Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty TNHH may tùng phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.45 KB, 26 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


LỜI MỞ ĐẦU
Xưa kia con người chỉ cần ăn no mặc ấm thì bây giờ xã hội ngày càng
phát triển,con người đã tiến lên tầm cao mới với tiêu chí ăn ngon mặc đẹp,nắm
bắt xu hướng đó ngành may mặc và thời trang ngày càng có bước đi đột pha
,́ không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường thế
giới,không ngừng đổi mới các mẫu mã và kiểu cách để cho sản phẩm của mình
luôn phù hợp với thị hiếu và đón đầu các xu hướng mới,
Ngành may mặc nước ta ngày càng khẳng định vị trí của mình trong khu
vực cũng như trên thế giới. Do đó,dể ngành may mặc giữ được vị trí và không
ngừng phát triển ở hiện tại cũng như trong tương lai thì yêu cầu cấp bách đối với
các công ty may không ngừng học hỏi các kinh nghiệm,các xu thế mới để góp
phần đưa ngành may thực sự xứng đáng với vai trò và vị thế ngành đang nắm
giữ – Một ngành công nghiệp có nhiều tiềm năng,đóng góp quan trọng vào tổng
thu nhập quốc dân.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH may Tùng Phương,với sự nỗ
lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Cán bộ công nhân viên
công ty,và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Cô giáo Nguyễn Ngọc
Tú,bản thân em đã tiếp nhận thêm được những kiến thức thực tế và áp dụng lí
thuyết và thực hành, rất bổ ích cho công việc của bản thân sau này.
Báo cáo thực tập ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH may Tùng Phương
Chương 2: Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty TNHH may Tùng
Phương
Chương 3: Kết quả hoạt động sản xuẩt kinh doanh và phương
hướng phát triển trong tương lai


Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm,bài viết của em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của
thầy cô giáo để bài chuyên đề của em hoàn thiện hơn và tính thực tế thuyết phục
cao hơn.
3


Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Nguyễn Ngọc Tú – Giảng viên khoa
Quản lý kinh doanh – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là giáo
viên hướng dẫn em thực hiện báo cáo thực tập. Đồng thời, em xin cảm ơn ban
lãnh đạo Công ty TNHH may Tùng Phương và tập thể các cán bộ công nhân
viên trong Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,Ngày 08 tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Đàm Thị Linh Trang

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MAY TÙNG PHƯƠNG
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên giao dịch : Công ty TNHH may Tùng Phương
Tên tiếng anh : Tung Phuong Garment Company
Địa chỉ : Lô G1 Khu công nghiệp Tây Bắc Ga – P. Đông Thọ -TP Thanh Hoá.
Điện thoại : (037).2210.840

Fax : 037.3711174

Giám đốc Công ty: Chu Hương

Cơ quan quản lý: Sở Công thương Tỉnh Thanh hoá
Vốn điều lệ: 1.250.000.000 đồng (3 thành viên góp vốn)
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
Quá Trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH may Tùng Phương được thành lập theo quyết định số:
2602000510 ngày 16.4.2003 Do Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thanh hoá cấp.
Trong những ngày mới thành lập với số vốn ít ỏi, phân xưởng phải đi thuê, cách
tiếp cận với thị trường và người tiêu dùng đang còn chậm chạp chưa năng động.
Công ty chỉ sản xuất hàng gia công tiêu thụ nội địa.
Sau khi UBND Tỉnh quy hoạch di rời ra Khu công nghiệp, được sự đồng ý
của các cấp và ban ngành, Công ty TNHH may Tùng Phương đã có một cơ ngơi
bề thế với nhà xưởng quy mô sản xuất, đã được ban giám đốc mạnh dạn đầu tư.
Từ sản xuất gia công nhỏ lẻ giờ đây Công ty đã có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp
ở thị trường quốc tế. Với chất lượng sản phẩm tốt như áo Jacket, bộ thể thao…
đã đem lại công ăn việc làm ổn định cho người lao động.
Đến tháng 10.2006 về quy mô: Tổng diện tích của công ty 5000m 2, có
2000m2 nhà xưởng sản xuất, 154 cán bộ công nhân, 176 máy móc thiết bị các
loại của Đức, Mỹ, Nhật, Đài loan...được tổ chức thành một xưởng sản xuất với 6
dây chuyền may hiện đại.
Kim nghạch Xuất khẩu hàng năm từ 1- 1,5 triệu USD. Trong năm 2007 Công
ty đã vượt kim ngạch xuất khẩu do Sở Thương Mại giao (Bây giờ là Sở Công

5


Thương), Công ty TNHH may Tùng Phương đã được Sở Thương mại tỉnh
Thanh Hóa thưởng xuất khẩu 82.000.000 đồng.
Sự thành công của Công ty đó là nỗ lực của ban giám đốc đã tìm ra các giải
pháp tối ưu để đưa vào sản xuất.
Trong đó cũng có sự cố gắng của các phòng ban trong Công ty. Phòng kế toán

Tài chính là phòng tham mưu xúc tiến hạch toán kế hoạch đầu tư phát triển kinh
tế của Công ty. Phòng kế hoạch trực tiếp tham gia cùng Ban giám đốc mở rộng
và khai thác thị trường trong và ngoài nước. Với sự nhạy bén của từng cá nhân
và từng người trong công việc, với phương châm chất lượng là hàng đầu nên
hiện nay Công ty đang dần hoàn thiện quy trình sản xuất hàng may cao cấp để
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
1.2.

Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH may Tùng Phương
Công ty TNHH may Tùng Phương là một đơn vị sản xuất kinh doanh may

mặc mới được thành lập chưa có nhiều thâm niên trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Mặt hàng chính là may mặc nội địa và xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu là áo
jackét, quần áo thể thao, các loại quần áo khác tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
vào thị trường EU, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc ....
1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH may Tùng Phương
Công ty TNHH may Tùng Phương là một công ty trách nhiệm hữu hạn. Do
đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, có mối quan hệ với khách hàng rộng,
đa dạng cả khách hàng trong nước và nước ngoài. Nên yêu cầu đặt ra cho Công
ty là phải tổ chức một bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của mình.

6


Sơ đồ 1.1 : Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty may Tùng Phương
Giám đốc
Chu Hương

Phó GĐ kỹ

thuật

Phó GĐ kinh
doanh

Phòng kỹ
thuật KCS

Phòng Hành
chính nhân sự

Phòng kế
hoạch

Phòng kế
toán tài
chính

Ban quản đốc
xưởng sản xuất

Tổ
May
1

Tổ
May
2

Tổ

Cắt
1

Tổ
May
3

Tổ
May
4

Tổ
May
5

Tổ
Cắt
2

Tổ
HT

Tổ


Bảo
Vệ

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH may Tùng Phương)
Công ty TNHH may Tùng Phương là một công ty trách nhiệm hữu hạn,do

đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh,có mối quan hệ với khách hàng rộng và
đa dạng cả khách hàng trong nước và khách hàng trong nước và nước ngoài.
Yêu cầu đặt ra với Công ty là phải tổ chức một bộ máy quản lý phù hợp với đặc
điểm sản xuất kinh doanh của mình. Qua sơ đồ 1.1 ta thấy đây là một mô hình
khá linh hoạt và gọn nhẹ. Bộ máy quản lý chỉ gồm 01 giám đốc,02 Phó giám
đốc với 03 phòng ban trực thuộc và 09 tổ đội tham gia vào sản xuất trực tiếp, 01
tổ Bảo vệ. Điều này tác động tích cực tới việc tính lương cũng như trả lương
7


cho người lao động vì nó làm đơn giản quá trình tính lương,tiết kiệm được thời
gian cũng như chi phí cho Công ty.
 Cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp gồm:
- Ban giám đốc công ty: Có một giám đốc và hai phó giám đốc
- Bốn phòng ban trực thuộc quản lý của giám đốc:
+ Phòng hành chính nhân sự
+ Phòng kỹ thuật KCS
+ Phòng kế toán - tài chính
+ Phòng kế hoạch
- Ban quản đốc xưởng sản xuất
 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Ban giám đốc công ty:
+ Giám đốc công ty là người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về mọi
mặt hoạt động của công ty là người phụ trách chung và điều hành trực tiếp
các vấn đề tài chính, đầu tư vây dựng cơ bản, kế hoạch phát triển công ty,
công tác nhân lực, công tác Đảng, công tác tổ chức…
+ Phó Giám đốc kinh doanh: Là người chiu trách nhiệm về việc phát triển
và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác và bắt tay
với đối tác, đưa sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng.
+ Phó Giám đốc kỹ thuật: Là người chịu trách nhiệm về mẫu mã, thực

hiện một cách đúng đắn sản phẩm mà khách hàng đặt. Chất lượng luôn là hàng
đầu sản xuất.
- Phòng Kế toán - Tài chính:
Tổ chức công tác hạch toán, ghi chép tập hợp chi phí, quyết toán và báo cáo
quyết toán theo chế độ nhà nước quy định.
Xây dựng kế hoạch vốn, cân đối và khai thác nguồn vốn kịp thời, có hiệu
quả để phục vụ sản xuất.
- Phòng Kế hoạch:
Cơ quan tham mưu của giám đốc công ty, và công tác xây dựng kế hoạch
kinh doanh, tổ chức sản xuất chung trong phạm vi toàn công ty. Xây dựng kế
hoạch tổ chức công tác điều hành thực hiện kế hoạch sản xuất, thị trường, thực
hiện nhiệm vụ cung ứng vật tư phục vụ sản xuất.
- Phòng Hành chính nhân sự :
Tuyển dụng và đào tạo, quản lý đào tạo theo chức năng nhiệm vụ của công
ty quy định. Tổ chức thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động
8


như tiền lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác như điều kiện ăn ở, vệ sinh, y
tế. Bảo vệ trật tự an ninh và tài sản của công ty.
- Phòng kỹ thuật KCS :
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất tiến hành công tác chuẩn bị phục vụ sản xuất
như : mẫu mã, quy trình sản xuất, định mức kinh tế kỹ thuật một cách chu đáo
trước khi tiến hành sản xuất.
Tổ chức công tác quản lý điều hành sản xuất về kỹ thuật và chất lượng sản
phẩm. Thực hiện thiết kế mẫu mã, tạo mẫu, chế thử.
- Ban quản đốc xưởng sản xuất:
Quản lí nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong sản xuất, đảm
bảo giao đúng và đủ hàng với số lượng, chất lượng đã cam kết và dự trữ hàng
hóa,chuyên sản xuất, thực hiện các sản phẩm theo yêu cầu.

