Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG rủi RO THANH KHOẢN của NHTM VIETCOMBANK THEO HAI CHỈ số THANH KHOẢN LCR và NSFR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 82 trang )

`

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TOÁN KINH TẾ
------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Chuyên ngành Toán tài chính
Đề tài:

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG
RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NHTM VIETCOMBANK
THEO HAI CHỈ SỐ THANH KHOẢN LCR VÀ NSFR

Sinh viên thực hiện

: Kiều Văn Tuyến

Mã sinh viên

: 11124487

Lớp

: Toán Tài Chính 54

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Trần Chung Thủy



HÀ NỘI – 05/2016
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu sắc đến cô
giáo, ThS Trần Chung Thủy vì sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô trong
quá trình thực hiện chuyên đề của em. Nếu như không có những góp ý, nhận xét
của một người có nhiều kinh nghiệm, tâm huyết như cô, chuyên đề này thật khó
có thể hoàn thành.
Em xin gửi lời cảm ơn các thầy, cô giảng viên trong khoa Toán Kinh Tế và
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hết lòng truyền đạt nhiều kiến thức hay và
bổ ích cho em trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn luôn động viên, lắng
nghe và dành cho tôi những giây phút trải lòng quý giá mỗi lúc tôi cảm thấy mệt
mỏi.
Kiều Văn Tuyến


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ 2
MỤC LỤC................................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ...................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................................ 7
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
1.Đặt vấn đề....................................................................................................................................... 1
2.Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................................................... 3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề..............................................................................4
5.Phương pháp và số liệu nghiên cứu.................................................................................................. 4
6.Kết cấu của chuyên đề...................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 1............................................................................................................................... 6

CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN......................................................................................... 6
1.1.LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG NHTM........................................6
1.1.1.Các khái niệm về thanh khoản (tham khảo tài liệu [5])).......................................................................6
1.1.1.1.Tính thanh khoản của tài sản..................................................................................................6
1.1.1.2.Tính thanh khoản của nguồn vốn...........................................................................................6
1.1.1.3.Tính thanh khoản của ngân hàng............................................................................................6
1.1.1.4.Cung và cầu thanh khoản, mua và bán thanh khoản.............................................................7
1.1.2.Quản lý thanh khoản............................................................................................................................7
1.1.3.Lý thuyết về rủi ro thanh khoản............................................................................................................8
1.2.STRESS TEST VÀ KỊCH BẢN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN TRONG
BASEL III.............................................................................................................................................. 9
1.2.1.Stress Test là gì?....................................................................................................................................9
1.2.2.Giới thiệu bộ các kịch bản đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản trong Basel III.............10

CHƯƠNG 2............................................................................................................................. 11
TỔNG QUAN VỀ HAI CHỈ SỐ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG BASEL III VÀ MÔ
HÌNH STRESS TEST RỦI RO THANH KHOẢN...............................................................11
2.1.TỔNG QUAN VỀ HAI CHỈ SỐ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG BASEL III............................................11
2.1.1.Giới thiệu về hai chỉ số rủi ro thanh khoản trong basel III.................................................................11
2.1.2.Lý do lựa chọn 2 chỉ số rủi ro thanh khoản trong basel III.................................................................12
2.1.3.Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản – LCR.......................................................................................13
2.1.4.Tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng – NSFR.................................................................................................14
2.1.5.Phân loại tài sản và nợ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.....................................................15
2.1.6.Xác định trọng số tương ứng với các khoản mục...............................................................................16
2.2.MÔ HÌNH STRESS TEST RỦI RO THANH KHOẢN.............................................................................17
2.2.1.Tổng quan về các phương pháp Stress Test rủi ro thanh khoản trong các nghiên cứu trước đây.....17
2.2.2.Giới thiệu về khung mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản của Van den End..................................20
2.2.3.Xây dựng ma trận giá trị các khoản mục và ma trận các trọng số......................................................24
2.2.4.Xác định các tỷ lệ thanh khoản ban đầu.............................................................................................24
2.2.5.Phương pháp mô phỏng các cú sốc trong mô hình Stress Test..........................................................26

2.2.6.Tính toán các tác động vòng một........................................................................................................26
2.2.7.Hành động giảm nhẹ các tác động vòng một của ngân hàng.............................................................27
2.2.8.Các tác động vòng hai.........................................................................................................................29


2.2.9.Phản ứng của ngân hàng trung ương.................................................................................................33
CHƯƠNG 3........................................................................................................................................ 34
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK............34
3.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK...............................................................................34
3.1.1.Giới thiệu chung về ngân hàng Vietcombank ([15])...........................................................................34
3.1.2.Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây ([12]).......................................................36
3.1.3.Công tác quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng Vietcombank...................................................43
3.2.LỰA CHỌN KỊCH BẢN VÀ XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ TRONG MÔ HÌNH STRESS TESS........................43
3.2.1.Lựa chọn kịch bản cho mô hình Stress Test ([10])..............................................................................43
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa các chỉ số trong kịch bản.................................................................................44
3.2.2.Xác định các tham số trong mô hình Stress Test................................................................................44
3.3.ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK......46
3.3.1.Kết quả chạy mô hình với các kịch bản...............................................................................................46
3.3.2.Kịch bản 1: Tỷ lệ rút tiền tăng lên đột biến.........................................................................................47
3.3.3.Kịch bản 2: Tổn thất một phần các khoản cho vay không thể thu hồi...............................................49

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO.....................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 56
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 58


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASF
BCBS
BIS

CO
CI
IMF
HĐQT
HQLA
LCR
NH
NHNN
NHTM
NHTW
NIM
NSFR
ODA
RMBS
ROAA
ROAE
RSF
PSEs
SME
TD
TNCO
TNDN
TTS
VCB
VAMC

Available Stable Funding
Basel Committee on Banking Supervision
Bank for International Settlements
Cash Outflow

