ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----------
NGUYỄN MAI CHI
QUYỀN AN TỬ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận
văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Mai Chi
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ
Công Giao, người hướng dẫn khoa học giúp tôi thực hiện luận văn này. Sự
hướng dẫn, góp ý tận tình và những câu hỏi hóc búa của thầy đã giúp tôi định
hướng, quyết tâm và hoàn thành bản luận văn tốt hơn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo lớp Cao học
Luật về Quyền Con người khóa II đã giúp tôi lĩnh hội những kiến thức cơ bản
về lĩnh vực quan trọng này.
Xin trân trọng cảm ơn Khoa Luật Đại học Quốc gia đã tiên phong tổ
chức khóa học bổ ích và lý thú, các thầy cô giáo Khoa Luật, Phòng Đào tạo
và Bộ môn Pháp luật về quyền con người đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt
thời gian khóa học và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các bạn đồng môn đã trao đổi thảo luận và cung cấp những
thông tin tư liệu hữu ích liên quan đến đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin đặc biệt cảm ơn gia đình và những người bạn đã ủng hộ,
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng
/2014
Nguyễn Mai Chi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ESA
Hiệp hội An tử Hoa Kỳ (Euthanasia Society of America)
ICCPR
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
(International Covenent on Civil and Political Rights)
NSLE
Hiệp hội quốc gia về Hợp pháp hóa An tử của Hoa Kỳ (National
Society for the Legalization of Euthanasia)
NVVE
Hiệp hội An tử tự nguyện Hà Lan (Dutch Voluntary Euthanasia
Society)
PVS
Tình trạng thực vật kéo dài (Persistent Vegetative State)
SRD
Hiệp hội Quyền An tử Hoa Kỳ (Society for the Right to Die)
UDHR
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (Universal Declaration of
Human Rights)
UN
Liên hợp quốc (The United Nations)
UNCHR
Ủy ban quyền con người Liên hợp quốc (The United Nations
Commission on Human Rights)
VELS
Hiệp hội Công nhận An tử tự nguyện (Voluntary Euthanasia
Legislation Society)
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các trường hợp hưởng thụ quyền an tử tại Hà Lan,.............................................25
2006 – 2014.[15]..................................................................................................................25
Hình 1.2: Các trường hợp hưởng thụ quyền an tử tại Bỉ, ....................................................26
2002 – 2012.[ 65].................................................................................................................26
Hình
1.3:
Các
trường
hợp
thực
hiện
trợ
tử
theo
Luật
Cái
chết
nhân
phẩm tại bang Oregon, Hoa Kỳ, 1998 – 2011. [45].............................................................26
Hình 2.1: Bản đồ quốc gia/ vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa an tử ......................................44
hoặc trợ tử [57].....................................................................................................................44
MỤC LỤC
HÀ NỘI – 2014......................................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................4
Chương 1................................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN AN TỬ.....................................................4
1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................................4
1.1.1. An tử và trợ tử..............................................................................................................4
Chương 2..............................................................................................................................41
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ..........................................................................................41
VỀ QUYỀN AN TỬ TRÊN THẾ GIỚI...............................................................................41
2.1.Quyền an tử theo pháp luật nhân quyền quốc tế...........................................................41
Chương 3..............................................................................................................................69
PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA...........................................69
VỀ QUYỀN AN TỬ Ở VIỆT NAM....................................................................................69
16.Audrey Leathard, Susan McLaren (2007), Ethics: Contemporary Challenges in Health
and Social Care, The Policy Press, Bristol...........................................................................95
18.Belgium (2002), Act on Euthanasia................................................................................96
21.David Jeffrey (2009), Against Physician Assisted Suicide: A Palliative Care Perspective,
Radcliffe Publishing Ltd, Oxon...........................................................................................96
24.Euthanasia, Mill City Press, Inc., Minneapolis...............................................................96
33.Jennifer M. Scherer,Rita James Simon (1999), Euthanasia and the Right to Die: A
Comparative View, Rowman & Littlefield Publishers, Icn., Maryland...............................97
36.L. W. Sumner (2011), Assisted Death: A Study in Ethics and Law, Oxford University
Press, Oxford........................................................................................................................97
42.Neil M. Gorsuch (2006), The Future of Assisted Suicide and Euthanasia, Princeton
University Press, Princeton..................................................................................................97
55.R. Cohen-Almagor (2005), Euthanasia in the Netherlands: The Policy and Practice of
Mercy Killing, Kluwer Academic Publisher, Dordrecht......................................................99
59.Robert Orfali (2011), Death with Dignity: The Case for Legalizing Physician-assisted
Dying and.............................................................................................................................99
60.Rodney Syme (2008), A Good Death: An Argument For Voluntary Euthanasia,
Melbourne University Publishing Limited, Victoria..........................................................100
62.Stefania Negri (2012) Self-Determination, Dignity and End-of-Life Care: Regulating
Advance Directives in International and Comparative Perspective, Martinus Nijhoff
Publishers, Boston..............................................................................................................100
70.Zakyah Basri (2012), Euthanasia: Which M Is It? Mercy Or Murder, AuthorHouse,
Bloomington.......................................................................................................................100
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khi các quyền con người cơ bản như quyền sống, quyền tự do và
bình đẳng… từ lâu đã được công nhận và trở thành mục tiêu tôn trọng, bảo
vệ, thực thi của nhiều quốc gia trên thế giới thì vào đầu thế kỉ XIX, sự thay
đổi lớn trong nhận thức và tư duy khoa học đã dẫn đến việc hình thành nhóm
quyền mới, trong đó có quyền an tử. Khoảng một phần tư thế kỷ trở lại đây,
vấn đề quyền an tử xuất hiện với tần suất ngày càng lớn trên các diễn đàn
quốc tế và ngay lập tức trở thành một trong những đề tài nhận được nhiều
quan tâm cũng như bắt nguồn cho nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam quyền an tử vẫn là một khái niệm
mới, còn khá xa lạ và dễ bị nhầm tưởng với một số hành vi vi phạm pháp luật,
trái đạo đức xã hội. Mặt khác, nguồn tài liệu khan hiếm và nếu có, cũng chưa
được toàn diện, sâu sắc dẫn đến nhiều e ngại khi tiếp cận vấn đề. Trong khi, ở
bình diện khoa học pháp lý, việc nghiên cứu về quyền an tử mang tính cấp
thiết, góp phần quan trọng vào hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền với
một hệ thống quyền dân sự, quyền nhân thân đầy đủ, hoàn thiện. Và trên thực
tế ở Việt Nam không phải không có những người có nguyện vọng này, thậm
chí số lượng ngày càng tăng.
