Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe toàn cầu tại công ty bảo hiểm hùng vương hà nội giai đoạn 2011 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.17 KB, 78 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

MỤC LỤC
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì mọi người
càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngoài BHXH và BHYT, các
nghiệp vụ BHSK ra đời là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp
dân cư trong xã hội. Bảo Hiểm Hùng Vương Hà Nội là một DN triển khai về nhóm các
nghiệp vụ BHSK và tai nạn con người. Trong đó, nghiệp vụ BHSK toàn cầu được DN và
khách hàng đánh giá cao và chọn lựa................................................................................6
Nhận thức được tầm quan trọng của BHSK đối với xã hội nói chung và đối với sức khỏe
của mỗi người nói riêng, trong thời gian thực tập tại DN BH Hùng Vương Hà Nội em đã
tìm hiểu về nghiệp vụ BHSK toàn cầu và lựa chọn nghiệp vụ này để viết chuyên đề thực
tập tốt nghiệp với đề tài: “Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe toàn cầu tại
công ty Bảo Hiểm Hùng Vương Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015” để làm rõ nội dung BHSK
toàn cầu và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này trên thị trường Việt
Nam.................................................................................................................................... 6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo Hiểm Sức Khỏe.......................................8
1.1.2 . Lịch sử hình thành và phát triển của BHSK........................................................10
1.2 Các nghiệp vụ BHSK...............................................................................................11
1.2.1 BH tai nạn con người...........................................................................................11
1.2.2 BHSK toàn diện................................................................................................13
2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển........................................................25
2.1.1.1. Lịch sử hình thành công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương....................25
2.1.1.2. Giới thiệu về công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương Chi Nhánh Hà Nội. Lịch
sử hình thành................................................................................................................ 27
2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức.............................................................................30
2.1.3 Kết quả và hiệu qủa kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương
chi nhánh Hà Nội ( 2011-2015)..............................................................................33
2.2. Tình hình triển khai BHSK toàn cầu của công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương 36


2.2.1.2. Phạm vi BH...................................................................................................38
3.2.1 Giải pháp cho công tác khai thác......................................................................68
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giới thiệu nghiệp vụ.........................................68
- Nâng cao chất lượng kênh phân phối và đại lý BH..............................................69
- Chăm sóc khách hàng sau khi ký hợp đồng BH..................................................70

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

3.2.2.Giải pháp trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất....................................70
3.2.3 Giải pháp cho công tác giám định, bồi thường.................................................72
3.2.3.1 Giải pháp cho công tác giám định.............................................................72
3.2.3.2 Giải pháp cho công tác bồi thường...........................................................73
3.3 Kiến nghị................................................................................................................. 74
3.3.1 Một số khuyến nghị đối với Bộ Tài Chính và các cơ quan chức năng liên quan.
.................................................................................................................................. 74
3.3.2 Đối với Hiệp Hội BH Việt Nam..........................................................................76

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

2

Lớp: Bảo hiểm 54



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHV

: Tổng công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương

BH

: Bảo hiểm

BHSK

: Bảo hiểm sức khỏe

BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm


GCNBH

: Giấy chứng nhận bảo hiểm

HĐBH

: Hợp đồng bảo hiểm

NĐBH

: Người được bảo hiểm

STBH

: Số tiền bảo hiểm

TBH

: Tái bảo hiểm

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao thì mọi người
càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình. Ngoài BHXH và BHYT, các
nghiệp vụ BHSK ra đời là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp
dân cư trong xã hội. Bảo Hiểm Hùng Vương Hà Nội là một DN triển khai về nhóm các
nghiệp vụ BHSK và tai nạn con người. Trong đó, nghiệp vụ BHSK toàn cầu được DN và
khách hàng đánh giá cao và chọn lựa................................................................................6
Nhận thức được tầm quan trọng của BHSK đối với xã hội nói chung và đối với sức khỏe
của mỗi người nói riêng, trong thời gian thực tập tại DN BH Hùng Vương Hà Nội em đã
tìm hiểu về nghiệp vụ BHSK toàn cầu và lựa chọn nghiệp vụ này để viết chuyên đề thực
tập tốt nghiệp với đề tài: “Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe toàn cầu tại
công ty Bảo Hiểm Hùng Vương Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015” để làm rõ nội dung BHSK
toàn cầu và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này trên thị trường Việt
Nam.................................................................................................................................... 6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo Hiểm Sức Khỏe.......................................8
1.1.2 . Lịch sử hình thành và phát triển của BHSK........................................................10
1.2 Các nghiệp vụ BHSK...............................................................................................11
1.2.1 BH tai nạn con người...........................................................................................11
1.2.2 BHSK toàn diện................................................................................................13
2.1.1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển........................................................25
2.1.1.1. Lịch sử hình thành công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương....................25
2.1.1.2. Giới thiệu về công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương Chi Nhánh Hà Nội. Lịch
sử hình thành................................................................................................................ 27
2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức.............................................................................30
2.1.3 Kết quả và hiệu qủa kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vương
chi nhánh Hà Nội ( 2011-2015)..............................................................................33
2.2. Tình hình triển khai BHSK toàn cầu của công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương 36
2.2.1.2. Phạm vi BH...................................................................................................38

Bảng 2.2: Quyền lợi và STBH của Điều kiện BH A.................................................41
Bảng 2.3: Quyền lợi và STBH của Điều kiện BH B.................................................41

Bảng 2.4: Quyền lợi và STBH của Điều kiện BH C.................................................42

