Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

HOÀN THIỆN kế TOÁN tài sản cố ĐỊNH hữu HÌNH tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY lợi yên THẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.86 KB, 82 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

1


Chuyờn thc tp tt nghip

PGS.TS. Nguyn Ngc Quang

trờng đại học kinh tế quốc dân
VIệN Kế TOáN KIểM TOáN


CHUYÊN Đề THựC TậP TốT
NGHIệP
Đề tài:
HON THIN K TON TI SN C NH HU HèNH TI
CễNG TY TNHH MT THNH VIấN KHAI THC CễNG TRèNH
THY LI YấN TH

Giáo viên hớng dẫn : PGS.TS. NGUYễN NGọC QUANG
Sinh viên thực hiện

: nguyễn thị QuỳNH TRANG

Mã sinh viên



: cq534070

Lớp

: Kế TOáN TổNG HợP 53A

Hệ

: CHíNH QUY

2
SV: Nguyn Th Qunh Trang CQ534070

2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

MỤC

Néi LỤC
- 2015

3
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

3



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

KTCT

Khai thác công trình

DN

Doanh nghiệp

CTTL


Công trình thủy lợi

TSCĐ

Tài sản cố định

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

SXKD

Sản xuất kinh doanh

VCSH

Vốn chủ sở hữu

TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

GTGT

Giá trị gia tăng

MST

Mã số thuế


CPTM

Cổ phần thương mại

TLYT

Thủy lợi Yên Thế

TCKH

Tài chính kế hoạch

VNĐ

Việt Nam đồng

TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

TK

Tài khoản

4
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

4



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
BẢNG BIỂU

5
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

5


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những mục tiêu cơ bản mà Đảng và Nhà nước đặt ra cho nền kinh
tế Việt Nam trong những năm gần đây là đổi mới và tiến dần theo định hướng Công
nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.Trong điều kiện đó, công tác kế toán được xem
là tổng hoà các mối quan hệ, nó không chỉ có nhiệm vụ khai thác nguồn lực kinh tế
tài chính, tăng thu nhập mà còn phải sử dụng công cụ quan trọng phục vụ cho việc
quản lý kinh tế trên cả tầm vĩ mô và vi mô.
Là một bộ phận cấu thành công tác kế toán, kế toán TSCĐ giữ một vai trò
không nhỏ quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bởi muốn hoạt động sản
xuất-kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần có một cơ sở vững chắc từ TSCĐ.
Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được chế độ quản lý khoa học,
toàn diện nhằm bảo quản, sử dụng hợp lý và phát huy hết công suất của TSCĐ. Kế
toán TSCĐ với chức năng nhiệm vụ của mình là một công cụ đắc lực cung cấp các

thông tin chính xác, kịp thời cho các nhà quản lý. Những thông tin hữu ích về tình
hình TSCĐ của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhau giúp ban lãnh đạo
doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ
nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho công ty và góp phần hiệu quả trong công tác
quản lý tài sản.
Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Yên Thế là
một doanh nghiệp nhà nước, cùng hoạt động tự chủ với hàng ngàn doanh nghiệp
khác trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Từ khi thành lập
đến nay, TSCĐ của công ty đã và đang từng bước đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu
phục vụ sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ vẫn còn ở mức thấp,
TSCĐ hầu như đã cũ và lạc hậu. Mặc dù vậy, TSCĐ vẫn đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình sản xuất - kinh doanh của công ty. Do đó, việc quản lý chặt
chẽ và sử dụng hiệu quả vốn cố định thông qua việc hạch toán TSCĐ tuân theo
đúng chế độ hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp là vấn đề
mà công ty quan tâm.

6
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Nhận thức được vị trí và vai trò của công tác kế toán TSCĐ hữu hình đối với
hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, trong thời gian thực tập, trên cơ
sở kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường cùng với sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang và sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ nhân viên

Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Yên Thế, em đã hoàn thành chuyên đề thực
tập tốt nghiệp của mình với đề tài “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình
tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Yên Thế”.
Chuyên đề thực tập của em gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại Công ty
TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Yên Thế.
Chương 2 : Thực trạng kế toán tài sản cố dịnh hữu hình tại Công ty TNHH một
thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Yên Thế.
Chương 3 : Hoàn thiện kế toán tài sản cố dịnh hữu hình tại Công ty TNHH một
thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Yên Thế.
Do thời gian thực tập không nhiều và kiến thức chuyên ngành còn hạn chế
nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến
đánh giá, nhận xét của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

7
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI YÊN THẾ
1.1.


