Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH sản xuất và thương mại hà nam ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.29 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU

KẾT LUẬN

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

1

MSV: 14402059

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng phát triển.
Cùng với cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện hạch toán kinh doanh đòi hỏi công tác quản lý
phải luôn đóng vai trò cốt yếu cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Quản lý
tài chính nói chung, công tác kế toán nói riêng đã khẳng định được tầm quan trọng to lớn
trong sự lớn mạnh của một doanh nghiệp. Kế toán còn là công cụ thiết yếu giúp nhà quản
trị nhận thấy được tình trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định chiến lược,
định hướng cho sự phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.
Nhận thấy tầm quan trọng đó, Công ty TNHH SX và TM Hà Nam Ninh có quan
điểm quản lý tài chính vững là môt trong những yếu tố cấu thành nên sự thịnh vượng của


một doanh ngiệp vì vậy Công ty đang từng bước hoàn thiện và đổi mới trong công tác kế
toán tại chính công ty.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về Công ty TNHH SX và TM Hà Nam Ninh,
được sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán, dưới sự hướng dẫn của cô
Chủ nhiệm, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: Thực Trạng Công Tác Kê
Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty
TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh. các nội dung chính như sau:

Chương I :Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Chương 2 : Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh
Chương 3 : Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương
Mại Hà Nam Ninh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

2

MSV: 14402059


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

CP

Cổ phần


CBCNV

Cán bộ công nhân viên

NSLĐ

Nâng suất lao đông

TLBQ

Tiền luơng bình quân

KH

Kế hoạch

TH

Thực hiện

TSCĐ

Tài sản cố định

ĐVT

Đơn vị tính

SL


Số lượng

QLKD

Quản lý kinh doanh

BH

Bảo hiểm

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

3

MSV: 14402059

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT KINH DOANH
1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
1.1.1.Khái niệm chi phí sản xuất.

Chi phí sản xuất (CPSX) là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hoá và các chi phái cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra
trong quá trình sản xuất, biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất định.
Trong đó hao phí về lao động sống và các khoản tiền công mà doanh nghiệp phải
trả cho cán bộ công nhân viên. Còn hao phí về lao động vật hoá là những khoản
hao phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, công cụ dụng
cụ,… các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và gắn liền với qua trình
sản xuất.
1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất.
1.1.2.1.Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kính tế của chi phí.
- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, … sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh (SXKD) ( loại trừ giá trị vật liệu không dùng hết nhập
-

lại kho và phế liệu thu hồi ).
Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình SXKD trong kỳ
Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương: phản ánh tổng số
tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên

-

chức.
Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: phản ánh phần BHXH, BHYT,
KPCĐ trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả

-

cho công nhân viên.
Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích


-

trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho quá trình SXKD trong kỳ.
Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài
dung cho SXKD.

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

-

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Yếu tố chi phí bằng tiền khác: phản ánh toàn bộ chi phí bằng tiền khác chưa
phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ.

1.1.2.2.Phân loại CPSX dựa vào mục đích, công dụng của chi phí.
-

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu
tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch

-


vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho
người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Ngoài ra chi phí nhân
công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích theo lương theo quy định của Nhà

-

nước
Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí dùng cho hoạt động SXC ở phân
xưởng SX trừ chi phí NVL TT và chi phí NCTT nêu trên bao gồm: Chi phí
nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ SX, chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Theo chuẩn mực kế
toán số 02 “Hàng tồn kho”, CP SXC được chia làm hai loại: CP SXC biến đổi
và CP SXC cố định.

1.1.2.3.Phân loại theo phương pháp tập hợp CPSX và mối quan hệ với đối
tượng chịu chi phí.
-

Chi phí trực tiếp: là toàn bộ những chi phí có thể tính trực tiếp vào giá thành của

-

từng đối tượng chịu chi phí.
Chi phí gián tiếp: là tất cả những chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm, nhiều
công việc ( đối tượng khác nhau ). Vì vậy, để tính vào chỉ tiêu giá thành không
thể tập hợp trực tiếp mà phải dung phương pháp phân bổ gián tiếp.

1.1.3.Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất chính là việc giới hạn tập hợp chi phí mà thực

chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Đối tượng kế toán
tập hợp CPSX có thể là loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn
sản xuất,..
Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên cần thiết của công tác
kế toán tập hợp CPSX. Có xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của
doanh nghiệp mới tổ chức được công tác tập hợp chi phí sản xuất từ khâu hạch
SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
5


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

toán ban đầu, chuẩn bị đầy đủ các chứng từ gốc, tập hợp số liệu, tổ chức mở số, tài
khoản kế toán theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.
Để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, kế toán phải dựa trên
những cơ sở sau đây:
-

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: sản xuất đơn giản hay phức tạp.

