Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Hoạt động ngoại thương của việt nam giai đoạn 2011 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.1 KB, 25 trang )

B: Hoạt động ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 2011 –
2015

XUẤT KHẨU
1. Quy mô
Trong 5 năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những kết quả
rất tích cực trong phát triển kinh tế, giá trị xuất khẩu cũng tăng
lên không ngừng với định hướng phát triển nền kinh tế xuất
khẩu. Giai đoạn 2011 – 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
có xu hướng tăng với mức trung bình 16.08%/năm. Trong đó,
kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 18%/năm, đây là một con
số rất ấn tượng. Quy mô xuất khẩu tăng từ 96.91 tỷ USD năm
2011 lên 162.11 tỷ USD năm 2015, tăng hơn 1,67 lần. Tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên GDP tăng từ 71.52 %
năm 2011 lên 83% năm 2015.
Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ nhập
siêu
giai đoạn 2011-2015
ĐVT: tỷ USD
Năm

Xuất
khẩu

2011
2012
2013
2014
2015

96,91


114,57
132,135
150,19
162,11

Tốc độ
tăng (%)

Nhập
khẩu

18,22
15,33
13,66
7,94

106,75
113,79
132,125
148,05
165,65

Tốc độ
tăng (%)

Nhập
siêu

Tỷ lệ nhập
siêu (%)


6,59
16,11
12,05
11,89

9,84
- 0,78
- 0,01
- 2,14
3,54

10,15
- 0,68
- 0,01
- 1,42
2,18

Nguồn: tính toán từ số liệu Tổng cục Hải quan
2. Theo loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của nước
ta.
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp FDI



Tổng
m
XNK
2011

96.71
2012
124
2013
155.34
2014
178.18
2015
207.85

Tốc độ
tăng (%)
36%
28.20%
25.30%
14.70%
16.70%

Tỷ trọng
(%)
47.00%
54.03%
58.78%
59.74%
63.42%

Xuất
khẩu
47.87
64.05

80.91
94.00
110.59

Tốc độ
Tỷ trọng
tăng (%) (%)
40.30%
49.40%
33.80%
55.90%
26.30%
61.23%
16.10%
62.59%
17.70%
68.22%

Năm 2011, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt
47,87 tỷ USD, chiếm 49.4% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Quy mô ngày càng tăng, đến năm 2015, các doanh nghiệp này
xuất khẩu đạt 110,59 tỷ USD, chiếm tỷ trọng gần 70% tổng giá
trị xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó các doanh nghiệp trong nước lại có giá trị
xuất khẩu và tỷ trọng giảm trong xuất khẩu của cả nước. Hơn
nữa, theo Tổng cục Thống kê, hầu hết nhập siêu đều nằm ở các
doanh nghiệp trong nước.
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp trong
nước


Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Xuất khẩu
(tỷ USD)
49.04
50.52
51.22
56.19
51.52

Tỷ trọng (%)
50.60%
44.10%
38.77%
37.41%
31.78%

Nguồn: Tổng cục hải quan
3. Cơ cấu
a. Cơ cấu mặt hàng: rất đa dạng và ngày càng phong phú. Năm
2011, Việt Nam có 14 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên


1tỷ USD, năm 2012 có 16 nhóm hàng, 2013 có 22 nhóm hàng
trên 1 tỷ USD trong đó có 11 nhóm trên 2 tỷ USD, 2014 có 21

nhóm hàng và năm 2015, con số này tăng lên đến 24 nhóm
hàng, trong đó có 12 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu
hơn 2 tỷ USD, đóng góp 92 tỷ USD, tương đương 72,7% tổng
giá trị xuất khẩu.
Bảng 4: Số lượng nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên
1 tỷ USD
Năm

2011

> 1 tỷ USD

2012
14

2013
16

> 2 tỷ USD

2014
22

2015
21

11

24
12


Nguồn: tính toán từ số liệu Tổng cục Hải quan
Có thể thấy số lượng nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1
tỷ USD tăng liên tục từ 2011 đến 2015, đóng góp trung bình
trên 80% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2011
những nhóm mặt hàng này đứng đầu là Dệt may, Thủy sản,
Linh kiện máy tính điện tử, Dầu thô, Cao su, Đá quý, Kim
cương, … Đến năm 2015, cơ cấu không có sự thay đổi nhiều
tuy nhiên sự đóng góp của các nhóm hàng đã qua chế biến, lắp
ráp, lắp đặt được tăng lên khá nhanh. Năm 2011, các mặt hàng
chế biến, lắp đặt đóng góp 22,92 tỷ USD vào kim ngạch xuất
khẩu nhưng đến năm 2015, con số này đã tăng lên gấp 5 lần,
tức là khoảng 100 tỷ USD.
Từ đó có thể thấy việc xuất khẩu trong giai đoạn 2011 – 2015
Việt Nam đã đi đúng theo chiến lược xuất khẩu các mặt hàng
chế biến chứ không chú trọng vào các hàng nông sản hay
nguyên vật liệu thô nữa.
Bảng 5: Tổng kết cơ cấu sơ qua các mặt hàng chính
ĐVT: tỷ USD
Năm

