Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NHỮNG mẹo GIÚP bạn HÌNH THÀNH mục TIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.11 KB, 3 trang )

NHỮNG MẸO GIÚP BẠN HÌNH THÀNH MỤC
TIÊU
Mục tiêu là cách hữu hiệu đo lường những nỗ lực của bạn. Mục tiêu có thể dựa
trên ước mơ, hi vọng nhưng có thể cân đo dông đến được.
Nếu biết cách viêt ra những mục tiêu một cách hiệu quả, bạn sẽ biết mình cần
phải làm gì để đạt được nó. Nghiên cứ đã chỉ ra rằng mục tiêu không những
làm bạn tràn đầy tự tin, mà còn giúp bạn thêm niềm tin vào cuộc sống. Những
mẹo sau đây giúp bạn định hình được mục tiêu bản thân.
1. Nghĩ về điều thực sự có ý nghĩa đối với bạn.
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng nếu bạn sống dựa trên những mục tiêu
tạo động lực, hầu hết bạn đều đạt được nó. Gom vùng bạn cần thiết lập mục
tiêu sẽ giúp bạn tập trung vào những thứ cần thiết hơn.

Những lĩnh vực phổ biến thường thấy sẽ là: tự cải thiện bản thân, cải thiện mối
quan hệ, đạt được thành tựu nào đó trong cuộc sống (học tập hoặc công việc).
Một số lĩnh vực khác như súc khỏe, tinh thần, tài chính, cộng đồng,…
Tự hỏi mình những thứ quan trọng như, “Mình muốn phát triển như thế nào?”
hay “Mình muốn làm điều gì đó cho gia đình, xã hội?”. Những câu hỏi này sẽ
giúp bạn xác định những mong ước giá trị nhất cho chính mình.
VÍ dụ: bạn đang nghĩ vè cách thay đổi sức khỏe hay cải thiện mỗi quan hệ hiệu
quả. Hãy viết chúng ta thành hai vùng, sau đó liệt kê từng vùng cần thay đổi gì
để cải thiện.
Nếu bạn còn mơ hồ về việc thiết lập kế hoạch, điều này hoàn toàn ổn. Ví dụ,
trong mục sức khỏe bạn chỉ cần viết rằng “cải thiện cơ bắp” hay “ăn điều độ”.
Trong cách mối quan hệ, bạn viết rằng “dành nhiều thời gian hơn cho gia
đình” hay”gặp nhiều người hơn.” Nếu bạn muốn tự cải thiện bạn thân, bạn có
thể viết rằng “học nấu ăn”. Điều quan trọng trong giai đoạn này là xác định
điều bạn thực sự mong muốn chứ không phải một kế hoạch chi tiết cho mục tiêu
vô nghĩa.
2. Xác định tư tưởng rằng “Mình hoàn toàn có thể đạt được điều đó.”
Việc xác định tư tưởng này sẽ giúp bạn cảm thấy tích cực và hạnh phúc hơn


trong cuọc sống. Nó cũng giúp bạn nghĩ về nhngữ mục tiêu thực sự ý nghĩa đối
với bạn. Để định hình tư tưởng này, bạn có 2 bước: Hình ảnh hóa bản thân
trong tương lai, đã đạt được thành tựu mục tiêu rồi. Và các đặc điểm bạn cần
để dẫn dắt bản thân đến nơi đó.
Tưởng tượng trong tương lai bạn đang ở đỉnh cao của cuộc sống. Bạn muốn
nhìn thấy gì nơi đó? Cái gì có ý nghĩa với bạn (điều này rất quan trọng để tập
trung vào thứ bạn thực sự mong muốn, hơn là những thứ bạn đơn thuần chỉ
muốn có để tranh đua theo người khác)


