Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận kỹ năng luật sư trong vụ án lao động những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.34 KB, 15 trang )

Lời mở đầu
Trong xã hội tồn tại rất nhiều mối quan hệ xã hội,
trong đó quan hệ lao động là một trong những quan hệ
không thể thiếu, nó chiếm một vị trí hết sức quan
trọng. Nó không giống như những quan hệ hay các giao
dịch khác, quan hệ lao động gắn bó gần như suốt cuộc
đời mỗi con người. Đó là cơ sở để đảm bảo cuộc sống
và sự phát triển của mỗi người. Trong quan hệ lao
động có rất nhiều quan hệ phức tạp đan xen lẫn nhau
về công việc, tiền lương, thời gian làm việc, và các
quyền và lợi ích khác giữa người lao động và người sử
dụng lao động. Do đó, mâu thuẫn và tranh chấp sẽ
không thể tránh khỏi.
Tranh chấp lao động là một hiện tượng xã hội phát
sinh trong lĩnh vực lao động. Giải quyết các tranh
chấp lao động có ý nghĩa rất lớn, đảm bảo cho các
quan hệ lao động diễn ra ổn định, quyền lợi của các
bên trong quan hệ lao động được bảo vệ. Muốn quyền
lợi của mình đuợc bảo vệ một cách tốt nhất, đương sự
có quyền yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp và toà án chỉ giải quyết các tranh chấp đó
khi có đơn yêu cầu của đương sự. Các đương sự trong
vụ án lao động có quyền tự mình hoặc mời luật sư để
bảo vệ cho mình tại Toà án. đây cũng là cách bảo vệ
quyền và lợi ích tốt nhất mà đương sự có quyền làm.
Khi tham gia vào các vụ án lao động, Luật sư có
thể được tham gia từ giai đoạn bắt đầu khởi kiện với
tư cách là luật sư tư vấn và sau đó tham gia vào quá
trình tố tụng của vụ án với tư cách là đại diện hoặc
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương
sự.Để làm được những điều nói trên đòi hỏi Luật sư


phải nắm chắc những quy định của pháp luật pháp luật
lao động cũng như pháp luật tố tụng và các kỹ năng
cần thiết khi tham gia trong vụ án lao động.


Một trong các yếu tố giúp cho Luật sư thực hiện
nhiệm vụ của mình đạt kết quả cao nhất, bảo vệ quyền
lợi cho đương sự được tối đa nhất, đó vẫn là vấn đề
về kỹ năng của luật sư trong các vụ án Lao động.
Chính vì lý do này mà chuyên đề cho bài tiểu luận kỳ
này em chọn có tiêu đề là “ Kỹ năng của luật sư trong
vụ án lao động - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
Nội dung
1. Tranh chấp lao động và vai trò của luật sư trong
các vụ án lao động
1.1 Tranh chấp lao động và việc giải quyết tranh chấp
lao động tại Toà án
Tại diều 157 Bộ luật lao động
quy định: “Tranh
chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích
liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các
điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao
động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề”.
Tranh chấp lao động được chia thành tranh chấp lao
động cá nhân giữa người lao động và tranh chấp lao
động tập thể giữa tập thể người lao động và người sử
dụng lao động.
Khoản 2 Điều 162 và khoản 3 Điều 168 Bộ luật lao
động quy định cho Toà án thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động

tập thể.
Theo Điều 31 khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự và
Điều 166 Bộ luật lao động thì Toà án có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân sau:
“ 1. Toà án nhân dân giải quyết các tranh chấp lao
động cá nhân mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở,
hoà giải viên lao động hoà giải không thành hoặc Hội
đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động
không giải quyết trong thời hạn quy định.
2. Toà án nhân dân giải quyết tranh chấp về lao động
cá nhân sau đây mà không nhất thiết phải qua hoà
giải tại cơ sở:


a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình
thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm
dứt hợp đồng;
b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi
chấm dứt hợp đồng lao động;
c)Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người
sử dụng lao động;
d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b
khoản 2 Điều 151 Bộ luật này;
đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao
động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.”
Điều 172 Bộ luật lao động quy định quyền yêu cầu
Toà án giải quyết tranh chấp lao động của tập thể lao
động khi không đồng ý với quyết định của Hội đồng
trọng tài lao động. Và khoản 2 Điều 31 Bộ luật tố
tụng dân sự quy định:

“ 2. Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao
động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng
trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử
dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội
đồng trọng tài lao động bao gồm:
a) Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm,
tiền lương, thu nhập và điều kiện lao động khác;
b) Về thực hiện thoả ước lao động tập thể;
c) Về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công
đoàn.
3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có
quy định.”
Khi có tranh chấp lao động xẩy ra, có yêu cầu
toà án giải quyết và có sự giải quyết của toà án là
cơ hội cho luật sư tham gia tranh tụng để bảo vệ
quyền và lời ích hợp pháp cho đương sự khi họ mời.
1.2 Vai trò của luật sư trong các vụ án về lao
động.
Xã hội ngày càng pháp triển, quyền lợi của người
dân càng cần được bảo vệ đến mức tối đa nhất, do vậy
mà vai trò của người luật sư ngày nay rất quan trọng


Xét về bản chất các vụ án lao động có tính đặc thù
riêng so với các vụ án dân sự khác, vai trò của luật
sư cũng có một số điểm khác biệt. Vì án lao động liên
quan đến chính sách xã hội, yếu tố kỹ thuật, công
nghệ trong sản xuât. Mục đích của việc giải quyết
tranh chấp lao động không chỉ để bảo vệ quyền và lợi

ích của các bên
tranh chấp mà còn duy trì quan hệ
lao động có tranh chấp.
Tham gia tư vấn một vụ án lao đồng ngay từ bước
đầu tiên Luật sư phải những định hướng về các vấn đề
liên quan đến pháp luật lao động, các chính sách của
nhà nước về lao động, có như vậy đương sự mới có
hướng đi đúng trong vụ kiện cuả mình.
Khi tham gia vào vụ án, Luật sư là người bảo vệ
quyền lợi cho đương sự và có vai trò quan trọng trong
việc giải quyết vụ án như: giúp đương sự thu thập tài
liệu, chứng cứ; yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp
khẩn cấp tạm thời, tham gia hoà giải, .... Vì vậy
Luật sư cần phải làm hết khả năng của mình để bảo vệ
quyền lợi cho thân chủ của mình.
2. Kỹ năng của luật sư trong các vụ án lao động
2.1 Trong giai đoạn khởi kiện
Có những vụ án tiến hành hoà giải sẽ đem lại kết
quả tốt nhưng có vụ án lại không như vậy, có những
tranh chấp lao động lại phải qua hoà giải cơ sở trước
khi khởi kiện ra Toà án, Tất cả những vấn đề đó,
không phải đương sự nào cũng biết mà chỉ có Luật sư
mới là người tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng biết và
thực hiện, đó là một trong những thủ tục để đảm bảo
quyền lợi tốt nhất cho khách hàng của mình.
Khi đương sự mời luật sư giúp đỡ thì trước hết
luật sư phải giúp đương sự xác định mục đích kiện tức
là khởi kiện để yêu cầu giải quyết vấn đề gì. Nếu yêu
cầu khởi kiện đã rõ thì phân tích cho khách hàng về
khả năng chiến thắng và những yêu cầu nào có thể được

chấp nhận. Nếu khách hàng muốn tiến hành khởi kiện
thì phải giúp họ những việc như sau:


- Xác định loại việc kiện: để xác định đúng loại
việc kiện, luật sư cần xem xét quan hệ lao động và
tình tiết sự việc xảy ra giữa các bên như có quan hệ
hợp đồng hay không, hợp đồng đã ký kết có phải hợp
đồng lao động hay không? Việc xử lý kỉ luật; Quyết
định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ... yêu
cầu cụ thể của đương sự?
- Tiếp đó luật sư phải xem xét thời hiệu khởi
kiện: Thời hiệu khởi kiện cụ thể đối với từng loại
tranh chấp lao động được quy định tại điều 166, 167
Bộ luật lao động, điều 159 khoản 3 BLTTDS nếu thời
hiệu không được quy định tại BL lao động. Trong
trường hợp đã hết thời hiệu khởi kiện thì luật sư cần
phải báo ngay cho đương sự biết và không tiến hành
khởi kiện nữa.
- Điều kiện khởi kiện: Tuỳ từng trường hợp tranh
chấp lao động đòi hỏi phải được hoà giải trước khi
khởi kiện ra Toà án. Đối với tranh chấp lao động cá
nhân được quy định tại điều 166 Bộ luật lao động;
Điều 172 Bộ luật lao động Đối với tranh chấp lao động
tập thể. Vì vậy nếu tranh chấp phải tiến hành hoà
giải trước thì luật sư tư vấn cho đương sự thực hiện
đúng trình tự, thủ tục trước khi khởi kiện ra Toà án.
Trong trường hợp tranh chấp không nhất thiết phải qua
hoà giải thì luật sư tư vấn cho đương sự cân nhắc về
khả năng hoà giải thành và khả năng thắng kiện khi