Hàng nông sản

Nguyên vật liệu

Hàng chế biến, lắp đặt

2011

15.75


8.87

29.92


2012

19.11

9.47

35.07

2013

13.79

6.47

64.21

2014

17.63

7.78

54.89


2015

12.04

3.72

101.1

Nguồn: tính toán từ số liệu Tổng cục Hải quan
Nói đến hàng xuất khẩu không thể không nói đến hàng dệt may.
Từ năm 2011, ngành dệt may đã có đóng góp lớn vào kim
ngạch xuất khẩu của cả nước, chiếm hơn 10%. Đến năm 2015,
ngành này tiếp tục nâng kim ngạch xuất khẩu của mình lên
22.81 tỷ USD, đóng góp gần 15% cho tổng giá trị xuất khẩu
nước ta. Với việc ký kết được hiệp định TPP, dự báo hàng dệt
may sẽ còn có những chuyển biến xuất khẩu cao hơn nữa khi
thuế cho ngành này giảm xuống còn 0% tại các thị trường trong
TPP.
Ngành thứ hai cũng đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất
khẩu của Việt Nam, đó là ngành Điện thoại các loại và linh
kiện.
Bảng 6: Giá trị xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện
giai đoạn 2011 -2015
Năm

2011

2012

2013


2014

2015

Giá trị (tỷ USD)

6.89

12.72

21.24

23.6

30.18

% trong tổng xuất khẩu (%)

7.11

11.11

16.07

15.71

18.62

Nguồn: tính toán từ số liệu Tổng cục Hải quan

Có thể thấy Điện thoại các loại và linh kiện đã có sự tăng
trưởng rất nhanh. Năm 2011, giá trị xuất khẩu mặt hàng này chỉ
là 6,89 tỷ USD chiếm 7,11% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước.
Đến năm 2015, Điện thoại các loại và linh kiện trở thành nhóm
hàng dẫn đầu về đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chiếm
18,62% với tổng giá trị là 30,18 tỷ USD.


b. Cơ cấu thị trường:
Tính đến năm 2015, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với hơn
200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong số các thị trường trên, số thị
trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của xuất khẩu là 29 thị
trường với tổng kim ngạch là 147,36 tỷ USD, chiếm gần 90,9%
tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước.
Số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của nhập khẩu là 19
thị trường với tổng trị giá là 150,42 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng
trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các châu lục
và theo nước/khối nước giai đoạn 2011 – 2015
ĐVT: Tỷ USD

Châu Á
- ASEAN
- Trung Quốc
- Nhật Bản
- Hàn Quốc
Châu Mỹ
- Hoa Kỳ
Châu Âu
- EU (27)

Châu Phi
Châu Đại Dương

Năm 2011
54,91
15,80
11,06
11,66
4,98
21,04
17,56
21,06
18,13
2,21
3,03

Năm 2012
61,50
17,69
12,39
13,06
5,58
23,57
19,66
23,58
20,31
2,47
3,39

Năm 2013

68,57
18,47
13,26
13,65
6,63
28,85
23,87
28,11
24,33
2,87
3,73

Năm 2014
75,79
18,86
14,93
14,70
7,14
35,36
28,64
31,80
27,90
2,97
4,32

Giai đoạn 2011 -2015, kim ngạch xuất khẩu sang châu Á chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả
nước, tuy giá trị hàng năm có tăng nhưng tỷ trọng lại đang giảm
dần.
Trong khi đó, Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng hóa của Việt

Nam lớn nhất và ngày càng tăng cả về giá trị sản phẩm và tỷ
trọng xuất khẩu. Trong năm 2015, Hoa Kỳ đã nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam với 33,48 tỷ USD tăng 16,9% so với năm
2014, và là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại
lớn nhất với 25,68 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu sang

Năm 2015
79,88
18,16
17,14
14,14
8,93
41,51
33,48
34,25
30,94
3,14
3,33


Hoa Kỳ là hàng dệt may với trị giá gần 11 tỷ USD tăng 11,72%
và chiếm 32,72% trị giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường
này, tiếp theo là giày dép các loại với trị giá trên 4 tỷ USD tăng
22,49%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,83 tỷ
USD tăng 33,68% so với năm 2014,…
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc
lần lượt là 16,6 tỷ, (tăng 11,2%) và 8,93 tỷ (tăng 25.03%) so với
năm 2014. Bên cạnh đó xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 3,8%,
tương đương giảm 556 triệu USD so với năm 2014.
Một số vấn đề về xuất siêu:

Bộ Công Thương cho biết, trong năm 2014, cả nước xuất siêu
2,5 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, theo
nhiều chuyên gia kinh tế, kim ngạch thương mại thặng dư chưa
nói lên điều gì.
Xuất siêu chủ yếu ở khối DN FDI
Theo Bộ Công Thương, về cơ cấu xuất nhập khẩu, tỷ trọng xuất
khẩu của khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) chiếm 67% và DN có vốn đầu tư trong nước chiếm 33%.
Về tổng thể cán cân thương mại, DN FDI xuất siêu 12,7 tỷ USD
trong khi đó DN trong nước nhập siêu 10,23 tỷ USD.
Bình luận về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng,
việc xuất siêu 2,5 tỷ USD là một kết quả đáng mừng; tuy nhiên,
vấn đề cần bàn là, phần xuất siêu lại chủ yếu phụ thuộc vào
khối DN FDI; còn DN trong nước vẫn nhập siêu rất lớn.
Ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân
hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, sự tăng trưởng xuất
khẩu hiện nay mà Việt Nam có được chủ yếu là do đóng góp
của khối DN FDI. “Với việc Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng
xuất khẩu cho cả năm 2014 là trên 10%, khối FDI sẽ là nhân tố
đóng góp chính. Khu vực FDI hiện đóng góp 2/3 tổng lượng
xuất khẩu tại Việt Nam”, ông Sandeep Mahajan nói.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh, Phó Viện trưởng Viện Kinh
tế và Thương mại quốc tế, xét ở một khía cạnh nào đó, xuất siêu
là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. “Nhưng cần


