Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BỘ CÂU HỎI VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.71 KB, 11 trang )

TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

BỘ CÂU HỎI VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN
Dùng cho đề thi tuyển chọn Kỹ sư Hệ thống điện
I. Kiến thức về Máy điện:
1. Tổ nối dây máy biến áp là gì; Tại sao phải cần thiết xác định tổ nối dây?
2. Quá điện áp là gì; tại sao khi quá điện áp thì các vòng dây đầu và cuối của
dây quấn cao áp máy biến áp lại chịu tác dụng của điện áp lớn; Các phương pháp bảo
vệ quá điện áp máy biến áp?
3. Phân tích ảnh hưởng của ngắn mạch đối với máy biến áp; Các biện pháp
phòng ngừa ngắn mạch máy biến áp?
4. Nêu và phân tích các điều kiện hoà hai máy biến áp làm việc song song;
Những tác hại khi không thực hiện đúng các điều kiện đó?
5. Nêu các điều kiện hoà máy phát điện; Các phương pháp hoà máy phát điện,
Ưu, nhược điểm của từng phương pháp?
6. Phân tích ảnh hưởng của tải không đối xứng đối với máy phát điện đồng bộ?
7. Các phương pháp mở máy; mở máy động cơ không đồng bộ; so sánh ưu
nhược điểm của mỗi phương pháp?
8. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ của động cơ không đồng bộ, so sánh ưu
nhược điểm của mỗi phương pháp; Ứng dụng của mỗi phương pháp?
9. Nguyên lý điều chỉnh công suất tác dụng (P) và công suất phản kháng (Q)
của máy phát điện đồng bộ trong trường hợp lưới điện có công suất vô cùng lớn?
10. Nêu các thành phần dòng điện trong các dây quấn stato và rô to khi ngắn
mạch đột nhiên; Ảnh hưởng của ngắn mạch đột nhiên đối với máy phát điện đồng bộ?
II. Kiến thức về Kỹ thuật đo lường và Lý thuyết điều khiển tự động
11. Sai số trong đo lường, cấp chính xác của phép đo:
- Viết biểu thức tính sai số và cấp chính xác, giải thích các ký hiệu trong biểu
thức?
- Các loại sai số trong đo lường, nguyên nhân và cách hạn chế các sai số
trong đo lường?
12. Đo dòng điện và điện áp bằng phương pháp so sánh (Điện thế kế một chiều):


- Vẽ sơ đồ đo, thuyết minh nguyên lý đo?
- Các yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của phép đo, cách hạn chế các sai
số đó?
13. Đo điện trở rất lớn và rất nhỏ:
-Vẽ sơ đồ, phương pháp đo và cách tính toán khi đo điện trở rất lớn và khi đo
điện trở rất nhỏ; Các chú ý để khi đo điện trở rất lớn, rất nhỏ để hạn chế sai số phép
đo?
1


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

14. Đo điện năng của mạch điện 3 pha:
Vẽ và giới thiệu sơ đồ đo điện năng mạch 3 pha 2 phần tử, 3 phần tử; Phân
tích sơ đồ đo, nêu ưu nhược điểm của các sơ đồ nêu trên?
15. Đo tần số bằng phương pháp đếm xung:
- Nguyên lý đo tần số bằng phương pháp đếm xung?
- Tần số kế đếm xung bằng mạch điện tử?
16. Đo nhiệt độ bằng nhiệt điện trở:
- Nguyên lý đo nhiệt độ bằng nhiệt điện trở?
- Thuyết minh sơ đồ đo nhiệt độ bằng cầu cân bằng?
17. Đo mức bằng chênh áp:
- Nguyên lý đo mức bằng phương pháp chênh áp suất; Vẽ và thuyết minh sơ
đồ đo mức bằng phương pháp chênh áp suất?
18. Đo tốc độ quay:
Nguyên lý đo tốc độ bằng phương pháp đếm xung; Vẽ và thuyết minh sơ đồ
đo?
19. Đo lưu lượng;
Nguyên lý đo lưu lượng bằng phương pháp tiết lưu; Vẽ và thuyết minh sơ đồ
nguyên lý đo?