khởi kiện ra Toà án.
- Xác định đúng toà án có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp lao động của đương sự. Căn cứ vào quy định
của pháp luật và bản chất vụ án mà Luật sư xác định
cho đương sự toà án nào có thẩm quyền giải quyết vụ
án của đương sự. Điều 33 BLTTDS, Toà án nhân dân cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao
động cá nhân tại khoản 1 Điều 31 BLTTDS. Điều 34 quy
định Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động tập thể tại khoản 2 Điều 31
Bộ luật tố tụng dân sự; những tranh chấp có đương sự
hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần uỷ thác cho cơ


quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án
nước ngoài và những vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà
án nhân dân cấp huyện nhưng Toà án cấp tỉnh lấy lên
để giải quyết.
Về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ được quy
định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự.
Đó là những vẫn đề ban đầu mà luật sư có thể tư
vấn cho đương sự, nếu tiếp theo mà đương sự có mời
luật sư tham gia vụ án với tư cách là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì luât sư sẽ
chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Đó là viết đơn khởi kiện
quy định tại Điều 164 BLTTDS, nội dung trong đơn phải
ngẵn gọn, rõ ràng. Trong đó trình bày những điểm quan
trọng nhất như: nguyên đơn, bị đơn, nội dung tóm tắt
của tranh chấp, quá trình giải quyết tranh chấp, yêu
cầu của nguyên đơn. Cùng với đơn kiện luật sư hướng

dẫn nguyên đơn
chuẩn bị các giấy tờ tài liệu để xuất trình trước Toà
án để chứng minh cho yêu cầu của mình.
2.2 Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
Trong giai đoạn này, công việc chủ yếu của luật
sư: hướng dẫn đương sự tham gia tố tụng, nghiên cứu
hồ sơ, tham gia hoà giải, chuẩn bị luận cứ bảo vệ.
Nếu bảo vệ cho bị đơn: sau khi Toà án thụ lý đơn
kiện sẽ gửi thông báo cho bị đơn về việc kiện và yêu
cầu bị đơn trả lời thông báo của Toà án. Luật sư phải
giúp bị đơn trả lời thông báo của Toà án về việc phản
đối, chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn hoặc đưa ra yêu
cầu phản tố, phải chuẩn bị các tài liệu để chứng minh
gửi kèm văn bản trả lời Toà án. Luật sư cùng với
khách hàng phải thu thập tài liệu, chứng cứ cung cấp
cho Toà án. Luật sư có thể chỉ ra cho đương sự những
chứng cứ cần thu thập thêm để chứng minh cho yêu cầu
của họ, phản bác yêu cầu của bên kia. Trong trường
hợp phải thu thập chứng cứ tại cơ quan lao động,
Thanh tra lao động, cơ quan quản lý .... thì luật sư
cần giúp đương sự hoặc hướng dẫn đương làm đơn yêu
cầu Toà án thu thập chứng cứ nếu đương sự và luật sư


không thể tự thu thập được. Khi đã thu thập được,
luật sư đánh giá chứng cứ và cung cấp cho Toà án vào
thời điểm có lợi nhất. Giúp dương sự biết cách trả
lời các câu hoi của toà án, nội dung cần trình bày,
tiến hành các thủ tục hành chính để cùng với đương sự
có mặtkhi topà án triệu tập đến lấy lời khai.

