Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chất lượng cho vay tại NHNo PTNT thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.19 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2013 vẫn còn những mảng tối mảng
sáng đan xen lẫn lộn, tuy đã có những khởi sắc và hi vọng song vẫn chất chứa bao
khó khăn dẫn đến nền kinh tế trì trệ. Những hệ quả đó đã kéo theo nhiều bất cập cho
hệ thống Ngân Hàng, thậm chí đã có những Ngân Hàng bị “xóa sổ” trên bản đồ.
Nhiều nhân viên Ngân hàng thì rơi vào tình trạng thất nghiệp hay mức lương
thưởng của họ quá thấp không đủ chi trả cho cuộc sống. Đứng trước những yêu cầu
đó hệ thống Ngân Hàng Việt Nam nói chung cũng như NHNo & PTNT Việt Nam –
Chi Nhánh Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh nói riêng phải phát triển toàn diện
về mọi mặt như hoạt động huy động vốn hay nâng cao chất lượng dịch vụ,… và một
trong những mặt đang được Chi nhánh chú trọng đó là chất lượng tín dụng của
Ngân Hàng Thương Mại.
Trong quá trình học tập tại trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội cùng
khoảng thời gian quý báu thực tập tại Ngân Hàng , em xây dựng báo cáo theo các
chương sau :
Chương 1 : Khái quát về NHNo&PTNT Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh
Chương 2 : Chất lượng cho vay tại NHNo & PTNT Thị Xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng
Ninh.
Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Vũ Thị Thu Hương cùng Ban giám đốc và các
cán bộ nhân viên trong NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Thị Xã Quảng Yên đã
giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thu Hằng


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT
VIỆT NAM - CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG YÊN

1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của NHNN & PTNT Việt Nam Chi nhánh Thị Xã Quảng Yên
1.1.1 Những thông tin cơ bản


Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, được ví như
một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Với
vị trí địa - kinh tế, địa - chính trị chiến lược như vậy, Quảng Ninh được xem là một
trong 3 đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế vùng. Cộng với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên,
nguồn nhân lực đã tạo cho Quảng Ninh nền tảng phát triển kinh tế - xã hội khá vững
chắc trong những năm qua. Đặc biệt với trên 20 chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam
cùng nhiều phòng giao dịch đã khẳng định phần nào sự phát triển kinh tế của Quảng
Ninh. Trong đó phải kể đến NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Thị xã Quảng Yên.
Như chúng ta đã biết, Quảng Yên là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” nằm ven
biển thuộc phía tây nam của tỉnh Quảng Ninh và nằm giữa 3 thành phố lớn: Hạ Long,
Uông Bí, Hải Phòng. Quảng Yên đã làm nức lòng không chỉ những người con của
mảnh đất này mà còn là niềm vui, niềm tự hào chung của nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
NHNo & PTNT Chi nhánh Thị Xã Quảng Yên nằm trong hệ thống NHNo &
PTNT Việt Nam, trụ sở chính được đặt tại số 1 phố Ngô Quyền, Phường Quảng Yên,
Thị xã Quảng Yên, Tỉnh Quảng Ninh. Chi nhánh Ngân hàng được đánh giá là một trong
những Ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành,
Chi nhánh đã tự tin vững bước trong công cuộc đổi mới, hòa mình với sự phát triển
vượt bậc của hệ thống Ngân hàng trong cả nước. Đồng thời cũng khẳng định được tính
phù hợp trong hệ thống tổ chức, tình hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo
chất lượng và năng lực của một chi nhánh tác nghiệp trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh
Quảng Ninh.


1.1.2. Cơ cấu tổ chức – nhân sự của Chi nhánh NHNN & PTNNT Thị xã Quảng
Yên
Chi nhánh NHNN & PTNT Thị xã Quảng Yên là một pháp nhân thuộc sở hữu
Nhà nước và là chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Quảng Ninh, thực hiện chề
độ hạch toán kinh doanh XHCN theo cơ chế thị trường.
Bộ máy biên chế tổ chức tính đến thời điểm 31/12/2013 tổng số cán bộ nhân viên
chi nhánh là 32 người, trong đó Ban Giám Đốc gồm 02 đồng chí.

