Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty sản xuất vật liệu xây dựng chí linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.4 KB, 77 trang )

Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHLĐ: Bảo hộ lao động
GTGT: Giá trị gia tăng
BQ: Bình quân
NVL: Nguyên vật liệu
CCDC: Công cụ dụng cụ
TSCĐ: Tài sản cố định
ĐGBQ: Đơn giá bình quân

TK: Tài khoản

ĐVT: Đơn vị tính

SXVLXD: Sản xuất vật liệu xây dựng

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

1



Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XXI, thời kỳ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
vừa là cơ hội đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức đối với các doanh
nghiệp sản xuất nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung.Việc quản lý
và sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sẽ tạo ra một lợi thế lớn
trong cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí,
nâng cao chất lượng sản phẩm với giá cạnh tranh.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh, nhận thức được vai trò của nguyên vật liệu,
công cụ, dụng cụ, đồng thời dưới sự hướng dẫn của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị
Phương Hoa, em đã chọn “Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại
công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh” làm đề tài chuyên đề của mình.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Đặc điểm và tình hình quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại
công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh
Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty sản
xuất vật liệu xây dựng Chí Linh
Phần 3: Nhận xét và đề xuất hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ tại công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh
Để hoàn thành chuyên đề, em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn
Thị Phương Hoa, người đã trực tiếp hướng dẫn và các anh chị trong phòng kế toán
công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực
hiện đề tài này.Với kiến thức tích lũy trong suốt quá trình học tập và thời gian tìm
hiểu thực tế tại công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh còn hạn chế nên không

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

2


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung từ
Thầy Cô, và các bạn để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Dương, ngày 26 tháng 06 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

3


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

PHẦN 1

ĐẶC ĐIẾM VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ,
DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÍ LINH
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty
1.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nguyên vật liệu
được sử dụng phục vụ cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, hay
sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp.
- Đặc điểm:
+ NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định.
+ Khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới sự tác động của lao động, nó bị
biến dạng hoàn toàn không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
+ Giá trị NVL được tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh.
1.1.2. Đặc điểm công cụ, dụng cụ
Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trị và thời
gian sử dụng quy định để xếp vào tài sản cố định.
- Đặc điểm:
+ CCDC có đặc điểm giống tài sản cố định.
+ Tham gia vào một hoặc nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
+ CCDC bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng. Giá trị của CCDC được

1.2.

chuyển dịch dần dần từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ.
+ CCDC giữ nguyên hình thái ban đầu cho tới khi hư hỏng hoặc loại bỏ.
Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty
Để tránh nhầm lẫn trong hạch toán và thuận tiện cho công tác quản lý, dựa vào

đặc trưng, phương thức sử dụng của NVL, CCDC mà kế toán công ty tiến hành
phân loại NVL, CCDC một cách hợp lý.

1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu. công cụ, dụng cụ
- Phân loại NVL:

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

4


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

NVL trong công ty bao gồm nhiều loại khác nhau, có giá trị công dụng
và nguồn hình thành khác nhau. Do đó cần phải phân loại NVL nhằm tạo điều
kiện cho việc hạch toán, theo dõi và quản lý NVL.
Căn cứ vào đặc trưng là vai trò và tác dụng của NVL trong quá trình sản
xuất – kinh doanh, NVL được phân thành các loại sau:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: là nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất thì sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Nguyên
liệu, vật liệu chính bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích
tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như: bột sét chịu lửa, sạn sa
-

mốt.
Nhiên liệu: là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình
sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra
bình thường. Nhiên liệu có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với
các loại vật liệu phụ bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể


-

rắn và thể khí như: dầu Diesel, than cám các loại…
Phụ tùng thay thế: là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc,
thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất như: phụ tùng điện,

-

phụ tùng gạch, phụ tùng ô tô…
Phế liệu: các loại phế liệu thu hồi sau quá trình sản xuất hoặc thanh lý tài
sản cố định như gạch chịu lửa phế, các phế liệu khác.
Phân loại CCDC:
CCDC trong công ty cũng có nhiều loại khác nhau, được sử dụng cho

