Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Các bài nghị luận xã hội văn học hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.52 KB, 17 trang )

Bài 1 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Xung đột là căn bệnh trầm trọng của
nhân loại và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất” (Voltaire).
Có những thực tại của cuộc sống mà ai cũng chân nhận. Một lời nói vô tình chạm vào nỗi đau của người khác sẽ làm cho
họ tổn thương. Một hành động thiếu suy nghĩ có thể làm ta rơi vào đường tội lỗi. Một cử chỉ không đẹp sẽ gieo vào tâm
thức người khác một cái nhìn không hay về bản thân. Một việc làm gian dối sẽ làm ta áy náy, băn khoăn. Còn sự thành
thật làm cho tương lai rộng mở. Biết thứ tha sẽ làm cho cuộc đời hạnh phúc. Hành động yêu thương làm cho cuộc sống
vơi đi những nỗi khổ. Lời nói có suy nghĩ sẽ làm cho người khác thấy mình dễ thương. Trong chiều hướng này văn hào
Voltaire đã nói “Xung đột là căn bệnh trầm trọng của nhân loại và lòng vị tha là liều thuốc duy nhất”. Vậy chúng ta hiểu
câu nói này ra sao? Đâu là bài học mà ta sẽ rút ra từ câu nói ấy?
“Xung đột” là sự đối lập giữa cá nhân với ai đó, giữa một tập thể với một tập thể, giữa một tập thể với cá nhân. Nó được
xem như một căn bền trầm trọng của nhân loại. Nói khác hơn, ý hướng này giúp ta giải thích những bất ổn trong xã hội,
giữa các cá nhân, các nhóm hay các tổ chức đều do bởi “xung đột”. Có thể khẳng định thêm nguyên nhân của những
cuộc chiến tranh đều do bởi “xung đột” gây nên. Hiểu trong chiều hướng này thì lịch sử đã chứng minh điều này, hai cuộc
chiến tranh trong thế kỷ XX đều do bởi bất đồng quan điểm của hai khối Liên Minh và Hiệp Ước. Còn “lòng vị tha” là biết
sống yêu thương, biết tương thân, tương trợ, giúp đỡ người khác. Lòng vị tha làm cho con người xích lại gần nhau, làm
cho cuộc sống có ý nghĩa. Hiểu theo nghĩa này thì lòng vị tha là một hạt giống tốt được gieo vào lòng mỗi người. Nhưng
hạt giống này thu hoạch trái sâu hay quả ngọt đều hệ tại bởi ý chí của mỗi người tạo nên. Do đó, có thể khẳng định, lòng
vị tha là nét đẹp không thể tìm thấy nơi vạn vật trong trời đất ngoại trừ con người. Điều này được biểu lộ qua cách sống
cũng như ứng xử ra bên ngoài của con người. Tóm lại, câu nói là một lời khẳng định để ta biêt được tác hại của sự “xung
đột” và ích lợi của “lòng vị tha”. Sâu xa hơn, câu nói đánh vào tâm thức để giúp ta biết chọn cho riêng mình một lối sống.
Nói đến bệnh người ta sẽ nghĩ đến tình trạng của cơ thể đang bị suy nhược, trong con người không đủ sức đề kháng
những loại mầm mống gây bệnh. Hiểu theo nghĩa này thì nguyên nhân của “bệnh” mà nhân loại đang phải gánh chịu mà
văn hào Voltaire đề cập trong câu nói đến đều phát xuất từ “xung đột”. Ở mức độ nào đó thì nền hòa bình của thế giới
đang bị đe dọa bởi những loại “vi rút” là những cuộc “xung đột” lớn cũng như nhỏ tấn công. Ngược dòng thời gian những
năm nửa đầu thập niên của thế kỷ XX khi trào lưu triết học đề cao tự do nơi con người của triết gia J. Paul Sartre, cùng
với triết thuyết ý chí hùng cường và con người siêu nhân của triết gia F. Nietzsche, thì ở nước Đức dẫy lên phong trào
phân biệt chủng tộc, tiêu biểu nhất là nhà chính trị gia Hitler. Người ta nói rằng các cuốn sách viết về những trào lưu này
là những chiếc gối đầu giường của các thanh niên cũng như người lính đương thời, nghĩa là trước lúc đi ngủ hay những
giờ rảnh rỗi họ đều ghiền gẫm những tư tưởng này. Vì thế, không lấy làm ngạc nhiên khi Hitler dẫy lên phong trào “con
người siêu nhân” là nhân dân Đức thì được đông đảo quần chúng ủng hộ. Bởi họ cho rằng dân tộc Đức thuộc chủng tộc
Ơ-rô-pê-ô-it là chủng tộc vĩ đại nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải tiêu diệt những dân tộc nhỏ bé khác. Nạn


nhân đầu tiên của cuộc thảm sát này là những người Do Thái. Sự kiện 6 triệu dân Do Thái bị giết hại trong các trại tập
trung của Đức Quốc Xã đã nói lên điều này. Chúng ta không bàn tới những xung đột bên trong con người Hitler cũng như
những người lính, nhưng bởi những hành động tỏ lộ ra bên ngoài cũng đủ để nhìn nhận rằng sự kỳ thị chủng tộc ảnh
hưởng đến mạng sống của con người. Gần đây hơn, những tay súng thuộc nhóm tự xưng là nhà nước Hồi Giáo, vì có
cái nhìn sai lạc trong niềm tin hay những bất ổn trong ngoại giao chính trị nên họ đã thực hiện các cuộc khủng bố khắp
nơi trên thế giới, làm cho nền hòa bình thế giới luôn đặt trong tình trạng báo động. Bên cạnh những xung đột có tầm ảnh
hưởng trên toàn thế giới thì những xung đột, hay bất đồng quan điểm giữa các phe nhóm cũng gây không ít trở ngại cho
đời sống con người trong khu vực, trong các nước, trong các thành phố. Do đó, “xung đột” dù mang tính tầm ảnh hưởng
trên thế giới hay địa phương thì nó vẫn là loại “vi rút” có thể tiêm nhiễm làm phát sinh những căn bệnh nơi con người như
sợ hãi, chiến tranh, nghèo đói. Nói khác hơn, xung đột sẽ làm cho cuộc sống con người không còn cảm thấy bình an và
hạnh phúc.
Tuy nhiên, không có gì là không thể bởi vạn vật trong trời đất tuân theo một quy luật tất yếu nhằm tạo nên thế cân bằng.
Sau màn đêm u tối thì có mặt trời ló rạng để phân biệt thời gian. Trong những ngày hè oi bức thì có cơn mưa chợt đến
làm cho cảnh vật dịu thêm. Sau những tháng xa cách thì có ngày gặp gỡ để nối dài hạnh phúc. Hiểu theo nghĩa này thì
căn bệnh do xung đột gây nên sẽ không bao giờ đi vào ngõ cụt, ngược lại cũng có nhiều cách để chữa lành, trong đó
phải kể đến lòng “vị tha”. Như đã nói, lòng vị tha là nét đẹp của con người, là đức tính mà các sinh vật khác không có.
Lòng vị tha sẽ xoa dịu mọi nỗi đau, chữa lành những vết thương còn mưng mủ, biến hận thù thành yêu thương. Nếu trên
thế giới có người như Hitler hay những tên khủng bố gây nên những đau thương cho nhân loại thì cũng có những người
để xoa dịu những nỗi đau. Nhắc đến mẹ Têrêsa Calcutta thì rất nhiều người biết đến. Sự nổi tiếng của mẹ không bởi sự
giàu có hay lắm vũ khí trong tay nhưng do tấm lòng vị tha của mẹ. Đọc lại những tư liệu viết về mẹ ta mới thấy những cử
chỉ, hành động, lời nói của mẹ dành cho bệnh nhân hay những người cơ nhỡ đều phát xuất từ tấm lòng chân thành,
không vì mưu cầu cho bản thân nhưng toàn tâm, toàn ý muốn cho người khác được hạnh phúc, dù đó là những phút giây
ngắn ngủi sau hết của cuộc đời. Điều này cũng có nghĩa lòng vị tha phát xuất từ mẹ không chỉ là liều thuốc để xoa dịu vết
thương nơi những người đau khổ mà còn đánh thức cái “Chân – Thiện – Mỹ” nơi những người trẻ và những nhà hảo tâm
dấn thân trong việc giúp đỡ người nghèo. Thực tế đã chứng minh cho ta, dù mẹ không còn hiện hữu nơi trần gian nhưng
những công việc mẹ đã từng làm, các trung tâm mẹ thành lập vẫn được tiếp tục phát triển, khác xa với những xung đột
mà Hitler hay những tay súng giết người không suy nghĩ đang bị mọi người lên án mạnh mẽ. Cùng thời với chúng ta có
Đức giáo hoàng Phanxicô, người được xem có tầm ảnh rất lớn trên thế giới. Vậy mà mỗi lần đi tới đâu, hay thăm viếng
nước nào ngài luôn dành cho người nghèo, người bị bỏ rơi sự quan tâm và tình cảm tốt đẹp nhất. Vì thế, lòng vị tha là
liều thuốc để xoa dịu những nỗi đau và những người có “liều thuốc” này luôn được người khác ngưỡng mộ và mến yêu.

Xuôi ngược dòng đời, đi qua mọi miền trên thế giới. Những hình ảnh, những tàn dư, những vết tích của các cuộc chiến


tranh. Đó có thể là những căn bệnh hiểm nghèo, quang cảnh môi sinh bị trơ trọi do bởi những chất độc, chất phóng xạ từ
những cuộc chiến tranh gây nên. Nói đúng hơn, xung đột của con người trong quá khứ đã để lại cho thế hệ chúng ta nỗi
sợ hãi, bất an trong cuộc sống. Những tin tức, hình ảnh hay phóng sự về việc người dân vùng này đi làm vô tình bị bom
nổ cướp đi sinh mạng hay người dân ở vùng kia bị nhiễm chất độc da cam đang phải quằn quại với nỗi đau cứ diễn ra
hằng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc xung đột trong quá khứ không chỉ gây nên khổ đau cho người đương thời mà
còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, nhu cầu muốn hưởng thụ trong xã hội ngày
nay là nguyên nhân gây nên những cuộc xung đột đang làm con người mất dần đi nhận thức ý nghĩa của lòng vị tha. Vì
thế, để cho cuộc sống có ý nghĩa không khác gì hơn là hãy sống bằng con tim vị tha, đừng vì sự ích lợi của cá nhân mà
làm những người xung quanh phải đau khổ.
Cuộc sống cần lắm đích để đi tới. Đích này phải là cội nguồn của Chân – Thiện – Mỹ, nhằm giúp ta ý thức hơn về những
giá trị trong kiếp nhân sinh. Những giá trị này phải mưu ích cho tha nhân hơn là mưu cầu cho bản thân, mong cho người
khác được hạnh phúc hơn mang lại chút vinh hoa cho riêng mình. Vì thế, bỏ qua những xung đột cuộc sống sẽ tốt đẹp,
trau dồi tính vị tha sẽ thấy hành trình sống có ý nghĩa hơn. Hiểu cho tận cùng hậu quả của xung đột ta sẽ thấy nó xấu xa
đến mấy và nhìn thu hoạch hoa trái của lòng vị tha ta mới thấy cuộc đời đáng quý biết bao

Bài 2Trình bày suy nghĩ của anh/chi về câu nói: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao,
nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ” (Prank
A.Clark).
Vạn vật trong trời đất là một sự sinh diệt qua dòng thời gian. Lớp này tiếp lớp kia, cứ thế nối dài với nhau tạo thành vòng
xoay của cuộc sống. Một lần gõ nhịp của kim đồng hồ so với dòng thời gian có đáng chi. Một ngày sống nơi vạn vật so
với vòng xoay của cuộc sống chẳng nghĩa gì. Nhưng nếu từng giây không qua đi sẽ chẳng tạo nên dòng thời gian. Nếu
một ngày sống của vạn vật đứng lại hiện hữu của cuộc sống sẽ không còn. Trong chiều hướng đó, văn hào Prank
A.Clark đã từng nói: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ
những điều rất nhỏ”. Vậy ta hiểu câu nói này thế nào? Đâu là ý nghĩa đích thực mà tác giả muốn nhắm tới?
“Ai cũng muốn làm điều gì đó lớn lao”, nghĩa là hiện hữu nơi trần gian, phần đa ai cũng có những mong muốn, dự định
lớn lao cho tương lai tùy theo sở thích và đam mê riêng bản thân. Tuy nhiên, chính những mong muốn và dự định này đôi
khi làm cho con người chỉ lo thực hiện cho bằng được mà quên đi những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Vì thế, câu nói

là một lời khẳng định về giá trị của sự thành công hay một điều gì đó trong cuộc sống được thêu dệt nên bởi những điều
bình thường trong cuộc sống. Sâu xa hơn, đó là một bài học để ta biết quý trọng mỗi phút giây trong hiện tại.
Trong cuộc sống, ai cũng có những mơ ước. Ước mơ nào cũng đẹp. Chính vì đẹp nên người ta mới ước mơ. Chẳng có
ai mơ ước những điều xấu, nếu có thì do lòng còn đầy những sân hận, những mong cầu nơi bản thân nhằm thỏa mãn
cho cái tôi ham thích hưởng thụ, đang lấp đầy nơi con tim. Vì con người sinh ra tính đã thiện, nghĩa là, từ lúc con người
được thụ thai trong lòng mẹ thì tâm đã thiện. Đó là một quy luật tất yếu dành chung cho hết thảy mọi người, ngay cả một
số loài động vật cũng có tính thiện này. Do có tính thiện mà con người cũng như một số động vật luôn có xu hướng bảo
vệ con cái của mình hay cùng chủng loại khỏi những sự giết hại của kẻ thù. Nhưng suy cho cùng thì ước mơ về một
tương lai tốt đẹp thì ai cũng muốn. Mơ ước thì dễ nhưng để thực hiện cho được những ước mơ thì cả một chặng đường
gian nan. Hạnh phúc cũng vậy, nó cũng hệ tại bởi những niềm vui góp nhặt trong đời thường. Hiểu theo chiều hướng này
thì để đạt được điều lớn lao trong cuộc sống ta cũng phải biết quý trọng những thành công nhỏ trong từng ngày.
Nói cách khác, trong cuộc sống ai cũng muốn làm điều gì đó thật lớn lao. Vì sống là không ngừng khát vọng, vươn lên thì
cuộc đời mới ý nghĩa. Tuy nhiên, thực tế của những điều lớn lao, vĩ đại bao giờ cũng khắc nghiệt và làm cho những ai
đang khát vọng phải băn khoăn và cảm thấy âu lo. Băn khoăn vì sợ bản thân sẽ không đương đầu nổi với những khó
khăn. Âu lo vì những thất bại cứ rình rập. Hơn nữa, chính sự âu lo, băn khoăn đôi lúc làm cho con người quên đi những
điều rất đỗi bình thường trong cuộc sống, nhưng lại là “nền móng” cho những điều lớn lao, vĩ đại. Bởi điều lớn lao nào
cũng được tạo thành từ những sự rất nhỏ trong cuộc sống. Sự vĩ đại luôn được kết tinh từ những điều bình thường trong
dòng đời. Thất bại của con người trước những điều lớn lao, vĩ đại hệ tại bởi thái độ xem thường những điều nhỏ bé hay
tầm thường trong cuộc sống. Chỉ khi nào con người sống trọn cho mỗi phút giây, và quý trọng những giá trị của thực tại,
thì mới mong sở hữu được những điều mà con tim đang ấp ủ. Để có được tấm bằng đại học, sinh viên không thể bỏ qua
các giai đoạn như: mẫu giáo, trung học cơ sở, trung học phổ thông rồi đại học. Trong mỗi giai đoạn lại được chia ra từng
lớp. Ở mỗi lớp lại có những môn học riêng. Ở mỗi môn học lại có những bài kiểm tra. Nói đúng hơn, để đạt được một
điều lớn lao thì sự kiên trì và dấn thân với lý tưởng đã chọn là điều cần thiết. Chẳng có ai sinh ra trong đời đã thành công.
Không người nào hiện hữu nơi trần gian thực hiện những điều vĩ đại ngay tức thì. Để trở thành một nhà sáng chế vĩ đại
mà ai cũng ngưỡng mộ, Edison đã phải nỗ lực ngày đêm để chế tạo nên những cỗ máy hay những vật dụng nhằm phục
vụ cho nhu cầu con người. Trong mỗi sáng chế của mình, Edison cũng không thiếu những thất bại. Người ta nói rằng: để
làm nên bóng đèn chiếu sáng, ông đã phải trải qua gần hai ngàn lần thất bại. Điều đáng quý nhất nơi ông vẫn là một sự
kiên trì, không nản chí mỗi khi thí nghiệm không thành công.
Ước mơ những điều lớn lao là điều cần thiết trong cuộc sống và mong muốn làm những điều vĩ đại trong cuộc đời là điều
đáng hoan nghênh. Vì cuộc sống giống như một bản trường ca vang lên những thanh âm lúc trầm, khi bổng; lúc cao trào,

khi sâu lắng. Bản trường ca hội tụ được những yếu tố này khi kết thúc mới làm cho lòng người say đắm bởi những thanh
âm du dương. Ngược lại, bản trường ca không có những giai điệu khi lên, lúc xuống; lúc bay bổng, khi lặng im, nó sẽ bị
rơi vào quên lãng và trở nên tẻ nhạt cho những ai cảm nhận nó. Đạt được những điều lớn lao cũng vậy, những điều bình
dị trong cuộc sống, nó có thể là thành công hay thất bại, chúng đều là những “mảnh ghép trong bức tranh xếp hình” tạo
nên những điều vĩ đại trong cuộc sống. Có được những vần thơ sâu lắng, ngọt ngào, giàu tính nhân văn trong “Truyện