Với mạng lưới các điểm giao dịch trải khắp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tính
đến nay Chi nhánh đã có 3 Phòng giao dịch trực thuộc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng nhanh chóng, hiện đại, đa tiện ích, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng
khách hàng và mở rộng cơ hội kinh doanh hợp tác với các tổ chức tín dụng khác:
1. Phòng giao dịch Hà Nam
2. Phòng giao dịch Minh Thành
3. Phòng giao dịch Quảng Yên
Trụ sở chính bao gồm 3 phòng ban:
1. Phòng kế toán – ngân quỹ
2. Phòng kinh doanh
3. Phòng tổ chức hành chính
• Chức năng, nhiệm vụ của các phòng
+ Ban Giám Đốc: Điều hành hoạt động Ngân hàng là Giám đốc, giúp việc cho Giám
đốc có một số Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.
- Giám Đốc là người chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo điều hành tổ chức và quyết
định toàn bộ các hoạt động của các phòng ban trong Ngân hàng và các phòng giao
dịch trực thuộc tỉnh.
- Phó Giám Đốc có trách nhiêm hỗ trợ Giám Đốc trong việc điều hành mọi hoạt
động chung của Ngân hàng.
+ Các phòng chức năng:


- Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện những kế hoạch
và chịu trách nhiệm về kinh doanh. (Cho vay, thu nợ và thu lãi các khoản vay, ngoài ra
Ngân Hàng còn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh).
- Phòng kế toán – ngân quỹ: Giao dịch trực tiếp với khách hàng, thực hiện công tác
thanh toán, hạch toán kế toán, hạch toán thống kê \theo quy định. Bảo quản và thực hiện
nghiệp vụ xuất, nhập quỹ. Điều hoà phát hành, thu, chi, quỹ nghiệp vụ của chi nhánh.
- Tổ chức hành chính - nhân sự: Thực hiện công tác quản trị, hậu cần phục vụ công
chức, viên chức.Thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy hành chính và công tác về quản lý

nhân sự.
- Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ: Tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các
văn bản quy phạm Pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng
và các tổ chức khác trên địa bàn. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm soát nội bộ
tháng, quý, năm trình Giám đốc phê duyệt
- Phòng giao dịch Hà Nam, phòng giao dịch Quảng Yên, phòng giao dịch Minh
Thành: Huy động tiền gửi và cho vay đối với tổ chức kinh tế và cá nhân, thực hiện dịch
vụchuyển tiền.
• Mô hình tổ chức của chi nhánh NHNo & PTNT Thị xã Quảng Yên:


1.1.4 Nhiệm vụ kinh doanh
NHNN & PTNT Chi nhánh Thị Xã Quảng Yên có các nhiệm vụ chính sau: Trực
tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.
1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây
1.2.1 Tình hình huy động vốn
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Theo

Năm
2011

Năm
2012

Năm

2013

So sánh 20122011

So sánh 20132012

(+/-)

(+/-)

%

%

592.022

840.545

1.050.882 +248.523

+41,98 +210.337

+25,02

kinh tế
- Tiền gửi

421.664

677.450


816.345 +255.786

+60,66 +138.895

+20,5

dân cư
- Tiền gửi

170.358

163.095

234.537

tế
Theo thời

592.022

840.545

gian
- Tiền gửi

68.345

75.356


hạn
- Tiền gửi

523.677

765.189

có kỳ hạn
Theo loại

592.022

840.545

ngành

-7.263

-4,26

+71.422

+43,8

+41,98 +210.337

+25.02

của tổ
chức kinh

1.050.882 +248.523
70.574

+7.011

+10,26

-4.782

-6,35

980.308 +241.512

+46,12 +215.119

+28,11

1.050.882 +248.523

+41,98 +210.337

+25,02

không kỳ

tiền tệ
- Nội tệ
527.506 817.766 1.024.662 +290.260 +55,02 +206.896
+25,3
- Ngoại tệ

19.516
22.779
26.220
+3.263 +16,72
+3.441 +15.11
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2011, 2012, 2013)


