Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
------------------------------

HOÀNG THỊ HÀ

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
------------------------------

HOÀNG THỊ HÀ

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH
TRONG NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI
MÃ SỐ: 62.84.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TSKH-NGƯT. NGUYỄN HỮU HÀ
2. PGS.TS. ĐỖ HỮU TÙNG


HÀ NỘI - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học nghiên cứu độc lập của riêng
cá nhân tôi, không sao chép. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Hoàng Thị Hà


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ................................................................ ix
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Giới thiệu tóm tắt luận án .............................................................................. 1
2. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1
3. Mục đích nghiên cứu của luận án .................................................................. 4
4. Đối tượng nghiên cứu của luận án ................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu của luận án .................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................... 5
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI

NƯỚC ................................................................................................................... 6
A. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về chiến lược ở nước ngoài.................... 6
B. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về chiến lược ở trong nước .................... 9
C. Những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết ..................... 11
D. Phương pháp nghiên cứu của luận án ......................................................... 13
E. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 13
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH
DOANH TRONG NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT ................................... 14
1.1. Tổng quan về chiến lược sản xuất kinh doanh ......................................... 14
1.1.1. Khái niệm về sản xuất kinh doanh ................................................................14
1.1.2. Khái niệm về chiến lược sản xuất kinh doanh .............................................14
1.1.3. Vai trò của chiến lược sản xuất kinh doanh .................................................16
1.1.4. Các đặc trưng cơ bản của chiến lược sản xuất kinh doanh.........................17
1.1.5. Nội dung cơ bản của chiến lược sản xuất kinh doanh ................................17


iii

1.2. Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh
nghiệp vận tải đường sắt .................................................................................. 18
1.2.1. Tính tất yếu khách quan phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh
doanh cho doanh nghiệp vận tải đường sắt ............................................................18
1.2.2. Đặc thù công tác xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh đối với
doanh nghiệp vận tải đường sắt ...............................................................................19
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng chiến lược sản xuất
kinh doanh cho doanh nghiệp vận tải đường sắt ....................................................20
1.2.4. Các nguyên tắc trong xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho
doanh nghiệp vận tải đường sắt ...............................................................................23
1.2.5. Các căn cứ để xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh
nghiệp vận tải đường sắt...........................................................................................25

1.2.6. Các yêu cầu khi xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho doanh
nghiệp vận tải đường sắt...........................................................................................29
1.2.7. Quy trình và nội dung xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh cho
doanh nghiệp vận tải đường sắt ...............................................................................30
1.3. Cơ sở trong việc xác định và lựa chọn phương án chiến lược cho
doanh nghiệp vận tải đường sắt ....................................................................... 32
1.3.1. Các mô hình phân tích xác định phương án chiến lược..............................32
1.3.2. Các loại phương án chiến lược......................................................................34
1.3.3. Cơ sở lựa chọn phương án chiến lược tối ưu cho doanh nghiệp vận
tải đường sắt...............................................................................................................36
1.4. Cơ sở trong việc tổ chức thực hiện chiến lược cho doanh nghiệp vận
tải đường sắt ..................................................................................................... 39
1.4.1. Các nguyên tắc trong xây dựng chính sách sản phẩm cho doanh
nghiệp vận tải đường sắt [15]...................................................................................40
1.4.2. Cơ sở phương án tối ưu kế hoạch lập tàu khách..........................................44
1.4.3. Các tiêu chí trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp cho ngành
đường sắt ....................................................................................................................46


iv

1.5. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực vận tải đường sắt trên thế giới và ở Việt Nam ......................... 47
1.5.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược SXKD ở một số nước
trên thế giới ................................................................................................................47
1.5.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chiến lược SXKD ở Việt Nam ...........48
1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra qua việc xây dựng chiến lược sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường sắt trên thế giới và ở Việt Nam ..........49
Kết luận Chương 1 ........................................................................................... 50
Đóng góp mới của luận án ở Chương 1:.......................................................... 50

Chương 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MÔI
TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG NGÀNH VẬN TẢI
ĐƯỜNG SẮT ..................................................................................................... 52
2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành Đường sắt Việt Nam ............................... 52
2.1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức, bộ máy của Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam ............................................................................................................................54
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam .............54
2.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt .........................................54
2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng chiến lược sản xuất
kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt [17] ............................................... 55
2.3. Phân tích, đánh giá môi trường sản xuất kinh doanh trong ngành vận
tải đường sắt [18], [20] .................................................................................... 57
2.3.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô ..................................................................57
2.3.2. Các yếu tố của môi trường vi mô ..................................................................63
2.3.3. Các yếu tố trong môi trường nội bộ ngành vận tải đường sắt ....................66
2.3.4. Phân tích môi trường nội bộ ngành vận tải đường sắt ................................74
Kết luận Chương 2 ........................................................................................... 89
Chương 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI .................. 91
3.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Vận tải đường sắt Hà Nội............ 91


v

3.2. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của Công ty CP VTĐS Hà Nội............ 93
3.2.1. Sứ mệnh của Công ty CP VTĐS Hà Nội .....................................................93
3.2.2. Những điểm mới trong luật đường sắt .........................................................94
3.2.3. Tầm nhìn chiến lược của Công ty CP VTĐS Hà Nội.................................97
3.3. Phân tích và dự báo môi trường sản xuất kinh doanh của Công ty CP