Kiều” mà mỗi lần ta đọc có thể thấy được một hình ảnh rõ nét về xã hội đương thời, trong đó sự tham ô cũng như thờ ơ
của quan lại làm cho đời sống của người dân đã túng quẫn nay càng khổ cực thêm thì đại thi hào Nguyễn Du đã phải trải
qua cuộc đời phiêu bạt nay đây mai đó, phải lắng mình để cảm nhận từng nỗi đau của người dân đang phải gánh chịu, có
khi chính ông cũng là nạn nhân dưới chế độ ác nghiệt này.
Quả thật, cuộc sống của con người bao gồm những mối quan hệ trong xã hội. Nhân cách của mỗi người là yếu tố quyết
định cho những giá trị đích thực trong cuộc sống. Có được cuộc sống hạnh phúc không thể bỏ qua sự quan tâm, chia sẻ,
đồng cảm, giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau. Có được thành công trên đường đời không thể thiếu sự kiên trì, nỗ lực và
những cố gắng nơi bản thân. Trong cuốn sách “Những bước nhảy của Pink” do công ty phát hành sách First New ấn bản,
kể về câu chuyện của Pink. Pink là một chú ếch sống trong cái hồ đang dần cạn nước do nắng hạn. Đến một ngày cái hồ
không còn giọt nước nào và bóng dáng của những sinh vật khác cũng biến đâu hết, chỉ còn mỗi mình Pink đang cận kề
giữa sự sống và cái chết. Đã có bao đêm, Pink cũng thổn thức về một vùng đất sẽ bình yên hơn. Nhưng mơ ước của
Pink hằng ấp ủ vẫn cứ là ước mơ, bởi Pink không chịu rời bỏ cái hồ gắn bó bao năm, hay những nỗi sợ hãi đang bao phủ
cuộc đời của Pink. Pink sợ sức khỏe của mình sẽ không đáp ứng đủ cho từng bước nhảy, hoặc đang đi trên hành trình
tìm đất mới Pink sẽ là bữa ăn cho bác rắn già hoặc anh gà trống non. Nhưng khi không thể chịu nỗi cô đơn, Pink gạt bỏ
những nỗi sợ hãi, quyết định lên đường tìm vùng đất lạ bằng những bước nhảy của mình với chút sức lực còn lại cũng
chính là lúc Pink tìm được bến bờ bình an. Vì thế, hạnh phúc nó cũng đơn giản lắm, chỉ cần góp nhặt những niềm vui nhỏ
trong cuộc sống. Tìm được bến bờ bình an cũng chẳng khó khăn, chỉ cần cố gắng vượt qua những nghịch cảnh và bước
đi trên chính đôi chân của mình. Bình an, hạnh phúc đâu ở xa xôi, chúng hiện ngay bên cạnh ta, từ những điều rất đỗi
bình thường trong cuộc sống.
Với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, chưa bao giờ con người có thể nắm bắt thông tin hay tìm kiếm một sự
kiện nhanh như hiện nay. Nếu ngày xưa muốn tìm tiểu sử hay con đường sự nghiệp của một vĩ nhân nào, người ta phải
vào thư viện đọc những cuốn sách liên quan mới có thể biết được. Còn ngày nay chỉ cần lên Google, đánh chữ cần tìm là
người ta có thể tìm thấy. Hay để nấu một món ăn ngon, để biết một loại máy móc mới nhất, một bài hát đang thịnh hành,

hoặc một sự kiện đang được nhiều người quan tâm chỉ cần nhấn nút enter là người ta có thể biết được. Tuy nhiên, cái gì
cũng có hai mặt của nó. Nếu ngành công nghệ thông tin mang lại cho con người nhiều lợi ích thì cũng chính nó mang tới
cho con người nhiều hệ lụy. Ảnh hưởng lớn nhất phải nói nơi các bạn trẻ. Có vẻ như giới trẻ ngày nay đang đắm chìm
trong thế giới ảo, họ cứ nghĩ qua các mạng xã hội là con đường mau thành công và dễ làm những điều lớn lao. Tiêu biểu
nơi một số thành phần đã dùng chính mạng internet để đánh bóng tên tuổi, tạo nên những scandal nhằm thu hút sự chú ý
của quần chúng. Kết quả của những sự kiện này vẫn là một “sỉ nhục” mà chính họ phải gánh chịu. Vì thế, không lấy làm
lạ khi con người ngày nay cứ sống cuồng, sống vội, chẳng mấy ai sống chậm lại để cảm nhận từng phút giây trôi qua là
điều đáng trân quý. Nêu lên vấn nạn này để thấy rằng, con người ngày đang mất dần cảm nhận từng phút trôi qua là quà
tặng, mỗi niềm vui nhỏ góp nhặt trong dòng đời là ân ban của cuộc sống.
Tóm lại, vòng của cuộc sống ngày càng lôi kéo con người vào một vòng tranh chấp bất tận. Người ta cứ sống vội vã và bị
cuốn theo những đam mê, mục đích của riêng mình. Vì thế, con người ngày nay đang quên mất rằng một bữa cơm tối
chung với nhau là điều đáng quý hơn bao giờ hết. Một gia đình để thương yêu sẽ là nơi nghỉ ngơi lúc gặp khó khăn trên
đường đời, những người bạn thân là chỗ để tâm sự lúc buồn sâu, làm nên những thành tựu thì thật đáng ghi nhận,
nhưng nếu vì nó mà bỏ quên gia đình, bạn bè, tình thân thì là điều không nên, hay có khi bỏ qua những giá trị này là
nguyên cớ làm gia đình tan vỡ, cá mối quan hệ tình bị bẻ cong. Hiểu được tận cùng của những điều nhỏ bé trong cuộc
sống, ta sẽ thấy nó mang lại nhiều lợi ích biết bao. Bởi không có chúng, ta sẽ khó có được niềm vui trọn vẹn. Thiếu hụt
chúng cuộc sống sẽ không hoàn hảo. Vắng bóng chúng hạnh phúc cứ ở đâu thật xa vời.
Đôi khi cứ tưởng rằng, giá trị của cuộc sống hệ tại bởi làm những điều thật lớn lao. Cũng chính có suy nghĩ như thế mà
làm cho ta quên đi những điều rất nhỏ trong đời thường. Nhưng khi hiểu được tận cùng giá trị của những điều rất đỗi
bình thường trong cuộc sống là căn nguyên làm nên những sự lớn lao ta mới giật mình để thấy rằng: làm những điều lớn
lao không bao giờ là việc ngoài tầm tay với, hạnh phúc không bao giờ ở xa ta, chỉ cần nâng niu những điều rất nhỏ trong
cuộc sống, góp nhặt những niềm vui đơn sơ trong dòng đời. Niềm vui nối tiếp niềm vui, tới một ngày vỡ òa thành niềm
hạnh phúc. “Chấm này nối chấm kia, ngàn vạn thành đường dài. Phút này nối phút kia, muôn triệu thành đời sống. Chấm
một chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống một phút cho tốt, cuộc sống sẽ hạnh phúc ”

Bài 3Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Sự kiên nhẫn đầy chua cay, nhưng kết
quả thật êm dịu” (J. Rousseau).
Vạn vật trong vũ trụ luôn qua quá trình biến đổi để trở nên hoàn mỹ hơn. Dòng nước có thể bị gò bó ở các con suối, con
sông nhưng sẽ được tự do vùng vẫy khi chảy ra tới biển lớn. Những hạt lúa gieo vào lòng đất có bị mục nát thì mới cho
cánh đồng xanh bát ngát. Hạt cát chui vào con trai biển sẽ làm nó đau, nhưng với thời gian con trai sẽ biến hạt cát thành

ngọc quý. Có những nỗi xót xa ở hiện tại những đôi khi lại là ngọt ngào ở tương lai. Trong chiều hướng đó J. Rousseau
đã nói: “Sự kiên nhẫn đầy chua cay, nhưng kết quả thật êm dịu”. Vậy ta hiểu câu nói này như thế nào? Giá trị nhân sinh
của câu nói được thể hiện ra sao?
Người có khả năng làm một việc đã đề ra, không để cho công việc này bị gián đoạn, với tinh thần hăng say, chuyên cần,
không sờn lòng nản chí. Có những đức tính như thế thì ta gọi là người có tính “kiên nhẫn”. Hành động này diễn ra nhanh
hay chậm, thời gian bao lâu tùy theo mức độ của công việc. Tuy nhiên, thành quả của công việc này chưa thể biết được


ở hiện tại bởi còn phụ thuộc vào những yếu tố như: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Trong đó phải kể thêm tính kiên nhẫn để
đo lường cho mức độ thành công của công việc. Tính kiên nhẫn đối nghịch với sự lười biếng. Nếu lười biếng có thái độ
không chịu rèn luyện bản thân và thường ỷ lại công việc cho người khác thì tính kiên nhẫn là khả năng kiềm chế bản
thân, cũng như rèn luyện trong suy nghĩ và hành động. Vì thế, câu nói là một lời khẳng định về một người một ai đó có
tính kiên nhẫn thì sẽ có được thành công. Sâu xa hơn, đó là một bài học để nhắc nhở nhở chúng ta thực tập tính kiên
nhẫn trong đời sống.
Chắc ai cũng biết câu chuyện rùa thi chạy với thỏ. Không ai có thể nghĩ, một con rùa chậm chạp, bước đi còn không nổi
lại dám thách thức thi chạy với con thỏ vốn dĩ rất nhanh nhẹn. Hình ảnh con rùa mang trên mình chiếc mai nặng nề đang
cố lê từng bước một trên quãng đường, hoàn toàn đối nghịch với con thỏ đang đùa với hoa, rong chơi cùng bướm trên
đường đua. Kết quả thật bất ngờ, kết thúc cuộc đua con rùa lại là kẻ thắng cuộc. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thắng
không tưởng này phải kể đến sự kiên nhẫn trong từng bước chạy của con rùa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tính
cần cù, khiêm hạ đã chiến thắng tính lười biếng và thói kiêu căng. Ông cha ta đã nói: “cần cù bù thông minh”. Quả thật,
đem câu nói của cổ nhân áp dụng trong trường hợp của con rùa chẳng sai chút nào. Một sự thật ai cũng công nhận là
tính chuyên cần được hình thành từ sự rèn luyện để vượt qua những trở ngại cũng như bù đắp những thiếu thốn của bản
thân. Do đó, tính chuyên cần hay kiên nhẫn là bảo bối để khỏa lấp tính lười biếng, và là phương pháp đưa tới thành công
một cách ngọt ngào. Trong khi đó, sự thông minh hay những lợi thế thuộc bẩm sinh tự bản chất đã hơn người khác nên
không cần đến sự dày công khổ luyện. Nhưng thực tế của cuộc sống cho ta thấy rằng: những ai có đức tính này thường
lười biếng, có tính ỷ lại và tự mãn với những gì mình đã có. Như V. Hugo đã nói “lười biếng chẳng khác gì vực thẳm”.
Nếu lấy hình ảnh của con thỏ soi chiếu vào thái độ này hoàn toàn phù hợp. Cũng chính thất bại của con thỏ nhanh nhẹn
trước con rùa chậm chạp là một sự chua cay.
Như đã đề cập, tính kiên nhẫn đòi hỏi một thời gian kéo dài và sự liên tục. Nghĩa là không làm giãn đoạn của tính kiên
nhẫn. Bà mẹ nghĩ rằng: khi sinh con sẽ phải quằn quại trong nỗi đau, hay sự biến dạng từ thân hình đẹp đẽ sang một