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Quyền an
tử - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn, mong có thể góp
một phần vào việc làm rõ bản chất cũng như hoàn thiện khung pháp luật,
chính sách về vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyền an tử là một đề tài còn rất mới mẻ trong các nghiên cứu khoa
học pháp lý. Hiện nay, ở Việt Nam, chưa có công trình khoa học pháp lý nào
1
nghiên cứu về đối tượng là quyền an tử. Tuy nhiên, liên quan tới vấn đề quyền
được chết, bài viết Bước đầu tìm hiểu vấn đề quyền được chết trong bối cảnh
hiện nay của tác giả Trương Hồng Quang trong cuốn Những vấn đề lý luận và
thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển xuất bản năm
2012. Công trình này đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin khá lớn về
quyền an tử, tuy nhiên, chưa có sự phân tích một cách toàn diện về phạm vi
quyền an tử, sự khác biệt giữa an tử và trợ tử, những ý kiến trái chiều dựa trên
quan điểm chính trị, tôn giáo về vấn đề quyền an tử…
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đưa ra được một cái nhìn toàn diện, có tính hệ
thống và khoa học về các vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến quyền an tử
trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất những quan điểm, giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành về vấn đề này ở
nước ta trong thời gian tới.
Quyền an tử có nội dung rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều ngành
khoa học xã hội khác nhau. Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, đề tài này
chủ yếu đề cập và phân tích các khía cạnh pháp lý và xã hội cơ bản, mà không
đi sâu nghiên cứu các khía cạnh tâm lý học hay y tế… của vấn đề.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận dùng để nghiên cứu đề tài này là các quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra
trong khóa luận này là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh.
5. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
Luận văn là công trình chuyên khảo toàn diện và có hệ thống về những
vấn đề pháp lý, thực tiễn về quyền an tử ở trên thế giới và ở Việt Nam. Luận
văn kế thừa, phát triển những ý kiến trao đổi, thảo luận hiện có về vấn đề này,
2
đồng thời bổ sung một số thông tin và phân tích mới góp phần làm sáng tỏ
hơn thực trạng và xu hướng liên quan đến quyền an tử trên thế giới và ở Việt
Nam. Luận văn cũng nêu những đề xuất cụ thể về sửa đổi, bổ sung pháp luật
liên quan đến quyền an tử ở nước ta trong thời gian tới.
Với kết quả nêu trên, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho các cơ quan nhà nước trong xây dựng, sửa đổi và thực thi các văn
bản pháp luật về vấn đề an tử. Thêm vào đó, luận văn cũng có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn luật nhân quyền
và các môn học khác có liên quan ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở
đào tạo, nghiên cứu khác.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm các Phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và 3
chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận, thực tiễn của quyền an tử
Chương II: Pháp luật và thực tiễn về quyền an tử trên thế giới
Chương III: Pháp luật, thực tiễn và những vấn đề đặt ra về quyền an tử
ở Việt Nam.
3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA QUYỀN AN TỬ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. An tử và trợ tử
Thuật ngữ an tử hay cái chết êm ả (euthanasia) có nguồn gốc từ khái
niệm euthanatos trong tiếng Hy Lạp, xuất hiện rất sớm trong lịch sử, khoảng
thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên. Hiện nay chưa có một định nghĩa toàn cầu
chính thức cho khái niệm này, nhưng nhìn chung những người ủng hộ an tử
và quyền an tử coi an tử là “hành vi được biểu hiện dưới dạng hành động
hoặc không hành động, mà bản thân việc này hoặc việc này có mục đích là
giúp đỡ những cá nhân đang phải chịu đựng bệnh tật không có khả năng cứu
chữa được chết có nhân phẩm, dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.”[20] Trong đó,
hành động hoặc không hành động có thể được hiểu lần lượt là việc trợ giúp
giải thoát một người khỏi bệnh tật bằng phương pháp như tiêm thuốc gây tử
vong hoặc cho phép người đó được chết bằng cách rút bỏ các điều trị y tế
thông thường và cần thiết. Tuy nhiên phải chú ý rằng hành vi không hành
động chỉ được chấp nhận nếu việc can thiệp y khoa là vô ích và gây gánh
nặng quá mức cho bệnh nhân. Việc không cung cấp các phương pháp trợ sinh
trong trường hợp vẫn cải thiện được tình hình bệnh nhân, có thể bị coi là hành
vi giết người.
Qua thời gian, nội hàm của khái niệm an tử có nhiều thay đổi. Trước
đây an tử thường chỉ được dùng cho các trường hợp cá nhân đang phải chịu
đựng khổ sở do bệnh tật với mục đích giúp họ thoát khỏi đau đớn. Nhưng
ngày nay bệnh nhân được thực hiện cái chết êm ả với những lý do khác như
mục đích sống không còn đạt được, không có khả năng chi trả phí điều trị hay
giảm gánh nặng chăm sóc. Nhiều ý kiến phản đối, coi việc liên quan đến kinh
4
tế là không thể chấp nhận, nhưng thực tế đã chứng minh lý do này chiếm tỷ lệ
khá lớn trong các trường hợp mong muốn thực hiện an tử. Nỗi sợ hãi trở
thành gánh nặng tài chính cho thân nhân và gia đình là mối bận tâm lớn thứ
hai của những bệnh nhân không có khả năng chữa trị. Theo một cuộc điều tra
tại Oregon, Mỹ, nơi trợ tử đã được công nhận hợp pháp, 66% bệnh nhân
mong muốn thực hiện cái chết êm ả vì lý do này.
