Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

HOÀN THIỆN kế TOÁN bán HÀNG tại CÔNG TY cổ PHẦN dệt lụa NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.46 KB, 68 trang )

Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT LỤA NAM ĐỊNH

Họ và tên sinh viên:

Phan Thị Trang

Lớp:

Kế toán Tổng hợp

MSSV:

LTCD140359TC

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Thị Thúy Hằng

1
SV: Phan Thị Trang

Hà Nội, 05-2015


1


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

MỤC LỤC

2
SV: Phan Thị Trang

2


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt
CPQLKD
CNV
DTBH
GTGT
GVHB
LNCPP
TK
TNHH

TSCĐ


Viết đầy đủ
Chi phí quản lý kinh doanh
Công nhân viên
Doanh thu bán hàng
Giá trị gia tăng
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận chưa phân phối
Tài khoản
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định


DANH MỤC BẢNG BIỂU

3
SV: Phan Thị Trang

3


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

DANH MỤC SƠ ĐỒ

4

SV: Phan Thị Trang

4


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập
MỞ ĐẦU

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh trên cơ sở tôn trọng pháp luật của Nhà
nước. Mọi sản phẩm, hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra hay mua về được tiêu
thụ trên thị trường với giá cả xác định chủ yếu dựa vào quy luật giá trị, quy luật
cung cầu và nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Nếu doanh nghiệp luôn bán hàng hoá
với giá cả thấp, giá trị doanh thu không đủ bù đắp chi phí thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ
và nguy cơ dễ dẫn tới phá sản. Ngược lại nếu bán với giá cao thì không cạnh tranh
được với các sản phẩm cùng loại.Vì vậy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho
mình một hướng đi và có các giải pháp đúng đắn để có thể tồn tại, phát triển và
giành thắng lợi trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt này.
Mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện tồn tại & phát triển của mọi doanh
nghiệp kinh doanh là sinh lợi.Để thực hiện mục tiêu này các doanh nghiệp cần phải
giải quyết hàng loạt các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật, quản lý sản xuất.Trong quá
trình tái sản xuất xã hội, trao đổi và tiêu dùng có tác động mạnh mẽ, kích thích sự
phát triển của sản xuất kinh doanh.Vấn đề tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ đã sản xuất ra
có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ để có được
doanh thu bù đắp các chi phí đã bỏ ra trong kỳ và đảm bảo có lãi.
Doanh nghiệp càng tiêu thụ được nhiều hàng hóa, dịch vụ thì càng có vị thế trên thị
trường đảm bảo sự phát triển lâu dài & bền vững của doanh nghiệp.Nhưng làm thế nào để
tổ chức tốt công tác bán hàng của các doanh nghiệp kinh doanh luôn là vấn đề thường trực

của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Với nhận thức trên, bằng những kiến thức lý luận đã được trang bị trong nhà
trường và những kiến thức thu thập từ thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty
CP Dệt lụa Nam Định đồng thời đi sâu vào tìm hiểu quá trình tổ chức kinh
doanh,tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp, em đã chọn và nghiên cứu đề
tài:“Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty CP Dệt Lụa Nam Định” làm
chuyên đề cuối khoá.

SV: Phan Thị Trang

5


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo chuyên đề gồm 3 chương:
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý hoạt động bán hàng tại Công ty
CP Dệt lụa Nam Định.
Chương II: Thực trạng kế toán bán hàng tại Công ty CP Dệt lụa Nam Định.
Chương III: Hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty CP Dệt lụa Nam Định.
Với kiến thức, trình độ còn hạn chế và chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với
thực tế nên chuyên đề cuối khoá của em không trách khỏi những thiếu sót nhất
định.Kính mong sự thông cảm và chỉ bảo, đóng góp ý kiến của Thạc sĩ.Đặng Thị
Thuý Hằng, các thầy cô giáo trong khoa, cùng toàn thể các anh chị trong phòng tài
chính kế toán tại Công ty CP Dệt lụa Nam Địnhđể chuyên đề cuối khoá của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ.Đặng Thị Thuý Hằng cùng toàn thể các

thầy cô giáo trong bộ môn và các anh chị Phòng Kế Toán Công ty CP Dệt lụa Nam
Định đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề cuối khoá này.
Hà Nội,- năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Trang