hình hài “khó coi” vì cứ phải “mang ba lô ngược” suốt ngày nên lúc mang thai được mấy tháng thôi không mang thai nữa,
thì cơ hội được làm người của đứa bé sẽ không còn. Đành rằng, lúc nhìn thấy đứa con chào đời lại là niềm hạnh phúc
lớn nhất của bất cứ người mẹ nào, nhưng nếu thiếu kiên nhẫn thì họ đã để vụt mất cơ hội này mà thay vào đó là sự ân
hận và cắn rứt lương tâm suốt cuộc đời. Cũng vậy, một hạt giống gieo xuống đất, sau một tuần lễ ta lại mang lên cất đi,
dù cho hạt giống hội đủ những yếu tố như: thời tiết, độ ẩm, chất khoáng và phân bón thì hạt giống cũng không thể nảy
mầm lần nữa nếu ta lại gieo xuống đất. Bởi sự giãn đoạn, không có tính liên tục là nguyên nhân làm cho hạt giống không
còn cơ hội để lớn lên. Vì thế, một đứa trẻ được sinh ra là một con người đúng nghĩa thì sự kiên nhẫn của người mẹ chịu
những nỗi vất vả, mệt nhọc lúc mang thai, và sự đớn đau lúc chuyển dạ là điều cần thiết. Một hạt giống được nảy mần và
lớn lên sinh hoa, kết trái thì thời gian cũng như sự liên tục là những yếu tố không thể bỏ qua.
Bản năng tự nhiên của con người luôn thích sự hưởng thụ. Cơ chế cảm xúc trong chúng ta lại thích sự an nhàn. Thỏa
mãn cảm xúc nhất thời có vẻ như đang được con người ngày nay xem trọng hơn sự ngọt ngào ở tương lai. An nhàn ở
phút giây hiện tại là một lời quyến rũ khiến con người ngày nay dễ sa chân vào mà quên đi hạnh phúc ở phía trước. Quả
thật, đã là con người thì ai cũng muốn có cuộc sống hạnh phúc. Làm kiếp bụi hồng chẳng ai lại không muốn nếm trải
những ngọt ngào. Trong khi đó, tính kiên nhẫn lại bị xem là trở ngại cho sự hưởng thụ, tính chuyên cần thì làm cắt đứt
cảm giác được an nhàn. Bởi muốn thành công ở tương lai thì phải kiên nhẫn ở mỗi phút giây ở hiện tại. Muốn nếm sự
ngọt ngào thì phải trải qua sự chua cay. Do đó, nỗi âu lo của con người ngày nay luôn phải đặt mình ở trạng thái để chọn
lựa một sự an nhàn ở hiện tại hay một sự thành công ở tương lai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con người phải
đánh đổi cảm giác tốt để gọt tỉa những tính xấu như: lười biếng, dựa dẫm, buông xả, sợ hãi... Đành rằng trong cuộc sống
cũng rất cần những giờ phút nghỉ ngơi, thư giãn để nhìn lại chặng đường mình đã đi tới đâu, đã tiến xa hơn trước được
bao nhiêu. Nhưng cũng đừng vì những giờ phút này mà ta để chúng trở thành một thói lười biếng. Quả thật, những người
lười biếng không bao giờ có một đời sống ổn định hay một tương lai tốt đẹp. Nói cách văn chương thì vương quốc của
sự thành công không bao giờ có bóng dáng của lười biếng. Chính đại thi hào Lỗ Tấn cũng đã nói: “đường thành công
không dấu chân kẻ lười biếng”. Người có tính lười biếng dù có tài năng bao nhiêu mà làm việc nửa vời thì suốt đời cũng
không thể đạt được mục đích. Dù thông minh đến mấy mà cứ phấn đấu ngập ngừng thì suốt cuộc ước mơ vẫn chỉ là mơ
ước.
Như đã nói, để thành công hay có được cảm giác ngọt ngào từ những công việc mình làm thì những yếu tố: thiên thời,
địa lợi, nhân hòa cùng một số đức tính như: khiêm nhường, nắm bắt cơ hội thì đức tính kiên nhân cũng đóng một vai trò
rất quan trọng. Vì thế, câu nói của J. Rousseau có một giá trị rất thiết thực và có tính nhân sinh sâu sắc. Nghĩa là, câu nói
là lời thức tỉnh để ta đứng dậy bước đi tiếp nếu còn sống trong sự lười biếng và ngủ mê trong sự an nhàn.
Cuộc sống không phải như những vở tuồng mộng ảo, không như khúc dạo đầu của những bản tình ca, nhưng là những

phút trôi qua biến đổi cùng thời gian. Càng đi vào thực tế của cuộc sống ta càng thấy nó cũng lắm chông gai. Càng trải
qua trên hành trình sống ta càng thấy nó cũng nhiều thử thách. Có những thử thách làm ta buông xuôi trước cuộc đời.
Có chông gai làm ta sợ hãi và âu lo. Càng sợ hãi ta càng muốn sống an nhàn, càng bị thử thách ta càng muốn buông
mình trong lối sống hưởng thụ. Mà hưởng thụ và sống an nhàn là “kẻ thù” của tính kiên nhẫn. Mất kiên nhẫn làm buông
rơi những ngọt ngào, êm dịu ở tương lai. Hiểu cho được giá trị tận cùng của tính kiên nhẫn ta sẽ gạt bỏ đi tính lười biếng
mà mà trau dồi cũng như mang nó vào bản thân để làm hành trang trong cuộc sống.

Bài 4Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau đây: “Tương lai của bạn phụ thuộc vào
nhiều thứ, nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào bạn”.


Bức tranh vũ trụ muôn hình, muôn vẻ; đẹp hay xấu đều do cách nhìn nhận, đánh giá của mỗi người. Nó rực rỡ hay u
buồn đều hệ tại bởi tâm tình chúng ta đặt vào đó. Xuân đến, thêm gánh nặng cho bậc làm cha, làm mẹ bởi những lo toan
nhưng lại là niềm vui cho lũ trẻ chưa biết lo, biết nghĩ. Hè sang là niềm vui cho đám học trò nhỏ nhưng lại là nỗi buồn cho
bác nông dân chân lẫm, tay bùn. Thu tới có là vàng rơi bên mặt hồ phẳng lặng là niềm cảm hứng cho biết bao thi sĩ
nhưng lại là nỗi buồn mênh mang cho những ai đang biệt ly. Đông về là niềm hạnh phúc cho những cặp tình nhân mới
cưới nhưng là nỗi bất hạnh cho cho những ai “màn trời chiếu đất”. Tuy nhiên, tự bản chất của vạn vật trong vũ trụ luôn tốt
đẹp, không thể vì quan điểm riêng của cá nhân mà gán cho nó không đẹp hay xấu xí. Tương lai của con người cũng vậy,
nó vẫn luôn tốt đẹp, bởi bản chất của cuộc đời là hạnh phúc. Tương lai cũng do cái nhìn hay chọn lựa ở phút hiện tại mà
ta làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Trong chiều hướng đó có người nói rằng: “Tương lai của bạn phụ thuộc vào nhiều
thứ, nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào bạn”. Vậy ta hiểu câu nói này thế nào? Đâu là bài học mà chúng ta sẽ rút ra áp
dụng vào cuốc sống?
Tương lai” là khoảng thời gian mà con người không biết, nó nằm ở phía sau của phút hiện tại. Tương lai thì bao giờ cũng
nguyên vẹn bởi người ta vẫn luôn tin có một tương lai tốt đẹp chưa đến. Còn “phụ thuộc” là một trạng thái lệ thuộc vào
đối tượng một cách trực tiếp. Vì thế, câu nói là một lời khẳng định về một khoảng thời gian còn nguyên vẹn phía trước
con người sẽ được chiếm hữu nếu con người biết chọn lựa theo những khả năng cũng như sở thích của bản thân.
Hành trình sống của con người phụ thuộc vào quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu hiện tại có thể biết thì quá khứ đã đi
qua không thể níu kéo và tương lai chưa tới lại càng không thể nắm bắt. Bởi quá khứ đã rơi vào quên lãng nên ta không
thể trở với nó, còn tương lại thì chưa tới nên cũng sẽ không biết nó xảy ra. Tuy nhiên, lại không có một ranh giới nào để
ta phân biệt quá khứ, hiện tại và tương lai. Giây này đang sống nhưng lại là tương lai của giây trước và quá khứ của giây

sau. Như ai đó đã nói: “con người không thể nắm bắt được thực tại” còn triết gia Héraclite lại thêm “không ai tắm hai lần
trên một dòng sông”. Điều này cho thấy con người bất lực trước thời gian, nghĩa là muốn thời gian ngừng lại nhưng sao
nó cứ trôi, muốn nó trôi thật nhanh nhưng sao nó cứ đi theo chu kỳ.
Cổ nhân nói rằng: “hãy nói về tính cách của những người mà bạn chơi tôi sẽ nói cho biết bạn là người thế nào”, nghĩa là
nhu cầu cảm xúc của con người thường tìm đến với những ai có cùng sở thích, thói quen làm bạn để dễ dàng tìm sự
đồng cảm cũng như sự quan tâm, chia sẻ. Hiểu theo nghĩa này, có thể nói tương lai của chúng ta thành công hay thất
bại, hạnh phúc hay thương đau đều do bởi phút hiện tại. Nói đúng hơn, tương lai phụ thuộc vào vào thái độ chọn lựa và
quyết tâm hành động đúng với thái độ chọn lựa ở phút giây này, “gieo gió thì gặt bão” và “ăn cây nào rào cây đó” hay
giao mầm yêu thương thì sẽ thu hoạch hoa quả của niềm hạnh phúc là thế. Thật nghịch lý, một học sinh không phải là
thần đồng mà lúc nào cũng muốn có kết quả cao trong các kỳ thi, mà suốt ngày cứ lang thang trong các tiệm nét không
chịu học hành, thì đừng hỏi tại sao điểm mình lại thấp thế? Một sinh viên mới ra trường muốn có một công việc ổn định
mà không chịu đi phỏng vấn ở các công ty mà cứ than với bạn bè đang bị thất nghiệp. Tuy nhiên thái độ này cũng chưa
hẳn là yểu tố quyết định cho cho tương lai. Bởi tương lai còn phụ thuộc vào những yếu tố khác.
Quả thật, hoàn cảnh xã hội cũng là một yếu tố để cấu thành tương lai, bởi hoàn cảnh xã hội chi phối lên toàn bộ cuộc
sống của con người. Hitler và vua hề Saclo cùng sống một thời kỳ, cùng trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, nhưng
Saclo lại mang mang đến cho người khác tiếng cười còn Hitler lại đem đến cho nhân loại những đau thương. Yếu tố kế
đến là môi trường giáo dục, bởi con người muốn biết một vấn đề gì phải qua quá trình học hỏi nơi người khác hay qua
sách vở mới có thể biết được. Có giai thoại kể rằng: hai học sinh kia thuộc vào dạng quậy phá trong trường, một hôm hai
cậu đánh nhau bị giám thị bắt được. Lúc bị mời lên phòng, vị giám thị đã nói: “hai trò sau này sẽ không làm nên trò trống
gì”. Vậy mà sau này, một người đã rất thành công, bởi nhờ câu nói này này mà anh đã làm lại cuộc đời. Còn người kia thì
cho rằng mình đã không được người lớn nhìn nhận nên đã sa vào con đường tội lỗi. Một yếu tố nữa không thể bỏ qua đó
là gia đình. Bởi gia đình là cái nôi đầu tiên để hình thành nên tính tình và cách sống của mỗi người. Đương thời, có biết
bao người vì hoàn cảnh gia đình khó khăn đã từ bỏ ước mơ và lý tưởng mà lo tìm “cơm áo gạo tiền” để giúp đỡ phần
nào gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn, trong khi đó Woityla vẫn âm thầm làm việc và đọc sách nghiên cứu lúc rảnh rỗi
trong các xưởng máy. Người đó không ai khác chính là thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II người mà được rất nhiều
thành phần ngày nay biết đến cũng như khâm phục những công việc mà ngài đã làm. Vì thế, những yếu tố: bối cảnh xã
hội, một trường giáo dục và hoàn cảnh gia đình cũng góp phần không nhỏ trong việc hình thành tương lai sau này.
Mặt khác, những ai nương tựa vào tôn giáo cũng sẽ chứng minh cho quyết định chọn lựa ở phút hiện tại để làm nên
tương lai. Giáo lý Phật giáo cho rằng quy luật “Nhân – Quả” là điểm cốt yếu trong phật pháp để quyết định cho “niết bàn”
sau này, nghĩa là gieo nhân nào sẽ gặt quả đó. Nói khác hơn, con người đang hiện hữu ở trần gian này có thể kiếp trước

là trâu, bò, gà, heo hay một sinh vật nào đó, còn kiếp sau thì con người hoàn toàn phụ thuộc vào kiếp này. Vì vậy, bố thí,
từ bi, hỷ xả được xem là nền tảng để tạo nghiệp cho kiếp sau. Còn đối với Kitô giáo thì lấy “yêu thương” làm nền tảng để
khuyên dạy giáo dân sống, nghĩa là những hành động mang tính yêu thương không chỉ đem lại sự bình an ngay tại đời
này mà còn được phần phúc mai sau dù đó là một hành động rất nhỏ. Như Kinh thánh đã viết “cho ai một chén nước lã ở
đời này sẽ có giá trị rất lớn lúc ở tòa phán xét”. Qua đó thấy được rằng, để có một tương lai tốt đẹp con người cần một
sự chọn lựa mang tính khả thi ở phút hiện tại, nghĩa là biết nắm bắt cũng như làm chủ tư tưởng, hành động trong cuộc
sống. Một học sinh biết chăm học, một sinh viên lúc ra trường chịu khó đi xin việc, một phật tử siêng năng bố thí, làm
phúc, một giáo dân yêu thương người khác như chính bản thân thì tương lai sẽ tốt đẹp.
Có một cuộc sống tốt đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần ở tương lai thì ai cũng ước mơ. Ước mơ là thế, còn đạt cho được
mơ ước là cả một chặng đường gian nan. Nhất là trong thời đại hôm nay, khi khoa học càng phát triển thì con người là
nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, xã hội càng văn minh thì con người quay về với lối sống bản năng hoang dại. Trong
khi đó, lối sống theo bản năng hoang dại và ưa thích hưởng thụ là trở ngại để xây dựng tương lai. Đặc biệt hơn khi nhìn
vào đại đa số giới trẻ ngày nay, một lối sống thiếu lành mạnh, buông mình trong các đam mê của dục vọng cùng lối sống
không biết đến ngày mai, đang là những vấn đề nhức nhối cho các nhà giáo dục cũng như các bậc làm cha, làm mẹ. Vì
thế, câu nói: tương lai phụ thuộc vào chính bạn là một lời khuyên hữu ích để giúp những ai còn đắm chìm trong đam mê
lạc thú hãy đứng lên làm lại cuộc đời, để xây dựng cho tương lai tươi sáng, còn những ai đang trên đường thực hiện


những ước mơ hãy kiên trì cố gắng bởi “đường thành công không dấu chân kẻ lười biếng”.
Dòng thời gian cứ trôi không ngừng nghỉ. Cuộc sống cứ bám chặt lấy thời gian mà tồn tại. Ngày nào thời gian đứng lại thì
ngày đó cuộc sống tiêu tan. Hiện hữu của con người cũng vậy, một đời người so với vòng quay của thời gian chẳng đáng
chi, một kiếp nhân sinh so với dòng chảy của cuộc sống có nghĩa gì, chỉ như bông hoa sáng nở chiều tàn, bóng câu vụt
ngang qua ô cửa. Vì thế, làm chủ cuộc đời bằng những hành động có ý nghĩa thì tương lai sẽ đẹp, sống trọn với phút
hiện tại thì con đường phía trước sẽ thênh thang. Hiểu cho tận cùng tương lai hệ tại chính bản thân ta sẽ xây dựng cuộc
sống ở hiện tại sao cho đẹp, và vứt bỏ quá khứ không tốt đẹp vào miền xa xăm thì chắc chắn tương lai sẽ sáng.
Bài 5 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của nhà văn Nam Cao: “Kẻ mạnh là kẻ không phải giẫm lên vai
người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”.
Tích góp được nhiều của cải chưa hẳn sẽ mang tới cho con người hạnh phúc. Mưa nhiều chưa chắc mùa màng được bội
thu. Bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng chắc gì làm cho cơ thể cường tráng. Học hành thật cao chưa hẳn được xếp vào
những người có trí thức. Ngược lại, vấn đề nào cũng ở một mức độ vừa phải. Học hành nhiều mà không mang kiến thức