-

nhiều mục đích khác nhau. Căn cứ vào phương thức sử dụng, CCDC gồm:
- Công cụ dụng cụ: tất cả các công cụ dụng cụ sử dụng, phục vụ cho quá
trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các dịch vụ bán hàng và quản
-

lý công ty.
Dụng cụ quản lý bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ lao động, găng tay,
khẩu trang, giầy bata…

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

5



Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

-

-

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Bao bì: là bao bì được sử dụng nhiều lần để bao gói vật tư, sản phẩm như:

bao dứa.
1.2.2. Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho
Công ty đánh giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho mua ngoài theo giá
thực tế, tuân thủ theo Chuẩn mực kế toán Số 02 – hàng tồn kho. Dựa trên cơ sở các
chứng từ hợp lệ công ty tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ theo công thức
sau:
Giá mua ghi trên hóa đơn
=
+
Chi phí thu mua
Giảm giá hàng mua được hưởng
Giá nhập kho

+

Giá mua trên hóa đơn bao gồm cả thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt


+

hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có).
Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, sắp xếp, bảo quản, phân
loại, đóng gói, bảo hiểm từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí
của bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc
lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu,

+

công cụ, dụng cụ và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).
Công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên
khi thu mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất kinh doanh chịu
thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì giá của nguyên vật liệu, công

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

6


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

cụ, dụng cụ mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng
+

trên hóa đơn.

Nếu thu mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra
đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ của
ngân hàng thương mại nơi công ty có phát sinh giao dịch theo quy định của

-

pháp luật.
Đối với trường hợp hóa đơn về hàng chưa về thì lưu hóa đơn vào cặp hồ sơ đang đi
đường, đến cuối tháng căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ có liên quan để ghi
nhận vào tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường. Trường hợp hàng về hóa đơn
chưa về thì căn cứ vào lượng NVL thực tế nhập kho và giá tạm tính, khi nhận được
hóa đơn thì tiến hành điều chỉnh cho hợp lý.
- Phương thức bảo quản:
Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ mua về đều được bảo quản theo từng thứ
loại, công ty đã tổ chức một hệ thống kho để chứa các nguyên vật liệu, công cụ,
dụng cụ mỗi loại được tổ chức thành một kho riêng: kho nguyên vật liệu, công cụ,
dụng cụ, kho nhiên liệu, kho phụ tùng…
Hệ thống kho chứa được bố trí xây dựng gần các nhà máy sản xuất, gần nhau
thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời thuận tiện cho việc vận chuyển NVL,
CCDC đến nơi sản xuất nhanh chóng và kịp thời.
1.2.3. Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho
Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình
quân cả kỳ dự trữ. Hàng tháng sau khi thu thập chứng từ, các chi phí liên quan đến
NVL, CCDC nhập kho. Kế toán tiến hành tính giá NVL, CCDC xuất kho.
=
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ

+ Số lượng thực tế nhập trong kỳ


ĐG BQ cả kỳ dự trữ
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

7


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

×
Giá trị NVL, CCDC xuất dùng
=
Số lượng NVL, CCDC xuất dùng
Đơn giá bình quân
Đối với CCDC xuất kho: căn cứ vào quy mô và mục đích xuất dùng cũng như
thời gian tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để xác định số
lần phân bổ. Các phương pháp phân bổ CCDC sau:
+ Phân bổ một lần (hay 100% giá trị xuất dùng): đối với những CCDC

+

xuất dùng có giá trị và quy mô nhỏ.
Trị giá phân bổ CCDC trong kỳ = Trị giá CCDC xuất kho
Phân bổ 2 lần (hay 50% giá trị xuất dùng): đối với những CCDC xuất
dùng có giá trị tương đối cao và quy mô tương đối lớn, tham gia vào
hoạt động sản xuất từ 2 năm tài chính trở lên.
Trị giá phân bổ CCDC trong kỳ


=
Trị giá CCDC xuất kho
2
+

Phân bổ nhiều lần: đối với CCDC xuất dùng với quy mô lớn, giá trị
cao với mục đích thay thế trang thiết bị mới hàng loạt, có tác dụng
phục vụ cho nhiều năm tài chính do đó được phân bổ dần vào chi phí.
Trị giá phân bổ CCDC trong kỳ

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

8


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

=
Trị giá CCDC xuất kho
Số lần phân bổ
1.3.