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

Bảng 2.5: Quyền lợi và STBH của Điều khoản bổ sung I.........................................44
Bảng 2.6: Quyền lợi và STBH của Điều khoản bổ sung II.......................................46
Bảng 2.7: Phí BH của BHSK toàn cầu công ty BHV................................................47
Bảng 2.8: So sánh BHSK toàn cầu BHV và PVI......................................................49
Sơ đồ 4: Quy trình khai thác bảo hiểm sức khỏe toàn cầu........................................51
Bảng 2.10: Doanh thu BH chăm sóc sức khỏe qua các kênh phân phối tại BHV
Hà Nội (2011– 2015).............................................................................57
Bảng 2.11:Tình hình bồi thường BHSK toàn cầu tại BHV Hà Nội (2011 – 2015)
................................................................................................................59
Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ BHSK toàn
cầu của BHV Hà Nội (2011– 2014)......................................................62
3.2.1 Giải pháp cho công tác khai thác......................................................................68
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giới thiệu nghiệp vụ.........................................68
- Nâng cao chất lượng kênh phân phối và đại lý BH..............................................69
- Chăm sóc khách hàng sau khi ký hợp đồng BH..................................................70
3.2.2.Giải pháp trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất....................................70
3.2.3 Giải pháp cho công tác giám định, bồi thường.................................................72
3.2.3.1 Giải pháp cho công tác giám định.............................................................72
3.2.3.2 Giải pháp cho công tác bồi thường...........................................................73

3.3 Kiến nghị................................................................................................................. 74
3.3.1 Một số khuyến nghị đối với Bộ Tài Chính và các cơ quan chức năng liên quan.
.................................................................................................................................. 74
3.3.2 Đối với Hiệp Hội BH Việt Nam..........................................................................76

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

5

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng
cao thì mọi người càng có điều kiện để chăm lo cho bản thân và gia đình.
Ngoài BHXH và BHYT, các nghiệp vụ BHSK ra đời là hết sức cần thiết
nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bảo Hiểm
Hùng Vương Hà Nội là một DN triển khai về nhóm các nghiệp vụ BHSK và
tai nạn con người. Trong đó, nghiệp vụ BHSK toàn cầu được DN và khách
hàng đánh giá cao và chọn lựa.
Nhận thức được tầm quan trọng của BHSK đối với xã hội nói chung và
đối với sức khỏe của mỗi người nói riêng, trong thời gian thực tập tại DN BH
Hùng Vương Hà Nội em đã tìm hiểu về nghiệp vụ BHSK toàn cầu và lựa
chọn nghiệp vụ này để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Tình
hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe toàn cầu tại công ty Bảo
Hiểm Hùng Vương Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015” để làm rõ nội dung

BHSK toàn cầu và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này trên
thị trường Việt Nam.
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý thuyết chung về BHSK
Chương 2: Tình hình triển khai nghiệp vụ BHSK toàn cầu tại công ty
Bảo Hiểm Hùng Vương Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ BHSK toàn
cầu tại Bảo Hiểm Hùng Vương Hà Nội.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa bảo hiểm, cô
giáo TS.Nguyễn Thị Hải Đường, cùng toàn thể các anh chị là cán bộ, nhân
viên của Bảo Hiển Hùng Vương Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
đề tài này.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

6

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

Việc tiếp cận tài liệu, sự tìm hiểu của bản thân, kinh nghiệm thực tế
trong quá trình thực tập và làm chuyên đề tốt nghiệm em còn nhiều hạn chế
do đó không thể tránh khỏi những thiếu xót trong nội dung của bài viết. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để
bài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2016

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

7

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

CHƯƠNG I : LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BẢO HIỂM SỨC KHỎE
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo Hiểm Sức Khỏe.
1.1.1 . Khái niệm và vai trò của bảo hiểm sức khỏe.
Bảo Hiểm Sức Khỏe là sự cam kết giữa người được BH và người tham
gia BH mà trong đó người BH sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ
hưởng quyền lợi BH) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định
trước xảy ra (như ốm đau, tai nạn..) còn người tham gia BH phải nộp phí BH
đầy đủ, đúng hạn.(Nguồn : Lý luận chung về BHSK )
Nói cách khác, BHSK là quá trình BH cho các rủi ro không liên quan
đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người.
Con người là “tài nguyên” vô cùng quý giá của mọi quốc gia, mọi dân
tộc, việc bảo vệ con người luôn là việc làm được quan tâm hàng đầu. Hiện
nay điều kiện kinh tế, xã hội đã phát triển cùng với những tiến bộ về mọi mặt
của cuộc sống, con người dần có sức khỏe tốt hơn, tuổi thọ cao hơn, các căn
bệnh được đẩy lùi nhờ tìm ra những phương thuốc chữa trị… Tuy nhiên
những rủi ro mà con người có thể gặp phải không vì thế mà giảm đi thậm chí
còn tăng khi mà hiện nay với những mặt trái của tiến bộ khoa học kỹ thuật

cũng đã tác động rất nhiều tới con người, đó là tai nạn giao thông gia tăng, là
ảnh hưởng của khói độc từ các nhà máy đến bầu khí quyển, là những căn
bệnh lạ, những đại dịch bệnh bùng phát mà chưa được đẩy lùi…. Nếu một khi
người nào đó gặp phải rủi ro trong cuộc sống thì không chỉ cuộc sống của
người đó bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới gia đình họ và xã hội.
Chính vì vậy con người luôn tìm cách để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra
với mình trong đó BH là một trong những sự lựa chọn của con người.
BHSK ra đời có một vai trò vô cùng to lớn không chỉ đối với chính
người tham gia BH mà còn đối với toàn xã hội. Cụ thể những vai trò to lớn
của BHSK như sau:

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

8

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

Đối với người tham gia BHSK: Khi tham gia BH họ có quyền yên tâm
hơn về mặt tinh thần trong cuộc sống, yên tâm hoạt động và sản xuất. Mặt
khác khi tham gia BHSK còn đảm bảo cho họ và gia đình họ có một nguồn tài
chính cần thiết để đối phó với cuộc sống khi không may rủi ro xảy ra bởi vì
khi rủi ro xảy ra thu nhập của người đó có thể bị giảm hoặc mất lúc này khó
khăn với chính họ và sẽ tạo gánh nặng cho gia đình họ. Tuy hiện nay khoa
học kĩ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc trong y học nhưng những
rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra và thực tế đã chứng mình nhiều cá nhân và

gia đình trở nên khó khăn khi một thành viên trong gia đình, đặc biết khi
người đó là thành viên trụ cột bị chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn. Lúc đó gia
đình phải chi phí nằm viện thuốc men, chi phí phẫu thuật, chi phí mai táng,
chôn cất và bù đắp những khoản thu bị mất đi. Khó khăn hơn là một loại các
nghĩa vụ, trách nhiệm mà người chết chưa hoàn thành như trả nợ, phụng
dưỡng bố mẹ già, nuôi con cái ăn học …(Nguồn : Lý luận chung về BHSK)
Hơn nữa khi khách hàng tham gia BH cho người thân còn thể hiện sự
quan tâm của mình tới người thân, cũng có thể tạo nên một động lực cho cuộc
sống ví dụ như con mua BH cho bố mẹ thể hiện sự báo hiếu, bố mẹ mua BH
cho con thì con cái biểu hiện sự biết ơn mà cố gắng học tập, phấn đấu khỏi
phụ lòng cha mẹ.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHSK cho nhân viên vừa
thể hiện được sự quan tâm tới người lao động khiến họ yên tâm làm việc như
vậy nâng cao được năng suất, lợi nhuận của DN. Tùy theo đặc điểm ngành
nghề và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp thường mua BH
sinh mạng, BH tai nạn… cho nhân viên và những người chủ chốt trong doanh
nghiệp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống và tạo sự gắn bó ngay cả khi trong
những lúc doanh nghiệp gặp khó khăn. Mặt khác khi có rủi ro xảy ra thì tổ
chức, doanh nghiệp cũng giảm được những khoản bồi thường vì khi đó đã có

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

9

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường


BH chịu trách nhiệm chi trả. Hơn nữa với việc làm đó thì cũng nâng cao được
uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy mua BH
đảm bảo cho doanh nghiệp khỏi sự khó khăn tài chính vì những rủi ro tai nạn
gây nên mà vẫn có được những chi phí bù đắp thay thế. .(Nguồn : Lý luận
chung về BHSK )
Đối với toàn xã hội: BHSK góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng
và cho toàn xã hội, thể hiện sự tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của
những người tham gia BH. Mặt khác BHSK cũng góp phần đảm bảo an sinh
xã hội, chính sự bồi thường của các DN BH giúp khách hàng ổn định cuộc
sống khi gặp phải rủi ro giúp cho nhà nước phải chi phí hỗ trợ ít hơn, dành số
tiền đó đầu tư phát triển kinh tế xã hội, quay trở lại đảm bảo cuộc sống ổn
định cho cho người dân. Đồng thời cũng là công cụ để huy động nguồn vốn
nhàn rỗi trong công chúng, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội như: tạo
thêm công ăn việc làm, tăng vốn đầu tư cho việc giáo dục, tạo ra nếp sống
đẹp, tiết kiệm có kế hoạch…..(Nguồn : Lý luận chung về BHSK )
1.1.2 . Lịch sử hình thành và phát triển của BHSK.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu của sự phát triển
ngành BH, BHSK được triển khai sớm hơn BH nhân thọ. Họ vừa triển khai,
vừa rút kinh nghiệm, đến khi điều kiện kinh tế - xã hội đã chín muồi mới tổ
chức triển khai BH nhân thọ. Chính vì vậy, BHSK được coi là loại hình BH
bổ sung hữu hiệu nhất cho các loại hình BHXH, BH Y TẾ.
Tại Việt Nam BHSK đã bắt đầu hình thành từ năm 1965. Từ năm 1965
đến 1994 là thời kỳ BHSK hoàn toàn hoạt động độc quyền với một doanh
nghiệp BH Nhà nước duy nhất. Phải đến khi có Nghị định 100/NĐ-CP ban
hành ngày 18 tháng 12 năm 1993 về kinh doanh BH thì sự ra đời của một số
DN BH và thị trường BH Việt Nam mới dần hình thành, hoạt động và bước
đầu đáp ứng một số nhu cầu BH của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Chính

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh


10

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

vì điều đó hầu hết các nghiệp vụ BHSK ở Việt Nam đều ra đời trong nững
năm cuối thế kỷ 80 và đầu thế kỷ 90.
1.2 Các nghiệp vụ BHSK
1.2.1 BH tai nạn con người
Khái niệm: BH tai nạn con người là nghiệp vụ BH mà DN BH sẽ chi trả
STBH cho người được BH (hay người đươc hưởng quyền lợi BH) khi người
BH bị tai nạn thuộc phạm vi BH, ngược lại thì người được BH hoặc người
tham gia BH phải nộp phí BH khi họ ký kết hợp đồng BH.
Mục đích của nghiệp vụ này là:
- Góp phần ổn định cuộc sống cho chính người bị tai nạn và gia đình họ
đặc biệt là đối với những người chưa tham gia loại hình BH nào hoặc đã tham
gia nhưng được chi trả hoặc trợ cấp quá ít.
- Tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho những người lao động làm ở
những ngành nghề thường xảy ra tai nạn được tham gia BH như ngành khai
thác, ngành cơ khí, xây dựng…
Đối tượng tham gia: Thường bao gồm tất cả những người trong độ tuổi
từ 18 đến 60 tuổi. Không chấp nhận những người bị bệnh thần kinh, tàn phế
hoặc thương tật vĩnh viễn ở một mức độ nhất định (ví dụ: 50% trở lên)
Phạm vi BH: Bị tai nạn gây chết người hoặc thương tật, kể cả trường hợp
người được BH tham gia cứu người, cứu tài sản của nhà nước và của nhân

dân, tham gia chống các hoạt động phạm pháp.
Những nguyên nhân sau sẽ không thuộc phạm vi BH:
- Người được BH vi phạm pháp luật
- Hành động cố ý gây tai nạn hoặc tử vong
- Bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy và các chất kích thích
- Ngộ độc thức ăn, sử dụng thuốc không đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ,
trúng gió