+ Sản xuất đơn giản: đối tượng kế toán tập hợp CPSX có thể là sản phẩm hay toàn
bộ quá trình sản xuất có thể là một nhóm sản phẩm.
+ Sản xuất phức tạp: Đối tượng tập hợp CPSX có thể là bộ phận, phân xưởng hay
toàn doanh nghiệp, bộ phận sản phẩm hay từng sản phẩm,…
-


Loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với
khối lượng lớn.

+ Đối với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: Đối tượng tập hợp chi phí
là các đơn đặt hàng riêng biệt.
+ Đối với sản xuất hàng loạt, khối lượng lớn: Đối tượng của kế toán tập hợp chi
phí sản xuất được xác định là từng bộ phận, từng công đoạn, toàn bộ quy trình
công nghệ.
-

Yêu cầu trình độ quản lý: Dựa trên cơ sở trình độ yêu cầu và tổ chức quản lý để
xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

1.1.4.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Có hai phương pháp tập hợp CPSX: phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp và
phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp.
-

Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: áp dụng với những chi phí sản xuất có
liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí, chi phí liên quan đến từng
đối tượng chịu chi phí. Chi phí liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp

-

cho đối tượng đó.
Phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp: áp dụng đối với những chi phí sản xuất
liên quan đến nhiều đối tượng.

SV: VŨ THỊ THU HIỀN


MSV: 14402059
6


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.2. Giá thành sản phẩm.
1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là những biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí
về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ hoàn thành.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh về chất lượng
hoạt động của doanh nghiệp trên tất cả các mặt như kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và
hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng vật tư, lao động tiền vốn của doanh nghiệp.
Đồng thời giá thành còn là cơ sở để các doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm
và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm.
1.2.2.1.Phân loại tính giá thành theo thời gian và cơ sở dữ liệu tính giá thành.
-

Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch
và sản lượng kế hoạch do bộ phận kế toán tính toán trước khi bắt đầu quá trình
sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh
nghiệp, là căn cứ để so sánh và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá

-

thành của doanh nghiệp.

Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức các
chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức có tác
dụng giúp nhà quản lý kinh tế kĩ thuật, đồng thời để phân tích đánh giá thực hiện

-

các định mức.
Giá thành thực tế: là giá thành mà sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí
sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực
tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế phản ánh các giải pháp
quản lý CPSX, giá thành sản phẩm, việc thực hiện các định mức chi phí và cơ sở
xác định lỗ lãi của doanh nghiệp.

1.2.2.2.Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu
thành trong giá thành.
-

Giá thành sản xuất: bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất như chi phí NVL trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
7


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


được sử dụng ghi sổ cho những sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho
khách hàng, đồng thời là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở trong các
-

doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất cộng thêm chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm
được tính theo công thức:

Giá thành

Giá thành sản
=

toàn bộ của SP

Chi phí quản lý

+
xuất của SP

Chi phí

+
doanh nghiệp

bán

hàng1.2.2.3.Đối tượng của kế toán tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ đã hoàn thành,

đã được kiểm nghiệm bàn giao hoặc nhập kho.Việc xác định đúng đối tượng tính
giá thành là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo cho việc tính giá thành được
chính xác. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành, cần phải dựa vào các căn cứ
sau đây:
-

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: giản đơn, phức tạp,...
Loại hình sản xuất: đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng loạt lớn, …
Yêu cầu trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tình hình trang bị kĩ

-

thuật tính toán của doanh nghiệp.
Đặc điểm tổ chức sản xuất: tập trung hay phân tán,…
Dựa vào đặc điểm sử dụng sản phẩm: bán ngay chi tiết sản phẩm, NTP.

1.2.2.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành SP là hai mặt biểu hiện của quá trình SX, có mối
quan hệ mật thiết với nhau và bản chất đều là biểu hiện bằng tiền các hao phí về
lao động sống, lao động vật hóa nhưng có sự khác nhau về lượng thể hiện các mặt
sau:
Chi phí sản xuất không liên quan đến SPHT mà còn liên quan đến những sản phẩm
dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng.Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ
nhất định, không phân biệt sản phẩm đã hoàn thành hay chưa hoàn thành.
Giá thành sản phẩm không liên quan đến những chi phí sản xuất của sản phẩm dở
dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Tuy nhiên giá thành sản phẩm bao gồm cả chi phí

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059

8


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

sản xuất dở dang đầu kỳ trước chuyển sang, nó xác định một lượng chi phí xác
định tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành.
1.3. Nội dung kê toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
1.3.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp.
-

Chi phí NVL chính: thường được tập hợp theo phương pháp trực tiếp. Trong
trường hợp chi phí NVL chính sử dụng có liên quan tới nhiều đối tượng chịu chi
phí thì phải dung phương pháp phân bổ gián tiếp, khi đó tiêu thức phân bổ hợp lí

-

nhất là định mức tiêu hao chi phí NVL chính.
Chi phí NVL phụ: được tập hợp tương đối với NVL chính, tuy nhiên vật liệu
phụ thường gồm nhiều loại phức tạp nên đối với các vật liệu phụ có định mức
chi phó thì căn cứ vào đó để làm tiêu chuẩn phân bổ.

