Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý điện tại xã đông tiến, huyện đông sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA TIN HỌC KINH TẾ
------------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài: “ Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý điện tại xã
Đông Tiến, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa ”

Họ và tên sinh viên
Chuyên ngành
Lớp
Khóa
Hệ
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:
:
:

Thiều Văn Công
Hệ thống thông tin quản lý
Hệ thống thông tin quản lý 54B
54
Chính quy
Ths.GVC Nguyễn Văn Thư


HÀ NỘI, 5/2016




LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, ngành Điện rất chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong các hoạt động điều hành, sản xuất, kinh doanh. CNTT thực tế đã góp phần quan
trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, cải tiến dịch vụ, nâng cao chất lượng
chăm sóc khách hàng.
Thời gian qua, CNTT đã thể hiện đúng vai trò đi trước một bước, hỗ trợ đắc lực các
hoạt động điều hành, sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc nâng cao
năng suất lao động, cải tiến dịch vụ, nâng cao chất lượng CSKH.
Đặc biệt, trong năm 2013 và 2014, các ứng dụng phần mềm đã chú trọng vào mục tiêu
tạo ra nhiều kênh giao tiếp với khách hàng, giúp khách hàng dễ tham gia – dễ sử dụng
– dễ giám sát các dịch vụ ngành Điện. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh điện năng trở nên
thuận lợi và minh bạch hơn đối với người dân.
Tuy nhiên đầu tháng 10/2014, tại phiên làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng và Bộ Công Thương, khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố con
số hàng chục nghìn người chỉ ghi công tơ, thu tiền điện đã khiến dư luận xã hội giật
mình về sự thô sơ của ngành này.
Trong khi nhiều nước cùng khu vực đã hiện đại hoá quy trình, thủ tục đo đếm lượng
điện năng tiêu thụ của khách hàng bằng công tơ điện tử, có thể chuyển dữ liệu từ xa về
trung tâm và kiểm tra thông tin từng giờ thì ngành điện lực Việt Nam vẫn hoạt động
kiểu thô sơ, tốn nhiều nhân lực và gây nguy hiểm do phải sử dụng thang thủ công “leo
cột”. Trước sự bất cập trên, việc ứng dụng tiện ích của CNTT, viễn thông vào công
việc ghi chỉ số điện năng tiêu thụ được xem là giải pháp hiệu quả để tăng năng suất,
hiệu quả.


Nếu ngành điện nhanh chóng ứng dụng CNTT thì khách hàng là người được hưởng lợi
và chắc chắn làm giảm chi phí sản xuất và giá điện có lẽ sẽ giảm nhiều bởi bớt đi một
số nhân sự ở bộ phận leo cột đột đọc số điện, thu tiền điện…

Sau một thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ idocNet được
sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình từ phía công ty; cùng với đó là sự tìm hiểu, nghiên
cứu và phân tích việc quản lý tiền điện, tác giả đã hoàn thành báo cáo tổng hợp chuyên
đề thực tập với đề tài “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý điện tại xã Đông
Tiến, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa”.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG
NGHỆ IDOCNET, XÃ ĐÔNG TIẾN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ CÔNG NGHỆ
IDOCNET
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ idocNet
Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ idocNet
Tên tiếng anh: idocNet Investment and Technology Joint Stock Company
Tên viết tắt:

idocNet

Trụ sở chính: Phòng 1901, tầng 19, 27 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:

+844 6682 984

Fax:

+844 6682 9843

Email:




Website:

www.idocNet.com

Địa chỉ Trung tâm hỗ trợ khách hàng khu vực phía Nam: Tầng 14 - Tòa nhà
vincom - 72 Lê Thánh Tông - Quận 1 - TP.Hồ Chí Minh [Hotline]: 09 46392298
Lịch sử phát triển của công ty


Công ty idocNet được thành lập từ năm 2008 bởi các kỹ sư tâm huyết với
ngành công nghệ thông tin với mục tiêu ban đầu là xây dựng giải pháp Quản lý tài liệu
- Document Management System tích hợp mạnh với các thiết bị ngoại vi đặc biệt là
máy Scan nhằm giải quyết nhu cầu số hóa, quản lý và tra cứu tài liệu cho các doanh
nghiệp, tổ chức lớn có các chi nhánh phân tán ở các vùng địa lý khác nhau trong nước
và quốc tế, trong thời gian vừa qua idocNet đã và đang khẳng định mình là một nhà
cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin toàn diện có vị thế tại Việt Nam.
Bằng việc nghiên cứu tỉ mỉ từng nhu cầu, đặc điểm của khách hàng và áp dụng
các tiến bộ công nghệ mới nhất cùng với sự đầu tư mạnh mẽ vào dịch vụ sau bán hàng,
idocNet tin tưởng rằng giá trị lớn nhất mà họ tạo ra đó là đem đến cho doanh nghiệp
bạn một người đồng hành tin cậy trên chặng đường phát triển bền vững.
idocNet đã và đang xây dựng được một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung, tài
năng và luôn khao khát với những mục tiêu cao hơn, chất lượng tốt hơn nhằm đáp ứng
tối đa những gì mà khách hàng kỳ vọng. Với sức trẻ lòng nhiệt tình cũng như tài năng
của các cán bộ nhân viên idocNet xác định sẽ đồng hành và góp phần vào sự phát
triển của nền công nghệ thông tin Việt Nam nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
Chính sách chất lượng
- Chất lượng giải pháp, dịch vụ được chú trọng hàng đầu.
- Tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Luôn xem xét mọi khía cạnh, vấn đề của khách hàng từ đó tư vấn những giải

