Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Đề thi và đáp án thi thử đại hoc môn văn 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.07 KB, 56 trang )

CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC
MÔN VĂN
Hà Nội,2011
MỤC LỤC
ĐỀ 1: PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG
ĐỀ 2: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN THỰC VÀ NHÂN ĐẠO CỦA TRUYỆN "VỢ CHỒNG A
PHỦ"
ĐỀ 3: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM "VỢ NHẶT"
ĐỀ 4 : TƯ TƯỞNG ĐẤT NƯỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN QUA ĐOẠN THƠ CUỐI TRONG B ẰI
THƠ "ĐẤT NƯỚC"
ĐỀ 5: VI HÀNH (NGUYỄN ÁI QUỐC)
THAM KHẢO : BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM 10 ĐẠI HỌC 2008
ĐỀ 6 : PHÂN TÍCH TÍNH CHÍNH LUẬN MẪU MỰC CỦA "TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP"
ĐỀ 7: THU ĐIẾU, THU ẨM, THU VỊNH - NGUYỄN KHUYẾN
ĐỀ 8: PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH "ĐẤT NƯỚC" CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM
ĐỀ 9: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM "RỪNG XÀ NU" CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH
ĐỀ 10: BÌNH LUẬN VỀ QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA NAM CAO
123doc.vn
ĐỀ 1: PHÂN TÍCH BÀI THƠ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG
(Muốn phân tích hay cần hiểu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tây Tiến)
Bài làm 1:
Tôi đã được nghe nhiều về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng nhưng gần đây mới được thưởng
thức trọn vẹn cả bài thơ. Và tự như một thỏi nam châm bằng chất nhạc kỳ diệu, bằng hòa khí
cách mạng sôi nổi…Tây Tiến đã cuốn hút tôi một cách khác thường.
Ra đời từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cùng một đề tài người lính với Nhớ của
Nguyên Hồng, Đồng chí của Chính Hữu, nhưng Tây Tiến của Quang Dũng vẫn có một gương
mặt riêng thật khó quên, mang đậm hào khí lãng mạn của một thời, gắn với một giai đoạn lịch sử
đấu tranh anh dũng của dân tộc.
Tây Tiến không có một sáng tạo gì khác thường, đốt xuất mà vẫn là sự tiếp tục của dòng thơ lãng
mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất mới và rất trẻ khác hẳn với những tiếng thơ
bi lụy, não nùng trước đó. Tây Tiến nhắc nhở một thời gian khổ và oanh liệt của lịch sử đất nước


nhưng được thể hiện theo cách riêng đặc đắc qua ngòi bút Quang Dũng với tâm trạng cụ thể: nỗi
nhớ đồng đội trong đoàn quân Tây Tiến. Chính niềm thương nhớ máu thịt và niềm tự hào chân
thành của Quang Dũng về những người đồng đội của ông là âm hưởng chủ đạo của bài thơ,
khiến cho người đọc cảm động sâu xa.
Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ da diết, trải rộng cả không gian và thời gian mênh mông.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Tác giả nhớ về những ngày ở Tây Tiến, nhớ những người đồng đội và nỗi nhớ ấy đã thốt lên
thành lời gọi. Văn học ta có nhiều câu thơ diễn tả nỗi nhớ…nhưng “nhớ chơi vơi” thì có lẽ
Quang Dũng là người đầu tiên mạnh dạn sử dụng. Nỗi nhớ ấy gợi xa về cả không gian, thời gian
và tầm cao nữ, nỗi nhớ như có dáng hình bềnh bồng, bềnh bồng. Quang Dũng viết bài thơ này
khi mới xa đoàn quân Tây Tiến, xa mà không hẹn ước, không biết ngày gặp lại. Cảm giác về thời
gian trải dài tạo nên nỗi “nhớ chơi vơi”, bâng khuâng khó tả.
Rồi cứ thế, nỗi nhớ đồng đội ấy lan tỏa, thấm đượm nồng nàn trên từng câu thơ, khổ thơ. Có lẽ
nói bài thơ được xây dựng trên cảm hứng thương nhớ triền miên với bao kỷ niệm chống chất, ào
ạt xô tới:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Sài Khao, Mường Lát, những địa danh rất Tây Bắc cũng góp phần gợi nỗi nhớ chơi vơi. Hình
ảnh Tây Bắc được hiện lên trong câu thơ thật mịt mù và cải mệt mỏi của đoàn quân như lẫn vào
sương. Bên cạnh cái gian khổ lại có một cái rất thơ, dường như huyền thoại:
123doc.vn
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Câu thơ rất độc đáo, hoa về chứ không phải hoa nở, đêm hơi chứ không phải là đêm sương. Hoa
hiện ra mờ mờ trong sương, trong màn sương vẫn cảm thấy hoa. Câu thơ đẹp, huyền ảo, lung
linh quá! Đọc đến đây, cái “mỏi” của đoàn quân dường như đã tan biến hết. Quang Dũng thật tài
tình khi viết một câu thơ hầu hết là thanh bằng nhẹ nhàng, lâng lâng, chơi vơi như sương, như
hoa, như hồn người, khác với:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Những câu thơ giàu chất tạo hình như vẽ lại được cả chặng đường hành quân đầy gian khổ, khó
khăn. Tác giả không viết súng chạm trời mà là “súng ngửi trời” rất sinh động, nghịch ngợm,
thông minh, hóm hỉnh.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Câu thơ ngắt nhịp ở giữa gợi hình ảnh dốc rất cao, rất dài nhưng ngay sau đó lại là một câu thơ
toàn vần bằng. Xuân Diệu trước đây cũng chỉ viết được hai câu toàn vần bằng mà ông rất tâm
đắc:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
Còn Quang Dũng trong Tây Tiến đã có khá nhiều câu thơ hầu hết là vần bằng, chất tài hoa của
ông bộc lộ ở đó.
Tây Tiến đặc tả cận cảnh. Con người và cảnh vật rừng núi miền Tây Tổ quốc được tác giả thể
hiện ở khoảng cách xa xa, hư ảo với kích thước có phần phóng đại khác thường. Trong khổ thơ
thứ nhất này từng mảng hình khối, đường nét, màu sắc chuyển đổi rất nhanh, bất ngờ trong một
khung cảnh núi rừng bao la, hùng vĩ như một bức tranh hoành tráng. Câu thơ “Mường Lát hoa về
trong đêm hơi” không thể nói rõ mà chỉ cảm nhận bằng trực giác. Nếu “thơ là nơi biểu hiện đầy
đủ nhất, sâu sắc nhất ma lực kỳ ảo của ngôn ngữ” thì câu thơ này cũng đúng như vậy.
Thiên nhiên trong Tây Tiến cũng như trong thơ Quang Dũng bao giờ cũng là một nhân vật quan
trọng, tràn đầy sinh lực và thấm đượm tình người. Hồn thơ tinh tế củ tác giả bắt rất nhạy từ một
làn sương chiều mỏng, từ một dáng hoa lau núi phất phơ đơn sơ bất chợt, rồi ông thổi hồn mình
vào đó và để lại mãi trong ta một nỗi niềm bâng khuâng thương mến và một áng thơ đẹp:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
123doc.vn
Khung cảnh thiên nhiên hiện lên ở Tây Tiến thật hoang sơ, kỳ vĩ. Trên cái nên thiên nhiên dữ dội
có hình ảnh đoàn quân Tây Tiến thật nhỏ bé nhưng chính sự đối lập tương phản đó càng làm tăng
khí phách anh hùng, kẻ thù cũng như gian khổ không gì khuất phục nổi.
Trên đường hành quân đã có những người lính hy sinh. Tác giả không ngần ngại nói đến cái
chết:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
Quang Dũng là một nhà thơ xuất thân tiểu tư sản nên ông miêu tả cái chết cũng rất lãng mạn.
Hình ảnh “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” vừa gợi thương nhưng cũng rất bình thản. Những chiến
sỹ Tây Tiến là những thanh niên Hà Nội chưa quen chuyện gươm súng gian khổ và họ đã ngã
xuống sau những dãi dầu sương gió. Hình như tác giả không muốn người đọc chìm sâu trong
cảm giác xót thương nên ngay sau đó là hình ảnh hào hùng của thiên nhiên:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người.
Biết bao nhiêu điều đe dọa sinh mạng người lính. Câu thơ nói về những hiểm nguy ấy với giọng
điệu ngang tàng, coi thường, xóa đi sự bi lụy của cảm xúc ở câu trên. “Cọp trêu người” – có một
cái gì đó rất nghịch ngợm, rất lính.
Trong trường ca Từ đêm mười chín của Khương Hữu Dụng cũng có những câu nói về gian truân,
nguy hiểm mà người lính phải gánh chịu:
Đây cao vòi vọi dốc ông Mạnh
Đây ầm ầm đổ thác Không Tên
Có suối chân hùm vừa để dấu
Có lùm cây vút tuyệt đường chim.
Nhưng không mạnh mẽ bằng Tây Tiến.
Và đằng sau những trắc trở ấy lại là cảnh thanh bình, yên ấm:
Ôi nhớ Tây Tiến cơm nên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Câu thơ gợi cảm giác nồng nàn, no nê, đầy đủ những kỷ niệm đơn sơ, nhỏ bé trong cuộc sống
đời lính thường ngày cũng hóa thành gần gũi, ấm lòng. Hương thơm ấy không chỉ là hương “nếp
xôi” mà còn là hương từ đôi bàn tay em – cô gái Mai Châu.
Quang Dũng nhớ về người lính Tây Tiến gian khổ, hy sinh nhưng không bi lụy, mà vẫn hùng,
vẫn thơ. Tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, âm thanh mwois mẻ, gợi cảm và có chút lãng
mạn.
123doc.vn
Tác giả chuyển mạch cảm xúc rất tự nhiên, nói những kỷ niệm đẹp trong cuộc sống với cảnh,