VTĐS Hà Nội .................................................................................................. 97
3.4. Xác định vị thế hiện tại của Công ty CP VTĐS Hà Nội trên thị
trường vận tải ................................................................................................... 98
3.5. Vị thế mà Công ty CP VTĐS Hà Nội muốn có trong tương lai ............. 101
3.5.1. Mục tiêu ngắn hạn đến năm 2020 ...............................................................101
3.5.2. Mục tiêu dài hạn đến năm 2030 ..................................................................101
3.6. Các phương án chiến lược cho Công ty CP VTĐS Hà Nội ................... 102
3.6.1. Các loại chiến lược tổng quát theo F. DAVID ..........................................102
3.6.2. Các loại chiến lược cấp doanh nghiệp theo MC. KINSEY ......................104
3.7. Lựa chọn phương án chiến lược tối ưu cho Công ty CP VTĐS Hà
Nội.................................................................................................................. 105
3.7.1. Mô hình lựa chọn chiến lược cấp doanh nghiệp của MC.Kinsey............105
3.7.2. Mô hình lựa chọn ba chiến lược cạnh tranh chung của M.Porter ............105
3.7.3. Mô hình lựa chọn chiến lược của các đơn vị, bộ phận kinh doanh có
vị trí chiến lược căn cứ vào các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm...............106
3.7.4. Ma trận lựa chọn chiến lược có thể định lượng (Quantitative Strategic
Planning Matrix - QSPM) ......................................................................................106
3.8. Các phương hướng tổ chức thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh
cho Công ty CP VTĐS Hà Nội ...................................................................... 106
3.9. Các giải pháp thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty
CP VTĐS Hà Nội .......................................................................................... 107
3.9.1. Giải pháp về mặt cơ cấu, tổ chức quản lý ..................................................109
3.9.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ trong vận chuyển hàng hóa và hành
khách nhằm mục tiêu hướng tới tăng thị phần vận tải, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, kinh doanh có lãi, có lợi nhuận hàng năm để chia cổ
tức cho các cổ đông của Công ty CP VTĐS Hà Nội...........................................109


vi


3.9.3. Giải pháp về xây dựng nội dung của quy chế phối hợp giữa các
Công ty vận tải với nhau và phối hợp với TCT ĐSVN trong tổ chức vận
tải đường sắt ............................................................................................................113
3.9.4. Giải pháp về giữ vững an toàn trong khai thác kinh doanh vận tải .........115
3.9.5. Giải pháp về đầu tư phương tiện và hiện đại hóa các trang thiết bị
phục vụ công tác vận chuyển .................................................................................116
3.9.6. Giải pháp về xây dựng chính sách sản phẩm cho Công ty CP VTĐS
Hà Nội ......................................................................................................................118
3.9.7. Giải pháp xác định khoản trợ giá của Nhà nước cho vận tải hành
khách công ích bằng mô hình toán chọn kế hoạch chạy tàu khách tối ưu
(Ứng dụng minh họa trên tuyến ĐS Bắc - Nam) ..............................................122
3.9.8. Giải pháp về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới .........................................134
3.9.9. Giải pháp về khoa học công nghệ ...............................................................136
3.9.10. Đưa cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán ..............................140
3.9.11. Các giải pháp khác .....................................................................................141
3.10. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược ......................................... 143
Kết luận Chương 3 ......................................................................................... 143
Đóng góp mới của luận án ở Chương 3:........................................................ 144
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 150
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 156


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


ATGT

An toàn giao thông

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CLSXKD

Chiến lược sản xuất kinh doanh

CNTT

Công nghệ thông tin

CP

Cổ phần

DL

Du lịch

ĐM

Đầu máy

DN


Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

ĐS

Đường sắt

ĐSVN

Đường sắt Việt Nam

GTVT

Giao thông vận tải

HH

Hàng hóa

HK

Hành khách

KHCN

Khoa học công nghệ


KLVC

Khối lượng vận chuyển

LVQT

Liên vận quốc tế

SL

Sản lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCT ĐSVN

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

TT-TH

Thông tin - tín hiệu

TX

Toa xe

VCHH


Vận chuyển hàng hóa

VCHK

Vận chuyển hành khách

VH

Văn hóa

VH-XH

Văn hóa - xã hội

VT

Vận tải

VTĐS

Vận tải đường sắt

VTHH

Vận tải hàng hóa

VTHK

Vận tải hành khách



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng phân loại chiến lược căn cứ theo mục tiêu chiến lược của DN ..... 34
Bảng 2.1: Bảng giá vé của các đối thủ cạnh tranh với ngành VTĐS ................. 71
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của các tuyến đường sắt Việt Nam ... 78
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện sản lượng vận tải toàn ngành qua một số năm ...... 81
Bảng 2.4: KLHK và lượng luân chuyển HK trong hệ thống GTVT năm 2015..... 82
Bảng 2.5: KLHH và lượng luân chuyển HH trong hệ thống GTVT năm 2015..... 85
Bảng 2.6: Kết quả SXKD của từng loại mặt hàng VC năm 2015 ...................... 87
Bảng 2.7: Bảng chỉ tiêu vận dụng Đầu máy năm 2015 ...................................... 88
Bảng 2.8: Bảng chỉ tiêu vận dụng Toa xe năm 2015 .......................................... 88
Bảng 3.1: Phương án cơ sở: 15 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng /năm ....... 98
Bảng 3.2: Phương án cao: 16 triệu HK và 6 triệu tấn hàng /năm ....................... 98
Bảng 3.3: Bảng thành phần các đoàn tàu .......................................................... 119


ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Quy trình xây dựng chiến lược SXKD cho DN VTĐS ...................... 30
Hình 1.2: Mô hình lựa chọn chiến lược của MC.Kinsey .................................... 37
Hình 1.3: Ma trận lựa chọn chiến lược cạnh tranh chung của M.Porter Lợi
thế cạnh tranh ..................................................................................... 38
Hình 1.4: Mô hình lựa chọn chiến lược .............................................................. 38
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam ...... 54
Hình 2.2: Biểu KLVC HK ngành ĐS giai đoạn 2010-2015 ............................... 82
Hình 2.3: Biểu đồ KLVC HK trên các tuyến ĐS giai đoạn 2010-2015 ............. 83
Hình 2.4: Biểu đồ SL VCHH của ngành ĐS giai đoạn 2010-2015 .................. 85

