Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.17 KB, 26 trang )

1
BỘ GIAO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGUYỄN VĂN TUẤN
-------***-------
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế, tài chính - Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Thủy Tiên
Hà Nội , tháng 12 năm 2009
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Hoạt động cho vay của hệ thống NHTM nói chung và Ngân hàng Công thương nói riêng
đang đứng trước những thuận lợi cũng như thách thức rất lớn trong quá trình hội nhập. Thuận
lợi chủ yếu là bên cạnh việc có một hệ thống khá vững chắc từ Trung ương đến cơ sở được
xây dựng hàng chục năm nay, các NHTM từng bước được tiếp cận với các cộng nghệ hiện
đại, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh tiên tiến, hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách
ngày càng hoàn thiện để nâng cao hiệu quả cho vay. Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay, các
NHTM cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức: Chất lượng cho vay còn thấp, hệ quả là
hiệu quả kinh doanh thấp, tình trạng nợ xấu chiếm tỷ lệ cao và luôn là nguy cơ tiềm ẩn của
khủng hoảng và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Nguyên cũng không phải là trường
hợp ngoại lệ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh
Ngân hàng Công thương Thái Nguyên” có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao sức cạnh
tranh của Chi nhánh nói riêng và của hệ thống Ngân hàng Công thương nói chung trong quá
trình hội nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chất lượng cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công


thương Thái Nguyên trong thời gian qua;
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công
thương Thái Nguyên;
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Thái Nguyên trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là chất lượng cho vay.
- Phạm vi nghiên cứu là chất lượng cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái
Nguyên.
2
4. Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp được sử
dụng: là phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân
tích và tổng hợp, mô hình hoá…
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu , kết luận và tài liệu tham khảo , luận văn được kết cấu như sau :
Chương I: Những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay của Ngân hàng Thương mại;
Chương II: Thực trạng chất lượng cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái
Nguyên;
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công thương
Thái Nguyên
Chương một
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.1.1. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại
1.1.1.1Khái niệm Ngân hàng Thương mại.
Ở Việt Nam: Luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua
ngày 12/12/1997 tuy không nêu riêng khái niệm NHTM, nhưng cũng chỉ ra “Ngân hàng là loại
hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng

thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và
các loại hình ngân hàng khác” (Điều 20, mục 2); khái niệm này cũng được Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày
15/06/2004 khẳng định lại. Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của chính phủ thì định
nghĩa rõ hơn tại Điều 1: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực
hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.
1.1.1.2 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại có ba hoạt động cơ bản, truyền thống: Huy động vốn, cho vay
đầu tư và hoạt động trung gian.
3
a) Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn động vốn đóng vài trò rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng
hoạt động của NHTM và được thể hiện tập trung thông qua thu hút nguồn vốn trong công chứng.
Bằng hoạt động huy động vốn, NHTM nhận tiền gửi của các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội,
cơ quan và dân cư theo các hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; NHTM cũng có thể đi
vay bằng cách phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy chứng nhận tiền gửi… vay của tổ chức tín
dụng khác hoặc vay của NHTM. Hoạt động huy động vốn của các NHTM được biểu hiện bên
nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, là nhân tố cơ bản để đáp ứng hoạt động kinh doanh.
b) Sử dụng vốn
Cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình là hoạt động đem lại thu nhập
lớn nhất cho NHTM, nhưng cũng là hoạt động có rủi ro cao nhất, nên luôn được các NHTM quan
tâm.
- Hoạt động cho vay: đây là hoạt động chủ yếu của NHTM
c) Dịch vụ trung gian
NHTM còn thực hiện hàng loạt các hoạt động: (i) trung gian thanh toán gồm: thanh toán
không dùng tiền mặt (thanh toán chuyển khoản), chuyển tiền thanh toán; (ii) dịch vụ ngân quỹ;
(iii) dịch vụ cho các nhà xuất nhập khẩu gồm: xử lý các chứng từ, thư tín dụng, uỷ thác thu, và
dịch vụ ngoại hối phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi loại tiền vay sang loại tiền khác để thực hiện
thanh toán quốc tế.