Chịu trách nhiệm quản lý: 6 tổ may, 2 tổ cắt, tổ hoàn thành ,tổ cơ điện, tổ
bảo vệ
+ Tổ cắt: Nhận nguyên liệu được bàn giao từ phòng kỹ thuật KCS sau đó cắt
theo đúng mẫu thiết kế để chuyển cho tổ may.
+ Tổ may: Nhận các bán thành phẩm từ tổ cắt để may thành sản phẩm hoàn
chỉnh đúng yêu cầu mà cấp trên bàn giao về cả số lượng cũng như chất lượng.
+ Tổ hoàn thành: Nhận các thành phẩm từ tổ may,cắt sợi chỉ,kiểm tra lỗi
của sản phẩm sau đó bàn giao lại cho ban quản đốc.
+ Tổ cơ điện: Quản lý,theo dõi,sửa chữa máy móc thiết bị của phân xưởng
cũng như của Công ty.
+ Tổ bảo vệ: Không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất,chịu trách
nhiệm đảm bảo an ninh trật tự cũng như tài sản của Công ty

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY TNHH
MAY TÙNG PHƯƠNG
2.1. Đặc điểm các nguồn lực của Công ty TNHH may Tùng Phương
2.1.1. Vốn

9


Bảng 2.1 Bảng cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Đơn vị tính:VNĐ
Năm 2013
Số lượng
Tổng
9.134.258.526
vốn
Chia theo sở hữu
- Vốn

chủ
8.254.258.526
sở
hữu
- Vốn
880.000.000
vay
Chia theo tính chất
- Vốn
cố
7.316.224.125
định
- Vốn
lưu
1.818.034.401
động

Năm 2014
Tỷ
trọng
(%)

Số lượng

Năm 2015
Tỷ
trọng
(%)

Số lượng


Tỷ
trọng
(%)

So sánh tăng, giảm
2014/2013
Tỷ
Số tuyệt đối
trọng
(%)

So sánh tăng, giảm
2015/2014
Tỷ
Số tuyệt đối
trọng
(%)

100

9.256.153.144

100

9.800.156.523

100

121.894.618


1,32

544.003.379

5,55

90,37

8.256.153.144

89,20

8.500.156.523

86,73

1.894.618

0,02

244.003.379

2,87

9,63

1.000.000.000

10,80


1.300.000.000

13,27

120.000.000

99,98

300.000.000

97,13

80,10

7.256.153.144

78,39

7.300.141.509

74,49

(60.070.981)

(0,82)

(43.988.365)

(0,60)


19,90

2.000.000.000

21,61

2.500.015.014

35,51

181.965.599

100,82

500.015.014

100,60

(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH may Tùng Phương )
10


Nhìn chung tổng vốn của Công ty TNHH may Tùng Phương tăng đều
theo các năm,cụ thể năm 2014 so với năm 2013 tăng 121.894.618 đồng tức tăng
1,32%. Đến năm 2015 so với năm 2014 tăng 544.003.379 đồng tức là tăng
5,55%,tăng vượt trội hơn hẳn 4,23%. Qua đó cho thấy đây là một mức tăng đáng
kể so với tình hình kinh tế chung của đất nước hiện nay. Công ty ngày càng phát
triển hơn nhờ đưa ra các chính sách ưu đãi dành cho người lao động, đặc biệt là
các chính sách tiền lương tiền thưởng hợp lý, tạo điều kiện làm việc tốt nhất để

nhân viên yên tâm lao động và sản xuất,giúp cho năng suất tăng đáng kể, đồng
thời góp phần giảm các chi phí cơ bản mà Công ty phải chi trả hàng tháng.
Bên cạnh đó tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động cũng chênh lệch đáng kể.
Cụ thể năm 2013 vốn cố định gấp 4,02 lần vốn lưu động,đến năm 2104 tỷ lệ
giảm đi còn 3,63 lần , sang năm 2015 tỷ lệ chỉ còn 2,92 lần. Do vốn cố định của
Công ty chủ yếu là tài sản cố định như các loại máy móc thiết bị phục vụ sản
xuất kinh doanh cũng như các công nghệ được Công ty mua lại bản quyền. Việc
tăng vốn lưu động và giảm vốn cố định thể hiện Công ty đang trên đà phát
triển,đẩy mạnh mua nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh. Vòng quay của vốn
lưu động càng nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được vốn,giảm
chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý,làm tăng thu nhập để Công ty có điều kiện
tích tụ vốn để mở rộng sản xuất,không ngừng cải thiện đời sống của nhân viên
trong Công ty.
Ngoài ra tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Cụ thể: Năm 2013 vốn chủ sở hữu gấp 9,38 lần vốn vay,đến năm 2014 còn 8,26
lần đến năm 2015 giảm đi 1,72 lần chỉ còn 6,54 lần. Mặc dù giảm nhưng số liệu
vẫn cho thấy rằng trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay nhưng Công ty cũng
sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi có tiềm lực kinh tế tốt dẫn tới những rủi ro mà
Công ty có thể mắc phải sẽ được giảm tới mức tối đa,điều này có ý nghĩa vô
cùng lớn đối với việc trả lương và trả thưởng cho cán bộ công nhân viên tại
Công ty TNHH may Tùng Phương.