Hình 2.5: Biểu đồ KL VCHH trên các tuyến ĐS giai đoạn 2010-2015 ............. 86
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP VTĐS Hà Nội........................................... 92
Hình 3.2: Quy trình xây dựng CLSXKD cho Công ty CP VTĐS Hà Nội ......... 92
Hình 3.3: Các giải pháp thực hiện chiến lược ................................................... 108
Hình 3.4: Sơ đồ tính toán KH lập tàu khách tối ưu theo phương pháp lựa chọn ... 128
Hình 3.5: Quy trình xây dựng hệ thống thông tin ............................................. 138


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu tóm tắt luận án
Trong toàn bộ nội dung luận án, tác giả tiến hành nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề chủ yếu sau:
- Xây dựng CLSXKD cho ai? Mục đích là gì? Và xây dựng bằng phương
pháp nào?
- Tại sao phải xây dựng CLSXKD? Đặc thù công tác xây dựng CLSXKD
trong ngành VTĐS là gì?
- Có các yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác xây dựng CLSXKD?
- Xây dựng CLSXKD phải dựa trên những cơ sở lý luận nào?
- Quy trình và nội dung xây dựng CLSXKD như thế nào?
- Trong khi xây dựng CLSXKD sẽ gặp phải vấn đề gì? Và cách thức giải
quyết vấn đề đó ra sao?
- Sau đó, tác giả tiến hành xây dựng CLSXKD cho một DN cụ thể trong
ngành ĐS.
Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng CLSXKD, phân
tích đánh giá môi trường SXKD và thực trạng công tác xây dựng CLSXKD
trong ngành VTĐS. Kết hợp với việc tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học liên quan đến luận án. Từ đó, tác giả đã làm sáng tỏ các vấn
đề nêu trên.

2. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng như hiện nay, môi
trường kinh doanh lại luôn có sự biến động và phức tạp. Các DN VTĐS phải
chịu sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt từ phía các DN khác. Điều này làm cho
DN VTĐS bị mất dần thị phần trên thị trường vận tải. Do vậy, công tác XD
CLSXKD được đặt ra như những nhu cầu bức xúc hiện nay đối với DN VTĐS.
Bên cạnh đó, hiện nay ngành ĐS đang gặp khó khăn, nguyên nhân khách
quan cho thấy, trong thời gian qua Nhà nước đã tập trung đầu tư quá nhiều cho
đường bộ và hàng không. Điều này thể hiện qua việc Nhà nước cho xây dựng mới
rất nhiều tuyến đường bộ cao tốc và hướng tới các tỉnh đều có sân bay, còn đối
với ĐS thì Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng rất hạn chế, vẫn còn đường đơn, khổ


2

đường hẹp 1000 mm, tín hiệu lạc hậu, giao cắt nhiều,… Bên cạnh đó, nguyên
nhân chủ quan là do bản thân ngành ĐSVN chậm đổi mới, đổi mới không phù
hợp, xây dựng chiến lược không đúng, lại có sự thay đổi liên tục do chưa thống
nhất về lý luận giữa các trường, viện và ĐSVN, không vận dụng được giữa tư duy
lý luận vào thực tiễn của ĐSVN. Lãnh đạo Nhà nước và Bộ, ngành chưa thấy lợi
ích của VTĐS trong Bộ GTVT.
Ngành VTĐS vừa mang nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ đồng thời vừa mang
nhiệm vụ công ích phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Để thực hiện
nhiệm vụ kinh doanh thì DN VTĐS phải hạch toán kinh doanh, có trách nhiệm
bảo toàn, phát triển vốn và kinh doanh có lãi. Và để thực hiện nhiệm vụ công ích
nhằm mục tiêu phát triển bền vững thì DN VTĐS phải định hướng DN mình đi
lên như thế nào và nhất thiết phải xác định rõ việc phân bổ các nguồn lực nhằm
tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh, hạn chế thấp nhất các nguy cơ có thể xảy
ra. Qua đó nâng cao hiệu quả SXKD và tăng khả năng cạnh tranh của DN VTĐS
trên thị trường vận tải.

Đối mặt với những thách thức mang lại từ thị trường, ngành VTĐS cũng
đang vận động chuyển mình để tạo ra những bước đi mới trong tương lai. Điều
này được thể hiện rõ trong việc ĐSVN thực hiện tái cơ cấu theo phương án cổ
phần hóa các DN VTĐS với một quyết tâm cao. Tuy nhiên, trong công cuộc thực
hiện cổ phần hóa này, các DN VTĐS đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thách thức. Đầu tiên là khó khăn trong việc huy động nguồn vốn, vốn từ các Cổ
đông chiếm một tỷ lệ rất ít, chủ yếu vẫn là vốn Nhà nước. Vì thế mà DN VTĐS
vẫn chưa thực sự được tự chủ trong hoạt động SXKD, vẫn phải thực hiện những
nhiệm vụ do yêu cầu của Nhà nước. Đó là các nhiệm vụ mang tính công ích như:
phục vụ an ninh, quốc phòng, duy trì vận chuyển trên các tuyến không hiệu
quả,… Mà trên thực tế, hiệu quả SXKD do thực hiện những nhiệm vụ công ích
này lại có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả SXKD của DN, của toàn ngành
VTĐS. Trong khi đó, DN VTĐS vẫn phải tự gồng mình, phải tự cân đối toàn bộ
chi phí mà vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ từ giá của Nhà nước. Khó khăn nữa là
tuy các DN VTĐS đã tự đứng ra tổ chức hoạt động vận tải trên các tuyến hoạt
động không hiệu quả, đây chính là một phần tính công ích nhưng lại chưa được


