Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NHŨNG điều cần lưu ý KHI nói lời XIN lỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.29 KB, 3 trang )

NHŨNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI NÓI LỜI XIN LỖI
Trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm. Không có ai luôn
đúng cũng như luôn hoàn hảo. Thế nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số đó biết
nói lời lỗi.
Câu nói xin lỗi thể hiện trách nhiệm dám nhận sai lầm của mình đã gây ra.
Nhưng bạn biết không, lờixin lỗi còn hàn gắn mối quan hệ sau khi đã lỡ làm
mích lòng ai đó, tạo cơ hội cho minh nhận được sự thứ lỗi và làm lại mọi thứ.
Câu xin lỗi đúng nghĩa sẽ bao gồm ba thứ: vị tha, trách nhiệm và sửa chữa. Có
thể khi cất lời xin lỗi rất khó, nhưng, nó sẽ giúp bạn kết nối trái tim với mọi
người sau một cuộc chiến ngôn ngữ trải qua. Vậy hãy xem những bước đề nói
lời xin lỗi đúng cách nhé.
Từ bỏ ý nghĩ “mình không sai”
Điều đầu tiên khi muốn nói một lời xin lỗi chân thành chính là, đừng nghĩ mình
“đúng”. Tranh cãi ý kiến về một điều gì đó thường dẫn tới mâu thuẫn, bởi vì ý
kiến luôn là thứ chủ quan của một người. Mà mỗi người trên đời sinh ra với
hoàn cảnh khác nhau, dẫn đến quan niệm của họ cũng khác nhau. Thậm chí
cùng một hoàn cảnh nhưng hai người lại có suy nghĩ hoàn toàn trái ngược.
Đừng tranh cãi nếu chỉ vì bạn muốn người kia công nhận mình đúng.
Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang đi xem phim ưa thích với bạn thân. Bỗng
nhiên người đó nói rằng bộ phim này chán quá và bỏ ra ngoài. Thay vì tranh
cãi với họ về tính hấp dẫn của bộ phim. Bạn có thể nhân cơ hội này để tìm hiểu
xem vì sao người đó cho rằng bộ phim này chán, và nhận ra những thứ họ ghét.
Nên nhớ rằng không vì một bộ phim mà đánh mất người bạn thân cả đời của
mình.
Sử dụng ngôi thứ nhất “Tôi”
Một trong những lỗi phổ biến khi nói lời xin lỗi là: sử dụng từ “bạn” thay vì
“tôi”. Tại sao lại như vậy?
Khi muốn xin lỗi, trước hết phải nhận trách nhiệm cho hành động của mình.
Đừng đùn đẩy trách nhiệm cho một ai khác. Tập trung vào những gì bạn đã
làm, và tránh những câu nói “có vẻ” như đang đổ lỗi cho một ai khác.
Ví dụ, lỗi mà mọi người thường hay mắc phải là, “Tôi xin lỗi vì đã làm bạn


buồn lòng” hay “Tôi xin lỗi đã làm bạn cực nhọc”. Câu xin lỗi không cần nhắc
đến cảm giác của người khác, Chỉ cần nhận trách nhiệm của bạn là được.
Những từ như “đã làm” sẽ gây cảm giác mình chưa hoàn toàn nhận trách
nhiệm, mà đâu đó còn là lỗi của người bên kia.
Thay vào đó, một lời nói khác như, :Xin lỗi tôi đã nói điều không đúng”, “Xin
lỗi tôi hành động quá vội vàng” sẽ hoàn toàn mang ý nghĩa tích cực hơn rất
nhiều, và trên hết cho thây bạn hoàn toàn nhận trách nhiệm của mình.