Nghĩ về những đặc điểm bản thân đã có rồi. Hãy thành thật với chính mình, sau
đó nghĩ về những thứ mình cần cải thiện để đạt được mục tiêu.
Hình dung con đường giúp bạn xây dựng những đặc điểm và kĩ năng cần thiết.
Ví dụ, bạn đang muốn sở hữu một tiệm bánh ngọt riêng mình nhưng không biết
gì về cách vận hành một cửa hàng nhỏ. Vì thế việc tham dự vào các khóa huấn
luyện hay kĩ năng quản trị tài chính là cách giúp bạn phát triển kĩ năng đó.
Xác định người nào sẽ giúp bạn.
Điều này quan trọng nhưng nhiều người không để tâm đến nó. Mọi người cho
rằng đây là mục tiêu của tôi nên chỉ mình tôi có trách nhiệm thực hiện nó. Điều
này không đúng, giả dụ bạn đang mong muốn đạt điểm Giỏi trong kì thi Toán
sắp tới, bạn có thể hỏi xem những người đứng đầu trong lớp đã ôn luyện thế
nào để học hỏi. Nên nhớ rằng không ai có thể sống một mình mà không cần sự
giúp đỡ người khác.

Xác định cần làm gì?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định rõ hơn mục tiêu một cách chi tiết. Hơn nữa,
nó cũng hình thành một tương lai sáng lạng, kết quả rực rỡ nhằm tạo động lực.
Điều quan trọng là bạn phải làm cho mục tiêu mình rõ ràng hết mức có thể. Ví
dụ, bạn muốn học nấu ăn nhưng chỉ ghi trong sổ tay rằng, “Học nấu ăn” thì
chưa ổn, bạn cần cụ thể hóa nó ra, “Học nấu món mì Ý với nước sốt tương xí

muội”. Đừng ghi mục tiêu chung chung quá sẽ không thể xác định rõ mình phải
học thứ gì trước tiên.
Xác định khi nào làm?
Một trong những chìa khóa để đặt mục tiêu là chia nhỏ chúng ra từng giai
đoạn. Biết rõ từng phần trong kế hoạch để theo dõi tiến độ dễ dàng hơn, cũng
như để bản thân thấy được sự tiến bộ của mình.
Ví dụ, bạn cần hoàn thành dự án trong một tháng nữa, hãy chia nhỏ dự án đó ra
thành từng phẩn trong tuần, mỗi tuần một phần sẽ giúp bạn kiểm soát được hiệu
quả cũng như giảm áp lực công việc.
Xác định vị trí làm?
Câu hỏi này hữu ích trong nhiều trường hợp để xác định nơi tốt nhất để hoàn
thành công việc. Nếu bạn muốn tăng cơ bắp, thay vì tập ở nhà bạn có thể đến
phòng gym hay công viên – nơi có nhiều người cùng sở thích chí hướng với bạn
– do đó bạn sẽ có động lực hơn rất nhiều.
Xác định bạn cần làm như thế nào?
Bước này sẽ chỉ lối cho bạn mỗi khi không biết phải bắt đầu từ đâu. Nếu bạn


muốn tổ chức một buổi đại tiệc, điều trước tiên bạn cần phải có là ngân sách.
Tiếp đó bạn cần xác định những thứ cần mua nằm trong ngân sách mình có, tìm
hiểu sở thích mỗi người và xác định không gian thời gian để tổ chức cũng nằm
trong bước này. Có thể nói, đây là bước tổng hợp lại những điều đã được xác
định ở trên như: Cần làm gì, khi nào làm, vị trí làm.
Xác định lý do để làm?
Trên thực tế, đây là bước tối quan trọng nhất trong suốt quá trình mà nhiều
người lại không để ý. Như đã đề cập ở phần trước, hãy nhớ lại lý do ban đầu
bạn muốn thực hiện mục tiêu này. Nó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn? Và có
thực sự xứng đáng để bạn nỗ lực hoàn thành nó hay không? Đây là câu hỏi tạo
động lực để đạt được mục tiêu cũng như sẽ vực bạn dậy mỗi khi vấp ngã. Ví như
khi bạn ôn luyện để đạt được điểm Giỏi trong kì thi sắp tới, gần đến ngày nên

bạn đã rã rời cơ thể và gần như muốn từ bỏ ngay lập tức. Khoảnh khắc đó, hãy
nhớ lại lý do ban đầu “Vì sao mình muốn đạt được điều này”, “nếu mình đạt
được điều này thì kết quả đến với mình tuyệt vời như thế nào?” Và nhờ đó, bạn
có thêm động lực để tiếp bước trong cuộc sống.



×