Chi phí NVL trực tiếp trong kỳ được xác định theo công thức:
Chi phí

Trị giá thực tế

NVLTT


= NVL còn lại

trong kỳ

đầu kỳ

Trị giá NVL

+ xuất dùng

-

Trị giá NVL
còn lại

trong kỳ

cuối kỳ



Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.



Tài khoản kế toán sử dụng: Để theo dõi khoản mục chi phí NVLTT kế toán sử
dụng TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. Kết cấu chủ yếu của TK

-


này như sau:
Bên Nợ:Trị giá vốn nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo

-

sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ.
Bên Có: + Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết.
+ Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có).
+ Kết chuyển CPNVLTT thực tế đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ,
kết chuyển NVLTT vượt trên mức bình thường.

Tài khoản 621 không có số dư.


Phương pháp kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (Phụ lục 01):

(1)Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
9


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


(2) Trường hợp mua NL, VL về không qua nhập kho mà giao ngay cho bộ phận
SX:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331,...- Tổng giá thanh toán
Trường hợp không có HĐ GTGT hoặc thuế GTGT không được khấu trừ, hoặc
nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,…kế toán ghi:
Nợ TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 111, 112, 331,…- Tổng giá thanh toán
(3) Trường hợp cuối kỳ nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết, không nhập lại
kho
- Căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, kế toán ghi giảm chi phí NVL bằng
bút toán: (Ghi số âm).
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- Sang đầu kỳ sau kế toán ghi tăng chi phí NVLTT bằng bút toán bình thường:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
(4) Trường hợp cuối kỳ NL, VL sử dụng không hết, nhập lại kho. Kế toán ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
(5) Cuối kỳ kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí NVLTT theo từng đối tượng tính
giá thành sản phẩm.
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVLTT vượt trên mức BT)
Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
1.3.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.



Nội dung:Bao gồm các khoản tiền lương cơ bản, thu nhập khác, phụ cấp lương
của công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
10


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

vụ, dịch vụ ( tính cho cả công nhân của doanh nghiệp và cho công nhân thuê


ngoài ).
Phương pháp phân bổ chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực
tiếp có thể trả lương theo sản phẩm hoặc trả lương theo thời gian nhưng có liên
hệ trực tiếp với từng đối tượng chịu chi phí, cụ thể thì dùng phương pháp tập
hợp trực tiếp. Các khoản trích theo lương cũng được tính vào chi phí nhân công
trực tiếp căn cứ vào số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất của từng đối



tượng và tỷ lệ trích theo quy định hiện hành.
Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và bảo




hiểm xã hội, bảng thanh toán lương, …
Tài khoản kế toán sử dụng:Để theo dõi khoản mục chi phí NCTT, kế toán sử
dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu cơ bản của TK này như

-

sau:
Bên Nợ:+Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Bên Có:+Kết chuyển chi phí NCTT để tính giá thành sản phẩm.

+Kết chuyển chi phí NCTT vượt trên mức bình thường.
Tài khoản 622 không có số dư.
 Phương pháp kế toán chi phí nhân công trực tiếp (phụ lục 02).
(1)

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, ghi nhận số tiền lương, tiền công và các
khoản khác phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Kế toán ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 – Phải trả người lao động

(2) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, kế toán ghi;
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả
(3) Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, trích KPCĐ,BHXH, BHYT,BHTN theo
chế độ hiện hành. Kế toán ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382,3383,3384,3386)
(4) Cuối kỳ kết chuyển (phân bổ) chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản
phẩm kế toán ghi :

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
11


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần CPNCTT vượt trên mức BT)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
1.3.3. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
 Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất
sau chi phí NVL trực tiếp và chi phí NC trực tiếp. Nó là các chi phí liên quan
đến quản lý, phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng tổ, đội sản xuất
như chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương, …Chi phí SXC còn
được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từng PX. Sau đó tiến hành
phân bố cho từng đối tượng:
+ Phân bố theo chi phí nhân công trực tiếp.
+ Theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
+ Theo chi phí sản xuất chung định mức hoặc kế hoạch.
+ Theo số giờ máy chạy…


Tài khoản sử dụng: Để theo dõi khoản mục chi phí SXC, kế toán sử dụng TK
627 “Chi phí sản xuất chung”. Kết cấu của tài khoản như sau:

Bên Nợ : Phản ánh chi phí sản xuất chung trong kỳ.