Tổ chức quản lý nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty
Việc quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là rất cần thiết giúp


đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho
công ty.
Việc quản lý NVL, CCDC của công ty được thực hiện tốt từ khâu thu mua tới
khâu bảo quản, dự trữ và sử dụng.
- Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan từ công tác thu mua đến
-

bảo quản, sử dụng:
Tổ chức thu mua NVL, CCDC:
+ Phòng vật tư có chức năng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường của các
chủng loại NVL, CCDC cho các phòng ban có liên quan. Phối hợp với các
phòng ban liên quan xây dựng kế hoạch và nhu cầu vật tư phục vụ cho sản xuất.
Sau khi được phê duyệt công ty sẽ tổ chức cho cán bộ đi thu mua hoặc ký hợp

-

đồng mua hàng.
Tổ chức tiếp nhận NVL, CCDC:
+ Bộ phận cung ứng phải tiếp nhận một cách chính xác về chất lượng, số lượng,

chủng loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ theo đúng nội quy điều khoản đã ký
kết trong hợp đồng kinh tế, hóa đơn giao hàng, phiếu vận chuyển, thời gian thực
hiện. Sau đó vận chuyển một cách nhanh chóng để đưa NVL, CCDC từ địa điểm
tiếp nhận vào kho của doanh nghiệp, tránh hư hỏng, mất mát và đảm bảo sẵn sàng
cấp phát kịp thời cho quá trình sản xuất.
+ NVL, CCDC khi tiếp nhận phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, tổ chức kiểm nghiệm
vật tư trước khi nhập kho đối với các loại vật tư có đặc tính lý hóa phức tạp, thủ
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú


9


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

kho không có đủ trình độ để kiểm tra đòi hỏi phải có chuyên gia như bột sét chịu
lửa, sạn sa mốt...
+ Tổ chức quản lý kho:
+ Thủ kho phối hợp với bộ phận bảo vệ công ty trong bảo quản về số lượng, chất
lượng NVL, CCDC, ngăn ngừa hạn chế hư hỏng mất mát đến mức tối thiểu, đảm
bảo minh bạch, rõ ràng.
+ Đồng thời nắm chắc tình hình NVL, CCDC vào bất cứ thời điểm nào nhằm
đáp ứng một cách nhanh nhất cho sản xuất, thuận tiện cho việc kiểm tra bất cứ lúc
nào. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với kế toán trong việc hạch toán và theo dõi
tình hình biến động NVL, CCDC.
+ Tổ chức cấp phát:
+ Cấp phát theo tiến độ kế hoạch.
+ Cấp phát theo yêu cầu của bộ phận sản xuất có xác nhận của Phó giám đốc phụ
trách sản xuất. Số lượng cấp phát được tính toán dựa trên nhiệm vụ, kế hoạch sản
xuất và hệ thống định mức tiêu dùng NVL, CCDC đã được xây dựng.
+ Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ và vật tư:
+ Vận dụng đúng đắn phương pháp hạch toán NVL, CCDC theo quy định. Tổ
chức hướng dẫn việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập xuất (lập chứng từ,
luân chuyển chứng từ)
+ Tổ chức ghi chép mở các loại sổ, thẻ chi tiết về vật liệu, công cụ dụng cụ. Phản
ánh chính xác, kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại, từng
thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ tiêu

hao sử dụng cho sản xuất.
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua tình hình dự trữ và tiêu hao NVL,
CCDC, ngăn ngừa việc sử dụng NVL, CCDC lãng phí. Xây dựng định mức tiêu
hao NVL, CCDC, đồng thời kiểm tra xem việc sử dụng vật liệu có đúng định mức
và có hiệu quả hay không để có biện pháp điều chỉnh thích hợp, xác định vốn vật
tư cho hợp lý.
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

10


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

+ Tham gia kiểm kê, đánh giá lại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ theo chế độ
quy định của nhà nước. Lập báo cáo kế toán về NVL, CCDC phục vụ công tác
lãnh đạo và quản lý, điều hành phân tích kinh tế.