người, tình quân dân đầm ấm, khó quên:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
“Hội đuốc hoa”, “xiêm áo” gợi cái gì về đếm cưới ngày xưa và có vẻ “e ấp” của “nàng” làm cho
câu thơ thêm gợi cảm. Câu thơ lâng lâng, dìu dặt như tiếng khèn đưa người về một nơi rất xa.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ.
Câu thơ có tính chất hư ảo, hình ảnh hoa lau gợi nhớ đến bài thơ Lau mùa thu của Chế Lan Viên:
Ngàn lau cười trong nắng
Hồn của mùa thu về
Hồn mùa thu sắp đi
Ngàn lau xao xác trắng.
Quang Dũng không chỉ là một người tài hoa mà còn rất hào hoa khi ông viết:
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Câu thơ: “Có nhớ dáng người trên độc mộc” rất giàu chất tạo hình. Nhà thơ yêu đất nước, yêu
đến từng dòng suối, dáng người, cánh hoa. Nếu không có chất thơ ấy cuộc đời sẽ mất đi nhiều ý
nghĩa, có chất thơ ấy gian khổ sẽ trở thành hào hùng.
Khổ thứ tư, tác giả trở lại với những gian khổ hy sinh của người lính:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Đọc những câu thơ này tưởng như ứa nuwocs mắt vì thương cảm. Những người lính bị sốt rét
rụng hết cả tóc, người “xanh tàu lá”. Và những nguwoif lính dũng mãnh ấy, tâm hồn cũng thật
dịu hiền và lãng mạn:
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Nhà thơ dùng từ rất tài hoa “kiều thơm” để chỉ những cô gái đẹp của Hà Nội. Giữa chiến trường
miền Tây vô cùng khốc liệt, nếu người lính không biết mơ mộng, thi vị hóa cuộc sống về mục
đích cao xa hơn thì sẽ gục ngã trong hiện thực đầy khắc nghiệt ấy. Chất men lãng mạn, vượt lên

trên hoàn cảnh. Do vậy, dù miêu tả rất đậm sự gian khổ, khốc liệt của chiến trường, của người
lính chinh chiến mà bài thơ không đượm chút sắc bi quan, u ám nào khiến con người run sợ, nản
lòng.
123doc.vn
Hơn một lần trong bài thơ tác giả nói về cái chết:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Với lòng yêu nước nồng nàn, cả một thế hệ người con ưu tú của dân tộc đã ra đi bảo vệ Tổ quốc.
Không phải họ không biết đến những hy sinh, mất mát nhưng vẫn vui vẻ ra đi, không tính toán
hơn thiệt mặc dù mắt vẫn nhìn thấy những nấm “mồ viễn xứ” nằm “rải rác biên cương”. Lý
tưởng cách mạng và tuổi trẻ đã truyền cho các chàng trai Tây Tiến chất ngang tàng anh hùng và
cả chất men say lãng mạn đáng yêu nữa, ngay cả khi đối mặt với cái chết cũng phảng phất nét
nghệ sỹ tài tử, anh hùng hảo hán thời xưa, coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, “chiến trường đi
chẳng tiếc đời xanh”. Cái chết của người lính là cái chết bi tráng chứ không bi lụy, mềm yếu. Đã
có một thời nguwoif ta tránh nói về cái chết, về những mất mát. Nhưng có chiến thắng nào mà
không trả giá bằng máu và nước mắt. Và “không có gì cao cả hơn một nỗi đau buồn lớn (An-
phrêt-đơ Muyt-xê).
Nét đặc sắc của Tây Tiến là nói về chiến tranh mà không có một chữ đánh và có ba lần miêu tả
cái chết, nhưng Quang Dũng nói một cách rất giản dị: “bỏ quên đời”, “về đất”, “hồn về” để bình
thường hóa cái chết. Chúng ta có nhiều bài thơ nói về cái chết của người lính như Nấm mồ và
cây trầm của Nguyễn Đức Mậu:
Cái chết bay ra từ nòng súng quân thù
Nhận cái chết cho đồng đội sống
Ngực chắn lỗ châu mai, Hùng đứng thẳng
Đồng đội xông lên nhìn thấy Hùng cười.
…Hùng nằm trong nôi của đất rộng còn nhiều nữa nhưng chưa bài nào sánh nổi Tây Tiến. Quang
Dũng chỉ bằng vài dòng thơ đã khắc họa thật sâu và xúc động về cái chết vừa bi thiết vừa hùng
tráng, mà xiết bao cao cả của người chiến sỹ. Để tiễn đưa người lính vô danh ra đi tác giả không

cần một lời ngợi ca, cũng không cần một giọt nước mắt xót thương. Ông chỉ để cho trời đất
chứng giám và thu nhận thể xác linh hồn người lính vào lòng. Nhưng những người lính ấy không
hề chết, mà còn sống mãi trong lòng chúng ta:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Những người lính hiểu rằng cuộc chiến đấu còn dài có thể họ sẽ ngã xuống vì Tổ quốc “đi không
hẹn ước”. Con đường trở về không biết đến bao giờ nhưng người lính không buồn nản. Điều đó
biểu hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Họ ra đi mang theo cả nỗi nhớ
của người ở lại.
Bốn mươi ba năm đã trôi qua, kể từ ngày Tây Tiến ra đời. Vượt qua sức cản phá của thời gian,
123doc.vn
Tây Tiến vẫn còn sức quyến rũ chúng ta hôm nay, gợi nhớ về “những năm tháng không quên”
trong lịch sử dân tộc. Có thể nói Tây Tiến là “một tượng đài bất tử” về người lính vô danh mà
Quang Dũng đã dựng lên bằng cả tâm hồn mình để tưởng niệm một thế hệ thanh niên đã hăng
hái, anh dũng ra đi mà nhiều người trong số họ không về nữa. Tây Tiến in đậm một phong cách
thơ Quang Dũng, tài hoa, độc đáo.
(Bài của Vũ Thị Thu Hương – Học sinh trường THPT Công Nghiệp A – Hà Tây)
• Nhận xét:
Có năng lực cảm thụ thơ rất tốt nên đã phân tích được một cách sâu sắc tình cảm và những cảm
hứng thẩm mỹ của Quang Dũng đối với những người lính Tây Tiến.
Biết tập trung vào những hình ảnh đặc sắc, những ý thơ độc đáo, những ngôn từ thơ xuất thần để
làm nổi bật chủ đề, không dàn trải, tham lam. Giọng điệu bài văn thích hợp với chất (phong
cách) thơ Quang Dũng: Sôi nổi, lắng đọng, xúc động, hào hứng.
BÀI LÀM 2:
“Có một bài ca không bao giờ quên…”
Có một bài ca như thế. Cũng có những năm tháng không bao giờ quên, không phai mờ trong ký
ức của nhiều thế hệ đã qua, hôm nay và mai sau. Đó chính là những ngày tháng kháng chiến
chống Pháp, khi toàn dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ với tất cả sức lực, niềm say

mê. Chúng ta vừa qua nạn đói, vừa giành được độc lập thì thực dân Pháp trở lại xâm lược. Dấu
ấn của nạn đói năm 45 vẫn còn, rất đậm, trong mỗi người Việt Nam. Tự do hay trở về cuộc đời
cũ? Đấy là câu hỏi day dứt bao người. Theo tiếng gọi của tự do, những người nông dân, công
nhân, học sinh, những người mẹ, người chị tham gia kháng chiến, tạo nên hào khí dân tộc của
một thời đại.
Trong những năm tháng đáng nhớ ấy, văn học dù chưa dám nói là đã ghi lại trọn vẹn bộ mặt đất
nước, nhưng cũng đã ghi lại được hào khí của một thời với hình ảnh bao người mà hình ảnh
trung tâm là người chiến sỹ cụ Hồ. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng cũng ra đời trong hoàn
cảnh chung đó.
Bài thơ sáng tác tại Phù Lưu Chanh năm 1948 khi Quang Dũng đã chuyển đơn vị. Nhưng những
ngày tháng sống và chiến đấu ở đoàn quân Tây Tiến là những kỷ niệm khó quên nên nỗi nhớ Tây
Tiến da diết, cồn cào trong lòng tác giả. Toàn bài thơ là một nỗi nhớ. Tác giả nhớ về cuộc sống
gian khổ, nhớ về kỷ niệm những đêm liên hoan, về cái âm u hoang dã của rừng núi và in đậm
nhất là nỗi nhớ của người lính Tây Tiến.
Ra đi kháng chiến khi còn là thanh niên, học sinh Hà Nội. Quang Dũng cũng như đồng đội tác
giả trở thành người lính. Kỷ niệm làm người lính Tây Tiến đã xa mà lại gần, để khi trở lại, tác
123doc.vn
giả phải bật lên:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Câu thơ kết thúc bằng dấu chấm than cùng với âm hưởng của vần ơi, tạo nên xúc cảm lớn. Hành
ảnh đó là tiếng nói của Quang Dũng vang vọng dến đoàn quân Tây Tiến? Không! Đó là tiếng
long của tác giả “Xa rồi Tây Tiến ơi” nhưng tấm lòng thì vẫn thiết tha lắm! Âm hưởng câu thơ
có sức vọng làm cho tiếng lòng của Quang Dũng như xoáy sâu vào tâm hồn người đọc. Người
đọc rung theo những xúc cảm do câu đầu mang lại để đến với nỗi nhớ Tây Tiến:
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Nỗi nhớ mới lạ lùng làm sao? “Nhớ chơi vơi!” Hình như trong ca dao ta cũng bắt gặp:
Ra về nhớ bạn chơi vơi
Nỗi nhớ “chơi vơi” là nỗi nhớ không định hình, khó nắm bắt đã diễn tả bằng lời. Nỗi nhớ ấy bao
la, bát ngát lại có chiều sâu. Nói muốn tràn ra khỏi không gian để xoáy vào lòng người. Một
người ngoài cuộc hẳn không thể có nỗi nhớ ấy. Chỉ có Quang Dũng với nỗi lòng của mình mới