phải cân nhắc liệu đó có thực sự xuất phát từ năng lực của sản
xuất Việt Nam hay không”, bà Ánh nói.
Ông Trần Đình Thiên từng đưa ra nhận xét: Nếu chỉ nhìn ở con
số, xuất siêu là đáng mừng. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam

phần lớn là gia công nên nhập khẩu liên tục giảm cũng báo hiệu
khả năng sắp vào chu kỳ xuất khẩu giảm.
Trong khi đó, một lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế
Trung ương (Bộ KH-ĐT) cho rằng, việc nhập khẩu mạnh chứng
tỏ nền kinh tế đang khó khăn.
“Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đột ngột xuất siêu không
phải là tín hiệu đáng mừng. Vì xuất siêu không phải do năng
lực cạnh tranh và năng suất của nền kinh tế được cải thiện.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phải nhập gần
như 100% nguyên, nhiên vật liệu cho làm hàng xuất khẩu và
máy móc phục vụ đổi mới công nghệ”, vị này thẳng thắn.
Bị kìm chân trong chuỗi giá trị toàn cầu
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, cùng với niềm
vui xuất siêu, có không ít nỗi lo khi tổng kim ngạch nhập khẩu
tăng thấp hơn kế hoạch.
Nguyên nhân, được giải thích là do hàng chục nghìn DN lâm
vào tình trạng khó khăn, thậm chí giải thể, dừng hoạt động nên
giảm hoặc không còn nhu cầu nhập khẩu (máy móc, thiết bị
cũng như nguyên nhiên vật liệu đầu vào...).
Theo ông Doanh, tổng cầu trong nước tăng chậm cũng làm
giảm cầu nhập khẩu hàng hóa, cả tư liệu sản xuất và hàng tiêu
dùng. Nếu nhập khẩu giảm do sản xuất trong nước đã “tự lực
cánh sinh” được (nhờ phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhờ tăng
cung cấp nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu) thì thật
đáng mừng; tuy nhiên, hiện chưa đủ bằng chứng để mừng.
Lý giải về việc DN FDI xuất siêu trong khi DN trong nước
nhập siêu, đại diện Bộ Công Thương cho biết, nguyên nhân
nằm ở sự khác biệt về phân khúc thị trường mà hai nhóm này
hướng tới.



Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập
khẩu (Bộ Công Thương), đúng là các DN trong nước có khối
lượng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. “Điều này phản ánh, việc
nhập khẩu là để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước”,
ông Hải nói.
Theo ông Hải, nếu tách ra hai nhóm riêng, nhóm DN FDI chủ
yếu là để phục vụ xuất khẩu nên có thặng dư về xuất khẩu rất
lớn. “Chúng ta chưa thể có thị phần lớn trong chuỗi giá trị toàn
cầu thì ít nhất việc thặng dư xuất khẩu cũng đã có bước đi đầu
tiên, đó là điều quan trọng”, ông Hải nói.
Như vậy, có thể nói rằng xuất khẩu của Việt Nam trong giai
đoạn 2011 – 2015 chưa phát triển bền vững tuy nhiên đã có sự
thay đổi về tỷ trọng đóng góp trong các mặt hàng xuất khẩu.
Sau 3 năm xuất siêu (2012 đến 2014) thì năm 2015 đánh dấu
một sự nhập siêu khá lớn ở nước ta (3, 54 tỷ USD). Nguyên
nhân là do giá dầu thế giới giảm sâu. Giá trị gia tăng của hàng
xuất khẩu không chỉ dựa vào khai thác yếu tố tài nguyên nhiều
nữa mà đã chuyển sang khai thác lợi thế so sánh về lao động và
sự ổn định chính trị. Chính sách phát triển xuất khẩu đã có sự
quan tâm hơn khi có những định hướng và ưu đãi cho ngành dệt
may, ngành giày da, ngành điện tử,… Tuy nhiên ta vẫn chưa
khai thác được hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào
công nghệ, trình độ lao động, quản lý,… để tạo ra các nhóm
hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh cao hơn, có hàm lượng khoa
học cao, công nghệ cao và có khả năng tham gia vào khâu tạo
ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhập khẩu
1, Cơ cấu nhập khẩu:

a) Cơ cấu thị trường:


Tính đến hết năm 2015 thì Việt Nam trao đổi hàng hoá với hơn
200 quốc gia và vùng lãnh thổ, số thị trường đạt kim ngạch trên
1 tỷ USD của nhập khẩu là 19 thị trường với tổng trị giá là
150,42 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa
của cả nước.

Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang các châu
lục
và theo nước/khối nước giai đoạn 2011 – 2015
ĐVT: Tỷ USD
Năm
2011
Châu Á

54,91

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015


91,85

108,20

133,91

135,02

- ASEAN

20,49

21,07

21,64

22,98

23,83

- Trung Quốc

24,59

28,78

36,95

43,72


49,53

- Nhật Bản

10,4

11,6

11,61

12,9

14,37

- Hàn Quốc

13,09

15,54

20.7

21,76

27,63

Châu Mỹ

7,3


8,12

8,98

11,35

13,91

- Hoa Kỳ

4.53

4,82

5,23

6,3

7,8

10,59

11,43

10,75

12,3

Châu Âu

- EU (27)

