Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÁC kỹ NĂNG làm VIỆC NHÓM CHO NGƯỜI mới vào NHÓM mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.79 KB, 4 trang )

CÁC KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO
NGƯỜI MỚI VÀO NHÓM MỚI
Teamwork là gì? Cách giao tiếp với đồng nghiệp, với sếp như thế nào để công
việc được thuận lợi? Teamwork quan trọng như thế nào? Và làm thế nào để
thực hiện được teamwork trong công ty khi mà mọi người đều có cái tôi quá
cao? Bài này nói về teamwork (làm việc nhóm), nhưng không chỉ là teamwork
bình thường mà là các kỹ năng làm việc nhóm cho một người mới bước vào
một nhóm mới, trong một công ty mới, làm một nghề mới mà mình sẽ phải học
từ lớp 1 học lên.
Chẳng công ty nào dạy bạn các kỹ năng làm việc nhóm trong thời gian đầu cả. Nếu
không muốn đi đâu cũng dẫm lên chân đồng nghiệp hay đụng đầu vào tường, thì
bạn phải rành teamwork trước khi vào công ty. Chính vì vậy mà nếu bạn đã từng
hoạt động đoàn nhóm hay đã làm việc tại một công ty nào rồi, bạn sẽ đỡ bỡ ngỡ lớ
ngớ trong môi trường làm việc mới.
Sau đây là một số điểm chính về teamwork để các bạn thực hành

1. NGHE, NHÌN, VÀ HỎI
Bạn đã từng dự lễ trong nhà thờ công giáo bao giờ chưa? Hay chùa Phật giáo? Hay
đền thờ Hồi giáo? Hay nhà thờ Ấn độ giáo? Nếu bạn dự lễ lần đầu trong đền thờ
của một tôn giáo mà bạn chưa hề quen thuộc thì bạn làm gì? Thưa, bạn nhìn mọi
người khác, nghe mọi người khác, và hỏi người đứng bên cạnh điều gì bạn không
hiểu.
Vào một nhóm mới trong một công ty mới chính là theo đạo mới. Bởi vì mỗi công
ty có một nền văn hóa riêng, và mỗi nhóm trong một công ty lại có văn hóa rất
riêng nữa. Cho nên, nếu bạn cho rằng công ty này thì cũng giống công ty mình làm
trước đây thôi—cùng là tin học cả mà—thì đó là bạn chưa hiểu văn hóa nhóm là gì.
Điều an toàn nhất và tốt nhất cho bạn là nghĩ rằng ―tất cả mọi thứ trong nhóm này
đều có ý nghĩa đặc biệt của nó và mình không biết được ý nghĩa đó‖. Đừng nghĩ là
mình biết. Tại sao mấy cái ly này ở chỗ này mà không để ở nơi khác? Ai rửa ly
hàng ngày? Tại sao giấy để ở tủ này mà không để ở bàn kia? Tại sao ai cũng hỏi
việc anh này mà lại không hỏi boss? Tại sao cứ 10 giờ là ai nấy đi lấy cà phê ngồi




tán gẫu? Ai sẽ là người dạy việc cho mình?… Tất cả các điều này bạn sẽ biết rõ nếu
bạn nghe, nhìn và hỏi.
Là người mới thì bạn là người ít kinh nghiệm và kiến thức nhất trong nhóm về văn
hóa và cách thức làm việc của nhóm đó, hãy kiên nhẫn nghe, nhìn và hỏi. Không có
câu hỏi nào là dốt cả. Bạn càng hỏi nhiều mọi người càng phục bạn là người biết
học hỏi, giỏi giao tiếp, không có cái tôi, và giỏi teamwork.

2. KHOAN LÀM THẦY
Mới vào thì chịu khó làm học trò của TẤT CẢ mọi người. Đừng làm thầy. Học trò
thì hỏi nếu không hiểu: ―Worksheet này tại sao mình không có một cột cho ngày
tháng vậy chị?‖ Thầy thì nói là người ta làm không tốt và nên làm theo ý mình:
―Chị, em thấy worksheet này cần thêm một cột ngày tháng thì tốt hơn.‖ Dù là mình
đúng 100%, mới vào mà đã đề nghị thay cái này, đổi cái kia—tức là đòi đổi trật tự
và văn hóa có sẵn–thì mọi người sẽ rất bực mình với mình. Nhập giang tùy khúc,
nhập gia tùy tục. Khi mình ở đó đã lâu và đã thành ma cũ, nắm vững mọi chuyện
rồi, lúc đó hãy nói chuyện sửa đổi hay cách mạng.