có nỗi nhớ ấy mà thôi. Với tấm lòng tha thiết thì hẳn nỗi “nhớ chơi vơi” là điều hoàn toàn có lý.
Cũng sử dụng vần “ơi!” câu thơ có sức lan tỏa rộng. Vần “ơi” lan ra theo nỗi nhớ “chơi vơi” của
tác giả.
Thông thương thường khi nhớ về một điều gì, người ta thường nhớ đến những kỷ niệm đẹp để lại
dấu ấn không quên. Quang Dũng nhớ đầu tiên là nhớ về rừng núi.
Nhớ về rừng núi…
Rừng núi là nơi xưa kia tác giả cùng đồng đội đã cùng sống, cùng chiến đấu. Rừng núi in đậm
bao nỗi khổ, bao niềm vui nối buồn của người chiến sỹ. Hơn ai hết, tác giả là người trong cuộc,
tác giả nhớ về rừng núi, những khó khăn gian khổ mà mình đã từng nếm trải:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mấy súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Mặc dù cuộc sống gian khổ không phải điều nhà thơ chú trọng phác họa nhưng trước mắt ta vẫn
123doc.vn
hiện ra cái khắc nghiệt của rừng núi. Nhà thơ Tố Hữu đã từng có những câu thơ:
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm
Mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn.
Tố Hữu mô tả thẳng cảnh sống người lính. Quang Dũng không làm thế. Quang Dũng chỉ mô tả
cái hoang vu, hoang dã của một vùng rừng núi nhưng qua cảnh đó ai cũng hiểu rằng đời lính là
như thế đó. Họ sống giữa thiên nhiên như vậy đó. Với những địa danh xa lạ “Sài Khao”, “Mường
Lát”, “Pha Luông” rừng núi như càng trở nên xa ngái, hoang vu hơn. Hơn thế, cần phải nhớ rằng
đoàn quân Tây Tiến hầu như toàn là những chàng trai trẻ Hà Nội theo tiếng gọi kháng chiến ra
đi, nhiều người còn là học sinh nên cảnh rừng núi càng xa lạ, đáng sợ hơn. Quang Dũng là người
trong cuộc sống hiểu tâm lý ấy rất rõ.
Nỗi nhớ rừng núi bắt đầu bằng những cuộc hành quân:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Những cuộc hành quân đi qua và những cuộc hành quân mới lại tiếp nối trong cuộc đời người
lính của Quang Dũng. Nhưng có lẽ cái mỏi mệt của những cuộc hành quân lần đầu sẽ không bao
giờ đi qua cùng năm tháng cũng như rừng sương “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” sẽ in mãi
dấu ấn, câu thơ chùng xuống, đều đều gợi lên sự mỏi mệt, bải hoải làm ta tưởng chừng như đoàn
quân Tây Tiến sắp ngã, sắp chìm đi trong sương. Nhưng không, âm điệu bài thơ lại vút lên bởi
một câu vần bằng:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Câu thơ ấy đã xóa đi cái mệt mỏi của đoàn quân Tây Tiến, để đoàn quân tiếp bước. Những khó
khăn lại cứ rải trên đường người lính đi qua:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.
Câu thơ với “khúc khuỷu” làm nên cảm giác hình như con đường đi khó khăn quá! “Dốc thăm
thẳm” lại làm cho những khó khăn như nhiều hơn, dài ra theo tính chất “thăm thẳm” của con dốc
và trên những đường dốc ấy. “Súng ngửi trời”. Chỉ riêng “heo hút cồn mây” đã gợi lên một
không khí vắng vẻ, hoang sơ của rừng núi, súng ngửi trời cộng thêm vào cái vẻ đơn độc của
123doc.vn
người lính giữa đèo cao.
Những khó khăn gian khổ nhiều là thế nhưng lại nhẹ đi bởi câu thơ vần bằng tiếp sau:
Nhà ai Pha luông mưa xa khơi.
Cứ như thế, những câu thơ vần bằng xen giữa những câu thơ vần trắc, âm hưởng đoạn thơ trở
nên trùng điệp hơn, âm điệu ấy cứ theo suốt bài thơ, cùng với cách dùng từ cổ kính của Quang
Dũng góp phần tạo nên nét lãng mạn mà hào hùng cho bài thơ.
Cả khổ thơ đầu là những khó khăn của vùng rừng núi, của thiên nhiên hoang sơ. Đứng trước bức
tranh dữ dội ấy, ai cũng thầm nghĩ: vậy người lính sống như thế nào nhỉ?
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm mường Hịc cọp trêu người.

Quang Dũng tả rất thực những khó khăn của cuộc kháng chiến mà đoàn quân Tây Tiến đã gặp
nhưng không làm bài thơ trở nên bi thảm, lòng người bi quan mà chỉ để ngợi ca người lính. Tác
giả lại tiếp tục đưa ta đến với người lính bằng ngòi bút rất thực ấy. Trước gian khổ, trên đường
hành quân, nhiều người đã nằm lại mảnh đất xa lạ để không bao giờ tỉnh dậy:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa.
Nhưng anh hùng làm sao, những con người ngã xuống ấy! Người lính không chịu nỗi khổ hy
sinh nhưng cũng tìm được cho mình một tư thế chết của người chiến sỹ:
Gục lên súng mũ bỏ quên đời.
“Bỏ quên đời” chỉ là cách nói nhằm giảm nhẹ sự mất mát, tang thương khi người lính lìa trần.
Nhưng hình ảnh sử dụng rất đắc là hình ảnh “gục lên súng mũ”. Ta chợt nhớ đến dáng đứng của
anh giải phóng quân về sau:
Anh ngã xuống trong khi đang đứng bắn
Máu anh tuôn theo lửa đạn cầu vồng.
Dáng đứng của anh giải phóng quân mãi mãi đi vào lòng người dân trong kháng chiến chống Mỹ
thì dáng ngã xuống gục xuống của anh lính cụ Hồ hẳn sẽ không phai mờ trong tâm hồn của
Quang Dũng, của đoàn quân Tây Tiến và của những người tham gia kháng chiến. “Gục lên s úng
123doc.vn
mũ” cũng là cách nói nhẹ và cũng là cách nói của những người thanh niên trí thức lúc bấy giờ.
Người lính ra đi nhưng đồng đội anh lại tiếp bước.
Những khó khăn lại đến:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người.
Hình như ai đó đã nói về cách sử dụng từ “Mường Hịch” của Quang Dũng. Địa danh đọc lên có
cảm giác như tiếng chân cọp đi trong đêm. Rừng núi trở nên rờn rợn, nguyên vẻ hoang sơ của nó.
Ở nơi xa xôi con người lần đầu đặt chân, thiên nhiên là chủ thì khó khăn cũng như tăng lên gấp
bội. Nhưng nét lạc quan, vui vẻ của người lính vẫn chẳng thể mất dọc cuộc hành trình:
Ôi nhớ Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
Quang Dũng lại nhớ về những kỷ niệm của những đêm liên hoan. Nhịp điệu câu thơ như có gì
náo nức, rộn rã:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Nguwoif đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Cái dữ dội, hoang dã của thiên nhiên trong hai khổ thơ đầu như biến mất đi sau những kỷ niệm
vui của đoàn quân Tây Tiến. Nét nghịch ngợm vui tươi của những chàng trai thanh niên Hà Nội
xúng xính giả làm con gái cùng tiếng nhạc và vẻ e ấp giả vờ, câu thơ với hai chữ “kìa em” vừa
mang vẻ ngạc nhiên vừa mang nụ cười thoải mái của người chiến sỹ. Những kỷ niệm vui đó hẳn
sẽ không quên trong lòng người cũng như vẫn còn nguyên vẹn trong lòng Quang Dũng vậy.
Cùng với sự vui tươi, người lính Tây Tiến còn sống với bản lĩnh lãng mạn, với tâm hồn giàu chất
thơ, giàu cảm xúc của mình. Một dáng người trên độc mộc vào một buổi chiều sương, một khóm
hoa đong đưa trên dòng nước lũ…tất cả đi vào nhẹ nhàng cho cả đoạn thơ.
Quang Dũng xa Tây Tiến nhưng khoảng thời gian ấy chưa lâu nên kỉ niệm Tây Tiến vẫn còn
nguyên vẹn. Nỗi nhớ “chơi vơi” trải khắp bài thơ nhưng đọng nhất vẫn là nỗi nhớ về người lính
Tây Tiến. Có lẽ người lính Tây Tiến, hình ảnh của họ đã ăn sâu tận trong máu thịt của tác giả:
123doc.vn
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Câu thơ đầu hoàn toàn tả thực về người lính kháng chiến, nổi tiếng bởi tên gọi “Vệ trọc”. Giữa
rừng núi hoang sơ, nạn sốt rét là nạn mà người lính thường mắc phải. sốt rét đến nỗi trọc cả đầu
chỉ còn một vài sợi tóc lưa thưa, đến nỗi da xanh xao “màu lá”.
Bệnh sốt rét ác nghiệt như Chính Hữu đã từng mô tả:
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Sốt rét là bệnh tiêu biểu thường gặp ở người lính, khi Quang Dũng nói về điều này, tác giả muốn
nói cho ta biết, người lính Tây Tiến sống như thế đấy! Họ sống và chiến đấu với cả gian khổ, cả
bệnh tật nữa. Giữa bao nhiêu khó khăn người lính vẫn:

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Nét dữ tợn của người chiến sỹ Tây Tiến ở đây không làm nhạt tí nào hình ảnh người lính Tây
Tiến trong ta. Bệnh tật, yếu đau tưởng chừng làm người chiến sỹ yếu đuối nhưng ta bất ngờ vì
dáng vẻ “dữ oai hùm” làm mất đi sự yếu đuối của “đoàn quân không mọc tóc” và của “quân
xanh màu lá” giúp cho câu thơ trên tiếp tục:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Đây chính là hai câu thơ tập trung nhất vẽ nên bức tranh người lính Tây Tiến và cũng là hai câu
thơ hay nhất trong cả bài thơ. Người lính Tây Tiến sống với hình ảnh quê hương Hà Nội, chiến
đấu với tương lai trước mặt. Hai câu thơ vừa mang nét lãng mạn của người chiến sỹ vừa có nét
hào hùng. Mắt người lính “trừng” nhưng không hề mang nét dữ tợn, đấy chỉ là quyết tâm của họ.
Họ quyết tâm chiến đấu cho Tổ quốc, đất nước, điều này là điều tâm niệm của mỗi người. Nhưng
người lính không đánh mất đi nét đẹp tâm hồn: sự mộng mơ. Hai câu thơ trên có thời đã bị đem
ra chỉ trích cùng với bài thơ đó là buồn rớt, bi quan, là tiểu tư sản. Đành rằng câu thơ có thoáng
nét buồn cũng như bài thơ có thoảng những nét buồn: nhưng buồn ở đây đâu có làm mất đi quyết
tâm của người lính Tây Tiến. Quyết tâm đánh giặc và lãng mạn phải kết hợp hài hòa mới có thể
tạo nên vẻ đẹp tâm hồn người chiến sỹ một cách sâu sắc. (Đây là điểm mà đã có một thời vì hoàn
cảnh lịch sử, vì một lý do nào đó người ta đã quên đi hay cố tình quên đi). Người lính Tây Tiến
chiến đấu cho ai? Mục đích của họ hướng tới là gì nếu không phải quê hương mà cụ thể là Hà
Nội. Người lính mơ về Hà Nội, về người thiếu nữ Hà Nội thì chính những mộng mơ ấy đã tiếp
thêm sức mạnh cho người chiến sỹ sống và chiến đấu. Hai câu thơ chính vì thế lãng mạn mà rất
123doc.vn
hào hùng!
Người lính Tây Tiến gặp bao nhiêu gian khổ. Dọc con đường hành quân bao người đã ngã xuống
vì gian khổ, vì khắc nghiệt của rừng núi, vì đau ốm, bệnh tật và họ ngã xuống vì chiến đấu.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ.
Câu thơ đọc lên mà sao thảm quá. Bao người nằm lại nơi xa lạ không người qua lại, chẳng bao
giờ trở về. Từ “rải rác” làm ta cảm giác người lính Tây Tiến ngã xuống, ngã xuống nhiều trong
cuộc chiến đấu, làm ta cảm giác thấm thía cái lạnh khi những người phải từ giã cuộc đời. Từ
“viễn xứ” tạo nên sự xa xôi, lạnh lẽo của rừng núi, gợi lên sự cô đơn của những người nằm lại.

Câu thơ trầm xuống, xoáy vào lòng ta một nỗi buồn không thể thốt lên lời, ta tưởng chừng như
câu thơ sau không thể cất lên nổi, nhưng ngược lại:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Câu thơ nhẹ nhàng như không hề mang chút gì bi thảm của những nấm mồ viễn xứ. Câu thơ
trước tạo nên cái “bi” câu thơ sau tạo nên nét “tráng”. Cái không khí bi quan biến mất, chỉ còn
lại nét ngang tang, chút thanh thản của người lính Tây Tiến “chẳng tiếc đời xanh” là cách nói của
người thanh niên trí thức Hà Nội nhưng cũng mang cả quan niệm về lý tưởng chiến đấu, người
lính biết rằng họ còn trẻ, họ chiến đấu có thể bị hy sinh. Đâu phải họ không tiếc cho tuổi trẻ.
Không phải “tuổi trẻ là mùa xuân” đó sao! Nhưng cao hơn tuổi trẻ họ còn có tự do, quê hương.
Con người hậu phương gửi gắm cả nỗi lòng của họ. Đó là lý tưởng tại sao người lính Tây Tiến
chẳng tiếc đời xanh. Họ nằm xuống nhẹ nhàng:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Cách dùng từ “áo bào” làm câu thơ trở nên cổ kính hơn. Anh ra đi mãi mãi nhưng anh ra đi là do
lẽ sống của mình sống mãi nên cái chết của anh nhẹ nhàng như “về đất” ngoài ý nghĩa làm giảm
sự đau thương? Quang Dũng không muốn có bất cứ giọt nước mắt nào rơi trên thi hài người lính
Tây Tiến. Người lính Tây Tiến sống lãng mạn, hào hùng thì chết cũng phải như vậy. Đấy chính
là lý do tác giả có ý sử dụng từ cổ kính và nói theo lối nói của người lính Tây Tiến. Quang Dũng
muốn nói rằng người lính Tây Tiến chiến đấu là cho quê hương thì sự ra đi của họ cũng nhẹ
nhàng, thanh thản: họ về với đất. Đất như người mẹ giang tay ôm đứa con yêu vào lòng và người
chiến sỹ ngự trong vòng tay mẹ. Như vậy anh hy sinh ở nơi xa nhưng linh hồn anh vẫn về bên
đất mẹ. Câu thơ vì thế mất đi sự bi thảm vốn có. Anh chiến sỹ chết đi, quê hương ôm anh vào
lòng, sông núi hát lên tiễn đưa anh:
123doc.vn
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Không hề có tiếng khóc, giọt nước mắt tang thương. Chỉ có núi sông, đất mẹ chứng kiến cái chết
của anh. Bóng dáng của anh hòa vào sông, hòa vào đất mẹ.
Người lính Tây Tiến ra đi nhưng hình ảnh của anh không bao giờ mờ phai trong tâm trí con
người. Hình ảnh người lính và những kỷ niệm đậm mãi trong lòng Quang Dũng và mỗi chúng ta:
Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Bài thơ khép lại nhưng âm điệu vẫn mãi vang vọng trong tâm hồn ta. Nhịp điệu trùng điệp, nét
lãng mạn hào hùng của bài thơ để lại dấu ấn trong ta. Có những tác phẩm đã gặp nhiều lần mà ta
lại quên đi nhưng có những tác phẩm chỉ bắt gặp một lần lại sống mãi. Ấy là Tây Tiến!
Hình ảnh người lính Tây Tiến lung linh ngời sang với cả hào khí dân tộc.
Trương Thị Mai Hạnh
ĐỀ 2:PHÂNTÍCHGIÁTRỊHIỆNTHỰCVÀNHÂNĐẠOCỦATRUYỆN"VỢCHỒNGAPHỦ"
I . ĐẶT VẤN ĐỀ .
Trước cách mạng tháng Tám, Tô Hoài nổi tiếng với tác phẩm Dế mèn phưu lưu kí . Sau cách
mạng tháng Tám và đi theo kháng chiến, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng của mình bằng tập
Truyện Tây Bắc . Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về
đề tài Tây Bắc . Tác phẩm có một giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể . Truyện viết về cuộc
sống của người dân lao động vùng núi cao, dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong
kiến miền núi . Đặc biệt truyện đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến
với cách mạng của họ .
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
“Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai
bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ
củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi ” .
123doc.vn
Vợ chồng A Phủ mở đầu như thế , một sự mở đầu xứng đáng với giọng kể chuyện đẹp như ru .
Thế giới Tây Bắc đã được mở ra xa xăm kì diệu, trên cả ý nghĩa và nhạc điệu và lời văn . Một
thế giới không phải cổ tích mà như thoảng hương ca dao cổ tích, một thế giới hứa hẹn rất nhiều
sức gợi cảm, qua một bức chân dung thiếu phụ buồn .
Mị là một người con gái đẹp, một vẻ đẹp mang tính thuần nhất với vẻ đẹp trong văn chương . Mị
có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, không có đàn tì bà, không có nguyệt cầm thì cô giỏi sáo và
giỏi “uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo” . Mà tài năng âm nhạc, cũng theo
truyền thống thường hé mở một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương .

Quả thế, Mị đã được yêu, và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước
âm thah hò hẹn của người yêu .
Nhưng người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời có thể nói là bạc mệnh .
Để cứu nạn cho cha, cuối cùng cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ
trong nhà thống lí .
Tô Hoài đã không quên diễn tả nỗi cực nhọc về thể xác của người con gái ấy, con người với danh
nghĩa là con dâu , nhưng thực chất chính là tôi tớ . Thân phận Mị không chỉ là thân trâu ngựa,
“Con trâu con ngựa làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con
gái ở cái nhà ngày thì vùi vào việc làm cả ngày lẫn đêm” .
Song nhà văn xem ra vẫn thông cảm nhiều hơn với nỗi đau khổ về tinh thần . Chính cảm xúc về
nỗi đau thinh thần ấy đã giúp ông sáng tạo ra những ngôn từ, những hình ảnh khó quên : Một cô
Mị mới hồi nào còn rạo rực yêu đương, bây giờ lạng câm , “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó
cửa” . Và nhất là hình ảnh căn buồng Mị, kín mít với cái cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, Mị ngồi
trong đó trông ra lúc nào cũng thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng . Đó quả
thực là một thứ địa ngục trần gian giam hãm thể xác Mị, cách li tâm hồn Mị với cuộc đời, cầm cố
tuổi xuân và sức sống của cô . Rõ ràng tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi ở đây đã
được cất lên nhân danh quyền sống . Cái chế độ ấy đáng lên án, bởi vì nó làm cạn khô nhựa
sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người vô cùng đáng sống .
Mị đã tùng muốn chết mà không được chết , vì cô vẫn còn đó món nợ của người cha . Nhưng dến
lúc có thể chết đi, vì cha Mị không còn nữa thì Mị lại buông trôi , kéo dài mãi sự tồn taịi vật vờ .
Chính lúc này cô gái còn đáng thương hơn . Bởi muốn chết nghĩa là vẫn còn muốn chống lại một
cuộc sống không ra sống, nghĩa là xét cho cùng, còn thiết sống . Còn khi đã không thiết chết ,
nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó thì lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa
hay cõng nước… cũng chỉ là cái xác không hồn của Mị mà thôi .
Như vậy sức sống của Mị đã vĩnh viễn mất đi ? Không phải thế, bên trong cái hình ảnh con rùa
123doc.vn
lầm lũi kia dang còn một con người . Khát vọng hnạh phúc có thể bị vùi lấp , bị lãng quyên trong
đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan . Gặp thời cơ
thuận lợi thì nó lại cháy lên từ lớp tro tàn . Và nó, cái khát vọng hạnh phúc đó đã bất chợt cháy
lên, thật nồng nàn và xót xa trong một đêm xuân đầy ắp tiếng gọi của tình yêu .

Có thể nói cuộc nổi loạn lần thứ nhất trong tâm hồn Mị là đoạn văn thử thách thực sự ngòi bút
của Tô Hoà i . Làm sao có thể cắt nghĩa được vì lí do gì mà cô Mị của ngày xưa, cô Mị đầy xuân
tình xuân sắc lại bỗng dưng thức dậy trong người đàn bà âm thầm, chịu đựng mỏi mòn đúng vào,
và chỉ đúng vào cái đêm tình mùa xuân ấy ? Làm sao con người đã chôn vùi cả tuổi thanh xuân
trong gian buồng kín mít chỉ có cái lỗ vuông nhỏ mờ mờ trăng trắng kia suốt từng ấy năm trời,
vào đúng đêm ấy lại muốn vùng lên, nảy sinh ý định đi chơi xuân ? Nguyên do là bởi đất trời ?
Quả thực bức tranh Hồng Ngài mùa xuân năm ấy có sức làm say đắm lòng người, ngất ngây tâm
hồn tuổi trẻ . Song gió rét, sắc vàng ửng của cỏ tranh, hay sự biến đổi màu sắc kì ảo của các lòa
hoa đẹp chưa hẳn đã đủ để làm nên cuộc nổi loạn trong một tâm hồn đã bấy nhiêu năm tê dại vì
đau khổ . Cần phải có những tác nhân khác nữa, mạnh mẽ hơn, có sức lôi cuốc Mị ra khỏi hiện
tại để Mị trở về với chính mình của xa xưa : phơi phới , trẻ trung, yêu đời .
Tác nhân ấy, theo Tô Hoà i trước hết phải là hơi rượu . Ngày tết năm đó Mị cũng uống rượu, Mị
lén uống từng bát , “uống ừng ực” rồi say đến lịm người đi . Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng
quên vừa đem về nỗi nhớ . Mị lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy đồng , người hát mà
không nghe, không thấy và cuộc rượu tan lúc nào cũng không hay) nhưng lại nhớ về ngày trước
(ngày trước, Mị thổi sáo cũng giỏi …), và quan trọng hơn là Mị vẫn nhớ mình là một con người,
vẫn có cái quyền sống của một con người : “Mị vẫn còn trẻ . Mị muốn đi chơi . Bao nhiêu người
có chồng cũng đi chơi ngày Tết . Huống chi Mị và A Sử, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở
với nhau” .
Nhưng tác nhân có tác dụng nhiều nhất trong việc dìu hồn Mị bềnh bồng về với những khát khao
hạnh phúc yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sáo bởi tiếng sáo là tiếng gọi của mùa xuân, của tình yêu
và tuổi trẻ . Tiếng sáo lúc đầu đã có tình cảm lắm, nhưng còn vọng lại từ xa, mãi từ ngoài đầu
núi, và Mị vẫn còn đủ tỉnh táo để để nhẩm theo lời hát . ít lâu sau, tai Mị lại vẳng tiếng sáo ,
nhưng không còn vẳng từ ngoài đầu núi xa nữa mà là tiếng sáo gọi bạ đầu làng . Rồi đến lúc
tiếng sáo không chỉ là gọi bạn. Nó gọi bạn yêu . Và nó “lửng lơ bay ngoài đường” , như tình ai
không thể tan, như lòng ai đợi chờ, hờn trách . Để rồi cuối cùng tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị,
nó đã trở nên tiếng lòng của người thiếu phụ .
Tô Hoài đã đặt Mị trong sự tương giao giữa một bên là sức sống tiềm tàng với một bên là cảm
thức về thân phận . Cho nên trong thời khắc âý, ta mới thấy Mị đầy rẫy những mâu thuẫn . Lòng
phơi phới nhưng Mị vẫn theo quán tính bước vào buồng , ngồi xuống giường, trông ra cái lỗ

vuông mờ mờ trăng trắng . Và khi lòng ham sống trỗi dậy thì ý nghĩ đầu tiên là được chết ngay
đi .
123doc.vn
Nhưng rồi nỗi ám ảnh và sức sống mãnh liệt của tuổi xuân cứ lớn dần , cho tới khi nó lấn chiếm
hẳn trọn bộ tâm hồn và suy nghĩ của Mị, cho tới khi Mị hoàn toàn chìm hẳn vào trong ảo giác :
“Mị muốn đi chơi . Mị cũng sắp đi chơi” . Phải tới thời điểm đó Mị mới có hành động như một
kẻ mộng du : quấn lại tóc , với thêm cái váy hoa, rồi rút thêm cái áo . Tất cả những việc đó , Mị
đã làm như trog một giấc mơ, tuyệt nhiên không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe thấy A
Sử hỏi “.
Rồi cái gì đến đã đến . A Sử trói Mị vào cột, rồi lẳng lặng khoác thêm vòng bác đi chơi , bỏ mặc
Mị trong trạng thái mộng du đang chìm đắm với những giấc mơ về một thời xuân trẻ, đang bồng
bềnh trong cảm giác du xuân . Tâm hồn Mị đang còn sống trong thực tại ảo, sợi dây trói của đời
thực chưa thể làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du . Cái cảm giác về hiện tại tàn
khốc, Mị chỉ cảm thấy khi vùng chân bước theo tiếng sáo mà tay chân đau không cựa được .
Nhưng nếu cái mơ không đến một lần nữa thì sự tỉnh ra cũng vậy . Lại một giai đoạn chập chờn
nữa giữa cái mơ và cái tỉnh, giữa tiếng sáo và nỗi đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp
vách, nhai cỏ , gãi chân . Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn và tê dại
dần đi, để sáng hôm sau lại trở về với vị trí của con rùa nuôi trong câm lặng, mà còn câm lặng
hơn trước .
Nhưng có lẽ sức sống của Mị bùng lên mạnh mẽ nhất là lúc Mị cởi trói cho A Phủ . Cũng như
Mị, A Phủ là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi . Những va chạm mang đầy tính
tự nhiên của lứa tuổi thanh niên trong những đêm tình mùa xuân đã đưa A Phủ trở thành con ở
gạt nợ trong nhà thống lí . Và bản năng của một người con vốn sống gắn bó với núi rừng, ham
thích săn bắn đã đẩy A Phủ tới hiện thực phũ phàng : bị trói đứng . Và chính hoàn cảnh bi
thương đó đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị . Nhưng tình thương đó không
phải tự nhiên bùng phát trong Mị mà là kết quả của một quá trình đấu tranh giằng xé trong thế
giới nội tâm của cô . Mấy hôm đầu Mị vô cảm, thờ ơ với hiện thực trước mắt : “A Phủ là cái xác
chết đứng đó cũng thế thôi” . Câu văn như một minh chứng sự tê dại trong tâm hồn Mị . Bước
ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt :“Đêm ấy A Phủ khóc . Một dòng nước mắt lấp lánh bò
xuống hai lõm má đã xạm đen” . Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc

nước . Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ . Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn
và bất lực . Mị cũng đã khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được . A
Phủ, nói đúng hơn là dòng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra mình, xót thương cho mình .
Và đã nhớ lại mình, biết nhận ra mình cũng từng có những đau khổ, mới có thể thấy có người
nào đó cũng khổ giống mình . Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình
thương với một con người cùng cảnh ngộ . Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình : “Mình
là đàn bà … chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết ” . Mị
cởi trói cho A Phủ để rồi bất ngờ chạy theo A Phủ . Lòng ham sống của một con người như được
thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người
123doc.vn
thật , một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận .
Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị , A Phủ với tất cả lòng yêu thương, thông cảm, và chỉ có lòng
yêu thương thông cảm, Tô Hoài mới phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những con
người ham sống như Mị , như A Phủ .
III .KẾT THÚC VẤN ĐỀ .
Vợ chồng A Phủ là bản cáo trạng hùng hồn, đanh thép đối với những thế lực phong kiến , thực
dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi . Đồng thời nó cũng khẳng định
khát vọng tự do hạnh phúc , sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động . Đặc biệt đề
cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ . Chính điều này đem
lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của Vợ chồng A Phủ .
ĐỀ 3: PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM "VỢ NHẶT"
Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám không chỉ giầu tính chiến đấu mà còn giầu tính
nhân đạo . Hai tính chất này không tách rời nhau, luôn gắn bó khăng khít và hỗ trợ nhau cùng
phát triển . Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955, trên cơ sở một
bản thảo cũ viết ngay sau cách mạng tháng Tám 1945 . Khoảng cách mươi năm ấy đã giúp nhà
văn thể nghiệm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm , làm cho nó trở thành một tác phẩm mang những
giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc và phong phú .
Tác phẩm bắt đầu bằng việc miêu tả sự đổi thay to lớn của xóm làng khi nạn đói tràn tới . Anh cu
Tràng , một người vô tư, vui tính, được trẻ con yêu mến mà nay “đi từng bước mệt mỏi”, “cái đầu
trọc nhẵn chúi về đằng trước” . Các lều chợ đầy những người đói bồng bế , dắt díu nhau “xanh

xám như những bóng ma”… Nạn đói tràn đến đang gieo rắc cái chết và xóa mất sinh khí của
xóm làng . Hình như không ai tin mình có thể sống qua nạn đói , và chính cái đói đã làm mất đi
nhân cách con người như người đàn bà mà Tràng gặp . Giữa lúc ấy thì Tràng nhận người đàn bà
kia làm vợ . Người ta thường nói cái đói làm cho con người trở nên mất giá . Cô gái theo Tràng
chỉ vì một câu nói đùa và bốn bát bánh đúc làm cỗ cưới. Nhưng đó không phải là cách nhìn của
nhà văn . Với cái nhìn nhân đạo, nhà văn nhìn thấy khát vọng sống còn bức thiết của cô gái . Ông
cũng thấy niềm khát khao có được vợ của anh cu Tràng . Anh cũng liều lĩnh tắc lưỡi : ”Kệ” , cứ
đón cô ta về đã .
Lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với những người bất hạnh thể hiện ở cảnh dắt díu
nhau về làng của cả hai người . Nhà văn không hề có chút rẻ rúng nào khi miêu tả cuộc về làng
của họ . Trái lại ngòi bút tươi vui, dí dỏm, tinh tế khắc họa mọi cảm nhận hạnh phúc của Tràng .
Hơn hai mươi lần truyện ngắn nhắc đến nụ cười của Tràng với nhiều sắc thái khác nhau . Đi bên
thị, anh quên đi cảm giác ê chề , tăm tối của cuộc sống hàng ngày . Đó là gì nếu không phải do
anh đã thấy ở cô gái một nguồn ấm áp tươi sáng tỏa rạng đời mình . Về cô gái cũng vậy, cô
không hề có một chút mặc cảm thân phận “bị nhặt” . Bên cạnh dáng vẻ thẹn thùng của nàng dâu
mới về nhà chồng, cô vẫn chế giễu Tràng “bé lắm đấy”, khi thì phết vào lưng anh và “khoặm
123doc.vn
mặt” lại với anh , khi thì mắng là “khỉ gió”… Cô vẫn cảm thấy mình có đủ sức mạnh đối với
phái mạnh như bất cứ một cô gái bình thường nào khác . Họ thực sự hướng về nhau, thích thú
nhau như mọi đôi tình nhân khi bắt đầu làm quen .
Điều thú vị là tác giả đã để cho hai người dắt díu nhau diễu qua trước mặt dân làng . Rõ ràng sự
kết hợp của họ đem lại sinh khí cho cái làng đầy tử khí . Trẻ con thì gào lên “Chông vợ hài” .
Người trong xóm thì “những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên . Có cái
gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát , tăm tối ấy của họ ” . Họ không hiểu nổi , họ
thở dài, họ nín lặng, bởi vì họ đang tuyệt vọng . Sự kết hợp liều lĩnh của Tràng và cô gái là một
thách thức quyết liệt của khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc trước mọi ý thức tuyệt vọng và
tê dại vù nạn đói , và không phải không có tác dụng làm cho tâm hồn họ rạng rỡ hơn . Nhà văn
như hoàn toàn khẳng định sự sống và ý chí sống còn của con người , trân trọng và yêu mến hành
động liều lĩnh của họ trong đoạn văn này .
Nhưng tư tưởng chủ đạo của tác phẩm không chỉ có thế . Qua cuộc gặp gỡ với người mẹ và sau

một đêm trở thành vợ chồng , nhà văn khẳng định tình yêu cuộc sống sẽ thắng được chết chóc,
cuộc sỗng sẽ thay đổi .
Bà mẹ trước nạn đói cũng thất vọng và hoài nghi như mọi người “biết rồi chúng nó có nuôi nổi
nhau qua được cơn đói khát này không”, bà cũng thở dài . Nhưng bà là mẹ, bà thấy sự “nhặt vợ”
cũng là may, nên bà mừng lòng, bà nuôi hi vọng cho đôi trẻ . Bà mẹ nhìn con dâu lòng đầy
thương xót , không chút coi thường . Bà nghĩ đến việc phải có dăm ba mâm cho phải lẽ , chứng
tỏ trong lòng bà không vướng ý nghĩ “nhặt không người đàn bà”cho con mình . Đó là tình cảm
nhân đạo có tác dụng nâng cao phẩm giá con người . Có thể nói Kim Lân chọn tình huống “ nhặt
vợ”, một tình huống con người bị đánh mất phẩm giá trong mắt mọi người ngoài cuộc để nâng
niu, khẳng định phẩm giá của họ, những người trong cuộc .
Sau một đêm thành vợ chồng tại ngôi nhà nát, sáng hôm sau vẫn trong cơn đói khát , nhưng một
không khí đầy sinh khí đã đến với tất cả mọi người . Ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng, ang nước đầy
ắp … , người vợ trở nên hiền hậu đúng mực, còn Tràng thì “bỗng dưng hắn thấy thương yêu gắn
bó với cái nhà của hắn lạ lùng … Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người…” . Một niềm tin vào
tương lai gieo vào lòng mọi người : “Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho
quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn . Chưa bao giờ trong
nhà này, mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế” . Nhưng bữa ăn ngày đói đưa họ trở lại với hiện
tại đói khổ, mặc dù trước đó họ luôn nói chuyên tương lai với những khát khao hạnh phúc , để họ
nhận thức được muốn tồn tại phải hành động và Việt Minh là cánh cửa đưa họ tới ước mơ tươi
sáng ngày mai, dù hiện tại trong suy nghĩ của Tràng, Việt Minh vẫn còn xa vời và đã có lúc
Tràng chạy trốn Việt Minh bởi ở Tràng vẫn còn tồn tại hố sâu ngăn cách về nhận thức .
Mở đầu tác phẩm là một tình huống truyện độc đáo, tình huống Tràng cưới vợ khác với tập tục
truyền thống . Cốt truyện thay đổi theo sự vận động của những tâm hồn ham sống và cái tất yếu
phải đến là sự vùng lên giải thoát của những thân phận đau khổ . Mặc dù hiện tại nhà văn chưa
nói đến sự giác ngộ cách mạng của gia đình Tràng .
Tóm lại tác phẩm là một truyện ngắn chứa chan tình cảm nhân đạo . Nó khẳng định sức sống
tiềm tàng trong mỗi con người và khát vọng hạnh phúc không gì có thể vùi lấp nổi . Đó là một tư
tưởng nhân đạo mới mẻ , đầy tính chiến đấu .
123doc.vn
ĐỀ 4 : TƢ TƢỞNG ĐẤT NƢỚC LÀ CỦA NHÂN DÂN QUA ĐOẠN THƠ CUỐI TRONG B ẰI