Đặc điểm tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên Khai
thác Công trình Thủy lợi Yên Thế
1.1.1. Đặc điểm TSCĐ hữu hình
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là những tài sản có thể có hình thái vật
chất do doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, cho
thuê hoặc cho hoạt động hành chính sự nghiệp, phúc lợi phù hợp với tiêu chuẩn ghi
nhận TSCĐ.
Đối với công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Yên Thế, TSCĐHH
chiếm phần lớn trong tổng giá trị TSCĐ của công ty. Đó là một bộ phận vô cùng quan
trọng trong các tư liệu lao động sử dụng cho quá trình sản xuất. Tài sản cố định hữu
hình của công ty đóng vai trò không thể thiếu, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh
doanh. Sau mỗi chu kỳ, nó không thay đổi hình thái vật chất, giá trị của TSCĐ được
chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm mà nó tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra.
Các loại tài sản cố định hữu hình công ty gồm có nhà cửa, vật kiến trúc, công
trình phụ trợ và các tài sản khác như phương tiện vận chuyển. Trong đó, phần lớn là
hệ thống kênh mương, hồ đập phục vụ công tác thủy lợi phục vụ sản suất, sinh hoạt
của người dân. Cụ thể, hệ thống kênh, hồ, đập phân bố rải rác trên địa bàn huyện
Yên Thế với tổng chiều dài hệ thống kênh là 63.610m, tổng diện tích hồ đập hiện có
là 1090 ha. Ngoài hệ thống kênh mương phân bố rộng khắp địa bàn huyện Yên Thế,
tài sản cố định hữu hình của công ty còn bao gồm hệ thống trạm bơm, quản lý và
một số TSCĐ phụ trợ khác.
Do địa bàn hoạt động của công ty rộng nên khả năng quản lý tập trung
TSCĐ là rất khó khăn. TSCĐ của công ty được xác định đúng nguyên giá khi nhập
về hoặc khi xây dựng cơ bản bàn giao.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm: Là toàn bộ chi phí từ khi mua đến khi
TSCĐ được đưa vào sử dụng bao gồm: giá mua, thuế nhập khẩu, thuế trước bạ, chi
phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử (nếu có).
8
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070


8


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Nguyên giá TSCĐ hữu hình xây dựng mới được hạch toán gồm hai phần: giá
thành thực tế sản phẩm xây lắp và các chi phí lắp đặt, chạy thử theo thiết kế kỹ
thuật quy định.
1.1.2.

Phân loại TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công
trình Thủy lợi Yên Thế
Do công ty có rất nhiều loại TSCĐ đa dạng với chức năng và công dụng khác
nhau nên để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ thì phân loại TSCĐ
là vô cùng điều cần thiết. Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công trình Thủy
lợi Yên Thế là một doanh nghiệp nhà nước, nguồn vốn được hình thành từ nguồn
ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, đặc thù SXKD của công ty khá đơn giản, không
có TSCĐHH thuê ngoài (thuê tài chính và thuê hoạt động). Do đó, TSCĐ hữu hình
của công ty được phân loại theo hình thái biểu hiện. Theo hình thức phân loại này,
toàn bộ TSCĐHH của công ty được chia thành các nhóm sau:



Nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm những TSCĐ của công ty là những TSCĐ được
hình thành sau quá trình thi công xây dựng như nhà trụ sở, nhà kho, nhà bếp, gara
để xe, nhà quản lý Cầu Rễ, nhà quản lý Suối Cấy, nhà quản lý trạm bơm kênh tây,
khu nhà quản lý đập dâng Sông Sỏi. Ngoài ra còn có hệ thống kênh, hồ, đập phân
bố rải rác trên địa bàn huyện Yên Thế với tổng chiều dài hệ thống kênh là 63.610m,


tổng diện tích hồ đập hiện có là 1090 ha.
• Máy móc, thiết bị là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động sản
xuất - kinh doanh của công ty như máy móc chuyên dụng, thiết bị đặc thù của
ngành như máy thủy chuẩn, máy bơm công suất lớn, máy điều tiết van…
• Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn là các phương tiện vận tải như ô tô và các
thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, nước, băng tải, đường ống…
Phương tiện vận tải của công ty bao gồm ô tô Altis 5 chỗ, xe Uoat phục vụ nhu
cầu của cán bộ, nhân viên của của công ty.
Thiết bị truyền dẫn của công ty bao gồm hệ thống mạng điện (các đường dây
hạ thế), các loại mạng điện thoại, điện báo, các đường ống dẫn nước trong hệ thống
các công trình thủy lợi...