3

đánh giá và chưa được công nhận. Trên thực tế hiện nay, vận tải công ích mới
được đánh giá ở các tuyến công cộng, các tuyến hoạt động ở các thành phố lớn
còn đối các vùng xa trung tâm, các nơi hẻo lánh, các nơi không có phương tiện
khác thì chưa được đề cập đến. Do vậy, ở những nơi này cũng cần có phương tiện
công ích để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Và do đó, DN VTĐS đang làm
nhiệm vụ công ích ở những nơi này thì cần phải nhận được chính sách hỗ trợ giá
của Nhà nước. Nếu như không nhận được sự hỗ trợ từ giá của Nhà nước, chắc
chắn trong giai đoạn cổ phần hóa này các cổ đông sẽ không cho chạy các đoàn tàu
trên khi nó không sinh ra lợi nhuận. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc đi lại của
người dân, làm mất hình ảnh của DN, của ngành ĐS đồng thời cũng làm giảm đi

khả năng cạnh tranh của ngành ĐS trên toàn bộ mạng lưới. Vì thế, mà vấn đề đặt
ra lúc này là phải tìm cho được phương án giải quyết thấu đáo tính công ích ngay
trong quá trình xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS.
Đứng trước tình hình trên, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị
trường hiện nay cũng như trong tương lai thì DN VTĐS phải không ngừng đổi
mới và rất cần có một CLSXKD đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn phát
triển của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cũng cần thống nhất về phương diện lý luận vào việc vận dụng
xây dựng chiến lược phù hợp với thực tiễn của ĐSVN nhằm mục tiêu đưa
ĐSVN phát triển bền vững và lâu dài. Từ đó, ngày càng nâng cao hơn nữa vị thế
của ngành ĐSVN trên thị trường vận tải trong nước, khu vực và trên thế giới.
Mặt khác, một thực tế nữa cho thấy, có rất nhiều DNVT ở Việt Nam hiện
nay chưa xây dựng được một CLSXKD theo đúng ý nghĩa của một chiến lược.
Hơn nữa, lý luận về công tác xây dựng chiến lược cũng cần được bổ sung và
khắc phục.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Xây dựng chiến lược sản xuất kinh
doanh trong ngành vận tải đường sắt” được tác giả lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp
ứng nhu cầu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn tái cơ cấu của Tổng Công ty
ĐSVN hiện nay. Nó có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển
của ngành ĐS nói chung và các DN VTĐS nói riêng.


4

3. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở vận dụng, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học có liên quan đến luận án, cùng với việc tiếp thu các kinh nghiệm về
xây dựng CLSXKD trên thế giới và ở Việt Nam, mục đích nghiên cứu của luận
án là xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt
nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của ngành ĐS nói chung và

các DN VTĐS nói riêng trong bối cảnh và điều kiện thực tế sản xuất hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: nghiên cứu cơ sở lý luận; các công
trình khoa học; các kinh nghiệm về xây dựng CLSXKD ở trong và ngoài nước.
Công tác tổ chức, quản lý và các yếu tố của môi trường SXKD trong ngành
VTĐS. Đặc biệt, trong khi nghiên cứu đề tài luận án, tác giả tập trung nghiên
cứu về tính công ích; phương án giải quyết khi phải duy trì tính công ích của
ngành VTĐS và nghiên cứu xây dựng mô hình bài toán nhằm xác định được
mức chi phí trợ giá cho vận tải công ích trên ĐS. Sau đó, xây dựng CLSXKD
cho Công ty CP VTĐS Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Do công tác SXKD của ngành VTĐS có sự thay đổi liên tục, không ổn
định nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề trong một giai đoạn nhất
định để đáp ứng kịp thời với thực tiễn sản xuất hiện nay. Trong phạm vi đề tài
này, tác giả tập trung nghiên cứu công tác xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS
giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trong trường hợp kết cấu hạ
tầng không có ĐS đôi và chỉ nghiên cứu trong phạm vi ĐS Quốc gia.
Trong luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu
sau: công tác tổ chức, quản lý SXKD trong ngành VTĐS; các chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác xây dựng
CLSXKD trong ngành VTĐS; chiến lược phát triển chung của toàn ngành
GTVT; các văn bản và bộ luật liên quan đến công tác xây dựng CLSXKD trong
ngành VTĐS; các vấn đề cơ bản về CLSXKD; công tác SXKD, môi trường
SXKD trong ngành VTĐS,...
Phần áp dụng cụ thể là xây dựng CLSXKD cho Công ty CP VTĐS Hà
Nội (Cty CP VTĐS HN).


5


6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Về mặt khoa học:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng CLSXKD cho các DN VTĐS.
- Làm phong phú và sâu sắc hơn cơ sở lý luận về xây dựng CLSXKD cho
DN VTĐS qua việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng
CLSXKD; xây dựng các nguyên tắc trong xây dựng CLSXKD; xây dựng các căn
cứ; các yêu cầu; xây dựng quy trình và nội dung xây dựng CLSXKD cho DN
VTĐS; xây dựng các tiêu chí lựa chọn công nghệ thích hợp cho ngành ĐS.
- Xây dựng các nguyên tắc và phương pháp tính toán trong việc trợ giá của
Nhà nước cho vận tải công ích ngành ĐS.
- Xây dựng mô hình bài toán để tính chi phí trợ giá cho vận tải công ích
ngành ĐS.
* Về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu các kinh nghiệm về xây dựng CLSXKD trên thế giới và ở Việt
Nam để rút ra bài học kinh nghiệm về xây dựng CLSXKD trong ngành VTĐS.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng CLSXKD và môi
trường SXKD của ngành VTĐS. Rút ra nguyên nhân làm giảm thị phần vận tải
ngành ĐS.
- Áp dụng mô hình bài toán để xác định phần chi phí trợ giá của Nhà nước
cho vận tải công ích trên tuyến ĐS cụ thể.
- Xây dựng CLSXKD cho Công ty CP VTĐS Hà Nội.