PHẦN 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI
CÔNG TY SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÍ LINH
2.1. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty
2.1.1. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho
Theo giá thực tế nhập kho:
Giá mua ghi trên hóa đơn
=
+

Chi phí thu mua
Giảm giá hàng mua được hưởng
Giá thực tế NVL, CCDC nhập kho
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

11


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Ví dụ:
a)

Ngày 01 tháng 06 năm 2014 công ty nhập một số NVL của công ty than
Quảng Ninh với số liệu như sau:
+ Than cám 2: 100 tấn.
+ Đơn giá chưa thuế: 1.620.000(đ/tấn).
+ Thuế GTGT (10%): 162.000(đ/tấn).
+ Than cám 3 : 200 tấn
+ Đơn giá chưa giá thuế: 1.350.000(đ/tấn).
+ Thuế GTGT (10%): 135.000(đ/tấn).
+ Than cám 3b: 200 tấn.
+ Đơn giá chưa thuế: 2.300.000(đ/tấn).
+ Thuế GTGT (10%): 230.000(đ/tấn).
+ Than cám 5: 350 tấn.
+ Đơn giá chưa thuế: 960.000(đ/tấn).

+ Thuế GTGT (10%):96.000(đ/tấn).
+ Chi phí vận chuyển công ty than Quảng Ninh chịu. Công ty đã thanh toán
bằng chuyển khoản.
Giá thực tế nhập kho Than cám 2 là: 1.620.000 × 100 = 162.000.000(đ).

b)

Giá thực tế nhập kho Than cám 3 là: 1.350.000 × 200 = 270.000.000(đ).
Giá thực tế nhập kho Than cám 3b là: 2.300.000 × 200 = 460.000.000(đ).
Giá thực tế nhập kho Than cám 5 là: 960.000 × 350 = 336.000.000(đ).
Vậy tổng giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập kho là:
162.000.000+270.000.000+460.000.000+336.000.000= 1.228.000.000(đ).
Ngày10 tháng 06 năm 2014 mua NVL nhập kho của công ty cổ phần Thương
mại Nam Sơn.
+ Bột sét chịu lửa: 300 tấn. Đơn giá chưa thuế GTGT: 950.000(đ/tấn).
+ Sạn sa mốt: 300 tấn. Đơn giá chưa thuế GTGT: 185.000(đ/tấn).
+ Thuế GTGT của các mặt hàng là 10%, chi phí vận chuyển nhà cung cấp
chịu.
Giá thực tế nhập kho Bột sét chịu lửa là: 950.000 × 300 = 285.000.000(đ).
Giá thực tế nhập kho Sạn sa mốt là: 185.000 × 300 = 55.500.000(đ).

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

12


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp


c)

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Vậy tổng giá trị thực tế nhập kho NVL là:
285.000.000 + 55.500.000 = 340.500.000(đ).
Ngày 08 tháng 06 năm 2014 công ty nhập kho một số công cụ, dụng cụ của
công ty Minh Phương để phục vụ cho sản xuất, có số liệu như sau:
+ Mũ công nhân: 350 cái.
+ Đơn giá chưa thuế: 3.800(đ/cái).
+ Thuế GTGT (10%): 380(đ/cái).
+ Quần áo BHLĐ: 100 bộ.
+ Đơn giá chưa thuế: 95.000(đ/bộ).
+ Thuế GTGT (10%): 9.500(đ/bộ)
+ Giầy bata: 90 đôi.
+ Đơn giá chưa thuế: 27.500(đ/đôi).
+ Thuế GTGT (10%): 2.750(đ/đôi).
+ Chi phí vận chuyển do công ty Minh Phương chịu. Công ty đã thanh toán

d)