Bên Có : + Phản ánh các khoản giảm chi phí SXC (nếu có)
+ Chi phí sản xuất chung được phân bố , kết chuyển vào chi phí chế biến cho các
-

đối tượng chịu chi phí
+ CP SXC không được phân bổ, kết chuyển vào chi phí SXKD trong

kỳ.

Tài khoản 627 không có số dư và được mở 06 tài khoản cấp 2 để tập hợp theo yếu
tố chi phí:
TK 6271 – Chi phí lương nhân viên phân xưởng.
TK 6272 – Chi phí vật liệu.
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất.
TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ.
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền.


Phương pháp kế toán chi phí sản xuất chung (phụ lục 03):

(1) Tập hợp chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng: Căn cứ Bảng phân bổ
tiền lương và các khoản tríchtheo lương kế toán ghi:
SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Nợ TK 627 (6271) – Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 – Phải trả cho người lao động
Có TK338 – Các khoản phải trả, phải nộp khác.
(2) Tập hợp chi phí vật liệu: Căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu và các chứng từ có
liên quan khác (nếu có). Kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6272) – Chi phí sản xuất chung.
Có TK 152 – Công cụ, dụng cụ.
(3) Tập hợp chi phí dụng cụ sản xuất: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ,
dụng cụ, và các chứng từ có liên quan khác.
- TH1: Xuất dùng 1 lần, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6273) – Chi phí sản xuất chung.
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
- TH2: Xuất dùng nhiều lần
+ Khi xuất công cụ, dụng cụ. Kế toán ghi:
Nợ TK 242
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
+ Định kỳ phân bổ, kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6273) – Chi phí sản xuất chung.
Có TK 242
(4) Tập hợp chi phí KH TSCĐ. Căn cứ Bảng tính và phân bố KH TSCĐ, kế toán
ghi:
Nợ TK 627 (6274) – Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
(5) Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Căn cứ vào các
chứng từ gốc, các tài liệu có liên quan. Kế toán ghi:
Nợ TK 627 (6277, 6278) – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ được khấu trừ

Có TK 111, 112, 141, 331
(6) Cuối kỳ, tiến hành phân bố và kết chuyển CP SXC theo tiêu thức phù hợp cho

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

các đối tượng chịu CP vào các khoản liên quan cho từng SP, nhóm SP, lao vụ, dịch
vụ:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
Phần chi phí SXC không phân bổ vào chi phí chế biến sản phẩm, được ghi nhận là
chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
1.4.Kê toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
1.4.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi (giới hạn) mà các chi phí sản xuất
cần được tập hợp trong kỳ đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát tập hợp chi
phí theo yêu cầu tính chi phí giá thành. Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi
phí phụ thuộc các yếu tố.Tính chất đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ,
trình độ và nhu cầu quản lý. Yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành , trình độ và
khả năng của bộ máy kế toán.

1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX.
Theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”
để tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm. Kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ:

+ Kết chuyển chi phí phát sinh trong kỳ
+ Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến
+ Chi phí thuê ngoài chế biến

Bên Có:

+ Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)
+ Các khoản giảm chi phí sản xuất trong kỳ.
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ,...hoàn thành.
+ Giá thành thực tế vật liệu thuê ngoài chế biến, tự chế hoàn thành.

Số dư bên Nợ: + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
+ Chi phí thuê ngoài chế biến hoặc tự chế vật tư chưa hoàn thành.


Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ( phụ lục 04):

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
14


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

(1) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
(2) Ghi nhận giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất hoàn thành:
Nợ TK 155, 157, 632
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
(3) Ghi nhận giá trị, CPSX sản phẩm hỏng không tính vào giá thành sản phẩm
hoàn thành, giá trị phế liệu,….
Nợ TK 138, 152, 811,…
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK.
Theo phương pháp KKĐK, kế toán sử dụng TK 631”Giá thành sản xuất” để tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Tài khoản này được
mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành.
Có kết cấu như sau:
-

Bên Nợ: + Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

-

Bên Có: + Các khoản giảm chi phí sản xuất.
+ Chi phí sản xuất dử dang trong kỳ
TK 631 không có số dư cuối kỳ:




Phương pháp kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp (phụ lục 05)

(1) Đầu kỳ kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.
Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
(2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần CPNVLTT vượt trên mức BT)
Có TK 621– Chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp.
(3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếpghi:
SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
15