pháp phù hợp nhất, hiệu quả nhất .
- Luôn cung cấp cho Khách hàng những lợi ích xứng đáng với chi phí Khách
hàng đã bỏ ra.
- Hợp tác cùng phát triển.
Mục tiêu của công ty
Công ty idocNet ra đời với mục tiêu trở thành một trong những doanh nghiệp
cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu. IdocNet có niềm tin sâu sắc rằng giá
trị của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở những gì mà doanh nghiệp đem lại cho mỗi
thành viên của mình mà nó còn thể hiện ở những gì doanh nghiệp đóng góp cho sự
phát triển chung của đất nước.
IdocNet hướng đến cung cấp một giải pháp công nghệ thông tin toàn diện cho
các doanh nghiệp với phương châm Chất Lượng - Bản Sắc - Hiệu Quả. Cùng với dịch
vụ tư vấn, hỗ trợ sau bán hàng hoàn hảo, idocNet sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời
của các doanh nghiệp trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của quí vị.


Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ idocNet đã và đang khẳng định mình là
một nhà cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin toàn diện có vị thế tại Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh của idoc.net như: Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi,
phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.
Một số lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm tiêu biểu của công ty được thể hiện tại
bảng 1.1 và bảng 1.2 dưới đây.
Dịch vụ
Tư vấn giải pháp

Dịch vụ sms
Brandname-sms

Giải pháp

Ewave

Tư vấn triển khai SAP

Gửi tin nhắn

Giải pháp cho ngành kinh tế

Cho thuê Contact Center

Giải pháp cho giáo dục

Số hóa tài liệu

Giải pháp cho ngành bảo
hiểm
Giải pháp cho công ty luật

Đào tạo sử dụng
Server hệ thống

Giải pháp cho ngành ngân
hàng
Giải pháp cho bất động sản
Giải pháp cho cơ quan nhà
nước
Giải pháp cho doanh nghiệp
Bảng 1.1. Lĩnh vực kinh doanh

Tên sản phẩm

Netdeal - DMS

iCIC Contact
Center

Tính năng
Chuyên gia giải pháp trong chuỗi phân phối ngành hàng tiêu
dùng.
Kiểm soát thông tin toàn diện.
An ninh thông tin.
Khả năng truy vết.
Phân hệ mở.
Quản lý thông tin khách hàng một cách tập trung giúp chăm
sóc khách hàng một cách hiệu quả.
Tương tác đa kênh với khách hàng và Kiểm soát toàn diện


các kênh tương tác.
Hệ thống báo cáo toàn diện và tùy biến cao.
Giải pháp quan hệ khách hàng iCIC-CRM.
idocNet Document Tổ chức lưu trữ tài liệu một cách thống nhất: Quản lý bộ tài
Management
liệu, bộ hồ sơ, dự án.
Cho phép tìm kiếm nhanh chóng, chính xác.
Phân quyền - chia sẻ tài liệu dễ dàng và chặt chẽ.
iCSC - Trung tâm Xử lý yêu cầu của Khách hàng một cách nhanh chóng và triệt
dịch vụ khách hàng để.
Công ty idocNet
Hỗ trợ tối đa khách hàng qua đa kênh: Nhắn tin, Gọi điện ,
Live chat, Mạng xã hội, Ứng dụng OTT...

Chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.
Netdeal Auditing

Giải pháp công nghệ đáp ứng nhu cầu giám sát cung đường,
lịch trình làm việc, quy trình kiểm tra, giám sát về mặt hình
ảnh, thông tin đơn hàng, báo cáo; các doanh nghiệp trong
lĩnh vực phân phối.
Bảng 1.2. Sản phẩm tiêu biểu

1.1.2. Sơ đồ tổ chức và chức năng của từng bộ phận
Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ idocNet đặt trụ sở chính tại Tp.Hà Nội,
Phòng 1901, tòa nhà UDIC, 27 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa. Hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư và công nghệ idocNet cũng tuân thủ theo luật
Doanh nghiệp tại Việt Nam. Là một công ty cổ phần nên mô hình tổ chức của Công ty
cổ phần đầu tư và công nghệ idocNet vừa mang các đặc điểm chung như các công ty
cổ phần khác và vừa mang các đặc điểm riêng được thể hiện tại Hình 1.1 dưới đây.


Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức
Bộ máy tổ chức công ty bao gồm : ban giám đốc, bộ phận presales, bộ phận
phát triển sản phẩm, bộ phận nhân sự, bộ phận test kiêm chăm sóc khách hàng, bộ phận
kế toán tài chính.
Bộ phận giám đốc : Chức năng là quản lý dự án của công ty.
Bộ phận presalse : Chức năng là phối hợp với Bộ phận Sales để giới thiệu,
tư vấn các sản phẩm và giải pháp của công ty cho khách hàng, tư vấn cho
khách hàng các giải pháp phù hợp với nhu cầu và định hướng cho khách
hàng. Làm việc với khách hàng để tìm hiểu quy trình nghiệp vụ, mô hình hoạt
động và xác định nhu cầu của khách hàng. Viết các tài liệu đề xuất giải pháp
công nghệ thông tin cho khách hàng, lập kế hoạch triển khai và quản lý tiến
độ các dự án.