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

11

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

- Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ
- Chiến tranh, nội chiến, đình công…
Thời hạn BH: Thông thường là 1 năm, tuy nhiên có những trường hợp là
một vài tháng tùy theo nhu cầu và thỏa thuận của các bên tham gia BH.
STBH: Thường được quy định ở mức khác nhau để người tham gia dễ
dàng lựa chọn cho phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Phí BH thường đóng 1 lần khi ký kết hợp đồng BH.
Đối với những DN BH mới thành lập hoặc các DN BH lần đầu tiên triển
khai nghiệp vụ BH này họ thường dựa vào tai nạn thống kê BH tai nạn lao
động hoặc bỏ tiền ra mua hẳn một biểu tỷ lệ phí sau đó điều chỉnh lại cho phù
hợp với DN của mình

Chi trả tiền BH: Khi yêu cầu DN BH trả tiền BH, người được BH hoặc
người được thừa hưởng quyền lợi BH phải có đầy đủ các loại giấy tờ có liên
quan theo đúng quy định của pháp luật và của DN như giấy yêu cầu trả tiền
BH, GCNBH, biên bản tai nạn, giấy chứng tử … Sau khi xem xét giấy tờ hợp
lệ thì DN BH sẽ tiến hành chi trả BH theo các trường hợp sau:
- Nếu người được BH bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì số
tiền chi trả bằng STBH
- Nếu bị thương tật bộ phận thì số tiền chi trả bằng STBH nhân tỷ lệ
thương tật. Tỷ lệ thương tật được xác định thông qua giám định y khoa.
- Nếu bị thương tật tạm thời thì số tiền chi trả bằng chi phí thực tế điều
trị (không vượt quá STBH)
- Nếu bị chết sau 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn (chết do hậu quả tai
nạn) thì số tiền chi trả bằng STBH trừ số tiền đã chi trả.
- Nếu người được BH bị thương tật nhiều lần trong một năm hợp đồng,
tổng số tiền chi trả các lần không vượt quá STBH.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

12

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

1.2.2 BHSK toàn diện
Khái niệm:: BHSK toàn diện là nghiệp vụ BH mà DN BH sẽ chi trả
STBH cho người được BH khi họ gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật hoặc do tai nạn

một cách toàn diện thuộc phạm vi BH.
Mục đích:
- Góp phần ổn định cuộc sống cho chính người bị tai nạn và gia đình họ.
- Góp phần bổ sung cho các loại hình BH y tế và BHXH.
Đối tượng BH:
Người được BH là mọi công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư
trú tại Việt Nam từ 12 tháng đến 65 tuổi. Trẻ em dưới 18 tuổi chỉ được nhận
BH với điều kiện phải tham gia BH cùng Hợp đồng với Bố và/hoặc Mẹ.
Chương trình BH của người phụ thuộc bằng hoặc thấp hơn hợp đồng BH của
Bố và/hoặc Mẹ.
Trong đó người phụ thuộc là vợ/chồng, bố mẹ hoặc bố mẹ chồng hay vợ
theo luật pháp dưới 66 tuổi kể từ ngày bắt đầu BH của đơn BH. Con của
Người được BH có độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến 18 tuổi hoặc 23 tuổi nếu đang
theo học các khóa học dài hạn và chưa kết hôn, kể từ ngày có hiệu lực BH
hoặc ngày tái tục BH tiếp theo.
BHSK toàn diện đưa ra những trường hợp loài trừ đối với các rủi ro xảy
ra do nguyên nhân sau:
- Hành động cố ý của Người được BH hoặc người thừa kế hợp pháp;
- Người được BH vi phạm nghiêm trọng pháp luật phải thụ án hình sự và
vi phạm luật lệ an toàn giao thông như: đua xe, điều khiển xe không có giấy
phép lái xe hợp lệ, đi vào đường cấm, đường ngược chiều.
- Hậu quả của việc uống rượu bia vượt quá nồng độ theo qui định của
luật giao thông đường bộ hoặc các chất kích thích khác.
- Các hành động đánh nhau của Người được BH, trừ khi chứng minh

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

13

Lớp: Bảo hiểm 54



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

được hành động đánh nhau đó chỉ với mục đích tự vệ;
- Điều trị y tế hoặc sử dụng thuốc không theo sự chỉ dẫn của bác sỹ;
- Tham gia vào các hoạt động hàng không (trừ khi với tư cách là hành
khách), tham gia các cuộc diễn tập huấn luyện quân sự, tham gia chiến đấu
của lực lượng vũ trang;
- Những rủi ro mang tính chất thảm họa như: động đất, núi lửa, sóng
thần, nhiễm phóng xạ, dịch bệnh theo khuyến cáo của WHO từ cấp 6 trở lên.
- Chiến tranh, nội chiến, đình công, khủng bố, bạo động, dân biến, phiến
loạn các hoạt động dân sự hoặc hành động của bất kỳ người cầm đầu của tổ
chức nào nhằm lật đổ, đe dọa chính quyền, kiểm soát bằng vũ lực;
- Tham gia tập luyện hoặc tham gia thi đấu các môn thể thao chuyên
nghiệp, bất kỳ hoạt động đua nào.
- Điều trị các bệnh lao phổi, sốt rét, lây lan qua đường tình dục, giang
mai, bệnh lậu. Ốm đau liên quan đến các bệnh thuộc hội chứng suy giảm
miễn dịch (HIV).
- Điều trị và/hoặc phẫu thuật cho các bệnh di truyền, dị tật, khuyết tật
bẩm sinh, bệnh dị dạng về gien. Các loại bệnh do hình thái cơ thể dị dạng sai
khác với tiêu chuẩn và khuyết tật hoặc thiếu bộ phận do bẩm sinh và/hoặc
bệnh bẩm sinh. Những chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu BH.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ (nội trú hay ngoại trú); Giám định y khoa
hoặc tư vấn y tế không liên quan đến điều trị ốm đau hoặc thương tật, bao
gồm cả kiểm tra phụ khoa/nam khoa; Xét nghiệm định kỳ, khám định kỳ cho
trẻ mới sinh, tất cả các hình thức tiêm chủng, vắc-xin và thuốc phòng ngừa
(trừ trường hợp tiêm vắc-xin sau khi bị tai nạn hay súc vật, côn trùng cắn)

