểm có hại: là những yếu tố của điều kiện lao động
không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép,
làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Đó là vi khí hậu,
tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh
vật có hại. Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các
yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc
bệnh nghề nghiệp cho người lao động, gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có
hại, cụ thể là:
- Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ
có hạt, bụi.

- Các yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các
chất phóng xạ- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, kí sinh trùng, côn trùng…
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, cường độ, nhịp điệu lao động,
không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh,
các yếu tố tâm lý không thuận lợi.
Ngoài ra, các yếu tố nguy hiểm là các yếu tố có thể tác động một
cách bất ngờ lên cơ thể người lao động gây chết người hoặc gây chấn
thương các bộ phận cơ thể của người lao động, gây nên các vụ tai nạn lao
động trong sản xuất.
10


11

11


12

1.2.2. Điều kiện vi khí hậu
Vi khí hậu trong môi trường lao động sản xuất hay còn gọi là điều kiện
khí tượng trong môi trường sản xuất bao gồm: nhiệt độ không khí, độ ẩm
không khí, tốc độ chuyển động của không khí và cường độ bức xạ nhiệt từ các
bề mặt xung quanh. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù
hợp với sinh lý của con người. Điều kiện khí tượng đó có thể ảnh hưởng tới
quá trình sinh học trong điều hòa nhiệt độ của cơ thể và có thể gây bệnh tật
cho người lao động khi mà các phản ứng sinh lý sinh hóa bị rối loạn [4].
Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ
thể, làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng

máy móc thiết bị... Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh
ngoài da, say nóng, say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ
gây ra các bệnh về hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh...
Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng
nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi. Các yếu tố tốc độ gió,
bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh
hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động của con người.
Ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm tới khả năng lao động là do sự tác
động phối hợp của hai yếu tố nóng và ẩm, trong đó độ ẩm giữ vai trò quan
trọng. Ở nước ta, trong sản xuất thường gặp VKH nóng và ngoài trời là chính.
Đặc điểm của VKH nóng là nhiệt độ lớn và bức xạ cao, vượt qua cảm giác dễ
chịu của con người, ảnh hưởng đến khả năng điều nhiệt của cơ thể con người.
Theo TCCP ở Việt Nam thì trong điều kiện bình thường nhiệt độ không được
vượt quá 300C. Ở xung quanh các lò công nghiệp không được vượt quá 40 0C
và chênh lệch giữa nhiệt độ bên trong với bên ngoài phân xưởng không được
chênh nhau quá từ 3 đến 5 0C. Cũng theo TCCP ở nước ta, độ ẩm môi trường
lao động chỉ dao động quanh 75%. Vượt quá là quá ẩm ướt còn thấp quá thì
12


13

quá khô. Cả hai mức đó đều làm cản trở việc thoát mồ hôi của NLĐ ảnh
hưởng đến quá trình điều nhiệt của cơ thể. Nếu tiếp xúc quá lâu, NLĐ dễ mắc
các bệnh lý liên quan: nhẹ thì có thể như choáng váng, xây xẩm mặt mày,
niêm mạc miệng, da có cảm giác khô, còn nặng hơn có thể gây rối loạn điện
giải qua mất nhiều mồ hôi, mất nước, choáng ngất, mê sảng, hôn mê gây ngã,
trực tiếp gây ra các tai nạn lao động, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe cũng như khả năng lao động.
Kustov (1988), nghiên cứu vi khí hậu nóng ở mức thấp (mức độ tối đa

cho phép) thì tính nhạy cảm đó sẽ tăng lên khi vi khí hậu nóng ở mức cao
(trên mức tối đa cho phép). Tác giả đã đề nghị phải xét lại tiêu chuẩn tối đa
cho phép của các hơi khí độc công nghiệp trong trường hợp có tác động phối
hợp của khí hậu nóng [5].
Theo Lưu Đức Hòa (2003), làm việc lâu trong điều kiện vi khí hậu lạnh
và ẩm có thể mắc các bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và
làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn vận
mạch thêm trầm trọng, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nóng ẩm làm
giảm khả năng bay hơi của mồ hôi, gây rối loạn thăng bằng nhiệt, làm cho
mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây
bệnh ngoài da [6].
Theo Phùng Văn Hoàn (1992), nghiên cứu môi trường lao động về mùa
lạnh và sức khỏe của người lao động ở các lò công nghiệp cơ khí cho thấy:
ảnh hưởng cả yếu tố vi khí hậu nóng tới môi trường lao động của các lò cơ
khí (lò rèn, lò thép), có phần giảm nhiều nhưng vẫn gây ra những biến đổi
sinh lý và bệnh lý ở người lao động lao động trong khu vực đó [7].