20. Phân tích khí: Nêu nguyên lý đo phân tích khí bằng phương pháp nhiệt dẫn;
Vẽ và giải thích sơ đồ nguyên lý?
III. Kiến thức về Bảo vệ Rơ le trong Hệ thống điện:
21. Mô tả cấu tạo, giải thích nguyên lý làm việc và chức năng của Máy biến dòng
điện; Tình trạng làm việc của biến dòng điện khi dây quấn thứ cấp hở mạch?
22. Mô tả cấu tạo, giải thích nguyên lý làm việc và chức năng của Máy biến điện
áp; Sai số và các loại máy biến điện áp thường gặp?
23. Chức năng và ứng dụng của rơle; Phân tích ưu điểm của rơle số so với rơle
điện cơ và rơle tĩnh?
24. Các phương pháp bảo vệ đường dây tải điện; Bảo vệ đường dây tải điện bằng
rơ le khoảng cách; Phối hợp tổng trở, thời gian tác động giữa các cấp của bảo vệ
khoảng cách?
25. Nêu các dạng hư hỏng và chế độ làm việc không bình thường của máy phát
đồng bộ?
26. Bảo vệ chống chạm chập giữa các pha cuộn dây Stato máy phát điện?
27. Bảo vệ chống chạm đất trong cuộn dây Rôto của máy phát điện?
28. Trình bày phối hợp tác động giữa thiết bị bảo vệ rơle và tự động đóng lại các
đường dây tải điện?
29. Nêu các loại bảo vệ hệ thống thanh góp của nhà máy điện và trạm biến áp?
2


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

30. Hãy nêu lựa chọn phương thức bảo vệ bộ máy phát điện máy biến áp với các
thiết bị thừa hành?
IV. Kiến thức về Vận hành hệ thống điện và Tự động hoá trong Hệ thống điện:
31. Nêu các phương pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện và điều chỉnh
điện áp ở nút nhà máy điện.
32. Vẽ và giải thích sơ đồ thuật toán giải bài toán tối ưu các tổ máy làm việc bằng

phương pháp quy hoạch động.
33. Cho sơ đồ hình 3.1
N

2

1

2

3

2

4

2

T

Hình 3.1

Và các số liệu cho trước:
λ1=0,02(l/năm), τ1=12(h); λ2=0,01(l/năm), τ2=6(h); λ3=1(l/năm), τ3=20(h); λ4=0,01(l/năm), τ4=40(h). Với λi là cường độ hỏng hóc của phần tử thứ i và τi là thời
gian sửa chữa của phần tử thứ i. Hãy xác định độ săn sàng A, độ không sẵn sàng A *, độ
tin cậy Rt ở thời gian khảo sát t=1 năm.
34. Cấu tạo và đặc tính V-A của thyristor.
35. Nguyên lý chuyển mạch dòng một chiều dùng thyristor.
36. Vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống tự kích từ cho các máy điện dùng thyristor.
37. So sánh sự khác nhau giữa rơ le tĩnh và rơ le cơ.

38. Hãy nêu ưu nhược điểm của rơ le kỹ thuật số.
39. Trình bày nguyên lý bảo vệ dùng rơ le so lệch có hãm.
40. TĐD là gì; Hãy nêu ý nghĩa và yêu cầu cơ bản đối với thiết bị TĐD.
41. TĐL là gì? Hãy nêu ý nghĩa và yêu cầu cơ bản đối với thiết bị TĐL.
V: Kiến thức về ổn định Hệ thống điện:
42. Nêu đặc điểm hoạt động của hệ thống điện?
43. Tiêu chuẩn về chất lượng điện năng; Ảnh hưởng của điện áp đến ổn định hệ
thống điện?
44. Các phương tiện để điều chỉnh điện áp trên lưới hệ thống và lưới truyền tải?
45. Các phương thức điều chỉnh điện áp trên lưới hệ thống và lưới truyền tải?
46. Tại sao làm mát máy phát điện lại trở thành vấn đề quan trọng?
3


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

47. Nêu các đặc điểm của hệ thống điện về mật độ tin cậy và các biện pháp nâng
cao độ tin cậy của hệ thống điện?
48. Các vấn đề quan trọng khi nghiên cứu về hệ thống kích từ của máy phát điện
đồng bộ; Với các máy phát nhỏ thường dùng kích từ kiểu gì, tại sao?
49. Trong vận hành máy phát điện khi phụ tải công suất tác dụng tăng lên cần phải
làm gì?
50. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của hệ thống điện? Các chỉ tiêu đánh giá
độ tin cậy của Hệ thống điện ?
51. Sự khác nhau cơ bản giữa quá tải bình thường và quá tải sự cố của máy biến
áp?