SV: Phan Thị Trang

6


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
CỦA CÔNG TY CP DỆT LỤA NAM ĐỊNH
1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty CP Dệt Lụa Nam Định
Công ty CP Dệt lụa Nam Định có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và cung
cấp các loại sợi và các sản phẩm vải như: vải peco, vải thô, vải lụa visco, vải dạ, vải satin
hoa, …Công ty CP Dệt lụa Nam Định vừa tiến hành bán buôn, bán lẻ cho các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu. Cung cấp chủ yếu các mặt hàng phục vụ đời sống, sinh hoạt, nhu cầu
sử dụng các công ty may mặc và các tầng lớp nhân dân....
1.1.1. Danh mục hàng bán (hoặc dịch vụ) của Công ty CP Dệt Lụa Nam Định
Công ty CP Dệt Lụa Nam Định tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh và
dịch vụ mua bán các loại sản phẩm, hàng hóa sau:
+ Sản xuất các loại sợi, vải .....
+ Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng: nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc
nhuộm và các vật tư phụ tùng ngành dệt may,…

+ Buôn bán, kinh doanh các loại sợi, vải, quần áo, …
+ Mua bán các loai máy móc thiết bị từ nước ngoài để cải thiện khoa học kĩ thuật
nâng cao năng suất và tay nghê người công nhân…
+ Mua bán các loại hóa chất phục vụ dệt, nhuộm
Sản phẩm phụ: Bảo hộ lao động, quần áo cotton nam nữ,...
Công ty phấn đấu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng
với chất lượng, giá cả phù hợp, giao hàng đúng tiến độ. Các sản phẩm của Công ty
chủ yếu đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế.
Công ty CP Dệt Lụa Nam Định có sử dụng phần mềm và các mặt hàng thì
công ty đã mã hóa hàng hóa.
1.1.2. Thị trường của Công ty Công ty CP Dệt Lụa Nam Định
Công ty CP Dệt Lụa Nam Định là công ty hoạt động mạnh về cả sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rất đa dạng và rộng
lớn. Các sản phẩm mà công ty phân phối, tiêu thụ có mặt ở hầu hết các địa bàn
trong nước và cả ở nước ngoài.

SV: Phan Thị Trang

7


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty tập trung vào hầu hết các tỉnh phía
Bắc như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên,…và một số mặt hàng có mặt tại nước
ngoài như : Nhật Bản, Hồng Kong, Đài Loan,…
* Thị trường trong nước
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề thị trường, dựa trên cơ sở năng lực

sản xuất và kinh doanh hiện có của công ty, phân tích về thị trường tiêu thụ các loại
mặt hàng mà mình đang kinh doanh công ty luôn xác định cho mình mục tiêu cụ thể
là tập trung chủ yếu vào thị trường trong nước, nhất là thị trường miền Bắc.
Bảng 1-1:Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012

Tổng doanh thu
Trong nước
Ngoài nước

Năm 2013

Năm 2014

104.986.480

111.506.641

130.369.000

62.493.240
42.493.240

67.756.318
43.750.325

70.183.480

60.185.520

* Thị trường xuất khẩu
Công ty CP Dệt Lụa Nam Định chỉ mới bắt đầu tham gia thị trường xuất khẩu
trong một số năm trở lại đây, nên thị trường xuất khẩu không nhiều. Thị trường xuất
khẩu hiện nay của công ty tập trung chủ yếu là một số nước như:Nhật Bản, Hồng
Kong, Đài Loan,…
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty Công ty CP Dệt Lụa Nam Định
Phương thức bán hàng:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay để có thể cạnh tranh được với các công
ty thương mại lớn nhỏ, đứng vững được trên thị trường và kinh doanh có lãi thì đòi
hỏi các phương thức bán hàng mà công ty sử dụng phải phù hợp với ngành nghề,
mặt hàng kinh doanh vừa thuận thiện, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và yêu
cầu quản lý của công ty.
Để thoả mãn nhu cầu tối đa của người dân, công ty có nhiều cửa hàng, trung
tâm buôn bán cùng hoạt động với quy mô tính chất khác nhau và tổ chức các
phương thức bán hàng phong phú, đa dạng như bán buôn, bán lẻ, đại lý, ký gửi...