bằng chuyển khoản.
Giá thực tế nhập kho mũ công nhân là: 45.00.000 × 350 = 15.750.000(đ).
Giá thực tế nhập kho quần áo BHLĐ là: 95.000 × 100 = 9.500.000(đ).
Giá thực tế nhập kho giầy bata là: 27.500 × 90 = 2.475.000(đ).
Vậy tổng giá trị thực tế CCDC nhập kho là:
15.750.000 + 9.500.000 + 2.475.000 = 27.725.000(đồng).
Ngày 18 tháng 06 năm 2014 mua một số CCDC của công ty TNHH Đại
Thắng như sau:
- Bao dứa: 10.000 cái. Đơn giá chưa thuế GTGT 10% là 3.500(đ/cái).

- Kính hàn: 50 chiếc. Đơn giá chưa thuế GTGT 10% là 40.000(đ/chiếc).
- Cuốc: 40 cái. Đơn giá chưa thuế GTGT 10% là 85.000(đ/cái).
- Xẻng: 50 cái. Đơn giá chưa thuế GTGT 10% là 82.000(đ/Cái).
Giá thực tế nhập kho Bao dứa là: 3.500 × 10.000 = 35.000.000(đ).
Giá thực tế nhập kho Kính hàn là: 40.000 × 50 = 2.000.000(đ).
Giá thực tế nhập kho Cuốc là: 85.000 × 40 = 3.400.000(đ).
Giá thực tế nhập kho Xẻng là: 82.000 × 50 = 4.100.000(đ).
Vậy tổng giá trị thực tế nhập kho là:
35.000.000 + 2.000.000 + 3.400.000 + 4.100.000 = 44.500.000(đ).

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

13


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất kho
Theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: Kỳ hạch toán tại công ty theo tháng.
=
Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ

+ Số lượng thực tế nhập trong kỳ

ĐG BQ cả kỳ dự trữ


×
Giá trị NVL, CCDC xuất dùng
=
Số lượng NVL, CCDC xuất dùng
Đơn giá bình quân

Ví dụ:
Ngày 04 tháng 06 năm 2014 xuất kho NVL cho sản xuất:
+ Bộ sét chịu lửa: 100 tấn
+ Sạn sa mốt: 200 tấn
b) Ngày 04 tháng 06 năm 2014 xuất kho nhiên liệu phục vụ sản xuất.
+ Than cám 5: 300 tấn
+ Than cám2: 100 tấn.
+ Than cám 3: 180 tấn.
+ Than cám 3b: 150 tấn.
+ Xỉ than: 200 tấn.
c) Ngày 10 tháng 06 năm 2014 xuất kho CCDC cho sản xuất
+ Mũ công nhân: 150 tấn.
+ Quần áo BHLĐ: 100 tấn.
+ Giầy: 100 tấn.
Theo phương pháp tình giá NVL, CCDC xuất kho của công ty ta có:
a)

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

14



Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Đơn giá BQ Bột sét chịu lửa xuất kho
105.000.000 + 427.800.000
=
110 + 450
=
951.428,57 (đ/tấn)


Trị giá Bột sét chịu lửa xuất kho ngày 04 tháng 06 năm 2014 là:
100 × 951.428,57 = 95.142.857 (đ).

Đơn giá BQ Sạn sa mốt xuất kho
40.000.000 + 157.250.000
=
215 + 850
=
185.211,27(đ/tấn)



Trị giá Sạn sa mốt xuất kho 02 tháng 06 năm 2014 là:
200 × 185.211,27 = 37.042.254 (đ).

Đơn giá BQ Xỉ than xuất kho
154.000.000 + 22.500.000

=
400 + 50

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

15


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

=
392.222 (đ/tấn)



Trị giá Xỉ than xuất kho ngày 04 tháng 06 năm 2014 là:
200 × 392.222 = 78.444.400(đ).