• Bộ phận Sales : Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm và giải pháp của công ty cho
khách hàng, tư vấn cho khách hàng các giải pháp phù hợp với nhu cầu và
định hướng cho khách hàng.
• Bộ phận phát triển sản phẩm : Chức năng là nhận hồ sơ từ bộ phận presales
và lựa chọn ngôn ngữ lập trình để chuyển hồ sơ thiết kế thành phần mềm.
• Bộ phận test kiêm chăm sóc khách hàng : Chức năng là kiểm thử phần
mềm, kiểm tra xem sản phẩm có đạt yêu cầu về kỹ thuật cũng như về nghiệp
vụ đặt ra không, kiểm tra và kiểm soát chất lượng của sản phẩm cung cấp cho
khách hàng, đảm bảo tính chính xác, tin cậy của sản phẩm, hỗ trợ giải đáp, tư
vấn về các sản phẩm, dịch vụ của công ty; thường xuyên cập nhật và cung
cấp thông tin khi có những thay đổi trong sản phẩm dịch vụ cho đối tác và




khách hàng để phù hợp với quy chế hiện hành. Phối hợp với các phòng ban
trong công ty để kịp thời cập nhật thông tin phục vụ khách hàng.
• Bộ phận Nhân sự : chịu trách nhiệm quản lý chung vấn đề nhân sự của công
ty, các chế độ lương thưởng và vị trí công việc; chịu trách nhiệm về việc
tuyển dụng nhân sự cho công ty theo yêu cầu, theo dõi công tác tổ chức cán
bộ, biên chế, tiền lương, các chính sách đối với CBCNV, thực tập sinh trong
công ty.
• Bộ phận kế toán tài chính : thực hiện kế toán như DN thông thường: chi trả
lương, nhận tiền khách hàng.
1.2. TỔNG QUAN VỀ XÃ ĐÔNG TIẾN
1.2.1. Giới thiệu về Xã Đông Tiến
Quá trình hình thành và tên gọi qua các thời kỳ
Thời Nguyễn, địa phận Đông Tiến thuộc tổng Lê Nguyễn gồm các thôn, xóm:
Thì Hạ, Triệu Xá, Triệu Tiền, Mộc Nẵm, Nẵm Bài. Cuối triều Nguyễn, địa phận Đông
Tiến thuộc tổng Kim Khê gồm các thôn, xóm: Hàm Hạ, Triệu Xá, Triệu Tiền, Nhuận

Thạch, Đại Nẫm, Phúc Lý, Nẵm Bài, Ngọc Bôi, Ngọc Đôi, Quỳnh Bôi, Phúc Thọ, Mao
Xá, Vân Đô, Tam Xuyên, Bắc Giáp.
Cuối năm 1945 đầu năm 1946, lã xã Đại Đồng. Năm 1948, xã Đại Đồng sát
nhập với xã Cổ Bôn thành xã Đông Tiến. Như vậy, Đông Tiến chính thức có tên gọi từ
đây gồm các thôn, xóm sau: Đại Đồng, Triệu Xá, Triệu Tiền, Nhuận Thạch, Kim Sơn,
Hiệp Khởi, Toàn Tân, Ngọc Đôi, Ngọc Bôi, Phúc Thọ và Quỳnh Bôi. Năm 1953, Đông
Tiến chia thành 2 xã là Đông Thanh và Đông Tiến. Hiện nay xã Đông Tiến có 9 thôn
là: Đại Đồng, Triệu Xá I, Triệu Xá II, Triệu Tiền, Nhuận Thạch, Kim Sơn, Toàn Tân,
Hiệp Khởi và Hàm Hạ.
Đặc điểm về tự nhiên, diện tích, dân số
Là một trong những xã lớn của huyện, Đông Tiến nằm về phía Tây Bắc Đông Sơn.
Địa giới: Phía Đông Bắc giáp xã Thiệu Giao (Thiệu Hóa), xã Đông Lĩnh; Phía Nam
giáp xã Đông Anh, xã Đông Xuân; Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Đông Khê và Đông
Thanh
Diện tích đất tự nhiên: 801ha chiếm 7% diện tích tự nhiên của toàn huyện, bình quân
0.08ha/người
Diện tích đất nông nghiệp: 548ha chiếm 67% diện tích tự nhiên của xã, bình quân
0.058ha/người
Diện tích đất ở: 81.5ha


Diện tích đất chưa sử dụng: 5.28ha
Diện tích đất nhà thờ: 0.2ha
Đông Tiến có con sông Nhà Lê chạy qua từ thôn Triệu Xá II đến thôn Toàn Tân dài
3000m, có song Kênh Bắc và các chi giang 15, 16. Hiện nay, Đông Tiến có 12568m
mương bê tông và 9388 đường bê tông liên thôn.
Dân số năm 2004: 9631 người
Đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội
Chuyên sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn phát triển nghề thủ công nghiệp,
dịch vụ, công nghiệp, nguồn thu nhập chính là trồng lúa.

Chăn nuôi:

gia súc, gia cầm

Lao động nông nghiệp:

3512 người

Lao động công nghiệp:

300 người

Lao động thủ công nghiệp: 168 người
Lao động dịch vụ:

435 người

100% số hộ có nhà ngói, trong đó 25% nhà kiên cố.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu hết nhân dân Đông Tiến bị mù
chữ. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, Đông Tiến có sự phát triển vượt bậc trên nhiều
lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hóa xã hội. Hiện nay, Đông Tiến có 4 trường: 1
trường PTTH cơ sở, 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non. Ngoài ra, còn có những lớp
mầm non ở các thôn.
Đông Tiến có 5 làng văn hóa, trong đó có 2 làng văn hóa cấp tỉnh, 2 làng văn hóa cấp
huyện, 1 làng và 3 trường học đã khai trương làng văn hóa.
Hiện nay, Đông Tiến có 1 trạm y tế gồm 1 bác sĩ và 5 y sĩ, và một mạng lưới y
tế nông thôn để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Trạm y tế đã đạt
10 chuẩn quốc gia.
Toàn xã có 617 người theo đạo Thiên Chúa.
Các di tích lịch sử văn hóa