SV: Phan Thị Trang

8


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Một trong những điểm kinh doanh hiệu quả nhất là cửa hàng Kinh doanh hàng thời
trang 25 Trần Hưng Đạo. Do vận dụng được lợi thế kinh doanh là nằm ở trung tâm
Thành phố Nam Định, cửa hàng này luôn đi đầu về số lượng khách tham quan và

mua hàng, chủng loại hàng hoá nhưng quan trọng hơn là đã đạt chỉ tiêu doanh thu,
lãi gộp khá cao.Cửa hàng này đã khẳng định được vị trí của mình đối với hiệu quả
chung của toàn công ty, là tấm gương sáng để các đơn vị khác học tập cả về trình độ
tổ chức, công tác kế toán, kết quả kinh doanh.
- Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Công ty vừa tiến hành
thanh toán với bên cung cấp về mua hàng, đồng thời vừa tiến hành thanh toán với
bên mua về bán hàng nghĩa là đồng thời phát sinh cả nghiệp vụ mua hàng về bán
hàng ở công ty. Chứng từ bán hàng là hoá đơn bán hàng do công ty lập, 1 liên của
chứng từ gửi theo hàng cho bên mua, 2 liên gửi về phòng kế toán để làm thủ tục
thanh toán tiền bán hàng. Tuỳ theo hợp đồng giữa các bên, nếu hàng giao thẳng do
công ty vận chuyển cho bên mua bằng phương tiện của mình hay thuê ngoài thì số
hàng vẫn thuộc quyền sở hữu và chỉ chuyển quyền sở hữu khi bên mua đã trả tiền
hay chấp nhận thanh toán.
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng gửi đi cho người mua. Hàng
hoá bán cho bên mua được xuất ra từ kho của công ty. Công ty sẽ có trách nhiệm
chuyển gửi đi cho người mua theo hợp đồng. Chứng từ bán hàng là hoá đơn kiêm
phiếu xuất kho, 1 bên chứng từ gửi cho bên mua cùng với vận đơn 2 bên gửi về
phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán bán hàng. Số lượng khi bên mua chấp nhận
thanh toán được coi là tiêu thụ.
- Bán lẻ tự chọn:
Theo hình thức này, khách hàng đến mua hàng sẽ tự chọn mặt hàng mà mình
ưng ý sau đó sẽ thanh toán tại quầy thu ngân cho thu ngân viên. Nhân viên thu ngân
có nhiệm vụ thu tiền và in hoá đơn bán hàng cho khách.
Đối với trường hợp bán lẻ này, thông thường khách hàng không yêu cầu viết
hoá đơn GTGT do đó cuối mỗi ca nhân viên thu ngân sẽ mang nộp tiền cho thủ quỹ,
số lượng hàng bán ra đã được cập nhật trên máy.

SV: Phan Thị Trang

9



Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Trong khâu bán lẻ, chủ yếu là bán thu bằng tiền mặt, và thường thì hàng hoá
xuất giao cho khách hàng và thu tiền trong cùng một thời điểm. Vì vậy thời điểm
tiêu thụ đối với khâu bán lẻ được xác định ngay khi hàng hoá giao cho khách hàng.
Hiện nay, việc bán lẻ thường được tiến hành theo các phương thức sau:
- Phương thức bán hàng thu tiền tập trung
Phương thức này tách rời nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền. Cuối ca
bán, nhân viên bán hàng kiểm hàng tại quầy, lập báo cáo doanh số bán nộp trong ca.
Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ thu tiền, kiểm tiền và lập báo cáo nộp tiền cho thủ
quỹ, kế toán bán hàng nhận các chứng từ tại quầy, bàn giao làm căn cứ ghi các
nghiệp vụ bán trong ca và kỳ báo cáo.
- Phương thức bán hàng thu tiền trực tiếp:
Nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách. Cuối ca, nhân
viên bán hàng kiểm tiền làm giấy nộp tiền, kiểm kê hàng hoá hiện còn ở quầy và
xác định lượng hàng hoá bán ra trong ca. Sau đó lập báo cáo bán hàng để xác định
doanh số bán, đối chiếu với số tiền đã nộp theo giấy nộp tiền.
Chính sách giá cả và phương thức thanh toán:
Để thu hút và tạo được uy tín với khách hàng, tăng thị phần của công ty trên
thị trường, công ty đã có chính sách giá cả và phương thức thanh toán rất linh hoạt,
đa dạng áp dụng cho các khách hàng khác nhau.
- Về chính sách giá cả: giá bán hàng hoá được xác định trên 3 căn cứ giá thị
trường hàng mua vào, giá cả thị trường và mối quan hệ của công ty với khách hàng.
Công ty thực hiện giảm giá với khách mua thường xuyên, mua với khối lượng lớn,
khách hàng ở xa hoặc thanh toán ngay. Nhờ thực hiện chính sách này mà uy tín của
công ty với bạn hàng ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động kinh