13


14

1.2.3 Tiếng ồn và rung trong sản xuất
Định nghĩa “Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số
khác nhau, được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho
người nghe, cản trở con người làm việc và nghỉ ngơi” [8].
Các đặc tính của âm thanh:
-

Tần số: số lần dao động đầy đủ trong một giây. Đơn vị đo hertz (Hz)

Biên độ (cường độ âm thanh), đơn vị đo: Bel , l decibel = 1/10 Bel
Cảm giác tiếp nhận âm thanh: phụ thuộc vào tần số và biên độ
Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn

-

Tác dụng phối hợp với các yếu tố khác: nhiệt độ cao, của hơi khí độc...
Thời gian tiếp xúc: thời gian tiếp xúc càng kéo dài, càng có hại, thời gian tối
thiểu để tiếng ồn gây ra bệnh điếc nghề nghiệp phải là 3 tháng. Nếu dưới 3

-

tháng mà tiếng ồn đã gây hại thì coi là tai nạn lao động do tiếng ồn
Tính cảm thụ cá nhân: tuỳ tính cảm thụ của từng cá nhân trong từng thời điểm

-

khác nhau mà tiếng ồn gây hại nhiều hay ít.
Tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép với tiếng ồn tại nơi sản xuất £ 85 dB
Tác hại của tiếng ồn
Định nghĩa điếc nghề nghiệp: là một vi chấn thương âm do tiếng ồn ở
môi trường lao động đạt đến mức gây hại, tác động trong một thời gian dài
gây nên những tổn thương không hồi phục ở cơ quan Corti và dây thần kinh
thính giác ở tai trong.
Tác hại toàn thân của tiếng ồn:

-

Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, khả năng về thần kinh giảm, ngủ không ngon,
hưng phấn cơ quan tiền đình, đau vùng trước tim, đánh trống ngực, HA tối đa

giảm, tần số mạch giảm.

-

Ảnh hưởng đến toàn thân: sụt cân, gầy yếu, dễ cáu gắt, bực bội, khó chịu.
Nếu như trong điều kiện vi khí hậu nóng thì tác động của tiếng ồn lên
sức khỏe con người càng tăng, như theo Cacmaboxop vào mùa hè nhiệt độ
khoảng 37±0,50C, độ ẩm 23,2%, vận tốc gió 1,1m/s và tiếng ồn là 93±0,7dBA
14


15

so với cùng điều kiện như vậy nhưng nhiệt độ thấp hơn (chỉ 20 0C) thì nhiệt độ
cao phối hợp với tiếng ồn gây biến đổi sinh lý mạnh mẽ hơn tác động của
tiếng ồn đơn thuần [9].
Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi
làm việc với cưa máy, búa máy, máy đánh bóng. Rung gây ra chứng bợt tay,
mất cảm giác, ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ
bắp, xúc giác và lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ
tuần hoàn nội tiết. Rung toàn thân thường xảy ra đối với những người làm
việc trên phương tiện giao thông, máy hơi nước, máy nghiền... Chấn động
làm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịp đập tim. Tuỳ theo đặc tính
chấn động tạo ra thay đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơ thể người.
1.2.4. Bụi trong sản xuất
Bụi trong môi trường lao động là bụi phát sinh từ quá trình sản xuất.
Bụi là một tập hợp nhiều phần tử có kích thước nhỏ bé và tồn tại lâu trong
không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi,
khói mù, được hình thành từ sự vỡ vụn của vật chất do lực tự nhiên hoặc do
quá trình sản xuất gây nên [8].