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần CPNVLTT vượt trên mức BT)
Có TK 622– Chi phí nhân công trực tiếp.
(4) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu có)
Có TK 627– Chi phí sản xuất chung.
(5) Ghi nhận giá trị, chi phí sản xuất sản phẩm không tính vào giá thành SPHT, giá

trị phế liệu, căn cứ vào tài liệu tính giá thành và các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ TK 138, 611, 811
Có TK 631– Giá thành sản xuất.
(6) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 631– Giá thành sản xuất.
(7) Ghi nhận giá trị sản phẩm, lao vụ sản xuất hoàn thành, căn cứ vào tài liệu tính
giá thành và các chứng từ có liên quan,
Kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn bán hàng.
Có TK 631– Giá thành sản xuất.
1.5. Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ.
SPDD là những sản phẩm đang trong quá trình công nghệ sản xuất, chưa hoàn
thành, chưa tính vào khối lượng bàn giao thanh toán.
Đánh giá SPDD là xác định phần CPSX tính cho SPDD cuối kỳ. Tùy thuộc vào
mức độ, thời gian tham gia của chi phí tính vào quá trình sản xuất chế tạo sản
phẩm và yêu cầu trình độ quản lý của doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp
đánh giá SPDD cuối kỳ cho phù hợp.
1.5.1.Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo chi phí nguyên liệu, vật liệu
trực tiếp hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp.
Nội dung:Theo phương pháp này, chỉ tính cho SPDD cuối kỳ phần chi phí NVL
chính trực tiếp, còn chi phí NCTT và chi phí SXC thì tính cho SPHT.
SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
16


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp ở doanh nghiệp có quy trình sản xuất
đơn giản, có chi phí NVL chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX, chi
phí NVL phụ và các chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Công thức tính:
Chi phí
chi phí củaSPDDĐK+CP NVLTT chính
của
( NV, VL)
phát sinh trong kỳSố lượng
SPDD =
x SPDD cuối
cuối kỳ Số lượng SPHT
+ Số lượng SPDDcuối kỳ

kỳ

1.5.2. Phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo sản lượng SPHT tương đương.
Theo phương pháp này, SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ CPSX theo mức độ
hoànthành. Để áp dụng được phương pháp nói trên, kế toán cần kiểm kê và xác
định được khối lượng sản phẩm làm dở và mức độ hoàn thành (% hoàn thành) của
sản phẩm, sau đó dựa vào mức độ hoàn thành để quy đổi SPDD thành SP tương
đương hoàn thành để làm cơ sỏ cho việc xác định chi phí:
Số lượng SP quy đổi = Số lượng SPDD x Mức độ hoàn thành(%)
Khi áp dụng phương pháp đánh giá SPDD cuối kỳ theo sản lượng tương đương
hoàn thành, kế toán thực hiện trình tự như sau:
-

Đối với CP bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sx: Chi phí NL, VL trực tiếp

thì tính cho SP làm dở và SP hoàn thành như sau.
CPSX
CPSX (NCTT, SXC) +
CPSX (NVLTT)
(NCTT, SXC)
của SPDD
phát sinh trong kỳ

-

Sản lượng

SP
của SPDD =
x DD cuối kỳ
cuối kỳ
Số lượng SPHT + Số lượng SPDD quy đổi
Đối với CP bỏ ra dần vào quá trình sản xuất thì giá trị SPDD được tính theo
công thức cụ thể như sau:

CPSX

CPSX (NCTT, SXC) +CPSX (NCTT, SXC)

(NCTT, SXC)
của SPDD
cuối kỳ

của SPDD phát sinh trong kỳ


Số lượng SP

=
Số lượng SPHT + Số lượng SPDD quy đổi

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
17

x

quy đổi


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.5.3.Phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí định mức.
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các DN thực hiện hạch toán CPSX và
tính giá thành SP theo phương pháp định mức, có đầy đủ hệ thống các định mức
CP:
Chi phí sản xuất SPDDCK = Sản lượng SPDD x Chi phí định mức
Sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm.
1.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào loại hình sản xuất kinh doanh, chu kỳ sản xuất sản phẩm và yêu cầu
tổ chức quản lý kinh tế của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành sản phẩm được xác
định vào đầu tháng, cuối tháng hoặc kết thúc chu kỳ sản xuất. Việc xác định kỳ
tính giá thành phù hợp sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức công tác tính giá thành

khoa học, hợp lý, và đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho từng đối
tượng sử dụng.
1.6.1.Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Điều kiện áp dụng: áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất
giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên liệu vào tới khi hoàn thành sản phẩm, số
lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng và chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm trải
qua một giai đoạn chế biến, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, ví dụ như
các doanh ngiệp thuộc ngành công ngiệp khai thác, điện, nước, … khi đó kế toán
xác định đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình sản xuất, còn đối tượng tính
giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành và giá thực tế của sản phẩm được xác
định như sau:
Tổng giá thành sản xuất thực tế
Giá thành đơn vị thực tế =
Khối lượng sản phẩm thực tế nhập kho