Đông Tiến có di tích khảo cổ Đồng Ngầm, Đồng Vưng ở làng Nhuận Thạch
thuộc văn hóa Đông Sơn đã xếp hạng cấp quốc gia; Nghè Tòng Tân thờ con thứ 2 của
Lê Ngọc; Đến thờ Lăng mộ Thiếu Thồn thời Trần ở làng Nhuận Thạch đã được xếp
hạng cấp quốc gia; Núi Bạch Thạch – một thắng cảnh, núi Đào đã được xếp hạng cấp


quốc gia; Đình làng Hàm Hạ, nhà ông Lê Oanh Kiều – Phạm Văn Huống di tích cách
mạng; Nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Toàn Tân.
1.2.2. Hành chính

Hình 1.2. Hành chính
1.2.3. Mô hình quản lý điện

Hợp Tác Xã

Kế Toán

Chủ nhiệm

Phó chủ nhiệm

Ban kiểm soát

Thợ điện

Hình 1.3. Mô hình quản lý điện
Nhiệm vụ chính của từng bộ phận trong mô hình quản lý điện như sau:
Kế toán: tính lương, báo cáo thuế
Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm: quản lý thợ điện
Ban kiểm soát: quản lý tài sản do hợp tác xã mua

Thợ điện: chốt công tơ tính tiền điện, sửa chữa điện


1.2.4. Công việc quản lý điện
Mỗi Thôn có một thợ điện chịu trách nhiệm sửa chữa, cuối tháng đi chốt chỉ số
thu tiền điện.
Hệ thống lưới điện như: Cột, xà, sứ, tiếp địa, dây dẫn điện đang từng bước
xuống cấp không được quan tâm sửa chữa, cải tạo kịp thời, dẫn đến chất lượng sử dụng
điện thấp, tổn thất điện năng lớn, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của
nhân dân. Vào giờ cao điểm để sử dụng được các thiết bị điện, người dân phải mua
thêm một số thiết bị phụ trợ khác rất tốn kém lại không đảm bảo an toàn.
Bên cạnh chất lượng điện kém thì một vấn đề nữa mà người dân sử dụng điện
phải chịu đó là tình trạng nhập nhèm trong thu chi tiền điện
1.2.5. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý điện
Như đã nêu ở trên xã Đông Tiến có nguồn thu nhập chính là trồng lúa với diện
tích đất nông nghiệp chiếm tới 67% diện tích của xã và lao động nông nghiệp chiếm số
đông vì vậy việc tiếp cận công nghệ thông tin đang còn rất khó khăn, lạc hậu.
Tính điện tiêu thụ cho các hộ đa phần thủ công, chỉ có số ít sử dụng phần mềm
excel. Cơ sở hạ tầng hệ thống mạng chưa thực sự được đầu tư chú ý. Chưa có chính
sách chủ trương tin học hóa thay thế dần công việc thủ công.
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Tên đề tài
“ Phân tích thiết kế hệ thống thông tin Quản lý điện tại xã Đông Tiến, Đông
Sơn, Thanh Hóa ”.
1.3.2. Lý do lựa chọn đề tài
Lý do lựa chọn đề tài
Việc thu tiền điện và quản lý tiền điện vẫn chỉ được lưu trên giấy tờ. Người
quản lý gặp nhiều khó khăn khi muốn tìm thông tin của một hộ gia đình nào đó xem có
còn nợ tiền hay không. Hay việc hộ gia đình đó chuyển đến thì thêm hộ đó vào trong
danh sách quản lý rất khó khăn, hay việc xóa tên họ trong danh sách quản lý.

Cách quản lý tiền điện thông qua việc quản lý số điện trên công tơ của mỗi hộ
gia đình. Mà trong khi đó cách quản lý công tơ điện lại chưa triệt để. Các công tơ điện
chưa được sự quản lý kĩ càng của các nhà quản lý. Mà sự quản lý vẫn còn lõng lẽo.
Như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng ăn cắp điện gây lãng phí điện của nhà nước.


Với mục đích khắc phục các nhược điểm quản lý thủ công, đề tài “ Phân tích
thiết kế hệ thống thông tin quản lý điện tại xã Đông Tiến, Đông sơn, Thanh Hóa ” sẽ
giúp nhà quản lý điện một cách thuận tiện và khoa học.
Vấn đề đặt ra
Xuất phát từ thực tế mô hình quản lý và kinh doanh điện nông thôn của những
tổ chức ngoài hệ thống ngành điện có nhiều bất cập, đặc biệt là giá bán điện không
thống nhất, tình trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và chất lượng điện năng yếu kém ở khu
vực họ quản lý. Người dân nông thôn phải trả giá điện cao, cá biệt có nơi giá điện cao
hơn giá quy định 5 đến 6 lần.
Những khó khăn đang đặt ra hiện nay đối với việc quản lý điện khu vực nông
thôn tại các tỉnh, thành trên cả nước là bất cập về chênh lệch giá mua buôn – bán lẻ. Cơ
cấu giá mua và bán điện của các tổ chức điện nông thôn theo các Thông tư về giá bán
điện của Chính phủ từ trước đến nay vẫn tăng ổn định khoảng 5%, nhưng xét về giá trị
tuyệt đối thì mức chênh lệch này ngày càng lớn, điều này dẫn đến lợi nhuận của các tổ
chức điện nông thôn ngày càng tăng cao. Cụ thể, mức chênh lệch tăng giữa giá mua
buôn và bán lẻ qua các lần điều chỉnh giá điện trước đây theo Thông tư 42/2011/TTBCT là 355,43đ/kWh; Thông tư 17/2012/TT-BCT là 375,29đ/kWh; Thông tư
38/2012/TT-BCT là 394,28đ/kWh; Thông tư 19/2013/TT-BCT là 412,43đ/kWh.
Các tổ chức điện nông thôn có lợi nhuận cao từ chênh lệch này và lợi nhuận họ
hưởng lại chính là phần bù lỗ tại khu vực nông thôn mà ngành điện phải gánh chịu.
Trong khi đó, người dân nông thôn không được hưởng lợi gì từ cơ chế giá bán buôn
điện nông thôn của Chính phủ. Mặt khác, phần lớn các tổ chức điện nông thôn không
đầu tư xây dựng mới lưới điện hoặc cải tạo lưới điện nông thôn để đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp ở khu vực có mật độ dân cư thấp, khu vực
người dân nông thôn còn nhiều khó khăn, vùng sâu vùng xa và sử dụng điện với mức