7,75

8,79

9,45

8.87

10,45

Châu Phi

1

1,03

1,42

1,69

1,97

Châu Đại
Dương

2,12

2,2


2,09

2,58

2,45


Từ năm 2011-2015, châu Á vẫn là khu vực có giá trị kim ngạch
gia tăng mạnh mẽ nhất, từ 54,91 tỷ đô-la lên 135,02 tỷ đô-la,
tăng gần 146%, chiếm 81,5% giá trị nhập khẩu của nước ta,
trong đó 2 thị trường trong châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc
là 2 nước có sự gia tăng đáng kể nhất về kim ngạch nhập khẩu
do phát triển các mặt hàng về điện thoại, linh kiện và nguyên
liệu,…
Cụ thể thì Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp
hàng hoá cho nước ta năm 2015 với trị giá nhập khẩu hàng hóa
từ thị trường này đạt 49,53 tỷ USD tăng 13.9% so với năm
2014. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm
2015 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 9,03 tỷ
USD, tăng 15% so với năm 2014; điện thoại các loại và linh
kiện: 6,9 tỷ USD, tăng 8,7%; vải các loại: 5,22 tỷ USD, tăng
12,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 5,21 tỷ
USD, tăng 13,9%...
Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam
năm 2015 là 27,63 tỷ USD, tăng 27% so với năm trước, cao
hơn nhiều so với mức tăng 5,1% của năm 2014, vượt qua cả thị
trường quen thuộc như ASEAN về giá trị. Các mặt hàng chính
nhập khẩu từ Hàn Quốc trong năm là: máy vi tính, sản phẩm
điện tử & linh kiện: 6,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2014;

máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: 5,11 tỷ USD, tăng
62,6%; điện thoại các loại và linh kiện: 3,02 tỷ USD, tăng 76%;
sản phẩm từ chất dẻo: 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; sản phẩm từ
sắt thép: 1,03 tỷ USD, tăng 28,8%...
Các thị trường như Mỹ(Hoa Kỳ), EU cũng có mức tăng kim
ngạch nhập khẩu đều qua các năm 2011-2015 nhưng không
nhiều kể cả vè tỷ trọng lẫn giá trị.
Trong giai đoạn 2011-2015, qua số liệu bảng trên ta thấy rằng
những thị trường quen thuộc như ASEAN, Mỹ,… đều có tăng


nhưng không nhiều, thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường
chúng ta nhập khẩu vào nhiều nhất, cho thấy sự ảnh hưởng to
lớn của thị trường này đến phần lớn các mặt hàng được nhập
khẩu vào nước ta, nếu không có các chính sách hợp lí nước ta
sẽ dễ rơi vào tình trạng nhập siêu.

b) Cơ cấu hàng hoá:
Từ năm 2011-2014 cho thấy sự gia tăng về các nhóm hàng nhập
khẩu trên 1 tỷ đô-la vào trong nước nhưng đến năm 2015 lại
giảm xuống 19 nhóm hàng theo bảng sau:

Bảng 2: Số lượng nhóm hàng đạt kim ngạch nhập
khẩu trên 1 tỷ USD
Năm
> 1 tỷ USD

2011

2012

24

2013
23

2014
26

2015
26

Nguồn: tính toán từ số liệu Tổng cục
Hải quan
Các mặt hàng chính từ năm 2011-2015 được nhập khẩu rất đa
dạng nhưng không có sự thay đổi nhiều cho lắm, năm 2011 các
mặt hàng quen thuộc được nhập khẩu nhiều nhất là máy móc,
thiết bị, xăng dầu nguyên liệu và ô tô đã có sự thay đổi đến năm
2015 là sự gia tăng về các mặt hàng điện thoại linh kiện điện tử,
mặt hàng ô tô có sự sụt giảm trong các năm 2012-2014 kể cả về
lượng và giá trị đã có sự gia tăng vào năm 2015, tiếp theo là các
nhóm hàng nguyên liệu đến năm 2015 vẫn có sự gia tăng đều
về giá trị nhưng riêng nhập khẩu xăng dầu giảm giá trị qua từng
năm do đơn giá giảm. Sau đây là một số các mặt hàng chính
được nhập khẩu qua từng năm:

19


Bảng 3: Kim ngạch của các mặt hàng nhập khẩu chính qua
các năm 2011-2015 (USD)

2011
Máy móc,
thiết bị, dụng
cụ & phụ tùng
Máy vi tính,
sản phẩm điện
tử & linh kiện
Điện thoại các
loại và linh
kiện
Sắt thép các
loại
Xăng dầu các
loại
Chất dẻo
nguyên liệu
Nhóm hàng
nguyên phụ
liệu, dệt may,
da, giày,...
Thức ăn gia
súc và nguyên
liệu
Ô tô nguyên
chiếc
Phân bón các
loại

2012


2013

2014

2015

15,34 tỷ

16,04 tỷ

18,69 tỷ

22,5 tỷ

27,59 tỷ

7,84 tỷ

13,1 tỷ

17,69 tỷ

27,2 tỷ

23,13 tỷ

2,72 tỷ

5,04 tỷ


8,05 tỷ

8,5 tỷ

10,6 tỷ

6,43 tỷ
(7,39
triệu tấn)
9,9 tỷ
(10,7
triệu tấn)
4,757 tỷ
(2,56
triệu tấn)

5,97 tỷ( 7,6
triệu tấn)

6,66
tỷ( 9,46
triệu tấn)
6.98 tỷ(7,37
triệu tấn)

6,91
tỷ( 10,43
triệu tấn)
7,5
tỷ( 8,5

triệu tấn)
6,32
tỷ( 3,45
triệu tấn)

7,49
tỷ( 15,7
triệu tấn)
5,36
tỷ( 10,1
triệu tấn)
5,96
tỷ( 3,92
triệu tấn)

12,27 tỷ

12,49 tỷ

14,81 tỷ

17,1 tỷ

18,3 tỷ

3,08 tỷ

3,25 tỷ

3,39 tỷ


1,58 tỷ
(71
nghìn
chiếc)
1,24
tỷ( 3,8
triệu tấn)