6

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
A. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về chiến lược ở nước ngoài
Trên thế giới, đã có rất nhiều kết quả về các nghiên cứu trong xây dựng
chiến lược, với các quan điểm và phương pháp tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, phần
lớn các nghiên cứu đều tập trung vào các hướng chủ yếu sau:

Hướng thứ nhất: nghiên cứu về quá trình xây dựng chiến lược, các công cụ
và các phương pháp sử dụng trong xây dựng chiến lược.
Nghiên cứu về quá trình xây dựng chiến lược, thì theo tác giả Fred R David
(2007, 2009, 2011) [62], Ông đã chỉ ra các vấn đề cơ bản trong xây dựng chiến
lược bao gồm: phát triển một tầm nhìn và nhiệm vụ; xác định các cơ hội và các
mối đe dọa bên ngoài của một tổ chức; xác định điểm mạnh và điểm yếu nội bộ;
thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra chiến lược thay thế, và lựa chọn chiến lược
cụ thể để tổ chức theo đuổi. Bên cạnh đó, Ông cũng chỉ ra kinh nghiệm cho các
chiến lược gia trong việc xây dựng chiến lược.
Nghiên cứu về các công cụ sử dụng trong xây dựng chiến lược, có nhóm
tác giả James Cadle, Debra Paul and Paul Turner (2010) [64], đã chỉ ra rất rõ
việc sử dụng các công cụ nào trong từng bước cụ thể của quá trình hoạch định
chiến lược. Trong bước thứ nhất là phân tích chiến lược, nhóm tác giả sử dụng
mô hình phân tích PESTLE (gồm các yếu tố: chính trị, pháp luật, kinh tế, VHXH, công nghệ, môi trường) và mô hình Porter (năm lực lượng cạnh tranh gồm:
khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung ứng, các sản phẩm thay thế,
các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn) sử dụng để phân tích. Trong bước thứ hai là xác
định chiến lược cho DN, nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp giữa ma trận SWOT
và ma trận Ansoff. Để hoàn thiện hai bước cuối cùng là triển khai thực hiện
chiến lược và đo lường hiệu suất, nhóm tác giả đã đề xuất sử dụng mô hình 7-S
của McKinsey và các mô hình bốn điểm. Như vậy, thông qua công trình trên
nhóm tác giả đã đưa ra rất nhiều công cụ hỗ trợ trong việc xây dựng chiến lược.
Tuy nhiên, nhóm tác giả vẫn chưa làm rõ đối tượng áp dụng, chỉ mang tính
chung chung dưới dạng lý thuyết.
Cùng với các nghiên cứu về công cụ sử dụng trong xây dựng chiến lược,
nhóm tác giả Robert S. Kaplan and David P. Norton (2000, 2008) [71] [72], cũng


7

đề cập tới việc sử dụng công cụ phân tích SWOT, kết hợp với xây dựng tầm nhìn

và chương trình thay đổi chiến lược để lên kế hoạch thực hiện chiến lược. Đồng
thời, nhóm tác giả còn đề xuất đo hiệu suất công việc bằng công cụ bản đồ chiến
lược và hệ thống thẻ điểm cân bằng. Tuy nhiên, các kết quả mà tác giả đưa ra đều
dựa trên các trường hợp cụ thể của ngành công nghiệp.
Nghiên cứu về phương pháp sử dụng trong xây dựng chiến lược, có nhóm
tác giả Shannon E. Fitzgerald, Estela Luck, Anne L.Morgan (2007) [74], đã
nghiên cứu về phương thức quản lý chuỗi cung ứng để xây dựng chiến lược phát
triển bền vững cho DN. Thông thường, chuỗi cung ứng sẽ tạo ra cơ hội để tăng
thêm vị trí của DN trên thị trường, thông qua hiệu quả và tối ưu hóa nguồn lực.
Quản lý tốt chuỗi cung ứng là điều kiện tốt để DN đạt được mục tiêu đề ra, đồng
thời cũng mang lại sự phát triển bền vững cho các DN khác trong chuỗi cung
ứng đó và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Do vậy, để xây dựng chiến lược phát
triển bền vững cho DN, nhóm tác giả đã tập trung vào nghiên cứu phương thức
quản lý chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả Paul Caster và Carl A. Scheraga (2013) [69],
lại sử dụng các phương pháp thống kê để đánh giá sự biến đổi của chiến lược
theo thời gian trên 3 yếu tố: tăng trưởng, giá cả và hiệu suất. Qua nghiên cứu,
nhóm tác giả đã đưa ra nhận định rằng chiến lược phát triển dịch vụ vận tải phải
bằng chiến lược giá và nâng cao hiệu suất của chiến lược bằng chiến lược chi
phí thấp. Nghiên cứu này đã được dựa trên kinh nghiệm đánh giá hiệu quả cho
một hãng hàng không.
Cũng theo hướng nghiên cứu trên, tác giả Mary Ijeoma Marire (2014)
[67], thông qua các phương pháp điều tra xã hội học và sử dụng các công cụ
thống kê để nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của một công ty vận tải đường
bộ tại Nigeria. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố thị trường, giá cả và chính
sách khuyến mại là một trong những yếu tố góp phần cho sự thành công của
chiến lược kinh doanh cho DN.
Các kết quả từ các nghiên cứu trên là cơ sở để áp dụng trong xây dựng
chiến lược kinh doanh cho ngành ĐSVN.



