Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.75 KB, 9 trang )

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn
bán quốc tế. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao
thông tự nhiên. Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn. Nhìn chung năng
lực chuyên chở của công cụ vận tải đường biển (tàu biển) không bị hạn chế như các
công cụ của các phương thức vận tải khác. Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là
giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.
- Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn
chế
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có thể rút ra kết
luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
+ Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên
chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng.
Tác dụng của vận tải đường biển đối với buôn bán quốc tế.
* Vận tải đường biển là yếu tố không tách rời buôn bán quốc tế.
* Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
* Vận tải đường biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị
trường trong buôn bán quốc tế.
* Vận tải đường biển tác động tới cán cân thanh toán quốc tế.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển.
* Các tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó
tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá
* Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên
tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.
* Phương tiện vận chuyển:
- Phương tiện vận tải biển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu
quân sự.
- Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. tàu chở
hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn.


1. Cơ cấu các đội tàu biển đang hoạt động tại Việt Nam
Hoạt động của đội tàu biển Việt Nam từ năm 2000 đến nay đã có bước phát triển
đáng kể. Số lượng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận
tải biển từ 239 doanh nghiệp (năm 2000) đã phát triển lên 413 doanh nghiệp (tính đến
tháng 5- 2004), tăng 72,8%. Số lượng các loại tàu dầu, tàu công- ten-nơ, tàu hàng khô,
tấn trọng tải đều tăng nhanh, cơ cấu đội tàu thay đổi theo hướng tăng tàu chuyên dụng,
tuổi tàu đang dần được trẻ hóa. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại 2004 do đội
tàu biển Việt Nam chuyên chở đã tăng 55% so với năm 2000, trong đó vận tải nước
ngoài tăng 32%, trong nước tăng 150%. Nếu như thị phần vận tải của đội tàu biển Việt
Nam năm 2000 mới chiếm 14,5% thì năm 2004 đã tăng lên 27,5%. Năm 2004, sản
lượng hàng hóa vận tải biển tăng 20,3% so với năm 2003, trong đó vận tải biển nước
ngoài tăng 23,4%, vận tải biển trong nước tăng 10,66%.
Nếu năm 2001 cả nước chỉ có khoảng 600 tàu với tổng trọng tải khoảng
1.800.000 DWT, thì ính đến ngày 31- 12- 2004, có 1.007 tàu được đăng ký trong Sổ
đăng ký tàu biển quốc gia với tổng dung tích là 1.915.279 GT (đơn vị đo tổng dung tích
của quốc tế) và tổng trọng tải là 2.882.748 DWT (đơn vị đo tấn trọng tải của quốc tế),
đến tháng 8 năm 2007 VN đã có khoảng 1.200 tàu biển với tổng dung tích hơn 2,5 triệu
tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4,0 triệu tấn; trong đó có 432 tàu hoạt động
tuyến quốc tế với tổng dung tích gần 1,95 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần gần
2,86 triệu tấn. Và tính đến hết 31/12/2008 cả nước có 1.445 tàu với tổng trọng tải là
5.579.523,89 DWT.
Cục Đăng kiểm VN cho biết, tuổi trung bình của cả đội tàu VN là 14,5 năm;
“già” so với độ tuổi trung bình của thế giới (12 năm) và khu vực.
Nhìn chung, tàu Việt Nam được biết đến với 2 nguồn chính: nhập khẩu các tàu đã qua
sử dụng và đóng mới trong nước.
Trung bình hàng năm, chúng ta nhập khẩu khoảng 15 - 20 tàu biển đã qua sử
dụng từ nước ngoài. Hầu hết các tàu này đều là tàu hàng tổng hợp có tổng dung tích
trên 5.000 tấn đăng ký. Ngoài ra còn có một số tàu dịch vụ dầu khí, tàu chở dầu, tàu chở
container và tàu chở hàng rời. Cũng giống như trước đây, phần lớn tàu nhập khẩu của ta
đều là những tàu thuộc độ tuổi từ 10 - 15 tuổi, tức là những tàu vốn được coi là già và

cũ của ngành vận tải biển hiện đại.
Cùng với lượng tàu nhập khẩu, nguồn tàu đóng mới trong nước cũng góp phần
không nhỏ thúc đẩy sự phát triển hết sức nhanh chóng của đội tàu biển Việt Nam. Nhiều
loại tàu do ngành đóng tàu nước ta đảm nhận có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn khu vực
và quốc tế; đặc biệt là hợp đồng đóng mới 15 tàu hàng trọng tải 53.000 DWT cho tập
đoàn Graig Investments Ltd (Vương quốc Anh). Đến năm 2010, Việt Nam có thể trở
thành một quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại trung bình trong khu
vực.
Cơ cấu đội tàu của Việt Nam và một số nước trong khu vực châu Á :
(đơn vị tính: 1.000GRT)
Loại tàu Việt Nam Thái Lan Trung Quốc Indonesia Philippines
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ %
lượng % lượng % lượng % lượng % lượng
Hàng rời 26 8,28 53 13,09 415 23,38 53 5,49 75 19,58
Hàng tổng hợp 238 75,80 140 34,57 689 38,82 522 54,09 120 31,33
Hóa chất 7 2,23 16 3,95 62 3,49 25 2,59 16 4,18
Container 6 1,91 21 5,19 157 8,85 66 6,84 5 1,31
Khí hóa lỏng 6 1,91 30 7,41 35 1,97 7 0,73 5 1,31
Dầu 26 8,28 101 24,94 250 14,08 155 16,06 34 8,88
Đông lạnh 2 0,64 32 7,90 33 1,86 2 0,21 14 3,66
Ro-Ro 1 0,32 0 0,00 9 0,51 11 1,14 13 3,39
Tàu dầu chuyên
dụng
1 0,32 2 0,49 8 0,45 8 0,83 0 0,00
Khách 0 0,00 0 0,00 8 0,45 44 4,56 7 1,83
Khách + hàng
hóa
0 0,00 9 2,22 84 4,73 67 6,94 66 17,23
Tàu khác 1 0,32 1 0,25 25 1,41 5 0,52 28 7,31
Tổng số tàu 314 405 1775 965 383