11


2.1.2. Nhân lực
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động
Đơn vị tính: Người
Năm 2013


Năm 2014

Năm 2015

So

Số

Tỷ

Số

Tỷ

Số

Tỷ

giảm 2014/2013
Số
Tỷ trọng

2015/2014
Số
Tỷ

lượng

trọng


lượng

trọng

lượng

trọng

tuyệt

(%)

tuyệt

(%)

(%)
100,0

297

(%)
100,0

326

(%)
100,0

đối

43

100,0

đối
29

100,0

94,09
05,91

274
23

92,26
07,74

301
25

92,33
7,67

35
8

81,40
08,60


27
2

93,10
06,90

10,63
89,37

32
265

10,77
89,23

29
297

08,90
91,10

5
38

11,63
88,37

(3)
32


(10,34)
110,34

1,58
3,54
94,88

7
16
274

2,36
5,39
92,25

9
27
290

2,76
8,28
88,96

3
7
33

6,98
16,28
76,74


2
11
16

6,90
37,93
55,17

1,18
1,57

5
7

1,68
2,35

6
8

1,84
2,45

2
3

4,65
6,98


1
1

3,45
3,45

Tổng số lao động
254
Phân theo tính chất lao động
- Lao động trực tiếp 239
- Lao động gián tiếp 15
Phân theo giới tính
- Nam
27
- Nữ
227
Phân theo trình độ
- ĐH và trên ĐH
4
- CĐ và Trung cấp
9
- PTTH hoặc THCS 241
Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi
3
- Từ 35 tuổi đến 45 4

sánh

tăng,


So sánh tăng, giảm

tuổi
- Từ 25 tuổi đến 35

101

39,77

112

37,71

117

35,89

11

25,58

5

17,24

tuổi
- Dưới 25 tuổi

146


57,48

173

58,26

195

59,82

27

62,79

22

75,86

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty TNHH may Tùng Phương)
Nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty không có nhiều biến động trong
những năm gần đây. Cụ thể năm 2014 số lượng người lao động của cả Công ty
là 297 người,còn số lao động trong năm 2013 là 254 người,tăng 116,93%. Năm
2015 là 326 tăng lên so với năm 2014 là 29 người ứng với 9,76%. Mặc dù số cán
bộ công nhân viên tăng đều theo các năm nhưng so với sự tăng trưởng của công
ty thì tỉ lệ tăng lao động vẫn chưa đáp ứng được.
-

Phân theo tính chất lao động: Do Công ty TNHH may Tùng Phương là


công ty sản xuất nên lực lượng tham gia trực tiếp lao động sẽ nhiều hơn lực
lượng gián tiếp tham gia vào công tác quản lý,hành chính và phục vụ sản xuất
kinh doanh. Ví dụ năm 2013 số lao động trực tiếp là 239 người chiếm
94,09%,năm 2014 là 274 người chiếm 92,26% và năm 2015 là 301 người chiếm

12

trọng


92,33%. Sự tương quan giữa 3 năm phản ánh Công ty vẫn luôn đẩy mạnh hoạt
động sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng ban đầu khi thành lập
-

Phân theo giới tính: Vì đặc điểm của ngành là may mặc nên tỉ lệ công

nhân viên nữ chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động của Công ty. Cụ thể năm
2013,số lao động nữ trên số lao động nam là 227/27,Năm 2015 đã tăng lên
297/29 tức là chỉ trong vòng 3 năm tỉ lệ công nhân viên nữ đã tăng 1,73%. Vì
Công ty đang trên đà mở rộng sản xuất kinh doanh,cần thêm công nhân để đẩy
mạnh sản xuất nên tỉ lên công nhân viên nữ mới có sự chênh lệch vượt trội như
vậy so với công nhân viên nam
- Phân theo trình độ: Nhìn chung Công ty rất chú trọng các chính sách đào
tạo, nâng cao tay nghề đối với đội ngũ công nhân, đến năm 2015, hầu hết số lao
động trong nhà máy đều hoàn thành chương trình đào tạo của mình và đạt được
kỹ năng nghiệp vụ cao. Nhân viên được phân chia thành từng tổ phối hợp làm
công việc sản xuất trực tiếp tại xưởng. Việc phân chia lao động này sẽ phát huy
được hết khả năng của từng lao động nói riêng và cả nhóm lao động nói chung.
Cụ thể tỉ lệ người lao động có trình độ từ trung cấp trở lên đã có sự tăng lên
đáng kể từ năm 2013 là 13 người mà năm 2015 đã lên 36 người,tức là tăng lên

23 người được nâng cao trình độ.
-

Phân theo độ tuổi: Công ty cần những cán bộ có kinh nghiệm để hướng

dẫn cũng như phổ biến các kiến thức cũng như các trải nghiệm,đúc rút nhiều bài
học mà các cán bộ ấy đã trải qua. Tuy nhiên bên cạnh đó,Công ty cũng trẻ hóa
lực lượng lao động,chú trọng tới đào tạo tay nghề nên đa số lực lượng lao động
của công ty nằm trong độ tuổi từ 35 tuổi đổ lại, đặc biệt là dưới 25 tuổi trong các
năm 2013,2014,2015 chiếm lần lượt là 57,48 ; 58,26 ; 59,82. Tăng dần từ 0,78%
lên 1,56% chỉ trong 3 năm. Điều này cho thấy Công ty không ngừng tạo điều
kiện để những người trẻ có cơ hội làm việc trong môi trường năng động,được
nâng cao tay nghề khi làm việc trong Công ty.
2.1.3. Cơ sở vật chất
Bảng 2.3: Danh mục máy móc thiết bị
13