Cash Inflow
International Monetary Fund
Hội đồng quản trị
Stocks of high-Quality Liquid Assets
Liquidity Coverage Ratio
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Tỷ lệ thu lãi thuần
Net Stable Funding Ratio
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Residential Mortgage-Backed Security
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân
Required Stable Funding
Public Sector Entities
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tín dụng
Total Net Cash Outflows over the next 30 calendar days
Thu nhập doanh nghiệp
Tổng tài sản
Vietcombank
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
HÌNH 2.1: MÔ HÌNH STRESS TEST RỦI RO THANH KHOẢN CỦA VAN DEN END20
HÌNH 2.2: BIỂU ĐỒ PHÂN PHỐI TẦN SUẤT CỦA ĐỘ BIẾN ĐỘNG BẤT ỔN ĐỊNH 31
HÌNH 3.3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ SỐ TRONG KỊCH BẢN..............................44

HÌNH 3.4: BIỂU ĐỒ HISTOGRAMS CỦA LCR SAU MỖI GIAI ĐOẠN TRONG KỊCH
BẢN 1...................................................................................................................................... 48


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA CUNG VÀ CẦU THANH KHOẢN TRONG NGÂN
HÀNG......................................................................................................................................... 7


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Năm 2008, một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lớn nhất từ trước đến
nay đã xảy ra. Đầu tiên nó bắt đầu nổ ra tại Mỹ, sau đó lan nhanh và rộng tới rất
nhiều quốc gia và thị trường tài chính khác. Đây được coi là một cơn sóng thần
có sức tàn phá nặng nề đối với các nền kinh tế trên thế giới và Việt Nam.
Khi cuộc khủng hoảng này lan truyền đến Việt Nam đã gây ra các tác động
lớn đối với thanh khoản của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng phải
đối mặt với khủng hoảng thanh khoản, nhiều cuộc chạy đua lãi suất bắt đầu. Lãi
suất qua đêm liên ngân hàng liên tục tăng lên chóng mặt với các kỷ lục 20%,
25% và đỉnh điểm là 27%. Nhiều ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nhỏ phải
gồng mình tham gia các cuộc đua để đảm bảo khả năng thanh khoản.
Sau nhiều năm, liên tục loay hoay với các chính sách vĩ mô nhằm ổn định
nền kinh tế. NHNN nhận ra được những bất ổn của hệ thống ngân hàng có
nguyên nhân bắt nguồn từ những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro kém và
tiềm ẩn nguy cơ mất thanh khoản cao. Chính những ngân hàng yếu kém này đã
nhanh chóng bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và châm ngòi
cho các cuộc chạy đua lãi suất nhằm tăng thanh khoản để tránh nguy cơ đổ vỡ.
Đồng thời cũng chính những điều này đã đẩy hệ thống ngân hàng rơi vào tình

trạng rủi ro mất thanh khoản hệ thống và để lại những hệ lụy lớn cho nền kinh tế
và hệ thống tài chính.
Cũng trong giai đoạn đó, Ủy ban Basel đã phát hiện được những nhược
điểm của thông lệ quốc tế Basel II, các vấn đề về rủi ro thanh khoản cũng bắt đầu
được quan tâm nhiều hơn đến mức Ủy ban Basel buộc phải đưa ra phiên bản mới
Basel III trong đó tập chung vào quản trị rủi ro thanh khoản bằng việc giới thiệu
các chỉ tiêu đảm bảo an toàn thanh khoản liên quan đến khả năng, mức độ đảm
bảo thanh khoản của các NHTM như chỉ số tỷ lệ đảm bảo thanh khoản (LCR –
Liquidity Coverag Ratio) đối với từng loại tiền tệ, chỉ số tỷ lệ nguồn vốn ổn định
ròng (NSFR – Net Stable Funding Ratio)…Những khung pháp lý mới này xuất
hiện được kỳ vọng sẽ khắc phục được những nhược điểm của Basel II trong cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu và giúp cho các NHTM vững vàng hơn trước
những cú sốc rủi ro thanh khoản.
Song song với quá trình phát triển của Basel, nhiều cuộc nghiên cứu tìm
kiếm và đánh giá các khuôn khổ mới nhằm giúp cho các ngân hàng ứng dụng tốt
hơn các khuôn khổ trong hoạt động của ngân hàng. Đồng thời nhiều công cụ và
11124487 – Kiều Văn Tuyến

1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
kỹ thuật mới đánh giá sự ổn định của hệ thống tài chính cũng được ra đời, trong
đó có Stress Test. Mặc dù Stress Test đã xuất hiện từ những năm 1990 nhưng
phải cho đến năm 2008, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, các
mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản mới chính thức được quan tâm và nghiên
cứu cẩn thận.
Các thông tư mới được ban hành bởi NHNN cũng đã bắt đầu nhắc đến khái
niệm Stress Test, tuy nhiên vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể về Stress Test đặc
biệt là Stress Test đối với rủi ro thanh khoản.

Nhận thức được những vấn đề nêu trên, người viết chuyên đề đã quyết định
lựa chọn đề tài “Đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của
NHTM Vietcombank theo hai chỉ số thanh khoản LCR và NSFR“ nhằm tìm
hiểu các chỉ số mới về rủi ro thanh khoản theo thông lệ quốc tế Basel III. Đánh
giá khả năng áp dụng và tìm kiếm những giá trị mà các chỉ số này mang lại trong
hoạt động giảm thiểu rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Đồng thời, chuyên
đề cũng muốn thông qua hai chỉ số này để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro
thanh khoản của các ngân hàng trong trường hợp có các cú sốc giả định xảy ra.
Cụ thể trong chuyên đề này sẽ áp dụng thực nghiệm đối với ngân hàng
Vietcombank.