để giúp ích cho đời thì cũng trở nên vô nghĩa. Bồi bổ quá nhiều chất bổ dưỡng mà không hiểu sự thích nghi của cơ thể
thì cũng chẳng ích chi. Mưa nhiều sẽ sinh ra lụt lội. Của cải nhiều mà không biết chia sẻ chỉ khư khư giữ cho riêng mình
thì sẽ bị người đời khinh chê. Trong chiều hướng đó, nhà văn Nam Cao đã nói: “Kẻ mạnh là kẻ không phải giẫm lên vai
người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Vậy ta hiểu câu nói này
thế nào? Triết lý nhân sinh mà nhà văn Nam Cao lồng vào ở câu nói là tư tưởng nào?
“Kẻ mạnh” là người có tầm ảnh hưởng trong một cộng động. Ơ một mức độ cho phép hay trong thẩm quyền của mình thì
họ có thể sai khiến người khác. Đôi khi, họ còn được người khác kính trọng nếu bản thân họ mang đến cho người khác
có cuộc sống hạnh phúc. Sự “ích kỷ” là một trạng thái chỉ biết mưu cầu ích lợi cho bản thân bất chấp mọi giá trị của đạo
lý, không cần quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Còn “giúp đỡ” là một hành động thể hiện sự quan tâm
đến những người xung quanh bằng các việc làm cụ thể nhằm mang đến cho người khác một cuộc sống tốt hơn. Vì thế,
câu nói của nhà văn Nam Cao là môt lời khẳng định về giá trị của “kẻ mạnh” phải được thể hiện bằng sự “giúp đỡ” người
khác bằng việc làm cụ thể chứ không phải bằng những hành vi giẫm lên vai người khác.
Hiện hữu trong cuộc sống ai cũng muốn mình là một kẻ mạnh. Tuy nhiên, ước muốn này lại thường diễn ra ở hai mức độ
khác nhau. Mức độ thứ nhất, dùng mọi thủ đoạn, bất chấp luân thường - đạo lý để chiếm hữu. Mức độ thứ hai dùng
chính khả năng của bản thân hay bằng lòng trắc ẩn để đạt được. Xét ở mức độ thứ nhất thì những người này bất chấp
tất cả để trở thành kẻ mạnh. Trong chừng mực nào đó, có thể nói ở mức độ này con người ngày nay gặp phải rất nhiều,
nghĩa là cái tôi, sự ích kỷ của con người ngày nay đang len lỏi vào trong mọi ngõ ngách của cuộc sống. Những người này
chỉ biết mưu cầu cho bản thân hơn hướng đến tha nhân, tìm kiếm tư lợi cho mình hơn đi phục vụ người khác. Điều này
được thể hiện rõ trong mọi lãnh vực. Trong công việc thì người ta mua vị trí. Trong học hành thì người ta mua điểm.
Trong buôn bán thì người ta gian xảo. Trong kinh doanh thì người ta lạm phát. Trong chăn nuôi người ta dùng thức ăn
tăng trọng. Trong trồng trọt người ta sử dụng chất kích thích. Đó là chưa kể đến vấn nạn tham nhũng, sử dụng quỹ công
để bỏ vào quỹ tư. Tất cả những hành động như thế nhằm tạo cho bản thân thật nhiều của cải để xếp được vào “tóp ten”
những kẻ mạnh. Tuy nhiên, chúng ta không thể “vơ đũa cả nắm”, bởi bên cạnh tốp người vừa nêu ở mức độ thứ nhất thì
đâu đó trong cuộc sống vẫn có những người xếp vào “tóp ten” những kẻ mạnh qua con đường cố gắng cũng như những
nỗ lực của mình nhằm khẳng định giá trị của bản thân. Qua con đường chính nghĩa này họ bỏ ra chính mồ hôi cũng như
nước mắt, sức lao động để tạo nên “kẻ mạnh”. Đây cũng chính là cách hiểu theo mức độ thứ hai.
Người ta thường “định giá” một “kẻ mạnh” theo hai mức độ vừa nêu trên. Còn nhà văn Nam Cao lại cho rằng: “Kẻ mạnh
chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Nếu hiểu theo mức độ thứ nhất hướng tiêu cực thì các động từ như:
“giẫm” “mua” là những hành động yếu thế và có một chút tàn nhẫn thì động từ “giúp đỡ” thấy gần gũi và thân thương. Bởi
ý nghĩa của “giúp đỡ” thường mang ích lợi cho tha nhân hơn là mưu cầu cho bản thân. Như thế, phải chăng ý hướng của

nhà văn Nam Cao “kẻ mạnh” phải là người giàu tình thương và tràn đầy lòng trắc ẩn? Còn kẻ mạnh giẫm lên vai người
người khác thì không có giá trị và bị người đời khinh chê?
Trở về quá khứ, ngược dòng thời gian, hai nhân vật nổi tiếng trong thế kỷ XX là những “kẻ mạnh” nhưng được nhìn ở hai
bộ mặt khác nhau. Nếu Hit-ler dùng tiền để mua sắm vũ khí, củng cố quân đội nhằm “giẫm lên vai” quân địch, thì mẹ
Têrêxa Canculta dùng tình yêu để băng bó vết thương những người khốn cùng, bao bọc những người không nơi tựa
nương. Nếu Hitler dùng bạo lực để gây nên chiến tranh thì mẹ Têrêxa dùng tình thương để xây dựng hòa bình. Nếu
Hitler xem nước Đức là dân tộc hùng mạnh nhất thì mẹ Têrêxa coi hết thảy mọi người là anh em với nhau. Qua hai nhân
vật vừa nêu trên có thể nói Hitler và mẹ Têrêxa đều là những “kẻ mạnh”. Nhưng điểm khác biệt ở chỗ “kẻ mạnh” nơi
Hitler mang tính ích kỷ, phá hoại nền hòa bình và đang bị con người ngày nay lên án, phẫn nộ. Còn “kẻ mạnh” nơi mẹ
Têrêxa có sự hiện hữu của tấm lòng bao dung, giúp đỡ người khác, tạo nên một nền văn minh tình thương và được
người đời ngưỡng mộ, biết ơn. Hay khi đọc lại tác phẩm “Đời Thừa” của Nam Cao cũng phản ánh cho ta rõ nét ở điểm
này. Những lúc nhậu say về nhân vật Hộ vẫn thường đuổi vợ con ra khỏi nhà bởi những người trong gia đình đã làm cho
anh quá mệt mỏi, không thể thực hiện được ước mơ của riêng mình. Nhưng mỗi lúc tỉnh dậy, thấy khuôn mặt khắc khổ
trên nhân vật Từ cùng sự đói nghèo trong gia đình thì Hộ lại ân hận vì đã xử sự như thế. Cũng chính lúc Hội xin lỗi vợ
con và thấy niềm vui được thể hiện nơi khuôn mặt nhân vật Từ thì một niềm hạnh phúc len lỏi trong trái tim bé nhỏ của
Hộ, đó chính là động lực để anh tiếp tục sống và làm việc vì gia đình bé nhỏ của mình. Rồi Hộ nhận ra rằng cuộc sống
không phải lo tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình nhưng còn hệ tại ở thái độ giúp cho người khác được vui vẻ. Qua đó
thấy được rằng, kẻ mạnh giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình có một giá trị rất lớn trong cuộc sống. Nghĩa là,


những người có hành động như thế thì sẽ làm cho cuộc sống vơi đi những niềm đau, nỗi khổ của bao kiếp người đang
vất vả, lầm than trong kiếp nhân sinh.
Nếu nhạc sĩ Phanxicô đã dùng những ca từ rất hay trong bài hát “Kinh Hòa bình” để diễn tả một triết lý cao sâu “chính lúc
cho đi là khi được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, và khi biết thứ tha là khi được tha thứ….” mà
ngày nay nhiều người đang mang triết lý này áp dụng trong cuộc sống, thì nhà văn Nam Cao cũng đưa ra một triết lý
không thua kém “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình”. Nó không chỉ phản ánh đúng sự thật với xã
hội đương thời mà còn đúng cho tận hôm nay. Xã hội ngày nay cung ứng đầy đủ cho con người đủ mọi tiện nghi, ngay cả
chuyện “phòng the” người ta cũng có thể tạo ra những người mẫu búp bê tình dục nam cũng như nữ để thỏa mãn nhu
cầu tính dục của xác thân. Vì thế, lối sống ích kỷ dường như trở thành một chuyện bình thường không đáng để quan tâm,
thực trạng đặt lợi ích của bản thân lên ích lợi của người khác là chuyện không xa lạ, chiếm đoạt những thứ không phải

do mình làm ra trở nên bình thường. Nhất là khi nhìn vào số bạn trẻ ngày nay, dường như họ đã quên đi trách nhiệm của
mình với cộng đồng, suốt ngày chỉ lao mình vào những trò chơi vô bổ, những trang website đen trên mạng internet nhằm
thỏa mãn cho cái tôi ưa thích hưởng thụ của mình. Đành rằng, không ai ngăn cấm những trò chơi như thế nhưng phải
biết sử dụng ở mức độ cho phép, bởi tuổi trẻ cần phải trau dồi những đức tính như lòng trắc ẩn, sự chân thành, lòng bao
dung….Vì thế, quan niệm của nhà văn Nam Cao mang một chân lý cao vời trong cuộc sống. Nó thúc đẩy con người sống
đúng với tính cách được phú bẩm thuở ban đầu “nhân chi sơ tính bản thiện”. Giá trị của một con người mạnh thực sự
không phải giẫm đạp lên kẻ khác để tích góp được nhiều của cải, chà đạp lên tha nhân để nâng tầm ảnh hưởng của bản
thân. Ngược lại giá trị đích thực của một con người hệ tại ở chỗ giúp đỡ người với tất cả khả năng của mình. Chắc chắn
chúng ta chẳng ai muốn mình là một Hitler thứ hai, nhưng với tất cả lòng thành cùng, sự bao dung của con tim và lòng
trắc ẩn luôn có sẵn trong con người ta hãy tin chắc rằng mình sẽ là Têrêxa thứ hai nếu biết hạ mình xuống để phục vụ
mọi người mà không cần mưu cầu cho bản thân.
Cuộc sống sẽ buồn biết mấy nếu ai cũng cứ lo tích góp của cải, kiếm cái lợi cho bản thân nhằm tạo nên những “kẻ mạnh”
chiến đấu không ngừng. Nhưng sẽ hạnh phúc nếu ai cũng biết giúp đỡ và trao ban cho người khác để tạo nên những “kẻ
mạnh” ngập tràn niềm vui. Bởi hiện hữu của con người trên trần gian chỉ một lần là hết. Một đời người chỉ như bóng câu
vụt qua cửa sổ, như cánh hoa sáng nở chiều tàn một cơn gió thoảng là xong, chỗ xưa mình ở nay cũng chẳng biết mình.
Vì thế, lựa chọn cảm giác hạnh phúc hay buồn sầu đều do quyết định của mỗi người. Thiết nghĩ triết lý “kẻ mạnh” thực sự
chính là giúp đỡ người khác trên đôi vai mình là một kim chỉ nan để ta lựa chọn.
Bài 6Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Lòng can đảm đưa người ta đến vinh quang, tính hèn
nhát đưa người ta đến cái chết” (Sénèque).
Yêu thương là cửa ngõ dẫn tới bờ hạnh phúc. Xung đột là con đường gây nên đau khổ. Lòng nhân ái giúp cuộc đời ngập
tràn niềm vui. Kiêu căng mang tới bao tai họa. Biến đổi của những phạm trù trong cuộc sống luôn vận hành theo quy tắc
nhất định, sự phát sinh của phạm trù này là hệ quả tất yếu của phạm trù kia. Những tai họa xảy đến đôi khi bởi tính kiêu
căng. Sống ngập tràn niềm vui đến từ lòng nhân ái. Sự khổ đau nguyên do bởi xung đột. Hạnh phúc được hiện hữu hệ tại
bởi yêu thương. Trong chiều hướng đó, văn hào Sénèque đã có lý khi đưa ra câu nói: “Lòng can đảm đưa người ta đến
vinh quang, tính hèn nhát đưa người ta đến cái chết”. Vậy chúng ta hiểu câu nói này như thế nào? Đâu là những bài học
mà ta sẽ rút ra từ câu nói ấy?
Ai đó đòi lại chân lý cho người đang bị bất công chà đạp, dành lại tự do cho những ai bị áp bức, lôi hòa bình ra từ chiến
tranh. Những ai thực hiện những hành vi vừa nêu một cách không sợ hãi và thi hành một cách liên tục thì ta gọi là người
có “lòng can đảm”. “Còn tính hèn nhát" là một sự sợ hãi khi phải đương dầu với việc nghĩa và nó hoàn toàn ngược lại với
lòng can đảm. “Vinh quang” là một thái được vẻ vang, được thỏa mãn mục đích và những dự điịnh trong quá khứ. Còn

“cái chết” là trạng thái hủy hoại, không công tồn tại của người, sự việc, hay mất đi những dự định, ước mơ trong quá khứ.
Vì thế câu nói là một lời khẳng định sự hiện hữu của hai mặt đối nghịch trong cùng một thực tại, một công việc và kết quả
của đó được vinh quang hay cái chết đều hệ tại việc con người đặt vào đó thái độ can đảm nay tình hèn nhát..
Nói cách khác, “lòng can đảm” là phẩm chất xuất phát từ bên trong con người, nó được biểu lộ ra bên ngoài bằng những
hành động cụ thể như: bênh vực công lý, giúp đỡ những người yếu thế, làm chứng cho sự thật, bảo vệ sự “thiện” nhằm
mưu ích cho cộng đồng và xã hội. Với những người có tinh thần yêu nước thì đó là đức tính hàng đầu giúp họ giải phóng
dân tộc, còn những người có niềm tin tôn giáo hay các bậc tu hành thì can đảm giúp họ tự tin chống lại “tham, sân, si”,
những mưu cầu, chống đối đi ngược với niềm tin cũng như giáo lý. “Tính hèn nhát” cũng được biểu lộ bằng những hành
động cụ thể bên ngoài nhưng hoàn toàn ngược lại so với tính can đảm. Nghĩa là, sợ hãi khi đương đầu với khó khăn,
không dám bơi ngược dòng nước vì sợ “trầy da, tróc vảy”, chỉ như cánh bèo trôi theo con nước chảy, mặc cuộc đời cho
số phận. Tính hèn nhát phát xuất từ thái độ thiếu tự tin, không dám khẳng định giá trị của bản thân trước sóng gió cuộc
đời.
Chưa bao giờ ranh giới giữa can đảm và hèn nhát, vinh quang và suy vong lại khó phân biệt như mấy thập niên gần đây,
kể từ khi khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, nhất là ngành công nghệ thông tin. Vì thế, con người đang mất dần
cảm thức những đức tính phát xuất từ tâm hồn và có giá trị trường tồn mà chỉ quan tâm đến những gì mang tính “tức thì”
với vẻ hào nhoáng bên ngoài. Một hành động được biểu lộ ra bên ngoài đối với người này cho là “can đảm” nhưng đối
với người kia thì “hèn nhát”. Chừng mười mấy năm về trước, người viết còn nhớ ở vùng quê có anh thanh niên, vì không
chịu nổi sự đau khổ khi người yêu đi lấy chồng sau quãng thời gian hai năm yêu nhau mặn nồng, nên anh tìm đến cái
chết để minh chứng cho lòng chung thủy. Lúc này trong làng có hai quan niệm: đối với những người lớn tuổi, có kinh
nghiệm đường đời thì cho rằng đó là một hành động “hèn nhát”. Còn những ai bằng tuổi người viết thì cho rằng đó là một
hành động “can đảm”, để chứng minh cho lòng chung thủy của anh đối với người bạn gái. Do đó, anh trở thành biểu
tượng về lòng chung thủy trong tình yêu đối với những thanh niên thời bấy giờ. Hay gần đây lại dẫy lên phong trào ôm
bom tự sát ở các trung tâm thương mại, trường học và những chỗ đông người của những tay súng đứng lên tự xưng là