An tử có thể được phân biệt dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó phổ biến
nhất dựa trên tính chất của sự tự nguyện và biện pháp thực hiện
- Dựa trên tính chất tự nguyện, an tử được chia thành an tử tự nguyện
(voluntary euthanasia ), an tử phi tự nguyện (non-voluntary euthanasia ) và an
tử trái nguyện vọng (involuntary euthanasia). Trong đó, an tử tự nguyện là
việc bệnh nhân đưa ra quyết định chấm dứt cuộc sống trong điều kiện tỉnh táo
và nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ. An tử phi tự nguyện là trường hợp bệnh nhân
không có khả năng bày tỏ sự chấp thuận của họ (vì lý do hôn mê, tổn thương
não,…) và một người khác thay mặt người bệnh quyết định với điều kiện tiên
quyết là người bệnh này trước đó đã thể hiện mong muốn kết thúc cuộc sống
nếu lâm vào tình trạng này. An tử trái nguyện vọng còn được gọi là an tử ép
buộc hoặc an tử không tự nguyện, là khi người bệnh hoàn toàn từ chối hoặc
không hề bày tỏ mong muốn được giải thoát dưới bất kì hình thức nào nhưng
việc này vẫn được thực hiện đi ngược lại ý chí của họ. An tử trái nguyện
vọng, trong mọi trường hợp, đều bị coi là hành vi giết người.
Việc sử dụng các thuật ngữ trên có sự khác biệt ở nhiều quốc gia. Hiện
nay Hà Lan, một trong số những nước đi đầu trong việc hợp pháp hóa quyền
an tử và ban hành Luật An tử chỉ còn dùng duy nhất khái niệm an tử, nhưng
trong đó bao gồm cả an tử tự nguyện và an tử phi tự nguyện dưới hình thức
người bệnh chỉ định người đại diện cho mình trong trường hợp lâm vào trạng
thái mất ý thức và quyền định đoạt sẽ thuộc về người đại diện.
5
- Dựa trên tiêu chí phương pháp thực hiện, an tử được chia thành an tử
chủ động (active euthanasia) và an tử bị động (passive euthanasia) tương ứng
với hai loại hành vi hành động và không hành động kể trên. Theo đó, an tử
chủ động là trường hợp cố tình can thiệp để chấm dứt cuộc sống của bệnh
nhân. Hành vi này không phụ thuộc vào bất cứ yếu tố nào khác ngoại trừ sự
vận hành bình thường của các cơ quan trong cơ thể (như việc lưu thông máu
sẽ đưa chất độc đi khắp cơ thể). Đây có thể coi là cách thức có hiệu quả trong
mọi trường hợp, dù tình trạng của bệnh nhân như thế nào. Trong khi đó an tử
bị động là thu hồi các biện pháp chữa trị, hay nói cách khác là để bệnh nhân
chết đi. Vì vậy an tử bị động còn được coi là biện pháp tự nhiên và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, nhất là tình trạng bệnh nhân và tính chất của các phương
pháp điều trị y học. An tử chủ động đem đến sự giải thoát nhanh hơn và dễ
dàng hơn cho người bệnh. Tuy nhiên, trước đây mọi hành vi an tử chủ động
đều là bất hợp pháp. Hiện nay một số hệ thống luật pháp đã không còn phân
biệt rạch ròi giữa hai phương pháp này.
Thực tế ở nhiều nơi, thuật ngữ an tử và trợ tử được sử dụng song song
và thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này cũng có sự khác biệt.
Nếu như an tử là việc biết, trực tiếp hành động một cách có chủ đích đem đến
cái chết nhẹ nhàng cho một cá nhân thì trợ tử được định nghĩa là việc biết,
hành động trực tiếp một cách có chủ đích cung cấp phương tiện để cá nhân
thực hiện việc tự tử. Như vậy có thể thấy điểm phân biệt lớn nhất giữa an tử
và trợ tử là chủ thể nắm giữ vai trò chủ đạo trong quá trình, hay chủ thể thực
hiện toàn bộ hành vi hoặc thực hiện hành vi cuối cùng. Ví dụ việc bác sĩ tiêm
thuốc nhằm giải thoát cho bệnh nhân là an tử nhưng nếu bác sĩ kê đơn, cung
cấp thuốc cho bệnh nhân tự uống hoặc đưa kim tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân
nhưng để bệnh nhân tự vận hành quá trình đưa thuốc vào cơ thể (tự đẩy xi
lanh hoặc bấm nút) thì lại là trợ tử. Có sự khác biệt như vậy, nhưng nếu xét
6
cho cùng thì trợ tử là hình thức sơ khai của an tử, trong đó vai trò của bác sĩ
chưa được mở rộng. Ở hầu hết các nước đã thông qua luật an tử, hành vi trợ
tử cũng hợp pháp và thường được dùng chung với nhau. Theo một báo cáo
năm 2010 tại Hà Lan tỷ lệ an tử chủ động là 2,8% trong khi trợ tử là 0,1%
trên tổng số người chết. Con số tại Bỉ năm 2007 lần lượt là 1,9% và 0,07%..
Tuy nhiên chiều ngược lại không đúng. Ở những vùng lãnh thổ mới chỉ hợp
pháp hóa hành vi trợ tử, an tử có thể bị coi là hành vi vượt quá thẩm quyền và
dẫn tới khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm nghề nghiệp
cho người thực hiện.