11124487 – Kiều Văn Tuyến

2


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
2. Thiết kế nghiên cứu

Phân tích, so sánh,
lựa chọn các chỉ số
rủi ro thanh khoản

Thông lệ quốc tế
Basel III

Tỷ lệ đảm
bảo khả năng
thanh khoản
(LCR)


Đánh giá khả
năng chịu đựng
rủi ro
thanh khoản

Tỷ lệ
nguồn vốn
ổn định ròng
(NSFR)

Đánh giá
hai chỉ số
thanh khoản
mới của Basel
III
Kịch bản đánh giá
khả năng chịu đựng
rủi ro thanh khoản

Bộ các
kịch bản
Stress
Test
trong
Basel III

Mối quan
hệ giữa
các chỉ

số

11124487 – Kiều Văn Tuyến

Mô hình
Stress Test
rủi ro
thanh khoản

Gợi ý chính sách

3


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
3. Mục đích của chuyên đề
Dựa vào thiết kế nghiên cứu trong phần trên của chuyên đề, chuyên đề này
tập chung vào các mục đích sau đây:
• Nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng hai chỉ số rủi ro thanh khoản mới
của Basel III và trả lời câu hỏi: Hai chỉ số mới này đã giúp được gì cho các
ngân hàng trong việc giảm thiểu rủi ro thanh khoản trong quá trình hoạt
động?
• Nghiên cứu, ứng dụng thực nghiệm mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản
do Van den End nghiên cứu vào đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh
khoản của ngân hàng Vietcombank
• Gợi ý các chính sách giúp nâng cao khả năng giám sát, ứng dụng hai chỉ số
rủi ro thanh khoản mới của Basel III vào quản lý rủi ro thanh khoản trong
các hoạt động của ngân hàng
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề
Chuyên đề tập chung vào rủi ro thanh khoản, tính toán và đo lường hai chỉ

số rủi ro thanh khoản LCR và NSFR theo Basel III, ứng dụng mô hình Stress
Test rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Vietcombank sử dụng các dữ liệu được thu
thập từ bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính cuối năm 2015.
5. Phương pháp và số liệu nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề, chuyên để sử dụng kết hợp
các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, thống kê các
nghiên cứu đã có trước đây để hoàn thiện khung lý thuyết về rủi ro thanh khoản,
các chỉ số rủi ro thanh khoản và mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản.
Sau đó, chuyên đề sẽ dựa vào bộ số liệu thu thập được từ bảng cân đối kế
toán và thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng Vietcombank, tính toán các
chỉ số rủi ro thanh khoản để sơ lược đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn
thanh khoản theo Basel III và làm yếu tố đầu vào cho mô hình.
Ngoài ra theo quy định của Basel III, đối với mỗi loại tài sản hay nợ khi
tính LCR và NSFR sẽ có một trọng số nhất định. Tuy nhiên các trọng số này có
thể thay đổi khi có các cú sốc về thanh khoản theo từng kịch bản xảy ra. Để có
thể tính toán được các sự thay đổi này, mô hình sử dụng phương pháp mô phỏng
ngẫu nhiên để mô phỏng sự thay đổi các giá trị đó, hay chính xác hơn là mô
phỏng các cú sốc. Tuy nhiên để có thể thực hiện được các mô phỏng ngẫu nhiên

11124487 – Kiều Văn Tuyến

4


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
chúng ta cần phải dựa trên một phân phối nào đó. Trong chuyên đề này phân
phối logarit chuẩn sẽ được sử dụng.
Để lý giải cho vấn đề tại sao lại lựa chọn phân phối logarit chuẩn mà không
phải là phân phối khác, chúng ta cần phải dựa vào đặc điểm của các loại phân
phối xác suất để có thể nhận biết được phân phối nào là phù hợp. Phân phối

logarit chuẩn là phân phối có đặc điểm lệch phải, phù hợp với các đặc điểm phi
tuyến của các sự kiện được sử dụng để làm kịch bản sốc cho Stress Test rủi ro
thanh khoản. Ngoài ra với hình dạng bất đối xứng, phân phối này thể hiện sự phù
hợp đối với các dữ liệu của thị trường tài chính trong những thời kỳ có sự bất ổn
cao. Do đó, phân phối logarit chuẩn thường được sử dụng trong các bài toán về
quản trị rủi ro tài chính. Đặc biệt, do phân phối logarit chuẩn có cận dưới là 0,
phù hợp với các giả định về sự thay đổi của các trong số trong mô hình này
(chuyên đề sẽ giải thích chi tiết hơn ở phần sau).
 Phương pháp mô phỏng phân phối Logarit-chuẩn
Nếu X là một biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn thì exp( X ) sẽ có phân
phối logarit chuẩn. Như vậy để mô phỏng một biến ngẫu nhiên có phân phối
logarit chuẩn thì ta chỉ cần mô phỏng một biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn và
lấy lũy thừa cơ số e của nó.
Cuối cùng, chuyên đề này sử dung phần mềm Excel, Matlab để thực hiện
mô phỏng các cú sốc, tính toán và vẽ đồ thị minh họa các tác động của rủi ro
thanh khoản đối với ngân hàng được khảo sát trong các tình huống có các cú sốc
giả định xảy ra.
6. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, các phụ lục, các tài liệu tham khảo.
Chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết tổng quan
Chương 2: Tổng quan về hai chỉ số rủi ro thanh khoản trong Basel III và mô
hình Stress Test rủi ro thanh khoản
Chương 3: Đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng
Vietcombank