Thiết bị, dụng cụ quản lý bao gồm những thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác quản lý
hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty như máy photocopy, máy fax, thiết bị
9
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

điện tử, dụng cụ đo lường và kiểm tra chất lượng, máy chiếu...
Theo cách phân loại TSCĐ hữu hình theo hình thái biểu hiện, tình hình TSCĐ
hữu hình của công ty năm 2014 được phản ánh trong bảng dưới đây:
Biểu 1-1: Bảng thống kê TSCĐHH tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác

CTTL Yên Thế tại ngày 31/12/2014
STT
1
2
3
4

Nhóm TSCĐ hữu hình
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lí
Tổng TSCĐ hữu hình

Nguyên giá
28.623.828.240
324.680.730
800.000.000
176.460.530
29.924.969.500

Với cách phân loại TSCĐHH này đã giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn
tổng thể về cơ cấu TSCĐ của công ty. Đây cũng là căn cứ quan trọng để xây dựng
phương hướng quản lý, sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Để thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng TSCĐ, công ty tiến hành mã hóa
TSCĐHH như sau: Kế toán đánh mã số TSCĐ theo quy ước gồm ký tự XXYYZZ.
Trong đó:
+ XX: Thể hiện kí hiệu loại TSCĐ.
+ YY: Thể hiện số thứ tự của TSCĐ.
+ ZZ: Thể hiện số hiệu chi tiết của TSCĐ.

Kí hiệu loại TS được thể hiện trong biểu 1-2 như sau:
Biểu 1-2: Bảng phân loại TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên
Khai thác CTTL Yên Thế
STT
1
2
3
4

Tên tài sản cố định
Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc, thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý

Mã TSCĐ
NC
MM
VT
QL

Từ đó, các TSCĐ hữu hình được mã hóa trong danh mục TSCĐ hữu hình (Biểu 1-2)
sau đây:
10
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Biểu 1-3: Danh mục TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL
Yên Thế (trích)
Mã TSCĐHH
NC
NC01
NC02
NC03
NC04
NC05
NC06
NC07
NC08
NC09
NC0901
NC0902
NC0903
NC0904
NC10
NC11
NC12
NC1201
NC1202
NC13
NC14
NC15
MM
MM01

MM02
MM03
MM04
MM05
MM0501
MM0502
MM06
MM07
MM08
MM09
MM10
VT
VT01

Tên TSCĐ hữu hình
Nhà cửa, vật kiến trúc
Nhà trụ sở
Nhà kho
Nhà bếp
Gara để xe
Nhà quản lý Cầu Rế
Nhà quản lý Suối Cấy
Nhà quản lý trạm bơm kênh Tây
Khu nhà quản lý đập dâng Sông Sỏi
Kênh hồ Cầu Rễ
Kênh chính hồ Cầu Rễ
Kênh N6 Cầu Rễ
Kênh N21 Cầu Rễ từ K0 – K0+950
Kênh N16 Cầu Rễ từ K0 – K0+312
Kênh hồ Hồng Lĩnh

Kênh hồ Suối Cấy
Kênh hồ Cầu Cháy
Kênh hồ Cầu Cháy tuyến 1
Kênh hồ Cầu Cháy tuyến 2
Kênh hồ Cầu Cài
Kênh hồ Chùa Sừng
Kênh hồ Ngạc Hai
Máy móc, thiết bị
Máy thủy chuẩn trạm Cầu Rễ
Máy thủy chuẩn trạm Suối Cấy
Máy thủy chuẩn trạm kênh Tây
Máy thủy chuẩn đập dâng Sông Sỏi
Máy bơm trạm Cầu Rễ
Máy bơm 1 trạm Cầu Rễ
Máy bơm 2 trạm Cầu Rễ
Máy bơm trạm Suối Cấy
Máy bơm trạm kênh Tây
Máy điều tiết van trạm Cầu Rễ
Máy điều tiết van trạm Suối Cấy
Máy điều tiết van trạm kênh Tây
Phương tiện vận tải
Ô tô Altis 5 chỗ

11
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


VT02
VT03
QL
QL01
QL02
QL03
1.2.

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Ô tô Innova 7 chỗ
Ô tô Uoat
Thiết bị, dụng cụ quản lý
Máy photocopy
Máy Fax
Máy phát điện

Tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành
viên Khai thác Công trình Thủy lợi Yên Thế.
1.2.1. Trường hợp tăng TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác CTTL Yên Thế
chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc được hình thành do công ty đầu tư, xây dựng, giao
khoán thầu. Nguyên giá TSCĐHH đầu tư, xây dựng là giá thành thực tế của
TSCĐHH tự xây dựng. Đối với TSCĐHH hình thành do đầu tư, xây dựng theo
phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các
chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). Ngoài ra, đối với các
khoản chi phí phát sinh như: chi phí quản lý hành chính, chi phí SXC, chi phí lắp
đặt, chạy thử… nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, đưa TSCĐHH vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐHH.