Tổng dung tải
(GRT)
1.739.927 2.640.857 22.219.786 4.409.198 4.542.681
Dung tải trung
bình/mỗi tàu
5.541,17 6.520,63 12.518,19 4.569,12 11.860,79
Xu hướng vận tải của thế giới hiện nay là hàng container, trong khi đội tàu
container của VN chỉ chiếm khoảng 2% số lượng tàu với 7% số tấn trọng tải.
Hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu đã có những tiến bộ vượt bậc, cho ra đời
những con tàu rất lớn và hiện đại, có thể hoạt động trên khắp đại dương như tàu chở
container đến 1100 TEU, tàu chở LASH 11.000 DWT, tàu chở dầu 13.500 DWT, tàu
chở hàng rời 20.000, 22.500 và 53.000 DWT, tàu khách cao tốc hoạt động tuyến quốc
tế; loạt tàu chở container 1.700 TEU, tàu chở hàng rời 54.000 DWT, tàu chở dầu
105.000 DWT và tàu chứa dầu 150.000 DWT đang được bắt đầu đóng mới. Ngoài hai
nguồn chính này, còn có một số tàu đóng mới ở nước ngoài nhưng số này chiếm một tỷ
trọng không đáng kể (một tàu hút bùn 1.500 m3và 1 tàu tìm kiếm cứu nạn 6250 mã
lực).
Về chủng loại tàu, nếu hết tháng 2/2007, cả nước chỉ có 56 tàu chờ hàng lỏng
với tổng trọng tải đạt 136.000 DWT thì đến tháng 2/2008 đã tăng thành 80 tàu với tổng
trọng tải 810.883 DWT (tăng 42% số lượng tàu và gần 600% về tấn trọng tải so với
cùng kỳ năm trước). Tàu chở container cũng tăng từ 17 tàu với tổng trọng tải 107.922
DWT lên 30 tàu với tổng trọng tải 230.230 DWT (tăng 76% về số lượng và 200% về
tấn trọng tải). Đó là chưa kể các tàu chở dầu, tàu chở hàng trọng tải từ 50.000 60.000
DWT, tàu chở container 1.700-1.800 TEU, tàu chở khí hoá lỏng và tàu chở khách hiện
đại đã được phát triển trong năm qua.
Ngoài ra, đội tàu biển VN có thành phần rất phức tạp, từ các tàu gỗ truyền thống
ven biển vài chục tấn đến các tàu dầu hiện đại 100.000 tấn hay tàu chứa dầu 150.000
tấn.
Khoảng 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở bằng
đường biển. Tuy nhiên, đội tàu biển Việt Nam mới đảm nhận chuyên chở khoảng 18-

20% lượng hàng hóa đó. Tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm
2007 là 181,12 triệu tấn, trong đó hàng container là 49,29 triệu tấn (4.489.165 TEU).
Về tấn trọng tải của đội tàu biển Việt Nam, hiện xếp thứ 60/150 nước trên thế
giới, xếp thứ 4/10 nước ASEAN. Cỡ tàu bình quân của đội tàu biển Việt Nam là 2.650
DWT, hiện còn có 400 tàu trọng tải dưới 1.000 DWT, chỉ khai thác được tuyến nội địa.
Các chỉ tiêu khai thác vận tải mới chỉ đạt ở mức trung bình so với các nước trong khu
vực, năng suất vận tải thấp, giá thành vận tải cao, thị phần vận tải biển còn thấp.
2. Thực trạng cảng biển và trang thiết bị phục vụ ngành biển:
Theo danh mục phân loại cảng biển Việt Nam do thủ tướng chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng vừa công bố (tháng 1/2008). Theo đó, ở Việt Nam có 17 cảng biển loại I, 23
cảng biển loại II và 9 cảng biển loại III. 17 cảng biển loại I gồm: cảng biển Cẩm Phả,
Hòn Gai (Quảng Ninh), cảng biển Hải Phòng, cảng biển Chân Mây (Huế), cảng biển
thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Vũng Tàu… 23 cảng biển loại II gồm cảng biển Mũi
Chùa (Quảng Ninh), cảng biển Quảng Bình, cảng biển Thuận An (Huế)… 9 cảng biển
loại III gồm đều thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, gồm cảng biển Rồng Đôi, Rạng Đông,
Hồng Ngọc, Lan Tây, Sư Tử Đen, Đại Hùng, Chí Linh, Ba Vì, Vietsopetro 01.
Thống kê cho thấy, hệ thống cảng biển VN hiện có khoảng 160 bến cảng với hơn
300 cầu cảng với tổng chiều dài tuyến bến đạt hơn 36km. Các cảng biển VN hiện do rất

×