Nhà nước Hồi Giáo. Đối với những người thuộc Nhà nước Hồi Giáo thì cho rằng đây là một hành vi “can đảm” vì đã hy
sinh bản thân cho “nhiệm vụ cao cả”. Còn đa số người dân trên thế giới lại cho rằng đó là một hành vi “liều lĩnh”, ác độc
và đáng bị lên án.
Hiểu theo định nghĩa về lòng can đảm và tính hèn nhát được nêu lên lử trên, ở mức độ cần thiết có thể khẳng định hành
động của anh thanh niên và những tay súng đánh bom tự tử là những người có thái độ liều lĩnh, bán rẻ mạng sống sống

mình cho việc không đáng vào đâu. Bởi cuộc sống là một huyền nhiệm, hiện hữu của mỗi người trên trần gian chỉ một lần
duy nhất, không thể vì người yêu đi lấy chồng mà bỏ mất mạng sống mình, cũng chẳng thể nhân danh “lòng chung thủy”
mà làm cho người thân trong gia đình phải khổ đau. Những tay súng thuộc nhà nước Hồi Giáo cũng vậy, hy sinh mạng
sống vì niềm tin tôn giáo mình theo là điều tốt, nhưng nó chỉ tốt khi niềm tin của tôn giáo đó mang lại cho con người cuộc
sống hạnh phúc. Ngược lại đây là một niềm tin mang tính bạo động hơn là mang tới cho con người cuộc sống bình yên,
mang tính hủy diệt hơn sự thánh thiêng. Vì thế, không thể ngụy biện rằng nhằm bảo vệ cho niềm tin nên họ có thể ngang
nhiên lấy đi mạng sống của người khác, đáng lên án hơn nạn nhân của những cuộc khủng bố này lại là những trẻ em và
học sinh vô tội. Qua đó cho thấy, tính hèn nhát không chỉ hy sinh mạng sống mình một cách uổng công mà còn gây khổ
đau cho những người khác. Lối suy nghĩ và những hành động như thế đáng bị lên án và bài trừ.
Nói qua thì cũng phải nói lại, chỉ đề cập tính hèn nhát mang tới cho con người sự chết và cuộc sống đầy những mối âu lo
thấy cuộc đời sao buồn và bi quan đến lạ. Ngược lại, đâu đó trong mọi ngõ ngách của cuộc sống vẫn còn sự hiện hữu
của tính can đảm để làm cho nguyên tắc vận hành của vũ trụ đi vào thế cân bằng. Nếu hiện hữu của những người người
hèn nhát là điều đương nhiên thì hiện diện của những người can đảm là lẽ tất yếu. Nếu sự chết làm cho con người phải
sợ thì vinh quang là niềm an ủi trong cuộc đời. Ngược dòng lịch sử, đã có không ít người can đảm hy sinh bản thân vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc hay vì niềm tin tôn giáo. Sự thật câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm dầu vào mình để đốt
kho xăng của địch mặc dầu chưa được hé lộ, nhưng hành động này cũng để cho thấy lòng dũng cảm rất đáng được mọi
người mến mộ và tự hào của thiếu niên Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có những con người đã hy sinh bản thân vì niềm
tin tôn giáo. Nếu ở Phật Giáo có Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu trong thập niên sáu mươi nhằm lên án sự
phân biệt tôn giáo của chính phủ lâm thời (mặc dù sự kiện này còn có nhiều điểm nghi ngờ do sự điều khiển của chế độ
Cộng sản) thì ở Giáo hội La Mã có không ít những người đã chấp nhận hy sinh bản thân vì niềm tin hay vì người khác.
Tiêu biểu nhất phải kể đến linh mục Maximilian Maria Kolbe, người đã tự nguyện chết thay cho bạn tù. Kế đến chúng ta
cũng không quên gương chứng nhân là mẹ Têrêxa Calcutta, người đã can đảm hy sinh cả cuộc đời để bênh vực cũng
như giúp đỡ những người nghèo. Gần nhất với chúng ta đây phải kể đến Đức Giáo hoàng Phanxicô, dù trong một xã hội
đầy những biến động nhưng ngài vẫn luôn lên tiếng để bảo vệ người nghèo cũng như lên án trước những hành động đối
với những ai đi ngược lại với “luân thường đạo lý”. Do đó, lòng can đảm là thước đo để đem lại hòa bình cũng như hạnh
phúc, có lòng can đảm thì tình yêu sẽ được phát sinh và nụ cười sẽ được mở trên môi con người. Và ít nhất cho tới giây
phút này những người thực thi tính can đảm đang được người đời nhìn nhận và tung hô, đó cũng chính là giá trị của sự
vinh quang.
Xã hội càng hiện đại, văn minh thì con người càng bị lôi kéo vào vòng tranh chấp bất tận. Trong chừng mực nào đó có
thể nói, ngày nay ai cũng muốn tích góp thật nhiều của cải để đáp ứng cho cái tôi ưa thích hưởng thụ và muốn củng cố

địa vị trong xã hội để tôn vinh cái tôi. Để mang tới hạnh phúc cho người khác là cả một chặng đường gian nan, hy sinh
bản thân cho ai đó là điều khó thực hiện. Những hệ lụy này phát xuất bởi ranh giới giữa công chính và tội lỗi, hiền lành và
gian ác, kiêu căng và khiêm nhường rất khó để phân biệt như đã nói ở trên. Nói đúng hơn, hành động của con người
ngày nay có vẻ như đang được bao bọc bởi những “nhãn hiệu” rất tinh vi cùng với sự can thiệp của lý trí quá mức cho
phép. Nghĩa là mọi hành động con người ngày nay thực hiện đều được “cân, đo, đong, đếm” một cách rõ ràng, chỉ khi
nào mang tới cái “lợi” và không ảnh hưởng gì tới bản thân thì mới thực hiện. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ra đường
ai đó bị kẻ xấu hãm hại hay bị áp bức thì rất ít người đứng ra để bênh vực hay giúp đỡ. Điều này cũng đồng nghĩa với
bệnh “vô cảm” nơi con người ngày nay đang ở mức báo động. Tuy nhiên, đó là mặt trái của cuộc đời, chúng ta không thể
“vơ đũa cả nắm” bởi trong xã hội ngày nay vẫn con còn rất nhiều người có lòng can đảm để minh chứng cho “tính thiện”
nơi con người còn hiện hữu, như những bác xe ôm bắt cướp, người lãnh đạo trong các tôn giáo đã hy sinh cả cuộc đời
mình để phục vụ phật tử, giáo dân hay giáo hữu, đó là chưa kể đến những người phục vụ trong các trại cai nghiện, trại
cùi, những trung tâm chăm sóc cho những thiếu nữ “cơ nhỡ”. Do đó, câu nói của văn hào Sénèque là một tiếng chuông
để thức tỉnh những ai đang bị căn bệnh của thời đại tiêm nhiễm, trong đó phải nói đến tính hèn nhát hãy tìm những linh
dược để chữa lành nếu không hiện hữu ở trên cõi đời này không còn ý nghĩa. Và phương thuốc để chữa trị những căn
bệnh này thì cũng có vô số nhưng chỉ cần mua được dược liệu đó là “lòng can đảm” cũng đủ để chữa lành những vết
thương đang “mưng mủ”. Có được toa thuốc này cũng không khó, chỉ cần mở dung lượng trái tim là tình yêu thương
nhằm hy sinh giúp đỡ người khác thì vinh quang và giá trị của bản thân sẽ nằm trong tầm tay.
Hành trình sống của mỗi người là chuỗi ngày những chọn lựa giữa thánh thiện và tội lỗi, khiêm nhường và tự mãn, can
đảm và hèn nhát. Có những lần “chọn” biết đúng nhưng dám theo, biết bao lần “lựa” thấy vô lý nhưng cứ thực hiện. Bởi
“điều muốn làm nhưng lại không làm còn những điều không muốn làm nhưng lại làm” là bản năng của con người. Tuy
nhiên, không vì thế mà ta cứ để cho bản năng lấn át tiếng nói lương tâm, sự gian ác chà đạp lên những giá trị của yêu
thương. Ngược lại, hãy để cho những đức tính làm cho tha nhân được hạnh phúc trỗi dậy, để cho tiếng nói của lương
tâm điều khiển bản năng trong con người Hiểu cho được tận cùng giá trị câu nói “lòng can đảm đưa người ta đến vinh
quang và tính hèn nhát đưa người ta đến cái chết” của văn hào Sénèque sẽ giúp ta có những chọn lựa nhằm tìm ra ý
nghĩa hiện hữu nơi trần gian.
Bài 7 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và
hành động của những kẻ xấu mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”. (M. Luther King)


Trong thời đại hôm nay, khi các thông tin được cập nhật liên tục, những tin tức nổi bật luôn được đưa lên các trang nhất

của mạng xã hội. Có những việc tốt, gương sáng về lòng quảng đại của những nhà hảo tâm đáng để chúng ta trân trọng
và học theo. Bên cạnh đó, cũng không thiếu sự kiện chém giết lẫn nhau, gian dối, lừa bịp để mưa cầu ích lợi cho bản
thân. Giới trẻ ngày nay còn truyền tai nhau câu nói: “thời đại hôm nay mọi thứ đều giả chỉ có gian dối là có thật”. Không
phải vô tình mà giới trẻ nói lên câu nói này. Nếu nhìn vào thực tế của cuộc sống hôm nay, ở lãnh vực nào ta cũng thấy đồ
giả tràn lan: bằng cấp giả, thức ăn giả, tem giả, hàng hóa giả. Phác họa sơ qua về “bức tranh muôn màu” của xã hội hôm
nay để thấy rằng có vẻ như: xã hội càng văn minh thì con người càng sống trong sợ hãi. Nếu người ta sợ những hành
động và lời nói của những người xấu, đó là lẽ thường tình theo bản năng của con người. Còn đối với những người tốt thì
người ta lại sợ về sự im lặng, dửng dưng. Vì thế, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi M. L. King một người Mỹ gốc Phi
đã dành trọn cuộc đời mình để bảo vệ quyền của con người khi nói lên nỗi lòng của mình rằng: “Trong thế giới này,
chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà con vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.” Vậy
khẳng định của ông có đúng với thực tế của cuộc sống ngày hôm nay không hay chỉ là một cảm nhận riêng tư của bản
thân ông về cuộc sống của con người đương thời?
“Xót xa” là một trạng thái mà con người cảm thấy bất lực, muốn khóc nhưng nước mắt chẳng chảy, muốn có một hành
động nào đó để xoa dịu nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu trước một sự kiện hay một hành động của ai đó. Thông thường
thì người ta hay “xót xa” trước những hành động của kẻ xấu, trước những thế lực đen tối, gian ác đang hủy hoại cuộc
sống hạnh phúc của con người. Vì thế, câu nói của M. Luther King cho ta biết thêm một sự thật của nỗi xót xa trong thời
đại hôm đó là sự im lặng của người tốt. Sâu xa hơn, đó là một lối sống vô cảm, thiếu sự quan tâm với những người xung
quanh của một số người trong xã hội.
Có thể nói con người luôn bị chi phối bởi hai yêu tố nội tại và ngoại tại. Yếu tố ngoại tại là những hành động, việc làm bên
ngoài mắt ta có thể thấy, tai ta có thể nghe. Còn yếu tố nội tại là những cung bậc, những cảm xúc bên trong mà người đối
diện không thể biết và cảm nhận. Nói thế không có nghĩa hai yếu tố này tách biệt biệt, không liên quan đến nhau. Ngược
lại, chúng luôn song hành cùng nhau và đều hành động theo sự điều khiển của lý trí. Ví dụ, chúng ta có thể đang làm việc
chân tay nhưng trong lòng vẫn có thể hồi tưởng ở quá khứ và ước mơ về tương lai. Nói lên như thế để thấy rằng: việc
nhìn nhận, đánh giá một con người qua những hành động bên ngoài để biết người đó là tốt hay xấu thì không đảm bảo.
Còn sự im lặng vô cớ của một ai đó đôi khi làm cho chúng ta sợ hãi, vì họ không có một phản ứng nào để có thể quan sát
cũng như hiểu được tâm tính của họ, cũng đôi khi sự im lặng của họ là dấu chỉ về mặt bằng chung của một xã hội văn
minh hay suy đồi.
Cách đây không lâu, trên mạng xã hội có đăng tải phóng sự về hành động của ba tên côn đồ tại một bến xe nổi tiếng kia
ngang nhiên lấy cắp của hai bà cháu nghèo khổ 73 tờ vé số mệnh giá mười ngàn đồng. Mặc dù hai bà cháu đã la lên để
cầu cứu những người xung quanh giúp đỡ, nhưng đáp lại tiếng kêu của hai bà cháu là một sự im lặng đáng sợ của

những người xung quanh. Trước hoàn cảnh đáng thương này mà không một ai “ra tay nghĩa hiệp” để giúp đỡ hai bà
cháu . Câu chuyện đã để lại trong lòng người viết nhiều trăn trở, băn khoăn về cách sống và thái độ ứng xử của con
người ngày nay. Vì thế, chúng ta cảm thấy sợ hãi và bất lực trước những hành động sai trái của những kẻ thay vì hành
động theo lương tâm thì họ lại chi phối bởi “lương tức thời” là lẽ thường tình thì sợ hãi sự im lặng của những người tốt
xót xa và nặng nề hơn nhiều.
Trở lại câu chuyện, ai dám nói rằng mọi người xung quanh đều là kẻ xấu, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận
những người có mặt ở đó lại không có người tốt. Vậy đâu là nguyên nhân của sự im lặng nơi những người tốt này? Ai
cũng chân nhận rằng, ở một mức độ nào đó, ta có thể định nghĩa về tư cách và phẩm chất của người tốt là người luôn có
trách nhiệm trong hành động cũng như lời nói của mình. Nghĩa là những việc họ làm luôn nghe theo sự mách bảo của
lương tâm. Vậy phải chăng sự im lặng của những người tốt cũng có nhiều nguyên nhân của nó? Có thể họ im lặng vì
cảm thấy cô độc khi thực hiện việc nghĩa mà không có được sự đồng cảm hay ủng hộ của số đông. Cũng có thể họ im
lặng để phục vụ cho cái tôi ích kỷ của bản thân. Cũng có thể họ im lặng vì sự bất lực của bản thân trước mặt bằng chung
của xã hội. Điều này cũng có nghĩa những kẻ xấu ngày nay quá hung ác và tàn bạo. Nhưng cũng có thể người tốt im lặng
vì họ mất niềm tin vào công lý mà những người thực hiện công lý dựa theo tiêu chuẩn của đồng tiền như giới trẻ ngày
nay thường truyền tai nhau câu nói: “cái gì không mua được bằng tiền thì hãy mua thật nhiều tiền”. Cũng có thể họ im
lặng vì thấy những hành động của mình xuất phát từ lòng nhân ái bị số đông chế nhạo và có khi chính mình phải chịu tổn
thất nặng nề.
Từ những nguyên nhân vừa nêu trên phải chăng con người ngày nay không dám đứng lên bênh vực sự thiện, không
dám mạnh bạo làm việc nghĩa. Sự gian ác, hung hăng, cái lừa bịp đang từng ngày giết mòn lương tâm con người. Điều
đó cũng có nghĩa sự im lặng của những người tốt là dấu chỉ để ta nhận thấy sự bất ổn của xã hội trong khâu quản lý của
những nhà chức trách. Vậy làm sao để khắc phục những tình trạng này? Thiết nghĩ trước tiên, là lời kêu gọi ý thức của
mỗi cá nhân, dầu có bị “trầy da, trớt vảy” như con cá bơi ngược dòng nước cũng hãy biết đứng lên để bênh vực sự thiện,
đừng vì những nỗi sợ không tên, lo âu không tuổi mà để cho sự ác hoành hành. Kế đến, là công việc của những nhà
chức trách, những nhà quản lý, thay vì mưu lợi cho bản thân thì hãy mạnh tay với những kẻ xấu, đừng để thế lực của
đồng tiền lấn át tiếng nói của lương tâm.
Đôi lúc cứ tưởng rằng câu nói của M. Luther King chỉ đúng với cuộc sống đương thời mà ông đã dành trọn cả cuộc đời
đấu tranh cho quyền của con người. Vậy khi lắng mình để suy nghĩ về câu nói của ông, ta mới giật mình nhận thấy rằng:
dẫu cho cuộc sống con người ngày nay văn minh hơn xã hội đương thời của M. Luther King, thì đâu đó sự ác, sự gian
dối vẫn đang hoành hành, giá trị của lòng nhân ái đang từng ngày bị bào mòn, đồng tiền đang từng giờ giết chết lương
tri. Nêu lên như thế không phải chúng ta cứ bi quan hay an phận với cuộc sống hiện tại. Ngược lại, hãy luôn ý thức sự

cao quý của con người là “bản tính thiện” mà các sinh vật khác trong vũ trụ không có, điều này đồng nghĩa với việc chúng
ta hãy mạnh dạn đứng lên, để cho bản năng “thiện” trong con người được hành động, nhằm tiêu diệt cái ác đang hoành
hành. Như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói “thà thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm”, vì khi một


ngọn nến đời ta được thắp lên sẽ có vô số ngọn nến khác được đốt cháy, khi đó thay vì một màn đêm u tối thì ta sẽ nhìn
thấy một vầng sáng đẩy lui bóng đêm để soi chiếu cho những ai đang lần mò bước đi từng bước trước phong ba bão táp
của cuộc đời.