11124487 – Kiều Văn Tuyến

5



Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT TỔNG QUAN
1.1. LÝ THUYẾT VỀ THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN
TRONG NHTM
1.1.1. Các khái niệm về thanh khoản (tham khảo tài liệu [5]))
1.1.1.1. Tính thanh khoản của tài sản
Tính thanh khoản của mỗi tài sản chính là khả năng chuyển đổi tài sản
thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí. Chi phí ở đây được hiểu là tổn thất
(giảm giá) của tài sản khi chuyển thành tiền. Thời gian và chi phí càng cao tính
thanh khoản của tài sản càng thấp và ngược lại. Tính thanh khoản của tài sản
phản ảnh rủi ro khi chuyển tài sản thành tiền trong khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, một tài sản muốn bán nhanh thì chi phí lại lớn
và ngược lại. Tính thanh khoản của một tài sản phụ thuộc vào nhiều nhân tố và
có thể thay đổi theo thời gian giữa các vùng, các nước.
Ngân hàng nắm giữ danh mục tài sản với tính thanh khoản khác nhau. Kết
cấu của tài sản với tính thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của
nhóm tài sản.
1.1.1.2. Tính thanh khoản của nguồn vốn
Ngân hàng huy động vốn để tạo nên các tài sản, trong đó có các tài sản có
tính thanh khoản cao. Như vậy khả năng huy động vốn phản ánh tính thanh
khoản của nguồn vốn tạo khả năng thanh toán của ngân hàng. Tính thanh khoản
của nguồn vốn được đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn vốn khi cần
thiết. Thời gian và chi phí càng thấp tính thanh khoản của nguồn vốn càng cao.
Tính thanh khoản của nguồn vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát
triển của thị trường tài chính, sự gia tăng thu nhập của dân cư và tính nhạy cảm
của thu nhập đối với lãi suất, vị trí và uy tín của ngân hàng…
1.1.1.3. Tính thanh khoản của ngân hàng

Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp
ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng, được tạo lập bởi tính thanh khoản của
tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn. Một ngân hàng có tính thanh khoản
cao khi có nhiều tài sản có tính thanh khoản cao hoặc có khả năng mở rộng
nguồn vốn nhanh với chi phí thấp hoặc cả hai phù hợp với nhu cầu thanh khoản.

11124487 – Kiều Văn Tuyến

6


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
1.1.1.4. Cung và cầu thanh khoản, mua và bán thanh khoản
Cung thanh khoản chính là khả năng chi trả của một ngân hàng thương mại
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng bao gồm việc giữ tài sản có thanh khoản
và duy trì khả năng huy động mới.
Bảng 1.1: Các thành phần của cung và cầu thanh khoản trong ngân hàng
Nguồn cung thanh khoản

Nguồn cầu thanh khoản

-

Tiền gửi của khách hàng

-

Doanh thu từ bán các dịch vụ phi tiền gửi

Yêu cầu vay vốn từ khách hàng

được chấp nhận

-

Thanh toán nợ của khách hàng

-

-

Bán tài sản

Thanh toán các khoản vay phi tiền
gửi

-

Vay từ thị trường tiền tệ

-

-

Tiền mặt tại ngân hàng

Chi phí bằng tiền và phí xuất hiện
trong quá trình sản xuất và cung
ứng dịch vụ

-


Thanh toán cổ tức bằng tiền

-

Khách hàng rút tiền từ tài khoản

Nguồn: Peter S.Rose, 2004
Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng của ngân hàng mà
ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng. Cầu khách hàng bao gồm yêu cầu chi trả và tín
dụng hợp pháp của khách hàng.
Việc ngân hàng bán các tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản được gọi là
bán thanh khoản. Việc ngân hàng mở rộng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản gọi là mua thanh khoản trên thị trường. Cả bán và mua thanh khoản đều
gắn liền với chi phí, đó là tổn thất mà ngân hàng phải chấp nhận khi bán tài sản
với giá thấp hơn dự tính tính và đi vay với lãi suất cao hơn. Chi phí này chính là
cái giá mà ngân hàng phải bỏ ra để có được thanh khoản.
1.1.2. Quản lý thanh khoản
Thanh khoản của một ngân hàng liên quan trực tiếp đến an toàn và khả
năng sinh lời của ngân hàng đó. Duy trì an toàn thanh khoản tức là duy trì khả
năng đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản hay nói cách khác đây là mục tiêu
quan trọng và xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, để làm được

11124487 – Kiều Văn Tuyến

7


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
điều này ngân hàng phải chấp nhận một khoản chi phí nhất định, điều đó cũng có