Đơn vị tính: chiếc
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên máy
DB2-H3 10

DL – 888
DB2 – B791
DB2 – B740
FLM – 10B
DB2 – 736
DDL – 550L

Xuất xứ
Nhật
Nhật
Mỹ
Mỹ
Đức
Nhật

Tính năng
Đính bọ điện tử
Đính bọ điện tử
Đính bọ điện tử
Máy dệt
Máy dệt
May
chương

Nhật

trình
May

Tổng

3
5
8
5
6
4

chương 8

Năm sử dụng
2003
2006
2015
2003
2010
2003
2013

8
9
10
11
12

SL – 2010
7200A
LT2-H320
LT2-H240
LZ20


Mỹ
Đức
Đức
Đức
Nhật

trình
4 kim chỉ tết
4 kim chỉ tết
2 kim trần đè
3 kim trần đè
Máy vắt sổ kim 2

13

DT2 - 926

Nhật

chỉ
Máy

cắt

hình 2

2005

băng 5


2005

14
19
6
14
11

2009
2003
2003
2007
2004

14

L32 - 38

Nhật

răng cưa
Máy cắt

15
16
17
18
19
20
21

22
23
24

M – 732
FB – N310
N52 – 65
CZ – 6025
LK3 – B430
LK – 1900HS
LK3 – D430E
HTM 3500
SPB – N1202
LBH 1790

Mỹ
Mỹ
Mỹ
Đức
Đức
Đức
Đức
Nhật
Nhật
Nhật

viền
1 kim thắt nút
1 kim thắt nút
1 kim thắt nut

1 kim có trục đẩy
1 kim có trục đẩy
1 kim có dao xén
1 kim có dao xén
1 kim có thắt nút
1 kim có thắt nút
1 kim tự động cắt

3
5
12
8
12
9
12
15
12
15

2003
2007
2015
2003
2008
2003
2012
2004
2009
2004


Nhật

chỉ
2 mũi kim thắt 13

2005

Nhật

nút
2 kim cơ động

2003

25
26

LK – 1903
DF6 – 1404B

5

(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH may Tùng Phương)
2.2. Tình hình các hoạt động chủ yếu của Công ty TNHH may Tùng Phương
2.2.1. Nghiên cứu thị trường,tiêu thụ sản phẩm

14


Phòng kế hoạch Công ty TNHH may Tùng Phương chịu trách nhiệm

nghiên cứu thị trường,tham khảo thị hiếu của khách hàng cũng như các sản
phẩm đang được ưa chuộng hiện nay .Các nhân viên thu thập các dữ liệu của
khách hàng ngay trong hồ sơ Công ty của mình hoặc các nguồn bên ngoài. Với
nguồn thông tin đa dạng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp này,Công ty sẽ tìm
kiếm các dữ liệu liên quan tới sản phẩm cụ thể của mình, qua đó đưa ra những
phương hướng cho sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm của khách hàng.
Bên cạnh đó, Công ty TNHH may Tùng Phương chuyên nhận gia công
sản phẩm cho các Công ty khác,ngoài đạt được những yêu cầu sản phẩm mà
Công ty khác đưa ra,Công ty sẽ nghiên cứu về xu hướng hiện nay,đẩy mạnh tính
cạnh tranh trong giá thành cũng như chất lượng của sản phẩm
2.2.2. Quản lý vật tư
Là Công Ty chuyên nhận gia công các sản phẩm quần áo cũng như sản
xuất các sản phẩm xuất khẩu,các nguyên vật liệu phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn
kể cả về số lượng cũng như chất lượng mà các bên đề ra trong hợp đồng qua đó
tạo thêm uy tín cho Công ty trong quá trình cung cấp các sản phẩm ra ngoài thị
trường.
2.2.3. Lập kế hoạch,chiến lược kinh doanh
-

Xác định được đúng mục tiêu và sứ mệnh của Công ty,tạo ra được những

phương hướng rộng lớn cho ra quyết định và không thay đổi đó là: Làm tốt
những gì mình đang có và tiến tới những tầm cao mới.
- Luôn phân tích được các yếu tố trong môi trường kinh doanh: từ bên
trong cũng như bên ngoài. Qua đó đánh giá được vị trí hiện tại của Công ty mình
đang ở đâu,để có động lực phát triển hơn,phát huy những điểm mạnh,khắc phục
điểm yếu đang mắc phải.
- Xây dựng các chiến lược và đưa ra phương án tối ưu nhất phù hợp với
thực tế.