Đồng thời, cũng phải phân biệt hành vi an tử với hành vi cho phép từ
chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang ở giai đoạn cuối hay hành vi cho phép
người bệnh hấp hối về nhà. Nếu hành vi an tử trực tiếp dẫn đến việc chấm dứt
sự sống của người bệnh thì các hành vi sau chỉ mang tính chất gián tiếp, tuy
cùng vì mục đích nhân đạo nhưng không có sự chủ động chấm dứt cuộc sống
của bác sĩ mà thay vào đó, bác sĩ chỉ chấp thuận theo nguyện vọng ngừng
điều trị của người bệnh. Và sự khác biệt lớn nhất là nếu an tử nhằm chấm dứt
những đau khổ kéo dài của người bệnh, thì việc cho phép từ chối điều trị và
về nhà trên, theo lời PGS.TS Trương Văn Việt, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy,
thì “không phải để cho bệnh nhân chết mà là vì quan hệ tình cảm giữa người
sắp chết với người thân: gặp người thân lần cuối, có chết thì chết ở nhà, vấn
đề tín ngưỡng, tập quán...”[10]
1.1.2. Quyền an tử
Xuất phát từ khái niệm an tử, quyền an tử có thể được định nghĩa là
quyền nhân thân và là đặc quyền của những cá nhân rơi vào trạng thái bệnh lý
không có khả năng chữa trị, được quyết định kết thúc cuộc sống của mình với
sự hỗ trợ của chủ thể có thẩm quyền và tuân theo các quy định chặt chẽ của
pháp luật.
7
Định nghĩa về quyền an tử có thể khác nhau tùy thuộc vào quan niệm
của các nhà làm luật mỗi quốc gia nhưng nhìn chung tất cả đều loại bỏ hành
vi an tử trái nguyện vọng ra khỏi nội hàm của khái niệm này. Có quốc gia
chấp nhận an tử chủ động, có quốc gia không, dẫn đến việc thu hẹp phạm vi
khái niệm quyền an tử chỉ được thực hiện dưới hình thức bị động. Điều tương
tự cũng xảy ra với việc có nên đặt ra giới hạn về độ tuổi với chủ thể hưởng
thụ quyền, cụ thể có nên cho phép trẻ vị thành niên có quyền an tử hay không.
Hiện nay tồn tại nhiều thuật ngữ có ý nghĩa tương tự quyền an tử như
quyền được chết (right to die) hay quyền được chết có nhân phẩm (right to die
with dignity). Theo ý kiến của người viết, nên dùng khái niệm quyền an tử để
biểu thị rõ mục đích tốt đẹp cũng như bản chất nhân đạo và ý nghĩa nhân văn
của quyền.
1.2. Cơ sở hình thành quyền an tử
1.2.1. Nguyên tắc hình thành quyền an tử
Quyền an tử dựa trên nguyên tắc tự do ý chí, nguyên tắc hành thiện và
sự kết hợp giữa hai nguyên tắc này.
- Nguyên tắc tự do ý chí (The Principle of Autonomy): Autonomy được
cấu thành từ hai từ Hy Lạp cổ là autos (tự thân) và nomos (luật). Vì vậy, về
mặt ngữ nghĩa, autonomy nghĩa là một người thụ hưởng quyết định của chính
mình. Theo Leenen, H.J.J, tác giả cuốn sách đầy ảnh hưởng Handbook of
Health Law, nguyên tắc tự do ý chí dựa trên bản chất tự nhiên của con người,
“Căn cứ hình thành quyền tự quyết của con người là nguyên tắc một con
người tự do, tự chủ có nhân phẩm cố hữu và xứng đáng được tôn trọng một
cách vô điều kiện, có quyền sắp đặt cuộc sống của mình”.[34,tr.169] Nguyên
tắc này cũng là cơ sở cho nhiều quyền con người khác, như quyền tự do tôn
giáo, quyền riêng tư, quyền tự do và bất khả xâm phạm về thân thể… Tuy
nhiên, nguyên tắc này không có nghĩa mọi sự tự quyết đều được chấp nhận,
8
bởi tự do ý chí không loại trừ nghĩa vụ tôn trong các nguyên tắc, mối quan hệ
khác trong xã hội, như quyền sống của chủ thể khác hay giá trị cộng đồng.
Đặt trong mối quan hệ với khái niệm an tử, tự do ý chí nghĩa là một chủ thể
nên được tự do trong việc định hình các yếu tố quyết định sự sống của mình
và lựa chọn cách sống lý tưởng mà mình muốn sống. Việc chính quyền hay
bác sĩ tiếp tục duy trì cuộc sống của người bệnh trái với mong muốn của họ
đã khiến cuộc sống của họ mất tự do và bản thân họ mất quyền tự chủ, dẫn
đến sự thiếu tôn trọng và bắt họ làm trái với lương tâm của họ.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã tăng cường khả năng của bác sĩ.
Những người hành nghề y có thể kéo dài sự sống cho những bệnh nhân trước
đây chắc chắn sẽ tử vong, nhưng nhiều trường hợp là trong đau đớn hoặc
chịu đựng kéo dài. Điều này, theo J.H.Van den Berg, một bác sĩ tâm thần
người Hà Lan, làm dấy lên vấn đề về y đức. Theo lời thề Hippocrates, bác sĩ
được đào tạo để cứu chữa, duy trì sự sống và đưa ra quyết định có lợi cho
người bệnh. Rút ngắn hoặc chủ động chấm dứt sự sống dưới bất kì hình thức
nào là vô nhân đạo. Việc kết hợp giữa công nghệ mới và quan điểm y đức cũ
dẫn đến hậu quả là người bệnh được kéo dài sự sống trong tình trạng vô
nhân đạo. Van den Berg cho rằng y đức mới phải nhận thức được việc chất
lượng cuộc sống quan trọng hơn độ dài. Quan điểm này sẽ đem đến cho
người bệnh tiếng nói trong các quyết định quan trọng, bởi chính họ chứ
không phải các bác sĩ có khả năng quyết định về chất lượng cuộc sống của
mình. Và như vậy, việc chủ động chấm dứt sự sống không còn là điều cấm kỵ
trong y học.