nghĩa là ngân hàng phải chấp nhận giảm một khoản thu nhập nhất định. Do đó,
mục tiêu của quản lý thanh khoản của ngân hàng là phải làm sao xác định và tối
ưu được thanh khoản của ngân hàng.
Quản lý thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả giữa thanh khoản của danh
mục tài sản và thanh khoản của danh mục nguồn vốn. Về bản chất, công tác quản
lý thanh khoản của ngân hàng có thể được đúc kết ở 2 nội dung sau:
Thứ nhất, Cung thanh khoản và cầu thanh khoản của ngân hàng tại một
thời điểm thường hiếm khi bằng nhau. Do đó ngân hàng phải thường xuyên, linh
hoạt đối phó với các trạng thái thâm hụt hoặc thặng dư thanh khoản.
Thứ hai, Thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với
nhau. Dự trữ thanh khoản của ngân hàng càng lớn thì càng ảnh hướng đến thu
nhập của ngân hàng. Do đó ngân hàng phải cần phải tính toán và duy trì thanh
khoản sao cho đảm bảo được ngân hàng vẫn hoạt động an toàn và khả năng sinh
lời ở mức tối ưu.
1.1.3. Lý thuyết về rủi ro thanh khoản
Theo định nghĩa của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel trong tài liệu mang
tên: “Rủi ro thanh khoản: thách thức quản lý và giám sát (2008)”: Rủi ro thanh
khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không có đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ
nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh hằng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính.
([5])
Như vậy có thể hiểu rủi ro thanh khoản xảy ra khi ngân hàng không thể tìm
đủ nguồn tiền để phục vụ mục đích chi trả hoặc nếu có thể tìm được thì phải chịu
chi phí cao.
Mặt khác, do ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện hoạt
động huy động vốn và cho vay nên dẫn đến luôn có sự mất cân xứng về kỳ hạn
giữa nguồn vốn huy động được và nguồn vốn cho vay nên có thể thấy rủi ro
thanh khoản là một loại rủi ro mà bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể gặp phải vào
bất cứ thời điểm nào. Một ví dụ cụ thể của vấn đề mất cân xứng về kỳ hạn này là
các ngân hàng thường sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung

và dài hạn.
Khi một ngân hàng bị mất thanh khoản thường có biểu hiện là cung thanh
khoản không thể đáp ứng được cầu thanh khoản hay nói cách khác là trạng thái
thanh khoản của ngân hàng bị âm. Nguyên nhân của sự việc này là do các cú sốc
11124487 – Kiều Văn Tuyến

8


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
hoặc các yếu tố tác động làm cho cầu thanh khoản tăng lên đồng thời làm giảm
nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản làm tăng chi phí của ngân hàng do ngân hàng phải chấp
nhận một mức chiết khấu (haircuts) khi bán tài sản và trả lãi cao hơn khi đi vay
trên thị trường tiền tệ. Và đặc biệt, khi cung thanh khoản của ngân hàng không
thể đáp ứng được cầu thanh khoản sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động rất
lớn đến uy tín của ngân hàng đồng thời làm giảm lòng tin của khách hàng, người
gửi tiền đối với ngân hàng đó.
Không những thế, rủi ro thanh khoản còn dẫn đến rủi ro lan truyền thông
qua cơ chế khi một ngân hàng không đủ khả năng thanh toán cho các nghĩa vụ
khi đến hạn, dẫn đến ngân hàng đó sẽ đi vay trên thị trường liên ngân hàng, việc
này sẽ dẫn đến làm giảm nguồn cung thanh khoản của các ngân hàng khác và có
thể lan truyền rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng này.
1.2. STRESS TEST VÀ KỊCH BẢN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG
RỦI RO THANH KHOẢN TRONG BASEL III
1.2.1. Stress Test là gì?
Stress Test (hay còn gọi là kiểm tra sức/ khả năng chịu đựng rủi ro): “Là
một tập hợp các kỹ thuật và phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng
chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thương của các tổ chức tài chính, ngân hàng
trước những sự kiện, hoản cảnh bất lợi. Để đánh giá được khả năng chịu đựng

hay cụ thể là mức độ tổn thương của các tổ chức này, người thực hiện Stress Test
cần phải kiến tạo, xây dựng nên các sự kiện mang tính chất cực độ, ngoại lệ và
bất thường nhưng có khả năng xảy ra.” (Basel Committee on Banking
Supervision, 2009).
Những kịch bản được xây dựng để thực hiện Stress Test thường là những
sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, hoặc những cú sốc được cho là có khả năng xảy
ra dựa trên một phân tích, đánh giá, giả định nào đó. Nhưng khả năng xảy ra thực
sự của các sự kiện đấy thường không chắc chắn và khó tính toán vì nó rất hiếm,
mang tính xác suất và không những thế nó còn mang tính chủ quan của người
thực hiện Stress Test.
Kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro có thể được áp dụng đối với từng loại
rủi ro mà ngân hàng, tổ chức tài chính gặp phải như rủi ro tín dụng, rủi ro thị
trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro lan truyền…hoặc một tập hợp các rủi ro được
liên kết với nhau từ cấp độ một ngân hàng cho đến toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên

11124487 – Kiều Văn Tuyến

9


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
như đã nói ở trên, trong chuyên đề này chỉ tập chung vào nghiên cứu Stress Test
trong rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
1.2.2. Giới thiệu bộ các kịch bản đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh
khoản trong Basel III
Stress Test là phương pháp đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro dựa trên các
kịch bản được xây dựng. Nhưng để xây dựng được một kịch bản lại không phải
là vấn đề đơn giản. Trong các tài liệu hướng dẫn triển khai Basel II và Basel III,
Ủy ban giám sát Basel đã đưa ra nhiều tình huống căng thẳng kết hợp giữa các
đặc điểm riêng và đặc tính chung của thị trường để các tổ chức có thể dựa vào đó

thực hiện định kỳ các bài đánh giá khả năng chịu đựng đựng rủi ro khi có các cú
sốc xảy ra. Dưới đây là một số tình huống đã được đưa ra đối với rủi ro thanh
khoản của ngân hàng trong Basel III:
• Rút mạnh một phần tiền gửi bán lẻ.
• Tổn thất một phần của các khoản cho vay bán buôn không có tài sản đảm
bảo.
• Tổn thất một phần của các khoản hoạt động tín dụng ngắn hạn có đảm bảo
bằng tài sản thế chấp nhất định và có sự bảo lãnh của đối tác.
• Tăng thêm các dòng tiền ra vì bị hạ bậc xếp hạng tín dụng.
• Việc gia tăng các biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến chất lượng
của tài sản thế chấp hoặc rủi ro tiềm ẩn của các trạng thái phái sinh và do
vậy đòi hỏi tỷ lệ chiết khấu của tài sản thế chấp lớn hơn hoặc bổ sung tài sản
thế chấp dẫn đến các nhu cầu thanh khoản khác.
• Thực hiện các cam kết rút tiền ngoài kế hoạch phát sinh từ các khoản tín
dụng đã cam kết nhưng không có tài sản đảm bảo mà ngân hàng đã cung cấp
cho khách hàng.
• Nhu cầu dự kiến của ngân hàng về mua lại các khoản nợ hoặc thực hiện các
nghĩa vụ ngoài hợp đồng nhằm giảm thiểu rủi ro mất uy tín.