- Kiểm tra thị lực, thính giác thông thường, điều trị suy biến tự
nhiên/không phải vì lý do bệnh lý của cho việc suy giảm thính thị lực, bao
gồm nhưng không giới hạn cho các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị và loạn

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

14

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

thị và bất kỳ phẫu thuật để phục hồi hiệu chỉnh nào đối với các khuyết tật
thoái hóa thính giác và thị giác.
- Điều trị hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của Người được BH mà không
phải điều trị theo cách thông thường;
- Phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh hình thẩm mỹ
- Các điều trị mang tính chất thẩm mỹ bao gồm nhưng không giới hạn ở
việc điều trị tăng sắc tố (nám da), điều trị mụn, trứng cá, điều trị chứng rụng
tóc … bị loại trừ riêng đối với điều kiện ngoại trú.
- Chi phí để cung cấp, bảo dưỡng, sửa chữa hay thay thế thiết bị hỗ trợ
điều trị hay bộ phận giả. Tuy nhiên riêng phần sử dụng địa đệm, nẹp, vis cố
định vào cơ thể được áp dụng như sau:
a. Đối với điều trị bệnh cơ xương khớp : loại trừ đối với cả điều kiện D
và ngoại trú
b. Đối với trường hợp tai nạn : áp dụng giới hạn 10% STBH của chi phí
y tế do tai nạn

- Các chất bổ sung hoặc thay thế phục vụ cho việc ăn kiêng có sẵn trong
tự nhiên và có thể được mua mà không cần chỉ định, bao gồm nhưng không
giới hạn với các loại vitamin, khoáng chất và các chất hữu cơ( trừ trường hợp
các loại vitamin có chỉ định của bác sỹ và chi phí cho cac loại thuốc này
không lớn hơn chi phí thuốc điều trị)
- Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, hậu quả của phá thai do
nguyên nhân tâm lý hay xã hội, điều trị vô sinh nam/ nữ, thụ tinh nhân tạo,
điều trị bất lực, hoặc thay đổi giới tính và bất kỳ hậu quả hay biến chứng nào
từ những điều trị trên
- Điều trị kiểm soát trọng lượng cơ thể (tăng hoặc giảm cân);
- Điều trị bệnh tâm thần/ thần kinh hoặc rối loạn tâm thần, động kinh…
Điều trị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, suy nhược và hội chứng căng thẳng do
công việc (stress) hoặc các bệnh có liên quan từ hội chứng đó;
Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

15

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

- Điều trị tại phòng mạch bác sĩ tư, phòng nha tư nhân không có giấy
phép hành nghề và không cung cấp được chứng từ/hóa đơn tài chính theo quy
định của luật pháp trừ trường hợp có quy định khác được ghi rõ trong Bảng
tóm tắt hợp đồng BH hoặc Sửa đổi bổ sung;
- Loại trừ các chi phí liên quan tới thai sản và sinh đẻ. Điểm loại trừ này
không áp dụng nếu người được BH tham gia quyền lợi BH bổ sung thai sản.

- Bệnh đặc biệt và bệnh có sẵn trong năm đầu tiên hợp đồng có hiệu lực.
Phạm vi BH:
BH theo 4 điều kiện A, B, C, D
- Điều kiện A: BH trường hợp chết hoặc tàn tật toàn bộ vĩnh viễn do ốm
đau, bệnh tật xảy ra trong thời hạn BH trừ những điểm loại trừ được quy định.
- Điều kiện B: BH trường hợp chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc
thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn xảy ra trong thời hạn BH trừ những
điểm loại trừ được quy định.
- Điều kiện C: BH các chi phí y tế nội trú và ngoại trú phát sinh trong
trường hợp người được BH bị tai nạn dẫn đến thương tật tạm thời xảy ra trong
thời hạn BH, trừ những điểm loại trừ được quy định.
- Điều kiện D: BH trường hợp ốm đau, bệnh tật, xảy ra trong thời hạn
BH khiến Người được BH phải nằm điều trị nội trú và/hoặc phẫu thuật tại
bệnh viện, trừ những trường hợp loại trừ được quy định.
Thời hạn BH: Thường thì ở nghiệp vụ này thời hạn BH là một năm
dương lịch.
STBH: STBH được các DN BH ấn định ở nhiều mức khác nhau giúp
người tham gia dễ dàng lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Phí BH: Biểu phí và STBH (STBH) quy định tại Bảng Quyền lợi và
Biểu phí BH trong bộ Hợp đồng BH này được tính bằng Việt Nam đồng .Việc
thanh toán phí BH và chi trả tiền BH thực hiện theo đúng quy định Nhà nước
hiện hành về quản lý ngoại hối.
Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