3. THÔNG TIN
Thông tin là nói cho người khác nghe, và nghe người khác nói. Thông tin là điều
quan trọng số 1 trong team. Hãy nhìn một đội bóng trên sân bóng. Các cầu thủ liên
tục gọi nhau, la to cho nhau, giơ tay làm dấu cho nhau. Nếu bạn không giỏi thông
tin như các cầu thủ trên sân như thế, bạn sẽ không tốt cho nhóm của bạn.
Nói cho mọi người biết bạn làm gì, gặp khó khăn gì, điều gì không hiểu. Có lẽ
người trưởng nhóm đã chỉ định người nào đó chỉ việc cho bạn, nói với người đó đã
đành, nhưng khi có dịp thì cũng nên nói với mọi người khác trong nhóm—khi họp
nhóm, khi nhóm có email chung về các công việc của mọi người, khi đi ăn trưa
chung, khi đứng tán gẫu ngoài hành lang… Mọi người càng biết về công việc và
suy nghĩ của bạn thì bạn càng có nhiều đồng minh. Và bạn càng nói nhiều với mọi

người thì mọi người càng nói nhiều với bạn, do đó bạn sẽ hiểu được nhiều điều.

4. EMAIL
Email là loại thông tin đặc biệt thông dụng. Bạn nên biết cách dùng nó hữu hiệu
trong công việc. Xem thói quen trong nhóm mình mọi người viết email và thường
copy cho ai. Hỏi những người cũ. Đôi khi mình viết cho một người và cc cả nhóm.


Đôi khi không cc ai cả. Đôi khi chỉ cc sếp. Đôi khi viết cho sếp và cc các cấp dưới
của sếp. Hỏi thói quen của nhóm. Hơn nữa, đối với các email đặc biệt thì hỏi ý sếp
nên cc cho ai.
Email nên viết theo hình thức viết thơ: Bắt đầu câu chào, rồi việc chính, rồi câu
chào, và ký tên. (Trong môi trường công việc đôi khi người ta viết qua viết lại chỉ
một câu, nhưng đó chỉ là khi chat hoặc viết email qua lại nhanh như chat. Ngoài ra
thì viết một câu như thế rất bất lịch sự). Điều gì mà bạn không bao giờ muốn cho ai
trên đời đọc, thì đừng viết email.

5. CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU XÃ HỘI VÀ
CÁC TRANG WEB
Các chương trình giao lưu xã hội (Facebook, chat) và các trang web cho việc riêng
của bạn thì tuyệt đối không rớ đến trong giờ làm việc. Đừng dùng blog cá nhân để
bêu rếu công ty hay người của công ty. Đó rất là thiếu đức trung thành và đáng
được sa thải tức thì.

6. ĐÚNG HẸN
Hẹn với sếp 3 ngày xong việc là 3 ngày xong việc. Nếu vì động đất mà không làm
xong được thì thông tin cho sếp trước đó, đừng đợi trễ hẹn mới thông tin.
Không đi làm trễ.

7. SIÊNG VIỆC

Hết việc thì hỏi sếp thêm việc, thay vì mang điện thoại ra nhắn tin.

8. KHÔNG NÓI ĐIỀU TIÊU CỰC
Nếu vài người trong team tụm lại bàn tán tiêu cực về ai đó trong nhóm hay trong
công ty. Ngồi lặng thinh nghe, không cho ý kiến. Và để từ từ xem đó là một chuyện
quan trọng cho mọi người, hay chỉ là buôn dưa lê tiêu cực thường xuyên. Nếu
chuyện quan trọng thì tiếp tục nghe những kỳ sau. Nếu buôn dưa lê tiêu cực thì
tránh xa.

9. NÓI ĐIỀU TÍCH CỰC
Mở miệng ra là chỉ nói điều tích cực. Khen chứ không chê (Có điều cần chê thì để
trong bụng, đợi có dịp góp ý xây dựng). Nói cho người ta vui và lên tinh thần, đừng


nói kiểu làm người ta stress (―Sao hôm nay chị đẹp quá vậy‖ thì tốt. ―Sao hôm nay
thấy chị mệt quá vậy‖ thường là không tốt, trừ khi đã biết nhau rất nhiều). Đừng
theo bè chê bai phê phán lãnh đạo (Nếu không thích lãnh đạo sao lại vào đây làm
việc?). Luôn tìm cách tăng tinh thần của nhóm: ―Ôi làm việc với các anh chị thích
quá!‖ , ―Phòng mình làm việc siêu thật!‖, ―Em rất hãnh diện được làm việc ở
đây‖…
Tất cả những điều trên đây đều rất sơ đẳng, sơ đẳng đến nỗi ai đọc xong cũng quên
hết. Chính vì vậy mà có nhiều người làm việc đã 10 năm, khi chuyển công ty cũng
dẫm đạp lên chân người khác mà đi, như là mới vào một tuần là đã đề nghị công ty
mới sửa đổi cách làm việc mà công ty đã có hàng bao nhiêu năm nay, cứ y như
mình là chủ công ty, rồi bị những người trong công ty không ưa, thì lại stress và tư
duy tiêu cực về công ty. Vào một nhóm mới, một môi trường mới, thì hãy là học trò
ngoan trước.
Trên đây là các bí quyết cũng như kỹ năng mềm mà bạn phải trang bị trước khi
quyết định đầu quân cho một công ty nào đó. Chúc các bạn có được nhiều trải
nghiệm trong làm việc nhóm và thành công.




×