Các TSCĐHH khác của công ty như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,
thiết bị truyền dẫn có thể tăng do mua sắm mới phục vụ cho hoạt động quản lý
cũng như sản xuất - kinh doanh tại công ty. Nguyên giá TSCĐHH mua sắm mới
bao gồm: giá thực tế phải trả (giá hoá đơn - các khoản giảm trừ), chi phí vận
chuyển bốc dỡ, chi phí khi đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (chi phí
lắp đặt, chạy thử), thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Đối với TSCĐHH tăng do kiểm kê phát hiện thừa, công ty tiến hành xác định
nguyên nhân và có biện pháp, xử lý ghi sổ phù hợp với từng nguyên nhân. Phương
án xử lý cụ thể phụ thuộc vào quyết định của Ban Giám đốc.
Kể từ khi hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên vốn chủ
sở hữu nhà nước, tại công ty chưa tiến hành hoạt động chuyển đổi hình thức doanh
nghiệp hay hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp nào. Vì vậy, việc tăng TSCĐHH do
đánh giá lại TS không xuất hiện.
12
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

12


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Các trường hợp tăng TSCĐ hữu hình khác như trao đổi TSCĐHH, nhận vốn
góp bằng TSCĐHH, nhận TSCĐHH thuê tài chính, TSCĐHH tài trợ, biếu tặng
thường không xảy ra trong Công ty TNHH một thành viên Khai thác CTTL Yên
Thế.
1.2.2. Trường hợp giảm TSCĐ hữu hình

Qua nhiều năm sử dụng, khi TSCĐHH có dấu hiệu cũ hỏng, lạc hậu, không

còn khả năng hoạt động phục vụ nhu cầu sản xuất – kinh doanh, công ty tiến hành
thanh lý, nhượng bán các TSCĐHH này. Theo đó, kế toán tiến hành hạch toán giảm
TSCĐHH của công ty.
Tương tự với trường hợp kiểm kê phát hiện thừa TSCĐHH, đối với các
trường hợp TSCĐHH phát hiện thiếu trong quá trình kiểm kê, công ty xác định
nguyên nhân của việc thiếu, mất, từ đó có biện pháp xử lý và hạch toán giảm
TSCĐHH phù hợp.
Tại công ty TNHH một thành viên Khai thác CTTL Yên Thế không xảy ra
trường hợp TSCĐHH giảm do đánh giá lại tài sản (do công ty không thực hiện hoạt
động tổ chức lại doanh nghiệp như chia tách, hợp nhất,...). Các trường hợp giảm
TSCĐHH khác như góp vốn đầu tư bằng TSCĐ, trả TSCĐ thuê tài chính hay trao
đổi TSCĐ... hầu như không xuất hiện tại công ty.
1.3.

Tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình trong Công ty TNHH một

thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi Yên Thế.
TSCĐ hữu hình là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất – kinh doanh, vì
vậy, việc quản lý TSCĐ hữu hình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác tổ
chức quản lý. Tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác CTTL Yên Thế, việc ra
quyết định đầu tư, quyết định thanh lý, nhượng bán, sửa chữa, sử dụng, bảo quản
kiểm kê TSCĐ hữu hình được phân chia trách nhiệm đến từng cá nhân, bộ phận
trong công ty. Cụ thể như sau:

• Cuối năm tài chính, dựa vào tình hình sử dụng, hiện trạng của TSCĐHH, Ban Giám
đốc tiến hành lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa, thay mới TSCĐHH để đáp ứng nhu
cầu sản xuất – kinh doanh của công ty. Từ đó, Giám đốc ra quyết định đầu tư mua
13
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070


13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

sắm, sửa chữa TSCĐHH cụ thể về số lượng, thời gian trong năm. Căn cứ vào quyết
định của Giám đốc, phòng Tài chính – kế hoạch thực hiện việc mua sắm, sửa chữa,
nâng cấp TSCĐHH theo đúng kế hoạch đã lập. Cụ thể, nhân viên phòng Tài chính –
kế toán tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp, xem xét ký kết hợp đồng và nhập kho
TSCĐHH.
Phòng Tài chính – kế hoạch còn hỗ trợ đắc lực cho Giám đốc trong việc quản
lý, theo dõi tình hình sử dụng TSCĐHH của công ty, đồng thời giúp Giám đốc lập
kế hoạch đầu tư, sử dụng, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa, nâng cấp TSCĐHH cần
thiết. Theo đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐHH trong công ty, nhân viên kế
toán hạch toán TSCĐHH thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện
trạng và giá trị của TSCĐHH hiện có cũng như tình hình tăng, giảm, điều chuyển
TSCĐHH nội bộ công ty, nhằm giám sát sát sao việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và
sử dụng TSCĐHH tại công ty.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn TSCĐ, GTHM trong quá trình sử dụng,
đồng thời tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao đối với từng loại TSCĐHH
đang sử dụng.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán sửa chữa TSCĐHH, phản ánh
chính xác chi phí thực tế phát sinh khi sửa chữa TCSĐ.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra TSCĐ định kỳ hoặc bất thường theo yêu cầu của
ban giám đốc đối với TSCĐHH của công ty.
- Bảo quản, lưu trữ các loại chứng từ liên quan đến các TSCĐHH (biến động
tăng, giảm) đang sử dụng tại công ty như biên bản giao nhận TSCĐHH, hợp đồng,

hóa đơn mua TSCĐHH, các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan... .