16

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

Phí BH tại thời điểm tái tục có thể sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào tỷ lệ
bồi thường và các tiêu chí khác.
1.3.Quy trình kinh doanh sản phẩm BHSK.
1.3.1. Công tác khai thác .
Khâu khai thác luôn là khâu quan trọng quyết định đến sự thành công
của bất cứ nghiệp vụ nào đem về doanh thu cho DN. Nhưng thức tế ở nước ta
cho thấy đó là sự hiểu biết của người dân về BH còn rất hạn chế vì đây là 1
ngành kinh doanh còn mới mẻ, sự nhận thức còn chưa hiểu sâu về BH. Hơn
thế BHSK Healthcare nói riêng là BH tự nguyện nên việc làm cho người dân
hiểu được để tham gia BH là điều hết sức khó khăn, bên cạnh đó chính sách
BH y tế bắt buộc tiến tới BH y tế toàn dân của Bộ y tế và cạnh tranh gay gắt
giữa các DN BH với nghiệp vụ tương đương. Vì vậy các công ty bảo hiểm
triển khai nghiệp vụ BHSK luôn nỗ lực hết mình tìm kiếm khách hàng và đã
đạt được thành công. Hàng năm nghiệp vụ này luôn mang lại lợi nhuận lớn
cho DN kinh doanh BH, đây là nghiệp vụ có doanh thu cao. Để có được điều
này các DN kinh doanh BH cần thực hiện các biện pháp để tiếp cận khách
hàng 1 cách tốt nhất, luôn đẩy mạnh công tác truyển thông, quảng cáo qua các
trang mạng cơ quan truyền thông, đài báo ….
Việc triển khai nghiệp vụ BH chăm sóc sức khỏe toàn diện cá nhân được
thông qua các kênh phân phối:
+ Nghiệp vụ BH chăm sóc sức khỏe thông qua hình thức phân phối trực
tiếp: Các nhân viên BH sẽ trực tiếp giới thiệu và trao đổi với khách hàng về
những thông tin nghiệp vụ cũng như giải quyết các thắc mắc có liên quan.
Các thông tin sơ bộ về nghiệp vụ sẽ được nhân viên BH gửi mail cho khách
hàng để họ tiện tìm hiểu.
+ Phân phối gián tiếp : Qua kênh đại lý cũng được triển khai khá là phát
triển, đây là kênh hỗ trợ tích cực giúp nghiệp vụ BHSK toàn diện cá nhân tiếp

cận đến mọi đối tượng khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

17

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

1.3.2. Công tác giám định tổn thất
Qui trình giám định bồi thường
Xảy ra tai nạn rủi ro

Báo cho đại diện của DNBH
Lập yêu cầu bồi thường
Lập biên bản xác định nguyên nhân
tai nạn rủi ro

Thu thập hồ sơ

Kiểm tra liên lạc

Bổ xung hồ sơ

Xem xét xử lý hồ sơ


Tính toán số tiền bồi thường

Thanh toán bồi thường

Từ chối bồi thường

Lưu sổ thống kê

Sơ đồ 1 : Quy trình giám định bồi thường
Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

18

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng khi xảy ra rủi ro tổn thất
Trong nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe, tiêu chí hàng đầu của cả người
tham gia bảo hiểm và người được bảo hiểm là đảm bảo quyền lợi cho người
tham gia nhanh chóng được ổn định về mặt tài chính, muốn vậy, người được
bảo hiểm hoặc người được uỷ quyền phải thông báo cho công ty một cách
nhanh nhất trong một thời gian nhất định đã được thống nhất trước khi có sự
kiện bảo hiểm xảy ra để doanh nghiệp bảo hiểm kịp thời thu thập thông tin và
hướng dẫn người được bảo hiểm có biện pháp thích hợp.
Thông thường người tham gia báo cho văn phòng, đại lý mà họ mua bảo
hiểm hoặc bộ phận trực tiếp tiếp nhận thông tin sự kiện bảo hiểm. Sau khi

nhận được thông báo khiếu nại của khách hàng, cần cử ngay cán bộ giám định
đến hiện trường một cách nhanh nhất để thu thập những thông tin ban đầu khi
xảy ra sự kiện. Đối với những trường hợp ở mức độ nghiêm trọng, cán bộ tiếp
nhận thông tin cần thông báo với cán bộ lãnh đạo cấp trên để xử lý tình hình.
Trong nhiều trường hợp cán bộ giám định không cần xuống trực tiếp hiện
trường mà có thể phối hợp với các đơn vị liên quan để lập hồ sơ tai nạn bệnh
tật tại cơ quan công an, bệnh viện, cơ quan chức năng…hoặc các đơn vị thành
viên trong cùng hệ thống công ty, điều đó giúp công ty giảm được phần nào
phức tạp do đi lại, giảm chi phí và đặc biệt đảm bảo tính kịp thời, nhanh
chóng cho người được bảo hiểm.
Khi xác định có tổn thất và có thể phải bồi thường, việc đầu tiên là lấy
bản kê khai của khách hàng về rủi ro xảy ra qua việc khai báo trong “Giấy
yêu cầu bảo hiểm ” do công ty bảo hiểm cung cấp. Theo nguyên tắc người
được bảo hiểm có trách nhiệm khai báo trung thực, chính xác về rủi ro được
bảo hiểm xảy ra bao gồm tên, địa chỉ, ngày tai nạn xảy ra, nguyên nhân tai
nạn, hậu quả… bản khai này có xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy
ra tai nạn và người tham gia hoặc người đại diện của họ kí xác nhận về lời
khai của mình nhằm phục vụ cho công tác giám định.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