Đơn giá BQ Than cám 2 xuất kho
430.950.000
=
265
=
1.626.226,42 (đ/tấn)




Trị giá Than cám 2 ngày 04 tháng 06 năm 2014 là:
100 * 1.626.226,42 = 162.6222.642(đ)

Đơn giá BQ Than cám 3 xuất kho
541.100.000
=
400
=
1.352.750 (đ/tấn)



Trị giá Than cám 3 xuất kho ngày 06 tháng 03 năm 2014 là:

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

16


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

180 × 1.352.750 = 243.495.000(đ).
Đơn giá BQ Than cám 3b xuất kho
460.000.000
=

200
=
2.300.000 (đ/tấn)



Trị giá Than cám 3b xuất kho ngày 04 tháng 06 năm 2014 là:
150 × 2.300.000 = 345.000.000(đ).

Đơn giá BQ Than cám 5 xuất kho
38.235.000 + 536.600.000
=
40 + 560
=
958.058,3 (đ/tấn)



Trị giá Than cám 5 xuất kho ngày 04 tháng 06 năm 2014 là:
300 × 958.058,3 = 287.417.500(đ).

Đơn giá BQ Mũ công nhân xuất kho
2.150.000 + 15.750.000
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

17


Chuyên đề thực tập

Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

=
50 +350
=
44.750 (đ/cái)



Trị giá Mũ công nhân xuất kho ngày 10 tháng 06 năm 2014 là:
150 × 44.750 = 6.712.500(đ).

Đơn giá BQ Quần áoBHLĐ xuất kho
3.150.000 + 38.000.000
=
34 + 400
=
94.815.67(đ/tấn)



Trị giá Quần áo BHLĐ xuất kho ngày 10 tháng 06 năm 2014 là:
100 × 94.815,67 = 9.481.567 (đ).

Đơn giá BQ Giầy bata xuất kho
360.000 + 7.975.000
=
13+ 290

=
27.508,25 (đ/tấn)
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

18


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp



GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Trị giá Giầy bata xuất kho ngày 10 tháng 06 năm 2014 là:
100 × 27.508,25 = 2.750.825 (đ).

Đây là những CCDC có giá trị nhỏ, với mục đích thay thế một phần cho sản
xuất do đó toàn bộ giá trị xuất dùng tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty
Vật liệu, công cụ, dụng cụ là một trong những đối tượng kế toán các loại tài
sản, cần phải được tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà còn về cả
mặt hiện vật, không chỉ theo từng kho mà còn chi tiết từng loại và được tiến hành
đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất kho.
Tại công ty áp dụng phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC theo phương
pháp thẻ song song theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2- : Hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song


Thẻ kho
Bảng

tổng hợp
N-X-T

Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Sổ kế toán chi tiết
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

19


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Sổ
Ghi chú:

kế toán tổng hợp

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu


Nguyên tắc hạch toán
-

Tại kho: ghi chép về mặt số lượng và hiện vật.
Tại phòng kế toán: ghi chép cả số lượng và giá trị từng thứ vật liệu,
công cụ, dụng cụ.

Trình tự ghi chép:
-

Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình N – X – T kho
của từng thứ vật tư, công cụ dụng cụ ở từng kho theo chỉ tiêu số lượng.
Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập xuất NVL, CCDC, thủ kho
tiến hành kiểm tra tính phù hợp, hợp pháp của chứng từ rồi ghi số thực
nhập, thực xuất vào thẻ kho trên cơ sở các chứng từ đó. Thẻ kho được
thủ kho sắp xếp trong hòm thẻ kho theo loại, nhóm vật liệu, công cụ,
dụng cụ để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. Cuối tháng, thủ kho tính ra
số tổng nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại NVL, CCDC, đối

-

chiếu số liệu với kế toán TSCĐ và vật tư.
Tại phòng kế toán: Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm
tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ như hóa đơn GTGT, phiếu nhập, phiếu
xuất... Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào
máy tính theo bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm Fast
accounting 10.0. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin
được tự động nhập vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối kỳ kế

Sinh viên thực hiện

Dương Thị Ngọc Tú

20


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

toán thực hiện cộng sổ để đối chiếu với thủ kho, đồng thời nắm được
tình hình tồn kho vật tư từ đó báo cáo với lãnh đạo để có quyết định
điều chỉnh kịp thời, hợp lý.
2.2.1. Chứng từ sử dụng, trình tự luân chuyển chứng từ nhập kho nguyên vật
liệu, công cụ, dụng cụ tại công ty
-