Bài 8 Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi
thì thành đường thôi”. Nhà thơ Robert Frost viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi
không có dấu chân người”. Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường, hay lối đi
không có dấu chân người?
Mức độ của hạnh phúc được đo lường bằng tình thương. Thành công ở tương lai do biết chọn con đường hôm nay.
Đường đi vào cuộc sống lại có nhiều lối để chọn. Có những đường chỉ cần bước theo dấu chân trước mà đi, cũng có
những lối phải khám phá bằng chính năng lực của bản thân. Đó có thể là con đường kinh tế, đường công danh, sự
nghiệp, đường học hành, đường hạnh phúc…. Hơn nữa, quan niệm về con đường của mỗi người người lại khác nhau.
Nếu nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: “Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
thì nhà thơ Robert Frost lại viết: “Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Vậy ta sẽ chọn
cho riêng mình lối đã có dấu chân hay đường đã có sẵn để bước đi trong cuộc sống?

Giả thuyết hiện hữu về trời đất của các nhà khoa học cho rằng: sự hình thành của vũ trụ khởi đầu bằng vụ nổ big bang.
Trải qua hàng tỉ tháng trật tự trong trời đất mới có được, thời gian phải trôi vào quên lãng hàng triệu năm thì trái đất mới
hình thành. Điều này cũng đồng nghĩa lúc mới hình thành nên quả đất thì “chưa có những con đường”, mặt đất đang ở
trong tình trạng hỗn độn. Chỉ khi vạn vật được hiện hữu, đặc biệt sự phát triển của các động vật biết đi thì “những con
đường bắt đầu hình thành”. Quả thật, một dấu chân đi qua thì chưa thể gọi là con đường. Con đường được mang ý
nghĩa chính nó khi có vô số bước chân nối tiếp nhau. Nơi sa mạc hoang vu, một dấu chân đi qua thì không thể gọi là
đường. Một lần đi qua chưa chắc khách bộ hành sẽ tới đích, biết đâu đó là dấu chân của kẻ lạc lối và sẽ bị chết khát nơi
sa mạc khô khan. Còn muốn qua được bên kia của sa mạc, người lữ hành phải đi theo lối có nhiều bước chân đã đi qua.
Tuân thủ điều này thì cơ hội tồn tại của khách bộ hành sẽ rất cao và có thể tránh được những bất trắc xảy đến. Nói khác

hơn, bất kỳ một miền đất nào cũng không có những con đường có sẵn, chỉ khi nào có sự hiện hữu của con người cùng
với những nhu cầu trong cuộc sống nên con người pahỉ tạo ra những con đường. Ở trong chừng mực nào đó cũng chính
là ý hướng về sự hình thành con đường mới mà Lỗ Tấn muốn nhắm tới.

Cuộc sống có nhiều lối đi, chẳng ai phủ nhận điều này. Tương lai được thành công mĩ mãn, không phải là ước mơ của
riêng ai, nhưng là mơ ước chung của hết thảy mọi người. Cũng như “trong rừng có nhiều lối đi” thì ai cũng công nhận.
Bởi rừng là tài nguyên để con người khai thác, là thức ăn cho muôn sinh vật, là “hũ thuốc” để con người lấy ra những
“linh dược”, là “khẩu phần” mà Thượng Đế ban tặng để loài người rút ra những “bữa ăn”. Sự hình thành của những lối đi
cũng từ đây mà có. Tuy nhiên, người đi tìm “linh dược” bước theo dấu chân người đi trước đôi khi về tay trắng. Kẻ đi
kiếm “bữa ăn” đi theo đường có sẵn đôi lần về tay không. Tuy nhiên, lạc lối giữa rừng sâu thấy được một lối đi là cả “trời
mơ ước”. Vì nhờ đó mà kiếm được đường về. Ở mực độ cần thiết ta cũng có thể khẳng định về sự khai phá những con
đường mới mà nhà thơ Robert Frost muốn đề cập tới.

Bên cạnh đó, “chọn một lối đi không có dấu chân người”, nghĩa là không dựa vào những con đường có sẵn, nhưng khám


phá ra con đường mới. Đôi khi, đây là lựa chọn mạo hiểm, sẽ gặp nhiều bất trắc phía trước những bước chân. Nói đúng
hơn, đây là một sự liều lĩnh, giống như “ngàn cân treo sợi tóc”, những thất bại luôn cận kề. Nhưng như thế không có
nghĩa, sẽ chẳng bao giờ thành công. Bởi trong tận hang sâu vẫn tìm thấy thạch nhũ, hạt cát trong trái tim con trai biển
cũng có thể thành ngọc châu. Hơn nữa thỏa mãn được ước mơ còn hơn cứ sống trong ân hận, tìm được niềm vui từ sự
mạo hiểm còn hơn sống ủ rũ với tháng ngày.

Qua đó cho thấy, sự hình thành của con đường bao giờ cũng cần sự khai phá, có được những lối đi cần những bước
khởi đầu. Cũng giống như có chén rượu nồng người thì rất cần người pha chế. Có được những bản tình ca du dương thì
tài ba của nhạc sĩ rất cần thiết. Đây cũng chính là điểm giống nhau mà ta bắt gặp trong tư tưởng của hai tác giả. Tuy
nhiên, trong cuộc sống bản tình ca dù hay đến mấy thì nghe lắm cũng nhàn, rượu nồng uống mãi cũng say. Cứ bước mãi
trên một con đường thì lối đi sẽ mau hư hoại và buồn chán biết mấy. Vì thế, chọn cho riêng mình con đường có sẵn hay
khám phá cho bản thân một hành trình mới để đi là quyết định của mỗi người và cũng chính là điểm khác biệt ở đây.

Trong cuộc sống, có những người bị người đời chê “ngây thơ trong ước mơ”, “dại khờ trong lý tưởng” vì đã chọn cho

mình lối đi chưa có dấu chân. Nhưng đối với họ, cái “ngây thơ” đó sẽ thỏa mãn được những đam mê, khát vọng. Cái “khờ
dại” nhưng lại được khẳng định giá trị của bản thân. Khẳng định được giá trị của bản thân cũng như thỏa mãn được
những đam mê, khát vọng để bị người đời khinh chê là “ngây thơ, khờ dại” thì cũng chẳng đáng chi. Thiết nghĩ, trong thời
đại công nghệ thông tin, kinh tế thị trường đang từng bước thay đổi từng giờ, thì chọn những ước mơ, lý tưởng bị cho là
“ngây thơ, khờ dại” cũng là điều cần thiết. Bởi trong cuộc sống chẳng có ai đi thay cho nhau dù một bước trên đường đời.
Con đường của ai thì người đó phải tự đi. Hơn nữa, đòi hỏi của cuộc sống là phải không ngừng sáng tạo cũng như đổi
mới từ tư duy đến hành động, từ suy nghĩ đến việc làm.

Xét ở phạm vi kinh tế: nếu không có những bước đột phá trên thị trường, từ chất lượng cũng như số lượng của sản
phẩm, hay những sáng tạo trong khâu quản lý và quảng cáo của mặt hàng, thì thử hỏi công ty liệu có đủ sức cạnh tranh
một cách sòng phẳng với các công ty khác hay không? Ở lãnh vực học hành cũng vậy, một học sinh chỉ học những kiến
thức cơ bản mà thầy cô truyền thụ ở lớp, về nhà không chịu nghiên cứu, tìm hiểu, đào sâu thêm những vấn đề liên quan
thì học lực cũng chỉ mức bình thường. Còn trong đời sống gia đình, nếu chỉ xem cưới được nhau là đích điểm của hôn
nhân, mà không chịu vun vén tình yêu sau ngày cưới, không còn cảm giác nhớ thương, hay những sáng tạo mới trong
đời sống vợ chồng, thì hôn nhân sẽ trở thành gánh nặng. Trên những quốc lộ cũng vậy, không nới rộng, không làm thêm
những xa lộ, những đường cao tốc thì nạn kẹt xe, cũng như nảy sinh nhiều vấn đề khác là lẽ đương nhiên. Tầm ảnh
hưởng của việc sáng tạo nên những con đường mới trong mọi lãnh vực sẽ giúp cho đời sống của con người về tinh thần
cũng như vật chất được văn minh, hiện đại hơn.

Nêu lên những ích lợi của việc sáng tạo nên những con đường mới không có nghĩa chúng ta sẽ phủ nhận hay phá hủy
những lối đi cũ. Ngược lại, sự phát triển ở tương lai thì kế thừa những giá trị đã được công nhận ở quá khứ là điều cần
thiết. Không thể biện minh cho việc phát triển những con đường hay những sáng tạo mới mà bỏ qua các ích lợi cũ. Bởi
những thành tựu trong quá khứ có sức sống với thời gian, nhất là ở lãnh vực tri thức và khoa học. Cũng chính những


thành tựu này là nền tảng để xây dựng nên cái mới. Tuy nhiên, điểm cốt yếu của việc khám phá nên những con đường
mới đi đến đâu mới là điều quan trọng. Bỏ cả một đời làm nên những con đường mới kết quả đưa tới vực thẳm thì thật
uổng công. Như hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc để tìm sức sống thì hướng đi của những con đường
mới phải hướng đến chân thiện mỹ là điểm cùng tận nhằm mang tới cho con người một cuộc sống hạnh phúc.


Nhạc sĩ Đức Huy đã viết: “tìm một con đường, tìm một lối đi, ngày qua ngày, đời nhiều vấn nghi….”. Đó không chỉ là lời
khắc khoải của tác giả mà còn niềm thao thức cho hết thảy những ai đang sống trong kiếp bụi trần. Có thể là âu lo trên
con đường công danh, trên hành trình đi tìm sự nghiệp, giữa lối kiếm hạnh phúc. Lựa cho riêng mình một lối đi là điều
cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nếu trên con đường đã chọn biết khám phá ra những “chân trời” mới, để xây dựng không chỉ
cho riêng mình mà còn cho những ai liên hệ với bản thân có một cuộc sống hạnh phúc. Hiểu cho được giá trị của những
khám phá bằng sự kiên trì và nỗ lực của bản thân, ta hãy vạch ra cho mình một con đường mới, để khi kết thúc cuộc
hành trình ta sẽ nhận được những thành công mĩ mãn, không thất vọng vì lựa chọn lối đi.

Bài 9 Bình luận câu nói sau đây của Pascal: “Chúng ta hiểu biết chân lý không những do lý trí
mà còn do trái tim”.
Bản chất của vạn vật trong trời đất từ xưa đến nay vẫn vậy. Vườn hoa vẫn là chính nó chứ không bao giờ là cánh rừng
già. Dòng sông vẫn là nó chứ không bao giờ là biển cả. Đồi thông vẫn là đồi thông chứ không bao giờ là dòng suối nhỏ.
Tuy nhiên, có làn gió thổi về thì đồi thông sẽ biết hát. Có ánh trăng thì dòng sông trở nên thơ mộng. Có cánh bướm dập
dờn thì vườn hoa thêm xinh. Sự hỗ tương của hữu thể này sẽ làm cho hữu thể kia thêm đẹp. Sự bù đắp của sự vật này
sẽ làm cho sự vật kia thêm ý nghĩa. Trong chiều hướng này, triết gia Pascal có câu nói: “Chúng ta hiểu biết chân lý không
những do lý trí mà còn do trái tim”. Vậy ta hiểu câu nói này như thế nào? Đâu là bài học ta sẽ rút ra từ câu nói?
Đứng ở đây, thấy một làn khói trắng bay lên từ xa ta biết ở đó đang có lửa. Ném một hòn đá lên khoảng không ta biết thế
nào nó cũng rơi xuống đất. Đang đi trong đêm tối ta tin tưởng ánh sáng sẽ hiện diện lúc bình minh ló rạng. Chiều hoàng
hôn ngắm dòng sông hiền hòa chảy ta biết con nước sẽ trôi về biển cả. Mưa đầu nguồn lớn thì lũ lụt sẽ có ở đồng bằng.
Những thực tại trong cuộc sống tin chắc rằng nó sẽ xảy đến và được hiển thị như chính nó thì gọi là chân lý.
Triết gia Aristote đã khẳng định: “con người là con vật có ký trí”, còn triết gia Pascal lại thêm “con người là cây sậy biết
suy tư”, nghĩa là con người khác động vật nhờ có lý trí. Do đó, không lấy làm ngạc nhiên khi quan niệm của triết học Tây
Phương lấy lý trí làm nền tảng cho mọi suy tư cũng như sự nhận biết vạn vật trong cũ trụ. Nếu nền triết học thời cổ đại
cũng như thời trung cổ dùng lý trí để suy tư các vấn đề và tìm cho tận cùng của sự vật kể cả Thượng Đế, thì đến thời
đương đại các triết gia đã dùng lý trí để đặt làm mối nghi ngờ tất cả các giá trị và các phạm trù. Tiêu biểu nhất trong thời
này phải kể đến triết gia Descartes. Sau những năm miệt mài nghiên cứu ông đã kết luận “Cogito ergo sum” (tôi suy tư
nên tôi hiện hữu), nghĩa là nhận biết bản thân đang suy tư nhờ lý trí nên mình đang hiện hữu trong cuộc sống. Điều này
cũng đồng quan điểm với Aristote và Spinoza khi dùng lý trí để nhận biết. Sẽ dư thừa nếu chúng ta đặt những câu hỏi
như: con chó, con bò, cái bàn không suy tư vậy tại sao chúng vẫn hiện hữu? Nhưng điểm cốt yếu muốn nhắm tới ở đây
là nhờ có lý trí mà con người có khả năng nhận biết, suy luận một thực tại hiện hữu như chính nó. Có lý trí con người sẽ