- Chọn các phương án tối ưu,xây dựng các kế hoạch phụ trợ để thực hiện
kế hoạch chính nhằm phát huy tối đa được lợi ích mà kế hoạch mang lại.
15


-

Sau khi quyết định được công bố,kế hoạch được xây dựng xong,cuối cùng

là làm các kế hoạch có tính thực tế cao,đưa ra các chỉ tiêu tài chính và nguồn
vốn để thực hiện các kế hoạch đã đề ra
2.3 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH may Tùng
Phương
2.3.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty TNHH
may Tùng Phương
2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh
Công ty may Tùng Phương là một Doanh nghiệp may sản xuất và kinh
doanh các mặt hàng may mặc xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, nguyên liệu, phụ
liệu và các thiết bị ngành may.
Sản phẩm sản xuất chủ yếu gồm áo Jacket, bộ quần áo thể thao, quần âu
và quần áo các loại đã xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc...

16


2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ:
Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến được tiến hành khép kín
từ khâu đo, kiểm tra chất lượng vài đến cắt may hoàn thành sản phẩm nhập kho.
Mỗi khâu đều có sự kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt.

Trình tự các bước thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất
Chuẩn bị kỹ thuật

May,vắt sổ,thùa
khuyết,dập cúc,là
chi tiết

Hoạt động sản
xuất,pha cắt BTP

Là,đóng gói
thành phẩm

Chuẩn bị
nguyên,phụ liệu
Xuất hàNhậ
ng p kho

(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty TNHH may Tùng Phương)
Quy trình công nghệ theo các bước sau:
* Cắt bán thành phẩm theo trình tự:
- Kiểm tra nguyên liệu.
- Giác mẫu sơ đồ.
- KCS kiểm tra trên bàn cắt.
- Nhập kho bán thành phẩm cắt.
* Công nghệ may theo trình tự:
- Nhận bán thành phẩm cắt.
- May các bộ phận chi tiết.
- Lắp ráp các bộ phận.

- Kiểm tra các bộ phận.
* Là, đóng gói sản phẩm.
17


- KCS kiểm tra chất lượng và là sản phẩm bằng bàn là hơi.
- Đóng hàng vào túi PE.
- Chọn cỡ vóc.
- Đóng thùng carton.
* Đặc điểm quy trình:
Yêu cầu kỹ thuật chính xác, thao tác thuần thục, mang đăc tính liên tục. Không
sử dụng hoá chất độc hại và thải độc hại trong công nghiệp.
2.3.2. Mô tả quá trình lên kế hoạch về trả tiền lương tiền công của công nhân
viên tại phòng kế toán của Công ty TNHH may Tùng Phương
Để quản lý lao động về mặt chất lượng và số lượng,Công ty sử dụng sổ
lao động, sổ này do phòng tổ chức lập chung cho toàn Công ty, từng bộ phận và
từng cá nhân người lao động. Công ty sử dụng bảng chấm công để theo dõi tình
hình làm việc của người lao động. Công ty không tiến hành trích trước tiền
lương nghỉ phép năm của người lao động mà tính và phân bổ vào từng tháng.
Hàng tháng mỗi người lao động được Công ty tính và trả một ngày lương phép
theo lương cấp bậc của từng người.
- Đối với lao động trực tiếp: hàng tháng để theo dõi ngày công của người
lao động, phòng hành chính nhân sự lập cho mỗi tổ sản xuất hai bảng chấm
công: một bảng do bảo vệ Công ty chấm căn cứ vào theo lao động khi đi làm
công nhân xuất trình,một bảng do Tổ trưởng trực tiếp chấm. Cuối tháng hai bảng
này được tập trung về phòng hành chính nhân sự đối chiếu và ghi chép ngày
công lao động của từng người vào sổ lao động,sau đó hai bảng chấm công này
được chuyển lên phòng kế toán. Song song với bảng chấm công ở mỗi tổ sản
xuất còn một bảng kê thanh toán sản phẩm thể hiện số sản phẩm mỗi lao động
hoàn thành được trong tháng theo từng công đoạn sản xuất. Cuối tháng cùng với

bảng chấm công, bảng kê thanh toán sản phẩm hoàn thành và phiếu nhập kho
thành phẩm là căn cứ để tính và trả lương cho mỗi lao động.
- Đối với lao động gián tiếp: bảng chấm công được lập riêng cho từng
phòng ban,do trưởng các phòng ban trực tiếp chấm. Cuối tháng bảng chấm công
18


cùng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng là cơ sở tính lương
cho từng người lao động của Công ty.
Theo đó, hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian và
theo sản phẩm áp dụng đối với từng đối tượng người lao động.

19


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI

3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

20


Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
STT

Các chỉ tiêu chủ yếu

1


Doanh thu

2
3

Đơn vị
tính

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh tăng, giảm
2014/2013
Số tuyệt đối

%

0,85

6,39

Tỷ Đồng

13,30

14,15


16,51

Tổng số lao động

Người

254

297

326

43

Tổng vốn kinh doanh bình quân

Triệu
Đồng

9.134,26

9.256,15

9.800,16

3a. Vốn cố định bình quân

7.316,22

7.256,15


3b. Vốn lưu động bình quân

1.818,03

So sánh tăng, giảm
2015/2014
Số tuyệt
%
đối
2,36

16,68

14,48

29

8,89

121,89

1,33

544,01

0,59

7.300,14


(60,07)

(0,82)

43,99

0,61

2.000,0

2.500,02

181,97

10,01

500,02

0,25

4

Lợi nhuận sau thuế

Triệu
Đồng

500,15

520,67


564,26

20,52

4,10

10,90

8,37

5

Nộp ngân sách

Triệu
Đồng

125,04

130,17

141,07

5,13

4,10

10,90


8,37

6

Thu nhập BQ của 1 lao động

7

Năng suất lao động bình quân năm (7)=(1)/(2)