Nhận xét
a. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế
Qua bảng số liệu trên ta thấy Agribank Chi nhánh Thị Xã Quảng Yên đã có những
biện pháp tích cực để cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh trong việc huy
động vốn từ dân cư. Cụ thể tỷ trọng huy động vốn từ dân cư của Chi nhánh qua các năm
tương đối cao chiếm 80,6% trên tổng số vốn huy động trong năm 2012. So sánh năm
2012-2011 thì huy động vốn từ dân cư đã tăng 255.786 triệu, tăng 60,66%, sang năm
2013 chỉ tiêu này đạt mức 816.345 triệu đồng, tăng 138.895 triệu, tăng 20,5% so với
năm 2012. Như vậy Chi nhánh đã thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư trong và
ngoài thị xã.
Còn huy động vốn từ các tổ chức kinh tế thì chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ chiếm 22% trên
tổng số vốn huy động năm 2013, mặt khác mức tăng trưởng của nguồn vốn này là
không ổn định. Năm 2012 giảm 7.263 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 Chi
nhánh đã có những giải pháp kịp thời để thu hút tiền vốn các tổ chức kinh tế này nên
nguồn vốn huy động đã tăng 71.422 triệu, tăng 43,8%.
b. Cơ cấu vốn theo thời gian
Nhìn chung cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh không đồng đều, tỷ trọng huy động
vốn có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động tương đối cao chiếm 93,3% năm 2013,
nhưng nguồn vốn không kì hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ 6,7 % cũng năm 2013. So
sánh năm 2012-2011 huy động vốn từ tiền gửi không kì hạn tăng 7.011 triệu đồng (tăng
10,26%), năm 2013 giảm 4.782 triệu đồng (giảm 6,35%) so với cùng kỳ năm ngoái.
Còn huy động vốn từ tiền gửi có kì hạn thì tăng mạnh qua các năm, năm 2012 tăng

241.512 triệu đồng (tăng 46,12%) so với 2011, năm 2013 đạt 980.308 triệu đồng tăng
215.119 triệu đồng (tăng 28,11%) so với 2012.
Nhìn chung Chi nhánh đã có những biện pháp tích cực để nâng cao nguồn vốn huy
động có kì hạn nhất là loại nguồn vốn trung và dài hạn. Đồng thời giảm nguồn vốn
không kì hạn, bởi đây là nguồn vốn không có tính chất ổn định lâu dài, khi các thành
phần kinh tế đồng loạt rút vốn thì Chi nhánh khó có thể đảm bảo khả năng chi trả, dễ
dẫn đến rủi ro. Nhận định được những nguy cơ đó Chi nhánh đã giảm việc huy động


vốn không kỳ hạn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được bền vững, đồng thời hạn
chế những rủi ro có thể gặp phải.
c. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền
Chi nhánh chủ yếu tập trung vào huy động nguồn vốn nội tệ, tỷ trọng nguồn vốn
ngoại tệ quá nhỏ so với tổng nguồn vốn, chỉ đạt 2,3% trên tổng nguồn vốn năm 2013.
Qua các năm thì số tiền huy động được từ nội tệ luôn tăng (2012-2011 tăng 290.260
triệu đồng, 2013-2012 tăng 206896 triệu đồng). Dù vậy nhưng Chi nhánh cũng triển
khai những biện pháp tích cực để đẩy mạnh việc huy động vốn từ ngoại tệ, cụ thể năm
2012 ngoại tệ đã tăng 3.263 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 3.441 so với
năm 2012.
1.2 Tình hình cho vay tại chi nhánh.
1.2.1 Phân theo kỳ hạn .
Bảng 1.2.1 : Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu

Ngắn hạn
Trung hạn +
Dài hạn
Tổng dư nợ


Năm

Năm

Năm

So sánh 2012-

2011

2012

2013

2011
(+/-)
%
-10.996
-11,2
-751
-0,4

98.333
194.208

87.337
193.457

79.678
246.426


So sánh 20132012
(+/-)
-7.659
+52.969

%
-8,8
+27,4

292.541
280.794
326.104 -11.747
-4,0 +45.310
+16,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2011, 2012, 2013)

Nhận xét
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn đang có xu hướng giảm
dần qua các năm, Chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay trung dài hạn. Năm 2012 dư
nợ cho vay ngắn hạn giảm giảm 10.996 triệu, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục giảm 7.659 triệu đồng, giảm 8.8% so
với năm 2012. Cho vay trung và dài hạn năm 2012 cũng giảm 751 triệu đồng so với
năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ cho vay nhóm này đã đạt mức 246.426 triệu đồng,
tăng 52.969 triệu đồng , tăng 27,4% so với năm 2012


Chi nhánh cần có những biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng các khoản
vay ngắn hạn, thu hút các đối tượng đến vay ngắn hạn tại Ngân hàng bởi những khoản
vay này có vòng quay vốn tín dụng nhanh, Ngân hàng có thể thu hồi vốn sớm để cho

vay các khoản vay mới. Đồng thời cũng hạn chế được rủi ro khi cho vay trung dài
hạn.
1.2.2 Phân theo ngành kinh tế.
Bảng 1.2.2 : Dư nợ phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính : triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