8

Hướng thứ hai: nghiên cứu về vai trò của CLSXKD và vai trò của các
yếu tố trong việc xây dựng CLSXKD.
Đề cập đến vai trò của CLSXKD có nhóm tác giả Nnaemeka E. Ononiwu,
Diana J. Mosquer (2008) [68] đã nhấn mạnh chiến lược kinh doanh của DN là
một trong những mắt xích quan trọng trong toàn bộ chuỗi hoạt động kinh doanh
của DN.
Khi nghiên cứu về vai trò của các yếu tố trong việc xây dựng CLSXKD,
tác giả Rubert Murdoch (2008) [73] lại cho rằng việc xây dựng chiến lược phát
triển DN phải đặc biệt chú ý tới tầm quan trọng của yếu tố con người. Điều này
được rút ra từ thực tế của ngành công nghiệp.
Ngoài ra, nhóm tác giả Halsius, Fredric, Lochen, Christoffer (1997) [63],
cũng đã chỉ ra rằng sự thay đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ và xu
hướng phát triển của DN đều có tác động đáng kể đến tổ chức cũng như chiến
lược phát triển của toàn DN.
Nghiên cứu chi tiết hơn trong vấn đề này, có tác giả Dr Dimitrios Buhalis
(2002) [60], đã nghiên cứu về vai trò của Công nghệ thông tin trong việc hoạch
định chiến lược của ngành quản trị du lịch. Ông đã nhận định rằng, sự phát triển
của công nghệ thông tin chắc chắn sẽ làm thay đổi cả DN. Và điều này đã được
thực tế chứng minh, sự phát triển của Internet vào cuối năm 1990 đã mang lại
hiệu quả cao cho ngành công nghiệp du lịch này. Trong công trình này, Ông đã
khẳng định: Du lịch là một ngành công nghiệp quốc tế, sự tăng trưởng và phát
triển của ngành công nghiệp này có lẽ chỉ được nhân đôi bởi sự phát triển của
công nghệ thông tin. Ông đã đánh giá cao vai trò của Công nghệ thông tin trong
việc hoạch định chiến lược của ngành quản trị du lịch.
Cũng theo nhóm tác giả Majid Rasouli, Sohrab Ramezani Malabad (2014)
[66], qua nghiên cứu về lĩnh vực vận tải hàng không, đã chỉ ra rằng cạnh tranh là
một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến hoạt động của DN và

để duy trì, mở rộng các hoạt động của DN đòi hỏi phải chú ý đến việc xây dựng
chiến lược. Các kết quả nghiên cứu ở đây, nhóm tác giả chủ yếu sử dụng mô
hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter và các công cụ phân tích được thực


9

hiện bằng cách sử dụng thử nghiệm Friedman, t-test, phân tích nhân tố khám
phá và Kolmogorov-Smirnov kiểm tra bằng phương tiện của SPSS.
Các kết quả nghiên cứu trên có thể áp dụng trong xây dựng CLSXKD cho
DN VTĐS.
Hướng thứ ba: Đề cập đến việc xây dựng CLSXKD cho ngành ĐS tại
một số quốc gia cụ thể.
Tác giả Dr. Oh Ji Taek (2015) [61], đã đề cập chiến lược phát triển ĐS
của Hàn Quốc đến năm 2020 nhằm mục đích nhấn mạnh vào ĐS và hệ thống
giao thông liên kết (intermodalism) để tối đa hiệu suất và cụ thể một số giải
pháp như sau: Kết nối các thành phố chủ đạo bằng hệ thống ĐS cao tốc với vận
tốc trên 230km/h; Xây dựng mạng lưới tàu cao tốc trong đại đô thị, thủ đô với
thời gian di chuyển trong vòng 30 phút; Xây dựng hệ thống VTHH ĐS xanh; ĐS
tiện lợi cho người sử dụng. Điều này có thể vận dụng vào việc xây dựng các giải
pháp chiến lược cho ĐSVN.
Theo như Công ty CP ĐS Nga (2008) [76], [77] đã phân tích, Chiến lược
phát triển của ĐS Nga đến năm 2030, tập trung vào một số các vấn đề sau: Đầu
tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; Xây dựng một số tuyến ĐS mới; Phát triển
các trung tâm logistic; Xây dựng các tuyến tới khu công nghiệp và các mỏ
khoáng sản; Phát triển các hành lang quá cảnh và nâng cấp ĐS hiện tại. Điều
này có thể vận dụng trong xây dựng giải pháp chiến lược cho ngành ĐSVN.
Theo bài viết của tác giả Zhang, Jianping (2009) [78], chiến lược phát
triển ĐS Trung Quốc đến năm 2020 tập trung vào hai hướng chính: nâng cao
năng lực, chất lượng về cơ sở hạ tầng và cải cách ngành công nghiệp ĐS nhằm

mục tiêu đưa ĐS Trung Quốc hướng tới phát triển bền vững và phát triển ĐS
cao tốc. Chiến lược phát triển của ĐS Trung Quốc cụ thể bao gồm: Phát triển
ĐS chở khách nhanh; Xây dựng liên khu hành lang và Nâng cấp ĐS hiện tại.
Đây cũng là một trong những bài học có thể vận dụng phù hợp khi xây dựng
chiến lược cho ngành ĐSVN.
B. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về chiến lược ở trong nước
Các kết quả nghiên cứu trong nước chủ yếu là kế thừa các kết quả nghiên
cứu về công tác xây dựng chiến lược trên thế giới. Trong đó, một số công trình


10

nghiên cứu về xây dựng chiến lược đã được công bố dưới dạng giáo trình, sách
tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Còn một số công trình thì được
công bố dưới dạng đề án, dự án, luận án. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện ở
các mặt như sau:
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về xây dựng CLSXKD và phát triển DN có
các công trình của nhóm tác giả Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2002)
[13]. Cũng lĩnh vực nghiên cứu là lý luận về xây dựng chiến lược nhưng đi sâu
hơn về lĩnh vực quản trị chiến lược và đưa ra các dạng mô hình chiến lược các
cấp có tác giả Ngô Kim Thanh (2011, 2012, 2013, 2014) [33], tác giả Lê Văn Tâm
[31]. Một số các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xây dựng chiến lược và chính sách kinh
doanh có tốt thế nào đi chăng nữa thì cũng chẳng thể kéo dài mãi được, mà cần
phải có sự thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với môi trường kinh doanh biến
động, đây là quan điểm của nhóm tác giả Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn
Nam (1997) [10].
Cụ thể hơn trong việc vận dụng cơ sở lý luận trong xây dựng chiến lược, tác
giả Trần Hoàng Kiên (2001) [25], đã nhấn mạnh chiến lược có vai trò quan trọng
và có tính quyết định trong kinh doanh. Tác giả đã mạnh dạn đặt ra các yêu cầu,
thời gian cũng như cách thức để thay đổi, điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