doanh của công ty.
- Về phương thức thanh toán: Công ty thực hiện phương thức thanh toán dựa
vào hợp đồng kinh tế giữa hai bên, việc thanh toán có thể thực hiện ngay hoặc thanh
toán sau một thời gian nhất định. Với khách hàng thường xuyên, có tín nhiệm, công
ty cho phép nợ lại theo thời hạn nhưng thời hạn này ngắn hơn hoặc bằng thời hạn
công ty phải trả cho Nhà cung cấp. Còn những khách hàng không thường xuyên thì

SV: Phan Thị Trang

10


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

phải thanh toán đầy đủ mới được nhận hàng. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng khâu thanh toán nhưng vẫn luôn cố gắng không làm ảnh hưởng đến
tiến độ hoạt động kinh doanh của công ty. Hình thức thanh toán chậm hiện nay là
phổ biến, nó chiếm tỷ trọng lớn do vậy Công ty luôn giám sát chặt chẽ các khoản
phải thu của khách hàng, phân tích các mối quan hệ để có kế hoạch thu hồi nợ của
khách hàng đúng hạn.
1.1.4. Cách tính giá vốn hàng bán của công ty
Trị giá vốn hàng tồn kho, giá vốn hàng bán được xác định theo phương pháp
Bình quân gia quyền. Cuối kỳ kế (tiêu chuẩn phân bổ chi phí thường là theo số
lượng). toán sẽ căn cứ số lượng tồn đầu kỳ (tồn cuối kỳ trước) và lượng nhập –
xuất để tính trị giá thực tế xuất kho theo từng danh điểm. Trị giá vốn của hàng xuất
bán bao gồm trị giá mua thực tế của hàng xuất kho cộng với chi phí mua hàng phân
bổ cho số hàng đã bán
Giá trị thực tế

Giá trị thực tế
+ Giá bình quân
tồn đầu kỳ
+
nhập trong kỳ
1 đơn vị hàng hóa
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
+ Giá trị hàng =
Giá bình quân
× Số lượng hàng xuất bán
xuất bán
1 đơn vị hàng hóa
trong kỳ
+ Hàng hóa được đánh giá theo giá gốc.
+ Hàng hóa Nhập-Xuất-Tồn được kê khai theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Ví dụ: Đầu tháng 10/2014, tồn kho 10 tạ sợi Ne 16 Mu đơn giá 1,560,000đ/tạ
Ngày 01/10 Nhập 15 tạ. Đơn giá 1,570,000đ/tạ
Ngày 10/10 Xuất 12 tạ bán cho Công ty Dệt 19/5 Hà Nội
- Giá đơn vị bình quân
10*1,560,000 + 15*1,570,000
1,566,000đ
của sợi Ne 16 Mu
10 + 15
- Giá trị xuất bán Sợi Ne 16 Mu = 12* 1,566,000 = 18,792,000đ
1.2. Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty CP Dệt Lụa Nam Định
Đứng trước yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, để nâng cao
hiệu quả của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng, Công ty đã
mạnh dạn xây dựng phần mềm kế toán áp dụng trong toàn Công ty. Các phòng ban
nghiệp vụ có thể trao đổi thông tin với nhau qua hệ thống mạng máy tính, nhờ đó
việc giám sát, quản lý bán hàng cũng được dễ dàng thuận tiện hơn. Điều này còn

cho phép Công ty giảm thiểu các chi phí, đồng thời rút ngắn thời gian luân chuyển