2,99
tỷ( 125,6
nghìn
chiếc)

8,96 tỷ( 9,2
triệu tấn)
4,8 tỷ( 2,74
triệu tấn)

2,377 tỷ

2,46 tỷ

>1
tỷ(54,6
nghìn
chiếc)
1,78
tỷ( 4,25
triệu tấn)


615,6
triệu(27,4
nghìn
chiếc)
1,69 tỷ(3,96
triệu tấn)

5,71
tỷ( 3,16
triệu tấn)

727
triệu(35,2
nghìn
chiếc)
1,71
tỷ( 4,68
triệu tấn)


Nguồn: tổng cục
Hải Quan
-Mặt hàng máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng và nhóm hàng
nguyên liệu( sắt thép, chất dẻo, da giày,...) vẫn là mặt hàng có
giá trị kim ngạch tăng đều qua các năm cho thấy sự phụ thuộc
về vấn đề các nguyên liệu cơ bản của nước ta với nước ngoài
nhất là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
-Máy vi tính sản phẩm linh kiện điện tử cũng tăng đều qua các
năm 2011-2014 nhưng giảm ở năm 2015 cho thấy điều dễ hiểu

khi thị trường máy tính đang đóng băng và sụt giảm trên toàn
thế giới thay thế vào đó là các thiết bị di động như smartphone
hay tablet phát triển mạnh đều qua các năm.
- Về xăng dầu nước ta có xu hướng nhập khẩu tăng đơn giá
trong các năm đầu 2011-2012 và giảm dần trong các năm 20132015.

Biểu đồ 1: Lượng, kim ngạch và đơn giá nhập khẩu xăng
dầu các loại giai đoạn 2009-2015


Nguồn: tổng
cục Hải Quan

2, Hạn chế của nhập khẩu ở nước ta: Nhập khẩu của nước ta
có rất nhiều hạn chế sau khi gia nhập WTO:

a)

Một số vấn đề về tình trạng nhập siêu:

Cán cân xuất nhập khẩu (còn được gọi là cán cân thương
mại) được định nghĩa bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu
và kim ngạch nhập khẩu của một nước. Ở nước ta, từ năm
1991 đến nay, cán cân này thường xuyên ở tình trạng âm tức
là kim ngạch xuất khẩu thấp hơn kim ngạch nhập khẩu và tình
trạng này được gọi là nhập siêu.
Thực chất của nhập siêu chính là việc tiêu dùng quá khả năng
của đất nước. Tuy nhiên, nhập siêu vẫn có thể khắc phục được
nếu cán cân thanh toán bảo đảm ở mức dương. Cán cân thanh



toán bao gồm cán cân thương mại và các phần chênh lệch của
xuất nhập khẩu hàng dịch vụ, du lịch, đầu tư, kiều hối, trợ
cấp... Như vậy, dẫu cán cân thương mại âm nhưng nếu được
bù đắp bởi phần dương của du lịch, kiều hối, đầu tư... thì nền
kinh tế hoàn toàn có thể khắc phục được ảnh hưởng của nhập
siêu và tự chủ về ngoại tệ.
Một là, mức nhập siêu tăng quá nhanh trong khi 3 năm
liên tiếp xuất siêu. Tính chung cả năm 2015 cán cân thương
mại (xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu tính theo giá CIF)
rơi vào tình trạng thâm hụt với mức nhập siêu ước tính 3,2 tỷ
USD (sau 3 năm liên tiếp xuất siêu). Các thị trường lớn ngoài
Mỹ và EU đang có xu hương gia tăng mức nhập siêu, trong đó
nhập siêu từ Trung Quốc ước tính 32,3 tỷ USD, tăng 12,5% so
với năm trước; Hàn Quốc ước tính 18,7 tỷ USD, tăng 28%;
ASEAN ước tính 5,5 tỷ USD, tăng 44,7%. Đáng chú ý là thị
trường Nhật Bản sau nhiều năm xuất siêu, năm 2015 đã nhập
siêu hơn 300 triệu USD. Nhập siêu năm 2015 hoàn toàn thuộc
về khu vực kinh tế trong nước với mức nhập siêu của khu vực
này là 20,3 tỷ USD, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài xuất siêu 17,1 tỷ USD.

Hai là, nhập siêu thể hiện khả năng cạnh tranh thấp của
hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa thay thế nhập khẩu được sản
xuất trong nước. Điều này thể hiện trước hết là tăng trưởng
xuất khẩu của ta chủ yếu tăng về lượng, yếu tố giá trị gia tăng
chưa phải là đặc trưng của hàng xuất khẩu. Nhóm hàng nông
sản của ta chủ yếu là xuất thô, với giá thấp hơn nhiều so với
các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực (như với
Thái Lan...); các sản phẩm chế biến như dệt may, da giày hàm

lượng nguyên liệu nhập khẩu còn quá cao. Tỷ trọng xuất khẩu
hàng công nghệ cao quá thấp. Việt Nam cần nhập nhiều
nguyên phụ liệu, bán thành phẩm bởi vì chất lượng nhóm hàng
này được sản xuất trong nước thấp.