1.1.2. Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay của Ngân hàng Thương mại
a) Khái niệm và đặc điểm cho vay của Ngân hàng Thương mại
“Cho vay là một hình thức của cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng
một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có
hoàn trả cả gốc và lãi”.
b) Đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
- Chủ thể tham gia giao dịch tín dụng gồm: người đi vay (tổ chức tín dụng) và người cho
vay (doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân).
- Trong hoạt động cho vay, người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một
ngày xác định mà hai bên đã thoả thuận; người cho vay chỉ chuyển giao tiền cho người đi vay sử
dụng khi có đủ cơ sở tin rằng người vay sẽ trả đúng hạn, tiền mà ngân hàng cho vay thường
không thuộc sở hữu của ngân hàng…
4
- Giá trị được hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay hay nói cách khác người
đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc.
- Việc người đi vay hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi cho người cho vay khi đến thời hạn
thanh toán là vô điều kiện.
Như vậy, thường có ba đặc trưng chủ yếu của hoạt động cho vay là: tính chuyển nhượng
tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả.
1.1.2.2. Hình thức cho vay của Ngân hàng Thương mại
a) Các hình thức cho vay chủ yếu:
- Căn cứ vào thời hạn cho vay có các loại hình cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, có các loại cho vay sản xuất và cho vay tiêu dùng.
- Căn cứ vào sự đảm bảo trong cho vay, có: Cho vay không đảm bảo (tín chấp) là loại cho
vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa
vào uy tín của bản thân khách hàng.
- Căn cứ vào hình thái giá trị, có: Cho vay bằng tiền và Cho vay bằng tài sản
- Căn cứ vào phương thức cho vay, có: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.
- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả, có: Cho vay trả góp và Cho vay hoàn trả theo yêu

cầu
b) Ngoài việc mang các hình thức chung của cho vay, còn có một số hình thức cho vay có đảm
bảo khác.
1.1.2.3. Quy trình cho vay của Ngân hàng Thương mại
Quy trình cho vay gồm 3 bước (3 giai đoạn): chuẩn bị cho vay, kiểm tra quá trình cho
vay, thu hồi nợ và thanh lý hợp đồng.
- Bước chuẩn bị cho vay (khách hàng đề nghị vay vốn trên cơ sở luận chứng kinh tế-kỹ
thuật; NHTM thực hiện đánh giá, thẩm định dự án dể quyết định cho vay) rất quan trọng. Đây là
cơ sở định lượng rủi ro trong quá trình cho vay.
- Kiểm tra quá trình cho vay vốn có tác dụng giúp NHTM nắm chắc hoạt động sử dụng
vốn của người vay nhằm có những biện pháp điều chỉnh hoặc can thiệp khi cần thiết, ngăn ngừa
những rủi ro có thể xảy ra. Thường thì quá trình kiểm tra cho vay diễn ra theo quy trình: (i) kiểm
tra trước khi cho vay và việc thẩm định doanh nghiệp và dự án cho vay, (ii) kiểm tra trong khi
cho vay là việc kiểm tra tính chất hợp lệ và hợp pháp của vốn vay, (iii) kiểm tra sau khi cho vay
là kiểm tra việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp có đúng mục đích, và có hiệu quả.
5
- Thu nợ và thanh lý hợp đồng cho vay là khâu quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của
NHTM. Do đó, NHTM phải tích cực chủ động trong công tác thu nợ, nhạy bén phát hiện kịp thời
những điều kiện bất lợi có thể xảy ra đối với khách hàng và đề ra những biện pháp xử lý chính
xác.
Ba bước trên là một quá trình gắn bó chặt chẽ, ràng buộc, bổ sung, hỗ trợ nhau để hoàn
thiện, nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM trong đó, giai đoạn chuẩn bị cho vay có ý
nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay và các giai đoạn sau là nền tảng
dẫn đến cho vay thu hồi được gốc và lãi bởi, trong nền kinh tế thị trường, luôn tồn tại mâu thuẫn
về thông tin giữa NHTM với khách hàng, dẫn đến ngân hàng có thể thực hiện những khoản cho
vay sai lầm. Vì vậy NHTM phải xác định đúng về đối tượng cho vay thông qua hoạt động thẩm
định nhằm xác định các khoản cho vay an toàn, chất lượng cao.
1.2 Chất lượng cho vay của Ngân hàng Thương mại
1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay của Ngân hàng Thương mại
Chất lượng cho vay của NHTM là nội dung rất quan trọng của hoạt động ngân hàng, bao