19

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường


Bước 2: Thu thập hồ sơ
Mỗi bộ hồ sơ khiếu nại bao gồm những chứng từ sau :
1. Giấy yêu cầu bảo hiểm
2. Giấy chứng nhận bảo hiểm;
3. Các chứng từ y tế : Giấy ra vào viện, phiếu điều trị, phiếu mổ và các
chứng từ liên quan khác;
4. Giấy báo tử của bệnh viện hay của địa phương trong trường hợp chết.
5. Giấy xác nhận thừa kế hợp pháp;
6. Tờ trình giải quyết bồi thường;
Bước 3: Xác minh và hoàn thiện hồ sơ
Xem xét các giấy tờ có hợp lệ và trung thực không, người giám định cần
phải hết sức chú trọng đến nguyên nhân xảy ra tai nạn. Đây là nội dung quan
trọng được thực hiện ngay sau khi tiến hành giám định để xác định trách
nhiệm của công ty bảo hiểm. Để xác minh tính trung thực của lời khai, cán bộ
giám định có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thông tin
để xác minh hồ sơ và bổ xung thông tin nếu còn nghi vấn : Tiếp xúc khách
hàng, gọi điện phỏng vấn, đến tận nơi để xem xét tình trạng thực tế của người
được bảo hiểm và nắm bắt thông tin
Bước 4: Xem xét xử lý hồ sơ
Sau khi đã có đầy đủ những thông tin giấy tờ cần thiết, cán bộ giám định
tiến hành xem xét hồ sơ, đối chiếu với những rủi ro thuộc trách nhiệm bảo
hiểm. Ở bước này cán bộ giám định phải trả lời được câu hỏi : Có giải quyết
bồi thường với trường hợp đó hay không ?
Nếu xác định không thuộc phạm vi bảo hiểm, cần có thông báo đến
khách hàng về việc từ chối bảo hiểm bằng văn bản đồng thời phải hướng dẫn
và thông báo thời gian họ có thể khiếu nại về việc từ chối này.
Nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm cần chuyển hồ sơ cho cán bộ

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh


20

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

giải quyết bồi thường để căn cứ và mức độ tổn thất, cán bộ bồi thường đưa ra
mức bồi thường thoả đáng cho khách hàng và tiến hành thanh toán tiền bồi
thường.
1.3.3.Công tác giải quyết bồi thường
Khi đã có bộ hồ sơ đầy đủ hợp lệ, cán bộ bồi thường căn cứ vào thiệt hại
thực tế của khách hàng cũng như hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã tham
gia kí kết để tính toán số tiền bồi thường cho khách hàng. Trong điều kiện
cạnh tranh hiện nay, để tăng ưu thế cho mình, các công ty bảo hiểm đã tiến
hành phân cấp cho các đơn vị để giải quyết bồi thường một cách nhanh chóng
và thuận tiện cho khách hàng nhất.
Trong quá trình tính toán phương án giải quyết quyền lợi bảo hiểm, công
ty bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc xét trả tiền bảo hiểm đã quy định,
việc giải quyết phải tuân thủ nghiêm ngặt theo thang tỷ lệ trả tiền bảo hiểm cụ
thể đối với mỗi trường hợp:
1.Trương trình phổ thông:
a. Chết do ốm đau, bệnh tật, thai sản: trả toàn bộ số tiền bảo hiểm theo
phạm vi bảo hiểm A.
b.Chết và thương tật thân thể do tai nạn:
- Chết do tai nạn: Trả toàn bộ số tiền bảo hiểm theo phạm vi bảo hiểm B
- Thương tật thân thể do tai nạn( cả thương tật vĩnh viễn và thương tật
tạm thời): trả theo tỷ lệ phầm trăm của số tiền bảo hiểm thương tật do Bảo

Minh ban hành.
c. Trường hợp ốm đau, bệnh tật, thai sản( không phải do tai nạn) và phải:
- Nằm viện thuộc phạm vi: Trả 0.5% STBH thuộc phạm vi bảo hiểm C
trong 10 ngày đầu và 0.3% STBH từ ngày thứ 11 trở đi nhưng không quá 60
ngày/năm bảo hiểm. Đối với nằm viện đông y: Trả 0.2% STBH thuộc phạm
vi bảo hiểm C nhưng không quá 180 ngày/năm bảo hiểm.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

21

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

- Phẫu thuật thuộc phạm vi: Ngoài quyền lợi bảo hiểm trên, được trả tiền
bảo hiểm theo tỷ lệ nêu trong bảng trả tiền phẫu thật do Công ty ban hành.
2. Trương trình đặc biệt:
a. Chết do ốm đau, bệnh tật, thai sản: trả toàn bộ số tiền bảo hiểm theo
phạm vi bảo hiểm A.
b. Chết và thương tật thân thể do tai nạn:
- Chết do tai nạn: Trả toàn bộ số tiền bảo hiểm theo phạm vi bảo hiểm B
- Thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm:
 Thương tật vĩnh viễn: trả theo tỷ lệ phầm trăm của số tiền bảo hiểm
thuộc phạm vi bảo hiểm B được quy định tại Bảng trả tiền bảo hiểm do Bảo
Minh ban hành.
 Thương tật tạm thời: Trả chi phí điều trị thực tế và trợ cấp mất giảm

thu nhập 0.1%STBH/ngày điều trị, tối đa không quá 180 ngày/năm bảo hiểm.
Tổng số tiền được trả không quá tỷ lệ phần trăm thương tật tương ứng quy
định tại Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm do Bảo Minh ban hành.
c. Trường hợp ốm đau, bệnh tật, thai sản ( không phải do tai nạn) và phải:
 Nằm viện thuộc phạm vi: Trong 10 ngày đầu trả chi phí điều trị thực tế
và trợ cấp mất giảm thu nhập 0.08% STBH/ ngày nhưng không quá
0.5%STBH/ngày và từ ngày thứ 11 trở đi: trả chi phí điều trị thực tế và trợ cấp
mất giảm thu nhập 0.05% STBH/ngày nhưng không quá 0.3% STBH/ngày.
Đối với nằm viện đôn y: 20 ngày đầu trả chi phí điều trị thực tế không quá
0.2%STBH/ngày theo phạm vi bảo hiểm C . Từ ngày thứ 21 trở đi trả chi phí
điều trị thực tế không quá 0.1%STBH/ngày theo phạm vi bảo hiểm C.
 Phẫu thuật thuộc phạm vi: Trả chi phí hội chẩn, gây mê, mổ, phòng
mổ. Tổng số tiền được trả không vượt quá tỷ lệ phần trăm STBH tương ứng
với từng loại phẫu thuật theo quy định tại Bảng tỷ lệ phẫu thuật do Bảo Minh
ban hành.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