nhìn con bò là con bò chứ không phải là con dê. Hiểu bố mẹ là người sinh ra mình chứ không phải cô hàng xóm. Hiểu
theo nghĩa này có thể khẳng định: lý trí chi phối và làm chủ toàn thể con người, từ suy tư đến hành động, từ lời nói đến
việc làm.
Nếu triết học Tây Phương lấy lý trí làm nền tảng cho sự hiểu biết thì triết học Đông phương lấy “Tâm” làm căn nguyên
cho sự nhận biết. “Tâm” theo quan niệm Đông phương là bản thể học, nó điều khiển và chi phối toàn thể vũ trụ, hiểu
được “Tâm” là hiểu vạn vật. Khổng Tử cho rằng: Nhân đạo thì lấy Nhân làm chữ “Tâm”. Nghĩa là, nếu “Tâm” con người
luôn hướng về Nhân thì không bao giờ có chuyện phản loạn, chiến tranh, cướp bóc và dấn thân vào việc ác. Cùng quan
điểm này, Mạnh Tử cũng cho rằng: “Tâm” là nơi để suy nghĩ, phân biệt phải trái, tốt xấu, hiểu được lẽ phải, hiểu được
bản thân. Vì bản tính con người là thiện, là bản nguyên tinh thần vốn có của con người do trời phú bẩm. Cho nên, không
lấy làm ngạc nhiên khi ông đưa ra học thuyết “Tồn tâm dưỡng tính” để gìn giữ cũng như bồi dưỡng thiên tính được phú
bẩm làm nền tảng. Hiểu theo nghĩa rộng là thế. Còn hiểu theo nghĩa chặt ta có thể đồng hóa chữ “Tâm” với trái tim, bởi
theo nguyên ngữ tiếng Hán thì “Tâm” được dịch ra tiếng Việt là trái tim, tấm lòng. Do đó có thể định nghĩa, trái tim là biểu
tượng của tình cảm con người, là dấu hiệu tình yêu giữa con người với nhau. Khi hai người cưới nhau trên thiệp người ta
vẫn thường dùng biểu tượng của hai trái tim chồng lên nhau để nói lên sự gắn bó mật thiết. Còn khi bị tình phụ người ta
hay dùng biểu tượng trái tim có mũi dao đâm qua để diễn tả sự đau khổ.
Như đã nói, lý trí giúp ta nhìn nhận sự vật như chính nó. “Tâm” ngoài việc giúp hiểu được sự vật còn giúp ta phân biệt
điều lành, sự giữ, điều tốt, điều xấu nên có thể nói trong chừng mực nào đó thì sự hiểu biết của “Tâm” sẽ sâu sắc hơn sự
hiểu biết của lý trí, bởi cái hiểu của “Tâm” còn mang tới cho con người một mục đích khác như niềm vui, hạnh phúc. Nói


khác hơn, sự hiểu biết của lý trí dễ rơi vào tính “rập khuôn” chứ chưa mang tới giá trị đích thực của cuộc sống con người.
Còn trái tim thường do lương tâm điều khiển và tính thiện trong con người chi phối. Tuy nhiên, lý trí lại điều khiển toàn thể
con người kể cả lương tâm, đó là một lợi thế của lý trí. Nhưng cái bất lực của lý trí vẫn còn bị cái “tôi” hay “bản năng” thôi
thúc.
Trong kho tàng văn chương Ấn Độ kể câu chuyện có hai anh em mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Lớn lên người anh có vợ. Mặc
dù đã ở riêng nhưng hai anh em vẫn làm ruộng chung với nhau, tới mùa thì chia làm hai phần bằng nhau. Tới một ngày
người em nghĩ rằng anh mình đã có vợ và con nên không thể chia hoa lợi làm hai phần bằng nhau được. Vì thế, hằng
đêm người em cứ xúc lúa từ lẫm của mình mang bỏ vào kho của anh. Người anh cũng nghĩ chia hoa lợi như thế cũng
thiệt thòi cho người em vì mình có con, sau này về già sẽ nương tựa vào con, còn chú em thì lúc về già sẽ phải tự lo nên
hằng đêm người anh cứ xúc lúa bỏ vào lẫm của người em. Hai anh em cứ làm như thế cho tới ngày họ gặp nhau khi cả

hai đang mang hai bao lúa trên vai. Câu chuyện sẽ không được biết đến nếu không có hành động hai anh em cứ mang
lúa bỏ vào kho của người kia. Đành rằng hai anh em làm chung với nhau thì chia bằng nhau là điều hiển nhiên, là sự
thật, là chân lý. Nhưng nhờ hành động bỏ lúa vào kho của nhau mà câu chuyện mang một giá trị vượt trên chân lý theo
sự hiểu biết thông thường. Nghĩa là lúc này không còn mang tính sòng phẳng nữa mà còn có giá trị của tình yêu. Ở mức
độ nào đó, có thể nói hai anh em đã có sự can thiệp của con tim đó là tình yêu thương, lòng trắc ẩn vì muốn cho người
khác được hạnh phúc nên câu chuyện được nâng lên tầm giá trị cao hơn.
Gần với chúng ta có Bill Gates, ông sẽ chỉ được biết đến như một nhà sáng lập Microsoft Word hay một nhà tỷ phú không
hơn không kém rồi sẽ rơi vào quên lãng. Ngược lại nhờ hành động bỏ tất cả tài khoản của mình và quỹ giúp đỡ người
nghèo mà ông đã nâng tầm ảnh hưởng của bản thân lên một tầm cao mới, nghĩa là hiện nay ông là một trong những
người được thế giới ngưỡng mộ và biết đến nhờ tấm lòng bao dung. Quả thật, người đời cũng sẽ không cho ông là
người keo kiệt, bởi ông dùng năng lực của mình để làm ra tiền cũng giống như bao người đi làm công ăn lương khác
“làm thợ thì đáng được trả công” mà. Mặt khác, khi chân lý không được hiểu biết trong mức độ của con tim cũng dễ làm
người ta vô cảm trước nỗi đau của người khác. Qua đó, chúng ta thấy, một chân lý, một sự thật được đặt trong sự hiểu
của con tim sẽ nâng lên một tầm giá trị cao hơn và làm cho cuộc sống con người bớt đi những niềm đau.
Xã hội càng phát triển, người ta càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ. Ngày nay người ta luôn đi tìm những cảm xúc
tốt từ tiện nghi vật chất cũng như sự ngưỡng mộ của những người xung quanh, nên chẳng còn mấy ai sống đúng với
chân lý. Nói cách khác, lòng thành thật ngày nay đã thành lỗi thời, trở nên “xa xỉ” và khó giữ gìn. Thật nghịch lý trong
cuộc sống ai cũng muốn người khác sống đúng với chân lý và giữ lòng thành thật trong khi bản thân lại sống thờ ơ và
“bóp méo” chân lý.
Thật vậy, sự hiểu biết chân lý ngang qua lý trí để tìm ra giá trị của thực tại nhằm áp dụng vào trong cuộc sống ngày nay
là điều cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nếu biết dùng con tim để nhận biết nhằm làm cho các giá trị thực tại mang một ý nghĩa
hơn. Xã hội sẽ không lên án những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên như lũ lụt, sóng thần, thiên tai bởi đó là quy luật
vận hành của vũ trụ. Nhưng cộng đồng sẽ lên án những ai có thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác. Một
chén cơm sẽ không đáng gì trong ngày mùa nhưng nó là một “trời mơ ước” đối với những ai đang mắc kẹt trong vùng lũ.
Một cái nắm tay thường ngày chỉ mang tính xã giao, nhưng nó sẽ là động lực để giúp người khác vượt qua những nỗi
đau trong cuộc sống. Vì thế, dù sống trong thời đại nào thì chân lý cũng luôn cần sự hiểu biết của trái tim. Bởi chỉ có tình
yêu xuất phát từ trái tim mới làm cho con người vơi đi nỗi khổ và bớt đi những niềm đau.
Chân lý luôn phản ánh sự thật của một thực tại không thay đổi. Nhưng ngang qua thực tại này, nhờ lòng trắc ẩn nơi trái
tim con người có thể làm cho chân lý có một giá trị hơn. Thấy khói bay lên ta biết ở đó đang có lửa. Nhưng ta không biết
lửa này đang phục vụ hay tàn phá con người, vì bản chất của lửa là cháy. Bởi đó, có sự can thiệp của con tim ta có thể

tới chỗ khí đang bay lên để xem lửa đang mang lại ích lợi hay tàn phá. Nếu ngọn lửa đang tàn phá ta có thể cầu cứu mọi
người để cùng dập tắt. Vì thế, cuộc sống sẽ ý nghĩa thêm khi chân lý ngoài sự hiểu của lý trí thì cần có sự can thiệp của
con tim.

Bài 10 Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Đừng sợ khi phải leo ra đầu cành, bởi vì trái
đang đậu ở đó” (Anbur F. Lenaban)
Sự vận hành của vạn vật trong trời đất là một huyền nhiệm mà lý trí con người không thể hiểu nổi. Một vườn hồng dù đẹp
đến mấy nhưng phía sau vẫn luôn ẩn chứa những nhánh gai. Cánh diều sẽ không bay cao nếu không giữ gió cho mình.
Cánh đồng sẽ không bát ngát nếu những hạt lúa không được gieo vào ruộng và mọc lên từ lòng đất. Nương dâu sẽ
không xanh nếu không có dòng sông chuyên chở hương phù sa tới. Hương phù sa cho nương dâu bát ngát. Hạt lúa gieo
vào lòng đất và chịu mục nát để có đồng lúa chín. Cánh diều bay cao cho chiều hè thêm yên ả. Nhánh gai hiện hữu để
bảo vệ vườn hồng được thắm tươi. Cái này bổ túc cho thứ kia để giúp nhau hoàn hảo. Trong chiều hướng này, Anbur F.
Lenaban đã khẳng định: “Đừng sợ khi phải leo ra đầu cành, bởi vì trái đang đậu ở đó”. Vậy ta hiểu câu nói này như thế
nào? Đâu là bài học mà ta sẽ rút ra từ câu nói ây?
Cổ nhân đã khẳng định: “ánh sáng phía cuối đường hầm”, nghĩa là dù một đường hầm có dài bao nhiêu thì phía cuối bao
giờ cũng có ánh sáng. Hiểu theo nghĩa này thì “trái đang trĩu quả ở đầu cành” là một sự thật có thể chấp nhận được, bởi
thực tế cuộc sống cho ta thấy “nơi nguy hiểm nhất chính là nơi an toàn nhất” hay câu châm ngôn “quýt ngọt nấp sau lá”
cũng mang ý nghĩa là thế. Để thấy ánh sáng phía cuối đường hầm cũng như hái được trái thơm, quả ngọt thì cần có một
sự lên đường hoặc dấn thân trước những khó khăn. Ánh sáng phía cuối đường hầm tin là điều có thật. Trái đang trĩu quả
đầu cành là sự thật hiển nhiên, nhưng đôi lúc ta cứ sợ hãi bởi bóng tối trong đường hầm sẽ làm ta gục ngã, hay những
khó khăn khi phải leo ra đầu cành để hái quả làm ta chùng chân. Suy cho cùng thì sự sợ hãi là một cản trở lớn nhất mà
con người cần phải vượt qua. Bởi “sợ hãi” là một trạng thái tâm lý không ổn định, kèm theo sự phóng đại của trí tưởng
tượng. Có những hành động đã xảy ra trong quá khứ cũng làm người ta sợ hãi, nhưng sự sợ hãi này ít ra cũng giúp có
được một bài học kinh nghiệm. Còn nỗi sợ hãi ở tương lai thường mang tới một trạng thái âu lo hay những mối nghi ngờ
mà lý trí cứ vạch ra. Tuy nhiên, con người sẽ vượt qua được nỗi sợ hãi nhờ có niềm tin vào cuộc sống, và ở tương lai


luôn có những điều tốt đẹp đang đón chờ chúng ta. Vì thế, câu nói gợi lên trong ta về những thành quả mà ta có thể đạt
được ở tương lai nếu ta biết vượt qua nỗi sợ hãi. Sâu xa hơn nó còn giúp cho ta có thêm ý chí, nghị lực để vượt qua
những thử thử thách gian nan trong cuộc sống nhờ biết tin tưởng những thành quả đó là có thật.

Có thể nói rằng, chưa bao giờ con người cảm thấy sợ hãi như thời đại hôm nay. Sợ hãi cứ bao bọc lấy cuộc sống, nó len
lỏi vào trong mọi ngõ ngách của dòng đời. Chạy xe ra đường thì người ta sợ tai nạn, sợ bị giật đồ. Đi chợ thì sợ mua phải
hàng giả, hàng kém chất lượng, mua thức ăn thì sợ có chất kích thích. Ngay cả tình yêu được xem là linh thiêng người ta
cũng sợ. Người ta sợ yêu nhầm người và trao thân không đúng chỗ, vì hàng ngày trên trên các trang thông tin của mạng
xã hội thì các câu chuyện lừa tình vẫn cứ xảy ra. Hay có khi vì quá quý trọng đến tiền bạc mà người ta có thể đổi mất
mạng sống. Trong kho tàng văn chương có câu chuyện ngụ ngôn mà nhiều người đã biết kể lại giai thoại: có một phú
ông nọ giàu có, lúc qua sông trên một con thuyền vô tình ông bị rơi xuống dòng nước. Người dân trong vùng biết ông là
người keo kiệt nên không ai muốn cứu ông, nhưng có một người đã ra giá với ông rằng: “cứu xong ông phải cho ba quan
tiền”. Phú ông nghe tốn nhiều tiền nên không chịu, còn ra giá “hai quan tiền”. Sau một lúc “cò kè bớt một thêm hai”, ông
đã bị dòng nước cuốn đi. Chúng ta sẽ không đề cập đến vấn đề vô cảm của những người đi trên chiếu thuyền. Nhưng ở
một mức độ nào đó thì tiền đối với cuộc sống là điều cần thiết, nhưng không thể như ông phú hộ vì chú trọng đến tiền để
mất mạng sống. Cũng không thể vì một lần thất bại trong tình yêu mà khước từ nó hay không chịu mở rộng trái tim để
yêu người khác. Cứ ở trong “vỏ bọc” an toàn do mình tạo ra thì cuộc đời sẽ buồn lắm. Cũng không thể vì mua hàng giả
hay thức ăn có độc tố mà có thể khước từ chúng. Nếu không sử dụng thì con người sẽ không sống nổi và tiền bạc cũng
không lưu chuyển trên thị trường làm cho kinh tế không phát triển. Cũng không thể vì sợ tai nạn giao thông, sợ bị giật đồ
mà ta không ra đường. Nếu ai cũng suy nghĩ như thế chắc xã hội sẽ bi thương và buồn thảm như một nghĩa trang.
Chẳng phải vì sợ tốn tiền mà phú ông nọ đã mất mạng sống mình đó sao?
Cuộc sống luôn có những bí ẩn mà con người chưa khám phá ra hết. Trong đau khổ yêu thương vẫn gọi về. Qua đêm u
tối vẫn có sự hiện hữu của ánh bình minh. Một ngày lao công vất vả thì có bóng hoàng hôn hiện về để con người có thời
gian nghỉ ngơi. Hay “trái đang trĩu quả đầu cành” là điều ai cũng biết và chấp nhận chúng là sự thật hiển nhiên. Vì nguyên
tắc vận hành của vạn vật trong vũ trụ đều luân chuyển, bổ túc cho nhau và không ngừng biến đổi. Nói cách khác, nỗ lực
để khẳng định bản thân nhằm thực hiện những ước mơ là điều cần thiết. Nhắc đến Ánh Viên thì ai cũng biết, để đạt được
những thành công như hôm nay, cô đã không ngừng tập luyện hàng ngày để chiếm cho được phần thưởng cao nhất.
Đặc biệt hơn mỗi lần thi đấu cô đều có một sự tự tin không sợ hãi trước đối thủ, vì cô biết rằng phía sau đường đua đều
có phần thưởng xứng đáng dành cho người chiến thắng. Nếu trên đường đua không có những danh hiệu thì nỗ lực của
Ánh Viên sẽ trở nên vô ích. Nếu không có trái sai đầu cành sẽ làm cho người đi hái thất vọng. Không có giấc nghỉ ngơi thì
con người không đủ sức để chống chọi với thời gian. Không có bóng hoàn hôn thì ánh bình minh trở nên vô nghĩa và mặt
trời không còn mang tính chất chiếu sáng nhưng là nỗi ảm ảnh của sự chết chóc. Điều đó chứng tỏ, sống lạc quan hy
vọng ở một tương lai tốt đẹp và không ngừng nỗ lực tập luyện để bản thân vững chãi trước những khó khăn, sợ hãi trong
cuộc sống là điều cần thiết cho hiện hữu của mỗi người trên trần gian.