SV: Phan Thị Trang

11


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

chứng từ phục vụ đắc lực cho việc cung cấp thông tin kế toán. Cụ thể, công tác quản
lý khâu bán hàng được chú trọng trên các mặt sau:
+ Về quy cách, chất lượng sản phẩm
Thực hiện phương châm đặt chữ tín lên hàng đầu, Công ty luôn chú trọng
kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm, nhằm mục đích đem lại sự hài lòng
cao nhất cho khách hàng. Khi giao hàng, công ty cũng cử nhân viên kỹ thuật kiểm
tra, giám sát việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, vừa đảm bảo cung cấp hàng đúng
yêu cầu cho người mua, vừa tránh được các tổn thất gây thiệt hại cho cả hai bên.
+ Về khối lượng hàng xuất bán
Phòng kinh doanh đảm nhận khâu phát hành chứng từ và theo dõi về khối
lượng trên các thẻ chi tiết. Vì vậy, Phòng kinh doanh luôn nắm chắc về tình hình
nhập - xuất - tồn của từng loại hàng hoá, làm cơ sở để khai thác nguồn hàng, khách
hàng, ký kết hợp đồng, giúp cho quá trình kinh doanh của Công ty diễn ra liên tục.
Khách hàng có thể nhanh chóng nhận hàng đúng, đủ cả về chất lượng và số lượng.
+ Về giá cả
Giá bán do Hội đồng giá quyết định (Chủ tịch hội đồng giá là Tổng Giám
đốc) dựa trên cơ sở bù đắp các chi phí và thực tế biến động của thị trường. Phòng
Kinh doanh và Phòng Tài chính - Kế toán đều có một bảng báo giá để đối chiếu,
kiểm tra.Công ty luôn thực hiện đúng trách nhiệm về giá bán đối với các hợp đồng

đã ký kết, với những khách hàng thường xuyên thì điều này đặc biệt được chú ý.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI
CÔNG TY CP DỆT LỤA NAM ĐỊNH
2.1. Kế toán doanh thu
2.1.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
- Thiết lập hệ thống các chứng từ kế toán: Hệ thống các chứng từ sẽ được
thiết lập chung thống nhất trong toàn Công ty, các chứng từ liên quan tới bán hàng

SV: Phan Thị Trang

12


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

và xác định kết quả bao gồm Hoá đơn GTGT (mẫu số 01GTKT-3LL), Phiếu xuất
kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03PXK-3LL), Phiếu thu (mẫu số 01-TT).
- Thiết lập hệ thống các tài khoản sử dụng.
- Nhập thông tin về các khách hàng thường xuyên của Công ty (mã khách
hàng, tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, Fax, mã số thuế...)
- Nhập thông tin về sản phẩm hàng hoá xuất bán (mã hàng, tên hàng, kho bãi...)
Căn cứ vào nhu cầu mua hàng hoặc hợp đồng bán hàng đã ký với khách,
nhân viên bán hàng của Phòng Kinh doanh sẽ nhập thông tin về đơn hàng vào máy
tính bằng cách: Vào mục “nhập dữ liệu” trên máy tính, chọn mục “Hoá đơn
GTGT”, nhập các thông tin về hoá đơn, sau đó viết hoá đơn GTGT (3 liên): Liên 1
(màu tím) lưu tại Phòng Kinh doanh, liên 2 (màu đỏ) giao cho khách hàng đi nhận
hàng, liên 3 (màu xanh) chuyển cho Phòng Kế toán.

Trong trường hợp khách hàng trả tiền ngay, Phòng Kinh doanh sẽ viết thêm
phiếu thu tiền mặt và thu tiền của khách. Phiếu thu được lập thành ba liên (phải có
chữ ký của thủ quỹ), liên trắng lưu tại nơi lập phiếu là Phòng Kinh doanh, liên hồng
giao cho khách, liên vàng chuyển cho Phòng Kế toán, tiền thu của khách chuyển
cho thủ quỹ nhập quỹ tiền mặt và ghi sổ quỹ. Phản ánh doanh thu bán hàng của
Công ty.
Trong trường hợp khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản, sau khi nhận
được giấy báo có của ngân hàng, Phòng kế toán sẽ lập phiếu thu và lưu trong phần
chứng từ ngân hàng
+ Chứng từ sử dụng
- Chứng từ sử dụng để hạch toán doanh thu bán hàng tại Công ty CP Dệt lụa
Nam Định gồm có:
Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT-3LL)
Phiếu thu (Mẫu số 01-TT)
Hợp đồng bán hàng và cung cấp dịch vụ
Ví dụ minh họa một số chứng từ tiêu biểu của công ty:

SV: Phan Thị Trang

13


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Ngày 05/10/2014, công ty Sợi Ne 20/1 Cotton AS cho Công ty TNHH một
thành viên Dệt 19/5 HN với tổng sản lượng là 4,550.50Kg, tổng giá vốn là
149.362.882đồng, giá trị hợp đồng là 207.184.165đồng, thuế GTGT 10% là
20.717.426 đồng. Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 HN đã thanh toán bằng

chuyển khoản vào ngày 07/10/2014. Công ty đã nhận được Giấy báo có số 020.
Công ty đã chiết khấu cho Nhà máy 1% tổng giá trị thanh toán do Nhà máy đã
thanh toán trước thời hạn hợp đồng, công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản.
(Phiếu chi số 25).
Căn cứ vào hợp đồng, kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ và lập hóa đơn GTGT số 85992

SV: Phan Thị Trang

14


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Biểu 2.1: Hoá đơn GTGT số 85922
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 3: Lưu nội bộ
Ngày 05 tháng 10 năm 2014
Đơn vị bán hàng: Công ty CP Dệt Lụa Nam Định

Mẫu số: 01 GTKT – 3LL
NX/2014B
85992

Địa chỉ:

Số 4 Hà Huy Tập, TP. Nam Định, Nam Định


Số điện thoại:

03503849652

Họ tên người mua hàng:

Trần Mạnh Quân

Tên đơn vị:

Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 HN

Địa chỉ:

203 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội

Hình thức thanh toán: Chuyển khoản
STT
A
1

MST......

ĐV

Tên hàng hoá, dịch vụ

Số lượng
tính

C
1
Kg 4.550,50

B
Sợi Ne20/1 Cotton AS

Đơn giá
2
45,530

Cộng tiền hàng:

Thành tiền
3=1x2
207.184.265
207.184.265

Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT:

20.717.426

Tổng cộng tiền thanh toán:

227.901.691

Số tiền viết bằng chữ:

(Hai trăm hai mươi bẩy triệu chín trăm linh một


nghìn sáu trăm chín mươi mốt đồng)
Người mua hàng
(Ký, họ tên)
Đã ký

Người bán hàng

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Đã ký

Đã ký

Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 85922( Biểu số 2.1) và điều kiện chiết khấu
thanh toán, kế toán thanh toán tính số tiền chiết khấu thanh toán cho: Công ty
TNHH một thành viên Dệt 19/5 HN: 1% trên tổng số tiền mà Công ty phải thanh
toán (2.279.017 đ) và tiến hành lập phiếu chi số 25 (Biểu số 2.2)
Biểu.2.2: Phiếu chi
Đơn vị: Công ty Cổ phần Dệt Lụa
Nam Định

SV: Phan Thị Trang

Mẫu số: 02 - TT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC


15


Viện Kiểm toán - Kế toán
Bộ phận: Kế Toán

Chuyên đề thực tập
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI
Liên 1

Số: PC25
Nợ TK 635
Có TK 112

Người nhận tiền: Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 HN
Địa chỉ: : 203 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội
Lý do chi: Chi chiết khấu thanh toán cho khách hàng.
Số tiền: 2.279.017 (viết bằng chữ): Hai triệu hai trăm bảy mươi chín nghìn không
trăm mười bảy đồng.
Kèm theo :…..chứng từ gốc.
Ngày 07 tháng 10 năm 2014
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
dấu)
Đã ký

SV: Phan Thị Trang


Đã ký

Đã ký

Đã ký

16

Đã ký


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Biểu 2.3: Giấy báo có của ngân hàng
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam
Chi nh ánh TP Nam Định

GIẤY BÁO CÓ
Ngày: 07/10/2014
Số:020
Đơn vị chuyển tiền: Công ty TNHH một thành viên Dệt 19/5 HN
Địa chỉ:

203 Nguyễn Huy Tưởng – Thanh Xuân – Hà Nội

Số tài khoản:


1002542667333

Nội dung:

Thanh toán tiền hàng theo hoá đơn số 85922

Số tiền:

227.901.691VND

Bằng chữ:

Hai trăm hai mươi bẩy triệu chín trăm linh một nghìn sáu trăm

chín mươi mốt đồng./.
Ngày 07 tháng 10 năm 2014
Giao dịch viên
(Đã ký)

Kiểm soát viên
(Đã ký)

Thủ quỹ
(Đã ký)

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ như: Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu chi,
giấy báo có... của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán tổng hợp ghi vào sổ Nhật
ký – Chứng từ ( Biểu 2.4 và Biểu 2.5)