THƠ "ĐẤT NƢỚC"
Gắn bó với vận mệnh dân tộc và đất nước là đặc điểm nổi bật của nền văn học Việt Nam.Từ xưa,
văn học đã song hành cùng dân tộc trên suốt hằnh trình dựng nước và giữ nước.Nhưng có
lẽ,chưa bao giờ cảm hứng yêu nước lại thể hiện một cách phong phú và mãnh liệt như trong văn
học giai đoạn 1945_1975.nhiêdu thế hệ nhà văn,nhà thơ đã tập trung ngợi ca tình cảm thiêng
liêng này:Quang dũng(Tây tiến),Tố hữu(nước non ngàn dặm),nguyễn đình thi(đất nước),lê anh
xuân(dáng đứng việt nam).....Trong dòng chảy chung ấy,không thể không nhắc tới Nguyễn Khoa
Điềm với đoaajn trích Đất nước.Đoạn thơ đã thể hiện thành công tư tưởng đất nước là của nhân
dân.
"Những người vợ nhớ chồng góp cho đất nước những núi vọng phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn trống mái
Gót ngựa thánh gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi dựng đất tổ hùng vương"
Xưa nay khi nói về không gian địa lý,đặc biệt là các danh lam thắng cảnh.ng ta thường ngợi ca
sự hào phóng của tự nhiên,sự ưu ái của tạo hoá.Còn ở đây,qua cách miêu tả của Nguyễn khoa
điềm ,toàn b ộ không gian địa lý ấy đã trở thành tặng vật của nhân dân cho đất nước.
Điệp khúc "góp cho" trở đi trở lại trong những dòng thơ biến mỗi câu thơ thành một lời khẳng
định công lao to lớn của nhân dân.NHững ng vợ nhớ chồng không đắp nên những trái núi Vọng
Phu rải rác trên khắp mọi miền của đất nước bằng đôi bàn tay mình ,nhưng họ đãgosp cho đất
nước những cuộc chia ly,những năm tháng đợi chờ đằg đẵng.Nếu không có tình yêu,nỗi đau và
lòng chung thuỷ của bao nhiêu thế hệ phụ nữ từng đọi chờ,mong mỏi thì núi chit là núi,chỉ là đá
vô tri,vô giác mà thôi.Chính họ đã hoá thân thành những Vọng phu vòi vọi giữa trời.Cũng
thế,nhờ ánh mắt của những cặp vợ chồng yêu nhau thì hai tảng đá ngoài khơi xa mới hoá thành
đôi trống mái tình tứ,hoà thuận và đầm ấm bên nhau.
Không chỉ thế,bằng trí tưởng tượng phong phú và tình yêu đát nước ,nhân dân đã tạo nên linh
hồn cho cảnh vật,núi sông...Những ao đầm vùng đồng bằng và những ngọn đồi trùng điệp miền
trung du vốn là đặc điểm địa hình của từng miền đất.Vậy mà trong câu thiow của Nguyễn khoa
điềm mỗi không gian ấy đều chứa đựng một sức sống riêng.
"Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho đất nước núi bút , non nghiên

Con cóc,con gà quê hương góp cho Hạ long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc.ông trang,bà Đen,bà Điểm"
Nhà thơ vẫn tiếp tục nối mạch suy tưởng được khơi lên khi cảm nhận về không gian địa lý của
đát nước.Đối diện với bất kì địa hình nào ,miền đất nào tác giả cũng thấy sự hiện diện của nhân
dân.Chính nhân dân đã hình dung những dòng sông như con rôdng hoá thân mang nguồn nước
mát lành,bồi đắp phù sa,nuôi dưỡng sự sống.nhìn núi Bút .non nghiêng cũng liên tưởng đến
123doc.vn
người học trog nghèo nào đó đã bền gan,vững chí trên con đường rùi mài kinh sử..........
Cảm hứng ngợi ca vai trò của nhân dân còn đươhc thể hiện qua cách nhìn của nhà thơ về thời
gian lịch sử.
'Em ơi em
Hẫy nhìn rất xa
vào bốn nghìn năm đất nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái,con trai bằng tuổi chúng ta..........."
Nguyễn khoa điềm đã mang đến một cách nhìn mới mẻ và sâu sắc về lịch sử,Nhà thơ tô đậm
hình ảnh của những đám đông người người lớp lớp.Đặc biệt là những người trẻ tuổi.Qua cách
miêu tả của nhà thơ,bốn nghìn lớp người đông đảo ấy hiện lên vừa bình thường ,vừa cao cả,phi
thường.
"Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh"
Chỉ vài dòng thơ ngắn nhừn đã khắc học hình tượng nhân dân trên cái nền của thời gian,lịch
sử.Họ là những con người bình dị,hiền hoà tròn cuộc sống "cui cút làm ăn, toan lo nghèo
khó".Nhưng khi có giặc,họ sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình như thể đây là một lẽ tự nhiên.Và
bằng chính cuộc đời mình, họ đã tạo ra lịch sử:
"Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm nên đất nước........
Tư tưởng đất nước là của nhân dân được thể hiện ở cả chiều sâu của bản sắc văn hoá...................
Từ những cảm xúc trên,Nguyễn khó điềm đã thức tỉnh trách nhiệm thiêng liêng của mỗi ngươì
và đặc biệt của thế hệ trẻ với quá khứ ,tương lai.Chất chính luận ấy hoà quyện viớ chất trữ tình
đằm thắm của cảm xúc đã mang lại sức rung đọng lớn cho đoạn trích...
THAM KHẢO : BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM 10 ĐẠI HỌC 2008
Câu 1 (2 điểm): Anh/ chị hãy nêu những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
trước Cách mạng tháng Tám.
Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn lớn
của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc
123doc.vn
đờicầm bút của mình, ông luôn trăn trở để nâng cao "Đôi Mắt" của mình. Tấtcả những gì Nam
Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của mộtngười "trí thức trung thực vô ngần" luôn tự
đấu tranh để vươn tới nhữngcảnh sống và tâm hồn thật đẹp. Với những nét tiêu biểu như vậy,
Nam Caođã thể hiện qua một hệ thống các quan điểm sáng tác của mình trước cáchmạng tháng
Tám.
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể hiện qua "Trăng
Sáng" và "Đời Thừa". Trong "TrăngSáng", nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải "vị
nhân sinh", nhàvăn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời,giữa xã hội
mà mình đang sống. Ông viết "Chao ôi! Nghệ thuật không làánh trăng lừa dối, không nên là ánh
trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than".
Đóchính là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Trước cách mạng, Nam Caomang tâm sự u uất,
đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ "tàicao, phận thấp, chí khí uất" (Tản Đà) mà đó
còn là tâm sự của ngườingư ời trí thức giàu tâm huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt
sựsống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc.Trái lại ông còn có
một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dânnghèo lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn
chương của ông luôn cất lên "nhữngtiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than".
Trong "Đời thừa", một tác phẩm tiêu biểu của văn NamCao trước cách mạng, Nam Cao cũng có
những quan điểm nghệ thuật. Khi màta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì
ta phải dồnhết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt đư ợc. "Đói rétkhông có

nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp.Đầu hắn mang một hoài bão lớn.
Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vậtchất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một
thêm nảy nở.Hắn đọc, suy ngẫm, tìm tòi, nhận xét, suy tưởng không biết chán. Đốivới hắn lúc
ấy, nghề thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không có gì đángquan tâm nữa...". Nam Cao còn quan
niệm người cầm bút phải có lương tâmvà trách nhiệm đối với bạn đọc, phải viết thận trọng và
sâu sắc: "sựcẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là sự bất lương rồi, còn sự cẩu thảtrong văn chương
thì thật là đê tiện". Với Nam Cao, bản chất của vănchương là đồng nghĩa với sự sáng tạo "văn
chương không cần đến nhữngngười thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn
chương chỉdung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi những nguồn chưaai khơi và
sáng tạo những gì chưa có". Quan điểm của Nam Cao là, mộttác phẩm văn chương đích thực
phải góp phần nhân đạo hóa tâm hồn bạnđọc: Nó phải chứa đựng một cái gì đó vừa lớn lao vừa
cao cả, vừa đauđớn vừa phấn khởi: "Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình,nó làm
người gần người hơn".
Văn nghiệp của Nam Cao (1915-1951) chủ yếu được thểhiện trước cách mạng tháng Tám. Quan
điểm sáng tác thể hiện trong haitruyện "Trăng Sáng" và "Đời Thừa" giúp ta hiểu sâu hơn về Nam
Cao. Quađó, ta thấy được những đóng góp về nghệ thuật cũng như tư tưởng của NamCao cho
văn học Việt Nam. Từ đấy giúp ta hiểu vì sao Nam Cao - một nhàvăn chưa tròn bốn mươi tuổi
lại để lại cho cuộc đời một sự nghiệp vănchương vĩ đại đến như vậy.
Câu 2 (5 điểm): Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ (Vợ
chồng A Phủ - Tô Hoài).
Mị là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "Vợ chồngA Phủ" mà nhà văn Tô Hoài đã giành
nhiều tài năng và tâm huyết để xâydựng. Truyện được trích từ tập "truyện Tây Bắc" (1953) của
123doc.vn
Tô Hoài.Trong chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng miền Tây Bắc (1952), Tô Hoàiđã có dịp
sống, cùng ăn, cùng ở với đồng bào các dân tộc miền núi,chính điều đó đã giúp Tô Hoài tìm
được cảm hứng để viết truyện này. TôHoài thành công trong "Vợ chồng A Phủ" không chỉ do
vốn sống, tình cảmsống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa.Trong
"Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật,trong đó nổi bật và đáng chú
ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý vàhành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm
nghệ thuật ấy thật sựphát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động củanhân

vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trịhiện thực và nhân đạo của tác
phẩm.
Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượngnhất đó chính là hình ảnh của cô gái "dù làm
bất cứ việc gì, cô ta cũngcúi mặt, mắt buồn rười rượi". Đó là tâm lý của một con người cam
chịu,buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mịcó nét tính cách ấy
là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử.Mị không được lấy người mình yêu mà
phải ăn đời ở kiếp với một người màmình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy
quyền, thầnquyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa condâu gạt nợ.
Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng,nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ
không hơn không kém. Điều đó làmMị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý
định ăn nắm lángón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng "sống lâu trong cái khổ, Mị quenkhổ
rồi". Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình,trái tim của Mị dần chai sạn
và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó.
Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng củamột người yêu đời, yêu cuộc sống, mong
muốn thoát khỏi hoàn cảnh sốngđen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa
xuân.
Trong đêm mùa xuân ấy, tâm trạng của Mị phát triểntheo những cung bậc tình cảm khác nhau,
cung bậc sau cao hơn cung bậctrước. Ban đầu, Mị nghe tiếng sáo Mèo quen thuộc, Mị nhẩm
thầm bài hátngười đang thổi, rồi Mị uống rượu và nhớ lại kỷ niệm đẹp thời xa xưa...Mị ý thức
được về bản thân và về cuộc đời rồi Mị muốn đi chơi. Nhưngsợi dây thô bạo của A Sử đã trói
đứng Mị vào cột. Thế nhưng sợi dây ấychỉ có thể "trói" được thân xác Mị chứ không thể "trói"
được tâm hồncủa một cô gái đang hòa nhập với mùa xuân, với cuộc đời. Đêm ấy thật làmột đêm
có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm cô thực sự sống cho riêng mình sauhàng ngàn đêm cô sống vật vờ
như một cái xác không hồn. Đó là một đêmcô vượt lên uy quyền và bạo lực đế sống theo tiếng
gọi trái tim mình.
Sau đêm mùa xuân ấy, Mị lại tiếp tục sống kiếp đờitrâu ngựa. Thế nhưng viết về vấn đề này, Tô
Hoài khẳng định: cái khổcái nhục mà Mị gánh chịu như lớp tro tàn phủ khuất che lấp sức
sốngtiềm tàng trong lòng Mị. Và chỉ cần có một luồng gió mạnh đủ sức thổiđi lớp tro buồn nguội
lạnh ấy thì đốm lửa ấy sẽ bùng cháy và giúp Mịvượt qua cuộc sống đen tối của mình. Giá trị
nhân đạo của tác phẩm ngờilên ở chỗ đó.

Và cuối cùng, luồng gió ấy cũng đến. Đó chính lànhững đêm mùa đông dài và buồn trên núi rừng
Tây Bắc đang về. Mùa đôngrét buốt như cắt da cắt thịt, vì thế đêm nào Mị cũng ra bên ngoài
bếplửa để thổi lửa hơ tay. Trong những đêm đó Mị gặp A Phủ đang bị tróiđứng chờ chết giữa
trời giá rét. Thế nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửahơ tay "Dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng
123doc.vn
thế thôi". Tại sao Mị lạilãnh cảm, thờ ơ trước sự việc ấy? Phải chăng việc trói người đến chếtlà
một việc làm bình thường ở nhà thống lý Pá Tra và ai cũng quen vớiđiều đó nên chẳng ai quan
tâm đến. Hay bởi Mị "sống lâu trong cái khổ,Mị quen khổ rồi" nên Mị lãnh đạm, thờ ơ trước nỗi
đau khổ của ngườikhác. Một đêm nữa lại đến, lúc đó mọi người trong nhà đã ngủ yên cảrồi, Mị
lại thức dậy đến bếp đốt lửa lên để hơ tay. Lửa cháy sáng, "Mịlé mắt trông sang, thấy hai mắt A
Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắtlấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". Đó là dòng
nước mắt củamột kẻ nô lệ khi phải đối mặt với cái chết đến rất gần. Chính "dòngnước mắt lấp
lánh ấy" đã làm tan chảy lớp băng giá lạnh trong lòng Mị.Lòng Mị chợt bồi hồi trước một người,
trùng cảnh ngộ. Đêm mùa xuântrước Mị cũng bị A Sử trói đứng thế kia, có nhiều lần khóc nước
mắt rơixuống miệng, xuống cổ không lau đi được. Mị chợt nhận ra người ấy giốngmình về cảnh
ngộ, mà những người cùng cảnh ngộ rất dễ cảm thông chonhau. Mị nhớ lại những chuyện thật
khủng khiếp lúc trước kia, “chúng nóbắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái
nhà này”. Lýtrí giúp Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Việc trói người đến chếtcòn ác hơn cả
thú dữ trong rừng. Chỉ vì bị hổ ăn mất một con bò mà mộtngười thanh niên khỏe mạnh, siêng
năng, say sưa với cuộc đời đã phảilấy mạng mình thay cho nó. Bọn thống trị coi sinh mạng của
A Phủ khôngbằng một con vật. Và dẫu ai phạm tội như A Phủ cũng bị xử phạt như thếmà thôi.
Nhớ đến những chuyện ngày trước, trở về với hiện tại, Mị đaukhổ cay đắng cho thân phận của
mình: “Ta là thân đàn bà chúng nó đẵ bắtta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết chờ ngày rũ
xương ở đâythôi”. Nghĩ về mình, Mị lại nghĩ đến A Phủ “có chừng này, chỉ đêm naythôi là
người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ngườikia việc gì mà phải chết như thế. A
Phủ…. Mị phảng phất nghĩ như vậy”.Thật sự, chẳng có lí do gì mà bọn thống lí Pá Tra bắt A Phủ
phải chếtvì cái tội để mất một con bò! Trong đầu Mị bỗng nhiên nghĩ đến cảnh APhủ bỏ trốn và
chính Mị sẽ là người chết thay cho A Phủ trên cái cộttưởng tượng đó. Thế nhưng, Mị vẫn không
thấy sợ, sự suy tưởng của Mị làcó cơ sở của nó. Cha con Pá Tra đã biến Mị từ một con người yêu
đời,yêu cuộc sống, tài hoa chăm chỉ, hiếu thảo, tha thiết với tình yêuthành một con dâu gạt nợ,

một kẻ nô lệ đúng nghĩa, chúng đã tàn ác khitrói một người đàn bà ngày trước đến chết thì chẳng
lẽ chúng lại khôngđối xử với Mị như thế ư? Như vậy, chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh”của
A Phủ, tâm trạng của Mị diễn biến phức tạp. Mị thông cảm với ngườicùng cảnh ngộ, Mị nhớ đến
chuyện người đàn bà ngày trước, lí trí giúpMị nhận ra bọn lãnh chúa phong kiến thật độc ác, Mị
xót xa trước sốphận của mình rồi Mị lại nghĩ đến A Phủ; sau đó Mị lại tưởng tượng đếncái cảnh
mình bị trói đứng… Một loạt nét tâm lí ấy thúc đẩy Mị đến vớihành động: dùng dao cắt lúa rút
dây mây cởi trói cho A Phủ. Đó là mộtviệc làm táo bạo và hết sức nguy hiểm nhưng nó phù hợp
với nét tâm lícủa Mị trong đêm mùa đông này.
Sau khi cắt dây cởi trói cho A Phủ, Mị cũng không ngờmình dám làm một chuyện động trời đến
vậy. Mị thì thào lên một tiếng“đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ vùng chạy đi, còn Mị vẫn đứng
lặngtrong bóng tối. Ta có thể hình dung được nét tâm lí ngổn ngang trăm mốicủa Mị lúc này.
Lòng Mị rối bời với trăm câu hỏi: Vụt chạy theo A Phủhay ở đây chờ chết?. Thế là cuối cùng sức
sống tiềm tàng đã thôi thúcMị phải sống và Mị vụt chạy theo A Phủ. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn
băngđi. Bước chân của Mị như đạp đổ uy quyền, thần quyền của bọn lãnh chúaphong kiến đương
thời đã đè nặng tâm hồn Mị suốt bao nhiêu năm qua. Mịđuổi kịp A Phủ và nói lời đầu tiên. Mị
nói với A Phủ sau bao nhiêu nămcâm nín: “A Phủ. Cho tôi đi! Ở đây thì chết mất”. Đó là lời nói
khaokhát sống và khát khao tự do của nhân vật Mị. Câu nói ấy chứa đựng biếtbao tình cảm và
làm quặn đau trái tim bạn đọc. Đó chính là nguyên nhân- hệ quả của việc Mị cắt đứt sợi dây vô
hình ràng buộc cuộc đời củamình. Thế là Mị và A Phủ dìu nhau chạy xuống dốc núi. Hai người
đã rờibỏ Hồng Ngài - một nơi mà những kỉ niệm đẹp đối với họ quá ít, còn nỗibuồn đau, tủi nhục
123doc.vn

×