Xã hội càng hiện đại, con người càng văn minh nhưng trong cuộc sống lại không thiếu những nỗi hoang mang, lo sợ. Nỗi
sợ lớn nhất của con người ngày nay là không dám vượt qua cái tôi yếu đuối của mình. Đang ngồi trên ghế nhà trường, ai
cũng muốn học giỏi nhưng hằng ngày vẫn không chịu học bài. Ai cũng muốn tích góp thật nhiều tiền bạc nhưng cứ lười
biếng không chịu làm việc. Ai cũng muốn có nhiều bạn tốt trong khi đó mình chưa phải là người bạn tốt. Ai cũng muốn có
một gia đình hạnh phúc trong khi bản thân vẫn còn rượu chè, cờ bạc, hút chích... Quy luật biến đổi của vạn vật trong vũ
trụ rất công bằng. Để đạt được những ước mơ, hoài bão thì cần có sự nỗ lực của bản thân và vượt qua những nỗi sợ
hãi. Muốn có một gia đình hạnh phúc hãy sửa đổi cung cách sống của mình trước. Muốn thành công trên con đường sự
nghiệp chăng? Hãy siêng năng, cần cù làm việc rồi nó sẽ đến. Muốn là học sinh giỏi hãy chuyên cần học, “học thầy
không đủ, tranh thủ học bạn”. Cố gắng trong mọi phút giây của cuộc sống thì tương lai phía trước sẽ đẹp. Trong chiều
hướng này, Nguyễn Bá Học đã có câu nói rất hay: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người
ngại núi e sông”. Đường “khó” ở đây không phải vì “ngăn sông cách núi” nhưng “khó” vì “lòng người ngại núi, e sông”. Nói
đúng hơn phải dẹp bỏ những gì sợ hãi trong lòng. Những khó khăn ta sẽ vượt qua nếu ta có ý chí phấn đấu. Thử thách
rồi sẽ bị dẩy lui nếu ta có nghị lực. Vì thế, thành công trong cuộc sống thì ai cũng muốn nhưng không chịu nỗ lực hy sinh
để vượt qua những nghịch cảnh trong cuộc sống là chuyện thường của nhiều người cứ mặc cho số phận đưa đẩy là điều
đáng trách. Thái độ buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc đời không muón cố gắng là hành động đáng phê phán.
Cuộc sống không bao giờ là ngõ cụt, những điều kỳ diệu vẫn luôn trong tầm tay, chỉ cần cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi thì
hạnh phúc ta sẽ nắm giữ. “Quả” thu đầy “bao” khi chúng ta biết leo ra ngoài để hái. Lời khuyên: “Đừng sợ khi phải leo ra
đầu cành, bởi vì trái đang đậu ở đó” của Anbur F. Lenaban vẫn còn nguyên giá trị. Dù ở trong hoàn cảnh nào cũng phải
cũng phải quyết tâm, không sờn lòng, nản chí và giữ vững tự tin để vượt qua những khó khăn phía trước. Đó cũng có thể
là bài học mà tác giả muốn gửi tới cho mỗi người chúng ta.

Bài 11 Bình luận câu danh ngôn sau: “con người sống không có tình thương cũng giống
như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở
trong đó được” (Victor Hugo).
Hương phù sa cho đồng lúa thêm bát ngát. Con nước trôi cho dòng sông thêm êm đềm. Trời trong xanh cho đồi thông
thêm lộng gió. Tình yêu làm cho con người hạnh phúc. Ánh nắng mặt trời làm cho hoa tỏa ngát hương. Quả thật, không
có gió thì đồi thông chẳng vi vu. Không có con nước thì dòng sông sao mệt mỏi. Không có phù sa đồng lúa trở nên lụi
tàn. Không có hạt nắng cuộc đời hoa sẽ héo úa. Không có tình yêu thì cuộc sống con người là cô đơn. Ngay cả vạn vật
trong trời đất cũng cần đến nhau cho chúng thêm đẹp để đi vào thi ca. Cái này bổ túc cho cái kia mới làm cho chúng
thêm ý nghĩa. Trong chiều hướng này, văn hào người Pháp Victor Hugo đã nói: “con người sống không có tình thương



cũng giống như vườn hoa không có ánh nắng mặt trời, không có gì đẹp đẽ và hữu ích có thể nảy nở trong đó được” để
giúp con người nhận ra giá trị của tình thương.
Con người từ cổ chí kim tới hôm nay, từ tạo thiên lập địa đến giờ phút này luôn cần đến tình thương. Có thể nói rằng:
tình thương là một huyền nhiệm, tay không thể sờ, lưỡi không thể nếm, mũi không thể ngửi, tai không thể nghe nhưng
chỉ cảm nhận được bằng con tim. Tình thương còn là lòng trắc ẩn, xuất phát từ trong thâm tâm của con người, hay còn
gọi là bản năng như Mạnh Tử đã nói “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Tình thương được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.
Tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu khác hơn tình thương của thầy cô dành cho học sinh. Tình thương
của những bậc sinh thành dành cho con cái đó là thứ tình thương vô vị lợi, không phai tàn cùng tháng năm. Cảm giác
của ta khi nghe tin người thân gặp chuyện không may thường rất bối rối và âu lo, còn cảm giác khi ta hay tin bạn hữu gặp
chuyện chẳng lành nó sẽ ở mức độ thấp hơn và không bị chi phối mạnh trong trong cuộc sống. Vì thế, câu danh ngôn là
một lời khẳng định dù ở cấp độ nào thì tình thương là nhu cầu của cuộc sống, tình thương hiện hữu ở khắp nơi. Nó quan
trọng như sự sống nơi con người cần không khí để thở, vườn hoa cần ánh nắng mặt trời để kheo sắc hương.

Ai đó đã nói: “tình thương là sức mạnh vô biên, là điều quý giá nhất trong cuộc đời”. Một gia đình ngập tràn yêu thương
sẽ là chốn bình yên để mỗi người nương náu lúc gặp mệt mỏi trong cuộc sống. Một mái nhà đầm ấm là nơi để ta quay về
lúc gặp khó khăn, vấp ngã trên đường đời. Những giá trị mà tình thương mang lại thì vô cùng lớn lao. Còn không có tình
thương thì cuộc sống buồn thảm, thê lương khó có thể phát sinh ra những điều kỳ diệu như vườn hoa không ánh ánh
nắng sẽ không thu hút bầy ong tới tìm mật và những cánh bướm đế bay dập dờn.

Có vẻ như xã hội càng phát triển thì con người càng người có xu hướng hưởng thụ, con người càng hiện đại thì càng trở
nên vô cảm với những người xung quanh. Người ta có thể dễ dàng bỏ ra một số tiền lớn hầu mong nổi tiếng nhằm thỏa
mãn cho những nhu cầu dục vọng, nhưng khó có thể bỏ ra một số tiền nhỏ để giúp đỡ những người cơ nhỡ dọc đường.
Mặt khác, con người ngày nay xem những giá trị nơi thân xác hơn những giá trị tinh thần. Thử hỏi niềm vui của thỏa mãn
những nhu cầu dục vọng và niềm vui của sự ban tặng cái nào có giá trị và kéo dài lâu hơn? Chắc chắn chúng ta sẽ trả lời
niềm vui của sự trao tặng. Vì thứ niềm vui của sự trao tặng mới là thứ hạnh phúc đích thực. Nó xuất phát từ con tim tự
nguyện và là động lực để giúp mỗi người sống. Còn thứ niềm vui của sự hưởng thụ nơi thân xác nó sẽ chóng qua và tạo
nên một nỗi ân hận về sau. Trong thế kỷ 20 nhắc tới Hit-le và trong thế kỷ 21 nói Bill Gates thì nhiều cũng biết. Ở một
mức độ nào đó chúng ta sẽ khẳng định Hit-le là người không có tình thương, còn Bill Gates là người giàu lòng trắc ẩn.

Điều này được thể hiện ở những gì mà họ đã để lại cho thế giới. Nếu Hit-le đã để lại cho thế giới những nhà tù và sự căm
phẫn của con người ngày nay vì ông đã giết hàng triệu người vô tội ở những thập niên nửa đầu thế kỷ 20, còn nhắc tới
Bill Gate ai cũng ngưỡng mộ và khâm phục ý chí cũng như lòng nhân ái của ông. Thay vì xây những nhà tù như Hitler thì
ông xây hàng loạt bệnh viện và trường học, thay vì giết người hàng loạt thì ông giúp đỡ vô số người. Qua đó chúng ta có
thể thấy một người có lòng nhân ái bao giờ cũng để lại cho hậu thế sự ngưỡng mộ. Ngược lại thiếu đi lòng trắc ẩn bao
giờ cũng làm cho thế hệ sau giận dữ.

Nếu gọi cuộc sống là một bức tranh thêu thì bức tranh thêu này phải được tạo nên bởi vô số thành phần. Mỗi thành phần
là những đường khâu sợi chỉ, hình dáng, màu sắc, kích cỡ được tham gia vào để tạo nên bức tranh. Hiểu theo chiều
hướng này thì trong cuộc sống cũng thế, những bông hoa không thể thiếu trong cuộc đời. Ngày lễ tình nhân, ngày lễ


cưới, ngày quốc tế phụ nữ, ngày nhà giáo… người ta hay tặng hoa cho nhau để nói lên tình thương cũng như lòng tri ân.
Hành động này thể hiện sự quý mến giữa người với người và giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Nhưng để có được
những bó hoa thắm tươi là cả một quá trình gian nan. Người làm vườn phải lựa chọn hạt giống tốt nhất, chờ tới mùa mới
gieo xuống đất, phải cày sâu, cuốc bẫm cùng cầu mong cho “thiên thời, địa lợi”. Trải qua ngày tháng cây hoa mới mọc
lên rồi chờ những nụ nhú ra từ những nhánh cây rồi mới có những bông hoa. Nhưng ánh sáng mặt trời mới là yếu tố
quyết định cho vườn hoa rực thắm. Nếu gặp những ngày nắng thì vườn hoa sẽ có giá, còn gặp những ngày mây đen thì
nét u buồn lại hiện về trên khuôn mặt người làm vườn, vì tới ngày thu hoạch mà cứ thiếu nắng, tới những ngày lễ mà
cánh hoa chẳng chịu bung ra. Nếu không có ánh nắng thì vườn hoa sẽ không nở và những ngày lễ sẽ qua đi. Qua đó
chúng ta thấy, ánh nắng là yếu tố quyết định cho vườn hoa nở đúng thời kỳ, vì qua quá trình quang hợp mà những hạt
nắng tinh nghịch xuyên qua những cánh hoa mỏng manh nhằm quyến rũ và kích thích bản năng rực rỡ trong chúng trỗi
dậy.

Được yêu thương và có người để thương yêu là điều may mắn mà con người có được. Được nhận những bó hoa tươi
thắm, gửi gắm bao tình thương trong đó là điều quý giá mà ai cũng trân trọng. Một điều không ai phủ nhận là tình thương
sẽ mang tới cho con người nhiều giá trị, như ánh nắng làm cho vườn hoa thêm thắm tươi. Quả thật, khi nhìn vào thực tế
của cuộc sống hôm nay, người ta có những quan niệm khó hiểu nổi. Họ cho rằng: “Ai thương tôi thì tôi thương lại”, hiểu
theo nghĩa này thì tình thương có vể như mang tính đổi chác như một món hàng không hơn, không kém. Cha mẹ mang
nặng, để đau nuôi con ăn học thành tài, vậy mà tới lúc “gần đất xa trời” con cái chỉ đưa cho cha mẹ một số tiền coi như

đã trả xong “hiếu”. Tình thương như thế thấy sao sòng phẳng quá. Có những người được người khác dạy dỗ, nâng đỡ
lúc thành công cứ tưởng mua những món quà thật đắt tiền đi tặng những người mình mang ơn như thế coi như đã trả
nghĩa xong. Thà rằng đừng tặng quà, đừng đưa tiền, đừng đòi lại tình thương mình đã trao đi chắc chắn sẽ tốt hơn, vì ít
ra vẫn còn giữ được chút tình thân và những người kia sẽ đỡ xót xa. Nguyên nhân của những nỗi xót xa này đến từ việc
con người ngày nay quá chú trọng đến những nhu cầu hưởng thụ bản thân. Do đó, thực trạng của con người ngày nay
cứ mải mê kiếm tiền mà quên mất những giá trị mà tình thương mang lại. Họ cứ tưởng có vợ đẹp, nhà cao, phòng máy
lạnh, xe đời mới là có hạnh phúc, nhưng nào ngờ những thứ đó sẽ không làm cho họ cảm thấy thỏa mãn cảm giác chứ
không làm cho cuộc sống hạnh phúc. Mà thỏa mãn cảm xúc thì không bao giờ đủ. Hơn nữa, thực tế ngày hôm nay lại
cho ta thấy, người ta có thể lên mặt trăng những khó có thể bước sang nhà bên cạnh. Có nhiều bằng cấp nhưng lại
không có kiến thức. Có nhiều thuốc men nhưng lại có nhiều bệnh tật hơn. Có nhiều món ăn nhưng lại ít chất bổ dưỡng…
Cũng giống như vườn hoa, ngày nay người ta có thể lai tạo nhiều thứ hoa đẹp nhưng nó lại không tỏa ngát hương.
Người ta có thể trồng hoa trong các nhà kính mà không cần ánh nắng mặt trời nhưng bông hoa không thể rực rỡ và
duyên dáng như một bông hoa tự nhiên được sự quan tâm của ánh nắng mặt trời.

Tóm lại, con người văn minh đến đâu thì cuộc sống con người vẫn luôn cần đến tình thương. Khoa học dù phát triển tới
mức nào thì vườn hoa cũng không thể thiếu ánh nắng của mặt trời. Vì tình thương là nền tảng của cuộc sống con người,
giúp cho con người bớt đi những nỗi cô đơn, và sức mạnh làm cho con người vượt qua những khó khăn. Vườn hoa
không có ánh mặt trời sẽ u sầu lắm, không có bướm dập dờn, không có ong tới tìm mật. Cũng thế, không có tình thương
con người chi như một cỗ máy biết đi, biết nói. Không có tình thương con người trở nên lạc lõng trong cuộc sống. Vì thế,


dù câu nói của Victor Hugo đã trải qua hơn hơn một thế kỷ, nhưng khi đem ra dàn trải trong cuộc sống thì nó vẫn luôn
đúng và thiết nghĩ nó sẽ trường tồn với thời gian. Không có tình thương thì cuộc sống nặng nề lắm, vườn hoa không có
ánh nắng mặt trời nhìn héo tàn biết bao. Nếu vườn hoa tượng trưng cho cộng đồng nhân loại thì tình thương và ánh mặt
trời là quà tặng, ân ban một cách công bằng và nhưng không cho hết thảy mọi người. Điều quan trọng là mỗi người có
biết mở lòng ra để đón nhận quà tặng này không.

Yêu thương có muôn lối để vào, tình mến có ngàn chốn để đi. Nhưng tất cả đều có một mục đích là mang đến cho con
người hạnh phúc. Vì thế, dù muốn hay không muốn , xã hội có văn minh đến đâu, con người có hiện đại tới mức nào thì
tình thương vẫn luôn tồn tại và con người luôn cần đến. Như ánh mặt trời làm cho vườn hoa thêm đẹp thì hiện hữu của

tình thương làm cho cuộc sống thêm tươi. Không có hạt nắng vườn hoa sẽ tàn úa, không có tình mến thì con người chỉ là
ngục tù cho nhau. Do vậy, dù sống ở thời đại nào, thái độ của con người biết trao ban tình thương là điều cần thiết.



×