SV: Phan Thị Trang


17


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Biểu.2.4: Nhật ký - Chứng từ
Đơn vị: Công ty CP Dệt Lụa
Tập Nam Định
Địa chỉ: : Số 4 Hà Huy Tập - TP

Mẫu số: 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Nam Định
NHẬT KÝ – CHỨNG TỪ
Ghi Có Tài khoản: 112 – Tiền gửi ngân hàng
Năm 2014
ĐVT: Đồng
Số TT
A

Ngày
B
07/10
Cộng


Ghi Có Tài khoản 112, ghi Nợ Tài khoản
635

Cộng Có TK 112
1
2
3
2.279.017
2.270.017
2.279.017
2.279.017

Đã ghi Sổ Cái ngày … tháng … năm …
Ngày … tháng … năm …
Người ghi sổ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đã ký

SV: Phan Thị Trang

Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Đã ký

Giám đốc
(Ký và ghi rõ tên)
Đã ký

18



Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Biểu.2.5: Nhật ký - Chứng từ
Đơn vị: Công ty CP Dệt Lụa
Nam Định
Địa chỉ: Hà Huy Tập- TP
Nam Định

Mẫu số: S04a8 – DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

NHẬT KÝ – CHỨNG TỪ
Ghi có các TK: 131,156, 511
Năm: 2014
ĐVT: Đồng
Số
TT
A
1
2
3

Số
Các TK
ghi Có
hiệu

TK Các TK
Ghi Nợ
ghi
Nợ
B
C
112 Tiền gửi ngân
hàng
131 Phải thu khách
hàng
632 Gía vốn hàng
bán
Cộng

131

156

511

1

2

3

2
27.901.691
207.184.265
149.362.882

227.901.691

149.362.882

207.184.265

Đã ghi Sổ cái ngày … tháng … năm …
Ngày … tháng … năm …
Người ghi sổ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đã ký

Đã ký

Giám đốc
(Ký và ghi rõ tên)
Đã ký

2.1.2. Kế toán chi tiết doanh thu
Hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng:
Sản phẩm tiêu thụ được kế toán bán hàng mã hoá và theo dõi chi tiết cho
từng quy cách sản phẩm. Các sản phẩm sợi được theo dõi tại Kho hàng hóa, vật tư

SV: Phan Thị Trang

19



Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

với đầy đủ các thông tin về chủng loại, mẫu mã, đơn giá và doanh số bán chưa thuế.
Các sản phẩm vải tại Kho Vải cũng được theo dõi tương tự như vậy.
Khi đã xác định được doanh thu bán hàng kế toán vào sổ chi tiết tài khoản
511. Cuối tháng kế toán bán hàng sẽ lập các bảng kê, báo cáo liên quan tới tình hình
tiêu thụ và doanh thu bán hàng (Bảng kê chi tiết hoá đơn theo từng khách hàng,
Bảng kê tiêu thụ).
Để tiện theo dõi tình hình tiêu thụ và công nợ của từng khách hàng, kế toán
lập bảng kê chi tiết hoá đơn theo từng khách hàng một.
Kế toán bán hàng căn cứ vào các hóa đơn GTGT như hóa đơn GTGT 85922
(Biểu số 2.1),… để vào sổ chi tiết doanh thu bán hàng (Biểu số 2.6)

SV: Phan Thị Trang

20


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Biểu số 2.6: Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Đơn vị: Công ty CP Dệt Lụa
Tập Nam Định
Địa chỉ: : Số 4 Hà Huy Tập


Mẫu số: 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

TP Nam Định

NT
GS
A

SỔ CHI TIẾT
Tên tài khoản: 511 – Doanh thu bán hàng
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Số phát sinh
TK
Số
Diễn giải
NT
Nợ

ĐƯ
hiệu
B

05/10


85922






31/10 PKT

C

D
……….
Doanh thu bán hàng
cho công ty TNHH
05/10
một thành viên Dệt
19/5 HN

…….
Kết chuyển doanh
31/10
thu
Cộng phát sinh

E

1
……

2
……


131
207,184,265

911

……
27.717.567.07
0
27.717.567.07
0

……

27.717.567.070

Sổ này có:…..Trang, đánh số từ trang 01 đến trang ….
Ngày mở sổ .....
Ngày 31 tháng 10 năm 2014
Người ghi sổ
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