TR. PHÒNG KỸ THUẬT

Nguyễn Văn Thịnh


TRƯỞNG BAN GIÁM KHẢO

Nguyễn Văn Thuỷ

C.T HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG
TỔNG GIÁM ĐỐC

Phạm Văn Thư

4


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

BỘ CÂU HỎI VỀ CHUYÊN NGÀNH TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN
Dùng cho đề thi tuyển chọn Kỹ sư Tự động Điều khiển
I: Kiến thức về máy điện:
1. Nêu nguyên lý làm việc của máy điện một chiều: Làm việc chế độ máy phát
điện?
2. Nêu nguyên lý làm việc của máy điện một chiều: Làm việc chế độ động cơ
điện?
3. Nêu nguyên lý làm việc của máy biến áp? Nêu các đại lượng định mức của
máy biến áp?
4. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc, so sánh sự giống nhau và khác nhau của máy
biến dòng điện (BI) và máy biến điện áp (BU)?
5. Nêu và phân tích các điều kiện hòa hai máy biến áp làm việc song song?
Những tác hại khi không thực hiện đúng các điều kiện đó?
6. Nêu cấu tạo của máy điện không đồng bộ? Nêu nguyên lý làm việc của máy
điện không đồng bộ?

7. Nêu nguyên lý làm việc của động cơ điện không đồng bộ một pha?
8. Nêu nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ?
9. Nêu nguyên lý làm việc của động cơ điện đồng bộ?
10. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc?
II. Kiến thức về Lý thuyết Điều khiển Tự động:
11. Viết phương trình vi phân và hàm truyền đạt của các đối tượng sau:

12. Viết phương trình vi phân và hàm truyền đạt của đối tượng sau:

5


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

13. Tìm sai lệch tĩnh ess =
a)

=

b)

=

14. Tìm hàm quá độ đối với hàm truyền
=

Với x(t) = 1(t)

15. Vẽ hàm quá độ và hàm trọng lượng của khâu tỷ lệ?
16. Vẽ hàm quá độ và hàm trọng lượng của khâu tích phân?

17. Xác định tính ổn định của hệ có phương trình đặc trưng như sau:
s4 + 10s3 + 33s2 +46s + 30 = 0
18. Xác định tính ổn định của hệ có phương trình đặc trưng như sau:
s4 + 10s3 + 33s2 +46s + 30 = 0
19. Xác định K để hệ có sơ đồ sau ổn định?

20. Nêu khái niệm về chất lượng hệ thống điều khiển tự động; Các thông số để
xác định chất lượng hệ thống điều khiển tự động?
III. Kiến thức về Điều khiển logic và điều khiển kỹ thuật số:
21. Hãy nêu định nghĩa hàm logic cơ bản. Các phép tính logic?
22. Cho một hàm logic 2 biến y = f(x1 ,x2) được biểu diễn dưới dạng thuật toán
y
logic = x1 .x2 + x1 .x2 . Hãy biểu diễn biểu thức trên dưới dạng sơ đồ rơle và dạng điện
tử.

6


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

23. Sự khác nhau giữa bộ điều khiển lập trình PLC và công nghệ rơle (hoặc bán
dẫn). Lấy ví dụ?
24. Thế nào là rơle nội trong bộ điều khiển PLC? Lấy ví dụ để phân biệt?
25. Vẽ cấu trúc của một bộ PLC cơ bản, giải thích các thành phần trong sơ đồ?
26. Vẽ cấu trúc một bộ vào ra phân tán (remote I/O) để liên kết với bộ PLC?
Giải thích các thành phần trong sơ đồ?
27. Thế nào là hệ thống điều khiển liên tục, gián đoạn? Vẽ sơ đồ khối hệ điều
khiển số.
28. Nhiệm vụ của khâu ngoại suy dữ liệu (lưu giữ) trong hệ điều khiển số? Có
mấy loại khâu lưu giữ?