Nếu bảo vệ cho nguyên đơn, Luật sư cần nghiên cứu
ngay văn bản trả lời thông báo Toà án của bị đơn và
các tài liệu do bị đơn cung cấp. Nếu bảo vệ quyền lợi
cho bị đơn, luật sư cần nghiên cứu từ đơn khởi kiện
và các tài liệu do nguyên đơn cung cấp. Các việc này
sẽ giúp luật sư xác định được yêu cầu, quan điểm, lập
luận và căn cứ của bên kia để chuẩn bị việc bảo vệ
quyền lợi cho khách hàng của mình. Luật sư cần tập
trung vào các tài liệu có ý nghĩa cho việc giải quyết
vụ án do bên kia cung cấp mà mình chưa được biết được
xem xét giá trị chứng minh của nó và xác định xem
mình phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ nào, giải
trình những gì để phản biện lại phía bên kia.
Luật sư cũng cần nghiên cứu các tài liệu do Toà án
thu thập như: lời khai của đương sự, người làm chứng,
ý kiến của Công đoàn.
Khi nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần kết hợp với việc
đánh giá chứng cứ trên cơ sở
đối chiếu các quy định của pháp luật và chứng cứ
khác; phải ghi chép có hệ thống các sự việc, tình
tiết khách quan đã xảy ra, ghi rõ ngày xác lập tài
liệu đó, số bút lục. Để từ đó luật sư sẽ hình thành
cho mình một bộ tài liệu riêng bao gồm
diễn biến quan hệ lao động, diễn biến tranh chấp lao
động, yêu cầu của các bên đương sự, quan điểm của họ
và các cá nhân, tổ chức hữu quan về các tình tiết của
sự việc. Luật sư lập kế hoạch thu thập thêm chứng cứ,
chuẩn bị lập luận để phản bác bên kia, tham gia hoà
giải khi thấy cần thiết.
2.3 Tham gia phiên toà sơ thẩm

Hết thời hạn chuẩn bị xét xử, toà án ra quyết định
mở phiên toà, đến giai đoạn này luật sư cần phải


chuẩn bị phương án bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
tại phiên toà, cần phải dự kiến nội dung sẽ hỏi tại
phiên toà đối với các đương sự, người làm chứng và
chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cho khách hàng, nghiên
cứu các văn bản pháp luật làm căn cứ để giải quyết vụ
việc. Bản luận cứ phải ngẵn gọn, rõ ràng và tập trung
vào những vấn đề chính có lợi cho khách hàng đồng
thời phải có những lập luận sắc đáng phải bác những
lập luận của đối phương, luận cứ có thể dài hoặc ngắn
tuỳ vào tính chất vụ án nhưng phải có tính thuyết
phục. Sau mỗi quan điểm, lập luận phải đưa ra yêu cầu
cụ thể của khách hàng. Từ các nội dung đã trình bày,
kết luận của bản luận cứ phải nêu được các điều luật
cần áp dụng để giải quyết vụ án, đề xuất cụ thể.
Tại phiên toà, phần thủ tục bắt đầu phiên toà,
luật sư cần chú ý đến trình tự, thủ tục tố tụng, xem
xét các vấn đề như có cần phải thay đổi người tiến
hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch hay
không; có yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hay
đưa ra tài liệu, chứng cứ mới hay không? có những yêu
cầu, đề xuất kịp thời đối với Hội đồng xét xử để bảo
vệ quyền lợi của khách hàng.
Trong phần hỏi tại phiên toà, luật sư cần phải nắm
được trình tự, thủ tục phần hỏi, theo dõi những nội
dung mà người tiến hành tố tụng đã hỏi trước đó để
xác định cần hỏi thêm những vấn đề gì. Trên cơ sở dự

kiến câu hỏi đã chuẩn bị, những câu hỏi nào đã được
người tiến hành tố tụng và luật sư phía bên kia hỏi
rồi thì luật sư không hỏi lại nữa mà tập trung vào
những vấn đề chưa rõ, cần hỏi thêm có lợi cho khách
hàng của mình. Các câu hỏi cần ngắn gọn, dễ trả lời
và đúng trọng tâm. Luật sư khi đặt câu hỏi cho thân
chủ không nên đặt câu hỏi về những vấn đề hóc búa mà
trước đó chưa trao đổi với khách hàng, chỉ nên đặt
những câu hỏi đã trao đổi và thống nhất câu trả lời
trước đó với khách hàng của mình. Thực tiễn hành nghề
của các Luật sư cho thấy Luật sư không nên hỏi thân
chủ của mình quá nhiều.