Không cần biện minh cho hành động của mình
Thật ra chúng ta có xu hướng sau khi nói lời xin lỗi thường biện minh hành
động đó bằng một lý do “có vẻ hợp lý”. Đó là điều hoàn toàn tự nhiên khi bạn
không muốn mình nhận hoàn toàn trách nhiệm của mình, mà sai lầm đó còn ảnh
hưởng bởi yếu tố khác. Ví dụ, có phải người ta thường nói, “Tôi xin lỗi, nhưng
trường hợp đó không làm khác được”, “Tôi xin lỗi đã vội vàng, nhưng lúc đó
anh A lao lên nên tôi phải lao theo”.
Tuy nhiên, câu biện minh đó dù đúng hay sai cũng góp phần làm câu xin lỗi trở
nên tiêu cực và mất ý nghĩa. Bởi vì người nhận câu xin lỗi sẽ thấy rằng, “Người
này xin lỗi cho có chứ đang muốn đổ cho mọt lý do khác”.
Chọn đúng thời điểm
Sẽ có những tình huống bạn cảm thấy hối hận, thậm chí xin lỗi ngay lập tức
nhưng sẽ không hiệu quả. Bởi vì đó là lúc mà cảm xúc người đối diện đang
dâng cao, nếu không để ý nhịp độ câu chuyện, bạn sẽ không bao giờ có được
một lời xin lỗi đúng lúc. Ví dụ, bạn đang ở giữu cuộc tranh luận, câu xin lối của
bạn sẽ chẳng bao giờ được để ý đến. Trên thực tế, sẽ rất khó lắng nghe một ai
đó khi bản thân mình đang “bùng nổ” những cảm xúc tiêu cực. Hãy chờ cả hai
bên dịu lại trước khi nói lời xin lỗi quá vội vàng.
Thêm nữa, nếu bạn xin lỗi khi cảm xúc đang dâng cao, bạn có thể sẽ khó truyền
đạt một cách chân thành. Chờ cho đến khi điều khiển được cảm xúc chính mình,
khi đó lời xin lỗi sẽ có giá trị hoàn chỉnh hơn rất nhiều. Nhưng, đừng chờ quá

lâu. Chờ đợi sau một vài tuần lời xin lỗi sẽ chẳng còn ý nghĩa.
Thời điểm hoàn hảo nhất chính để nói lời xin lỗi chính là, ngay sau khi mắc lỗi
càng sớm càng tốt, thường là khoảng 5 phút sau. Chỉ cần đảm bảo lời xin lỗi đó
không làm ngắt nhịp công việc hay thảo luận trong nhóm.
Gặp mặt trực tiếp
Sẽ dễ dàng hơn khi bạn xin lỗi bằng cách gặp mặt trực tiếp. Bằng cách này,
dùng những ngôn ngữ cơ thể, sự thể hiện nét mặt sẽ làm cho lời nói bạn có giá
trị hơn rất nhiều. Nếu không thể gặp mặt trực tiếp (chắc chắn rằng bạn hoàn
toàn không thể gặp chứ không phải bạn không dám) thì hãy nghĩ đến cách sử
dụng điện thoại. Chỉ cần để người đó nghe được giọng nói của bạn sẽ giúp giải
quyết được vấn đề rất nhiều so với những dòng text vô hồn.
Chọn nơi yên tĩnh, riêng tư
Xin lỗi là hành động hoàn toàn mang tính cá nhân. Việc chọn một nơi yên tĩnh
và riêng tư hết sức quan trọng để giúp tập trung vào người đó, cũng như tránh
việc xấu hổ với người khác. Thực tế, nhận lỗi là một việc hết sức bình thường
không có gì phải ngại. Người dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi là người có nhiều
trách nhiệm và đáng tin cậy hơn bất kì ai khác. Nhưng đối với những người


chưa quen, việc dũng cảm nhận lỗi là một hành động hết sức đáng tuyên dương
rồi, huống hồ là trước mặt nhiều người khác. Vì thế nếu bạn cảm thấy không
thuận tiện, có thể chọn nơi riêng tư hai người để nói.
Đảm bảo bạn có đủ thời gian để hoàn tất cuộc trò chuyện
Nói lời xin lỗi xong bỏ đi là hành động không phù hợp với một số người khác.
Thực ra, bạn nên trò chuyện một lát với người đó một lát sau khi xin lỗi. Điều
đó không những giúp hai người hiểu rõ nhau hơn, mà còn gắn kết tình cảm sau
một trận chiến dữ dội và đảm bảo không làm mích lòng nhau lần nữa.
Đó là những điều chú ý khi muốn nói lời xin lỗi với ai đó. Chúc các bạn áp dụng
đúng và không phải xài mỗi ngày nhé!




×