• Quyết định đầu tư, sửa chữa TSCĐHH cũng có thể phát sinh thêm do trong quá
trình sử dụng TSCĐ, các bộ phận phòng ban nhận thấy nhu cầu cần thiết phải mua
sắm mới bổ sung hay sửa chữa, nâng cấp một số TSCĐHH. Khi đó, bộ phận có nhu
cầu sẽ lập tờ trình đề nghị Giám đốc. Giám đốc sẽ xem xét, cân nhắc ra quyết định
đầu tư, sửa chữa TSCĐHH cần thiết.
14
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Sau khi TSCĐHH được mua mới hoặc sửa chữa, nâng cấp, Giám đốc công ty
lập hội đồng giám định, đánh giá chất lượng và giá trị của tài sản. Hội đồng giám
định, nghiệm thu TSCĐ gồm có: Giám đốc, nhân viên kế toán, nhân viên kỹ thuật
am hiểu về TSCĐ, các thành viên khác theo quy định của công ty. TSCĐHH giám
định xong được chuyển đến các bộ phận để đưa vào sử dụng.

• Đối với các quyết định thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐHH cần có giấy đề
nghị từ bộ phận đang sử dụng TSCĐHH. Dựa vào tình hình sử dụng TSCĐHH, bộ
phận sử dụng lập danh mục các TSCĐHH không cần dùng hoặc đã khấu hao hết
cần đem đi thanh lý, nhượng bán trình Giám đốc duyệt. Khi xem xét thấy TSCĐHH
cũ hỏng, lạc hậu, không đủ khả năng hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất, Giám đốc
ra quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐHH phù hợp.
Căn cứ vào các quyết định đầu tư, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa, nâng cấp

TSCĐHH của Giám đốc, phòng Tổ chức – hành chính giao trách nhiệm cho nhân
viên tiến hành tìm kiếm người mua (đối với TSCĐHH thanh lý, nhượng bán),
tìm kiếm nhà thầu, đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa, nâng cấp TSCĐHH để ký
kết hợp đồng. Nhân viên kế toán tại phòng Tài chính – kế hoạch căn cứ vào các
hóa đơn, chứng từ để hạch toán chi phí phát sinh, doanh thu nhận được (khi
thanh lý nhượng bán).
Các bộ phận, phòng ban khác trong công ty
Các nhân viên bộ phận, phòng ban khác cần khai thác hợp lý giá trị sử dụng
của TSCĐHH. Ngoài ra, cần có ý thức trong việc bảo quản, tránh sử dụng lãng
phí, gây hư hại đến TSCĐHH của công ty. Đối với TSCĐHH là máy móc, thiết
bị, các bộ phận phải theo dõi, bảo dưỡng định kỳ để máy móc hoạt động đạt
hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình sử dụng, khi nhận thấy tình trạng cũ hỏng, lạc hậu của
TSCĐHH, các bộ phận có trách nhiệm lập tờ trình, đề nghị sửa chữa, nâng cấp hoặc
thanh lý, nhượng bán, thay mới TSCĐHHH lên Ban Giám đốc, tránh trường hợp
duy trì sử dụng các TSCĐHH cũ làm giảm năng suất làm việc, ảnh hưởng đến tình
hình sản xuất - kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, Giám đốc cũng cần tổ chức
15
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

15


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

làm rõ nguyên nhân đối với các tài sản có thời gian sử dụng quá ngắn (so với mức
dự kiến) hoặc công suất hoạt động quá thấp với yêu cầu, từ đó đưa ra phương án
khắc phục, giải quyết phù hợp.

Khi bộ phận kế toán tiến hành kiểm kê, kiểm tra định kỳ hoặc bất thường
TSCĐHH, các phòng ban khác cần phối hợp nhằm phản ánh chính xác tình hình,
hiện trạng TSCĐHH tại công ty.

16
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

16


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI YÊN THẾ
2.1.

Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác Công

trình Thủy lợi Yên Thế

Kế toán chi tiết TSCĐHH gồm lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên
quan đến TSCĐHH của công ty, tổ chức kế toán chi tiết TSCĐHH ở phòng kế toán.
2.1.1. Thủ tục, chứng từ sử dụng
2.1.1.1. Trường hợp tăng TSCĐHH tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác
CTTL Yên Thế
a. Chứng từ sử dụng
- Quyết định mua TSCĐ

- Quyết định đầu tư TSCĐ
- Hợp đồng kinh tế
- Hoá đơn GTGT.
- Biên bản nghiệm thu TSCĐ.
- Biên bản giao nhận TSCĐHH.
- Biên bản thanh lý hợp đồng.
- Một số chứng từ kế toán khác có liên quan như phiếu chi, giấy báo nợ, hồ
sơ quyết toán công trình...
b. Thủ tục tăng TSCĐHH
* Tăng TSCĐHH do mua sắm
Khi quyết định đầu tư một loại TSCĐHH, phòng Tài chính – kế hoạch lập kế
hoạch mua sắm trình lên Ban Giám đốc duyệt. Căn cứ vào yêu cầu thực tế của quá
trình sản xuất - kinh doanh và Điều lệ công ty, Giám đốc ra quyết định muaTSCĐ.
Theo đó, phòng Tài chính – kế hoạch tiến hành tìm hiểu nguồn TSCĐHH cần mua
sắm và đi đến ký kết hợp đồng với nhà cung cấp có khả năng cung ứng nguồn
TSCĐHH đó. Căn cứ vào, hợp đồng kinh tế, hoá đơn GTGT, biên bản nghiệm thu
17
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

kỹ thuật…, phòng Tài chính – kế hoạch làm thủ tục chuyển trả tiền cho bên cung
ứng. Khi TSCĐHH được chuyển về công ty và được kiểm định đầy đủ, công ty tiến
hành lập biên bản giao nhận TSCĐ, nhập kho TSCĐ và thanh lý hợp đồng. Khi đó
TSCĐHH đó thuộc quyền sở hữu của Công ty nên cần phải ghi vào danh mục

TSCĐHH và lập thẻ TSCĐHH để theo dõi tình hình sử dụng và trích khấu hao.
Ví dụ 1: Tháng 12/3/2015, sau khi xem xét về nhu cầu bổ sung thêm phương
tiện vận tải, Giám đốc công ty ra quyết định mua 1 xe ô tô Toyota Innova 7 chỗ. Sau
khi hợp đồng kinh tế (phụ lục 1) được ký kết, nhà cung cấp gửi hóa đơn GTGT
(biểu 2-1) đến công ty. Khi TSCĐ được chuyển đến, công ty lập biên bản giao nhận
TSCĐ (phụ lục 2), nhập kho xe Innova và thanh lý hợp đồng.

18
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

18


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Biểu 2-1: Hóa đơn GTGT
HOÁ ĐƠN
(GTGT)
Liên

2:

(Giao khách
hàng)
Ngày

16


Mẫu số 01GTKT3/001
Ký hiệu:AA/15P
Hóa đơn số: 06214

tháng 3 năm
2015
Đơn vị bán: Công ty TNHH TOYOTA Hà Đông
Địa chỉ: Do Lộ, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
Số tài khoản: 102010000942847
Điện thoại: 0433535858
MST: 0500585974
Họ tên người mua: Nguyễn Văn Lâm
Tên đơn vị : Công ty TNHH một thành viên Khai thác CTTL Yên Thế
Địa chỉ : Số 134 Hoàng Hoa Thám - Thị trấn Cầu Gồ - Yên Thế - Bắc Giang.
Số TK: 2508 211 000 002
Hình thức thanh toán:
Chuyển khoản
STT Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
A
B
C
1
Xe ô tô TOYOTA Chiếc

MST: 2400516000
Số lượng Đơn giá
1
2
01

618.000.000

Thành tiền
3=1*2
618.000.000

Innova 7 chỗ
Cộng tiền hàng:
618.000.000(đồng)
Thuế suất GTGT 10%

Tiền thuế GTGT
Tổng cộng tiền thanh toán:

19
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

61.800.000 (đồng)
679.800.000 (đồng)
19


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm bảy mươi chín triệu, tám trăm nghìn đồng.
Người mua hàng

Người bán hàng


(Ký, ghi rõ họ, tên)

(Ký, ghi rõ họ, tên)

20
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)

