Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT HAI HUYỆN VĨNH TƯỜNG, YÊN LẠC VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 55 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT
---------------

Phạm Phương Uyên

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
HAI HUYỆN VĨNH TƯỜNG, YÊN LẠC VÀ ĐỀ XUẤT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành đào tạo: Quản lý tài nguyên thiên nhiên

Hà Nội - 2015

1


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành tại khoa Địa chất trường Đại học
Khoa học tự nhiên dưới sự hướng của GV. Lường Thị Thu Hoài. Hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô, người đã
luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban chủ nhiệm Khoa
Địa chất và các thầy cô giáo, những người đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức
chuyên môn cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Liên đoàn Quy hoạch và
Điều tra tài nguyên nước miền Bắc đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành


khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết mình nhưng do kiến
thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế, nên khóa luận không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy,
cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các thầy cô cùng toàn thể các bạn
sinh viên khóa K56 – Khoa Địa chất thành công, hạnh phúc và thành đạt.
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2015
Sinh viên
Phạm Phương Uyên

2


DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
QĐ: Quyết định
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
TT: Thị trấn
qh: Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocene
qp: Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH


MỤC LỤC

4


LỜI MỞ ĐẦU
Vĩnh Phúc là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc
từ một địa phương thuần nông được biết tới là nơi khởi nguồn của đổi mới tư
duy quản lý nông nghiệp – nông thôn trở thành tỉnh có giá trị công nghiệp lớn có
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.
Mười lăm năm trở lại đây, tỉnh Vĩnh Phúc có nền kinh tế nông nghiệp,
công nghiệp phát triển nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu về nước là rất lớn. Có thể
nói tài nguyên nu là mang tính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của con
người. Kể từ khi sinh ra con người đã biết dùng nước để ăn uống sinh hoạt, sản
xuất vật chất thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc là hai huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với vị trí
địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi có tài nguyên nước dưới đất phong phú.
Cùng với thời gian và sự phát triển của hai huyện việc khai thác nguồn tài
nguyên nước ngày càng gia tăng. Việc khai thác nước dưới đất để cung cấp cho
hai huyện đã góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,
trong quá trình khai thác nước đã nảy sinh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động
xấu đến nguồn tài nguyên nước dưới đất. Tình trạng suy thoái tài nguyên nước
đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới tính phát triển bền vững của vùng.
Để đảm bảo khai thác sử dụng một cách bền vững tài nguyên nước dưới
đất, thì cần phải có chương trình và giải pháp bảo vệ nước dưới đất khỏi bị cạn
kiệt, ô nhiễm. Chính vì vậy, ngày 11/9/2014 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có quyết
định phê duyệt “Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa
bàn 7 huyện, thành phố: Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập
Thạch, Sông Lô và thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm

2030” số 2485QĐ-UBND. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên
nước dưới đất khu vực hai huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và đề xuất một số giải
pháp sử dụng bền vững” làm khóa luận.
 Mục tiêu của đề tài:

Nghiên cứu đánh giá trữ lượng, chất lượng tài nguyên nước dưới đất, hiện
trạng khai thác sử dụng tại hai huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh
Phúc và đề xuất một số giải pháp sử dụng bền vững.

5


 Nội dung nghiên cứu

- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội vùng
nghiên cứu.
- Tổng hợp số liệu các thông số về tài nguyên nước dưới đất.Tính toán trữ
lượng tài nguyên nước dưới đất, đánh giá chất lượng nước. Đánh giá hiện trạng
khai thác nước dưới đất.
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp bảo vệ sử dụng bền vững tài
nguyên nước dưới đất.
 Bố cục khóa luận

Mở đầu
Chương 1: Khái quát vùng nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá tài nguyên nước dưới đất khu vực huyện Vĩnh
Tường, Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương 4: Đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước
dưới đất

Kết luận
Tài liệu tham khảo
Trong quá trình làm báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em
rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!