-

Chứng từ kế toán sử dụng
+ Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)
+ Hóa đơn GTGT (Mẫu 01 – GTKT3/001)
+ Thẻ kho (Mẫu S12 – DN)
+ Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa (Mẫu 03 – VT)
+ Sổ cái (Mẫu S03b – DN)
+ Sổ chi tiết các tài khoản (Mẫu S10 – DN)
Trình tự luân chuyển chứng từ nhập kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Sơ đồ 2- : Trình tự nhập vật tư
Hóa đơn GTGT

Biên bản kiểm nghiệp vật tư
Phiếu nhập kho
Ghi sổ, thẻ chi tiết liên quan
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Bộ phận thu mua căn cứ vào kế hoạch mua hàng và hợp đồng mua hàng đã ký

kết để tiến hành mua hàng, khi hàng và hóa đơn cùng về, phòng vật tư tiến hành lập
ban kiểm nghiệm vật tư dựa trên các chỉ tiêu cụ thể như chất lượng, số lượng, quy
cách… Qua kết quả kiểm kê thì tiến hành lập “Biên bản kiểm nghiệm vật tư”, sau
đó chuyển các chứng từ có liên quan về phòng kế toán, kế toán TSCĐ và vật tư
nhập số liệu thực nhập vào phần mềm kế toán để in ra phiếu nhập kho, tiếp tục
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

21


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

chuyển xuống Thủ kho, Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho để tiến hành nhập kho
và vào thẻ kho.
Ví dụ:
a) Ngày 01 tháng 06 năm 2014, công ty nhập kho NVL mua ngoài của công
ty than Quảng Ninh.


Biểu 2- :
HÓA ĐƠN GTGT
Liên 2 giao cho khách hàng
Ngày 01 tháng 06 năm 2014

Mã số: 01GTKT3/001
Kí hiệu: QN/12P
Số: 0035550

Đơn vị bán: Công ty than Quảng Ninh
Địa chỉ: Cẩm Phả - Quảng Ninh

Số tài khoản: 46110000045378

Điện thoại: 033.3627198

Mã số thuế: 5700002214

Họ và tên người giao hàng: Hoàng Đình Ngọc
Đơn vị mua: Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Chí Linh
Địa chỉ: Bích Động – Cộng Hòa – Chí Linh – Hải Dương
Mã số thuế: 08000009540
Hình thức thanh toán: Chuyển khoàn
Số tài khoản: 46110000042911
STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

ĐVT


Số lượng

1

Than cám 2

Tấn

100

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

22

Đơn giá

Thành tiền

1.620.00
0

162.000.000


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

2


GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Than cám 3b

Tấn

200

Than cám 3

Tấn

200

Than cám 5
Cộng

Tân

350
850

2.300.00
0
1.350.00
0
960.000

460.000.000

270.000.000
336.000.000
1.228.000.000

Tiền hàng:
1.228.000.000
Thuế suất thuế GTGT 10%, tiền thuế:
122.800.000
Tổng tiền (bằng số):
1.350.800.000
Viết bằng chữ: Một tỷ ba trăm năm mươi triệu tám trăm nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên và đóng dấu)
Khi vật tư và hóa đơn về, phòng vật tư lập ban kiểm nghiệm vật tư và căn cứ vào
kết quả kiểm nghiệm vật tư lập “Biên bản khiểm nghiệm vật tư” theo mẫu sau:
Biểu 2- :
Đơn vị: CÔNG TY SXVLXD CHÍ LINH

Mẫu số: 03 – VT

Địa chỉ: Cộng Hòa – Chí Linh – Hải Dương

Ban hành theo QDD15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ trưởng BTC