Tổng giá thành
=
+
thực tế sản phẩm

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

CPSX của
CPSX phát CPSX của
SPDD đầu kỳ sinh trong kỳ
SPDDcuối kỳ

MSV: 14402059
18



TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn định thì không
nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, vậy tổng CPSX đã tập
hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Tổng giá thành sản xuất thực tế đã hoàn thành = Tổng CPSX đã tập hợp trong kỳ
theo từng đối tượng.
1.6.2. Phương pháp hệ số.
Điều kiện áp dụng: áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng quy trình
công nghệ sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu nhưng kết thúc quá
trình sản xuất người ta thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau ( ngành hoá chất,
sản xuất sữa, …), để tính giá thành sản phẩm của từng loại sản phẩm, kế toán sử
dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số. Trong trường hợp này, đối tượng kế
toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá
thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Trình tự tính giá như sau:
- Bước 1: Tập hợp và xác định tổng CPSX cho toàn bộ quy trình sản xuất
- Bước 2: Xác định tổng sản phẩm quy đổi dựa vào sản lượng thực tế của từng
loại sản phẩm và hệ số quy đổi của nó. Hệ số quy đổi do ngành quy định, có thể
dựa vào giá thành đơn vị kế hoạch để xác định
- Bước 3: xác định hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo công thức:
Số lượng sản phẩm quy đổi
Hệ số phân bố SPi =
Tổng số lượng quy đổi
Trong đó:
Tổng số lượng quy đổi = Σ ( sản lượng thực tế SPi x Hệ số quy đổi SPi)
-


Bước 4: Tính toán và xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo
công thức:
Giá thành thực tế của loại SPi = Tổng giá thành thực tế x Hệ số phân bổ

Trong đó:
Tổng giá thành thực tế = SPDDDK + CPSXTK – SPDDCK
1.6.3.Phương pháp tỷ lệ.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ được áp dụng trong
trường hợp cùng một quy trình sản xuất, sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu
nhưng lại tạo ra các nhóm sản phẩm có quy cách, kích cỡ khác nhau ( công nghiệp
may, dầu, da, gạch lát, …). Trong trường hợp này, đối tượng tính giá thành lại là
SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
19


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

từng nhóm sản phẩm có quy cách.Kích cỡ khác nhau đã hoàn thành. Như vậy,
phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ là dạng khác nhau của phương pháp tính giá
thành theo hệ số. Có thể khái quát trình tự phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
như sau:
- Bước 1: Tập hợp và xác định CPSX thực tế cho toàn bộ quy trình công nghệ.
- Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành căn cứ vào sản lượng thực tế của từng
loại sản phẩm có quy cách, kích cỡ khác nhau và căn cứ vào giá thành định mức

-


hoặc giá thành đơn vị kế hoạch của nó theo công thức sau:
Giá thành đơn
Giá thành đơn vị định
Sản lượng thực
vị thực tế của
=
mức (kế hoạch) của
tế của loại SP
từng loại SP
từng loại SP
Bước 3: xác định tỷ lệ tính giá thành theo công thức:
Tỷ lệ (%)Tổng giá thành thực tế của các loại SP
x 100
theo mục =
chi phí
Tổng giá
thành định mức (kế hoạch) của

loại SP
-

Bước 4: Tính giá thành thực tế của từng quy cách sản phẩm theo công thức:
Giá thành thực
=
tế của từng loại SP

Tiêu chuẩn phân bổ giá
thành của quy cách SP


x

Tỷ lệ giá
thành (%)

1.6.4. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuát đơn chiếc,
hàng loạt nhỏ theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán áp dụng phương pháp
tính giá thành theo đơn đặt hàng. Trong trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp
CPSX là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành cũng là từng đơn đặt hàng
đã hoàn thành. Vì chỉ khi nào đơn đặt hàng đã hoàn thành mới tính giá thành, do
vậy kế toán không xác định chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì và tính giá thành
có thể không trùng với kì báo cáo.
Để tính được giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, mỗi đơn hàng kế toán mở
cho một phiếu tính giá thành. Chi phí sản xuất phát sinh được phản ánh trong phiếu
tính giá thành. Nếu chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì được tập hợp rồi
phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp. KHi đơn đặt hàng đã
hoàn thành, kế toán sẽ tổng cộng chi phí trên các phiếu tính giá thành để xác định
tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng đơn đặt hàng.
SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
20


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

1.6.5. Phương pháp tính giá thành phân bước.

Điều kiện áp dụng: Trong thực tế, có những sản phẩm được sản xuất phải qua
nhiều giai đoạn chế biến liên tục, kết thúc mỗi giai đoạn chỉ tạo ra nửa thành phẩm
và đưuọc chuyển cho giai đoạn kế tiếp để tiếp tục chế biến và sản phẩm được hoàn
thành ở giai đoạn cuối cùng ( thành phẩm ). Do yêu cầu quản lý, đối tượng tính giá
thành trong trường hợp nói trên có thể là nửa thành phẩm của từng giai đoạn và
thành phẩm của giai đoạn cuối cùng, có thể chỉ là thành phẩm của giai đoạn cuối
cùng. Để đáp ứng yêu cầu quản lý nói trên, cần có tổ chức kế toán tính giá thành
thích ứng với từng trường hợp.
Giá thành sản phẩm (Z) = C1 + C2 + C3 + … + Cn
Trong đó: Cn là chi phí giai đoạn n tính vào giá thành sản phẩm.
-

Phương pháp phân bước có tính giá thành vào giá thành NTP.