20


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Tăng TSCĐHH do quyết định đầu tư xây dựng
Theo kế hoạch đầu tư TSCĐ đã lập, Giám đốc công ty ra quyết định đầu tư
xây dựng TSCĐHH (nhà cửa, vật kiến trúc, cụ thể là một số trạm bơm, kênh tưới
nước...). Công ty tiến hành ký hợp đồng giao khoản với nhà thầu xây dựng để thi
công công trình.
Khi TSCĐHH hoàn thành, hai bên hoàn thành các thủ tục thanh toán, nghiệm
thu công trình xây dựng, bàn giao TSCĐ. Sau khi đã thống nhất được các điều
khoản và vấn đề sau bàn giao công trình, hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng.
Ví dụ 2: Tháng 02/2015, Giám đốc công ty ra quyết định đầu tư (Phụ lục 3)
xây dựng Gara để xe. Công ty đã ký hợp đồng giao khoán thầu (Phụ lục 4) với

Công ty CPTM tư vấn và xây dựng Thành Dương. Theo đó, Công ty CPTM tư vấn
và xây dựng Thành Dương thi công công trình Gara để xe trong thời gian 1 tháng.
Khi công trình xây dựng hoàn thành, hai bên tiến hành kiểm tra, lập biên bản
nghiệm thu công trình (Phụ lục 5), biên bản bàn giao TSCĐ (Phụ lục 6) và biên bản
thanh lý hợp đồng giao khoán (Phụ lục 7).
2.1.1.2. Trường hợp giảm TSCĐHH tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác
CTTL Yên Thế
a. Chứng từ sử dụng
- Giấy đề nghị nhượng bán, thanh lý TSCĐHH
- Quyết định nhượng bán, thanh lý TSCĐHH.
- Hợp đồng kinh tế.
- Biên bản đánh giá lại TSCĐHH.
- Hoá đơn GTGT về việc thanh lí, nhượng bán.
- Biên bản giao nhận hoặc thanh lý TSCĐ.
- Chứng từ liên quan như phiếu thu, phiếu chi,...
b. Thủ tục giảm TSCĐHH tại công ty TNHH một thành viên Khai thác Công
trình Thủy lợi Yên Thế
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ của công ty có thể bị hư hỏng không sử dụng
được, không an toàn hoặc không đáp ứng nhu cầu mới của sản xuất kinh doanh…Vì
21
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

21


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

vậy, để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình, song song với việc đầu tư mới TSCĐ,

công ty tiến hành đổi mới trang thiết bị bằng các hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
Ngoài ra, TSCĐ của công ty còn có thể giảm do quyết toán hay do đánh giá lại.
TSCĐHH nhượng bán thường là những TSCĐHH không cần dùng hoặc xét
thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐHH, doanh nghiệp phải lập
Hội đồng đánh giá lại TSCĐHH, thông báo công khai và làm đầy đủ các thủ tục
(quyết định, biên bản, hợp đồng…) đầy đủ.
TSCĐHH thanh lý là những TSCĐHH hư hỏng, không thể sửa chữa để tiếp
tục sử dụng, những TSCĐHH lạc hậu về mặt kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu
cầu sản xuất kinh doanh và không thể nhượng bán được. Khi có TSCĐHH thanh lý,
Giám đốc công ty ra quyết định thanh lý, lập Hội đồng thanh lý, đánh giá thực trạng
kỹ thuật của tài sản, xác định giá trị thu hồi của tài sản và lập phương án thanh lý
theo chế độ tài chính hiện hành.
Hàng năm, công ty tiến hành kiểm kê định kì 6 tháng một lần. Căn cứ vào kết
quả bộ phận có TSCĐHH hư hỏng và kiến nghị của bộ phận sử dụng, Giám đốc
công ty ra quyết định thanh lý một số TSCĐ hỏng, không sử dụng được, không sửa
chữa được và tổ chức thanh lý.
Để tiến hành thanh lý TSCĐ, công ty cần phải tiến hành các bước sau:
Căn cứ vào tình hình thực tế, Giám đốc ra quyết định thanh lý TSCĐ.
Tiếp đó, công ty thành lập Hội đồng thanh lý bao gồm: Giám đốc công ty,
Trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng Tài chính – kế hoạch để xem xét, đánh giá
TSCĐ thanh lý rồi lập “Biên bản thanh lý TSCĐ”.
Khi tiến hành thanh lý TSCĐ, công ty đã tìm được một số khách mua và thu
được số tiền bán thanh lý, theo đó kế toán lập phiếu thu và ghi sổ kế toán.
Ví dụ 3: Tháng 3/2015, xem xét đề nghị của phòng Tài chính – kế hoạch, giám
đốc ra quyết định về việc thanh lý TSCĐ (Phụ lục 8). Hội đồng thanh lý được thành
lập đánh giá hiện trạng của xe ô tô Uoat và ước tính giá trị thanh lý để lập biên bản
thanh lý TSCĐ (Phụ lục 9), phiếu thu từ thanh lý (Phụ lục 10).