So sánh 2012-

2011

2012

2013

2011

So sánh 2013-2012

1.Nông

60.614

63.978


63.261

(+/-)
+3.364

%
+5,6

(+/-)
-717

%
-1,1

nghiệp
- Trồng

890

345

394

-545

-61,2

+49


+14,2

trọt
- Chăn

59.724

63.633

62.867

+3.909

+6,6

-766

-1,2

nuôi
2. Thủy

20.936

26.904

46.735

+5.941


+28,3

+19.831

+73,7

sản
- Đánh bắt
- Nuôi

13.269
7.694

15.725
11.179

29.128
17.607

+2.456
+3.485

+18,5
+45,3

+13.403
+6.428

+85,2
+57,5


trồng
3. Tiểu

86.579

76.689

69.576

-9.890

-11,4

-7.113

-9,3

67.167

75.336

107.198

+8.169

+12,2

+31.862


+42,3

57.218

37.887

39.335

-19.331

-33,8

+1.448

+3,8

thủ công
vận tải
4. Tiêu
dùng
5. Kinh
doanh +
cầm cố +
lao
động nước

ngoài
6. Tổng số
292.541 280.794 326.104 -11.747
-4,0 +45.311

+16,1
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2011, 2012, 2013)


Nhận xét
Nhìn chung Chi nhánh đã và đang chú trọng phát triển cho vay ngành nông nghiệp
và thủy sản. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế của
thị xã Quảng Yên.
+ Ngành nông nghiệp: Năm 2012-2011 mức dư nợ cho vay tăng 3.364 triệu đồng
(tăng 5,6%). Năm 2013-2012 lại giảm 717 triệu đồng, giảm 1,1%. Trong đó dư nợ cho
vay ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng rất cao 99,5% trong tổng dư nợ cho vay ngành
nông nghiệp năm 2012. Qua các năm 2012-2011 dư nợ cho vay ngành chăn nuôi đạt
mức 63.633 triệu đồng, tăng 3.909 triệu, tăng 6,6%.
+ Ngành thủy sản: Năm 2012 dư nợ cho vay đã tăng 5.941 triệu đồng, tăng 28,3% so
với cùng kì năm ngoái. Năm 2013 đạt mức 46.735 triệu đồng, chiếm 14,33% tổng dư
nợ, so với năm 2012 tăng 19.831 triệu đồng, tăng 73,7%. Trong đó cả 2 ngành đánh bắt
và nuôi trồng thủy sản tăng đều qua các năm.
+ Ngành tiểu thủ công vận tải có mức dư nợ cho vay giảm dần, cụ thể năm 2012
giảm 9.890 triệu đồng, giảm 11,4% so với năm 2011, năm 2013 cũng giảm 7.113 triệu
đồng, giảm 9,3% so với năm 2012.
+ Ngành tiêu dùng, dư nợ cho vay tăng đều qua các năm, năm 2012 tăng 8.169 triệu
đồng, tăng 12,2% so với năm 2011. Đến năm 2013 đạt mức 107.198 triệu, tăng 31.862
triệu, tăng 42,3%.
+ Ngành kinh doanh + cầm cố + lao động nước ngoài tăng trưởng không ổn định,
năm 2012 giảm 19.331 triệu đồng, năm 2013 lại tăng 1.448 triệu đồng so với cùng kỳ
năm ngoái
Như vậy việc chú trọng phát triển cho vay ngành thủy sản và nông nghiệp là hợp lý,
đó là một tiềm năng mà trời phú đã ban tặng cho Quảng Yên, một vùng ven biển dồi
dào về nguồn thủy sản đồng thời lại là vùng thuần nông, nên việc đẩy mạnh cho vay 2
ngành này là hợp lý, thuận lợi cho việc tăng doanh thu của Ngân hàng qua đó cũng thúc

đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Mặt khác hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp nông thôn là phù
hợp với yêu cầu đề ra của Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp nông thôn của Nhà nước.
1.2.3 Phân theo thành phần kinh tế.