Tuy nhiên, tự do ý chí trong an tử nên được nhìn nhận cẩn trọng. Tự
do ý chí của người bệnh không nên là quyền tự quyết loại trừ mọi ảnh hưởng
bên ngoài, hay là sự tự do ý chí tiêu cực. Tự do ý chí trong an tử là sự tự do ý
chí tích cực, hay nói cách khác, người bệnh phải hành động một cách có trách
9
nhiệm, quyết định trên cơ sở có xem xét đến những yếu tố khác. Luật pháp
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ quy định bệnh nhân muốn thực hiện quyền
an tử phải đưa ra yêu cầu nhiều lần và cân nhắc kĩ càng. Mặc dù tiêu chí xem
xét không được quy định cụ thể nhưng rõ ràng người bệnh phải cân nhắc đến
những hậu quả khi đưa ra quyết định. Quyết định của người bệnh phải được
thảo luận với bác sĩ, và việc thảo luận này không chỉ dừng ở việc khẳng định
rằng người bệnh có thực sự mong muốn hưởng thụ quyền an tử, mà còn liên
quan đến vấn đề thế nào là không thể chịu đựng. Bác sĩ sẽ không đơn giản
công nhận mọi tuyên bố không thể chịu đựng xuất phát từ bệnh nhân. Họ có
nghĩa vụ phải xem xét tuyên bố này trong từng hoàn cảnh, từng trường hợp cụ
thể và trên tình hình tổng thể của người bệnh. Và những bằng chứng đưa ra
phải cho thấy rằng những khó khăn của người bệnh là không có triển vọng cải
thiện và xác thực là khó có thể chịu đựng.
- Nguyên tắc hành thiện (The Principle of Beneficence): Nguyên tắc
này yêu cầu một chủ thể phải hành động để thúc đẩy các quyền và lợi ích của
người khác, ngăn chặn những điều có hại cho họ. Trước đây, theo quan niệm
cũ, nguyên tắc này đồng nghĩa với việc bác sĩ phải làm mọi cách để ngăn chặn
cái chết. Nhưng cách giải thích này đã thay đổi trong thời gian gần đây. Sự
phát triển của khoa học – y học bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ trước đã
giúp ngày càng nhiều người nhận thức được rằng điều trị y khoa không phải
lúc nào cũng mang đến lợi ích cho bệnh nhân. Lúc này, làm mọi điều để giữ
sự sống của người bệnh chỉ thể hiện một sự “chuyên chế về mặt kỹ thuật”,
[34,tr.173] dẫn dến việc không phải lợi ích của người bệnh mà chính khả năng
khoa học – y học mới là thứ quyết định liệu pháp điều trị của họ. Khi khoa
học kỹ thuật đem đến đau khổ cho người bệnh, liệu pháp điều trị kéo dài sự
sống sẽ ngày càng mâu thuẫn với nguyên tắc hành thiện. Vì vậy, ngày nay
10
nguyên tắc này áp đặt một nghĩa vụ giảm nhẹ đau đớn và chấm dứt đau khổ
cho người bệnh lên bác sĩ.
Điểm quan trọng nhất của nguyên tắc hành hiện là việc bác sĩ phải cân
nhắc điều gì có lợi nhất cho bệnh nhân của mình. Không phải quan điểm của
bệnh nhân, mà quan điểm của bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân mới là yếu tố
chi phối. Nếu quan điểm của bác sĩ và bệnh nhân mâu thuẫn với nhau, quan
điểm của bác sĩ sẽ được coi trọng. Như đã đề cập ở trên, bác sĩ phải bị thuyết
phục rằng an tử là con đường duy nhất. Điều này không có nghĩa bệnh nhân
có ít tiếng nói trong cả quá trình, mà nhấn mạnh vào trách nhiệm của bác sĩ,
rằng họ mới là người có vai trò quan trọng nhất trong việc an tử. An tử chỉ
được chấp nhận khi bác sĩ tin rằng người bệnh không thể tiếp tục chịu đựng.
- Kết hợp nguyên tắc tự do ý chí và nguyên tắc hành thiện: Trong khi
nguyên tắc tự do ý chí đề cao vai trò của bệnh nhân thì nguyên tắc hành thiện
nhấn mạnh mối quan trọng của bác sĩ. Vậy việc cùng một lúc dựa trên hai
nguyên tắc này có mâu thuẫn? Thực tế chứng minh, hai nguyên tắc này không
xung đột với nhau mà bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau làm nền tảng cho quyền an tử,
và tạo nên một mối quan hệ hình mẫu trong y học nói chung và vấn đề an tử
nói riêng, mối quan hệ hợp tác thảo luận giữa bệnh nhân và bác sĩ. Trong đó,
bệnh nhân đóng vai trò quyết định và bác sĩ giữ vai trò chủ động. Bệnh nhân
mong muốn có thể dựa vào bác sĩ trong những giai đoạn khó khăn, họ hy
vọng rằng bác sĩ sẽ không để họ chết khổ sở. Còn bác sĩ mong muốn có thể
đáp ứng mong muốn của người bệnh, làm giảm bớt những đau đớn của họ
đồng thời giữ được y đức của chính mình. Có thể thấy yếu tố trọng tâm trong
mối quan hệ này là lòng tin. Lòng tin không chỉ có nghĩa rằng người bệnh có
thể chắc rằng bác sĩ của họ không lạm dụng chức quyền, mà hơn thế, họ có
thể chắc rằng họ sẽ không đơn độc trong trường hợp không lối thoát. Ngược
lại, bác sĩ cũng phải có lòng tin rằng người bệnh đi đến quyết định an tử, dựa
11
trên tình trạng không thể thuyên giảm của họ, mà không vì bất cứ mục đích
nào khác.