Nhóm tác giả Lý Thần Tùng, Cố Từ Dương (2003) [58], lại hướng cho người
đọc trong việc sử dụng các công cụ ma trận để phân tích chiến lược. Nghiên cứu
theo hướng xây dựng chiến lược theo 5 lực lượng cạnh tranh của Michael E.
Porter thì có tác giả Dương Ngọc Dũng (2005) [11]. Mở rộng hơn nữa là một số
nghiên cứu việc xây dựng CLSXKD trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế quốc tế
có các tác giả như Đào Duy Huân (2004) [23] và tác giả Nguyễn Ngọc Huyền
(2013) [24].
Nghiên cứu về xây dựng CLSXKD trong lĩnh vực vận tải có công trình
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thụ (2007) [34] đã tổng hợp cơ sở lý luận
chung và giới thiệu các phương pháp hoạch định CLSXKD trong ngành GTVT.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chủ yếu dùng trong học tập và nghiên cứu trong
các chuyên ngành vận tải. Cũng trong lĩnh vực vận tải, tác giả Nguyễn Thanh
Chương (2008) [8], đã ứng dụng các phương pháp quản lý chất lượng nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh trong DN vận tải bằng ôtô. Nhóm


11

tác giả Nguyễn Hữu Hà (2008) [22] và tác giả Từ Sỹ Sùa (2013) [30], đã sáng tạo
vận dụng công cụ marketing trong các hoạt động cung ứng vận tải để đem lại lợi thế
cạnh tranh cho các DN vận tải trên thị trường.
Các công trình nghiên cứu áp dụng riêng cho ngành VTĐS, gồm có: Từ năm
1992 đến năm 2015, ngành ĐSVN đã trình và được Chính Phủ ký duyệt ít nhất 6
Đề án Chiến lược phát triển ngành ĐSVN (1992, 2002, 2006, 2008, 2009, 2015)
[36], [50]. Tuy nhiên, các chiến lược này không thống nhất, có sự thay đổi rất
nhiều, gây khó khăn trong việc vận dụng vào thực tế. Cũng nghiên cứu về công tác
xây dựng chiến lược trong lĩnh vực VTĐS có tác giả Nguyễn Hữu Hà (2007) [21],
tác giả đã tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường SXKD. Từ đó
đưa ra đề xuất định hướng đổi mới hoạt động SXKD của ngành ĐSVN trong điều
kiện kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, tác giả Lê Thu Sao (2012) [29] và tác giả Lê

Tiến Dũng (2014) [12] đều tập trung nghiên cứu các giải pháp marketing nhằm
đổi mới công tác SXKD trong ngành VTĐS để nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành VTĐS trong nền kinh tế thị trường.
C. Những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết
Xuất phát từ các kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề về xây dựng
CLSXKD ở trong và ngoài nước. Tác giả đã rút ra một số kết luận như sau:
Ở nước ngoài:
- Đã hình thành hệ thống cơ sở lý luận về công tác xây dựng chiến lược
theo nhiều phương diện và khía cạnh khác nhau, đã chỉ ra được các công cụ, các
phương pháp sử dụng trong xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, lại chưa có sự
thống nhất về quy trình, nội dung xây dựng CLSXKD.
- Đã phân tích được vai trò của CLSXKD, vai trò của các yếu tố trong
việc xây dựng CLSXKD. Tuy nhiên, kết quả phân tích vẫn còn tản mạn mà chưa
tổng hợp thành một hệ thống có tính logic, chưa đánh giá được đầy đủ tất cả các
yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng CLSXKD.
- Trong lĩnh vực vận tải, chưa có nhiều các nghiên cứu, các nghiên cứu về
lý luận xây dựng chiến lược cho các DNVT thực sự chưa được quan tâm và chú
trọng. Cũng có một số các nghiên cứu nhưng chỉ dưới dạng đề án hoặc dự án
quy hoạch phát triển chung cho vùng lãnh thổ hay của một quốc gia cụ thể.
Chưa có một hệ thống xây dựng chiến lược hoàn chỉnh để có thể áp dụng trong
việc xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS.


12

Ở trong nước:
- Nhìn chung đã hệ thống hóa và xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về xây
dựng chiến lược cho các DN nói chung trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu
ở nước ngoài và đã nêu ra các điều kiện áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu học tập, nghiên cứu và giảng dạy

cho các chuyên ngành ở các trường đại học và được viết dưới dạng giáo trình,
sách chuyên khảo.
- Các nghiên cứu trong các lĩnh vực vận tải cũng đã sử dụng các công cụ,
các phương pháp phân tích chiến lược ở nhiều hoàn cảnh thực tế và môi trường
SXKD khác nhau. Đã đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các lĩnh
vực vận tải cụ thể, chuyên sâu vẫn còn những hạn chế nhất định. Chưa đưa ra
được hệ thống phương pháp phân tích, quy trình và nội dung xây dựng
CLSXKD cho các DNVT trong từng lĩnh vực cụ thể.
- Các nghiên cứu về chiến lược, quy hoạch phát triển cho ngành VTĐS
hầu hết chỉ được thực hiện dưới dạng đề án, dự án phát triển tổng thể dưới góc
độ quản lý Nhà nước. Hơn nữa, các chiến lược này không thống nhất, có sự thay
đổi rất nhiều, gây khó khăn trong việc vận dụng vào thực tế. Đặc biệt, trong lĩnh
vực VTĐS, nhiệm vụ vận tải công ích chưa có tài liệu nào nghiên cứu.
* Xác định vấn đề cần giải quyết trong đề tài:
Đứng trước môi trường kinh doanh đầy biến động và phức tạp, mỗi
DNVT nói chung và DN VTĐS nói riêng phải định hướng được cho mình
những bước đi cụ thể trong tương lai để mang lại hiệu quả SXKD cao nhất và
tạo cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường. Có được điều này là phụ
thuộc hoàn toàn vào CLSXKD của mỗi DN đó. Trên thực tế cho thấy, các DN
đều nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của CLSXKD. Tuy nhiên, vấn đề
đặt ra ở đây là xây dựng CLSXKD như thế nào để vừa đáp ứng được yêu cầu đặt
ra lại vừa phù hợp với đặc thù riêng của DN là một vấn đề rất khó khăn đối với
các nhà quản lý. Do vậy, cần phải vận dụng sáng tạo cơ sở lý luận chung về xây
dựng chiến lược để hình thành cơ sở lý luận khoa học sao cho phù hợp với đặc
thù môi trường SXKD riêng. Với ý nghĩa đó, việc xây dựng CLSXKD cho các
DN VTĐS là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần được nghiên cứu cấp
thiết trong giai đoạn tái cơ cấu ngành ĐSVN.