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ

Căn cứ giấy đề nghị kiểm nghiệm vật tư của bộ phận cung ứng và các chứng
từ liên quan.
Hôm nay, ngày 01 tháng 06 năm 2014, chúng tôi gồm:
Bà: Nguyễn Ngọc Hằng
Chức vụ: Phó giám đốc
Trưởng ban
Ông: Trần Văn Thành
Chức vụ: Thủ kho
Ủy viên
Ông: Nguyễn Văn Thành
Chức vụ: Cán bộ kĩ thuật
Ủy viên
Ông: Nguyễn Văn Tính
Chức vụ: Kế toán TSCĐ và vật tư
Ủy viên
Đã cùng nhau kiểm nghiệm các loại vật tư sau:
ST
Tên vật tư
Phương thức
ĐVT
Số lượng
Chất
T
kiểm nghiệm
Theo
Thực lượng
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

23



Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

1
2
3
4

Than cám2
Than cám 3b
Thancám 3
Than cám 5

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Toàn bộ
Toàn bộ
Toàn bộ
Toàn bộ

Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

Cộng

CT

100
200
200
350

tế
100
200
200
350

850

850

Ý kiến ban kiểm nghiệm: đồng ý nhập kho.
Đại diện kỹ thuật
Thủ kho
Kế toán
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)

Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

Trưởng ban
(Ký, họ tên)


Căn cứ vào số lượng thực tế đã kiểm nghiệm, các chứng từ có liên quan được
chyển về phòng kế toán để vào sổ và in phiếu nhập kho theo mẫu sau:
Biểu 2- :
Đơn vị: CÔNG TY SXVLXD CHÍ LINH

Mấu số: 01 –VT

Địa chỉ: Cộng Hòa – Chí Linh – Hải Dương

Theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 01 tháng 06 năm 2014
Số: 10
Nợ TK: 152
Có TK: 331
Họ và tên người giao hàng: Hoàng Đình Ngọc
Địa chỉ: Công ty than Quảng Ninh.
Nhập tại kho: Kho nguyên vật liệu
Đơn vị tính: Đồng
ST
T
1
2
3

Tên hàng
hóa, dịch vụ



số

Than cám 2
TC2
Than cám 3b TC3B
Than cám 3
TC3

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

ĐV
T
Tấn
Tấn
Tấn

Số lượng
Chứng Thực
từ
nhập
100
100
200
200
200
200


24

Đơn giá

Thành tiền

1.620.000
2.300.000
1.350.000

162.000.000
460.000.000
270.000.000


Chuyên đề thực tập
Chuyên ngành kế toán tổng hợp

4

Than cám 5
Cộng

TC5

GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa

Tấn

350

850

350
850

960.000

336.000.000
1.228.000.000

Tổng cộng (bằng số):
1.228.000.000
Viết bằng chữ: Một tỷ hai trăm hai mươi tám triệu đồng chẵn.
Nhập ngày 01 tháng 06 năm 2014
Kế toán
Người lập phiếu
Người giao hàng
Thủ kho
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
b)

Ngày 08 tháng 06 năm 2014, công ty nhập kho công cụ dụng cụ mua của
công ty Minh Phương, đã thanh toán bằng chuyển khoản.

Biểu 2- :
HÓA ĐƠN GTGT
Liên 2 giao cho khách hàng

Ngày 08 tháng 06 năm 2014

Mã số: 01GTKT3/001
Ký hiệu: VT/12P
Số: 0015250

Đơn vị bán: Công ty thương mại Minh Phương.
Mã số thuế: 5700828288
Địa chỉ: Thái Học – Chí Linh – Hải Dương
Số tài khoản: 461100000055377
Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Hữu Minh
Đơn vị mua: Công ty SXVLXD Chí Linh
Địa chỉ: Cộng Hòa – Chí Linh – Hải Dương
Mã số thuế: 08000009540
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản
Số tài khoản: 46110000042911
ST
ĐV
Tên hàng hóa, dịch vụ
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
T
T
1

Cái
350
45000
15.750.000

2
Quần áo BHLĐ
Bộ
100
95.000
9.500.000
3
Giầy bata
Đôi
90
27.500
2.475.000
Cộng
27.725.000
Tiền hàng:

27.725.000đ

Thuế suất thuế GTGT10%, tiền thuế:

8.780.000đ

Sinh viên thực hiện
Dương Thị Ngọc Tú

25


×