29. Thông thường trong điều khiển số thực tế người ta sử dụng đến khâu ngoại
suy dữ liệu (lưu giữ) bậc mấy? Tại sao?
30. Ưu, nhược điểm của hệ thống điều khiển số?
IV. Kiến thức về Điều khiển tích hợp máy tính và PLC trong công nghiệp:
31. Hãy giải thích tại sao PLC lại được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều
khiển công nghiệp?
32. Hãy trình bày cấu trúc và nguyên lý hoạt động cơ bản của PLC?
33. Trình bày cấu trúc và sơ đồ nguyên lý mạch cơ bản của các cổng vào của
PLC?
34. Thế nào là vòng quét? Hãy trình bày chi tiết các giai đoạn làm việc của PLC
thông qua vòng quét?
35. Trình bày cấu trúc và sơ đồ nguyên lý mạch cơ bản của các cổng ra của PLC?
36. Hãy trình bày các phương pháp lập trình chính cho PLC?
37. Hãy trình bày ứng dụng PLC xây dựng hệ thống điều khiển tự động? Trình
bày kỹ hệ thống điều khiển trình tự?
38. Hãy trình bày kỹ quy trình thiết kế hệ thống điều khiển tuần tự?
39. Hãy trình bày các phương pháp mô tả hệ thống điều khiển? Trình bày chi tiết
phương pháp lưu đồ?
40. Hãy trình bày các phương pháp mô tả hệ thống điều khiển? Trình bày chi tiết
phương pháp sơ đồ chức năng?
V. Kiến thức về Tự động hoá nhà máy điện:
41. Nêu các phương pháp điều chỉnh điện áp trong hệ thống điện và điều chỉnh
điện áp ở nút nhà máy điện.
42. Vẽ và giải thích sơ đồ thuật toán giải bài toán tối ưu các tổ máy làm việc bằng
phương pháp quy hoạch động.
43. Cho sơ đồ hình 3.1
7


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG


N

2

1

2

3

2

4

2

T

Hình 3.1

Và các số liệu cho trước:
λ1=0,02(l/năm), τ1=12(h); λ2=0,01(l/năm), τ2=6(h); λ3=1(l/năm), τ3=20(h); λ4=0,01(l/năm), τ4=40(h). Với λi là cường độ hỏng hóc của phần tử thứ i và τi là thời
gian sửa chữa của phần tử thứ i. Hãy xác định độ săn sàng A, độ không sẵn sàng A *, độ
tin cậy Rt ở thời gian khảo sát t=1 năm.
44. Cấu tạo và đặc tính V-A của thyristor.
45. Nguyên lý chuyển mạch dòng một chiều dùng thyristor.
46. Vẽ và giải thích sơ đồ hệ thống tự kích từ cho các máy điện dùng thyristor.
47. So sánh sự khác nhau giữa rơ le tĩnh và rơ le cơ.
48. Hãy nêu ưu nhược điểm của rơ le kỹ thuật số.

49. Trình bày nguyên lý bảo vệ dùng rơ le so lệch có hãm.
50. TĐD là gì? Hãy nêu ý nghĩa và yêu cầu cơ bản đối với thiết bị TĐD.
51. TĐL là gì? Hãy nêu ý nghĩa và yêu cầu cơ bản đối với thiết bị TĐL./.
TR. PHÒNG KỸ THUẬT

Nguyễn Văn Thịnh

TRƯỞNG BAN GIÁM KHẢO

Nguyễn Văn Thuỷ

C.T HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG
TỔNG GIÁM ĐỐC

Phạm Văn Thư
8


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

BỘ CÂU HỎI VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐIỆN
Dùng cho đề thi tuyển Công nhân vận hành thiết bị nhà máy điện
I. Kiến thức về Cơ kỹ thuật:
1. Vật rắn tuyệt đối là gì, cân bằng là gì?
2. Nêu Định nghĩa và phân loại ngoại lực?
3. Phát biểu định luật về hai lực cân bằng?
4. Phát biểu định luật hinh bình hành lực:
5. Nêu khái niệm về liên kết và bậc tự do?
6. Nêu khái niệm phản lực liên kết?
7. Nêu các loại liên kết thường gặp?

8. Nêu khái niệm về nội lực?
9. Nêu Định nghĩa ứng suất; các thành phần của ứng suất?
10. Nêu các đặc trưng cơ học của vật liệu?
II. Lý thuyết cơ sở-kỹ thuật điện
11. Nêu các Định nghiã về: Điện trở, điện cảm, điện dung, điện áp, dòng điện;
Viết biểu thức của chúng, giải thích các đại lượng và đơn vị tính?
12. Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện, vật bán dẫn; Cho ví dụ cụ thể?
13. Nêu bản chất của dòng điện trong: Chất khí, kim loại, dung dịch điện phân?
14. Phát biểu định luật cảm ứng điện từ; Viết biểu thức và giải thích các đại
lượng?
15. Phát biểu định luật ôm cho 1 đoạn mạch, toàn mạch; Viết biểu thức của định
luật; Giải thích các đại lượng trong biểu thức?
16. Phát biểu định luật Jun-Lenx; Viết biểu thức và giải thích các đại lượng trong
biểu thức?
17. Thế nào là mạch điện thuần trở (R), thuần cảm (L), thuần dung (C); Đặc điểm
và mối quan hệ giữa điện áp, dòng điện trong các mạch điện đó;Viết biểu thức tính R,
L ,C và đơn vị tính của nó?
18. Hệ số cosφ là gì? Hệ số cosφ có ảnh hưởng gì trong sản xuất và truyền tải
điện năng; biểu diễn nó trên giảm đồ S (Z)?
19. Viết biểu thức tính toán điện trở (Tổng trở) cho 1 đoạn mạch mắc nối tiếp và
mắc song song; Ý nghĩa của nó trong thực tế?
20. Nêu quy tắc bàn tay phải; Ứng dụng của quy tắc này để xác định chiều dòng
điện và chiều từ lực như thế nào?
III.