6


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Vùng nghiên cứu là diện tích hai huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc thuộc tỉnh
Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc vùng trung du và miền
núi phía Bắc.
Vùng nghiên cứu có diện tích đất tự nhiên là 251,69 km 2 (chiếm 20,32%
diện tích tỉnh Vĩnh Phúc) được giới hạn bởi:
- Phía Bắc giáp thành phố Vĩnh Yên, huyện Lập Thạch, huyện Tam
Dương, phía Đông Bắc là huyện Bình Xuyên.
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội.
- Phía Nam giáp thành phố Hà Nội, ranh giới là sông Hồng.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Vĩnh Tường và Yên Lạc là hai huyện đồng bằng, phát triển từ sự bồi tụ
của sông Hồng và sông Phó Đáy có bề mặt tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng
về phía sông Hồng.
Vĩnh Tường là huyện đồng bằng, lại có hệ thống đê trung ương (đê sông
Hồng và sông Phó Đáy với tổng chiều dài 30 km) che chắn cả 3 bề bắc - tây nam, địa hình của huyện được chia thành 3 vùng khá rõ rệt…
Vùng đồng bằng phù sa cổ: ở các xã phía bắc và một phần phía tây bắc
huyện. Đây là vùng tiếp nối của đồng bằng trước núi với đồng bằng châu thổ
lớn đất màu mỡ, ở đây tương đối mỏng, đa số đã bạc màu. Địa hình không bằng
phẳng, ruộng cao xen ruộng thấp làm cho việc canh tác gặp nhiều khó khăn.

Vùng đất bãi nằm ngoài các con đê sông Hồng và sông Phó Đáy: chạy
dọc suốt một dải phía bắc, tây bắc và phía tây của huyện. Đất ở đây màu mỡ do
hàng năm được phù sa của các con sông bồi đắp tạo nên một vùng bãi rộng lớn
và trù phú, rất phù hợp với các loại cây dâu, mía, cỏ voi, ngô, đậu và các cây rau
màu khác.

7


Hình 1: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu

8


Vùng đất phù sa châu thổ bên trong đê: nối liền miền đất phù sa cổ,
kéo dài xuống phía nam. Địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi cho điều tiết
thuỷ lợi.
Địa hình huyện Yên Lạc tương đối bằng phẳng. Độ dốc trung bình từ 3-5
độ, nghiêng dần từ Bắc xuông Nam.
Vĩnh Tường và Yên Lạc có vùng phân dị gợn sóng tạo nên những dải
ruộng dạng sóng theo hướng chính của sông Hồng là hướng Tây Bắc - Đông
Nam kéo dài vài kilômét, rộng vài trăm mét, phân bố ở khu vực các xã Đồng
Văn (Yên Lạc), Bình Dương, Đại Đồng, Chấn Hưng, Lũng Hoà (Vĩnh Tường).
Vùng phân dị tạo thành những gò, đầm lớn. [5]
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng là nóng ẩm,
mưa nhiều. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm dao động từ 18,6 0C đến
24,30C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là thánh 6 (từ 23,9 ÷ 29,9 0C),

tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (từ 10,0÷ 14,9 0C).
- Độ ẩm trung bình năm dao động từ 82% đến 90% tùy khu vực. Lượng
mưa trung bình trong một năm là khoảng 1.400 mm/năm với số ngày mưa trung
bình là 133 ngày/năm. Mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa
trung bình là 189 mm/tháng; mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm
sau với lượng mưa trung bình là 55 mm/tháng.
Bảng 1: Lượng mưa (mm) tại các trạm quan trắc
Tên
Lượng mưa tháng
Năm
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12
trạm 1
Vĩnh
237.
45.6 12.2 16.1 67.7
138.5 478.4 399.6 28.1 53.9 62.4 8.3 1548.6
Yên
8
Tam
357.
130.
62.1 19.4 43.8 90.3

98.0 313.1 595.0
99.5 57.6 39.2 1905.7
Đảo
7
0
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013

9


1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Ba con sông chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tường,
Yên Lạc là sông Hồng, sông Phó Đáy và sông Phan.
Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tường với huyện Ba Vì,
thị xã Sơn Tây và huyện Phúc Thọ của Hà Nội. Sông Hồng chảy vào địa
phận Vĩnh Phúc từ ngã ba Bạch Hạc đến xã Trung Hà huyện Yên Lạc dài
50km. Sông Hồng có lưu lượng dòng chảy trung bình trong cả năm là
3.860m3/giây, lớn gấp 4 lần lưu lượng sông Thao, gấp đôi lưu lượng sông
Đà, gấp 3 lưu lượng sông Lô. Lưu lượng dòng chảy thấp nhất về mùa cạn
là 1.870m 3/giây. Lưu lượng dòng chảy trung bình trong mùa mưa lũ là
8.000m3/giây. Lưu lượng lớn nhất là 18.000m 3/giây. Mực nước cao trung
bình là 9,75m.
Một phần sông Phó Đáy chảy qua huyện Vĩnh Tường, tạo ranh giới tự
nhiên giữa Vĩnh Tường và Lập Thạch. Sông Phó Đáy đoạn chảy qua huyện Vĩnh
Tường có chiều dài 18km, có lưu lượng bình quân 23m 3/ giây; lưu lượng cao
nhất là 833m3/giây; mùa khô kiệt, lưu lượng nước chỉ 4m 3/giây, có tác dụng cung
cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
Sông Phan nối từ khu vực Tam Đảo chảy qua địa phận huyện Vĩnh
Tường khoảng 37km. Sông có lòng sông hẹp, độ dốc không lớn, về mùa khô,
mực nước sông rất thấp, nhưng về mùa mưa, nước từ Tam Đảo đổ xuống nên