độ thấp, do ngại vốn đầu tư lớn và không có khả năng sinh lời...
Để giải quyết vấn đề quản lý điện sao cho hiệu quả đặc biệt là đối với lưới điện
nông thôn thì cần đặc biệt lưu ý vào các vấn đề sau:
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)

Khách hàng sử dụng điện
Mục đích sử dụng điện
Cách tính giá điện
Biểu giá điện
Hỗ trợ các hộ nghèo, hộ chính sách trong áp dụng biểu giá bán lẻ
Quản lý thợ điện tại các thôn, xóm một cách tập trung thống nhất
Quản lý mạng lưới điện : công tơ điện, thiết bị điện...

1.3.3. Mục tiêu của đề tài


Hệ thống giúp cho người quản lý dễ dàng thống kê được tổng số tiền điện trong
tháng của từng hộ gia đình và tổng số tiền điện của một xã trong tháng đó.
Hệ thống giúp cho người quản lý một cách dễ dàng thông tin về khách hàng
dùng điện, cách tính tiền điện một cách chính xác, nhanh chóng.
Hệ thống dễ sử dụng tiết kiệm thời gian và sức lao động, có giao diện đẹp phù
hợp với chương trình.
Cho phép tìm kiếm một cách nhanh chóng các thông tin về khách hàng. Đặc biệt
nó có thể thêm số hộ sử dụng và xóa bỏ những hộ không sử dụng một cách dễ dàng mà

không thấy phức tạp và khó khăn như trước.
1.3.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Hệ thống giúp các thợ điện tại các thôn của Xã Đông Tiến có thể quản lý một
cách khoa học, nhanh chóng, chính xác, không mất nhiều thời gian để tính toán hay lưu
trữ bằng những phương pháp thô sơ nhiều khi xảy ra nhầm lẫn.
Quản lý hộ tiêu thụ
Khi khách hàng đăng kí sử dụng điện thì người quản lý sẽ nhập tất cả các thông
tin về khách hàng và các thông tin đó sẽ được lưu vào hệ thống. Lần sau khi người
quản lý muốn tìm đến khách hàng thì nó sẽ hiện thị tất cả các thông tin liên quan đến
khách hàng đó. Từ đó người quản lý dễ dàng tìm kiếm được thông tin khách hàng một
cách nhanh chóng chính xác.
Quản lý giá điện
Cho phép nhà quản lý cập nhật, sửa đổi biểu giá điện, mục đích sử dụng để từ
đó cho phép hệ thống tính được số tiền điện của hộ tiêu thụ một cách chính xác, nhanh
chóng.
Quản lý lượng điện
Hàng tháng người quản lý chỉ đi chốt số điện và nhập chỉ số mới vào hệ thống.
Trong hệ thống đã lưu chỉ số cũ của công tơ. Vì thế mà hệ thống tự động tính toán sẽ
đưa ra được số điện và số tiền mà hộ gia đình đó sử dụng trong tháng.
Quản lý thanh toán
Chức năng này giúp người quản lý thống kê được các hộ đã thanh toán, chưa
thanh toán, lượng điện tiêu thụ, doanh thu theo tháng, quý, năm.
1.3.5. Những người được hưởng lợi


Nghiên cứu phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý điện , tác giả kỳ vọng hệ
thống sẽ mang lại lợi ích cho nhà quản lý, hộ tiêu thụ, ngành điện lực.
Người quản lý
Với sự hỗ trợ từ công cụ phần mềm, người quản lý giảm được khối lượng lớn công
việc thủ công thô sơ, việc tính toán tiền điện nhanh chóng, chính xác, theo dõi được

việc sử dụng điện của từng hộ qua đó có biện pháp kiểm soát hữu hiệu nhất, cho ra
được các báo cáo thống kê và tra cứu một cách dễ dàng.
Hộ tiêu thụ
Đối với hộ tiêu thụ có thể tra cứu, kiểm tra được mức độ tiêu thụ điện để từ đó sử
dụng điện một cách hiệu quả hơn, đối chiếu số liệu để tránh khi công tơ hỏng hóc giảm
thiệt hại cho cả hộ tiêu thụ và nhà quản lý.
Ngành điện
Tác giả cũng kỳ vọng rằng, phần mềm sẽ mang lại lợi ích cho ngành điện trong
việc giảm thất thoát điện năng, trộm cắp điện và việc quản lý một cách dễ dàng hơn,
tập trung hơn khi áp dụng công nghệ thông tin.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
2.1.1. Hệ thống thông tin quản lý
Trước khi nghiên cứu nội dung của việc phát triển HTTT quản lý chúng ta cần
thống nhất lại cách hiểu cơ bản về HTTT quản lý.
Hiểu theo yếu tố cấu thành và chức năng
Chức năng: Thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phát thông tin