Bảng 1.2.3 : Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

So sánh 2012-

2011

2012

2013

2011
(+/-)
%

So sánh 2013-2012
(+/-)


%

1. Quốc

600

0

6.814

-600

-100

+6.814

+100

doanh
2. Ngoài

291.941

280.794

319.291

-11.147


-3,8

+38.497

+13,7

229.247

214.392

212.093

-14.855

-6,5

-2.299

-1,1

quốc
doanh
- Hộ sản
xuất
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2011, 2012, 2013)
Nhận xét
Qua bảng số liệu trên ta thấy, cho vay các doanh nghiệp nhà nước giảm mạnh trong
năm 2012 (dư nợ là 0). Năm 2011 dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này là 600
triệu. Đến năm 2013 đạt mức 6.814 triệu đồng. Như vậy Chi nhánh chủ yếu chú trọng
cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Năm 2013 dư nợ cho vay đối với

thành phần kinh tế này đạt mức 319.291 triệu đồng, tăng 38.497 triệu so với năm 2012.
Trong đó hộ sản xuất chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2011 chiếm 78,5% trên tổng dư nợ
cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với điều kiện tiên tiến như hiện nay có rất
nhiều hộ gia đình tiến hành sản xuất kinh doanh những ngành nghề phù hợp với quy mô
nhỏ lẻ, Ngân hàng nắm được cơ hội đó đã đặt ra những chính sách ưu đãi để thu hút đối
tượng này vay vốn từ mình.
1.3 Các hoạt động khác
a. Dịch vụ thẻ
Bảng 1.3.1 Kinh doanh thẻ
Chỉ tiêu
Tổng số thẻ ATM
Số dư tài khoản
thẻ

Năm 2011
2.486 thẻ
3.604 triệu đồng

Năm 2012
4.950 thẻ
7.177 triệu đồng

Năm 2013
6.093 thẻ
8.834 triệu đồng


Bình quân 1.450 ngàn đồng/ thẻ
Dịch vụ thẻ ngày càng phát triển mạnh mẽ trên khắp các Ngân hàng trong cả
nước. Tại NHNN&PTNT VN Chi nhánh Thị xã Quảng Yên số thẻ phát hành và số dư

tài khoản thẻ liên tục tăng. Năm 2013-2012 số thẻ tăng 1.143 thẻ, số dư tài khoản cũng
tăng 1.657 triệu. Như vậy, khi công nghệ thông tin phát triển, người dân sẽ giao dịch
nhiều đến thẻ, thanh toán, chuyển tiền qua thẻ,..Ngân hàng sẽ tăng doanh thu từ những
dịch vụ ngoài tín dụng này.
b. Kinh doanh ngoại hối
Bảng 1.3.2 Doanh số mua, bán ngoại tệ qua các năm 2011-2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2011
2012
2013

Số lượng
54.983
72.446
121.710

Nhận xét
Doanh số mua vào và bán ra của ngoại tệ tăng đều qua các năm. Năm 2012-2011
tăng 17.463 triệu, năm 2013-2012 tăng 49.264 triệu.

1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu
1.3.1 Kết quả thu chi tài chính
Bảng 1.3.1 : Báo cáo kết quả HĐKD năm 2011-2013
Đơn vị: Triệu đồng và %
Chỉ tiêu

Tổng
thu


Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

101.512

103.690

95.842

So sánh 2012-2011 So sánh 2013-2012
(+/-)

%

(+/-)

+2.178

+2.14

-7.848


%
-7,6


Tổng

82.436

83.314

72.429

+0.878

+1.06

-10.885

-13,1

19.076

20.376

23.413

+1.3

+6.8


+3.037

+14,9

chi
LNTT

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010 ,2011,2012)
Nhận xét
Nhìn vào kết quả mà Chi nhánh đã đạt được trong những năm 2011-2013 ta thấy:
Tổng thu năm 2012 đạt 103.690 triệu đồng, tăng 2.178 triệu đồng so với năm 2011. Đến
năm 2013, tổng thu chỉ đạt 95.842 triệu, giảm 7,6% so với năm 2012. Tổng chi năm
2012-2011 tăng 0.878 triệu đồng, năm 2013-2012 giảm 10.885 triệu. Lợi nhuận qua các
năm cũng theo đó mà tăng lên, năm 2012 đạt 20.376 triệu đồng tăng 6,8% so với năm
2011, năm 2013 đạt mức 23.413 triệu đồng, tăng 14,9% so với năm 2012. Chi nhánh đã
có những bước đi đúng đắn nhanh chóng bắt kịp với xu hướng phát triển và cạnh tranh
hiện nay khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO cùng những đổi mới
mạnh mẽ trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

1.3.2 Kết quả hoạt động tín dụng
Bảng 1.3.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động tín dụng
Đơn vị:Triệu đồng và %
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm


So sánh 2012-

So sánh 2013-

2011

2012

2013

2011

2012

(+/-)
Tổng
nguồn
vốn huy

592.022

840.545

1.050.882 +248.523

%
+41.9

(+/-)

+210.337

%
+25


động
Tổng dư

292.541

280.794

326.104

-11.747

-4%

+45.310

+16,1

nợ
(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2010,2011,2012)
Nhìn chung nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên với những diễn biến tốt qua các năm.
Tổng nguồn vốn huy động năm 2012 đạt được là 840.545 triệu đồng, tăng 248.523 triệu
so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt năm 2013 tổng nguồn vốn huy động đã đạt ngưỡng
1.050.882 triệu, tăng đáng kế so với năm 2012 tăng 41.9 %. Tuy nhiên tổng dư nợ qua
các năm lại không ổn định, từ 292.541 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 280.794

triệu đồng năm 2012 nhưng đến năm 2013 tổng dư nợ lại tăng 16,1% đạt mức 326.104
triệu đồng.