11124487 – Kiều Văn Tuyến

10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ HAI CHỈ SỐ RỦI RO THANH KHOẢN
TRONG BASEL III VÀ MÔ HÌNH STRESS TEST RỦI RO
THANH KHOẢN

2.1. TỔNG QUAN VỀ HAI CHỈ SỐ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG
BASEL III
2.1.1. Giới thiệu về hai chỉ số rủi ro thanh khoản trong basel III
Năm 2008, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra. Nhận thấy
các vấn đề về thanh khoản phát sinh và gây ra nhiều thiệt hại nặng nề, Ủy ban
giám sát Basel đã đưa ra vấn đề này và ban hành các quy định về “Quản lý và
giám sát rủi ro thanh khoản”. Thông qua đó 2 chỉ số thanh khoản mới được hình
thành với những mục tiêu khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Trong đó:
Mục tiêu thứ nhất là nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn
hạn trong danh mục rủi ro thanh khoản của một ngân hàng bằng cách đảm bảo
ngân hàng nắm giữ các tài sản có chất lượng đủ cao để có thể sống sót qua một
cuộc kiểm tra sức chịu đựng (Stress Test) kéo dài một tháng. Mục tiêu này được
đo lường bằng tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR).([13])
Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy khả năng phục hồi trong một khoảng thời gian
dài han bằng cách tạo ra các nguồn vốn ổn định bổ sung để tài trợ cho các hoạt
động của ngân hàng với nguồn tài chính ổn định và liên tục hơn. Mục tiêu này
được đo lường, định lượng bằng tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng (NSFR).([13])
Từ khi ra đời đến nay, BCBS đã nghiên cứu, sửa đổi và đưa ra công thức
định lượng cũng như các thành phần chính thức của chỉ số LCR vào tháng
1/2013 ([10]) và chỉ số NSFR vào tháng 10/2014 ([11]).
Theo đó Basel III đề nghị các ngân hàng thực hiện tuân thủ các yêu cầu về
LCR tối thiểu từ ngày 01/01/2015 và về NSFR từ ngày 01/01/2018.

11124487 – Kiều Văn Tuyến

11


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Bảng 2.1: Lộ trình cụ thể thực thi hiệp ước Basel III

Đơn vị: %
Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

Tỷ lệ đảm bảo thanh
khoản LCR

60

70

80

90

100

Tỷ lệ nguồn vốn ổn định
ròng NSFR

Đưa ra

tiêu chuẩn
tối thiểu
Nguồn: />
2.1.2. Lý do lựa chọn 2 chỉ số rủi ro thanh khoản trong basel III
Như đã nói trong các phần trước, thông lệ Basel III ra đời đầu tiên là để
khắc phục những nhược điểm và thiếu sót của Basel II trong cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu xảy ra năm 2008-2010. Sau đó đã có nhiều nghiên cứu về tác
động của các khuôn khổ mới trong Basel III, đặc biệt là về hai chỉ số rủi ro thanh
khoản: Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản và tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng.
Một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến như:
Nhóm nghiên cứu Veronika Bučková và Svend Reuse ([9]) đã kết hợp
những quy định về vốn chủ sở hữu và hai chỉ số thanh khoản mới được công bố
trong Basel III để tạo ra một chỉ số thanh khoản mới phản ánh tình trạng thanh
khoản thực tế của các ngân hàng và mô tả hậu quả đối với các ngân hàng trong
một ví dụ đơn giản. Kết quả họ cho rằng việc thực hiện các tiêu chuẩn thanh
khoản mới này là cần thiết và đã được minh chứng qua cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008.
Nhóm nghiên cứu G. Giordana và I. Schumacheran (2012) ([7]) trong
nghiên cứu của mình đã kết luận rằng các quy định về thanh khoản tác động đã
làm giảm xác suất vỡ nợ trung bình của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng tỷ lệ LCR không tác động đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng
nhưng nếu ngân hàng có tỷ lệ NSFR cao hơn thì sẽ có lợi nhuận nhiều hơn.
Mặt khác, hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá
trình nghiên cứu, áp dụng và cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II theo
tinh thần của NHNN là sẽ hoàn thành trong thời gian 3 năm tới. Tuy nhiên hạn
11124487 – Kiều Văn Tuyến