gồm các nội dung: (i) bảo đảm an toàn vốn cho vay, nhất là thu hồi nợ đúng hạn cả gốc và lãi từ
hoạt động cho vay mang lại, hạn chế nợ quá hạn khó đòi, ngăn ngừa rủi ro đối với nguồn vốn; (ii)
đem lại lợi nhuận cho ngân hàng từ hoạt động cho vay; (iii) thực hiện các mục tiêu kinh tế, góp
phần tạo điều kiện cho đơn vị vay vốn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, thục hiện nghĩa
vụ đối với NSNN.
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của Ngân hàng Thương
mại
Trước khi nghiên cứu cụ thể các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay của NHTM, cần
nghiên cứu nội dung của khung phân tích tài chính ngân hàng và Bảng cân đối tài sản tổng hợp
của ngân hàng.
1.2.2.1 Khung phân tích tài chính ngân hàng
Phân tích hoạt động ngân hàng có thể được tiến hành theo một khung mục tiêu của tổ
chức đánh đầy đủ như sau:
Capita – Assets – Management – Earning – Liquydity
(Vốn chủ sở hữu – Tài sản - Quản trị - Lợi nhuận – Thanh khoản)
Nguyên tắc chung để đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng là tài sản chính (core asets)
phải dựa tài trợ bằng tài trợ bằng tài sản nợ (core liabilitíe). Điều này có nghĩa là, chúng ta cần
tính tới mối tương quan giữa cấu trúc tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng.
6
Phương pháp tiếp cận CAMEL nhấn mạnh những khía cạnh cơ bản khi đánh giá tính ổn định
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy có xu hướng cho rằng, các chỉ tiêu CAMEL độc
lập với nhau (chỉ tiêu an toàn vốn chủ sở hữu ngân hàng (C) là đảm bảo, những chỉ tiêu chất
lượng tài sản có (A) có thể thấp); nhưng nhìn tổng thể, cần phải đặt chúng trong mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhâu trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của một ngân hàng
1.2.2.2. Bảng cân đối tài sản tổng hợp và báo cáo thu nhập của ngân hàng
Đây là bảng xắp xếp các hạng mục trong báo cáo tài chính theo một tiêu chuẩn thống
nhất nhằm cung cấp một khuân mẫu trực quan hữu ích có thể áp dụng được cho các NH truyền
thống cũng như các ngân hàng chuyên doanh. Các thông số trên bảng đảm bảo cung cấp những
thông tin cần thiết để tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh của các NHTM.
a) Bảng cân đối tài sản (Balance Sheet)