mực nước khá cao, việc tiêu nước gặp khó khăn thường xảy ra ngập úng cục
bộ ở nhiều nơi.
Xen giữa những cánh đồng lúa, rau, màu là những đầm, ao, hồ khá rộng
và đẹp mắt. Tiêu biểu là: Đầm Rưng, đầm Kiên Cương, đầm Phú Đa, vực Xanh,
vực Quảng Cư…Ngoài tác dụng cho giá trị kinh tế từ nuôi thả cá, tôm, đầm ao
hồ còn là nơi điều hòa nước, điều hòa khí hậu, hòa sắc với làng, xóm và cánh
đồng lúa xanh, tạo nên bức tranh quê đẹp đẽ, hiền hòa.[5]

10


1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội
1.2.1. Dân cư
Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, dân số được thống kê năm
2013 của hai huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc là 342.794 người (chiếm khoảng
33,3% số dân tỉnh Vĩnh Phúc).
Bảng 2: Hiện trạng dân số hai huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc năm 2013
STT

Đơn vị hành
chính

Diện tích

1

Huyện Vĩnh
Tường

2


Dân số trung bình năm 2013
Tổng

Thành thị

Nông thôn

144,02

149.059

14.350

134.709

Huyện Yên
Lạc

107,67

193.735

20.483

173.252

Tổng

249,67


342.794

34.833

307.961

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
1.2.2. Kinh tế - xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh năm 2013 như sau:
 Tăng trưởng kinh tế
Năm 2013, tổ ng sả n phẩ m trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh
đạt 46.825 tỷ đồng, tăng 7,89% so với năm 2012. Trong đó: Giá trị tăng
thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản theo giá so sánh 2010 đạt 3.809 tỷ
đồng, tăng 5,09% so với năm 2012. Tổng giá trị tăng thêm ngành công
nghiệp, xây dựng theo giá so sánh 2010 đạt 30.538 tỷ đồng, tăng 11,12% so
với năm 2012. Tổng giá trị tăng thêm theo giá so sánh 2010 của các ngành
dịch vụ đạt 9.925 tỷ đồng, tăng 5,65% so với năm 2012.
 Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
* Sản xuất nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 96,05 ngàn ha, tăng
3,53% so với năm 2012, chủ yếu do tăng diện tích gieo trồng cây vụ đông.
11


Diện tích một số cây trồng chính như sau: cây lúa 59,03 ngàn ha, ngô 15,81
ngàn ha, nhóm cây lấy củ có chất bột 4,54 ngàn ha.
+ Tổng diện tích cây lâu năm hiện có 8,23 ngàn ha, tăng 0,49% so với
năm 2012. Trong đó, diện tích các loại cây ăn quả là 7,67 ngàn ha, giảm

0,15% so với năm 2012 và chiếm 93,23% diện tích các loại cây lâu năm.
- Nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2013 đạt 6.926 ha, giảm 0,81% so
với năm 2012. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nuôi cá và ươm
giống thuỷ sản.
* Sản xuất lâm nghiệp:
Năm 2013, các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và các địa phương
trồng mới 844 ha rừng tập trung, tăng 1,75% so với năm trước. Trong đó:
rừng sản xuất 830 ha; rừng đặc dụng 14 ha. Công tác chăm sóc, bảo vệ diện
tích rừng hiện có được đảm bảo và duy trì.
c) Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
năm 2013 tăng 14,04% so với năm 2012. Trong đó, ngành công nghiệp khai
khoáng tăng 49,31%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,93%;
ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà
không khí tăng 16,54%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý
rác thải tăng 17,73%. Các ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với năm
2012 là: ngành dệt tăng 144,03%; ngành sản xuất sản phẩm điện tử tăng
120,52%; ngành công nghiệp khai khoáng khác tăng 49,31%; ngành sản xuất
xe có động cơ tăng 49,03%... [2]

CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở tài liệu
Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở thu thập và xử lý các số liệu
12


như sau:
- Tài liệu địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội;
- Số liệu điều tra cơ bản địa chất, địa chất thủy văn; các tài liệu tìm kiếm,

thăm dò, điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất do sở Tài nguyên môi trường
tỉnh Vĩnh Phúc và Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc
nghiên cứu bao gồm:
+ Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam và tài nguyên nước của tỉnh
Vĩnh Phúc năm 2007
+ Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Vĩnh Phúc của sở TNMT tinh Vĩnh Phúc
năm 2008
+ Kết quả điều tra của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên
nước miền Bắc trong dự án “Quy hoạch phân bổ bảo vệ tài nguyên nước dưới
đất trên địa bàn 7 huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập
Thạch, Sông Lô và thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030” năm 2013
- Tài liệu hiện trạng khai thác sử dụng các nguồn nước cho ăn uống sinh
hoạt và các nhu cầu sử dụng khác trên địa bàn.
- Tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu
2.2. Các phương pháp xử lý số liệu
2.2.1. Phương pháp xác định trữ lượng khai thác tiềm năng tài nguyên
nước dưới đất
- Dựa vào kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất kết quả của Liên
đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc trong dự án “Quy hoạch
phân bổ bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn 7 huyện Yên Lạc, Vĩnh
Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô và thành phố Vĩnh Yên đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030” năm 2013, sinh viên tính toán trữ lượng
tiềm năng khai thác tài nguyên nước dưới đất.
Trữ lượng khai thác tiềm năng hoặc trữ lượng có thể khai thác của một
vùng là lượng nước có thể khai thác từ các tầng chứa nước và chứa nước yếu
trong vùng đó mà không làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và biến đổi môi
trường vượt quá mức cho phép.
13



Công thức trữ lượng khai thác tiềm năng:
QTN= Qtn + Qdh + Qtl + Qct+ …..
Trong đó:
QTN: Trữ lượng tiềm năng (m3/ng)
Qtn: Trữ lượng động tự nhiên (m3/ng)
Qdh: Trữ lượng tĩnh đàn hồi (m3/ng)
Qtl: Trữ lượng tĩnh trọng lực (m3/ng)
Qct: Trữ lượng cuốn theo (thường sảy ra khi khai thác) (m3/ng)
t: Thời gian khai thác tính toán bằng 104 ngày.
α: Hệ số xâm phạm vào trữ lượng tĩnh trọng lực.
* Trữ lượng tĩnh tự nhiên
Là lượng nước trong các lỗ hổng, khe nứt của đất đá trong các tầng
chứa nước có thể lấy ra được khi giảm áp lực tác dụng.Trữ lượng tĩnh tự
nhiên gồm trữ lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng tĩnh đàn hồi:
- Xác định trữ lượng tĩnh trọng lực
Trữ lượng tĩnh trọng lực là lượng nước chứa trong các lỗ hổng, khe
nứt, hang hốc karst của đất đá chứa nước và có khả năng thoát ra dưới tác
dụng của trọng lực. Trữ lượng tĩnh trọng lực được đặc trưng bởi hệ số nhả
nước trọng lực.
Trữ lượng tĩnh trọng lực được tính bằng công thức sau:
Qtl = α.Vtl /t
- Xác định trữ lượng tĩnh đàn hồi
Trữ lượng tĩnh đàn hồi là lượng nước sinh ra do khả năng đàn hồi của
nước và đất đá chứa nước khi hạ thấp mực áp lực trong những tầng chứa
nước có áp. Trữ lượng tĩnh đàn hồi được đặc trưng bởi hệ số nhả nước đàn
hồi:
Trữ lượng tĩnh đàn hồi tính bằng công thức sau :
Qtl =Vđh /t
14



Trong đó:
Vtl- Thể tích nước trọng lực (m3) được tính: Vtl=µ.F.h (m3)
Vđh- Thể tích nước đàn hồi (m3) được tính : Vđh=µ*.F.h (m3)
α: Hệ số xâm phạm vào trữ lượng tĩnh trọng lực (thường lấy bằng 0,3 đối
với các tầng chứa nước không áp)
t: Thời gian khai thác thường được hạn định là 27 năm (≈ 10 4 ngày)
µ- hệ số nhả nước trọng lực
µ*- hệ số nhả nước đàn hồi
F- diện tích tầng chứa nước (m2)
h- chiều dày tầng chứa nước không áp (m)
Chiều dày tầng chứa nước (h) được xác định bởi các lỗ khoan thăm dò địa
chất thuỷ văn của tầng chứa nước. Được xác định bằng chiều dày nứt nẻ của đá
gốc ở lỗ khoan, đối với nước không có áp thường tính từ mực nước tĩnh (h max)
đến hết chiều dày nứt nẻ của lỗ khoan. Các tầng chứa nước nhiều lỗ khoan thì
chiều dày tầng chứa nước dùng để tính bằng chiều dày chứa nước trung bình ở
tất cả các lỗ khoan. Trên phạm vi vùng nghiên cứu các tầng chứa nước giàu nước
và trung bình là tầng qp, qh. Vì vậy tính trữ lượng tĩnh chỉ tính ở tầng chứa nước
qh và qp.
* Trữ lượng động tự nhiên theo hệ số dòng ngầm (Phương pháp N.N.
Bindeman)
- Công thức tính trị số cung cấp dòng ngầm