8

Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu tiêu thụ: (8)=(4)/(1)

9
10

1000đ/th
áng
Triệu
Đồng
Chỉ số

1,80

2,10

2,40

300,0


14,29

300,0

12,50

52,57

47,63

50,65

(4,94)

(9,40)

3,02

6,34

0,03

0,04

0,03

0,01

33,33


(0.01)

(25,0)

Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn kinh doanh: (9)=(4)/(3)

Chỉ số

0,05

0,06

0,06

0,01

0,20

0

0

Số vòng quay vốn lưu động: (10) = (1)/(3b)

Vòng

7

7


6

0

0

(1,00)

(14,29)

(Nguồn:Phòng kế toán – Công ty TNHH may Tùng Phương


Về quy mô của Công ty không thay đổi nhiều tuy nhiên do Công ty đã áp
dụng các chính sách để khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động
nên doanh thu năm 2014 cao hơn so với năm 2013 là 792.374.011 đồng tương
đương tăng 5,60% ; năm 2015 so với năm 2014 là 2.367.096.089 đồng tức là
tăng 14,34%. Như vậy riêng doanh thu chênh lệch giữa năm 2015/2014 đã tăng
gấp 2,99 lần năm 2014/2013. Đây là mức tăng mạnh thể hiện sức hút của Công
ty đối với các đối tác nước ngoài cũng như trong nước về uy tín và chất lượng
của sản phẩm mà Công ty sản xuất ra.
Từ doanh thu tăng mà nộp ngân sách nhà nước cũng tăng. So sánh tỷ lệ
giữa năm 2014/2013 và 2015/2014 đã tăng từ 4,10% lên 8,37% tức là tăng
4,27% qua đó cho thấy Công ty đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình
đối với Nhà nước,góp phần vào quỹ Ngân sách Nhà nước để thực hiện điều tiết
vĩ mô đối với kinh tế, hướng dẫn sản xuất tiêu dùng và cân bằng thu nhập trong
xã hội.
Lợi nhuận sau thuế là những con số tổng quát nhất phản ánh tình trạng kinh
doanh của doanh nghiệp theo thời gian. Năm 2014 với lợi nhuận sau thuế đạt

520.666.414 đồng tăng 20.520.891 đồng so với năm 2013 là 500.145.523
đồng .Năm 2015 Công ty đã đạt được kết quả kinh doanh tốt với sự nỗ lực của
toàn thể người lao động trong toàn Công ty, điều đó được thể hiện qua lợi nhuận
sau thuế đạt 564.263.974 đồng tăng 43.597.560 đồng tức là tăng lên 8% so với
năm 2014. Ngoài ra tỷ lệ giữa năm 2014/2013 và 2015/2014 tăng vượt trội từ
4,0% lên 8,37% . Điều này càng chứng minh rằng Công ty có một tiềm lực kinh
tế lớn, đứng vững trước nền kinh tế thị trường khó khăn như hiện nay đồng thời
thể hiện rõ ràng các hoạt động tài chính do chi phí tài chính và quản lí kinh
doanh ngày càng tăng cao và doanh thu tài chính tương ứng với lợi nhuận về bán
hàng, cung cấp dịch vụ lại luôn được Công ty quan tâm phát triển dẫn đến doanh
thu thuần trước thuế ngày càng tăng theo. Thêm vào đó Nhà nước tạo điều kiện
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệm có giảm đáng kể theo thời gian càng hỗ trợ


làm tăng mức lợi nhuận lên,làm tiền đề cho sự gia tăng quy mô của Công ty sau
này.
Với một tiềm lực kinh tế trong thời buổi thị trường khó khăn như hiện
nay,Công ty cũng đảm bảo được thu nhập cho người lao động, nhằm bù đắp hao
phí lao động. Việc thu nhập trung bình tăng cao qua các năm từ 1.800.000 đồng
năm 2013 lên 2.400.000 đồng năm 2015 tức là tăng 600.000 đồng chỉ trong 2
năm, bên đó còn có các khoản thưởng kèm theo đã kích thích sản xuất mạnh
mẽ,trợ giúp và động viên các cán bộ, công nhân viên làm việc tại Công ty có ý
thức thêm về nâng cao trình độ tay nghề,cải tiến kỹ thuật nằm nâng cao năng
suất lao động.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay việc duy trì hoạt động của và ngày càng
mở rộng quy mô đang là vấn đề bức thiết đối với Công ty ,việc số lao động ngày
càng tăng nhằm đảm bảo được lượng hàng sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị
trường,tuy nhiên doanh thu thì tăng cũng không đáng kể biểu hiện cụ thể ở năng
suất lao động,trong khi năm 2013 năng suất lao động bình quân là 52.570.016
đồng thì năm 2014 giảm chỉ còn 47.626.795 đồng tức là đã bị giảm đi 4.943.221