Bụi là tập hợp của nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không
khí; nguy hiểm nhất là bụi có kích thước từ 0,5 - 5 micrômét; khi hít phải loại
bụi này sẽ có 70 - 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc
gây bệnh bụi phổi.
- Bụi hữu cơ: nguồn gốc từ động vật, thực vật.
- Bụi nhân tạo: nhựa, cao su...
- Bụi kim loại: sắt, đồng...
- Bụi vô cơ: silic, amiăng...
Mức độ nguy hiểm, có hại của bụi phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa
học của bụi. Bụi có thể gây cháy hoặc nổ ở nơi có điều kiện thích hợp, làm
15


16

giảm khả năng cách điện của bộ phận cách điện, gây chập mạch. Gây mài
mòn thiết bị trước thời hạn, làm tổn thương cơ quan hô hấp xây sát, viêm kinh
niên, tuỳ theo loại bụi có thể dẫn đến viêm phổi, ung thư phổi, gây bệnh ngoài
da, gây tổn thương mắt.
Trong sản xuất tác hại của bụi đối với cơ thể là không giống nhau bao gồm:
- Gây độc toàn thân: bụi chì, bụi mangan, asen, clo, flour, oxit kẽm…
- Gây kích thích cục bộ, tổn thương ở da và niêm mạc: bụi xi măng, canxi oxit,
-

bụi thuốc lá…
Gây phản ứng dị ứng: bụi đay, bột sơn, phấn hoa…
Gây tác dụng quang học: bụi hắc ín…
Gây nhiễm khuẩn: bụi giẻ rách, lông súc vật, thóc lúa…
Gây ung thư: bụi phóng xạ…
Gây tác động lên đường hô hấp: các loại bụi sợi, bụi bông, bụi than, bụi oxit

sắt, gây ra rất nhiều bệnh về đường hô hấp. Thể nhẹ như viêm mũi, viêm
họng, viêm xoang, viêm đa xoang. Thể nặng gây ra nhiều bệnh như viêm
phổi, viêm phế quản mạn tính, xơ hóa phổi, hen, các bệnh ung thư phế quản,
ung thư phổi.
Nghiên cứu về rối loạn thông khí phổi ở người lao động tiếp xúc với
bụi silic của Tạ Tuyết Bình, Lê Trung, Phạm Ngọc Quỳ (2003) cho thấy tỷ lệ
người lao động tiếp xúc với bụi phổi - silic có rối loạn thông khí phổi là
13,4%, trong số này chủ yếu là rối loạn thông khí hạn chế, sau đó là rối loạn
thông khí hỗn hợp, ít gặp rối loạn thông khí tắc nghẽn đơn thuần [10],[11].
Từ tác hại của bụi tác động lên hệ thống hô hấp gây bệnh bụi phổi (tổn
thương xơ hóa phổi), bệnh VPQ phổi tắc nghẽn, đã dẫn đến những rối loạn
chức năng tim mạch như tăng áp lực động mạch phổi, biến đổi HA, nhịp tim,
trục điện tim… [12].
1.2.5 Hơi khí độc và các hóa chất có hại
Khí CO 2 thường phát sinh ở một số ngành kỹ nghệ (cơ khí, rượu bia…)
và xuất hiện ở những nơi làm việc kín gió, đông người, trong hang sâu, dưới
giếng. Nó là chất khí không màu, không mùi và có cảm giác tê ở nồng độ thấp
16


17

gây nên các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi và có thể
ngất, ở nồng độ cao có thể gây ngất ngay. Nồng độ tiêu chuẩn trong không
khí là £ 1800 mg/m3
Khí CO là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc
tính cao. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không hoàn toàn của cácbon và
các hợp chất. Khí thải của động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu
gốc cácbon có chứa CO, đặc biệt với nồng độ cao khi nhiệt độ quá thấp để có
thể thực hiện việc oxy hóa trọn vẹn, do thời gian có thể tồn tại trong buồng