W=



(∆H + ∆z ) × µ
t


y = 1000.á.Σ (∆Η + ∆Z). (mm)
Mn = 0,0317.y (l/skm2)
Trong đó:
W- đại lượng cung cấp (mm/ng)
∆H- đại lượng dâng cao mực nước trong thời gian t (mm)
15


∆z- đại lượng ngoại suy theo tốc độ hạ thấp mực nước của thời kỳ trước
kề liền (mm)
t- thời gian quan trắc (ngày)
M- mô đun dòng chảy nước dưới đất (l/skm2)
µ- hệ số nhả nước của đất đá xác định theo kết quả thí nghiệm thấm và
dựa theo kinh nghiệm của O.BSkirgllo
- Công thức tình trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất :
Wđ = Mn × F
F: là diện tích tầng chứa nước (m2)
* Trữ lượng cuốn theo
Là phần trữ lượng gia tăng trong quá trình khai thác do sự cuốn theo các
nguồn nước mặt, nước dưới đất từ các tầng chứa nước liền kề
Công thức tính trữ lượng cuốn theo:
Qct = Qctđv. L
Trong đó:
Qctđv: Lưu lượng cuốn theo tính cho 1 đơn vị chiều dài bờ sông (1km bờ)
L: Tổng chiều dài bờ sông qua khu vực
2.2.2. Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp này được sử dụng để tính toán các thông số đơn giản như
giá trị trung bình, giá trị lớn nhất… kết hợp với các tài liệu về đặc điểm, đặc
điểm địa chất thủy văn và các tài liệu đã có để phản ánh tình hình nhiễm bẩn

nước dưới đất vùng nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp đối sánh
Trên cơ sở dữ liệu đã có và kết quả tính toán thống kê tiến hành so sánh
hàm lượng thực với các chỉ tiêu môi trường. Từ đó đánh giá mức độ nhiễm bẩn,
phân vùng nhiễm bẩn trong toàn vùng nghiên cứu. Qua tất cả các số liệu thu
thập được và các số liệu có được trong quá trình nghiên cứu, căn cứ vào quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN09:2008/BTNMT).

16


Quy chuẩn này thay thế cho tiêu chuẩn nước ngầm TCVN 5944 – 1995) cùng
với số quan trắc thu thập được về môi trường nước ở tỉnh Vĩnh Phúc, kết hợp
với kết quả phân tích để đưa ra đánh giá nhiễm bẩn môi trường nước dưới đất,
và đánh giá được trữ lượng nước dưới đất khu vực nghiên cứu.
2.3. Phương pháp thành lập bản đồ
Từ kết quả thu được sử dụng các phần mềm Mapinfo thành lập khu vực
nghiên cứu bản đồ địa chất thủy văn, phân vùng khai thác khu vực hai huyện
Vĩnh Tường, Yên Lạc.

17


CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHU VỰC
HUYỆN VĨNH TƯỜNG, YÊN LẠC TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Đặc điểm địa chất thủy văn
3.1.1. Đặc điểm các tầng chứa nước lỗ hổng
a. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocene (qh)
Tầng chứa nước lỗ hổng trong các trầm tích Holocene lộ ra trên bề
mặt, có tuổi trẻ nhất và phân bố chủ yếu ở dọc hai bên bờ các sông: Sông

Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ thuộc huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh
Phúc. Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 2,5m đến 37,5m.
Bảng 3. Thống kê chiều dày tầng chứa nước qh
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Số hiệu lỗ
khoan
PY-78
PY-91
PY-98C
QT-1
QT-2
QT-9
QT-10

QL-105
QL-120
QL-102
QL-117
QL-118
QL-101
QL-127
QL-122
QL-111

Từ
5,0
9,0
10
5,0
6,0
6
7
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Chiều sâu (m)
Đến

16,0
11,5
15,4
10
16
12,5
16
18,5
25,7
37,5
35
26,.7
33,2
23,5
16,17
17

Dày
11
2,5
5,4
5,0
10
6,5
9
18,5
25,7
37,5
35
26,7

33,2
23,5
16,17
17

Thành phần đất đá

Cát, cát bột
Cát sạn sỏi
Cát bột
Sét pha cát
Sét pha
Cát
Cát pha
Cát pha
Sét pha, cát pha
Sét pha, cát pha
Sét pha, cát pha
Sét pha, cát pha
Sét pha, cát pha
Sét pha, cát pha
Sét pha, cát pha
Sét pha, cát pha
Nguồn: [3]
Thành phần thạch học chủ yếu là: bột, sét, bột cát, cát màu nâu. Kết quả
hút nước thí nghiệm ở các lỗ khoan được thống kê ở bảng sau:
Bảng 4: Thống kê lưu lượng các lỗ khoan
Số hiệu lỗ