1.2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của quyền an tử
An tử và quyền an tử có lịch sử phát triển lâu dài và dần được định hình
một cách chính thống và rõ nét qua thời gian.
- Về mặt lập pháp, từ thế kỉ V đến thế kỉ I trước công nguyên, người Hy
Lạp và La Mã cổ đại đã có tư tưởng an tử, tuy nhiên chưa hình thành nên khái
niệm này. Ở nơi đây, trước khi có sự xuất hiện của đạo Thiên Chúa, con người
có thái độ khoan dung đối với an tử tích cực và tự tử. Nhiều người không có
niềm tin vững chắc vào giá trị vốn có của đời sống nhân loại, vì vậy bác sĩ
ngoại đạo có thể thường xuyên tiến hành phá thai, an tử theo cả hai hình thức
tự nguyện và phi tự nguyện. Mặc dù lời thề Hippocrates cấm bác sĩ đưa
“thuốc gây chết người cho bất cứ ai, kể cả khi được yêu cầu”[30] hay gợi ý
hành động tương tự, gần như không có người hành y nào ở Hy Lạp và La Mã
cổ đại tuân thủ chặt chẽ lời thề này.
Đến tận thế kỉ I sau công nguyên, cụ thể năm 121 thuật ngữ an tử mới
xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm De Vita Caesarum – Divus Augustus
(Cuộc đời các Ceasar – Con thần Augustus) của sử gia Gaius Suetonius
Tranquillus. Trong đoạn miêu tả về cái chết của Augustus Ceasar, ông đã viết
như thế này:
…trong lúc ngài hỏi một số người mới đến từ thành thị về con gái
của Drusus, cô gái đang ốm, ngài đột ngột qua đời khi hôn Livia,
thốt ra những lời cuối cùng: ‘Hãy luôn nhớ đến cuộc hôn nhân của
chúng ta, Livia, và vĩnh biệt,’ rồi may mắn có được một cái chết dễ
dàng và đúng như cách mà ngài hằng mong muốn. Thường thì, mỗi
khi nghe rằng ai đó chết nhanh chóng và không đau đớn, ngài lại
12
cầu rằng ngài và thân thể ngài sẽ có được một cái chết êm ả
(euthanatos) tương tự, đó là khái niệm ngài quen dùng. [27,tr.185]
Từ thế kỉ XII đến XV, sự lớn mạnh của đạo Thiên Chúa và đức tin cuộc
sống con người là quà tặng từ Chúa đã tái củng cố quan điểm phản đối an tử
của Hippocrates. Trong ba thế kỉ này, sự nhất trí trong các quan điểm y học
phản đối an tử đạt đến đỉnh điểm. Đến thế kỉ XVII, hệ thống Thông luật với
những quy định trừng phạt hoặc không chấp nhận tự tử và an tử đã không chỉ
phủ khắp các quốc gia là cái nôi của hệ thống này, mà còn vươn tới các thuộc
địa. Có thể kể đến việc các nhà làm luật của Providence Plantations, vùng
lãnh thổ sau này trở thành Rhode Island, đã tuyên bố vào năm 1647, rằng “tự
tử tuyệt đối là hành vi trái tự nhiên nhất, và hội đồng lập pháp nay tuyên,
rằng, người nào thực hiện hành vi này, tự tử chỉ vì chủ tâm ghét bỏ chính
cuộc sống của mình hay niềm hạnh phúc của người khác...thì đồ đạc và tài
sản của họ sẽ do nhà vua định đoạt.” [51] Tuy nhiên không thể phủ định một
số động thái tích cực ủng hộ an tử trong suốt thời kì này. Thomas More
(1478-1535) thường được nhắc đến với tư cách là người Thiên chúa giáo đầu
tiên có những đề cập nổi bật đến an tử trong tác phẩm Utopia của ông, trong
đó những linh mục theo chủ nghĩa không tưởng đã khuyến khích an tử khi
người bệnh không thể cứu chữa và phải chịu đau đớn (nhưng chỉ được thực
hiện khi có sự đồng ý của bệnh nhân). "...nếu một căn bệnh không chỉ đem lại
đau đớn mà còn khổ sở không dứt, thì các linh mục và chính quyền nên ủng
hộ người này…tự giải thoát khỏi cuộc sống đắng cay…hoặc cho phép người
khác giải thoát giúp họ..."[51] Vấn đề duy nhất khi sử dụng những lời này là
việc Thomas More, một con chiên mộ đạo, dùng Utopia như một công cụ chế
giễu nhạo báng. Nhà triết học người Anh, Francis Bacon (1561-1621), là
người đầu tiên thảo luận về việc kéo dài sự sống là một nhiệm vụ y khoa mới,
gồm ba nhiệm vụ: duy trì sức khỏe, chữa trị bệnh tật và kéo dài sự sống.
13
Bacon cũng khẳng định rằng, “Họ phải trau dồi các kĩ năng và sự tập trung
chú ý mà nhờ đó những người đang chết có thể thoát khỏi cuộc sống một
cách dễ dàng và lặng lẽ hơn.”[51] Như vậy Bacon chỉ đề cập đến khía cạnh
bên ngoài của an tử, hay cái chết êm ái cho cơ thể, không có sự chuẩn bị về
mặt tinh thần. Có vẻ như ông không cất tiếng nói cho ‘an tử’, mà đang ủng hộ
một khái niệm khác được cho là tốt đẹp hơn – chăm sóc giảm nhẹ…
Còn ở các nước châu Âu, nhất là các nước chủ yếu theo đạo Thiên
Chúa, bàn luận về vấn đề an tử thậm chí còn là điều cấm kị cho đến thời kỳ
Khai sáng thế kỉ XVIII. Nhiều nhà văn đã tấn công vào các nhà thờ để truyền
bá về mọi khía cạnh đời sống, bao gồm cả an tử và tự tử. Mặc dù vậy, vấn đề
này không được quan tâm nhiều và rộng khắp. Và nó đã chứng minh sự nhất
thời của mình, khi dưới sự lãnh đạo của các nhà truyền giáo, một cuộc phản
công mang tính chất tôn giáo đã diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII. Làn sóng phục
hưng tôn giáo, bắt đầu với cuộc Đại thức tỉnh vào khoảng giữa những năm
1700, đã ngăn cản những người theo chủ nghĩa thế tục và thuyết bất khả tri ở
cả hai bờ Đại Tây Dương dấy lên phong trào ủng hộ an tử. Và đến cuộc Đại
thức tỉnh lần hai vào những năm đầu của thế kỉ 19, những nhà truyền giáo tích
cực đã tăng cường lên án mạnh mẽ tự tử và an tử. Điểm sáng duy nhất cho an
tử trong thời kì này là vào cuối thế kỉ XVIII, ngày 1/6/1794, một đạo luật đã
được ban hành tại Vương quốc Phổ, trong đó giảm nhẹ hình phạt cho những
người thực hiện việc giải thoát cho bệnh nhân mắc bệnh không thể cứu chữa.