Bảng cân đối tài sản phản ánh một cách tóm tắt về tài sản có, tài sản nợ (bao gồm cả vốn
chủ sở hữu). Tong đó, tài sản có thể hiện những gì ngân hàng đang sở hữu, mà chủ yếu là những
khoản tín dụng và đầu tư; tài sản nợ là những tài sản ngân hàng phải thanh toán, mà chủ yếu là
tiền gửi của khách hàng và vốn chủ sở hữu. Bảng cân đối tài sản phải thoả mãn điều kiện:
Tài sản = Vốn chủ sở hữu + nợ
1.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay của NHTM
Hiện nay, các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động của NHTM bao gồm 4 nhóm với 18 chỉ
tiêu: Trong số 18 chỉ tiêu có 4 chỉ tiêu quan trọng liên quan đến chất lượng cho vay của ngân
hàng trong đó nhóm các chỉ tiêu tăng trưởng ( Ratios), nhóm các chỉ tiêu khả năng sinh lời
(Profitability – Ratios), nhóm các chỉ tiêu thanh khoản (Liquydity Ratios), và nhóm các chỉ tiêu
quản trị rủi ro (Risk Management Ratios). Cơ sở để tính các chỉ tiêu chủ yếu này được dựa vào
các thông số của bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập của NHTM.
• Về nhóm chỉ tiêu tăng trưởng hoạt động cho vay:
+Tăng trưởng tài sản chịu rủi ro thông thường
+ Tăng trưởng lợi nhuận ròng
+ Lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu ( ROE)
+ Dự trữ tổn thất tín dụng/ dư nợ tín dụng
+ Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản bình quân( ROA)
+ Tổng dư nợ tín dụng/ tổng tiền gửi
+Vốn chủ sở hữu trên tài sản chịu rủi ro
+ Tổng vốn huy động/Vốn chủ sở hữu
7
Trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá quan trọng trên, việc phân tích chất lượng hoạt động
Ngân hàng, trước hết là hoạt động cho vay là cần xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 chỉ tiêu
ROA và ROE ( là 2 chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo khả năng sinh lời của ngân hàng
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của NHTM
Chất lượng cho vay có ý nghĩa rât lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng
Thương mại và của toàn xã hội nhung nó chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng mà
các nhà quản trị cần nắm vững và vận dụng hiệu quả trong suốt quá trình điều hành hoạt động
kinh doanh. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng cho vay bao gồm:

1.3.1 Nhân tố thuộc về Ngân hàng Thương mại
1.3.1.1 Chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên trong Ngân hàng Thương mại
1.3.1.2 Tổ chức hoạt động của ngân hàng
1.3.2 Nhân tố ngoài Ngân hàng Thương mại
1.3.2.1 Những thay đổi về hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách của Chính phủ, ngân hàng Trung
ương...
1.3.2.2 Sức ép cạnh tranh
1.3.2.3 Sự ổn định của nền kinh tế
1.3.2.4 Hành vi và năng lực của khách hàng vay
Tóm lại: Những vấn đề lý luận chung và cụ thể về chất lượng cho vay của ngân
hàng thương mại; Chương một đã đề ra phương pháp tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh
ngân hàng thương mại nói chung và nghiệp vụ cho vay nói riêng theo tiêu chuẩn quốc tế (tiêu
chuẩn CAMEL), từ đó đề xuất áp dụng một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay và các chỉ
tiêu hiệu quả kinh doanh có được từ chất lượng cho vay cụ thể (gồm: Tăng trưởng lợi nhuận ròng,
lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân (ROA), lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu(ROE)/
tổng dư nợ cho vay/ tổng tiền gửi, Vốn chủ sở hữu/ Tài sản chịu rủi ro, tổng vốn lưu động/Vốn
chủ sở hữu, Dự trữ tổn thất chi vay/Dư nợ cho vay, mối quan hệ giữa ROE và ROA với phương
thức tài trợ tài sản có); Chương một cũng phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng
cho vay của ngân hàng thương mại bao gồm các nhân tố chủ quan(bên trong Ngân hàng Thương
mại) và nhân tố khách quan ( ngoài Ngân hàng Thương mại).
8
Chương hai
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN
2.1 Khái quát về Chi nhánh ngân hàng công thương Thái Nguyên
2.2. Thực trạng chất lượng cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công
thương Thái Nguyên.
2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Công
thương Thái Nguyên
Sau thời gian thực hiện mô hình hiện đại hoá, NHCT Thái Nguyên dã có sự phát triển