CHƯƠNG II. CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NHNN&PTNT VN CHI
NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG YÊN

2.1 Nợ quá hạn , Nợ xấu
Đơn vị: triệu đồng và %
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sá

2012Tổng dư nợ
Nợ quá hạn (Nhóm 2 đến nhóm 5)
Nợ xấu (Nhóm 3 đến nhóm 5)
Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

292.541
12.733
40
4,35%

280.794
2.794

319
0,99%

326.104
4.182
269
1,28%


Nợ xấu/ Tổng dư nợ
0,01%
0,11%
0,08%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng các năm 2010, 2011, 2012)
Nhận xét
Rủi to tín dụng là một phần không thể tránh khỏi của các Ngân hàng. Mức độ rủi
ro cao hay thấp được phản ánh qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trên tổng dư nợ. Tại Chi
nhánh tỷ lệ này tương đối thấp và tăng trưởng không ổn định qua các năm. Tỷ lệ nợ quá
hạn từ 4,35% xuống còn 0,99% năm 2012. Đến năm 2013 đạt mức 1,28%. Tỷ lệ nợ xấu
từ 0,01% tăng lên 0,11% năm 2012 (tăng 0,01%). Năm 2013 lại giảm còn 0,08%.
Nợ xấu của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay trung và dài hạn
đối với các hộ gia đình. Vì vậy, trong những năm tiếp theo, để giải quyết nợ xấu Ngân
hàng cần có biện pháp hỗ trợ bà con tiếp tục sản xuất, khắc phục khó khăn để bà con cải
thiện hiệu quả sản xuất, từ đó có nguồn thu nhập để trả nợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng
cũng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát các khoản vay, phân loại nợ để có biện pháp
xử lý kịp thời.
Đứng trước những nguy cơ đó, Chi nhánh đã thực hiện việc trích lập dự phòng
rủi ro như năm 2012 số tiền đã trích cho dự phòng cụ thể là 230 triệu đồng, dự phòng
chung là 647 triệu đồng, từ đó đã hạn chế phần nào rủi ro cho Chi nhánh.
2.2. Hiệu suất sử dụng vốn.

Đơn vị tính : triệu đồng và %
Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng nguồn vốn huy động
Tổng dư nợ cho vay

592.022
292.541

840.545
280.794

1.050.882
326.104

Tỷ lệ dư nợ/ Tổng vốn huy

0,49

0,33

0,31

động

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010,2011,2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ dư nợ/ Tổng nguồn vốn huy động của 3 năm
2010, 2011, 2012 đều < 1 (0,49; 0,33 và 0,31 ) . Điều đó cho thấy nguồn vốn huy
động được của Ngân hàng đã đảm bảo nhu cầu cho vay


2.3 Lợi nhuận thu được từ cho vay
Lợi nhuận thu được từ cho vay trong năm 2011 đạt 55.661 triệu đồng , tỷ trọng 54,8%
trong tổng doanh thu
Lợi nhuận thu được từ cho vay trong năm 2012 đạt 49.901 triệu đồng , bằng 89,6% so
với năm 2011 , tỷ trọng 48,1% trên tổng doanh thu.
Lợi nhuận thu được từ cho vay năm 2013 đạt 43.543 triệu đồng, bằng 87,2% so với năm
2012, tỷ trọng đạt 45,4% trên tổng doanh thu