Luật sư không được vừa đặt câu hỏi vừa tự mình giải
thích cũng như gợi ý trả lời các câu hỏi đó. Luật sư
cần ghi chép đầy đủ những tình tiết cần thiết và phải
chú ý đến những tình tiết mới, chứng cứ mới được đưa
ra để từ đó có những phản ứng kịp thời. Trên cơ sở
đó, luật sư sửa đổi, bổ sung bản luận cứ bảo vệ quyền
lợi cho khách hàng. Điều này rất quan trọng giúp cho
Luật sư khi tham gia tranh luận cần trình bày quan
điểm trong bản luận cứ trên cơ sở sửa đổi, bổ sung
khi xuất hiện các tình tiết mới, chứng cứ mới đã được
làm sáng tỏ qua phần hỏi tại phiên toà, phải dùng các
văn bản pháp luật làm căn cứ cho những nhận định và
kết luận của mình để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
lập luận của luật sư. Luật sư cần gửi ngay bản luận
cứ cho Hội đồng xét xử ngay sau khi trình bày xong.
Trong quá trình trình bày, Luật sư nên viện dẫn

các chứng cứ viết sẵn, đưa ra trước Toà các tài liệu
chứng minh cho những gì mình đang nói; kết hợp việc
so sánh, phân tích những tình tiết vừa được kiểm tra
công khai tại phiên toà, không nên lệ thuộc quá vào
bài luận cứ đã viết sẵn. Do vậy để bài phát biểu có
gây được sự chú ý và thuyết phục được Hội đồng xét xử
hay không là phụ thuộc vào sự linh hoạt của luật sư
trước chúng cứ, tình tiết mới được đưa ra xét hỏi tại
phiên toà, áp dụng các quy định của pháp luật một
cách chính xác và kịp thời, kết hợp với xự chuẩn bị
một cách tru đáo, bài bản của bản luận cứ trước đó.
Tuy nhiên điều mà luật sư cần tránh là việc dùng
những lời lẽ gay gắt hoặc mang tính xúc phạm đương sự
hoặc luật sư của họ, tạo không khí căng thẳng trong
phiên toà.
Luật sư có thể tận dụng tối đa quyền năng của mình
trong khuôn khổ pháp luật cho phép, Luật sư có thể
nhờ thư ký để giúp đỡ trong phiên toà hoặc sử dụng
các sơ đồ, bảng biểu,.... để chứng minh các vấn đề có
tính thuyết phục cao hơn. Tuy nhiên trong quá trình
thực hiện việc này, luật sư cần phải tuân theo sự
điều hành của chủ toạ phiên Toà.


Sau khi Toà án tuyên án, vai trò của luật sư chưa
hẳn đã kết thúc. Luật sư có thể giúp thân chủ xem
biên bản phiên toà, trao đổi những vấn đề cần sửa
chữa, bổ sung. Nếu đương sự không đồng ý với bản án
của Toà án, luật sư có thể giúp đương sự thực hiện
quyền kháng cáo nếu đương sự có đề nghị.

2.4 Kỹ năng tham gia hoà giải
Hoà giải trong các vụ án đều là rất cần thiết nó
không những đảm bảo quyền lợi cho các đương sự trong
vụ án mà còn mang tính nhân văn cao cả, trong vụ án
lao động cũng vậy. Việc hoà giải trong vụ án lao động
được tiến hành hai giai đoạn, trước phiên toà và tại
phiên toà. Thời điểm hoà giải cụ thể do Toà án quyết
định. Ngoài ra, trong bất cứ thời điểm nào có khả
năng hoà giải Toà án cũng tạo điều kiện cho các đương
sự hoà giải.
Trong trường hợp hoà giải Luật sư có trách
nhiệm tư vấn cho khách hàng thực hiện những công việc
cần thiết và hiệu quả nhất.
Trước tiên, luật sư cần xác định mức độ tham gia
hoà giải: việc tham gia hoà giải ở mức độ nào phụ
thuộc vào khả năng thắng kiện của khách hàng, tính
phức tạp của vụ án, yêu cầu của đương sự, và sự thiện
chí của các bên.
Trước phiên hoà giải, luật sư nên tiếp xúc với
đương sự phía bên kia để đánh giá mức độ thiện chí
tham gia hoà giải của họ, yêu cầu của họ là gì. Nếu
phía bên kia có luật sư thì nên gặp gỡ, trao đổi với
luật sư của họ để tìm phương hướng thuyết phục và tác
động tới các đương sự.
Luật sư cần bàn bạc với khách hàng các phương án
hoà giải. Luật sư nên chuẩn bị nhiều phương án hoà
giải. Tuy nhiên cần xác định yêu cầu đích thực của họ
là gì và thứ tự ưu tiên các yêu cầu, những gì có thể
nhượng bộ, mức độ nhượng bộ, ...
Luật sư cần bố trí thời gian để tham dự phiên hoà