mạnh mẽ cả về quy mô hoạt động, mạng lưới và hiệu quả kinh doanh. Những kết quả chủ yếu: (1)
Nguồn vốn huy động từ các nguồn tăng trưởng rõ rệt: năm 2007 đạt 2838 đồng so với 2513 tỷ
đồng năm 2006 (tăng 13 %), năm 2008 đạt 3128 tỷ đồng (tăng 10,2 % so với năm 2007). (2) Dư
nợ cho vay năm 2007 tăng 58 tỷ đồng so với năm 2006; năm 2008 tăng 110 tỷ đồng so với năm
2007. Điểm quan trọng là, trong hoạt động sử dụng vốn, chất lượng cho vay luôn đặc biệt chú
trọng, nợ tồn đọng được giảm dần qua các năm, không phát sinh các khoản nợ xấu (gồm nợ khó
9
Tổ chức
GIÁM ĐỐC
KD1
PGĐ Nội
chính
PGĐ Kinh
doanh
Tiếp thị TH
PGĐ Dịch vụ,
Đối ngoại
CNTTKHCNKD2 PDD TTTM KT
ĐGD1
ĐGD2

HCKQ
đòi và nợ quá hạn) mới. (3) Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt với mức lương
bình quân năm 2006 đạt 5,5 triệu đồng/ng/th, năm 2006 đạt 7,3 triệu đồng/ng/th và đặc biệt năm
2008, do hiệu quả kinh doanh cao, lương bình quân cho cán bộ công nhân viên đã đạt mức cao
nhất của Chi nhánh loại 2 là 9,5 triệu đồng/ng/th,
Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay đã được NHCT Thái Nguyên thực hiện
mạnh mẽ từ năm 2006 trở lại đây: (1) Tập trung rà soát nợ cũ, thành lập Ban thanh toán thu hồi
nợ tồn đọng để xử ý, thu hồi các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn. (2) Tập trung phân tích tình hình
tài chính yéu kém, không đủ điều kiện cho vay, các đơn vị có tình hình tài chính yếu kém, không

đủ điều kiện cho vay thì giúp họ cơ cấu lại và lành mạnh hoá tình hình tài chính để có cơ sở trả
nợ; nếu không giải quyết được thì kiên quyết tập trung thu nhanh nợ để đảm bảo nguồn vốn;
những đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh, kinh doanh có hiệu quả thì giữ vững và đẩy mạnh
tăng trưởng. (3) Các khoản vay mới phải tập trung thẩm định cẩn thận, kỹ càng, dảm bảo an toàn
và hiệu quả, hội đủ các điều kiện theo sổ tay cho vay được ban hành theo quyết định số 163/QĐ-
HĐQT-NHCT ngày 29/09/2004. Vì vậy, chất lượng cho vay của Chi nhánh dần được ổn định và
nâng cao.
2.2.2. Phân tích chất lượng cho vay của Chi nhánh NHCT Thái Nguyên
2.2.2.1 Về kết quả thực hiện nghiệp vụ cho vay
Bảng 2.1-Kết quả thực hiện nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh NHCT Thái Nguyên giai đoạn 2006 -
2008
2
(ĐVT: tỷ đồng)
Năm
Tổng vốn cho vay Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Tổng vốn
Tăng
trưởng
(%)
Tổng vốn
Tỷ
trọng
(%)
Tổng vốn
Tỷ
trọng
(%)
Tổng vốn
Tỷ
trọng

(%)
2006 1480,8 32,6 642,1 43,36 106,3 7,18 732,4 49,46
2007 1539,2 3,9 770 50,31 40,2 2,61 724,6 47,08
2008 1648,5 7,1 769 46,65 44,3 2,69 835,2 50,66
2
Nguồn: Số liệu tổng kết của Ngân hàng Công thương Thái Nguyên
Số liệu trên cho thấy, nghiệp vụ cho vay của chi nhánh ngày càng có sự tiến bộ và đi vào
mục tiêu đảm bảo chất lượng, duy trì tăng trưởng bền vững và chủ yếu.
Bảng 2.2 – Tình hình tài chính của một số khách hang hoạt động SXKH có hiệu quả hiện đang vay
vốn tại Chi nhánh NHCT Thái Nguyên
3
ĐVT: tỷ đồng
10

×