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét .
3.1.1 Những kết quả đạt được.
Trong những năm vừa qua nền kinh tế trong cả nước vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, vì vậy hoạt động của Ngân hàng cũng bị ảnh
hưởng. Tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ nhân viên, NHNN & PTNT VN Chi
nhánh Thị Xã Quảng Yên đã khắc phục được những khó khăn chung để giữ vững sự
tăng trưởng ổn định của Ngân hàng mình. Cụ thể là nguồn vốn huy động của Chi nhánh
tăng nhanh qua các năm đặc biệt vào năm 2013 đã lên tới 1.055.882 triệu đồng.
Chi nhánh đã thiết lập được mối quan hệ với nhiều khách hàng lớn, khách hàng
truyền thống đặc biệt là các khách hàng tiềm năng từ đó có những chính sách tín dụng
phù hợp. Thường xuyên đổi mới phong cách phục vụ cũng như chất lượng phục vụ
nhằm thu hút và mở rộng cho vay đa dạng hóa dưới nhiều hình thức. Trong đó chủ yếu
tập trung cho vay ngành nông nghiệp và thủy sản để tận dụng những lợi thế về điều kiện
tự nhiên do tạo hóa ban tặng. Đồng thời cũng đẩy mạnh cho vay đối với thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh, năm 2013 dư nợ cho vay đối tượng này lên tới 319.291 triệu

đồng, đạt 98% trên tổng dư nợ của Chi nhánh; điều này phù hợp với xu hướng phát
triển chung của nền kinh tế trong cả nước.
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng phát triển, mạng lưới hoạt động
không ngừng được mở rộng, các điểm giao dịch được mở ra ở những nơi tập trung dân
cư để thu hút khách hàng- những người bạn đồng hành của Ngân hàng.


Ngoài ra chi nhánh NHNo & PTNT Thị xã Quảng Yên đã hoàn thành tốt công tác
hiện đại hóa cơ sở vật chất của Ngân Hàng theo quy định của Thống đốc Ngân Hàng.
Toàn bộ các phòng ban được trang bị đầy đủ hệ thống máy vi tính hiện đại tiện lợi cho
việc giao dịch, hạch toán trong và ngoài nước.
Đặc biệt quan trọng, Chi nhánh đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân viên có
lòng yêu nghề, có trình độ năng lực chuyên môn đồng thời năng động, nhiệt tình và có
thái độ lịch thiệp trước khách hàng. Đây có thể coi là thành công đáng kể mà Ngân
Hàng đã đạt được, vì trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng, khách hàng thường
xuyên tiếp xúc giao dịch với nhân viên, mọi thái độ, phong cách làm việc của nhân viên
có ảnh hưởng quyết định đến hình ảnh, uy tín của Ngân Hàng.
Chi nhánh Ngân hàng đã phối hợp với Công Đoàn tổ chức ký giao ước thi đua thực
hiện các phong trào thi đua phát động như phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành chỉ
tiêu kế hoạch năm 2013, phong trào xây dựng phát triển thương hiệu và thực hiện văn
hóa doanh nghiệp NHNN&PTNT VN, phong trào thu hồi nợ rủi ro,…Đồng thời tổ chức
triển khai học tập các văn bản, chế độ, Pháp luật của Nhà nước, Quy định, hướng dẫn
nghiệp vụ của ngành đến cán bộ nhân viên để họ áp dụng kịp thời trong quá trình làm
việc.
3.1.2 Những mặt tồn tại cần khắc phục.
Bên cạnh những thành công đã đạt được, trong quá trình hoạt động tín dụng
AGRIBANK- Chi nhánh Thị Xã Quảng Yên vẫn bộc lộ những yếu kém cần nhanh
chóng khắc phục để chi nhánh phát triển nhanh và bền vững trong những năm tiếp theo.
Về huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn huy động vẫn chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn
huy động bằng ngoại tệ bình quân chiếm 2,5% trên tổng nguồn vốn. Chưa chủ động đa

dạng hóa các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với các đối tượng dân cư khác nhau.
Về công tác sử dụng vốn, tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với nguồn vốn huy
động, dư nợ cho vay chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn huy động.