Giám đốc
(Ký và họ tên, đóng dấu)

Đã ký
Đã ký

Đã ký
Để tiện theo dõi tình hình tiêu thụ và công nợ của từng KH, kế toán lập bảng kê
chi tiết hoá đơn theo từng khách hàng một

SV: Phan Thị Trang

21


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Công ty
CP Dệt
lụa Nam
Định
BẢNG KÊ
CHI TIẾT
HOÁ
ĐƠN
Công ty
TNHH
Dệt một
thành viên
19/5 Hà
Nội

Khách:
4HN


Số HĐ
(1)

Ngày
(2)

Mã hàng
(3)

85922

5/10

20/1CO

85951

10/10

20/1CO

85978

18/10

20/1CO

85995


22/10

20/1CO

Tháng

Tên hàng
(4)
Ne 20/1
Cotton
Ne 20/1
Cotton
Ne 20/1
Cotton
Ne 20/1
Cotton
TỔNG
CỘNG

Loại
(5)

ĐVT
(6)

Số lượng
(7)

A


Kg

4.550,50

A

Kg

10.906,10

A

Kg

8.812,70

A

Kg

14.019,40

Đơ

38.288,7

Biểu 2.7: Trích Bảng kê chi tiết hoá đơn của Khách 4HN tháng 10/2014 - Cô

SV: Phan Thị Trang


22


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

CP Dệt lụa Nam
Định
BẢNG KÊ TIÊU THỤ
Tháng
10/2014
Đơn vị

TNHH SX-TM
Hải
TM Hoàng Minh

Lượng sợi

Tiền sợi

371.099.524

38.288,7


1.296.284.511



TNHH Mỹ Hưng

10.164,14

374.675.845

TỔNG CỘNG

521.930,57

15.528.107.86
0

anh thu hàng bán
ền thuế hàng bán
oanh thu + Thuế

SP
XK

Tiền vải

50.351,10
8.152,45

TNHH 19/5 Hà Nội

Lượng vải

T.

Tiền thuế
XK

851.565.275

85.156.52

37.109.95








129.628.54


37.467.58
498.694,00

12.189.459.210

0

0

2.771.756.70


27.717.567.070
2,771,756,707
30.489.323.780

Biểu 2.8:Trích Bảng kê tiêu thụ tháng 10/2014 - Công ty cổ phần Dệt lụa Nam Định

SV: Phan Thị Trang

23


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

Ta có quy trình ghi sổ Nhật ký chứng từ cho phần hành xác định doanh thu
bán hàng tại Công ty CPDệt lụa Nam Định như sau:
Sơ đồ trình tự ghi sổ phần hành doanh thu bán hàng:

Hoá đơn, chứng từ gốc
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8
BK tiêu thụ, BK chi tiết hoá đơn, BK chi tiết SPxuất bán
Sổ chi tiếtTK 511
Bảng tổng hợp tiêuthụ
Sổ cái TK 511,
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 2.1:Trình tự ghi sổ phần hành doanh thu bán hàng

SV: Phan Thị Trang

24


Viện Kiểm toán - Kế toán

Chuyên đề thực tập

2.1.3. Kế toán tổng hợp về doanh thu
+ Tài khoản sử dụng
Ở đề tài này em đưa ra hoạt động bán hàng về mặt hàng vải và sợi vải của
Công ty CP Dệt Lụa Nam Định. Để hạch toán doanh thu bán hàng Công ty CP Dệt
Lụa Nam Định sử dụng TK 511- Doanh thu bán hàng, kết cấu tài khoản như sau:
Bên Nợ: Các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại...
Kết chuyển doanh thu thuần xác định kết quả
Bên Có: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ.
Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.
Tại Công ty CPDệt lụa Nam Định, TK 511 được mở chi tiết theo từng quy
cách sản phẩm như sau:
TK 5111: Sản phẩm Sợi
TK 5112: Sản phẩm Vải
TK 5113: Sản phẩm Bông
TK 5114: Sản phẩm may mặc
TK 118: Các SP, dịch vụ khác

+ Quy trình hạch toán
Kế toán căn cứ vào sổ Nhật ký – Chứng từ (Biểu 2.4 và 2.5), sổ chi tiết
TK 511 (Biểu số 2.6) để lập Sổ Cái TK 511.

SV: Phan Thị Trang

25


×