Kiến thức về Kỹ thuật an toàn:
9


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG


21. Anh (chị) hãy cho biết tác động của dòng điện đối với cơ thể người khi có
tiếp xúc với dòng điện; Nêu các ngưỡng tới hạn của dòng điện một chiều và dòng điện
xoay chiều đối với cơ thể người?
22. Anh (chị) hãy cho biết điện từ trường có tác động đến với cơ thể con người
như thế nào?
23. Anh (chị) hãy cho biết các biện pháp phòng chống ảnh hưởng của điện từ
trường đối với sức khoẻ người?
24. Anh (chị) hãy cho biết các loại nối đất trong hệ thống điện; Mục đích, ý
nghĩa từng loại cụ thể?
25. Anh(chị) hãy nêu khái niệm về điện áp tiếp xúc và tổng trở người; Điện áp
tiếp xúc UTXCP theo tiêu chuẩn Pháp hoặc tiêu chuẩn IEC là bao nhiêu?
26. Anh (chị) hãy nêu một số điều cần lưu ý khi thực hiện bảo vệ nối đất?
27. Anh (chị) hãy nêu khái niệm, mục đích và phạm vi áp dụng của bảo vệ n ối
đất trung tính?
28. Anh (chị) hãy nêu một số điều cần lưu ý khi thực hiện bảo vệ nối đất trung
tính?
29. Anh (chị) hãy cho biết khoảng cách tránh va chạm tối thiểu theo cấp điện áp
được quy định như thế nào?
30. Anh (chị) hãy cho biết việc xử lý cấp cứu người bị điện giật đúng cách cần
thực hiện theo mấy bước cơ bản; hãy nêu phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn
điện ở mạng điện hạ áp?
IV. Kiến thức về kỹ thuật đo lường:
31. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm và ứng dụng của cơ cấu đo từ
điện?
32. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm và ứng dụng của cơ cấu đo điện
từ?
33. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm và ứng dụng của cơ cấu đo điện
động?
34. Nêu dụng cụ đo, phương pháp đo, cách mở rộng giới hạn đo khi đo dòng

điện?
35. Nêu dụng cụ đo, Phương pháp đo, Cách mở rộng giới hạn đo khi đo điện áp?
36. Nêu các phương pháp đo cơ bản dùng đo công suất trong mạnh một chiều và
xoay chiều. Trình bày cấu tạo nguyên lý làm viêc của watmet điện động?
37. Trình bày cấu tạo nguyên lý của Công tơ 1 pha chế tạo dựa trên cơ cấu chỉ thị
cảm ứng?
38. Trình bày phương pháp đo công suất trong mạch xoay chiều một pha?
39. Trình bày phương pháp đo công suất trong mạch xoay chiều ba pha?
40. Trình bày cách mắc công tơ cần đo vào mạch xoay chiều một pha ba pha?
10


TÀI LIỆU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG

V. Kiến thức về Máy điện:
41. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ không đồng bộ rô to lồng sóc?
42. Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến dòng điện; Các chế độ
làm việc của nó?
43. Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phát điện đồng bộ?
44. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ đồng bộ?
45. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phát điện một chiều?
46. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp 3 pha 3 trụ?
47. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện một chiều?
48. Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến điện áp? Các chế độ làm
việc của nó?
49. So sánh sự giống nhau và khác nhau của máy biến dòng điện(TI) và máy biến
điện áp(TU)?
50. Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy biến áp 1 pha?
TR. PHÒNG KỸ THUẬT


Nguyễn Văn Thịnh

TRƯỞNG BAN GIÁM KHẢO

Nguyễn Văn Thuỷ

C.T HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG
TỔNG GIÁM ĐỐC

Phạm Văn Thư

11



×