13

Như vậy, lý luận về xây dựng CLSXKD trong ngành VTĐS vẫn cần được
nghiên cứu. Chính vì điều này, mà tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Xây dựng
chiến lược sản xuất kinh doanh trong ngành vận tải đường sắt” nhằm đáp
ứng cho thực tế phát triển hiện nay của các DN VTĐS.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả đã đặt ra các nhiệm
vụ chính cần giải quyết trong quá trình nghiên cứu đề tài này như sau:
Thứ nhất, Hệ thống hóa và làm phong phú, sâu sắc hơn cơ sở lý luận về
xây dựng CLSXKD cho DN VTĐS;
Thứ hai, Nghiên cứu về tính công ích và phương án giải quyết khi phải
duy trì tính công ích của ngành ĐS;
Thứ ba, Nghiên cứu xây dựng mô hình bài toán nhằm xác định được mức
chi phí trợ giá cho vận tải công ích trên ĐS.
Từ đó, làm cơ sở đề xuất phương hướng xây dựng CLSXKD phù hợp với
các DN VTĐS trong môi trường kinh doanh và điều kiện thực tế sản xuất.
D. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trong toàn bộ quá trình nghiên cứu luận án tác giả đã sử dụng tổng hợp
các phương pháp sau: phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp so sánh,
tổng hợp, mô hình hóa, tối ưu hóa, hệ thống hóa, phương pháp điều tra kinh tế xã hội, phương pháp marketing, phương pháp tọa đàm khoa học, phương pháp
lấy ý kiến chuyên gia, kịch bản kinh tế, phương pháp dự báo, các lý luận về tư
duy logic trong lĩnh vực cạnh tranh, tâm lý học, xã hội học,... Bên cạnh đó, tác
giả còn nghiên cứu một số các môn học như: Quản trị chiến lược, lý thuyết hệ
thống, kinh tế học, marketing trong ngành VTĐS, phân tích hoạt động SXKD
trong ngành VTĐS,… nhằm đánh giá đúng thực trạng quá trình SXKD cuả
ngành VTĐS. Từ đó, để có phương hướng xây dựng CLSXKD phù hợp cho sự
phát triển lâu dài và bền vững của các DN VTĐS.
E. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu, phần kết luận
- kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo, thì luận án được

trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về CLSXKD trong ngành VTĐS.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng CLSXKD và
môi trường SXKD của ngành VTĐS.
Chương 3: Xây dựng CLSXKD cho Công ty CP VTĐS Hà Nội.


14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG
NGÀNH VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT
1.1. Tổng quan về chiến lược sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm về sản xuất kinh doanh
Kinh doanh là thuật ngữ để chỉ tất cả các cá nhân và tổ chức hoạt động
đầu tư để sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ cần thiết nhằm mang lại lợi ích, lợi
nhuận cho nhà đầu tư.
Ở các xã hội có nền văn hoá khác nhau, thì mỗi con người đều có nhu cầu
và mong muốn khác nhau. Quá trình SXKD ra đời một mặt đóng vai trò to lớn
trong việc đáp ứng tốt những nhu cầu và mong muốn đó, mặt khác nó còn là
động lực thúc đẩy cho sự phát triển của toàn xã hội.
Theo [89], sản xuất được hiểu như sau:“Sản xuất là hoạt động chủ yếu
trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản
phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại”.
Tại khoản 16, điều 4, luật Doanh nghiệp 2014 của Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 68/2014/QH 13 ban hành ngày 26/11/2014,
[28] có nêu: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.
Kinh doanh là các hoạt động của các DN nhằm mục đích kiếm lời, bản thân

hoạt động SXKD lại là một hệ thống, nó bao gồm các ngành SXKD. Mà mỗi
ngành SXKD lại là một hệ thống gồm nhiều DN có qui mô khác nhau và các DN
lại là một phân hệ gồm nhiều bộ phận khác nhau như: sản xuất, kế hoạch,
marketing, tài chính, vv…
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì các DN luôn có mối liên
hệ chặt chẽ với các tổ chức trong xã hội. Mọi hoạt động của DN đều có ảnh
hưởng đến: kinh tế, chính trị, pháp luật, vv... của toàn xã hội.
1.1.2. Khái niệm về chiến lược sản xuất kinh doanh
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với hai từ “stratos”
(quân đội, bầy, đoàn) và “agos” (lãnh đạo, điều khiển). Chiến lược được sử dụng
đầu tiên trong quân sự để chỉ các kế hoạch lớn, dài hạn được đưa ra trên cơ sở
tin chắc được cái gì đối phương có thể làm và cái gì đối phương có thể không
làm. Thông thường, người ta hiểu chiến lược là khoa học và nghệ thuật chỉ huy


×