Công tác thẩm định còn sơ sài, chất lượng thẩm định còn thấp, chưa quan tâm đến
việc đầu tư vốn có chọn lọc vào các dự án thực sự có hiệu quả.
Dư nợ tăng trưởng tốt, thời điểm cuối năm 2013 Chi nhánh đã có kế hoạch giải ngân
và thu nợ để đảm bảo tốt chỉ tiêu kế hoạch đã được giao, song vẫn tồn đọng một số
khoản nợ xấu. Như vậy công tác kiểm tra trước trong và sau khi cho vay để kiểm soát
quá trình sử dụng vốn vay, tình hình kinh doanh, tài chính, khả năng trả nợ của khách
hàng vẫn chưa kịp thời.
Các dịch vụ mà Ngân Hàng đang cung cấp hiện nay, dù đã được đa dạng hoá nhưng
vẫn đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống.
3.2.Một số kiến nghị dựa trên tồn tại của báo cáo .
Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng em đã đặt mình vào vị trí một nhân viên
thực sự để hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Bằng những hiểu biết nhất định em
xin được đề xuất một số giải pháp sau khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh.
Một là, tăng cường công tác huy động vốn từ nhiều đối tượng khác nhau. Bất
kì một tổ chức hay cá nhân nào muốn kinh doanh đều phải có vốn, trong các nghiệp vụ
của Ngân hàng, nguồn vốn cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định đến
hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì vậy việc đầu tiên NHNN&PTNT VN Chi
nhánh Thi Xã Quảng Yên cần phải làm là thúc đẩy công tác huy động vốn.
Hoàn thiện chính sách khách hàng để đảm bảo nguồn vốn huy động ổn định: áp
dụng mức lãi suất linh hoạt kết hợp với những ưu đãi lớn để thu hút khách hàng. Đồng
thời đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc khách hàng để họ thấy an tâm và thoải mái khi gửi
tiền tại Ngân hàng mình. Cần xây dựng những chiến lược mới, sản phẩm tiết kiệm mới
để thu hút đông đảo mọi tầng lớp trong xã hội tham gia.
Hai là, nâng cao năng lực quản trị rủi ro và năng lực giám sát Ngân Hàng.

Việc Ngân Hàng có một cơ cấu quản trị vững mạnh là rất quan trọng, vì Ngân Hàng có
vai trò cốt yếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, là ngành chịu sự quản lý, giám sát
chặt chẽ của Chính phủ. Vì vậy cần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát
trong nội bộ Ngân hàng, để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Đồng thời phải tăng


cường công tác thẩm định cả trước, trong và sau khi cho vay để đánh giá khả năng tài
chính cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng.
Ba là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đi đôi với trình độ công
nghệ hợp lý. Đây là yếu tố then chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi, do đó đi
đôi với đầu tư công nghệ phải bằng mọi biện pháp tạo môi trường cho cán bộ nhân viên
tự học tập, tổ chức đào tạo chuyên sâu… để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giáo
dục đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời phát động phong trào thi đua, khen thưởng kịp thời
để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc. Thường xuyên quan tâm đến đời sống,
vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên trong toàn Chi nhánh. Đây là những việc làm
cấn thiết để Ngân Hàng hướng đến việc phát triển ổn định và bền vững.
Em xin phép được trình bày các giải pháp trên một cách cụ thể trong bài luận văn
sắp tới của mình. Em tin rằng các giải pháp kể trên là hoàn toàn cơ bản và có thể áp
dụng được vào thực tế tại các Ngân hàng nói chung và chi nhánh Agribank Trung Yên
nói riêng. Trong quá trình thực hiện giải pháp không thể không tránh khỏi những tác
động khách quan, vì vậy cần có sự cố gắng và hợp tác của tất cả cán bộ nhân viên trong
Chi nhánh.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, hoạt động của Ngân hàng vẫn chịu ảnh hưởng xấu từ nền
kinh tế. Tuy nhiên bằng sự nỗ lực cố gắng NHNN&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Thị
xã Quảng Yên khắc phục được khó khăn, luôn bám sát định hướng kinh doanh của
ngành, mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, Chi nhánh đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao, đồng thời luôn tiến hành đổi mới và tự hoàn thiện mình để trở thành một
trong những chi nhánh hoạt động tốt và hiệu quả trong hệ thống NHNN&PTNT Việt
Nam.

Sau một thời gian thực tập tại Agribank - Chi nhánh Thị xã Quảng Yên, em đã có
điều kiện tiếp xúc và làm quen với công việc của một cán bộ nhân viên Ngân hàng, học
tập được nhiều điều bổ ích trong vấn đề xử lý các nghiệp vụ Ngân Hàng. Tất cả là nhờ
sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của các cán bộ nhân viên cùng sự quan tâm của Ban
giám đốc Agribank – Chi nhánh Thị xã Quảng Yên, em đã hoàn thành tốt đợt thực tập


của mình. Do thời gian thực tập ngắn ngủi, quá trình tìm hiểu chưa nhiều, trình độ nhận
thức còn giới hạn, thiếu vốn sống thực tiễn nên báo cáo của em không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong thầy cô và các cán bộ nhân viên trong Ngân hàng đánh giá để báo
cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Thu Hương, cùng toàn thể các cán bộ
nhân viên trong Agribank – Chi nhánh Thị xã Quảng Yên đã giúp em hoàn thành bản
báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!



×