Phương pháp này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có yêu cầu hạch
toán kinh tế nội bộ cao, các nửa thành phẩm ở công đoạn sản xuất, có thể một phần
được chuyển cho công đoạn sản xuất sau, một phần được bán ra bên ngoài. Theo
phương pháp này, kế toán phải lần lượt tính giá thành NTP của giai đoạn trước kết
chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành nửa thành
phẩm của giai đoạn công nghệ cuối cùng.


Giai đoạn 1 (bước 1):

Giá thành

CPSX của
=
NTP
SPDDđk

 Giai đoạn 2 (bước 2):

CPSX
+
phát sinh

CPSX
CPSX của SP
+
của SPDDCKhỏng ( nếu có)

Giá
CPSX
CPSX
CPSX của SP
thành = của
+ Giá thành + CPSX - của
hỏng
NTP
SPDDĐK
NTP GĐ1
phát sinh SPDDCK
(nếu có)
 Tuần tự như trên, đến giai đoạn cuối cùng, kế toán tính được giá thành của TP.
Giá
CPSX
Giá thành
CPSX PS
CPSX
CPSX

thành = của
+ NPT giai - giai đoạn - của
- SP hỏng
của TP SPDDĐK
đoạn trước
sau
SPDDCK
(nếu có)
-

Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP.

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
21


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Theo phương pháp này, trường hợp doanh nghiệp không bán ra ngoài nửa thành
phẩm, do vậy kế toán không cần tính giá thành của NTP nà chỉ tính cho sản phẩm
hoàn thành (thành phẩm) của giai đoạn cuối cùng.
Công thức tính giá thành phân bước không tính giá thành của NTP như sau:
CPSX

CPSX của SPDDĐK + CPSX PS trong kỳ
=


x Thành phẩm

GĐi
SP hoàn thành của GĐi + SPDD GĐi
1.6.6. Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản xuất của
sản phẩm phụ được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản
xuất, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu, nhưng kết quả sản xuất ngoài sản
phẩm chính thu được người ta còn thu được cả sản pahamr phụ. Đối tượng tính giá
thành là sản phẩm chính, do vậy để tính được giá thành của nó kế toán phải loại trừ
chi phí của sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất phát sinh.
CPSX của sản phẩm phụ theo từng khoản mục được xác định như sau:
Tổng giá

Giá trị

Tổng CPSX
=
+
thành SPC SPCDDDK phát sinh trong kỳ

Giá trị SP thu Giá trị
hồi ước tính
SPCDDCK

1.6.7. Phương pháp tính giá thành định mức.
Đây là phương pháp tính giá thành thực tế sản phẩm công việc lao vụ hoàn
thành dựa trên giá thành định mức và chênh lệch do thay đổi, thoát ly định mức
trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Phương pháp này thường áp dụng trong

các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức, dự
toán chi phí tiên tiến hợp lý.
Giá thành thực

Giá thành

Chênh lệch cho

Chênh lệch so

=
tế của sản phẩm

SV: VŨ THỊ THU HIỀN

định mức

thay đổi định mức

MSV: 14402059
22

với định mức


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ
THƯƠNG MẠI HÀ NAM NINH
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH SX và TM Hà Nam Ninh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên công ty :Công ty TNHH Sản Xuât và Thương Mại Hà Nam Ninh.
Trụ sở chính: Số 22, ngõ 4, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (04) 35626288
Fax: (04) 35626288
Người đại diện cho pháp luật : Nguyễn Thanh Dự
Chức danh: Giám đốc
Số vốn điều lệ: 2.000.000.000 đồng ( Hai tỷ đồng chẵn )
Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hà Nam Ninh được thành lập từ
năm 2008 với tổng diện tích 120.000 m2, máy móc trang thiết bị tối tân hiện đại,
đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình.. Công ty
đang cung cấp nguyên liệu chất lượng cao với đầy đủ mẫu mã cho những công ty
chuyên ngành xây dựng và thức ăn chăn nuôi như : Công ty TNHH Emivest Tiền
Giang, Công ty TNN Emivest Bình Dương, Công ty TNN sản xất thức ăn chăn
nuôi Thiên Tôn, Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi Newhope....,
Công ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại Hà Nam Ninh là nhà sản xuất và cung
cấp hàng đầu về sản lượng và chất lượng các loại đá hạt và đá bột sử dụng làm
thức ăn gia súc, gia cầm, đá mài Granito trong xây dựng, đá làm gạch block, đá
làm kính, phụ gia cho ngành giấy, nhựa, bê tông nhựa. Sỏi trang trí các loại, Bột
Dolomite, Bột Mangan oxit MnO2 thiên nhiên dùng trong công nông nghiệp và
sản xuất gốm sứ… trong và ngoài nước với giá cạnh tranh nhất
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-