22

Lớp: Bảo hiểm 54


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

Khi đã tính toán xong số tiền bồi thường, cán bộ bảo hiểm gửi thông báo
trả tiền bảo hiểm cho khách hàng và ngày thanh toán. Việc trả tiền này có thể
trả trực tiếp cho người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp hoặc

cũng có thể qua đại lý với chữ ký xác nhận của cả hai bên vào chứng từ liên
quan như: Thông báo trả tiền bảo hiểm, phiếu thanh toán tiền bảo hiểm, giấy
giới thiệu….
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh sản phẩm BHSK.
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá được DN đó đang kinh doanh sản phẩm
BH đó có lãi hay không tất nhiên là chúng ta cần dựa trên cơ cấu Doanh Thu
và Lợi nhuận . Tuy nhiên bên cạnh đó đối với DN kinh doanh bảo hiểm đặc
thù thì lại có 3 chỉ tiêu đánh giá khác biệt như sau , ngày nay nhà đầu tư hay
giới chuyên môn cũng nhận định đánh giá hoạt động kinh doanh 1 sản phẩm
bảo hiểm của DN mình có lãi hay không dựa trên 3 tiêu chí :
- Hiệu quả từ lãi nghiệp vụ.
- Bồi thường trên phí bảo hiểm giữ lại
- Tỷ lệ kết hợp
Ta đi vào nhận xét từng chỉ tiêu :
Hiệu quả từ lãi nghiệp vụ
Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên Doanh thu – Chi phí của công tác
nghiệp vụ ra lợi nhuận của nghiệp vụ BH.
Bồi thường trên phí bảo hiểm giữ lại
Thông thường khi công bố tỷ lệ bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm
thường sử dụng tỉ lệ bồi thường bảo hiểm gốc (bồi thường bảo hiểm gốc trên
phí bảo hiểm gốc). Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác hiệu quả trong
hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đặc biệt là công tác đánh giá, phân tích và
quản lý rủi ro cũng như tư vấn đề phòng hạn chế tổn thất cho khách hàng thì
chỉ tiêu Tỉ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là chính xác hơn cả.
Chỉ tiêu này được tính dựa trên bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại (bồi
Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

23

Lớp: Bảo hiểm 54



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

thường bảo hiểm gốc + bồi thường nhận tái bảo hiểm - thu đòi bồi thường
nhượng tái bảo hiểm) trên phí bảo hiểm thực thu (phí bảo hiểm gốc + phí
nhận tái bảo hiểm – phí nhượng tái bảo hiểm).
Tỉ lệ bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại không chỉ đơn thuần phản ánh
mức chi trả tiền bồi thường trong năm cho Khách hàng mà còn có ý nghĩa thể
hiện năng lực đánh giá, phân loại rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, đối với
các rủi ro tốt có thể nâng cao năng lực giữ lại và ngược lại. Một ý nghĩa quan
trọng nữa đó là công tác tư vấn, đề phòng hạn chế rủi ro cho khách hàng bởi
không một ai mong muốn tổn thất sẽ xảy ra đến với mình.
Tỷ lệ kết hợp
Tuy nhiên, một chỉ tiêu quan trọng nhất, là tổng hợp mức độ hiệu quả
của cả hai chỉ tiêu trên là tỷ lệ kết hợp hay còn gọi là Combined ratio, tỷ lệ
này được đo lường dựa trên tỷ lệ chi phí và tỷ lệ bồi thường. Đây được coi
là tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp bảo hiểm, các nhà đầu tư cũng như các cổ đông sẽ dựa vào tiêu chí
này để ra quyết định đầu tư, tỷ lệ này nếu trên 100% có nghĩa là doanh
nghiệp bảo hiểm đó hoạt động không hiệu quả hay nói cách khác là “lỗ”
trong kinh doanh bảo hiểm.

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

24

Lớp: Bảo hiểm 54



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Nguyễn Thị Hải Đường

CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI BẢO HIỂM SỨC KHỎE
TOÀN CẦU TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÙNG VƯƠNG HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2011-2015
2.1 .Giới thiệu về cổng ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương và công ty
Bả Hiểm Hùng Vương Hà Nội.
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
2.1.1.1. Lịch sử hình thành công ty cổ phần Bảo Hiểm Hùng Vương.
Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm Hùng Vương là doanh nghiệp vốn cổ phần
được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép thành lập và hoạt động số
50GP/KDBH ngày 19 tháng 5 năm 2008 do Bộ Tài Chính cấp. Đây là doanh
nghiệp kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, tư vấn và hỗ trợ
khách hàng hiểu sâu về tầm quan trọng của bảo hiểm trong môi trường kinh
doanh, cuộc sống.
Một số thông tin chung về công ty :
-

Tên giao dịch tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM HÙNG

VƯƠNG (BHV)
-

Tên giao dịch tiếng Anh : BHV Assurance Corporation

- Cổ đông sáng lập công ty gồm: 8 cổ đông

1. Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp (Becamex IDC)
2. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á
3. Tổng Công ty Cổ phần Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam(Vinare)
4. Công ty cổ phần đầu tư và Kinh doanh bất động sản
5. Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC)
6. Ông Lê Tấn Lộc
7. Ông Nguyễn Nam Cường
8. Ông Phạm Thân

Sinh viên: Phan Thị Thúy Linh

25

Lớp: Bảo hiểm 54


×