Con
người

Phần cứng

Viễn
thông

Phần mềm


Dữ liệu

Hình 2.1. Yếu tố cấu thành HTTTQL
Hệ thống thông tin là tổ hợp các yếu tố phần cứng, phần mềm, con người, dữ
liệu và viễn thông thực hiện các chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phát thông
tin phục vụ quản lý và hoạt động tác nghiệp trong một tổ chức.
Hiểu theo vai trò và vị trí trong tổ chức


Nhà quản lý
Thông tin quản lý
Thông tin từ ngoài

Đầu vào

Hệ thống thông tin quản lý

Thông tin ra ngoài

Dữ liệu

Quyết định

Hệ thống tác nghiệp

Đầu ra

Hình 2.2. Thành phần của HTTTQL
Theo cách nhìn này tổ chức được chia làm 3 khối:

Khối quản lý: Là hệ thống những nhà ra quyết định
Khối tác nghiệp: Là hệ thống tác nghiệp, nơi biến đầu vào của tổ chức thành
những đầu ra của tổ chức.
Khối thông tin: Là hệ thống thu thập dữ liệu từ hệ thống tác nghiệp lên, thu
nhận các thông tin từ môi trường bên ngoài tổ chức, chịu trách nhiệm lưu trữ và xử lý
để cung cấp các thông tin phục vụ yêu cầu của các nhà quản lý.
Theo cách hiểu này Hệ thống thông tin quản lý nằm giữa và có chức năng liên
kết và trợ giúp hoạt động của hệ thống quản lý và hệ thống tác nghiệp.
Hiểu theo các chức năng xử lý thông tin


Nguồn thông
tin

Thu thập

Xử lý

Phân phát

Lưu trữ
Đích nhận tin

Hình 2.3. Các chức năng xử lý thông tin
Theo cách hiểu của những nhà thuần túy tin học thì hệ thống thông tin có bốn
yếu tố cấu thành bên trong là: Khối thu thập, Khối xử lý, Khối lưu trữ và khối phân
phát thông tin; có hai yếu tố bên ngoài là: Nguồn thông tin và đích nhận tin.
Nguồn thông tin được hiểu là một cơ quan hoặc một con người có tư cách pháp
nhân liên quan tới tổ chức, cung cấp thông tin đến cho hệ thống.
Đích thông tin là một cơ quan hay một con người có tư cách pháp nhân liên

quan tới tổ chức được nhận thông tin từ hệ thống. Có thể xem xét đích bên trong và
đích bên ngoài tổ chức.
2.1.2. Sự phát triển liên tục của HTTT quản lý
Nhiệm vụ của HTTT quản lý là cung cấp thông tin cho các nhà quyết định để
dùng vào việc ra quyết định và điều hành tác nghiệp của tổ chức.


Tổ chức kinh tế xã hội luôn phát triển và vận động. Cơ cấu thay đổi, quy mô
thay đổi, hình thức thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi về cơ chế quản lý và do đó kéo
theo sự thay đổi về HTTT phục vụ quản lý tổ chức đó.
Đặc biệt là tổ chức doanh nghiệp trong một nền kinh tế thị trường đầy biến
động, “ dừng lại là chết “. Chỉ có sự năng động, thích ứng kịp thời mới tồn tại và phát
triển. Nguyên lý phát triển liên tục là nguyên lý cơ bản của mọi tổ chức trong xã hội
hiện đại.
Một tổ chức mở rộng quy mô là một xu thế tất yếu vì dân số tăng lên, của cải
vật chất tăng lên. Sự mở rộng về quy mô của HTTT có tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ phát triển
quy mô của hệ thống tác nghiệp. Để đảm nhận khối lượng công việc tăng lên của việc
mở rộng quy mô Hệ thống lãnh đạo và HTTT sẽ phát triển chủ yếu về chất.
2.1.3. Những nguyên nhân dẫn đến việc phát triển HTTT
Mục tiêu phát triển HTTT, suy cho cùng, là nhằm cung cấp cho các thành viên
của tổ chức những công cụ quản lý tốt nhất. Phát triển một HTTT có nghĩa là phân tích
hệ thống cũ, hệ thống đang tồn tại nhằm xác định những bất cập của nó so với yêu cầu
mới của tổ chức, tìm ra những nguyên nhân đích thực của sự bất cập đó để đưa ra một
giải pháp, thiết kế một hệ thống mới theo giải pháp đó, thực hiện việc xây dựng kỹ
thuật và đưa HTTT mới vào hoạt động trong tổ chức thay thế HTTT cũ.
Câu hỏi đầu tiên của việc phát triển HTTT mới là những nguyên nhân nào bắt
buộc một tổ chức phải tiến hành phát triển HTTT?
Câu trả lời có thể là:
-


Công tác quản lý có vấn đề.
Lợi nhuận suy giảm.
Có cơ hội mới.
Sự yếu thế trong cạnh tranh.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp.



Có thể nguyên nhân là tích hợp của nhiều vấn đề, như vậy thúc đẩy yêu cầu phát
triển HTTT. Nhưng cũng có thể có một số nguyên nhân khác nữa như sự thay đổi của
công nghệ quản lý, của sách lược chính trị hoặc áp lực cạnh tranh.
Có thể tóm lược các nguyên nhân như sau:
a. Những thay đổi về quản lý.

Những yêu cầu mới của quản lý cũng có thể dẫn đến sự cần thiết của một dự án
phát triển một hệ thống thông tin mới. Những luật mới của chính phủ mới ban hành
(luật về thuế chẳng hạn), việc ký kết một hợp tác mới, đa dạng hóa các hoạt động của
doanh nghiệp bằng sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới.
Những thay đổi của quản lý thể hiện trong các chức năng quản lý.