Lĩnh vực hoạt động:


SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
23


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Sản xuất đá hạt, đá bột, đá mài Granito, Sỏi trang trí các loại, Bột Dolomite, Bột
Mangan oxit MnO2



Thương mại dịch vụ
Đặc điểm tổ chức SXKD của công ty: Công ty tổ chức theo loại hình doanh

-

nghiệp: Công ty tư nhân. Là công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm được sản xuất
trên dây truyền công nghệ hiện đại
Các khách hàng chính : Công ty TNHH Emivest Tiền Giang, Công ty TNN

-

Emivest Bình Dương, Công ty TNN sản xất thức ăn chăn nuôi Thiên Tôn, Công

ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi Newhope....,
2.1.2.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.


-

Đặc điểm quy trình sản xuất
Hệ thống nhà máy sản xuất: gồm xưởng nghiền đá,lọc đá và sàng đá.
Dây chuyền sản xuất khép kín, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến
Hệ thống dây chuyền lắp ráp hiện đại.
Có hệ thống kiểm tra chất lượng của từng bộ phận và kiểm định chất lượng sản

phẩm trước khi xuất xưởng.
• Sản phẩm
Bột CaCO3 siêu mịn cao cấp có tráng phủ và không tráng phủ acid stearic (acid
béo) để làm phụ gia trong các ngành công nghiệp sơn, nhựa, giấy, cao su, v.v…;
đá vôi trắng dạng cục (hay còn gọi là quặng Canxit, Lumps); đá Chips; slaps;
block; đá trắng dạng hạt đều dùng để sản xuất đá Marble nhân tạo và làm sơn
giảm tốc trong ngành giao thông; đá trắng dạng sỏi (đá vo); cát thạch anh (Cát
Silic, Silica sand); đá thạch anh (quartz); thạch cao; vôi nung, …
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức (Phụ lục 6)
2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty.
-

Giám đốc: là người nghiên cứu, công bố và tạo mọi điều kiện để chính sách, các
mục tiêu chất lượng được thông hiểu, được thực hiện. Phê duyệt ban hành sổ tay
chất lượng và các tài liệu thuộc Hệ thống quản lý chất lượng. Cam kết và huy động
những nguồn lực cần thiết để duy trì, xây dựng, cải tiến áp dụng Hệ thống quan lý
chất lượng.Thực hiện và ghi nhận sáng kiến, động viên thúc đẩy trong lĩnh vực sản

xuất quan tâm đến điều hành quản trị.
SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
24


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Phó giám đốc kinh doanh: có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh định

-

kỳ, thiết lập mạng lưới kinh doanh, thu thập thông tin thị trường và phát triển kinh
doanh trong công ty.
Phó giám đốc sản xuất: phụ trách việc lập kế hoạch sản xuất và triển khai sản

-

xuất tại công ty.
Phòng kê toán: Đảm bảo huy động vốn kịp thời, định kỳ đối chiếu, kiểmsoát

-

dữ liệu thu nợ với từng đơn vị, thanh toán từng khách hàng, thẩm định khách hàng.
Giám sát kế hoạch chi tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật, dự toán, quyết toán, thanh
-


toán, chứng từ.
Phòng marketing: Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu

-

của khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.
Phòng hành chính nhân sự: tham mưu cho giám đốc công ty về công tác quản lý
văn phòng, hội nghị, văn thư lưu trữ, tuyển dụng, quản lý điều hành nhân sự, đào
tạo và tái đào tạo.
Phòng quan hệ khách hàng: tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chăm sóc kách

-

hàng.
Phòng vật tư: là đơn vị thuộc bộ máy quản lý của công ty, có chức năng cung cấp

-

thông tin kinh tế, giá cả thị trường các chủng loại vật tư nguyên vật liệu cho các
phòng ban liên quan. Mua sắm, cung cấp vật tư nguyên vật liệu để sản xuất sản
phẩm.
2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Công ty TNHH SX và TM Hà Nam Ninh có quy trình sản xuất khép kín và liên
tục. Hệ thống dây chuyền thiết bị máy móc rất được chú trọng hoàn toàn được
nhập ngoại.Dưới đây là quy trình sản xuất của một số sản phẩm chủ yếu.(Phụ lục
7)
2.1.5. Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm ( 2014
và 2015).(Phụ lục 8)



Bảng tình hình và kêt quả hoạt động kinh doanh ( Phụ lục 03 )
SV: VŨ THỊ THU HIỀN

MSV: 14402059
25


×