giải cùng với khách hàng. Nếu luật sư giữ vai trò
chính trong việc thương lượng với bên kia mà có những


tình huống chưa dự liệu phát sinh thì cần phải xin
phép thẩm phán gặp riêng khách hàng của mình để bàn
bạc và tư vấn cho khách hàng đưa ra những quyết định
có lợi nhất.
Nếu hoà giải thành luật sư cần phải xem lại biên
bản hoà giải một cách cẩn thận trước khi khách hàng
kí xem biên bản có phản ánh đúng những nội dung đã
thoả thuận không và có khả năng thi hành không; sau
đó xem nội dung của quyết định đã phản ánh đúng nội
dung biên bản chưa.
3. Kỹ năng của luật sư trong một số vụ án lao động
điển hình
3.1 Vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là hành vi của một bên,
người lao động hoặc người sử dụng lao động, chủ động
quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, không có sự
thoả thuận và không có sự phụ thuộc vào phía bên kia.
án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động liên
quan hầu hết các chế định của luật lao động. Do đó
khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho đương sự trong vụ
án này đòi hỏi luật sư nắm vững các quy định trong
các chế định của luật lao động, hiểu từng điều luật
và mối tương quan của chúng. Các trường hợp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động được đưa ra Toà án
giải quyết chủ yếu là từ phía người lao động, còn
người sử dụng lao động thì rất ít. Bởi vì việc đơn

phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng
lao động thường ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của
người lao động. Còn việc người lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động thì
thiệt hại gây ra cho
người sử dụng lao động không lớn và khoản tiền bồi
thường cũng không đáng kể so với chi phí bỏ ra để yêu
cầu Toà án giải quyết. Vấn đề này còn do tương quan
giữa người lao động và người sử dụng lao động trên
thị trường lao động. Người lao động thường ở vị thế
yếu hơn trong quan hệ lao động.


Trong giai đoạn chuẩn bị khởi kiện, khách hàng chủ
yếu của Luật sư là người lao động. Luật sư cần xác
định các yêu cầu của khách hàng xem đó có thuộc
trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay
không, định hướng và phân tích cho khách hàng những
điểm có lợi và bất lợi; nên khởi kiện hay không, Khi
chuẩn bị hồ sơ khởi kiện cho khách hàng ngoài đơn
khởi kiện, cần hướng dẫn khách hàng cung cấp các tài
liệu để chứng minh cho yêu cầu của họ, sau đó hướng
dẫn đương sự nộp đơn đến Toà án có thẩm quyền.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nếu là luật sư
của bị đơn. Luật sư giúp bị đơn chuẩn bị văn bản trả
lời thông báo của Toà án. Trong văn bản trả lời trình
bày tóm tắt lại việc tranh chấp, trình bày quan điểm
về các yêu cầu của nguyên đơn (không có cơ sở để chấp
nhận hoặc chỉ chấp nhận một phần). Kèm theo văn bản
trả lời, luật sư giúp bị đơn các tài liệu gửi kèm

theo để chứng minh cho những nội dung trong văn bản
đó. Phần lớn bị đơn trong các vụ án này là người sử
dụng lao động nên họ phải gửi kèm các tài liệu chứng
minh tư cách tổ chức, hoạt động của đơn vị, văn bản
phân cấp quản lý của cơ quan có thẩm quyền, nội quy
lao động, thoả ước lao động tập thể, ...
Trong quá trình thu thập chứng cứ luật sư hướng
dẫn đương sự thu thập các tài liệu có lợi cho họ. Ví
dụ như nguyên đơn tìm các tài liệu chứng minh việc
chấm dứt hợp đồng là trái pháp luật như: sự không vi
phạm hợp đồng, không vi phạm kỉ luật lao động, không
có sự báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, không
có sự đồng ý của công đoàn, ... Bị đơn thì sẽ phải
chứng minh sự vi phạm của nguyên đơn, các trình tự,
thủ tục đã tiến hành đúng quy định của pháp luật.
Trong bản luận cứ cần phải lập luận chặt chẽ, có căn
cứ pháp lý và trình bày logic để thuyết phục Hội đồng
xét xử.
3.2 Kỹ năng của luật sư trong vụ án về đòi bồi thường
chi phí đào tạo
Trong các vụ án này, nội dung tranh chấp thường là
người lao động vi phạm cam kết đào tạo nghề, gây
thiệt hại cho người sử dụng lao động. Do đó nuyên đơn
sẽ là người sử dụng lao động, chẳng hạn như người sử


dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc
người sử dụng trả chi phí đào tạo nghề, sử đi học để
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho người lao động, với
điều kiện sau đó người lao động phải làm việc trong

một thời hạn nhất định cho người sử dụng lao
động. Nhưng sau khi được đào tạo người lao động đã
không thực hiện cam kết,
đơn phương chẫm dứt hợp đồng lao động và đi làm cho
người sử dụng lao động khác. Tranh chấp này cũng xảy
ra nhiều trên thực tế và liên quan đến việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng nhưng thường thì người sử
dụng lao động chỉ đòi bồi thường chi phí đào tạo
nghề. Khi tham gia loại vụ án này Luật sư cần nghiên
cứu kỹ hợp đồng đào tạo nghề mà các bên đã ký kết và
phải nẵm chắc các quy định của Bộ luật lao động và
Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 quy định về
dạy nghề. Nếu bảo vệ cho nguyên đơn luật sư phải
hướng dẫn đương sự thu thập tài liệu chứng minh việc
vi phạm của phía bị đơn, đưa ra cam kết của bị đơn
trong hợp đồng đào tạo hoặc hợp đồng lao động. Bảo vệ
cho bị đơn, Luật sư phải giúp bị đơn đưa ra các tài
liệu chứng minh ngược lại.
Kết luận
Như vậy các tranh chấp lao động rất đa dạng và
phức tạp. Luật sư tham gia các vụ án lao dộng với tư
cách là người bảo vệ quyền lợi cho đương sự góp một
phần quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp
lao động tại Toà án và bảo vệ triệt để quyền lợi của
các bên trong tranh chấp. Sự tham gia của luật sư
không những chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là đảm bảo tối
đa lợi ích cho thân chủ mình mà còn mang ý nghĩa ổn
định trật tự xã hội, mang tính nhân văn cao cả.
Luật sư cần phải là người hội tụ đầy đủ về kỹ năng
chuyên môn, phải hiểu sâu các quy định của pháp luật

nói chung và pháp luật lao động nói riêng, am tường
các vấn đề xã hội. Việc tham gia tố tụng của Luật sư
không những có tác dụng thiết thực đối với bảo vệ
quyền lợi của đưong sự mà còn giúp các cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết vụ án nhanh chóng và công
minh. Chính vì lẽ đó càng có thể khảng định hơn rằng
trình độ và kỹ năng chuyên môn là chìa khoá để Luật
sư thực hiện các hoạt động nghề nghiệp của mình. Các
kỹ năng này phải dựa trên cơ sở pháp luật, tiến hành
trong khuôn khổ pháp luật.


Mục lục
Lời mở đầu .......................................... 1
Nội dung
1. Một số vấn đề về tranh chấp lao động và
vai trò của luật sư trong các vụ án lao động ..... 2
1.1 Tranh chấp lao động và việc giải quyết tranh
chấp

lao

động

tại

Toà

án


................................................... .
2
1.2 Vai trò của Luật sư trong các vụ án lao động .. 3
2. Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về lao động . 3
2.1 Trong giai đoạn khởi kiện ..................... 3
2.2 Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử ............... 5
2.3 Kỹ năng tham gia hoà giải ..................... 7
2.4 Tham gia phiên toà sơ thẩm .................... 7
3. Kỹ năng của luật sư trong một số vụ án lao động
điển hình .......................................... 9


3.1 Kỹ năng trong vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động ........................................... 9
3.2 Kỹ năng của luật sư trong vụ án về đòi bồi
thường

chi

phí

đào

tạo

................................................... 1
0
Kết luận ........................................... 12

Tài liệu tham khảo

1. Bộ luật lao động - Nxb Chính trị Quốc gia, 2003.
2. Bộ luật tố tụng dân sự năm

- Nxb Chính trị Quốc

gia, 2004.
3. Sổ tay luật sư - Nxb Công an nhân dân, 2004.



×