đốt là quá ngắn và cũng có thể là do không đủ lượng oxy cần thiết. Khí CO
phát sinh có thể là dấu hiệu cho thấy về tình trạng máy móc. Khí CO cực kỳ
nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn
do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử
vong. Nồng độ tiêu chuẩn £ 40mg/m3, nếu cao hơn có thể là nguy hiểm đến
tính mạng. Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần,
nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê.
Khí SO2 Sunfua dioxit cũng là một trong những chất ô nhiễm hàng đầu
thường được quy kết là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tác hại
cho sức khỏe của người lao động. SO2 kích ứng niêm mạc mắt và các đường
hô hấp trên. Ở nồng độ rất cao, SO 2 gây viêm kết mạc, bỏng và đục giác mạc.
Trường hợp tiếp xúc ào ạt với SO2 có thể làm chết người do nguyên nhân
ngưng hô hấp. Tác hại của SO 2 đối với chức năng phổi nói chung rất mạnh
khi có mặt của các hạt bụi trong không khí hô hấp. Ngoài ra, SO 2 còn gây tác
hại cho cơ quan tạo máu (tủy, lách), gây nhiễm độc da, gây rối loạn chuyển
hóa protein - đường, gây thiếu các vitamin B và C, ức chế enzym oxydase.
Hóa chất ngày càng được sử dụng nhiều hoặc phát sinh ra trong các
ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp như chì, asen, benzen, các khí bụi,
các dung dịch axit, bazơ, các loại muối... Chất độc hóa học có thể ở trong
17


18

trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi... tùy thuộc điều kiện nhiệt độ và áp suất.
hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua các con đường:
- Đường hô hấp: khi hít thở, hóa chất theo không khí vào mũi hoặc
miệng, qua họng, xuống khí quản, vào tới phổi và lắng đọng tại phổi hoặc qua
thành mạch máu vào máu.
- Đường da: hóa chất dây dính lên da, xâm nhập qua da và tốc độ thâm

nhập sẽ nhanh hơn qua chỗ da bị tổn thương.
- Đường tiêu hóa: hóa chất xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa do
ăn, uống hoặc hút thuốc khi tay bị nhiễm bẩn, do ăn uống thực phẩm bị nhiễm
độc bụi hoặc hơi hóa chất trong không khí, do hít thở phải các hạt bụi hóa
chất vào họng và nuốt nó, do ăn uống nhầm phải hóa chất…
Trong ba đường xâm nhập này thì chất độc thường vào theo cơ thể
người lao động qua đường hô hấp chiếm tới 95% các trường hợp nhiễm độc.
Khi nhiễm hóa chất độc hại, NLĐ bị ảnh hưởng tới sức khỏe như sau:
- Nhiễm độc cấp tính: tiếp xúc với các chất có độ độc tính mạnh, ở
nồng độ cao trong một thời gian ngắn là có thể bị nhiễm độc cấp tính.
- Nhiễm độc mãn tính: tiếp xúc với các chất có độ độc tính nhẹ, ở nồng
độ thấp trong một thời gian dài có thể bị nhiễm độc mãn tính
1.2.6. Tác động của stress
Các stress trong môi trường lao động như tiếng ồn, hơi khí độc, thiếu
ánh sáng… Ảnh hưởng rất nhiều tới gánh nặng tâm thần, là nguyên nhân góp
phần làm tăng HA, tăng nhịp tim, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành [13].
Hậu quả của stress liên quan đến nghề nghiệp là mắc các bệnh về tâm sinh lý,
bệnh về tim mạch... Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà [14] về stress
nghề nghiệp ở nhân viên y tế cho thấy 82,7% đối tượng có biểu hiện mệt mỏi,
82,4% có biểu hiện nóng nẩy và lo âu, 75,7% có dấu hiệu mất ngủ, khó ngủ,
51,4% có biểu hiện đau đầu. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Ngà [15]
18


19

về đánh giá căng thẳng của người điều khiển hệ thống tự động tại một Công
ty xi măng: 54,5% số đối tượng có dấu hiệu nặng đầu, 31,8% có dấu hiệu đau
đầu, 22,7% có dấu hiệu mệt mỏi toàn thân và 9,1% có dấu hiệu khó thở. Đặng
Hữu Tú [16] khảo sát các stress nghề nghiệp và một số biểu hiện rối loạn tâm