12



Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
chế của Basel II là chưa đưa ra được các chỉ tiêu thanh khoản mà chỉ coi rủi ro
thanh khoản là một loại “rủi ro khác”. Gần đây, NHNN cũng cho biết trong thời
gian tới, một mặt về chỉ tiêu an toàn vốn, sẽ vẫn chỉ dừng lại ở mức theo đuổi các
tiêu chuẩn của Basel II, nhưng ngược lại đối với chỉ tiêu thanh khoản sẽ cần thiết
phải dựa trên nền tảng, tiêu chuẩn đã bổ sung ở Basel III.
Dựa trên tinh thần của các nhóm nghiên cứu trước đây cũng như tinh thần
của NHNN, người viết chuyên đề đã quyết định lựa chọn hai chỉ số thanh khoản
mới này của Basel III để nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng hai chỉ tiêu này
trong môi trường Việt Nam cũng như các kết quả mang lại từ việc áp dụng hai
chỉ tiêu thanh khoản mới này.
2.1.3. Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản – LCR
Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản được xây dựng với mục tiêu là để đảm bảo một
ngân hàng duy trì ở mức độ thích hợp các tài sản có thanh khoản chất lượng cao
và không bị trở ngại có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh
khoản của ngân hàng trong 30 ngày khi có đợt kiểm tra khả năng chịu đựng dựa
trên các kịch bản, tình huống về việc mất thanh khoản nghiêm trọng do cán bộ
thanh tra giám sát xây dựng. Tối thiểu, dự trữ tài sản có thanh khoản chất lượng
cao phải cho phép một ngân hàng duy trì hoạt động trong 30 ngày. Đây là khoảng
thời gian để ban lãnh đạo ngân hàng và cơ quan quản lý thực hiện các hành động
cứu chữa thích hợp hoặc để ngân hàng có thể được xử lý theo quy trình.
 Công thức tính LCR:
LCR =

HQLA
≥ 100%
TNCO

Trong đó:
• HQLA là dự trữ tài sản có tính thanh khoản cao

• TNCO là tổng dòng tiền ra ròng trong vòng 30 ngày tới
Theo Basel III, thời gian của luồng tiền vào và luồng tiền ra có thể không
khớp nhau và sẽ có vấn đề thanh khoản trong 30 ngày đó, vì vậy ngân hàng và
cán bộ thanh tra được yêu cầu phải phát hiện được bất kỳ vị thế thiếu hụt về
thanh khoản trong thời gian này.
Về mặt tính toán, tỷ lệ LCR có 2 cấu phần là giá trị của tài sản có chất
lượng cao trong điều kiện có kiểm tra sức chịu đựng và tổng dòng tiền ra ròng
được tính theo các thông số của kịch bản.
 Quy định của Basel III về HQLA:
11124487 – Kiều Văn Tuyến

13


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Tài sản thanh khoản có chất lượng cao gồm 2 loại:
• Tài sản cấp 1.
• Tài sản cấp 2.
Trong đó tài sản cấp 1 có thể đưa vào nguồn dự trữ thanh khoản không hạn chế
còn tài sản cấp 2 chỉ được chiếm tối đa 40% tổng nguồn dự trữ thanh khoản.
Tài sản cấp 2 lại được chia thành:
• Tài sản cấp 2A
• Tài sản cấp 2B (chỉ được chiếm tối đa 15% nguồn dự trữ thanh khoản).
Với mỗi loại tài sản trên lại được cấu thành bởi nhiều tài sản khác nhau với các
trọng số tương ứng theo quy định của Basel III. (xem phụ lục 1)
 Quy định của Basel III về TNCO:
TNCO được tính bằng hiệu của dòng tiền ra và dòng tiền vào, cụ thể:
TNCO = CO − min(CI ,75%CO)
Trong đó:


• CO là dòng tiền ra
• CI là dòng tiền vào
Đối với mỗi ngân hàng sẽ có dòng tiền ra (CO) và dòng tiền vào (CI) khác nhau.
Tương ứng với mỗi loại tài sản và nợ thuộc dòng tiền ra và dòng tiền vào lại có
một trọng số nhất định theo quy định của Basel III. (xem phụ lục 2, phụ lục 3)
2.1.4. Tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng – NSFR
 Công thức tính NSFR:
NSFR =

ASF
≥ 100%
RSF

Trong đó:
• ASF là nguồn vốn tài trợ ổn định hiện có.
• RSF là nguồn vốn tài trợ ổn định cần phải có.
Nói một cách ngắn gọn thì NSFR cho biết rằng các tài sản có dài hạn cần phải
được đảm bảo đủ để có thể tài trợ ít nhất đối với một số tài sản nợ ổn định về kỳ
hạn hoặc về danh mục rủi ro thanh khoản.

11124487 – Kiều Văn Tuyến

14


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
 Quy định của Basel III về ASF:
Các thành phần trong ASF theo Basel III bao gồm: (xem phụ lục 4)
• Vốn.
• Cổ phiếu ưu đãi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên.

• Các khoản tiền gửi của khách hàng có kỳ hạn nhỏ hơn 1 năm.
• Nguồn vốn vay có quy mô lớn từ các tổ chức tài chính khác với thời hạn
nhỏ hơn 1 năm.
 Quy định của Basel III về RSF: (xem phụ lục 5)
RSF là tổng các tài sản thuộc sở hữu và được tài trợ bởi một tổ chức tài
chính, phi tài chính, khách hàng cá nhân, nhân với một trọng số RSF tương ứng
với từng loại tài sản cụ thể theo quy định của Basel III.
2.1.5. Phân loại tài sản và nợ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng
Trong phần này, chuyên đề sẽ trình bày cách phân chia lại các khoản mục
thuộc tài sản và nợ trên bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính
của ngân hàng theo chuẩn mực của Basel III để thuận tiện cho việc tính toán các
chỉ số LCR và NSFR dễ dàng hơn.
Tài sản loại A: Nhóm các tài sản có thanh khoản cao, bao gồm:
Nhóm A1:
• Tiền mặt
• Tiền gửi tại NHNN Việt Nam
• Tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác
Nhóm A2:
• Vàng bạc, đá quý
Tài sản loại B gồm các loại sau:
Nhóm B1:
• Chứng khoán kinh doanh
• Chứng khoán đầu tư
Nhóm B2:
• Cho vay khách hàng
Nhóm B3:
• Tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác ( trừ các tài sản ở trên)