Mực nước


Kết quả thí nghiệm

18


khoan

tĩnh(m)

QL-105
QL-120
QL-102
QL-117
QL-118
QL-101
QL-127
QL-122
QL-111

2,65
2,55
0,79
3,32
2,02
1,18
0
2,1
2,25


Lưu lượng
Q(l/s)
3,29
1,49
3,0
2,899
1,85
1,66
0,811
0,466
0,366

Trị số hạ
thấp(m)
14,77
4,9
15,95
14,29
22,27
21,88
13,26
19,37
19,02

Tỷ lưu lượng
Q(l/sm)
0,223
0,296
0,192
0,2

0,083
0,076
0,061
0,024
0,019
Nguồn: [3]

Nhận xét: Tỷ số lưu lượng cho ta biết mức độ giàu nước ở các điểm quan
trắc. Tỷ lưu lượng các lỗ khoan thay đổi từ 0,019 ÷ 0,296 l/sm. Từ tỷ số lưu
lượng trong bảng số liệu cho thấy lỗ khoan QL-120 giàu nước nhất.
Bảng 5: Thống kê các điểm nghiên cứu trong tầng qh
TT
1
2

Số lượng
giếng
268
Lỗ khoan
9

Chiều sâu giếng (m)
< 5,0
1

5,0 ÷ 10
19
> 5l/s
0


Mực nước (m)

> 10 0,0 ÷ 2,0
248
14
Lưu lượng (l/s)
1 ÷ 5l/s
6

2,0 ÷ 5,0
190

> 5,0
64

<1l/s
3
Nguồn: [3]

Nhận xét: Lưu lượng lỗ khoan ở tầng qh nhỏ, tại các điểm quan trắc
đền nhỏ hơn 5l/s. Kết quả cho thấy độ giàu nước của tầng thuộc loại nghèo
đến trung bình.
- Động thái của nước trong tầng Holocene
Bảng 6: Thống kê động thái của nước
Số hiệu
lỗ khoan
QT-1
QT-2
QT-9
QT-10


Mực nước
trung bình
(m)
13,45
10,28
8,89
8,47

Mực nước
lớn nhất
(m)
14,96
13,5
11,78
13,11

19

Mực nước
nhỏ nhất
(m)
11,07
7,85
7,41
4,79

Biên độ
dao động
(m)

3,89
5,65
4,37
8,32
Nguồn: [3]


- Đặc điểm thành phần hóa học của nước:
Kết quả thu thập ở các lỗ khoan cho thấy lưu lượng nước ở tầng chứa
nước Holocen nhỏ được xếp vào tầng nghèo nước. Thành phần hoá học của
nước là bicarbonat calci.

Công thức Kurlov có dạng:

M0,82

HCO 353Cl37
Ca43 Na 30 Mg 27 pH
7,5

Nguồn nước lưu thông và tàng trữ trong tầng chứa nước lỗ hổng trong
các trầm tích Holocen (qh) hầu hết là nước nhạt. Loại hình nước chủ yếu là
Bicarbonat - Clorua - Calci Natri hoặc Clorua - Bicarbonat Sulfat Calci
Natri. Nước có độ pH từ 7,18÷7,68, tổng độ khoáng hoá từ 0,38÷1,88 g/l.
Hàm lượng Amoni trong nước dao động từ 0÷37,8 mg/l.
Nguồn cung cấp cho tầng này chủ yếu là nước mưa, nước mặt. Nước
trong tầng này không nên khai thác vì lưu lượng nhỏ, chất lượng kém, giàu
sắt, magan.
b. Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích pleistocen (qp)
Đây là tầng chứa nước quan trọng nhất của đồng bằng sông Hồng nói

chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Thành phần thạch học chủ yếu là cát, cát
sạn cuội sỏi, vật liệu thô tăng dần theo chiều sâu. Tầng này gồm 2 lớp: Lớp trên
là trầm tích hạt mịn và lớp dưới là trầm tích hạt thô.
* Tầng chứa nước lỗ hổng, áp lực yếu Pleistocen trên (qp 2)
Là tầng nước thứ hai từ trên xuống, phân bố rộng khắp trên địa bàn 2
huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường.
Chiều sâu thế nằm nóc tầng thay đổi từ 2,5m đến 27m, trung bình
11,83m. Chiều sâu thế nằm đáy lớp từ 10m đến 35m, trung bình là 21,26m.
Chiều dày của lớp thay đổi từ 2m đến 26,5m, trung bình là 10,17m. Chiều
sâu thế nằm mực nước từ 2,5m đến 6,45m. Có thành phần chủ yếu là cát hạt
mịn đến trung, thô đáy tầng lẫn sạn, sỏi.
Mức độ chứa nước và thông số địa chất thủy văn: Lưu lượng lỗ khoan
từ 4,17 l/s đến 5,36 l/s, tỷ lưu lượng thay đổi từ 1,06 đến 3,28 l/sm . Lớp
tương đối giàu nước. Độ dẫn nước là 471 m 2/ngày, hệ số truyền áp a =
1,45.10 3 m2/ngày.
20