sinh lý của người lao động Công ty may mặc Đáp Cầu, Bắc Ninh: 16,1% đối
tượng có dấu hiệu mệt mỏi quá mức và 62,4% có dấu hiệu đau mỏi, 17,1% có
biểu hiện táo bón thường xuyên. Kết quả nghiên cứu của Đơn vị An toàn và
Sức khoẻ nghề nghiệp ACTU [17] của Australia: 72,5% số đối tượng nghiên
cứu có biểu hiện đau đầu thường xuyên, 71,2% có dấu hiệu mệt mỏi trường
diễn, 65,3% có dấu hiệu hay cáu giận, 60% số đối tượng có dấu hiệu mất ngủ,
59,8% có dấu hiệu chán nản, 58,8% có dấu hiệu mất tập trung khi làm việc,
43,9% có dấu hiệu hay nghi ngờ người khác, 40% giảm sút trí nhớ...
Tác động của stress ở nơi làm việc lên hệ thống hô hấp là thông qua
những thay đổi chức năng của hệ TK giao cảm gây giãn tiểu phế quản hoặc phó
giao cảm gây co tiểu phế quản, làm thay đổi chức năng thông khí phổi [18].
1.2.7. Tác động của ecgonomi vị trí lao động
Các yếu tố ergonomics trong lao động bao gồm các yếu tố liên quan
đến tổ chức lao động, tư thế lao động… có thể ảnh hưởng lớn đến an toàn và
sức khỏe của NLĐ nông nghiệp như gây tai nạn lao động, gây đau mỏi lưng,
đau cột sống… Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao
động có thể phải lao động với cường độ cao quá mức theo ca, kíp; tư thế làm
việc gò bó trong thời gian dài, mang vác nặng hoặc động tác lao động đơn
điệu, hoặc làm việc với trách nhiệm cao gây căng thẳng thần kinh. Các yếu tố
này đều có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động và gây mất an toàn
lao động.

19


20

- Tổ chức lao động: phân công lao động, bố trí thời giờ lao động và
nghỉ gnơi không hợp lý dẫn đến phải làm việc quá sức, làm việc ngoài trời
trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt dễ gây mệt mỏi và TNLĐ.

- Tư thế lao động: cúi khom để quét dọn, với tay cao quá tầm, vươn
người quá xa khi đuổi bắt vật nuôi, sử dụng máy... đều là những tư thế không
thỏa mái, gây mệt mỏi cho NLĐ. Tư thế làm việc khó khăn là một trong
những yếu tố bất lợi của môi trường lao động: do sắp xếp nơi làm việc không
hợp lý, việc thiết kế và lựa chọn các công cụ không phù hợp, phương pháp
làm việc không đúng. Các tư thế làm việc khó khăn có thể gây ra sự mệt mỏi
và góp phần vào sự phát triển của các rối loạn cơ xương.
Theo thống kê của WHO có hơn 50% bệnh nghề nghiệp là do yếu tố
ergonomies chủ yếu liên quan tới tư thế lao động không hợp lý gây ra. Ở
Thụy Điển năm 1980 có 52,9% bệnh nghề nghiệp gây nên do yếu tố
ergonomics, trong khi đó bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn chỉ chiếm 12,1%. Ở
Việt Nam tuy nền kinh tế đã phát triển hơn trước nhiều song vẫn còn có rất
nhiều khó khăn do vậy hầu hết trang thiết bị dây chuyền máy móc của ta là
nhập ngoại. Sự không phù hợp giữa các loại máy móc được thiết kế cho người
nước ngoài với đặc điểm nhân trắc của Việt Nam chính là nguyên nhân làm
tăng tư thế lao động bất hợp lý.
1.2.8. Bức xạ, phóng xạ
Một số nguồn bức xạ như mặt trời phát ra các bức xạ hồng ngoại, tử
ngoại; lò thép hồ quang, nấu đúc thép hoặc hàn cắt kim loại phát ra các bức xạ
tử ngoại. Người lao động có thể bị say nóng, giảm thị lực (do bức xạ hồng
ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) dẫn đến
tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
Phóng xạ là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến
đổi bên trong hạt nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng ion hóa
20