22
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070


22


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

2.1.2. Quy trình ghi sổ chi tiết
Để theo dõi tình hình TSCĐ tại công ty, kế toán chi tiết TSCĐHH đang sử
dụng các loại sổ sau:


Sổ TSCĐ
Là sổ được mở để theo dõi tình hình tăng, giảm, tình hình hao mòn
TSCĐHH của toàn công ty. Mỗi loại TSCĐ của công ty (nhà cửa, vật kiến trúc,
máy móc, thiết bị...) có thể dùng riêng một sổ hoặc một số trang sổ.
Căn cứ ghi sổ là các chứng từ tăng TSCĐHH như: biên bản giao nhận, thẻ
TSCĐHH và các chứng từ giảm TSCĐHH như: biên bản thanh lý, nhượng bán
TSCĐHH, phiếu thu.... Cuối mỗi trang phải cộng dồn lũy kế chuyển sang trang sau.



Thẻ TSCĐ
Là sổ theo dõi chi tiết từng TSCĐ của công ty. Thẻ được thiết kế thành các
phần để phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐHH (công suất, diện tích thiết kế,
thông số kỹ thuật) và các chỉ tiêu về giá trị: nguyên giá, giá trị hao mòn(GTHM),
giá đánh giá lại... Căn cứ lập thẻ là các chứng từ tăng, giảm TSCĐHH như: biên bản
giao nhận TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật có liên quan đến TSCĐ. Trong suốt thời
gian sử dụng TSCĐ, thẻ được lưu ở phòng kế toán, kế toán chi tiết TSCĐ có nhiệm

vụ phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinhliên quan đến TSCĐ như khấu hao, sửa
chữa lớn, xây dựng hay trang bị thêm hoặc tháo dỡ một số bộ phận, thanh lý,
nhượng bản vào thẻ TSCĐ.

a. Quy trình ghi sổ chi tiết tăng TSCĐHH

Khi phát sinh TSCĐHH mới đưa vào sử dụng, kế toán tiến hành lập hồ sơ
riêng cho TSCĐHH đó. Hồ sơ bao gồm: Biên bản giao nhận TSCĐ, Hợp đồng kinh
tế, hóa đơn GTGT, tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật của TSCĐ và các chứng
từ khác có liên quan. Dựa vào hồ sơ TSCĐ, kế toán lập thẻ TSCĐ để theo dõi chi
tiết từng TSCĐ của công ty. Trên thẻ ghi rõ tên TSCĐ hữu hình, nước sản xuất, năm
sản xuất, ngày mua... Kế toán viên theo dõi TSCĐ có trách nhiệm theo dõi và ghi
chép đầy đủ tình hình sửa chữa, thay đổi của TSCĐ hữu hình đồng thời tính trích
khấu hao. Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.
Sau khi thẻ TSCĐ được lập, kế toán tiến hành ghi sổ TSCĐ.
23
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

23


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Trở lại ví dụ 1, ngày 16/3/2015, khi công ty mua ô tô Innova 7 chỗ, căn cứ vào
hồ sơ TSCĐ thu thập (biên bản bàn giao, hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT,...) kế
toán lập thẻ TSCĐ (biểu 2-2).

24

SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

24


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Biểu 2-2: Thẻ TSCĐ

Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL Yên Thế
Cầu Gồ-Yên Thế-Bắc Giang

Mẫu số S23-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC )

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số :42
Ngày 16 tháng 3 năm 2015 lập thẻ
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 16 tháng 03 năm 2015
- Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ: Xe Innova Toyota 7 chỗ. Số hiệu: VT02.
- Nước sản xuất: Nhật Bản. Năm sản xuất: 2013.
- Bộ phận quản lý, sử dụng: Phòng Tổ chức – hành chính
- Công suất thiết kế: 7 chỗ ngồi
- Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày ...tháng.... năm.....
- Lý do đình chỉ………………
Ghi tăng TSCĐ
Chứng từ


STT

Khấu hao TSCĐ
Khấu hao

Tên, đặc điểm, ký hiệu
TSCĐ

Nước
sản
xuất

Tháng, năm
đưa vào sử
dụng

Số hiệu
TSCĐ

Nguyên giá
TSCĐ

H

Số hiệu

Ngày
tháng

A


B

C

D

E

G

1

VT.51

03/2015

Ô tô Innova

Nhật

03/2015

Tỷ lệ %
khấu
hao

Mức khấu
hao


1

2

3

618.000.000

5

30.900.000

Ghi giảm TSCĐ

Khấu hao
đã tính đến
khi giảm
TSCĐ
4

Chứng từ
Số
hiệu

Ngày,
tháng, năm

I

K


Lý do
giảm
TSCĐ

L


Cộng

25
SV: Nguyễn Thị Quỳnh Trang – CQ534070

25


×