Sau đó không lâu, năm 1828, một văn bản pháp luật được ban hành tại
New York trong đó quy định rõ ràng an tử là hành vi trái pháp luật. Nhiều
bang và vùng lãnh thổ khác đã noi theo tấm gương này. Vào khoảng giữa năm
1857 và 1865, một Ủy ban New York do Dudley Field đứng đầu đã soạn thảo
dự luật hình sự trong đó nghiêm cấm việc trợ giúp tự tử, và đặc biệt, là hành
vi “cung cấp cho người khác vũ khí chết người hoặc thuốc độc, khi biết rằng
14
người đó có ý định sử dụng thuốc hoặc vũ khí này để kết thúc cuộc đời của
chính mình…”[51] Tại thời điểm Hiến pháp sửa đổi lần thứ 14 được thông
qua, an tử và trợ tử là tội hình sự ở hầu hết các bang… Bộ luật hình sự của
Field được thông qua tại vùng lãnh thổ Dakota năm 1877, New York năm
1881, và tiếng nói của nó trở thành chuẩn mực cho các đạo luật của một số
bang phía Tây khác trong cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, như California đã
pháp điển hóa quy phạm cấm an tử năm 1874, sử dụng cách diễn đạt tương tự
như trong Bộ luật của Field.
Một cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử của quyền an tử là việc
chiết xuất được morphine vào thế kỉ XIX và chất này được sử dụng làm thuốc
giảm đau trên diện rộng. Khi việc sử dụng thuốc giảm đau trở nên thông dụng
và phổ biến, Samuel Williams, một giáo viên, đã có bài phát biểu đầu tiên ủng
hộ cho an tử tích cực, trong đó đề cập đến việc thuốc không chỉ được dùng để
giảm các cơn đau không thể chữa trị mà còn để giải thoát cho bệnh nhân một
cách có chủ định.
Trong mọi trường hợp, người thực hành y nên thực hiện sứ mệnh,
là bất cứ khi nào bệnh nhân thực sự mong muốn, dùng chloroform,
hoặc chất gây mê khác mà bản thân nó hoặc nó thay thế cho
chloroform, ngay lập tức tiêu trừ ý thức, và ngay lập tức giúp người
đang chịu khổ sở được chết nhanh chóng và không đau đớn; để
ngăn chặn mọi nguy cơ lạm dụng có thể xảy ra với sứ mệnh này
cần có quy định phòng ngừa; và những biện pháp chứng minh sự
minh bạch và rõ ràng, rằng phương thức này chỉ áp dụng khi có
mong muốn sáng tỏ của bệnh nhân.[37]
Mặc dù Tạp chí hiệp hội y khoa Hoa Kỳ coi bài phát biểu của Samuel
là cố gắng khiến người bác sĩ khoác chiếc áo của tên đao phủ, trong suốt
những năm cuối thế kỉ XIX, nó đã nhận được sự chú ý nghiêm túc trên nhiều
15
tạp chí y khoa khác và các hội nghị khoa học. Nhưng hầu hết các bác sĩ vẫn
giữ quan điểm thuốc giảm đau có thể dùng để giảm bớt sự đau đớn, không
phải thúc đẩy cái chết.
Thế kỉ XX là thế kỉ phát triển rực rỡ của an tử và quyền an tử. Sang thế
kỉ mới ngành y khoa đã có những bước tiến lớn. Việc sử dụng các phương
pháp khoa học và nguyên tắc y dược hiện đại đã củng cố quyền kiểm soát của
người hành nghề y đối với các trường đại học và các khóa đào tạo y khoa,
cuộc tranh luận về an tử chuyển sang xuất hiện trên các báo ngoài ngành và
các diễn đàn chính trị. Khoảng giữa năm 1905 và 1906, một dự luật hợp pháp
hóa an tử bị bác tại cơ qua lập pháp Ohio với 79 phiếu chống trên 23 phiếu
thuận. Năm 1906, một đề xướng hợp pháp hóa an tử không chỉ cho người trưởng
thành mắc bệnh không thể chữa trị, mà còn cả trẻ chịu dị tật lớn hoặc thiểu năng
được đưa ra và cũng bị bác. Sau năm 1906, sự hứng thú của công luận với vấn
đề an tử lại giảm xuống. Mãi đến tận những năm 1915 – 1917, cuộc tranh luận
về an tử một lần nữa bùng nổ sau sự kiện bác sĩ Harry John Haiselden thuộc
bệnh viện Hoa Kỳ - Đức tại Chicago cho phép một trẻ trai dị dạng được chết
thay vì tiến hành phẫu thuật và việc ra mắt bộ phim The Black Stork có nội dung
về an tử cho trẻ vị thành niên. Năm 1922, Nga giảm hình phạt đối với an tử trong
Bộ luật hình sự nhưng sau đó ít lâu văn bản này đã bị bãi bỏ.