11124487 – Kiều Văn Tuyến


15


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
Nhóm B4:
• Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác
• Góp vốn đầu tư dài hạn
• Tài sản cố định và Tài sản khác
Nhóm C: Gồm các cam kết và bảo lãnh ngoài bảng cân đối kế toán.
Nợ loại D gồm các loại sau:
Nhóm D1:
• Tiền gửi của và vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác
Nhóm D2:
• Tiền gửi của khách hàng
Nhóm D3:
• Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác
• Phát hành giấy tờ có giá và Các khoản nợ khác
Nợ loại E: Vốn chủ sở hữu
2.1.6. Xác định trọng số tương ứng với các khoản mục
Sau khi đã phân chia được các khoản mục thuộc tài sản và nợ trong bảng
cân đối kế toán, kết hợp với các quy định của Basel III (xem phụ lục 1, 2, 3, 4, 5)
chuyên đề đã đi đến những kết quả được trình bày trong các bảng dưới đây.
Bảng 2.2: Bảng trọng số của các khoản mục thuộc Tài sản

11124487 – Kiều Văn Tuyến

16


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính

Bảng 2.3: Bảng trọng số của các khoản mục thuộc Nợ

Bảng 2.4: Bảng trọng số của các khoản mục ngoại bảng

Cuối cùng chuyên đề tiến hành thu thập dữ liệu từ bảng cân đối kế toán và
thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng Vietcombank để thực hiện các tính
toán, phân tích cho các phần tiếp theo. Kết quả thu thập dữ liệu được trình bày ở
các bảng trên hoặc tại phụ lục 6 của chuyên đề.
2.2. MÔ HÌNH STRESS TEST RỦI RO THANH KHOẢN
2.2.1. Tổng quan về các phương pháp Stress Test rủi ro thanh khoản trong
các nghiên cứu trước đây
Rủi ro thanh khoản ngày càng được các cơ quan giám sát quản lý và các
nhà quản lý rủi ro quan tâm bởi những hậu quả của nó đối với hoạt động ngân
hàng nói riêng và thị trường tài chính tiền tệ cùng nền kinh tế nói chung. Đặc biệt
là sau cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Anh, Mỹ và các nước Châu Âu đã để
lại nhiều thiệt hại nặng nề trong thời gian dài. Cũng từ khi đó, các nghiên cứu về
kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng đã được thực hiện.
Một số nghiên cứu trên thế giới có thể kể đến là nghiên cứu của Jan Willem
Van den End vào năm 2009 và 2010 về Stress Test rủi ro thanh khoản cho các
ngân hàng Hà Lan. IMF cũng đưa ra 2 mô hình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro cho

11124487 – Kiều Văn Tuyến

17


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán tài chính
các ngân hàng, trong đó nghiên cứu tổng thể các loại rủi ro mà một ngân hàng có
thể gặp phải bao gồm cả rủi ro thanh khoản.
Bảng 2.5: Các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản

trong các mô hình của IMF
Phương pháp thời điểm
Dựa trên bảng cân đối
(Martin Čihák, 2007)

Phương pháp thời kỳ
Dựa trên các dòng tiền
(Christian Schmieder et. Al., 2011)

Giả định các tỷ lệ tạo ra sự
căng thẳng thanh khoản bao
gồm tăng tỷ lệ rút tiền, giảm
giá trị tài sản thanh khoản …
để xác định số ngày ngân
hàng đáp ứng được nhu cầu
thanh khoản và số ngày ngân
hàng vẫn duy trì được tỷ lệ an
toàn theo quy định.

Dựa trên khối lượng giá trị và thời gian đáo
hạn của các dòng tiền, ngân hàng ước tính các
dòng tiền vào và dòng tiền ra theo dự kiến và
các dòng tiền ra/vào ngoài dự kiến. Trên cở sở
đó, tính toán các khe hở thanh khoản ở các
khoảng kỳ hạn được thực hiện và cho ra kết
quả cuối cùng là khe hở thanh khoản lũy kế
(cộng gộp). Các nhân tố gây sốc trong phương
pháp này tương tự như phương pháp thứ nhất,
bao gồm: Dòng tiền ra cao hơn dự báo; Dòng
tiền vào thấp hơn dự báo; khả năng thanh

khoản của tài sản cũng thấp đi…

Nguồn: Ths. Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu (2012)
Đầu tiên đó là mô hình của Martin Čihák năm 2007. Sau đó vào năm 2011
nhóm của Christian Schmieder cũng đưa ra một mô hình kiểm tra sức chịu đựng
rủi ro thanh khoản trong một tài liệu mang tên “Next Generation System-Wide
Liquidity Stress Testing” và kèm theo là phần mềm Stress Test dựa trên nền tảng
Excel và ngôn ngữ lập trình VBA. Mô hình do nhóm của Christian Schmieder
nghiên cứu có sử dụng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu được đưa ra trong thông lệ
Basel III về rủi ro thanh khoản.
Còn ở Việt Nam, cũng đã bắt đầu có một số nghiên cứu về kiểm tra khả
năng chịu đựng rủi ro thanh khoản cho các ngân hàng như nghiên cứu trong luận
văn thạc sĩ “Mô hình Stress testing trong quản trị thanh khoản ngân hàng” của
tác giả Bùi Đình Phương Dung (2012) đã áp dụng mô hình của Van den End.
Nghiên cứu “Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
thương mại Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thu
Trang trên Tạp Chí Ngân Hàng (Số 13, tháng 7/2013) đã áp dụng mô hình của
Martin Čihák.
11124487 – Kiều Văn Tuyến

18


×