Chức năng xây dựng mục tiêu
Chức năng lập kế hoạch
Chức năng tổ chức
Chức năng chỉ huy
Chức năng kiểm tra và kiểm soát.


Mục tiêu của doanh nghiệp, chung nhất và nhất quán, là tối đa hóa lợi nhuận.
Nhưng trong từng thời kì mục tiêu đó có thể được cụ thể hóa thành những mục tiêu
thành phần như chiếm lĩnh thị phần, tạo thương hiệu hay tạo lập uy tín…Mục tiêu thế
nào thì yêu cầu thông tin sẽ như thế đó và do đó HTTT cung cấp thông tin cho việc xác
định mục tiêu sẽ thay đổi theo.
b. Những áp lực cạnh tranh.

Một hành động mới trong HTTT của doanh nghiệp cạnh tranh cũng có thể tác
động mạnh buộc doanh nghiệp phải có những hành động đáp ứng. Ví dụ một ngân
hàng cạnh tranh lắp đặt những quầy giao dịch tự động, thực tế đó sẽ bắt các ngân hàng
khác phải cùng vượt lên phía trước trong việc tự động hóa.
c. Sự thay đổi của công nghệ.

Việc xuất hiện các công nghệ mới cũng có thể dẫn đến việc một tổ chức phải
xem lại những thiết bị hiện có trong hệ thống thông tin của mình. Khi các hệ quản trị


cơ sở dữ liệu ra đời nhiều tổ chức phải rà xoát lại các HTTT của mình để quyết định
những gì họ phải cài đặt khi muốn sử dụng những công nghệ mới này.
d. Yêu cầu từ cấp trên

Chẳng hạn khi tổ chức quản lý cấp trên ra lệnh phải nâng cấp HTTT thì đương
nhiên các tổ chức cấp dưới cũng phải xem xét và tiến hành nâng cấp hệ thống thông tin
của mình.
e. Áp lực từ cấp dưới.

Đôi khi áp lực của cấp dưới đòi hỏi tổ chức cấp trên phải tiến hành cải tiến,
nâng cấp HTTT quản lý của mình.
f.


Thay đổi sách lược chính trị.

2.1.4. Phương pháp phát triển HTTT
2.1.4.1. Các nguyên tắc phát triển HTTT quản lý
Nguyên tắc 1. Sử dụng các mô hình.
HTTT là một hệ thống phưc tạp cần phải trừu tượng nó, chỉ giữ lại những yếu tố
bản chất cần thiết do đó phải sử dụng mô hình để nghiên cứu và mô tả về HTTT. Cần
phải sử dụng ba mô hình của một HTTT, đó là mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và
mô hình vật lý trong. Cùng mô tả về một đối tượng, ba mô hình sẽ thể hiện 3 góc độ
nhìn khác nhau. Mô hình logic là góc nhìn của nhà quản lý, mô hình vật lý ngoài là góc
nhìn của người sử dụng và mô hình vật lý trong là góc nhìn của chuyên gia tin học.
Nguyên tắc 2. Đi từ cái chung sang cái riêng.
Nguyên tắc đi từ chung đến riêng là một nguyên tắc của sự đơn giản hóa. Thực
tế người ta đã khẳng định rằng để hiểu tốt một hệ thống thì trước hết phải hiểu các mặt
chung trước khi xem xét chi tiết. Vì vậy cần thiết áp dụng nguyên tắc này là hiển
nhiên.
Nguyên tắc 3. Đi từ mô hình vật lý sang mô hình logic trong phân tích và từ mô
hình logic sang mô hình vật lý khi thiết kế.


Đây là nguyên tắc nghiên cứu ứng dụng cơ bản “Đi từ trực quan sinh động sang
tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng quay về phục vụ thực tế”. Nghiên cứu phát
triển HTTT cũng sẽ chuẩn mực hơn bằng cách ứng dụng nguyên tắc trên, có nghĩa là đi
từ vật lý sang logic khi phân tích và đi từ logic về vật lý khi thiết kế.
Phân tích
Vật lý

Logic


HTTT vật lý hiện tại

HTTT logic hiện tại

Thiết kế
HTTT vật lý mới

HTTT logic mới

Hình 2.4. Mô hình vật lý, logic
Nguyên tắc 4. Tính toán chi phí/lợi ích.
Tính toán hiệu quả là nguyên tắc quan trọng trong việc phát triển HTTT. So
sánh giữa chi phí bỏ ra và mục tiêu đạt được để thấy rõ lợi ích thu được.
Nguyên tắc 5. Làm việc tập thể.
Nguyên tắc 6. Tiếp cận hệ thống.
2.1.4.2. Các phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
Phương pháp thiết kế hệ thống cổ điển ( thiết kế phi cấu trúc)
- Gồm các pha (phase) : Khảo sát, thiết kế, viết lệnh, kiểm thử đơn lẻ, kiểm thử
trong hệ con, kiểm thử trong toàn hệ thống.
- Việc hoàn thiện hệ thống được thực hiện theo hướng “bottom-up” (từ dưới
lên) và theo nguyên tắc tiến hành tuần tự từ pha này tới pha khác.


Nhược điểm:
- Gỡ rối, sửa chữa rất khó khăn và phức tạp.
Ví dụ trong giai đoạn kiểm thử (test) nếu có lỗi nào đó xuất hiện ở giai đoạn
cuối pha kiểm thử. Lúc đó, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của lỗi, có thể buộc phải sửa
đổi hàng loạt các mođun. Khi một lỗi được phát hiện, khó chẩn đoán mođun nào (trong
số hàng trăm, hàng ngàn mô đun) chứa lỗi.
- Vì thực hiện theo nguyên tắc tuần tự các pha nên sau khi đã kết thúc một pha,

người ta có thể không cần phải bận tâm đến nó nữa. Nếu ở pha trước còn lỗi thì các
pha sau sẽ phải tiếp tục chịu ảnh hưởng của lỗi đó.
Mặt khác hầu hết các dự án thường phải tuân thủ theo một kế hoạch chung đã
ấn định từ trước => kết quả sẽ khó mà được như ý với một thời gian quy định.


Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống bán cấu trúc
- Một loạt các bước “bottom-up” như viết lệnh và kiểm thử được thay thế bằng
giai đoạn hoàn thiện “top-down”. Nghĩa là các modun mức cao được viết lệnh và kiểm
thử trước rồi đến các modun chi tiết ở mức thấp hơn.
- Pha thiết kế cổ điển được thay bằng thiết kế có cấu trúc.
Nhược điểm: Người thiết kế nói chung liên lạc rất ít với phân tích viên hệ thống
và cả hai chẳng có liên hệ nào với người sử dụng => Quá trình phân tích và thiết kế
gần như là tách ra thành hai pha độc lập.
Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống có cấu trúc
- Phương pháp này bao gồm 9 hoạt động: Khảo sát, phân tích, thiết kế, bổ sung,
tạo sinh, kiểm thử xác nhận, bảo đảm chất lượng, mô tả thủ tục, biến đổi cơ sở dữ liệu,
cài đặt.
- Các hoạt động có thể thực hiện song song. Chính khía cạnh không tuần tự này
mà thuật ngữ “pha” được thay thế bởi thuật ngữ “hoạt động” (“pha” chỉ một khoảng
thời gian trong một dự án trong đó chỉ có một hoạt động được tiến hành). Mỗi hoạt
động có thể cung cấp những sửa đổi phù hợp cho một hoặc nhiều hoạt động trước đó.
Một số phương pháp phân tích có cấu trúc:
- Phương pháp SADT (Structured Analysis and Design Technie) của Mỹ dựa
theo phương pháp phân rã một hệ thống lớn thành các hệ thống con đơn giản hơn.
- Nó có hệ thống trợ giúp theo kiểu đồ hoạ để biểu diễn các hệ thống và việc
trao đổi thông tin giữa các hệ con. Kỹ thuật chủ yếu của SADT là dựa trên sơ đồ luồng
dữ liệu, từ điển dữ liệu (Data Dictionnary), ngôn ngữ mô tả có cấu trúc, ma trận chức
năng. Nhưng SADT chưa quan tâm một cách thích đáng đối với mô hình chức năng
của hệ thống.

- Phương pháp MERISE (MEthod pour Rassembler les Idees Sans Effort)
của Pháp dựa trên các mức bất biến (còn gọi là mức trừu tượng hoá) của hệ thống
thông tin như mức quan niệm, mức tổ chức, mức vật lý và có sự kết hợp với mô hình.
- CASE (Computer-Aided System Engineering) - phương pháp phân tích và
thiết kế tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính.
Từ kinh nghiệm và nghiên cứu trong quá trình xây dựng hệ thống, hãng Oracle
đã đưa ra một tiếp cận công nghệ mới - Phương pháp luận phân tích vàthiết kế hệ


thống CASE*Method. Đây là một cách tiếp cận theo hướng “topdown” và rất phù
hợp với yêu cầu xây dựng một hệ thống thông tin trong các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh thương mại.
- Phương pháp HOOD (Hierarchical Object Oriented Design) là một phương
pháp được lựa chọn để thiết kế các hệ thống thời gian thực.
Những phương pháp này lại yêu cầu các phần mềm phải được mã hoá bằng
ngôn ngữ lập trình ADA. Do vậy phương pháp này chỉ hỗ trợ cho việc thiết kế các đối
tượng mà không hỗ trợ cho các tính năng kế thừa và phân lớp.
- Phương pháp RDD (Responsibility Driven Design) dựa trên việc mô hình hoá
hệ thống thành các lớp.
Các công việc mà hệ thống phải thực hiện được phân tích và chia ra cho các lớp
của hệ thống. Các đối tượng trong các lớp của hệ thống trao đổi các thông báo với nhau
nhằm thực hiện công việc đặt ra. Phương pháp RDD hỗ trợ cho các khái niệm về lớp,
đối tượng và kế thừa trong cách tiếp cận hướng đối tượng.
- Phương pháp OMT (Object Modelling Technique) là một phương pháp được
xem là mới nhất trong cách tiếp cận hướng đối tượng.
Phương pháp này đã khắc phục được một số nhược điểm của các phương pháp
tiếp cận hướng đối tượng trước mắc phải.
Trên mặt lý thuyết ta thấy cách tiếp cận hướng đối tượng có các bước phát triển
hơn so với tiếp cận hướng chức năng. Nhưng trong thực tế việc phân tích và thiết kế hệ
thống theo cách tiếp cận hướng đối tượng gặp rất nhiều khó khan vì chưa có nhiều các

công cụ phát triển hỗ trợ cho việc thiết kế hướng đối tượng.Chính vì vậy cách tiếp cận
này vẫn chưa được phát triển rộng rãi.
2.1.5. Các giai đoạn phân tích thiết kế
Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu
1.1 Lập kế hoạch đánh giá yêu cầu
1.2 Làm rõ yêu cầu
1.3 Viết dự án sơ bộ
1.4 Đánh giá khả thi
Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết
2.1 Lập kế hoạch phân tích chi tiết
2.2 Nghiên cứu môi trường của hệ thống thực tại
2.3 Nghiên cứu hệ thống thực tại
2.4 Chẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp


×