Năm 1935, Hiệp hội Công nhận An tử tự nguyện (VELS), sau này đổi
tên thành Hiệp hội An tử, là tổ chức an tử đầu tiên của thế giới do Charles
Killick Millard, một bác sĩ công, đã thành lập tại London, Anh. Một năm sau
đó, Thượng viện Anh đã bác đề nghị hợp pháp hóa an tử. Còn tại Hoa Kỳ,
tranh cãi về an tử một lần nữa bắt lửa khi nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới
đang đứng trước cuộc Đại khủng hoảng. Năm 1937 thượng nghị sĩ Nebraska
John Comstock đã trình một dự luật tên Luật an tử tự nguyện lên Nghị viện
Mỹ. Dự luật này không bao giờ được đem ra bỏ phiếu nhưng đã chứng minh
16
một sự quan tâm mới tới việc hợp pháp hóa hành vi an tử. Một điều tra ý kiến
cộng đồng năm cùng năm cho thấy rằng 45% người Hoa Kỳ ủng hộ quan
điểm của Harry John Haiselden rằng an tử cho trẻ vị thành niên bị dị dạng
vĩnh viễn hoặc dị tật tinh thần là có thể chấp nhận. Chỉ một năm sau đó, ngày
16/1/1938, Hiệp hội quốc gia về Hợp pháp hóa An tử của Hoa Kỳ (NSLE),
không lâu sau đổi tên thành Hiệp hội An tử Hoa Kỳ (ESA), được Đức giám
mục Charles Francis Potter thành lập tại New York. Theo Thời báo TIME,
…ngài và một nhóm quy tụ những người có tiếng khác tin vào
quyền được kết thúc một cách nhẹ nhàng của một cá nhân bị bệnh
không thể cứu chữa mạnh mẽ đến mức họ…thành lập một Hiệp hội
quốc gia về Hợp pháp hóa An tử… Ủy viên của tổ chức bao gồm cả
bác sĩ Clarence Cook Little thuộc Hiệp hội Kiểm soát Ung thư Hoa
Kỳ và Liên đoàn Kế hoạch hóa sinh sản Hoa Kỳ và thư kí Leon
Fradley Whitney của Hiệp hội Ưu sinh Hoa Kỳ.[51]
Ngoài ra, thành viên hội còn có gần 2000 bác sĩ và hơn 50 nhà truyền
giáo. Tại thời điểm này, an tử được phần đông người hành nghề y ủng hộ.
Sang những năm 40 của thế kỉ XX, hợp pháp hóa quyền an tử tưởng
chừng chỉ còn là vấn đề thời gian đột nhiên vấp phải trở ngại – chiến tranh thế
giới với sự nổi dậy của Đức Quốc Xã. Tháng 10/1939, giữa cuộc khủng hoảng
chiến tranh bùng nổ, Hitler ra lệnh an tử diện rộng đối với những người đau
ốm và tàn tật. Chiến dịch mang tên Aktion T4, một chương trình an tử của
Đức Quốc Xã để loại bỏ “đời sống không đáng sống”[64] bước đầu tập trung
vào trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nữ hộ sinh và bác sĩ được lệnh thống kê tên những
trẻ từ 3 tuổi trở xuống có dấu hiệu tâm thần chậm phát triển, dị dạng cơ thể,
hoặc những triệu chứng khác trong một bảng thống kê của Bộ y tế Đức Quốc
Xã…Chương trình an tử này của Đức Quốc Xã nhanh chóng mở rộng ra
những trẻ khuyết tật lớn hơn và người trưởng thành. Một thông tư vào tháng
17
10/1939 của Hitler có hiệu lực trở về từ ngày 1/9, đã mở rộng “quyền lực của
các bác sĩ được chỉ định đích danh có thể ban cho những người, theo cách
đánh giá nhân văn, là không thể chữa trị sau khi đã chuẩn đoán cẩn thận tình
trạng đau yếu của họ, một cái chết êm ả”.[64] Với động thái này, phong trào
an tử đang lên lâm vào thế bị động và tìm mọi cách chứng minh cái mình ủng
hộ không giống như cỗ máy giết người Đức Quốc Xã. Hệ quả năm 1950,
Hiệp hội Y khoa Thế giới đã bỏ phiếu về vấn đề kiến nghị tới các hiệp hội y
khoa quốc gia lên án an tử dưới mọi hình thức. Cùng năm Hiệp hội Y khoa
Hoa Kỳ tuyên bố phần lớn bác sĩ không tin vào an tử. Ngay cả công chúng
cũng rơi vào trạng thái lưỡng lự. Một điều tra ý kiến người dân Hoa Kỳ liệu
họ có đồng ý để một bác sĩ được phép kết thúc cuộc sống của bệnh nhân
không có khả năng chữa trị nếu bệnh nhân và gia đình bệnh nhân yêu cầu, chỉ
36% ủng hộ, thấp hơn gần 10% so với những năm cuối thập niên 30.
Đứng trước tình hình này, năm 1952, VELS và ESA đã gửi một bản
kiến nghị đến Ủy ban quyền con người Liên hợp quốc (UNCHR) yêu cầu sửa
đổi Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền (UDHR) để đưa thêm vào
…quyền của những người chịu đựng bệnh tật không thể cứu chữa
được thực hiện an tử hoặc cái chết êm ả... Trước một sự thật rằng
quyền này không chỉ phù hợp với các quyền và sự tự do được quy
định trong UDHR mà còn cần thiết được công nhận, chúng tôi
bằng văn bản này kiến nghị UN tuyên bố quyền an tử của những
bệnh nhân không thể cữu chữa.[38,tr.59]
Eleanor Roosevelt, Chủ tịch UNCHR, không đưa kiến nghị này lên
UNCHR. Trong hai thập kỉ tiếp theo, phong trào ủng hộ an tử vẫn nổi lên
mạnh mẽ ở nhiều nơi, có thể kể đến bản chúc thư y tế (living will) đầu tiên do
18