Ba là, nhập siêu thể hiện xu hướng đầu tư thay thế nhập
khẩu chiếm ưu thế nhưng hiệu quả đầu tư thấp. Trong dài hạn,
cán cân thương mại sẽ được cải thiện nếu nhập khẩu phục vụ
cho xuất khẩu và cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa
tiêu dùng trong nước. Những năm qua, đầu tư và nhập khẩu ở
nước ta còn tập trung lớn vào các ngành thay thế nhập khẩu,
sử dụng nhiều vốn nhưng nhiều dự án đầu tư mang lại hiệu
quả thấp như xi-măng, mía đường, thép, lọc dầu...
Bốn là, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu trong
khi khu vực trong nước nhập siêu. Điều này thể hiện gia tăng
xu hướng đầu tư thay thế nhập khẩu và yếu kém của khu vực
doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước.
Đây là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta.
Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những
định hướng cải thiện cán cân thương mại. Yếu tố nước ngoài
hết sức quan trọng trong điều chỉnh cán cân thương mại. Đồng
thời, cải cách doanh nghiệp trong nước (phát triển kinh tế tư
nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế nhà
nước) theo hướng nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển
xuất khẩu và thay thế nhập khẩu cũng là hướng chủ đạo để cải
thiện cán cân thương mại.
Năm là, cán cân thương mại của nước ta trong thời gian
qua ít chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái, một yếu tố hết sức
cơ bản ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Tuy nhiên thực tế

cho thấy, trong những năm qua, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái
ở nước ta ít có ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Nguyên nhân chủ yếu là do một tỷ trọng lớn sản phẩm
xuất khẩu của ta là sản phẩm thô (dầu thô, thủy sản, cà phê,
gạo, hạt điều, chè...). Sản lượng của các sản phẩm này lệ thuộc
khá nhiều vào các điều kiện tự nhiên (trữ lượng tài nguyên,
thời tiết, đất đai...), nên về cơ bản ít co giãn về nguồn cung
ứng khi có sự thay đổi giá cả tương đối, đặc biệt trong ngắn
hạn. Trong khi các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến
thường được coi là nhạy cảm hơn với sự biến động của giá cả


tương đối, thì một số sản phẩm có kim ngạch khác như hàng
may mặc, giày dép, điện tử, đồ gỗ lại phụ thuộc nặng nề vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu, còn các sản phẩm chế biến khác
lại chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, nên ít khai thác được lợi thế từ sự thay đổi tỷ giá (đặc
biệt là trong trường hợp phá giá đồng nội tệ). Về phía nhập
khẩu, phần lớn hàng nhập khẩu của ta là máy móc, thiết bị,
nguyên, nhiên liệu và phụ tùng mà sản xuất trong nước chưa
thể đáp ứng được, và do vậy, cũng ít nhạy cảm với những biến
động của tỷ giá hối đoái.
Sáu là, Phần lớn công nghệ nhập khẩu không phải là công
nghệ nguồn, thậm chí là kỹ thuật - công nghệ thấp, hoặc đã
được họ chuyển giao lại trong quá trình hiện đại hóa. Lý do cơ
bản là, thay vì sản xuất ra với chi phí cao các sản phẩm phụ trợ
đầu vào, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ
Trung Quốc và ASEAN với chất lượng tương đương và giá
thành rẻ hơn nhiều (không tính đến phần nhập khẩu công
nghệ).

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN không
chỉ là nguyên phụ liệu, mà còn bao gồm công nghệ sản xuất,
hàm nghĩa Việt Nam đang nhập khẩu công nghệ lạc hậu và cũ
kỹ của khu vực, trong lúc chưa tiếp cận được công nghệ nguồn
từ các nước công nghiệp phát triển. Điều này dẫn đến việc càng
khó tăng năng suất trong tương lai, cũng như khó có thể giúp
Việt Nam bước nhanh hơn trong việc theo đuổi giá trị gia tăng
cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, chưa nói là sa vào bẫy thu nhập
trung bình.
Bảy là, tỷ trọng nguyên liệu nhập siêu cao, ngành công
nghiệp hỗ trợ nước ta đang còn kém phát triển, công nghiệp chế
biến tăng trưởng chậm, các ngành sản xuất phụ thuộc quá nhiều
vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu.




Nhập siêu quá lớn gây ra các hậu quả: mất ngoại tệ, mất
thị trường trong nước, công nhân trong nước mất công ăn
việc làm."

Nhập siêu lớn từ thị trường châu Á, nhiều nhất ở trung
Quốc. Năm 2013, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt
mức 23.7 tỉ đô la, quá lớn so vs con số 14 tỉ đô la từ nước nhập
khẩu nhiều thứ 2 là Hàn Quốc.Điều này gây ra sức ép rất nặng
đối với kinh tế Việt Nam vì nó khiến Việt Nam bị phụ thuộc,
các doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh để sản xuất
hàng thay thế hàng Trung Quốc.
b)


Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa
nhận thức đầy đủ về hội nhập quốc tế

-Quá chú trọng đến các biện pháp hành chính kinh tế và ít
chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật, việc xây dựng các quy
định kỹ thuật và tiêu chuẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn cho con
người và môi trường ít được chú ý đúng mức, thiếu các biện
pháp phòng ngừa trước, kiểm tra theo quy trình đối với hàng
nhập khẩu. Tình trạng nhập khẩu công nghệ tiêu tốn năng lượng
và hàng hóa có nguy hại vẫn diễn ra phổ biến nhưng thiếu biện
pháp xử lý hữu hiệu.
-Chưa tạo ra sức ép thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp còn thấp,
chưa có thương hiệu mạnh và nổi tiếng đối với người tiêu dùng
cuối cùng ở thị trường nhập khẩu, chưa tham gia được vào các
khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
-Các doanh nghiệp còn lúng túng và bị động trong ứng phó
với các “cú sốc’’ từ bên ngoài. Đến nay, đã có tổng cộng 73 vụ
kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài điều tra với hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, hàng xuất khẩu của Việt
Nam đã chịu 43 vụ kiện CBPG, 15 vụ kiện tự vệ (TV), 5 vụ
chống trợ cấp (CTC) và 10 vụ chống lẩn tránh thuế.
-Chưa tận dụng được hết các hiệp định thương mại tự do đã
được kí kết.