đồng thể hiện rõ sự khắt khe và khó khăn của thị trường lúc bấy giờ,trong thời
gian này kinh tế có thời điểm suy thoái rõ rêt,có khả năng lâm vào khủng
hoảng,tuy nhiên sang tới năm 2015 Công ty đã cải thiện lại tình hình,cụ thể năng
suất lao động đã tăng lên 50.651.086 đồng tức là tăng 3.024.291 đồng so với
năm 2014. Điều này đã thể lại sự vực dậy của Công ty,nhờ các chính sách đổi
mới về tiền lương tiền thưởng,các hợp đồng sản xuất tăng cao cũng như năng
suất của người lao động tăng đáng kể,là tiền đề cho sự phát triển hơn trong năm
2016 tới đây.
Xét về tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tiêu thụ mặc dù tỷ lệ năm 2014/2013 là
0,01 ứng với 33,33% so với 2015/2014 chỉ số còn giảm đi thêm 0,02 tức là thấp
hơn trươc 0,01 ứng với giảm 25% do doanh thu và số lao động đều tăng như tỷ
lệ người lao động tăng cao hơn đảm bảo được quá trình sản xuất,nhưng điều này
không làm ảnh hưởng nhiều tới phát triển của Công tymà còn chứng minh Công


ty đang mở rộng sản xuất,nhận thêm các hợp đồng để đảm bảo sự duy trì cũng
như quá trình hội nhập của mình.
Mặc dù vòng quay vốn lưu động năm 2013 và 2014 đều là 7 vòng nhưng
đến năm 2015 giảm chỉ còn 6 do vốn lưu động tăng lên,nhưng doanh thu tăng
chưa đáng kệ. Công ty vẫn đang chủ yếu đầu tư vào tài sản dài hạn,mở rộng
xưởng sản xuất,quy mô của Công ty và trong quá trình giảm bớt vốn cố
định,tăng vốn lưu động để sản xuất,tăng năng suất lao động,nhận thêm nhiều
hợp đồng sản xuất,tạo điều kiện việc làm cho người lao động.
3.2. Phương hướng phát triền của Công ty TNHH may Tùng Phương
3.2.1. Phương hướng chung
Trong những năm tới,Công ty TNHH may Tùng Phương đã đề ra cho mình
những phương hướng và mục tiêu phấn đấu như sau
- Thứ nhất,xây dựng công ty TNHH may Tùng Phương trở thành trung tâm
sản xuất kinh doanh hàng may mặc lớn của tỉnh Thanh Hóa với trang thiết bị
hiện đại

• Công ty sẽ tiếp tục nâng cấp,mở rộng Công ty,trang thiết bị kỹ thuật phục
vụ sản xuất
• Huy động triệt để các nguồn vốn vay,vốn phát triển,tận dụng sự giúp đỡ
của chính quyền tỉnh Thanh Hóa
- Thứ hai,đa dạng hóa sản phẩm tiêu thụ cả trong và ngoài nước
Công ty bên cạnh tiếp tục phát triển các mặt hàng mũi nhọn như Jascket, bộ
quần áo thể thao, quần âu ngoài ra phát triển thêm các mẫu loại quần áo khác để
xuất khẩu ra thị trường EU,Nhật Bản,Trung Quốc…..
- Thứ ba,đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng – các khâu thiết yếu phục vụ
sản xuất kinh doanh
Xây dựng các xưởng,chỉnh sửa lại cơ sở hạ tầng để cán bộ nhân viên có thể
làm việc trong môi trường tốt nhất,đảm bảo sức khỏe cho người lao động
- Thứ tư,tăng cường năng lực sản xuất,liên doanh liên kết với các đối tác
trong và ngoài nước


Để nâng cao sự cạnh tranh của sản phẩm may mặc của Công ty ở thị trường
trong nước và quốc tế,Công ty tiếp tục đầu tư chiều sâu vào việc trang bị các
thiết bị chuyên dụng,tự động,giảm sức lao động,tăng năng suất tới mức tối đa
3.2.2. Kế hoạch trong năm năm tới của Công ty TNHH may Tùng
Phương
3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
- Thay đổi cấu trúc vốn bằng cách bổ sung thêm vốn chủ sở hữu,huy động
nguồn vốn nhân viên trong Công ty với lãi suất hợp lý.
- Đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng ca năng suất lao động,giảm giá
thành sản phẩm
- Thu hồi nợ nhanh,có thêm các quy định về thời hạn thanh toán,chiết
khấu,có biện pháp về cơ chế tài chính để khuyến khích khách hàng
3.2.2.2. Nâng cao trình độ của cán bộ,công nhân viên
- Mở các lớp đào tạo giúp nâng cao tay nghề cũng như nghiệp vụ của cán

bộ công nhân viên giúp làm nâng cao năng suất lao động,tạo điều kiện cho nhân
viên học được những kiến thức mới
- Tổ chức các cuộc thi nhằm thúc đẩy ý tưởng sáng tạo cũng như phát huy
tối đa được tố chất tốt của các cán bộ nhân viên,qua đó thúc đẩy ý chí phấn đấu
vươn lên của mọi người
3.2.2.3. Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
Mở rộng thêm các xưởng cũng như có thêm nhiều máy móc,vừa tạo điều
kiện cho người lao động có công ăn việc làm cũng như phát triển công ty ngày
càng lớn mạnh,không chỉ trong tỉnh Thanh Hóa mà còn vươn ra sánh với các
Công ty lớn trong nước như Công ty may 10,Công ty may Việt Tiến.


×