Đặc điểm chất lượng nước: Nước tàng trữ và vận động trong lớp qp 2 là
nước nhạt có độ tổng khoáng hoá từ 0,17 đến 0,239 g/l, pH dao động từ 1
đến 8,25. Nước có kiểu Bicarbonat - Calci Magie Natri hoặc Bicarbonat
Clorua - Calci Natri.
Mẫu nước VP 2600 lấy tại xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc có kiểu Bicarbonat Clorua - Calci Natri, công thức Kurlov là:
M 0.046

HCO 359Cl39
pH 6.47
Mg 46 Na29Ca19


Nước thuộc lớp qp trên có quan hệ khá chặt với nước mặt và nước của
lớp qp bên dưới. Chất lượng nước về phương diện đa nguyên tố đa phần nhỏ
hơn tiêu chuẩn cho phép. Nguồn cung cấp cho lớp này là nước mưa, nước
mặt, nước tưới. Nguồn thoát bay hơi và ra sông, hồ hoặc cấp cho lớp qp dưới
nó.
* Lớp dưới qp 1
Trên lát cắt địa chất thuỷ văn, lớp pleistocen dưới nằm trực tiếp dưới
lớp Q13vp (đôi nơi có tồn tại thấu kính có chiều dày từ 0,3m đến 7,7m).
Thành phần thạch học của đất đá chứa nước chủ yếu là cát cuội sỏi tướng
lòng sông. Phân bố rộng khắp vùng nghiên cứu.
Chiều sâu nóc tầng thay đổi từ 3m đến 40,3m , trung bình là 21,08m.
Chiều sâu thế nằm đáy lớp thay đổi từ 18,4 đến 70m, trung bình là 39,89m.
Chiều dày thay đổi từ 3,5m đến 60m trung bình là 16,56m. Chiều sâu mực
nước kể từ mặt đất thay đổi từ 0,13 đến 5,71m.
Kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn cho thấy tầng chứa nước qp là
tầng giàu nước. Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra
tài nguyên nước miền Bắc cho thấy hệ số dẫn nước của 2 huyện Vĩnh Tường,
Yên Lạc nằm trong khoảng từ 425 – 2140 m 2/ngày, hệ số nhả nước (µ) là
0,05.
Đặc điểm chất lượng nước: Nước trong, không mùi vị nhạt, độ tổng
khoáng hoá thay đổi từ 0,112 g/l đến 0,3 g/l đến 0,478 g/l, pH từ 6,4 đến 8.
Kết quả phân tích mẫu vi trùng, vi lượng, đại nguyên tố, nhiễm bẩn, sắt cho
kết quả đều nhỏ hơn giới hạn cho phép. Ở vị trí quan trắc VT 321 tại xã Tân

21


Tiến, huyện Vĩnh Tường cho thấy hàm lượng Asen trong nước là 0,065 mg/l
cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
Tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp 1) là tầng chứa nước áp lực, rất