21

vật chất. Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ thể người lao động dưới dạng rối

loạn chức năng của thần kinh trung ương, bị bỏng hoặc giộp đỏ vị trí nơi
phóng xạ chiếu vào, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh
hoặc ung thư.
1.3 . SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.3.1. Các khái niệm
Theo WHO thì “sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể
chất, tinh thần và phúc lợi xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật”. Còn
trong chiến lược bảo vệ sức khỏe nhân dân 1999 - 2000 của Bộ Y tế đã nêu rõ
“sức khỏe là trạng thái thoải mái đầy đủ về thể chất, tâm hồn và xã hội chứ
không chỉ bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật, đây là một
quyền cơ bản của con người. Khả năng vươn lên đến một sức khỏe cao nhất
có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng liên quan đến toàn thế giới và
đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần
là của riêng ngành y tế” [19].
Sức khỏe nghề nghiệp là tăng cường và duy trì sức khỏe thể chất, tinh
thần và các lợi ích xã hội của người lao động trong tất cả các ngành nghề ở
mức tốt nhất, kiểm soát các nguy cơ, điều chỉnh công việc phù hợp với con
người và con người với công việc. Mục tiêu của sức khỏe nghề nghiệp là tăng
cường và duy trì ở mức tốt nhất về thể chất, tinh thần và xã hội cho mọi người
lao động, phòng ngừa được mọi tác hại đến sức khỏe do nguyên nhân môi
trường xấu có các yếu tố độc hại.
Sức khỏe môi trường bao gồm tất cả những vấn đề liên quan tới sức
khỏe, tình trạng ốm, bị bệnh và bị thương tật của con người do phải chịu tác
động từ các yếu tố môi trường vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và tâm lý
(Nguồn UNESP và WHO, 1998).

21



22

Sức khỏe của con người bao gồm cả những khía cạnh về chất lượng
cuộc sống, được xác định do các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và
yếu tố tâm lý trong môi trường (nguồn: Chiến lược sức khỏe môi trường quốc
gia Australia, 1999).
Trong quá trình con người tham gia lao động sản xuất các yếu tố có
trong quá trình công nghệ, quá trình lao động và hoàn cảnh nơi làm việc có
thể ảnh hưởng xấu nhất định đối với trạng thái cơ thể và sức khỏe người lao
động. Tất cả các yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố
nghề nghiệp.
Tác động về sức khỏe môi trường là những hậu quả về sức khỏe diễn ra
ở một hoặc nhiều cá nhân hay nhóm cộng đồng nào đó do bị tiếp xúc (phơi
nhiễm) với các rủi ro về sức khỏe môi trường hoạt động nghiên cứu, đánh giá
và lượng hóa tác động của môi trường đối với sức khỏe đều nhằm mục tiêu
xác định những mối nguy hại, lượng hóa các rủi ro về sức khỏe môi trường và
những hậu quả về sức khỏe, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hạn chế tác
động.
Tiếp xúc cộng dồn, liều tiếp xúc cộng dồn [20]:
- Trong nghiên cứu, việc ước lượng mối quan hệ tiếp xúc - hoặc liều
-đáp trả giữa tiếp xúc nghề nghiệp và nguy cơ mắc bệnh từ môi trường làm
việc là đặc trưng đúng đắn. Từ nồng độ một số chất trong môi trường lao
động được ước lượng từ nguồn số liệu sẵn có, gắn liền với tiền sử làm việc
của người lao động, ta ước lượng được liều, tổng liều.
- Liều được sử dụng với những nghĩa khác nhau trong các nghiên cứu
dịch tễ học, từ số lượng các chất xâm nhập vào cơ thể đến số lượng của các
chất có hoạt động sinh học ở một số tổ chức, cơ quan. Định nghĩa liều là số
lượng của một chất được lưu giữ ở dưới dạng sinh học trong một số tổ chức,
cơ quan trong cơ thể trong một khoảng thời gian.Tiếp xúc cộng dồn là sự kết