Giải pháp cho xuất nhập khẩu nước ta
1, Chính sách, chiến lược xúc tiến xuất khẩu và giảm nhập
siêu
Để đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới có ba khâu then

chốt gắn chặt với nhau là đổi mới cơ cấu mặt hàng, mở rộng thị
trường và nâng cao sức cạnh tranh.
+Về cơ cấu mặt hàng thuận chiều với cơ cấu kinh tế thế giới,
bám sát tín hiệu thị trường, phù hợp với nhu cầu không ngừng
của người tiêu dùng. Tức là chúng ta sản xuất những mặt hàng
xuất khẩu mà người tiêu dùng cần. Theo đó tỷ trọng hàng thô
và sơ chế không ngừng giảm tương đối, sản phẩm chế biến, chế
tạo tăng mạnh, sản phẩm của các ngành công nghệ cao, hàm lượng chất xám nhiều phải chiếm vị trí thoả đáng.
Tuy nhiên đi đôi với phương châm trên cần khai thác mọi
nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu theo phương châm “nặng
nhặt, chặt bị”. Bởi quá trình chuyển dịch cơ cấu không thể hoàn
thành trong một sớm một chiều, hơn nữa lao động nước ta còn
dư thừa nhiều, vấn đề việc làm còn bức xúc.
Bên cạnh đó cơ cấu hàng nhập cần duy trì theo hướng chủ
yếu nhập công nghệ, vật tư phục vụ sản xuất trong đó chú trọng
nhập khẩu công nghệ nguồn. Nâng cao hiệu quả sản xuất cũng
như chất lượng thiết bị và vật tư nội địa.
+Vấn đề mở rộng thị trường cần tính đến những định hướng
sau:




Không ngừng mở rộng thị trường cả về số lượng các nước và bạn hàng ta có quan hệ lẫn khối lượng và giá trị
hàng hoá ta có thể tiêu thụ được. Đẩy mạnh xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu, hàng
xa xỉ.
Trong khi mở rộng tới mức tối đa thị trường cần kiên trì
chính sách đa dạng hoá có trọng tâm, trọng điểm trước
hết nhằm vào các thị trường có dung lượng lớn, khả năng

thanh toán cao.


Chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới,
tranh thủ những điều kiện thuận lợi như hàng rào thuế
quan thấp. Các doanh nghiệp cần nhanh nhậy nắm bắt
những cơ hội, thông qua cạnh tranh để trưởng thành nâng
cao hiệu quả xản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm.
 Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, giảm nhập siêu, trước
mắt, các ngành chức năng cần tháo gỡ khó khăn xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản.
 Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường. Bên
cạnh việc thúc đẩy xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp,
kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng không
thiết yếu.
 Công tác đấu tranh chống buôn lậu và hàng giả, hàng
nhái cần tăng cường để thúc đẩy sản xuất trong nước.
Về lâu dài, phải xây dựng hệ thống các ngành công
nghiệp hỗ trợ, nhất là việc tự chủ được khâu nguyên liệu
ở các mặt hàng chính, như: dệt may, da giầy, máy móc
thiết bị…
 Đặc biệt, cần tránh phụ thuộc vào một thị trường như
Trung Quốc, thay bằng mở rộng nhập khẩu máy móc
thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn từ Mỹ, EU,
Nhật Bản để tận dụng các FTA đã và đang chuẩn bị ký
kết, đặc biệt là TPP.
Tuy nhiên điều có ý nghĩa quyết định vẫn là nhu cầu không
ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh ở cả ba cấp độ: nhà nước,
doanh nghiệp cũng như mặt hàng và dịch vụ.
+ Ở cấp độ nhà nước: đó là sự ổn định về chính trị- xã hội,

quan hệ quốc tế tốt đẹp, hành lang pháp lý hoàn chỉnh rõ ràng,
minh bạch và theo phương hướng ổn định; bộ máy điều hành
nhanh nhậy, cơ chế chính sách, các công cụ điều hành vĩ mô
hợp lý, trong đó có lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái có tác
dụng thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu: xây dựng hàng
rào kỹ thuật trong khuôn khổ các quy định của WTO để quản lý
nhập khẩu



+ Ở cấp độ doanh nghiệp: là khả năng không ngừng nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh nhậy nắm bắt tình
hình cung - cầu (cả lượng lẫn chất) trên thị trường thế giới cả
sản xuất và kinh doanh.
+ Ở cấp độ mặt hàng và loại hình dịch vụ: khả năng cạnh
tranh được thể hiện trước hết ở giá thành hạ, chất lượng cao,
mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng được
tiếp thị rộng rãi.
2, Chính sách thuế ưu đãi đối với hàng xuất khẩu .
- Thuế là một công cụ Nhà nước dùng để đánh vào các loại
hàng hoá và dịch vụ.
Tác động của thuế tới hoạt động xuất khẩu là tác động xuôi
chiều, khi thuế thấp kích thích xuất khẩu (thuế ưu đãi). Phần
lớn các nước hiện nay có xu hướng khuyến khích xuất khẩu nên
việc đánh thuế vào hàng hoá xuất khẩu hay đầu vào dùng để
xuất khẩu đều được hưởng những ưu đãi nhất định. Đặc biệt là
ở Việt Nam khi mà thiếu ngoại tệ để nhập công nghệ mới, cải
tiến kỹ thuật thì những chính sách thuế đối với hàng hoá xuất
khẩu được các nhà lập chính sách cân nhắc rất kỹ sao cho có lợi
nhất cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tham gia hoạt

động xuất khẩu. Cụ thể là :
+ Điều 3 của luật thuế tiêu thụ đặc biệt(TTĐB) quy định đối
tượng không chịu thuế TTĐB là hàng hoá quy định tại khoản 1
điều 1 luật thuế TTĐB khi cơ sở sản xuất gia công trực tiếp
xuất khẩu hoặc bán, uỷ thác cho các cơ sở kinh doanh xuất
khẩu.
+ Hiện nay do chính sách ưu tiên xuất khẩu nên hàng hoá đặc
biệt khi xuất khẩu không phải là đối tượng chịu thuế TTĐB.