phong phú nước và chất lượng nước tốt là đối tượng khai thác chủ yếu hiện
nay để cung cấp nước sinh hoạt cho hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.
Nguồn cung cấp cho tầng chứa nước qp là nước mưa, nước tưới, thấm xuyên
qua các lớp cách nước Q 13vp và nước từ đới phong hoá. Nước trong tầng
thoát ra sông Sông Hồng trực tiếp thành các điểm lộ hoặc thấm xuyên lên
qua các lớp thấm yếu vào các mùa trong năm. Do đó dòng chảy dưới đất
luôn có phương ổn định từ Bắc xuống Nam ở phía bắc sông Sông Hồng.
Ngoài ra còn thoát bằng cách cung cấp cho các tầng chứa nước bên dưới, do
bốc hơi…
3.1.2. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích Neogen (n 1)
Trầm tích Neogen được quan trắc thấy ở huyện Vĩnh Tường với diện tích
khoảng 1km2.Thành phần đất đá gồm cát kết, bột kết, cuội kết, sét kết. Tài liệu
hút nước thí nghiệm cho thấy tầng thuộc loại nghèo nước với giá trị mô đun
dòng chảy từ 1-2 l/skm2. Nước có đặc điểm là: trong, không màu, không mùi, vị
nhạt. Loại hình nước chủ yếu là Bicarbonat Calci. Nguồn cung cấp nước chủ yếu
là nước mưa và nước từ các tầng chứa nước kề liền.
3.1.3. Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích biến chất hệ tầng sông thái
ninh (PR1tn)
Hệ tầng Thái Ninh phân bố thành chỏm nhỏ lộ ra ở các xã Việt Xuân, Bồ
Sao huyện Vĩnh Tường với diện tích khoảng 2 km 2, thành phần thạch học là đá
phiến biotit- silimalit xen ít lớp quazit, thấu kính amfibolit, ít gơnaibiotit. Chiều
dày trầm tích lên đến 1000m. Kết quả phân tích thành phần hoá học của nước
cho thấy: nước thuộc loại nhạt (tổng độ khoáng hoá từ 0,29g/l đến 0,5g/l). Nước
sạch về phương diện vi sinh. Loại hình hoá học nước kiểu Bicarbonat Natri hoặc
Bicarbonat Magie. Nước được cung cấp chủ yếu từ nước mưa và nước từ các
tầng nằm trên.
3.1.4. Đặc điểm các tầng cách nước
 Lớp cách nước bề mặt

22



Các thành tạo cách nước Holocene phân bố rộng khắp khu vực nghiên
cứu. Đất đá tạo nên tầng cách nước bao gồm sét, sét pha, sét bột, sét bùn màu
xám đen. Tầng này không có vai trò cấp nước nhưng chúng lại rất quan trọng
trong việc bảo vệ tầng chứa nước Holocen nằm phía dưới khỏi bị nhiễm bẩn do
các nhân tố ngoại sinh. Trên thực tế, thành tạo địa chất này không phân bố một
cách liên tục, có chiều dày luôn thay đổi và biến đổi cả về thành phần thạch học.
 Lớp cách nước Pleistocen - Holocene

Các trầm tích này phân bố rộng khắp khu vực huyện Vĩnh Tường, Yên
Lạc. Các thành tạo này phủ trực tiếp lên nóc tầng chứa nước Q 13vp. Các thành
tạo chủ yếu là sét, sét pha có màu loang lổ đôi chỗ là sét pha bột sét, sét bùn lẫn
thực vật màu xám đen. Kết quả nghiên cứu tính thấm nước của trầm tích sét, sét
pha màu loang lổ cho thấy tầng rất nghèo và thực tế cách nước. Tại nhiều vị trí
thường ở các đới ven sông, chúng bị bào mòn hoàn toàn làm cho tầng chứa nước
qh phía trên và tầng qp phía dưới có quan hệ thủy lực trực tiếp với nhau.

23


Hình 2: Bản đồ địa chất thủy văn

24


3.2. Đánh giá trữ lượng, chất lượng nước dưới đất
3.2.1. Trữ lượng nước tiềm năng
* Trữ lượng tĩnh tự nhiên
Bảng 7: Trữ lượng tĩnh trọng lực tầng qh và trữ lượng tĩnh đàn hồi tầng qp


Khu vực

TT

1

Yên Lạc

2

Vĩnh
Tường

Chiều dày
Ký hiệu
trung bình Hệ số nhả Diện tích
tầng
của tầng
nước
tầng chứa
chứa
chứa nước trung bình nước (m2)
nước
(m)
qh
6
0,039
59×106
qp

19,6
0,05
99,8×106
qh
6,5
0,039
81×106
qp
26,5
0,05
132,7×106

Hệ số
xâm
phạm
0,3

Trữ lượng
tĩnh tự
nhiên
(m3/ngđ)
414
9.780
616
17.583

0,3

* Trữ lượng động tự nhiên theo hệ số dòng ngầm (Phương pháp N.N.
Bindeman)

Là lưu lượng nước cung cấp cho tầng chứa nước từ các nguồn khác
nhau trong điều kiện tự nhiên. Trữ lượng động tự nhiên có thể tính toán bằng
nhiều phương pháp tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu.
Bảng 8 : Trữ lượng động tự nhiên huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc
TT

Khu vực

1

Yên Lạc

2

Vĩnh Tường

Tầng
chứa
nước
qh
qp
qh
qp
n
pr3-e1

Giá trị mô đun
dòng chảy M
từ đến (l/skm2)
9,86

16,20
9,86
16,20
1-2
1-2

Diện tích
(km2)

Trữ lượng động
tự nhiên (m3/ngđ)

59
99,8
81
132,7
1
2

50.262
139.688
10.498
17.198
130
259

* Trữ lượng cuốn theo chưa có đủ cơ sở tài liệu để tính toán
* Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất

25



×