22


23

hợp giữa nồng độ chất đã tiếp xúc và thời gian tiếp xúc, đây là biện pháp
chung nhất được sử dụng thay thế cho liều
- Cách tính liều cộng dồn: ví dụ một người lao động tiếp xúc với khí
CO2 nồng độ trung bình là 25ppm trong thời gian 3 năm và nồng độ CO 2
trung bình là 20ppm trong 10 năm thì liều tiếp xúc cộng dồn là: 25*3+20*10=
275ppm/năm.
1.3.2. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường
xuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người
lao động. Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp
hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại
của nghề nghiệp, tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp
tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi để lại di chứng. Bệnh nghề
nghiệp có thể phòng tránh được. Bệnh nghề nghiệp thường diễn biến âm thầm
trong các giai đoạn đầu của bệnh và chỉ thể hiện các triệu chứng bệnh rõ sau
khi đã phát triển qua một thời gian dài, nếu không phát hiện sớm, cách ly và
điều trị kịp thời, bệnh sẽ nặng dần và gây tàn phế cho người bệnh.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hiện nay đă phân loại bệnh nghề
nghiệp thành 29 nhóm với hàng trăm bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, đến nay
(tháng 5 năm 2015) đã có 30 bệnh được công nhận là bệnh nghề nghiệp được
hưởng chế độ bảo hiểm, bao gồm những bệnh sau đây:
Danh mục 30 bệnh nghề nghiệp [21] được bảo hiểm chia thành 5 nhóm:
 Nhóm các bệnh bụi phổi và phế quản:
• Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (BP-silic),
• Bệnh bụi phổi amiăng (Asbestosis) (BP-amiăng),

• Bệnh bụi phổi bông (BP-bông),
• Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp (VPQMT-NN),
• Bệnh hen phế quản nghề nghiệp,
• Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp,
• Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
 Nhóm các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp:
23


24












Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì,
Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzene,
Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân,
Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan,
Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen),
Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp,
Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp,
Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp,

Bệnh nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp,
Bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp.
 Nhóm các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý:
• Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ,
• Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp),
• Bệnh rung chuyển nghề nghiệp,
• Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp,
• Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
 Nhóm các bệnh da nghề nghiệp:
• Bệnh sạm da nghề nghiệp,
• Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc,
• Bệnh nốt dầu nghề nghiệp,
• Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.
 Nhóm các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp:
• Bệnh lao nghề nghiệp,
• Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp,
• Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp,
• Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
1.3.2. Phân loại sức khỏe
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cho khám tuyển và khám định kì cho
người lao động được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trong Quyết định số 1613
của Bộ Y tế. Đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam trên 15 tuổi và không
mắc các bệnh mãn tính. Trong đó, có 5 mức phân loại sức khỏe bao gồm:
- Loại I: Rất khoẻ
- Loại II: Khoẻ
- Loại III: Trung bình
- Loại IV: Yếu

24



25

- Loại V: Rất yếu
Đối tượng được phép lao động là các đối tượng từ loại I đến loại III.
Một số đối tượng đặc biệt ở loại IV phải được bố trí vào những công việc phù
hợp. Loại V khuyến cáo không được lao động.
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe dựa vào các tiêu chí
- Thể lực chung: chiều cao, cân nặng, căn cứ để tính BMI nếu cần thiết
và chỉ số vòng ngực.
- Bệnh tật: các bệnh và tật liên quan đến mắt, tai mũi họng, răng hàm
mặt, tâm thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, hệ vận
động, da liễu, nội tiết, u các loại.
- Bác sĩ khám sẽ phân loại sức khỏe riêng lẻ cho từng mục của thể lực
chung và bệnh tật. Sau đó đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe dựa trên tổng
hợp chung.
Loại I: Cả 13 chỉ số đều đạt loại I
Loại II: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại II, xếp loại II.
Loại III: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại III, xếp loại III.
Loại IV: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại IV, xếp loại IV.
Loại V: Chỉ cần có 1 chỉ số thấp nhất là loại V, xếp loại V.
Chúng ta biết rằng những bất hợp lý của môi trường lao động như:
cường tiếng ồn quá cao, cường độ chiếu sáng không đảm bảo, nơi làm việc
quá bụi hay nồng độ hơi khí độc quá cao. Những bất hợp lý về tổ chức lao
động, về phương tiện công cụ máy móc, cũng như những cường độ lao động,
tư thế lao động là những yếu tố bất hợp lý của điều kiện lao động có ảnh
hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đồng thời ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động.
1.3.4. Các nghiên cứu về tác động của môi trường tới sức khỏe người lao
động

25


×