Như vậy ngay trong việc thực hiện chính sách và ban hành
chính sách ưu tiên xuất khẩu .
+ Ngoài việc, xác định đối tượng chịu thuế đối với hàng hoá
xuất khẩu đã có những ưu đãi thì việc hoàn thuế với hàng hoá
xuất khẩu cũng được khuyến khích.
Luật thuế giá trị gia tăng quy định việc áp dụng thuế suất 0%
không theo mặt hàng hay nhóm hàng như các mức thuế suất
5%, 10% hoặc 20% được quy định theo mục đích và hàng hoá
xuất khẩu. Luật thuế giá trị gia tăng quy định việc áp dụng thuế
suất 0% không theo mặt hàng hay nhóm hàng như các mức thuế
suất 5%, 10% hoặc 20% được quy định theo mục đích và hàng
hoá xuất khẩu. Điều này có nghĩa là bất cứ mặt hàng nào thuộc
đối tượng chịu thuế VAT khi đem xuất khẩu đều được áp dụng
thuế suất 0% và được hoàn thuế VAT đầu vào. Như vậy cùng
với việc khuyến khích xuất khẩu, kích thích sản xuất cùng với
vấn đề giải quyết việc làm, hàng hoá đặc biệt khi xuất khẩu
được bình đẳng với hàng hoá khác khi xuất khẩu .
3, Chính sách tỷ giá hối đoái.
Cũng giống như các biến số kinh tế vĩ mô khác, tỷ giá hối
đoái rất nhạy cảm với sự thay đổi của nó có những tác động rất

phức tạp, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo
những tác động khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Đưa đến
những kết quả khó lường trước, đụng chạm không chỉ tới xuất
nhập khẩu, cán cân thương mại mà còn tới mặt bằng giá cả, lạm
phát và tiền lương thực tế, đầu tư và vay nợ nước ngoài, ngân


sách nhà nước ,cán cân thanh toán quốc tế cũng như sự ổn định
kinh tế vĩ mô nói chung .
Trong thời gian tới vẫn tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá hợp
lý, tập chung ngoại tệ vào các ngân hàng để Ngân hàng Nhà
nước điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, thống nhất, phù hợp
cung cầu không gây biến động lớn cho nền kinh tế, góp phần
khuyến khích xuất khẩu trong ngắn hạn và trung hạn không đặt
vấn đề kích thích xuất khẩu bằng công cụ phá giá và nới lỏng
quản lý ngoại hối mà chỉ dừng lại ở chính sách tỷ giá không cản
trở hay bóp chết xuất khẩu. Đồng thời tự do hoá quyền sở hữu
và sử dụng ngoại tệ, đặt ngoại tệ thành một hàng hoá đặc biệt
được trao đổi trên thị trường. Đẩy mạnh các biện pháp khuyến
khích không tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán ngoại tệ, mở
rộng tiến tới tự do hoá mở và sử dụng tài khoản nước ngoài và
kinh tế trong nước.


Để kích thích xuất khẩu giảm dần tiến tới xoá bỏ việc bảo



đảm cân đối ngoại tệ từ phía chính phủ
Mở rộng quyền sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp

xuất khẩu, tăng cường quyền hạn và vai trò của ngân



sách Nhà nước trong dịch vụ xuất khẩu.
Đảm bảo cho nhà xuất khẩu một mặt cần điều chỉnh giá
mua ngoại tệ linh hoạt không để doanh nghiệp bị thua lỗ
do biến động tỷ giá. Tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp xuất khẩu mở, sử dụng, chuyển cũng như
đóng tài khoản của mình.

Trong dài hạn, mục tiêu là khả năng chuyển đổi hoàn toàn
của Việt Nam và một tỷ giá thích hợp có tác dụng khuyến khích


tăng trưởng kinh tế và khuyến khích xuất khẩu. Khi VND có
khả năng chuyển đổi hoàn toàn thì quy định về ngoại hối nói
chung về bản tệ nói riêng sẽ được dần dần nới lỏng và các nhà
xuất khẩu có toàn quyền sở hữu và chủ động sử dụng số ngoại
tệ của mình theo cơ chế thị trường.
4, Chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất hàng
xuất khẩu và tham gia hoạt động xuất khẩu .
- Đầu tư là hoạt động bỏ vốn và làm tăng quy mô của tài sản
quốc gia. Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư trong nước và đầu
tư nước ngoài. Đối với đầu tư trong nước đặc biệt là những
doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng hoá xuất khẩu được Nhà
nước khuyến khích xuất khẩu nhất là các mặt hàng chủ lực có
lợi thế so sánh thông qua vận hành quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ
bảo lãnh xuất khẩu cũng như các biện pháp hỗ trợ về thông tin,
tìm kiếm khách hàng, tham dự triển lãm...

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được
coi là giải pháp quan trọng húc đẩy xuất khẩu . Gia tăng quy mô
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm đạt
mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu .



×